Tải bản đầy đủ (.doc) (36 trang)

câu hỏi phát triển năng lực môn Địa khối 7

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (3.62 MB, 36 trang )

BỘ CÂU HỎI PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC MÔN ĐỊA LÍ KHỐI 7
CHỦ ĐỀ 1: TỰ NHIÊN CHÂU ÂU
Lớp: 7
I. BẢNG MÔ TẢ CÁC MỨC ĐỘ NHẬN THỨC VÀ ĐỊNH HƯỚNG NĂNG LỰC ĐƯỢC HÌNH THÀNH
THEO CHỦ ĐỀ CTGDPT
Nội

Nhận biết

Thông hiểu

- Xác định được

- Giải thích được một số đặc

dung

TỰ
NHIÊN
CHÂU
ÂU

Vận dụng thấp

Vận dụng cao

- Phân tích và giải thích

- Tính, xử lí số liệu về

- vị trí địa lí, giới điểm nổi bật về địa lí tự



được sự khác nhau giữa các

nhiệt độ, lượng mưa.

hạn của châu Âu

nhiên của châu Âu

môi trường ôn đới hải

- Phân tích sơ đồ địa

trên bản đồ.

- Sử dụng bản đồ tự nhiên và

dương, môi trường ôn đới

hình địa hình của dãy

khí hậu châu Âu để trình bày

lục địa, môi trường địa

An-pơ.

- Nêu được một

các đặc điểm tự nhiên của


trung hải, môi trường núi

số đặc điểm nổi

châu lục này.

cao ở châu Âu.

bật về địa lí tự
nhiên của châu
Âu
Định hướng năng lực được hình thành
- Năng lực chung:
+ Năng lực hợp tác
+ Năng lực tính toán
+ Năng lực tự học


Nội
dung

Nhận biết

Thông hiểu

Vận dụng thấp

Vận dụng cao


+ Năng lực giải quyết vấn đề
- Năng lực chuyên biệt:
+ Sử dụng bản đồ
+ Tư duy tổng hợp theo lãnh thổ.
II. CÂU HỎI VÀ BÀI TẬP
1. Câu hỏi nhận biết
Câu 1. Quan sát lược đồ tự nhiên châu Âu, em hãy nêu vị trí, giới hạn của châu Âu?

Câu 2. Quan sát lược đồ tự nhiên châu Âu, em hãy cho biết châu Âu có các miển địa hình nào? đặc điểm từng miền?


Câu 3.Dựa vào Lược đồ khí hậu châu Âu: Kể tên các kiểu khí hậu ở châu Âu.


Câu 4. Dựa vào Lược đồ khí hậu châu Âu: Cho biết kiểu khí hậu nào chiếm phần lớn lãnh thổ châu Âu? Kiểu khí hậu
đó có đặc điểm gì? Vì sao?

2. Câu hỏi thông hiểu
Câu 1. Dựa vào hình 56.4 (Lược đồ tự nhiên khu vực Bắc Âu, trang 170 SGK Địa lí 7) và kiến thức đã học:
Giải thích vì sao có sự khác biệt về khí hậu giữa phía đông và tây dãy Xcan-đi-na-vi?
Câu 2. Châu Âu có những kiểu môi trường tự nhiên nào? Tại sao môi trường ôn đới lục địa chiếm diện tích lớn nhất?
Câu 3. Dựa vào hình 56.4 (Lược đồ tự nhiên khu vực Bắc Âu, trang 170 SGK Địa lí 7) và kiến thức đã học:
Giải thích vì sao có sự khác biệt về khí hậu giàu phía đông và tây dãy Xcan-đi-na-vi?
Câu 4. Trình bày đặc điểm địa hình khu vực Tây và Trung Âu.


3. Câu hỏi vận dụng thấp
Câu 1. Quan sát hai biểu đồ khí hậu A và B (hình 52.1 và 52.2 trang 156 SGK Địa lí 7), hãy cho biết biểu đồ nào của
môi trường ôn đới hải dương? Biểu đồ nào của môi trường ôn đới lục địa? Vì sao?
Câu 2. Dựa vào át-lát và lược đồ hình 51.1, hãy nhận xét mật độ sông ngòi ở châu Âu? Kể tên những con sông lớn ở

châu Âu? Các sông này đổ vào các biển và đại dương nào?
Câu 3. Quan sát biểu đồ 52.1 và 52.2 so sánh sự khác nhau giữa khí hậu ôn đới hải dương và khí hậu ôn đới lục địa.


Câu 4. Quan sát biểu đồ 52.2 và 58.2 so sánh sự khác nhau giữa khí hậu ôn đới lục địa và khí hậu địa trung hải.

4. Câu hỏi vận dụng cao
Câu 1. Quan sát biểu đồ hình 52.3 SGK trang 157, cho biết chế độ nhiệt và mưa của môi trường Địa Trung Hải có gì
đặc biệt ?
Câu 2. Quan sát lát cắt các vành đai thực vật trên dãy An-pơ hãy nhận xét sự thay đổi thảm thực vật trên dãy An-pơ?


Hình 52.4 – Sơ đồ phân bố thực vật theo độ cao ở dãy An-pơ
Câu 3. Phân tích một số biểu đồ nhiệt độ và lượng mưa ở một số vùng châu Âu (hình 53.1)


a. Nhiệt độ trung bình tháng I và tháng VII. Biên độ nhiệt trong năm. Nhận xét chung về chế độ nhiệt.
b. Các tháng mưa nhiều. Các tháng mưa ít. Nhận xét chung về chế độ mưa.

III. GỢI Ý TRẢ LỜI
1. Câu hỏi nhận biết
Câu 1. Quan sát lược đồ tự nhiên châu Âu, em hãy nêu vị trí, giới hạn của châu Âu?
Định hướng trả lời:


-

Nằm khoảng giữa các vĩ tuyến 36oB và 71oB.

- Chủ yếu nằm trong đới ôn hòa

- Có ba mặt giáp biển và đại dương.
Câu 2. Quan sát lược đồ tự nhiên châu Âu, em hãy cho biết châu Âu có các miển địa hình nào? đặc điểm từng miền?
Định hướng trả lời:
Địa hình: có 3 miền
- Đồng bằng kéo dài từ Tây sang Đông, chiếm 2/3 diện tích.
- Núi già ở phía Bắc và trung tâm
- Núi trẻ ở phía Nam.
Câu 3. Dựa vào Lược đồ khí hậu châu Âu: Kể tên các kiểu khí hậu ở châu Âu.
Định hướng trả lời:
Các kiểu khí hậu ở châu Âu: Khí hậu ôn đới hải dương, khí hậu ôn đới lục địa, khí hậu hàn đới, khí hậu địa trung
hải.
Câu 4. Dựa vào Lược đồ khí hậu châu Âu: Cho biết kiểu khí hậu nào chiếm phần lớn lãnh thổ châu Âu? Kiểu khí hậu
đó có đặc điểm gì? Vì sao?
Định hướng trả lời:
Phần lớn lãnh thổ châu Âu có khí hậu ôn đới (ôn đới hải dương, ôn đới lục địa).
Vì châu Âu chủ yếu nằm ở đới ôn hòa, khoảng giữa các vĩ độ 36oB và 71oB.
2. Câu hỏi thông hiểu
Câu 1. Dựa vào hình 56.4 (Lược đồ tự nhiên khu vực Bắc Âu, trang 170 SGK Địa lí 7) và kiến thức đã học:
Giải thích vì sao có sự khác biệt về khí hậu giàu phía đông và tây dãy Xcan-đi-na-vi?
Định hướng trả lời:


Giải thích: vì phía tây chịu ảnh hưởng của dòng biển nóng Bắc Đại Tây Dương và gió tây ôn đới. Phía đông bị dãy
Xcan-đi-na-vi chắn nên khí hậu mang tính lục địa (ít mưa và lạnh).
Câu 2. Châu Âu có những kiểu môi trường tự nhiên nào? Tại sao môi trường ôn đới lục địa chiếm diện tích lớn
nhất?
Định hướng trả lời:
Các kiểu môi trường tự nhiên của châu Âu là:
- Môi trường ôn đới hải dương.
- Môi trường Địa Trung Hải.

- Môi trường ôn đới lục địa.
- Môi trường núi cao.
* Môi trường ôn đới lục địa chiếm diện tích lớn nhất vì: lãnh thổ châu Âu mở rông về phía Đông và Đông Nam;
càng về phía Đông, ảnh hưởng của dòng biển nóng Bắc Đại Tây Dương và gió Tây ôn đới càng giảm -> mưa ít đi.
Câu 3. Dựa vào hình 56.4 (Lược đồ tự nhiên khu vực Bắc Âu, trang 170 SGK Địa lí 7) và kiến thức đã học:
Giải thích vì sao có sự khác biệt về khí hậu giàu phía đông và tây dãy Xcan-đi-na-vi?
Định hướng trả lời:
Giải thích: vì phía tây chịu ảnh hưởng của dòng biển nóng Bắc Đại Tây Dương và gió tây ôn đới. Phía đông bị dãy
Xcan-đi-na-vi chắn nên khí hậu mang tính lục địa (ít mưa và lạnh).
Câu 4. Trình bày đặc điểm địa hình khu vực Tây và Trung Âu.
Định hướng trả lời:
Đặc điểm địa hình khu vực Tây và Trung Âu:
- Miền đồng bằng phía Bắc nhiều đầm lầy và hồ, đất xấu; phía Nam dải đất sét pha cát mịn, màu mỡ; ven biển
Bắc hiện nay đang tiếp tục lún xuống mỗi năm vài cm.
- Miền núi già, các khối núi ngăn cách nhau bởi những đồng bằng nhỏ hẹp và các bồn địa.
- Miền núi trẻ gồm dãy An-pơ và Cac-pat. Dãy An-pơ hình vòng cung dài trên 1200km, gồm nhiều dãy chạy
song song cao trên 3000m, có nhiều tuyết và băng bao phủ; dãy Cac-pat dài gần 1500km, thấp hơn dãy An-pơ,
có nhiều mỏ khoáng sản, tiếp giáp với dảy Cac-pat là hai bình nguyên trung lưu và hạ lưu sông Đa-nuýp.
3. Câu hỏi vận dụng thấp


Câu 1. Quan sát hai biểu đồ khí hậu A và B (hình 52.1 và 52.2 trang 156 SGK Địa lí 7), hãy cho biết biểu đồ nào của
môi trường ôn đới hải dương? Biểu đồ nào của môi trường ôn đới lục địa? Vì sao?
Định hướng trả lời:
- Biểu đồ A là biểu đồ khí hậu của môi trường ôn đới hải dương.
- Vì: mùa hạ mát (nhiệt độ cao nhất khoảng 16oC – 17oC), mùa đông không lạnh lắm (nhiệt độ thấp nhất khoảng
7oC – 8oC). Nhiệt độ thường trên 0oC. Mưa quanh năm và lượng mưa tương đối lớn.
- Biểu đồ B là biểu đồ khí hậu của môi trường ôn đới lục địa.
- Vì: mùa đông lạnh (nhiệt độ thấp nhất khoảng -12oC đến -13oC, mùa hạ nóng (nhiệt độ cao nhất khoảng 19oC –
20oC). Mưa ít vào mùa hạ, mưa nhiều vào mùa đông.

Câu 2. Dựa vào át-lát và lược đồ hình 51.1, hãy nhận xét mật độ sông ngòi ở châu Âu? Kể tên những con sông lớn ở
châu Âu? Các sông này đổ vào các biển và đại dương nào?
Định hướng trả lời:
Dựa vào lược đồ 51.1 học sinh có thể xác định được:
- Sông Ê-brơ trên bán đảo I-bê-rich đổ vào Địa Trung Hải.
- Sông Pô trên bán đảo A-pen-nin đổ vào Địa Trung Hải.
- Sông Đa-nuyp trên bán đảo Ban-căng đổ vào biển Đen.
- Sông Ô-đơ, sông Vi-xla đổ vào biển Ban-tich.
- Sông En-bơ, sông Rai-nơ đổ vào biển Bắc.
 Học sinh rút ra nhận xét: Mật độ sông ngòi của châu Âu dày đặc.
Câu 3. Quan sát biểu đồ 52.1 và 52.2 so sánh sự khác nhau giữa khí hậu ôn đới hải dương và khí hậu ôn đới lục địa.
Định hướng trả lời:
Quan sát và so sánh hai biểu đồ khí hậu 52.1 và 52.2, HS có thể rút ra những nhận xét về sự khác biệt các yếu tố hình
thành khí hậu như sau:
- Nhiệt độ: khí hậu ôn đới hải dương có nhiệt độ tháng nóng nhất khoảng 18oC, nhiệt độ tháng lạnh nhất khoảng
8oC, khí hậu ôn đới lục địa có nhiệt độ tháng nóng nhất khoảng 20oC, nhiệt độ tháng lạnh nhất là -12oC.
Như vậy, khí hậu ôn đới hải dương ấm hơn khí hậu ôn đới lục địa.
- Lượng mưa: khí hậu ôn đới hải dương có lượng mưa hàng năm khoảng 1000mm, khí hậu ôn đới lục địa lượng mưa
hàng năm từ 400 đến 600mm.
Như vậy, khí hậu ôn đới hải dương ẩm hơn khí hậu ôn đới lục địa.
Câu 4. Quan sát biểu đồ 52.2 và 58.2 so sánh sự khác nhau giữa khí hậu ôn đới lục địa và khí hậu địa trung hải.
Định hướng trả lời:


Quan sát và so sánh hai biểu đồ khí hậu 52.2 và 58.2, HS có thể rút ra những nhận xét về sự khác biệt các yếu tố hình
thành khí hậu như sau:
- Nhiệt độ: khí hậu địa trung hải có nhiệt độ tháng nóng nhất khoảng 25oC, nhiệt độ tháng lạnh nhất khoảng 10oC, khí
hậu ôn đới lục địacó nhiệt độ tháng nóng nhất là 30oC, nhiệt độ tháng lạnh nhất khoảng -12oC.
Như vậy, khí hậu địa trung hải có mùa đông không lạnh, mùa hạ nóng, mùa đông ấm hơn khí hậu ôn đới lục địa.
- Lượng mưa: khí hậu địa trung hải có lượng mưa trung bình năm gần 1000mm nhưng mưa tập trung vào thu – đông,

mùa khô là mùa hạ, khí hậu ôn đới lục địa lượng mưa hàng năm từ 400 đến 600mm, mưa vào mùa hạ.
Như vậy, khí hậu địa trung hải và khí hậu ôn đới lục địa có mùa mưa khác nhau.
4. Câu hỏi vận dụng cao
Câu 1. Quan sát biểu đồ hình 52.3 SGK trang 157, cho biết chế độ nhiệt và mưa của môi trường Địa Trung Hải có gì
đặc biệt ?
Định hướng trả lời:
Quan sát hình 52.3, học sinh có thể rút ra nhận xét:
- Nhiệt độ cao nhất: tháng 7 khoảng 25oC.
- Nhiệt độ thấp nhất: tháng 1 khoảng 10oC.
- Biên độ nhiệt độ trung bình năm: 15oC.
- Mùa mưa: tháng 10 đến tháng 3 năm sau.
- Mùa khô: tháng 4 đến tháng 9.
- Tổng lượng mưa: 711mm.
- Điểm đặc biệt: chế độ mưa của môi trường địa trung hải là chế độ mưa thu – đông.
Câu 2. Quan sát lát cắt các vành đai thực vật trên dãy An-pơ hãy nhận xét sự thay đổi thảm thực vật trên dãy An-pơ?
Định hướng trả lời:
Quan sát hình 52.4, học sinh có thể rút ra nhận xét:
- Từ thấp lên cao, thực vật thay đổi giống như sự thay đổi của thực vật khi đi từ Xích đạo về cực. (Ở đây là sự
thay đổi của thực vật khi đi từ vùng ôn đới lên vùng địa cực).
- Sự thay đổi thực vật từ thấp lên cao là do sự thay đổi nhiệt độ khi lên cao, tương tự như sự thay đổi nhiệt độ khi
đi từ Xích đạo về hai cực của Trái Đất.
Câu 3. Phân tích một số biểu đồ nhiệt độ và lượng mưa ở một số vùng châu Âu (hình 53.1)
a. Nhiệt độ trung bình tháng I và tháng VII. Biên độ nhiệt trong năm. Nhận xét chung về chế độ nhiệt.
b. Các tháng mưa nhiều. Các tháng mưa ít. Nhận xét chung về chế độ mưa.
c. Xác định kiểu khí hậu của từng trạm. Cho biết lý do.


Định hướng trả lời:
a. Nhiệt độ trung bình tháng I và tháng VII. Biên độ nhiệt trong năm. Nhận xét chung về chế độ nhiệt.
Trạm

- Nhiệt độ TB tháng 1

A
-3 C

7C

5oC

- Nhiệt độ TB tháng 7

20oC

20oC

o

17oC

o

B
o

- Biên độ nhiệt

23 C

13o C


- Nhận xét chung về

Mùa đông lạnh, mùa hạ

Mùa đông ấm,

chế độ nhiệt

nóng

mùa hạ nóng

b. Các tháng mưa nhiều. Các tháng mưa ít. Nhận xét chung về chế độ mưa.
Trạm
A
B
- Các tháng mưa nhiều
Tháng 5 tháng 8
Tháng 9 tháng 1
- Các tháng ít mưa
- Các tháng khô hạn
- Nhận xét chung về chế độ
mưa

Tháng 9 tháng 4
Không
Mưa ít, chủ yếu
vào mùa hạ

CHỦ ĐỀ 2: DÂN CƯ, XÃ HỘI CHÂU ÂU


C

12oC
Mùa đông không lạnh
lắm mùa hạ mát

C
Tháng 8 tháng 5

Tháng 2 tháng 8

Tháng 6, 7

Tháng 6, 7, 8

Không

Mưa nhiều vào thu-

Mưa quanh năm, mưa

đông

nhiều nhất vào thu-đông


Lớp: 7
I. BẢNG MÔ TẢ CÁC MỨC ĐỘ NHẬN THỨC VÀ ĐỊNH HƯỚNG NĂNG LỰC ĐƯỢC HÌNH THÀNH
THEO CHỦ ĐỀ CTGDPT

Nội

Nhận biết

Thông hiểu

- Trình bài được

- Giải thích được một số đặc

- Phân tích và giải thích

đặc điểm dân cư,

điểm nổi bật về dân cư, xã

được sự thay đổi kết cấu dân các tiêu chí dân số

xã hội của châu

hội của châu Âu

số, sự phân bố dân cư ở châu của châu Âu.

Âu.

- Sử dụng lược phân bố dân

Âu


dung

DÂN
CƯ, XÃ
HỘI
CHÂU
ÂU

cư và kết cấu dân số để trình
bày các đặc điểm dân cư, xã
hội của châu lục này.

Định hướng năng lực được hình thành
- Năng lực chung:
+ Năng lực hợp tác
+ Năng lực tự học
+ Năng lực giải quyết vấn đề
- Năng lực chuyên biệt:
+ Sử dụng bản đồ
+ Tư duy tổng hợp theo lãnh thổ.

Vận dụng thấp

Vận dụng cao
- Tính, xử lí số liệu về


II. CÂU HỎI VÀ BÀI TẬP
2. Câu hỏi nhận biết
Câu 1. Quan sát hình 54. 1, cho biết châu Âu có các nhóm ngôn ngữ nào? Nêu tên các nước thuộc từng nhóm.


Hình 54.1 – Lược đồ các nhóm ngôn ngữ châu Âu

Câu 2. Quan sát hình 54.3, nhận xét sự phân bố dân cư ở châu Âu.


Hình 54.3- Lược đồ phân bố dân cư và đô thị ở châu Âu
Câu 3. Nêu đặc điểm đô thị hóa ở châu Âu? Kể tên 5 đô thị trên 5 triệu dân ở châu Âu.
Câu 4. Quan sát hình 54. 1, nêu tên các quốc gia thuộc nhóm ngôn ngữ La tinh?


Hình 54.1 – Lược đồ các nhóm ngôn ngữ châu Âu
2. Câu hỏi thông hiểu
Câu 1. Tại sao nói "Dân cư châu Âu đang già đi" ? điều đó có thuận lợi, khó khăn gì cho phát triển kinh tế - xã hội?
Câu 2. Quan sát hình 54.2, nhận xét sự thay đổi kết cấu dân số theo độ tuổi của châu Âu và thế giới trong giai đoạn
1960 – 2000?


Hình 54.2 – Kết cấu dân số châu Âu và thế giới qua một số năm
Câu 3. Tại sao ở châu Âu lại có sự đa dạng về ngôn ngữ, văn hóa và tôn giáo?
Câu 4. Nêu những khó khăn về tình trạng dân cư châu Âu?
3. Câu hỏi vận dụng thấp
Câu 1. Bằng kiến thức đã học, hãy chứng minh rằng: châu Âu có mức độ đô thị hóa cao và dân số đang già đi.
Câu 2. Chứng minh châu Âu là một châu lục có sự đa dạng về tôn giáo, ngôn ngữ và văn hóa.
Câu 3. Phân tích hình 54.2 để thấy:
- So với thế giới, châu Âu là một châu lục có dân số già


- Dân số châu Âu vẫn đang có xu hướng già đi.


Hình 54.2 – Kết cấu dân số châu Âu và thế giới qua một số năm
4. Câu hỏi vận dụng cao
Câu 1. Quan sát hình 52.4, tìm sự khác nhau về kết cấu dân số của châu Âu trong từng năm 1960, 1980, 2000.


Hình 54.2 – Kết cấu dân số châu Âu và thế giới qua một số năm
Câu 2.
Hãy tính toán để hoàn thành bảng số liệu sau. Nhận xét về mật độ dân số và GDP bình quân đầu người của Liên minh
châu Âu?
LIÊN MINH CHÂU ÂU ( NĂM 2001 )
Diện tích Dân số
Mật độ dân số
GDP
GDP bình quân
2
2
(Km )
(triệu người )
( người/ km )
(tỉ USD )
đầu người
(USD/ người )
3243600
378
……………….
7885
………………
…………………..
………………



III. GỢI Ý TRẢ LỜI
2. Câu hỏi nhận biết
Câu 1. Quan sát hình 54. 1, cho biết châu Âu có các nhóm ngôn ngữ nào? Nêu tên các nước thuộc từng nhóm.
Định hướng trả lời:
Dân cư châu Âu có 3 nhóm ngôn ngữ chính: nhóm Giecman, nhóm Latinh, nhóm Xlavơ.
- Nhóm Giecman: Đức, Anh, Thụy Điển, Na Uy,...
- Nhóm Latinh: Tây Ban Nha, Bồ Đào Nha, Pháp,...
- Nhóm Xlavơ: Liên Bang Nga, Ba Lan, U-crai-na, Bê-la-rut,...
Câu 2. Quan sát hình 54.3, nhận xét sự phân bố dân cư ở châu Âu.
Định hướng trả lời:
- Dân cư phân bố không đều.
- Dân cư tập trung đông ở các vùng đồng bằng, thung lũng ven Địa Trung Hải và Đại Tây Dương.
- Dân cư thưa thớt ở phía bắc và những vùng núi cao
Câu 3. Nêu đặc điểm đô thị hóa ở châu Âu? Kể tên 5 đô thị trên 5 triệu dân ở châu Âu.
Định hướng trả lời:
Đặc điểm đô thị hóa ở châu Âu:
- Tỉ lệ dân đô thị 75%, hơn 50 đô thị trên 1 triệu dân.
- Các đô thị nối với nhau tạo thành dải đô thị xuyên biên giới.
- Sự phát triển đô thị gắn liền với đô thị hóa nông thôn.
- Lối sống đô thị đã trở thành phổ biến trong dân cư.
* 4 siêu đô thị trên 5 triệu dân ở châu Âu: Mat-xcơ-va, Luân Đôn, Xanh-Pê-tec-bua, Pa-ri.
Câu 4. Quan sát hình 54. 1, nêu tên các quốc gia thuộc nhóm ngôn ngữ La tinh?
Định hướng trả lời:
- Các quốc gia sử dụng ngôn ngữ nhóm Latinh: Tây Ban Nha, Bồ Đào Nha, Pháp, I-ta-li-a, Ru-ma-ni


2. Câu hỏi thông hiểu
Câu 1. Tại sao nói "Dân cư châu Âu đang già đi" ? điều đó có thuận lợi, khó khăn gì cho phát triển kinh tế - xã hội?
Định hướng trả lời:

Dân cư châu Âu đang "già đi", thể hiện:
- Trong cơ cấu dân số, tỉ lệ trẻ em (dưới lao động) ngày càng ít hơn nhiều so với số người trong và trên tuổi lao
động.
- Nguyên nhân: do tỉ lệ gia tăng tự nhiên dân số ở châu Âu rất thấp, chưa đến 0,1%/năm.
- Thuận lợi: dân số ổn định mức thu nhập cao.
- Khó khăn: thiếu lao động.
Câu 2. Quan sát hình 54.2, nhận xét sự thay đổi kết cấu dân số theo độ tuổi của châu Âu và thế giới trong giai đoạn
1960 – 2000?
Định hướng trả lời:
- Dân số châu Âu dưới độ tuổi lao động giảm trong khi dân số dưới độ tuổi lao động trên thế giới lại tăng liên tục
từ năm 1960-2000.
- Dân số châu Âu trong độ tuổi lao động tăng chậm từ 1960-1980 và giảm từ 1980-2000. Trong khi đó dân số trog
độ tuổi lao động trên thế giới tăng liên tục.
- Dân số châu Âu trên độ tuổi lao động tăng liên tục từ 1960-2000. Dân số trên độ tuổi lao động của thế giới cũng
tăng nhưng không đáng kể.
Câu 3. Tại sao ở châu Âu lại có sự đa dạng về ngôn ngữ, văn hóa và tôn giáo?
Định hướng trả lời:
Nguyên nhân: Do các cuộc thiên di và chiến tranh tôn giáo trong lịch sử đã làm cho các quốc gia châu Âu ngày nay có
sự đa dạng, phức tạp về dân tộc, tôn giáo, ngôn ngữ và văn hóa.
Câu 4. Nêu những khó khăn về tình trạng dân cư châu Âu?
Định hướng trả lời:


Những khó khăn về tình trạng dân cư châu Âu: thiếu lao động  phải nhập cư để tăng dân số gây bất ổn về nhiều
mặt.
3. Câu hỏi vận dụng thấp
Câu 1. Bằng kiến thức đã học, hãy chứng minh rằng: châu Âu có mức độ đô thị hóa cao và dân số đang già đi.
Định hướng trả lời:
* Châu Âu có mức độ đô thị hóa cao:
- Tỉ lệ dân thành thị cao, khoảng 75% dân số sống trong các đô thị.

- Các thành phố phát triển và nối liền với nhau thành các dải đô thị.
- Điều kiện sống của người dân nông thôn ngày càng gần với điều kiện sống của người dân thành thị.
* Dân số đang già đi.
- Tỉ lệ gia tăng dân số tự nhiên rất thấp, chưa đến 0,1%. Nhiều nước có tỉ lệ gia tăng tự nhiên âm.
- Tỉ lệ trẻ em ít và đang giảm, tỉ lệ người già cao và đang tăng.
Câu 2. Chứng minh châu Âu là một châu lục có sự đa dạng về tôn giáo, ngôn ngữ và văn hóa.
Định hướng trả lời:
Châu Âu đa dạng về ngôn ngữ, tôn giáo và văn hóa thể hiện ở các điểm sau:
- Châu Âu có các tôn giáo chính: Thiên Chúa, Tin Lành và Chính Thống. Một bộ phận dân số theo đạo Hồi.
- Châu Âu có nhiều dân tộc sống đan xen vào nhau, có ngôn ngữ riêng và nền văn hóa riêng. Các dân tộc này tồn
tại bên nhau và giữ nét đặc thùvăn hóa của mình đồng thời vẫn tiếp thu văn hóa của các dân tộc khác trong
cùng quốc gia.
- Châu Âu có 3 nhóm ngôn ngữ chính: Latinh, Giec man và Xla-vơ, nhưng lại chia ra rất nhiều nhóm ngôn ngữ
nhỏ, chưa kể các nhóm ngôn ngữ địa phương.
Câu 3. Phân tích hình 54.2 để thấy:
- So với thế giới, châu Âu là một châu lục có dân số già
- Dân số châu Âu vẫn đang có xu hướng già đi.


Định hướng trả lời: HS phân tích biểu đồ hình 54.2 và có thể rút ra những nhận xét về:
- Tỉ lệ người dưới tuổi lao động của châu Âu chiếm tỉ lệ thấp trong cơ cấu tuổi và có xu hướng giảm đi.
- Tỉ lệ người trong độ tuổi lao động của châu Âu có xu hướng tăng chậm
- Tỉ lệ người ngoài tuổi lao động của châu Âu có xu hướn tăng nhanh.
- Như vậy, so với thế giới châu Âu là một châu lục có dân số già.
4. Câu hỏi vận dụng cao
Câu 1. Quan sát hình 52.4, tìm sự khác nhau về kết cấu dân số của châu Âu trong từng năm 1960, 1980, 2000.
Định hướng trả lời:
Kết cấu dân số châu Âu đang có sự thay đổi từ năm 1960, 1980, 2000 thể hiện như sau:
- Năm 1960: số người dưới tuổi lao động và trong tuổi lao động chiếm tỉ lệ cao trong kết cấu dân số, số người
ngoài tuổi lao động chiếm tỉ lệ thấp. (hình dạng tháp tuổi đáy rộng, đỉnh hẹp)

- Năm 1980: số người dưới độ tuổi lao động có xu hướng giảm, số người trong và ngoài độ tuổi lao động tăng
lên.(hình dạng tháp tuổi đáy thu hẹp dần, đỉnh mở rộng ra)
- Đến năm 2000: số người dưới tuổi lao động giảm mạnh, số người ngoài tuổi lao động tăng mạnh.(hình dạng
tháp tuổi đáy thu hẹp , đỉnh mở rộng ra)
Câu 2. HS dựa vào bảng số lệu có khả năng tính toán được kết quả.
Định hướng trả lời: HS dựa vào số liệu tính toán ra kết quả như trong bảng sau.
LIÊN MINH CHÂU ÂU ( NĂM 2001 )
Diện tích Dân số
Mật độ dân số
GDP
2
2
(Km )
(triệu người )
( người/ km )
(tỉ USD )
3243600

378

116 người/ km2

7885

GDP bình quân
đầu người
(USD/ người )
20.859
USD/ người



Nhận xét: Liên minh châu Âu có mật độ dân số cao hơn mức trung bình của thế giới. Về thu nhập bình quân đầu
người của Liên minh châu Âu vào loại cao trên thế giới (đạt 20.859 USD/người). Đây là liên minh hợp tác toàn
diện về kinh tế xã hội, người dân có mức sống cao.


×