Tải bản đầy đủ (.pdf) (42 trang)

Chinh phu dien tu o viet nam hien nay

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.42 MB, 42 trang )

Chương 1: KHÁI NIỆM VỀ CHÍNH PHỦ ĐIỆN TỬ (CPĐT)
CNTT và truyền thông (CNTT - TT) đã đóng vai trò ngày càng quan trọng trong
cuộc sống hàng ngày của con người, làm biến đổi sâu sắc cách thức làm việc, giải trí
và thay các nguyên tắc tiến hành kinh doanh. CNTT-TT cũng đã có tác động sâu sắc
đến hoạt động của các cơ quan chính phủ. Nó hình thành khái niệm chính phủ điện
tử.
1.1 Khái niện về CPĐT (e - Government)
CPĐT là chính phủ ứng dụng CNTT–TT để đổi mới tổ chức, đổi mới quy tắc hoạt
động, tăng cường năng lực của chính phủ, làm cho chính phủ làm việc có hiệu lực,
hiệu quả và minh bạch hơn, cung cấp thông tin tốt hơn cho người dân, doanh nghiệp,
các tổ chức và tạo điều kiênh thuận lợi cho người dân thực hiện quyền dân chủ và
tham gia quản lý nhà nước. Nói một cách ngắn gọn, CPĐT là chính phủ hiện đại, đổi
mới, vì dân, hoạt động hiệu lực, hiệu quả hơn, cung cấp dịch vụ tôt hơn trên cơ sỏ
ứng dụng CNTT–TT.
Theo định nghĩa của ngân hàng thế giới (World Bank) CPĐT là việc các cơ quan
của chính phủ sử dụng một cách có hệ thống CNTT – TT để thực hiện quan hệ với
công dân, doanh nghiệp và các tổ chức xã hội. nhờ đó giao dịch của các cơ quan
chính phủ với công dân và các tổ chức sẽ được cải thiện, nâng cao chất lượng. Lợi
ích thu được sẽ là giảm thiểu tham nhũng, tăng cường tính công khai, sự tiện lợi,
góp phần vào sự tăng trưởng và giảm chi phí”. Như vậy CPĐT là việc ứng dụng
CNTT-TT, cung cấp dịch vụ công cho người dân và doanh nghiệp và tạo ra sự công
khai minh bạch.
Tham gia CPĐT có 3 chủ thể: người dân, Chính phủ và doanh nghiệp. Tùy theo
mối quan hệ tương tác giữa 3 chủ thể ta có:
- G2C: Quan hệ Chính phủ với người dân
- G2B: Quan hệ Chính phủ với doanh nghiệp
- G2G: Quan hệ các cơ quan Chính phủ với nhau
Mục tiêu cơ bản của CPĐT là cải tiến quy trình công tác trong cơ quan Chính phủ
thông qua nền hành chính điện tử, cải thiện quan hệ với người dân thông qua công
dân điện tử và tiến tới xây dựng một xã hội tri thức trên nền tảng CNTT.
Việc phát triển Chính phủ điện tử trải qua một số giai đoạn khác nhau. Cứ qua


từng giai đoạn (thực hiện và duy trì) thì tính phức tạp lại tăng thêm, nhưng giá trị mà
nó mang lại cho người dân và doanh nghiệp cũng tăng lên (trong đó có phần tăng
cho Chính phủ qua việc có thể có thêm nguồn gián thu hay trực thu).
Một mô hình CPĐT đã được sử dụng rộng rãi, do hãng tư vấn và nghiên cứu
Gartner xây dựng nên, chỉ ra bốn giai đoạn (hay thời kỳ) của quá trình phát triển
Chính phủ điện tử.


Hình 1: Các giai đoạn của CPĐT theo mô hình của Gartner

Thông tin – Trong giai đoạn đầu, chính phủ điện tử có nghĩa là hiện diện trên
trang web và cung cấp cho công chúng các thông tin (thích hợp). Giá trị mang lại ở
chỗ công chúng có thể tiếp cận được thông tin của chính phủ, các quy trình trở nên
minh bạch hơn, qua đó nâng cao chất lượng dịch vụ. Với G2G, các cơ quan chính
phủ cũng có thể trao đổi thông tin với nhau bằng các phương tiện điện tử, như
Internet, hoặc trong mạng nội bộ.
Tương tác – Trong giai đoạn thứ hai, sự tương tác giữa chính phủ và công dân
(G2C và G2B) được thông qua nhiều ứng dụng khác nhau. Người dân có thể hỏi qua
thư điện tử, sử dụng các công cụ tra cứu, tải xuống các biểu mẫu và tài liệu. Các
tương tác này giúp tiết kiệm thời gian. Thực tế, việc tiếp nhận đơn từ có thể thực
hiện trực tuyến 24 giờ trong ngày. Thông thường, những động tác này chỉ có thể
được thực hiện tại bàn tiếp dân trong giờ hành chính. Về mặt nội bộ (G2G), các tổ
chức của chính phủ sử dụng mạng LAN, intranet và thư điện tử để liên lạc và trao
đổi dữ liệu. Rõ ràng giai đoạn này chỉ có thể thực hiện được khi đã thực hiện cải
cách hành chính (với cơ chế một cửa điện tử, cơ chế một cửa liên thông điện tử)
theo tinh thần Quyết định số 93/2007/QĐ-TTg ngày 22 tháng 6 năm 2007 của Thủ
tướng Chính phủ.
Giao dịch – Với giai đoạn thứ ba, tính phức tạp của công nghệ có tăng lên, nhưng
giá trị của khách hàng (trong G2C và G2B) cũng tăng. Các giao dịch hoàn chỉnh có
thể thực hiện mà không cần đi đến cơ quan hành chính. Có thể lấy ví dụ về các dịch

vụ trực tuyến như: Đăng ký thuế thu nhập, đăng ký thuế tài sản, gia hạn/cấp mới
giấy phép, thị thực và hộ chiếu, biểu quyết qua mạng. Giai đoạn 3 là phức tạp bởi
các vấn đề an ninh và cá thể hóa, chẳng hạn như chữ ký số (chữ ký điện tử) là cần
thiết để cho phép thực hiện việc chuyển giao các dịch vụ một cách hợp pháp. Về
khía cạnh doanh nghiệp, chính phủ điện tử bắt đầu với các ứng dụng mua bán trực
tuyến. Ở giai đoạn này, các quy trình nội bộ (G2G) phải được thiết kế lại để cung
cấp dịch vụ được tốt. Chính phủ cần những luật và quy chế mới để cho phép thực


hiện các giao dịch không sử dụng tài liệu bằng giấy.
Chuyển hóa – Giai đoạn thứ tư là khi mọi hệ thống thông tin được tích hợp lại và
công chúng có thể hưởng các dịch vụ G2C và G2B tại một bàn giao dịch (điểm giao
dịch ảo).
Ở giai đoạn này, tiết kiệm chi phí, hiệu quả và đáp ứng nhu cầu khách hàng đã đạt
được các mức cao nhất có thể được.
Không nhất thiết mọi bước phát triển và dịch vụ đều phải nằm cùng một giai đoạn.
Quả thực, điều quan trọng là phải biết lọc ra một số dịch vụ cần đưa sang giai đoạn 2
và giai đoạn 3 và đưa ra những mô hình về vai trò và động cơ để tiến lên làm tiếp.
Về vấn đề trọng tâm của G2C và G2B, với G2C nên đặt trọng tâm vào các giai đoạn
ban đầu là 1 và
2. Tuy nhiên, với G2B thì nên tập trung nỗ lực đạt được giai đoạn 2 và giai đoạn 3
và đích cuối cùng là giai đoạn 4 (nhưng đây là mục tiêu dài hạn (10 đến 15 năm).
Hình 2: Mô hình tiến hóa các giai đoạn của Portal

1.2 Các mục tiêu của CPĐT
Mục tiêu chung là tăng cường năng lực, nâng cao hiệu quả điều hành nhà nước
của chính phủ, mang lại thuận lợi cho dân chúng, tăng cường sự công khai minh
bạch (transparency), giảm chi tiêu chính phủ. Mục tiêu cụ thể là:
- Nâng cao năng lực quản lý điều hành của Chính phủ và các cơ quan chính quyền
các cấp (trao đổi văn bản điện tử, thu thập thông tin chính xác và kịp thời ra quyết

định, giao ban điện tử,…)
- Cung cấp cho người dân và doanh nghiệp các dịch vụ công tạo điều kiện cho
nguời dân dễ dàng truy nhập ở khắp mọi nơi
- Người dân có thể tham gia xây dựng chính sách, đóng góp vào quá trình xây
dựng luật pháp, quá trình điều hành của chính phủ một cách tích cực.
- Giảm được chi phí cho bộ máy chính phủ
- Thực hiện một chính phủ hiện đại, hiệu quả và minh bạch


Chính phủ điện tử sẽ tạo ra phong cách lãnh dạo mới, phương thức mới, cung cấp
dịch vụ cho người dân và nâng cao được năng lực quản lý điều hành đất nước.
Do vậy mà trong thời gian qua, các nước đều cố gắng đầu tư xây dựng CPĐT.
Xây dựng CPĐT ở Việt Nam là một yêu cầu cấp thiết, nó là một phần quan trọng
trong tiến trình cải cách nền hành chính quốc gia.
Những khó khăn, trở ngại trong quá trình xây dựng CPĐT tại Việt Nam còn rất
nhiều:
- Bất cập từ các dự án CNTT -Cơ sỏ hạ tầng CNTT – TT còn yếu kém.
- Trình độ dân trí thấp
- Trình độ nhận thức và kỹ năng của cán bộ viên chức bị hạn chế
- Quy trình nghiệp vụ chưa ổn định (đang trong quá trình cải cách).
1.3 Lợi ích của CPĐT
CPĐT là chính phủ đảm bảo được cung cấp đầy đủ thông tin cần thiết và đúng lúc
cho việc ra quyết định. CPĐT lý tưởng là một chính phủ cung cấp đầy đủ thông tin,
đúng thời điểm cho những người quyết định, đó là lợi thế lớn nhất của CNTT.
CPĐT sử dụng CNTT để tự động hoá các thủ tục hành chính của chính phủ, áp
dụng CNTT vào các quy trình quản lý, hoạt động của chính phủ do vậy tốc độ xử lý
các thủ tục hành chính nhanh hơn rất nhiều lần.
CPĐT cho phép công dân có thể truy cập tới các thủ tục hành chính nà thông qua
phương tiện điện tử, ví dụ như: Internet, điện thoại di động, truyền hình tương tác.
CPĐT giúp cho các doanh nghiệp làm việc với chính phủ một cách dễ dàng bởi

mọi thủ tục đều được hiểu, hướng dẫn và mỗi bước công việc đều được đảm bảo
thực hiện tốt, tin cậy. Mọi thông tin kinh tế mà chính phủ có đều được cung cấp đầy
đủ cho các doanh nghiệp để hoạt động hiệu quả hơn.
Đối với công chức, CNTT dùng trong CPĐT là một công cụ giúp họ hoạt động hiệu
quả hơn, có khả năng dáp ứng nhu cầu của công chúng về thông tin truy cập và xử lý
chúng.
a. Đối với người dân và doanh nghiệp
Giảm thiểu thời gian cho công dân, doanh nghiệp và người lao động khi truy nhập
và sử dụng dịch vụ của chính phủ và do đó giảm thiếu chi phí của nhân dân. Khuyến
khích sự tham gia của cộng đồng vào các hoạt động của chính phủ.
b. Đối với Chính phủ
Giảm “ nạn giấy tờ ” văn phòng – công sở, tiết kiệm thời gian, hợp lý hoá việc
vận hành công việc, cho phép các cơ quan Chính phủ cung cấp các dịch vụ chất
lượng cao hơn và giảm ngân sách chi tiêu của chính phủ.


Bảng 1: Các mức độ tương tác trong CPĐT:
Ví dụ Tương tác giữa công dân và cơ quan hành chính
Cấp độ

Cơ quan hành
chính

Công dân

Cung
cấp
thông tin

- Cập nhật

thông tin Đọc nhận Hướng dẫn các
thông tin
thủ tục hành
chính - Cung
cấp biểu mẫu

- Cập nhật các văn bản
nhà
nước - Cập nhật các
chính sách, chủ trương Cập nhật những thông
tin liên quan đến công
dân, doanh nghiệp, các
tổ chức
xã hội ( quy hoach, giải
toả/đền bù, hỗ trợ vay
vốn…)

Hỏi / trả lời

Hỏi

Trả lời

Trao đổi

Đề xuất, kiến Tiếp nhận, tiếp thu, giải
nghị, yêu cầu
quyết

Diễn đàn trao đổi, giải đáp

thắc mắc, hướng dẫn

Quan
hệ -Đăng ký thủ
- Giải quyết các dịch vụ
- Tiếp nhận, giải quyết
trực tuyến
tục
công theo yêu cầu
- Thanh toán
Quan
hệ qua mạng: thuế, - Thực hiện thanh toán
trực tuyến
dịch vụ, mua điện tử.
bán.
- Khách hàng có thểkiểm
Quan
hệ - Kiểm
tra - Cung cấp thông tin cho
tra kết quả, những thông
trực tuyến
thông tin
khách hàng
tin liên quan đến cá nhân

1.4 Các mô hình giao dịch trong CPĐT
Tham gia chính phủ điện tử có 3 thực thể: chính phủ, người dân và doanh nghiệp.
Trên cơ sở quan hệ giữa các chủ thể trên, ta có thể phân loại CPĐT ra thành 4 loại,
tương ứng với 4 dạng dịch vụ Chính phủ bao gồm:
G2C (Government to Citizens): được hiểu như khả năng giao dịch và cung cấp

dịch vụ của chính phủ trực tiếp cho người dân, ví dụ : Tổ chức bầu cử của công dân,
thăm dò dư luận, quản lý quy hoạch xây dựng đô thị, tư vấn, khiếu nại, giám sát và
thanh toán thuế, hoá đơn của các ngành với người thuê bao, dịch vụ thông tin trực
tiếp 24x7, phục vụ công cộng, môi trường giáo dục.
G2B (Government to Business): Dịch vụ và quan hệ chính phủ đối với các doanh
nghiệp, các tổ chức phi chính phủ, nhà sản xuất như: dịch vụ mua sắm, thanh tra,
giám sát doanh nghiệp (về đóng thuế, tuân thủ luật pháp,…); thông tin về quy hoạch


sử dụng đất, phat triển đô thị, đấu thầu, xây dựng; cung cấp thông tin dạng văn bản,
hướng dẫn sử dụng, quy định, thi hành chính sách nhà nước,… cho các doanh
nghiệp. Đây là thành phần quan hệ cơ bản trong mô hình nhà nước là chủ thể quản
lý vĩ mô nền kinh tế, xã hội thông qua chính sách, cơ chế và luật pháp và doanh
nghiệp như là khách thể đại diện cho lực lượng sản xuất trực tiếp của cải vật chất
của nền kinh tế.
G2E (Government to Employees): chỉ các dịch vụ, giao dịch trong mối quan hệ
giữa chính phủ đối với công chức, viên chức bảo hiểm, dịch vụ việc làm, trợ cấp thất
nghiệp, chăm sóc sức khoẻ, nhà ở,…
G2G (Government to Government): được hiểu như khả năng phối hợp, chuyển
giao và cung cấp các dịch vụ mọtt cách có hiệu quả giữa các cấp, ngành, tổ chức, bộ
máy nhà nước trong việc điều hành và quản lý nhà nước, trong đó chính bản thân bộ
máy của chính phủ vừa đóng vai trò là chủ thể và khách thể trong mối quan hệ này.
Toàn bộ hệ thống quan hệ, giao dịch của chính phủ như G2C, G2E, G2B, và G2G
phải được đặt trên một hạ tầng vững chắc của hệ thống: độ tin cậy (trust), khả năng
đảm bảo tính riêng tư (privacy) và bảo mật – an toàn (security) và cuối cùng tất cả
đều dựa trên hạ tầng công nghệ và truyền thông với các quy mô khác nhau: mạng
máy tính, mạng Intranet, Extranet và Internet. Ngoài 4 mô hình giao dịch chủ yếu
trên bảng dưới đây cho thấy những hình thức giao tiếp khác trong CPĐT.
Bảng 2: Các loại hình giao dịch trong CPĐT
Nhân dân, Cơ quan hành Khu vực II Khu vực III

công dân
chính, nhà nước
(kinh tế)
(NPI/NGO)

CPĐT
Nhân dân, công dân

C2C

C2G

C2B

C2N

Nhà nước, cơ quan
hành chính

G2C

G2G

G2B

G2N

Khu vực II (kinh tế)

B2C


B2G

B2B

B2N

N2C

N2G

N2B

N2N

Khu
vực
(NPI/NGO)

III

1.5 Các hình thức hoạt động và các dạng dịch vụ cung cấp qua CPĐT
1.5.1 Các hình thức hoạt động chủ yếu của CPĐT
a. Thư điện tử ( e-mail)
Thư điện tử giúp tiết kiệm được chi phí và thời gian. Có thể sử dụng e-mail để gửi
các bản ghi nhớ, thông báo, báo cáo, bản tin. CPĐT yêu cầu mỗi cán bộ công chức
phải có địa chỉ e-mail để trao đổi thông tin qua mạng. Việt Nam phấn đấu đến 2010,
70% - 80% tài liệu, công văn được chuyển qua mạng.



b.Mua sắm công trong CPĐT
Việc mua sắm công có thể thực hiên được qua mạng đảm bảo tiết kiệm được thời
gian, chi phí. Việc mua sắm công tập trung sẽ đảm bảo tiết kiệm được chi phí, chống
tiêu cực.
c. Trao đổi dữ liệu điện tử
Trao đổi dữ liệu điện tử (Electronic Data Interchange - EDI) là việc trao đổi các dữ
liệu dưới dạng “có cấu trúc” (Structured Form) từ máy tinh này sang máy tính điện
tử khác trong nội bộ cơ quan hay giữa các cơ quan. EDI có tính bảo mật cao.
d. Tra cứu, cập nhật thông tin qua mạng
Chính phủ thông qua mạng internet có thể cung cấp thông tin cho người dân và
doanh nghiệp các loại thông tin về kinh tế, xã hội, về chủ trương chính sách, và các
hướng dẫn các thủ tuc hành chính.
1.5.2 Các dạng dịch vụ mà CPĐT cung cấp


a. Các dịch vụ công trực tuyến của chính phủ:
Trước đây các cơ quan chính phủ cung cấp dịch vụ công cho người dân tại trụ sở
của mình thì nay có thể cung cấp dịch vụ công qua mạng thông qua cổng thông tin
điện tử. Người dân không phải đến trực tiếp, chờ đợi tại các trụ sở cơ quan trên như
trước đây.
Một số dịch vụ công có thể cung cấp qua mạng là:
- Cung cấp thông tin văn bản quy phạm pháp luật, chủ trương chính sách
- Cung cấp thông tin kinh tế, xã hội và thị trường;
- Cung cấp dịch vụ đăng ký, cấp phép xuất nhập khẩu trực tuyến;
- Cung cấp dịch vụ khai báo thuế trực tuyến; -Cung cấp dịch vụ đăng ký kinh
doanh trực tuyến
b. GIS và các dịch vụ được cung cấp qua CPĐT
CPĐT có thể sử dụng Internet và GIS để cung cấp được nhiều những dịch vụ mới
mà người dân và doanh nghiệp quan tâm.
- Cung cấp dịch vụ ứng dụng của GIS để quản lý đất đai, giấy phép xây dựng.

- Cung cấp dịch vụ thông tin quy hoạch.
- Cung cấp dịch vụ ứng dụng GIS để trao đổi thông tin giữa các cơ quan, chính
quyên các cấp phục vụ quản lý tài nguyên.


Chương 2: CƠ SỞ ĐỂ PHÁT TRIỂN VÀ XÂY DỰNG CPĐT
CPĐT không chỉ đơn thuần là các trang web, hay chỉ dùng phương tiện điện tử để
thực hiện các giao dịch hành chính giữa chính phủ, các doanh nghiệp truyền thông
mà nên hiểu rằng khi chấp nhận ứng dụng CPĐT thì toàn bộ hình thái hoạt động của
chính phủ sẽ thay đổi. Chương này sẽ xét các cơ sở cần thiết để cho CPĐT
2.1 Hạ tầng công nghệ
Hạ tầng công nghệ giữ một vai trò quan trọng trong việc áp dụng và phát triển
CPĐT. Hạ tầng công nghệ bao gồm: CNTT-TT, công nghệ Internet, công nghệ điện
tử (CNĐT), tiêu chuẩn công nghệ.
2.1.1 CNTT và công nghệ viễn thông (CNVT): CPĐT là hệ quả tất yếu của sự phát
triển của CNTT và CNVT. Hạ tầng CNTT và hạ tầng cơ sở CNVT là hai điều kiện
tiên quyết để thực hiện CPĐT. Hạ tầng CNTT bao gồm phần cứng, phần mềm, các
dịch vụ để áp dụng và phát triển CPĐT nhằm mạng lại hiệu quả kinh tế. Hạ tầng
CNVT đòi hỏi công nghệ cao, dung lượng lớn, băn thông rộng, liên kết các mạng
viễn thông quốc gia, kết nối trực tiếp với đường truyền quốc tế với nhiều loại hình
dịch vụ viễn thông với chất lượng đường truyền cao và giá thành hợp lý.
2.1.2 Công nghệ Internet: Internet được xem là hết sức quan trọng trong tổng thể
chiến lược phát triển CPĐT. Cùng với hại tần CNTT và hạ tầng CNVT thì hạ tầng
công nghệ Internet là một trong ba yếu tố cần thiết để áp dụng và phát triển CPĐT.
Hạ tầng công nghệ Internet thúc đẩy quá trình tri thức tạo ra tri thưc, tạo cơ hội
thành công trong canh tranh và đưa lại hiệu quả tôt cho các hoạt động hợp tác trao
đổi. Internet ở Việt Nan chính thức thừ 1997, đến nay mới có khoảng 4 triệu thuê
bao quy đổi, Vì vậy từ này đênư 2010, Internet được coi là khâu đột phá, phấn đấu
đạt và vượt chỉ tiêu đề ra, triển khai nối mạng đến mọi cơ sở đào tạo, nghiên cứu, tới
các bộ, ngành, cơ quan cấp huyện.

Việt Nam đang có nhiều thuận lợi cho phát triển CPĐT: các quy định pháp lý liên
quan đến hoạt động Internet và dịch vụ thông qua mạng Internet ở Việt Nam đang
ngày một hoàn thiện. Ngày càng nhiều doanh nghiệp được cấp phép và đi vào kinh
doanh dịch vụ Internet và cung cấp đường truyền Internet. Ngày càng có nhiều
thông tin và dịch vụ bằng tiếng việt được đưa lên mạng Internet. Nhiều công nghệ
mới cho phép Internet đạt tốc độ cao và cho phép truyền tải các dịch vụ với nội dung
vô cùng phong phú, đa dạng.
Tuy nhiên, chất lượng dịch vụ chưa cao, nội dung thông tin tiếng việt còn nghèo
nàn; giá cước truy cập Internet tuy bằng hoặc thấp hơn một số nước trong khu vực
nhưng vẫn là cao so với thu nhập của người dân Việt Nam; việc quản lý sử dụng
Internet còn nhiều bất cập.
Để phát triển Internet bên canh việc xây dựng cơ sở hạ tầng Internet hiện đại phải
nhanh chóng phổ cập Internet cơ bản, cách thức sử dụng Internet cụ thể và thiết thực
cho việc tìm kiếm, thu thập thông tin bổ trợ cho việc hoạ tập, kinh doanh, chăm lo


sức khoẻ và khai thác được tài nguyên tri thức trên Internet của cả thế giới với chi
phí thấp nhất. Truy cập Internet tốc độ cao và cả Internet di động sẽ được tăng tốc
độ truy cập trong thời gian tới.
- Tiêu chuẩn công nghệ: Muốn hội nhập được với thế giới, một mặt cần xây dựng
các chuẩn quốc gia, mặt khác cần thừa nhận và áp dụng các chuẩn của thế giới.
Muốn áp dụng và phát triển CPĐT cũng vậy, cần tuân thủ các chuẩn trong việc
thanh toán, vận chuyển, hải quan, tài chính, trao đổi dữ liệu điện tử, trong khu vực
toàn cầu.
- Công nghệ điện tử(CNĐT): Hạ tầng CNĐT giúp cho việc chủ động sản xuất các
linh kiện, phụ kiện và thiết bị cần thiết cho CNTT, viễn thông, Internet.
2.2 Cơ sở hạ tầng nhân lực
Các thành viên tham gia CPĐT cần có kiến thức và kỹ năng sử dụng máy tính và
sử dụng mạng. Họ phải có những hiểu biết cần thiết về các luật: giao dịch điện tử,
thanh toán điện tử, kinh tế thương mại và ngoại ngữ. Phải xây dựng đội ngũ chuyên

gia gia, tiếp cận, hiểu biết và phát triển những công nghệ tiên tiến trên thế giới.
2.2.1 Chuyên gia CNTT: Nguồn nhân lực - một trong những yếu tố chính để phát
triển CPĐT vẫn là vấn đề khó khăn, không chỉ thiếu số lượng mà còn hạn chế về
mặt chất lượng. Kiến thức của hầu hết sinh viên CNTT ra trường đều thiếu, từ kỹ
năng làm việc nhóm, tiếp cận quy trình chất lượng và nhất là trình độ ngoại ngữ.
Cần phải quan tâm đến nguồn nhân lực và quan tâm hỗ trợ cho các doanh nghiệp
nhỏ. Nhà nước đã và đang đầu tư, triển khai về dự án CNTT, tin học hoá quản lý
hành chính nhà nước, tiến tới một nền hành chính điện tử, chú trọng, bồi dưỡng các
kỹ sư CNTT trong các trường đại học, tạo điều kiện cho các doanh nghiệp tham gia
vào quá trình thực hiện CPĐT.
2.2.2 Người tiêu dùng: Số lượng người tiêu dùng quyết định thành bại của sản phẩm
hay dịch vụ. Muốn thực hiện và phát triển CPĐT thì đông đảo người dân phải hiểu
biết và sử dụng được dịch vụ Iternet. Hơn nữa, vẫn còn khoảng cách giữa việc sử
dụng máy tính với việc khai thác các ứng dụng của Internet. Nhiều cơ quan, xĩ
nghiệp, phần lớn cán bộ, nhân viên chưa từng dùng máy tính, những người được coi
là biết sử dụng máy trên thực tế mới chỉ có thể soạn thảo được văn bản ở trình độ
thấp, chưa nói tới việc ứng dụng CNTT vào mục đích quản lý kinh doanh. Một số cơ
quan đã kết nối với Internet nhưng hiệu quả sử dụng còn kém, một phần do chưa có
kỹ năng sử dụng Internet, một phần do trình độ tiếng anh còn hạn chế.
2.3 Cơ sơ hạ tầng kinh tế xã hội
CPĐT cần một hạ tầng kinh tế xã hội phát triển một cách đồng bộ. Trong đó các
vấn đề quan trọng cần lưu ý giải quyết là:
2.3.1 Mức sống của người dân: mức sống thấp không cho phép đông đảo dân cư
tiếp xúc với các phương thức của “kinh tế số hoá”. Nếu chi phí cho một máy tính cá


nhân, thiết bị phù trợ, thuê bao Internet, phí truy cập,… quá lớn so với mức thu nhập
bình quân của một người dân thì lượng người truy cập Internet sẽ ít. CPĐT không
thể phát triển trong điều kiện số người dân có khả năng truy cập internet thấp.
2.3.2 Hệ thống thanh toán tài chính tự động: Ở Việt Nam, việc thanh toán tài

chính tự động được triển khai ở mức thấp. Trong khi CPĐT đòi hỏi mạng lưới thanh
toán tự động hoàn chỉnh và chính xác, nhưng chúng mới chỉ đáp ứng được một phần
của những yêu cầu tốii thiểu. Thẻ thanh toán điện tử chưa được sử dụng rộng rãi do
người dân có thói quen sử dụng tiền mặt. Chừng nào mà chúng ta chưa hình thành
hệ thống thanh toán tự động, chừng đó tính khả thi của CPĐT cũng như của thương
mại điện tử còn nhiều hạn chế.
2.3.3 Năng suất lao động: Nền kinh tế Internet đòi hỏi một nền sản xuất có năng
xuất cao. Tại Việt Nam năng suất lao động còn thấp, cách tổ chức công việc còn
thiếu khoa học, còn có người thất nghiệp nên chưa tạo động lực thúc đẩy tiết kiệm
cao đọ chi phí vật chất và thời gian, là những mục tiêu căn bản và lưọi ích thiết thực
mà CPĐT mạng lại.
2.4 Cơ sở hệ thống chính sách – pháp luật
Do Internet là một lĩnh vực khả mới mẻ ở Việt Nam nên hiện nay hệ thống pháp
luật của chúng ta chưa đáp ứng được yêu cầu của CPĐT. Chúng ta đã cố gắng ban
hành một số luật như luật giao dịch điện tử, luật CNTT, luật sở hữu trí tuệ. Hàng
loạt các vấn đề bảo hộ quyền sở hữu, tính bảo mật của thông tin giao dịch trên
Internet, chế tài với hành vi gian lận, vi phạm hợp đồng, phương thức tính thuế đối
với các giao dịch điện tử,… chưa được cụ thể hoá trong các văn bản pháp luật liên
quan.
Vấn đề pháp lý nhà nước, chính phủ cần phải quan tâm khi ứng dụng CPĐT là
vấn đề liên quan đến bản quyền tác giả và xâm phạm tác quyền phần mềm. Như vậy,
CPĐT là chủ đề cần quan tâm đến không chỉ trên phương diện kinh tế, kỹ thuật, luật
pháp mà các vấn đề pháp lý, chính sách lên quan đến bản quyền, văn hoá xã hội
cũng phải được xem xét. Cơ sở pháp lý đóng vai trò quan trọng trong việc hỗ trợ
ứng dụng CPĐT thành công. Một số nhân tố pháp lý trong CPĐT luôn được nhắc
tới:
2.4.1 Tính riêng tư: trở thanh vấn đề quan trọng cho các khách hàng hiện nay.
Các điều khoản bảo vệ tính riêng tư được thể hiện ở rất nhiều trang web CPĐT lớn.
Có những vấn đề trên cơ sở pháp luật là không đúng đắn nhưng trong xã hội những
hành vi đó có thể chấp nhận được và không vi phạm phạm trù đạo đức truyền thống.

2.4.2 Bản quyền: bảo vệ bản quyền tác giả trên trang web gặp nhiều khó khăn vì
thông tin số hoá có thể sao chép dẽ dàng với mức chi phí thấp. Hơn nữa, vấn đề khó
khăn là quá trình kiểm soat ai là người có quyền sử dụng bản quyền.
- Tự do truy nhập thông tin: Internet cung cấp cơ hội lớn trong việc cung cấp
thông tin cho các đối tượng sử dụng. Tuy nhiên, sự tự do này có thể ảnh hưởng tiêu
cực cho xã hội vì ranh giới giữa các vấn đề bất hợp pháp cũng như thiếu đạo đức


trên Internet lúc nào cũng rõ ràng.
2.4.3 Luật giao dịch điện tử: đã được quốc hội thông qua ngày 19/11/2005 và có
hiệu lực từ ngày 01/03/2006. Luật gồm 8 chương, 54 điều quy định về thông điệp
điện tử; chữ ký điện tử và chứng thực chữ ký điện tử; giao kế và thực hiện hợp đồng
điện tử; giao dịch điện tử của cơ quan nhà nước; an ninh, an toàn, bảo vệ, bảo mật
trong giao dịch điện tử; giải quyết tranh cấp và xử lý vi phạm trong giao dịch điện
tử,… Phạm vi điều chỉnh chủ yếu là giao dịch điện tử trong hoạt động của cơ quan
nhà nước, trong lĩnh vực dân sự, kinh doanh, thương mại.
Công nhận và bảo vệ hợp đồng điện tử: Nguyên tắc tiến hành giao dịch điện tử
được luạt nêu rõ. Lựa chọn giao dịch bằng phương tiện điện tử là tự nguyện của cơ
quan, tổ chức, cá nhân, được tự thoả thuận về việc lựa chọn công nghệ để thực hiện
giao dịch, không một công nghệ nào được xem là duy nhất trong giao dịch điện tử,
đảm bảo bình đẳng và an toàn…
Luật công nhận và bảo vệ hợp đông điện tử: “giá trị của hợp đồng không thể bị
phủ nhận chỉ vì hợp đồng đó được thể hiện dưới dạng thông điệp dữ liệu. Trong giao
kết và thực hiện hợp đồng điện tử, thông báo dưới dạng thông điệp dữ liệu có giá trị
pháp lý như thông báo bằng phương pháp truyền thông”.
Các bên tham gia hợp đồng điện tử có quyền tham gia thoả thuận sử dụng phương
tiện điện tử trong giao kết hợp đông, có quyền thoả thuậ về yêu cầu kỹ thuật, chứng
thực, các điều kiện đảm bảo tính toàn vẹn, bảo mật liên quan đến hợp đồng điện tử
đó. Việc giao kết thực hiện hợp đồng điện tử phải tuân theo quy định của luật này và
pháp luạt hợp đông.

Khuyến khích cơ quan nhà nước giao dịch điện tử: Đẩy mạnh ứng dụng tin học
vào quản lý hành chính, luật yêu cầu: “căn cứ vào yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội
và tình hình cụ thể, cơ quan nhà nước xác định một lộ trình hợp lý để sử dụng
phương tiện điện tử trong hoạt động nội bộ, với cơ quan, tổ chức, cá nhân khác”.
Tổ chức, cá nhân có quyền lựa chọn phương thức giao dịch với cơ quan nhà nước,
nếu cơ quan nhà nước đó chấp nhận giao dịch theo phương tiện truyền thông và
phương tiện điện tử.
Khi tiến hành giao dịch điện tử, cơ quan nhà nước phải quy định cụ thể về: định
dạng, biểu mẫu của thông điệp dữ liệu; loại chữ ký điện tử; các quy trình bảo đảm
tính toàn vẹn, an toàn bí mật của giao dịch điện tử.
Cấm cản trở sử dụng giao dịch điện tử: Luật nghiêm cấm các hành vi cản trở
việc lựa chọn sử dụng giao dịch điện tử, cản trở ngăn chặn trái phép quá trình
chuyển gửi và nhận thông điệp dữ liệu; thay đổi, xoá, huỷ, giả mạo, sao chép, tiết lộ,
hiển thị, di chuyển trái phép một phần hoặc toàn bộ thông điệp dữ liệu; tạo ra hoặc
phát tán chương trình phần mềm (virus) làm rối loạn thay đổi, phả hoại hệ thống
điều hành; tạo ra thông điệp dữ liệu nhằm thực hiện hành vi trái pháp luật; gian lận;
mạo nhận; chiếm đoạt hoặc sử dụng trái phép chữ ký điệ tử của người khác,…


Tổ chức, cá nhân không được sử dụng, cung cấp hoặc tiết lộ thông tin về bí mật
đời tư hoặc thông tin cơ quan, tổ chức, cá nhân khác mà mình tiếp cận hoặc kiểm
soat s được trong giao dịch điện tử nếu không được sự đồng ý của họ, trừ trường
hợp pháp luật có quy định khác.
Theo luật giao dịch điện tử, nhà nước công nhận giá trị pháp lý chữ ký điện tử và
chứng thư điện tử nước ngoài nếu chũ ký hoặc chứng thư điện tử đó có độ tin cây
tương đương cới độ tin cập của chữ ký và chứng thư điện tử theo quy định của pháp
luật. Việc xác định mức độ tin cậy của chữ ký điện tử và chứng thư điện tử nước
ngoài phải căn cứ vào các tiêu chuẩn quốc tế đã được thừa nhận, điều ước quốc tế
mà Việt Nam là thành viên và các quy định liên quan khác.
2.5 Cơ sở an toàn và bảo mật

Khi tham gia vào Internet, vấn đề đặt ra là phải tăng cường các biện pháp an tòan
bảo mật. An toàn luôn được coi là vấn đề chủ yếu trong thực hiện CPĐT. Theo hiệp
hội an toàn máy tính quốc gia NCSA (National Computer Security Association) vấn
đề an toàn CPĐT gồm các khía cạnh:
- Tính xác thực: Trong giao thức TCP/IP, phương tiện để nhận diện một người sử
dụng là mật mã. Các địa chỉ IP có thể được lọc để phát hiện truy nhập trái phép,
nhưng không thể nhận dạng khi một gói tin thực sự được gửi từ một miền nhất định.
Thông qua công nghệ gọi là sảo thuật IP, kẻ đột nhập có thể gửi một mẩu tin đến từ
một miền xác định nào đó, trong khi mẩu tin đó không có thật. Hoặc kẻ đột nhập có
thể thay thế một tên miền trên một tràn web và như vậy các lần truy nhập sau đó
người dùng truy nhập với nội dung khác mà chúng đã thay đổi.
- Tính riêng tư: Các hành vi vi phạm tính riêng tư có thể xuất hiên trong và sau
khi chuyển giao thông tin. Khi một mẩu tin được nhận, người gửi phải đảm bảo rằng
nội dung của mẩu tin đó hoàn toàn bí mật. Ở đây thuật ngữ “nội dung” được hiểu
theo nghĩa rộng nhất. Ví dụ một người truy cập vào một tràn web, thì giao dịch được
nghi lại. Bản nghi lại các thông tin ngày tháng, thời gian, địa chỉ của người sử dụng
và tên miên của của trang trước mà người sử dụng vừa truy nhập. Nếu người sử
dụng đang truy cập vào trang web thông qua nhà cung cấp dịch vụ Internet (ISP) thì
nhà cung cáp dịch vụ Internet có thể giữ mọ trang mà người sử dụng vừa truy cập.
Với cùng đặc điểm đó, nhiều trang web thương mại sử dụng tính năng lưu dấu vết
để lưu lại thông tin của người sử dụng (mặc dù hầu hết các trường hợp, việc lưu dấu
vết đựơc sử dụng hợp pháp). Tuy nhiên nhiều nhà quảng cáo đã sử dụng tính năng
lưu dấu vết vô nguyên tắc để theo dõi các thói quen của người sử dụng. Sự đe doạ
lớn nhất đối với tính riên tư không phải là các thông tin được lấy từ sự lừa lọc mà từ
sự thoả hiệp trong việc tự do cung cấp thông tin của người sử dụng.
- Tính trung thực: TCP/IP có vai trò truyền các gói dữ liệu trong văn bản thuần
tuý. Vì các gói tin liên quan đến một mẩu tin cụ thể thường được truyền khi chúng
đi từ trạm đến máy chủ và ngược lại, do đó chúng rất dễ bị nắm bắt và mô phỏng
trong quá trình di chuyển. Ví dụ kẻ đột nhập có thể mô phỏng địa chỉ mà ở đó các



nội dung của trang web sẽ được đệ trình. Người sử dụng điền đầy đủ thông tin về thẻ
tín dụng của họ vào một mẩu khai báo và gửi đi mà không biết rằng thông tin
đó sẽ được chuyển sang máy chủ của kẻ đột nhập.


Chương 3: XÂY DỰNG CỔNG THÔNG TIN TRONG CPĐT
3.1 Mạng máy tính trong chính phủ điện tử
Mô hình kiến trúc mạng tin học diện rộng của các cơ quan Đảng và Nhà nước có
thể bao gồm các cấp như sau:
- Mức A: Cấp xa lộ thông tin.
- Mức B: Cấp Bộ, Tỉnh.
- Mức C: Cấp Sở, Ban, Ngành, quận, huyện, thị hoặc Cục, Vụ, đơn vị thuộc Bộ.
- Mức D: Cấp xã, phường.
3.1.1 Mạng lõi
Cấp xa lộ thông tin là cấp đường trục trên mạng cho phép cung cấp các cổng kết
nối tốc độ cao từ Trung ương tới các tỉnh/thành và quận, huyện trong toàn quốc để
các mạng máy tính cục bộ của các cơ quan Đảng, Nhà nước tại các cấp kết nối với
nhau tạo thành mạng truyền số liệu nội bộ (Intranet).
Mạng tạo ra xa lộ thông tin được gọi là mạng lõi. Có thể có cấu trúc sau:
Hình 3: Cấu trúc mạng lõi mạng chuyên dụng

Giải thích:
- Mạng kết nối cáp quang tạo thành vòng Ring để đảm bảo an tòan. Mạng lõi bao
gồm 3 nút lớn : Hà Nội, Đà Năng và HCMC. Đây là các POP lõi của mạng truc.
- Mỗi Core PoP có thể sẽ bao gồm: Thiết bị switch và firewall để cung cấp các kết
nối tốc độ cao bảo đảm về an ninh đến hệ thống các máy chủ dữ liệu, hệ thống thông
tin IP (VoIP), hệ thống quản lý mạng và các máy chủ dịch vụ khác (như DNS, email, web, caching).



Hình 4: Sơ đồ Coreswitch

3.1.2 Mạng chuyên dụng cấp tỉnh
Hình 5: Mạng LAN cơ quan cấp Tỉnh


3.1.3 Mạng chuyên dụng cấp huyện
Hình 6: Mạng LAN cho các cơ quan cấp huyện thị

3.1.4 Mạng chuyên dụng cấp thành phố
Hình 7: Mạng LAN cho các cơ quan cấp xã phường

3.1.5 Mô hình cổng thông tin điện tử và trung tâm tích hợp dữ liệu của tỉnh
Hệ thống được chia thành các vùng khác nhau:
- Vùng dữ liệu: là nơi đặt các server chứa dữ liệu và ứng dụng, bao gốm LDAP
server, Database server, Application server, Backup server. Vùng này được bảo vệ
bởi Domain Firewall với vùng DMZ.
- Vùng DMZ (vùng cách ly): vùng này đặt các server như DNS, mail server,
webserver, và hệ thống khung portal được đặt tại đây. Việc truy nhập đến vùng
DMZ phải thông qua Protocol Firewall.
- Tại mỗi đơn vị Sở Ban Ngành, UBND Huyện, Thị tham gia hệ thống, môi
trường vận hành hệ thống ứng dụng là mạng LAN của đơn vị. Các đơn vị truy cập


đến Cổng thông qua hệ thống mạng internet với đường truyền ADSL.
Hình 8: Mô hình vật lý Cổng điện tử và Trung Tâm dữ liệu

3.2 Khái niệm về cổng thông tin điện tử (portal)
3.2.1 Khái niệm về cổng điện tử (portal)
Cổng thông tin điện tử là điểm truy cập tập trung và duy nhất; tích hợp các kênh

thông tin các dịch vụ , ứng dụng; là một sản phẩm hệ thống phần mềm được phát
triển trên một sản phẩm phần mềm cổng lõi (Portal core), thực hiện trao đổi thông
tin, dữ liệu với các hệ thống thông tin, đồng thời thực hiện cung cấp và trao đổi với
người sử dụng thông qua một phương thức thống nhất trên nền tảng Web tại bất kỳ
thời điểm nào và từ bất kỳ đâu.
Các đặc trưng cơ bản của một Cổng thông tin (nhằm phân biệt với Trang thông
tin điện tử):
- Khả năng phân loại nội dung: Portal phải cho phép tổ chức nội dụng và ứng
dụng theo nhiều cách khác nhau để đáp ứng các yêu cầu không giống nhau của các
nhóm (phân loại theo người sử dụng, phòng ban, đơn vị) bên trong một tổ chức.
- Khả năng Tìm kiếm và chỉ mục: Portal phải cung cấp hoặc tích hợp được các


hệ thống tìm kiếm và đánh chỉ mục các văn bản, tài liệu để giúp người sử dụng có
thể nhanh chóng truy xuất đến những thông tin họ cần.
- Khả năng quản lý nội dung: Portal phải cung cấp các hệ thống kiểm soát nội
dung, đây sẽ là một tính năng hữu hiệu cho phép người sử dụng không cần hiểu biết
về kỹ thuật có thể tạo lập được nội dung. Portal cũng phải kiểm soát được các truy
xuất đến từng nội dung để đảm bảo chỉ những người có quyền mới có thể truy nhập
được các văn bản mà họ được cấp phép.
- Cá thể hóa: cho phép thiết lập các thông tin khác nhau, trình bày theo các cách
khác nhau, phục vụ cho các loại đối tượng sử dụng khác nhau theo các yêu cầu cá
nhân như sở thích, thói quen, yêu cầu nghiệp vụ. Mỗi cá nhân có thể tự chỉnh sửa,
tái lập lại các hiển thị thông tin, ứng dụng, nội dung theo sở thích hoặc để phù hợp
với công việc của mình.
- Tích hợp và liên kết nhiều loại thông tin: cho phép tích hợp nội dung thông tin
từ nhiều nguồn tin khác nhau nhằm phục vụ nhiều đối tượng sử dụng theo ngữ cảnh
sử dụng dựa vào kết quả cá nhân hóa thông tin. Portal cung cấp một môi trường tích
hợp toàn bộ các ứng dụng Web đang có. Khía cạnh tích hợp này bao gồm hỗ trợ truy
cập một lần (một cổng), kể cả các tài nguyên, trang Web bên ngoài, hỗ trợ các dịch

vụ Web và có thể hiểu Portal mạng lại một ứng dụng được tích hợp.
- Xuất bản thông tin: Thu thập và bóc tách thông tin định chuẩn từ nhiều nguồn
khác nhau và có cơ chế xuất bản thông tin theo chuẩn. Hệ thống tin tức được cập
nhật cho hệ thống Portal bằng nhiều hình thức như sau.
- Thông qua hệ thống biên tập viên sử dụng các tính năng của hệ thống CMS để
xậy dựng nội dung.
- Cơ chế tích hợp tin tức từ website khác bằng cách áp dụng các chuẩn trao đổi tin
tức thông dụng như RSS (RDF Site Summary) và/hoặc Atom feed.
- Hỗ trợ RSS cả hai chiều Người dùng (Client ) và nhà cung cấp (Server) cho
phép các website mức dưới cũng có thể dùng lại tin tức của Cổng bằng cách sử dụng
cùng cơ chế này.
- Thông qua các hệ thống chuẩn hỗ trợ sẵn của hệ thống Portal như web service,
web cliping.
- Định dạng RSS (Rich Site Summary) được xây dựng dựa trên ngôn ngữ đánh
dấu mở rộng XML nhằm tạo ra các kênh thông tin (feed) và chuyển tới cho người
đọc. RSS được Netscape phát triển vào cuối những năm 90s, hoạt động theo hướng
tinh giản, rút gọn các trang điện tử (chỉ lấy tiêu đề, loại bỏ ảnh, định dạng trang trí).
Nội dung này có thể được chuyển trực tiếp tới người đọc hoặc gắn trên các website
khác với đường dẫn ngược trở lại website ban đầu.
- Đăng nhập một lần (single sign-on): cho phép người dùng chỉ cần đăng nhập
một lần, sau đó truy cập và sử dụng tất cả các dịch vụ/nghiệp vụ đã và sẽ đăng
ký/cấp phép trên cổng thông tin. Portal phải tích hợp hoặc cung cấp hệ thống đăng


nhập một lần (một cửa). Nói cách khác, Portal sẽ lấy thông tin về người sử dụng từ
các dịch vụ thư mục như LDAP (Lightweight Directory Access Protocol), NDS
(Domain Name System) hoặc AD (Active Directory).
- Quản trị cổng thông tin: cho phép người quản trị, người dùng tự xác định, điều
chỉnh cách thức hiển thị kênh thông tin, nội dung thông tin và định dạng chi tiết đồ
họa, đồng thời cho phép người quản trị định nghĩa các nhóm người dùng, quyền truy

cập và sử dụng thông tin khác nhau.
- Quản lý người dùng: cho phép quản trị người sử dụng dựa trên tiêu chuẩn
LDAP để phân quyền sử dụng theo vai trò thống nhất và xuyên suốt toàn bộ hệ
thống.
- Hỗ trợ nhiều môi trường hiển thị thông tin: cho phép hiển thị nội dung thông
tin trên nhiều loại thiết bị khác nhau như màn hình máy tính PC, thiết bị di động
(PDA, Smart phone) một cách tự động. Portal phải khả năng vận hành đa nền, đa
phương tiện. Cho phép người sử dụng có thể sử dụng nhiều hệ điều hành khác nhau,
thông quan các trình duyệt web khác nhau để truy xuất vào Portal. Bao gồm cả các
phương tiện như điện thoại di động, các loại máy tính cầm tay, PDAs (Personal
Digital Assitant) không dây.
- Khả năng bảo mật: Portal phải cung cấp được các hệ thống xác thực và cấp
phép rất mạnh. Bất kỳ sự tích hợp các hệ thống nào, với cơ chế đăng nhập một lần,
đều phải được bảo mật và ngăn chặn các giao dịch không hợp lệ của người sử dụng
trên các ứng dụng khác nhau.
- Các tính năng của một ứng dụng lớn: Portal đáp ứng được các tính năng chuẩn
của một phần mềm ứng dụng lớn như: Khả năng đáp ứng được dư thừa dữ liệu, khả
năng chịu lỗi, khả năng cân bằng tải (chia luồng xử lý), khả năng sao lưu.
- Khả năng cộng tác: Portal là một môi trường làm việc cộng tác được tạo ra nhờ
các kênh dịch vụ được tích hợp sẵn như:
- Email: Hệ thống email nội bộ hoặc tích hợp với một ứng dụng Mail Server.
- Chat: Hỗ trợ trao đổi trực tuyến với các thành viên, có thể tuỳ biến theo yêu cầu
của sở thích hoặc công việc.
- Forum: Các diễn đàn thảo luận chung để trao đổi ý kiến và thông tin. Các diễn
đàn có thể đặt dưới sự kiểm duyệt, mở cho tham dự tự do hoặc chỉ cho phép các
thành viên nội bộ của một nhóm tham gia.
- Thời gian biểu, lịch làm việc
- SMS, MMS: Tích hợp các dịch vụ truyền nhận các tin nhắn (messages) để hỗ trợ
cho việc trao đổi thông tin, giao hoặc nhắc việc.
Mục đich và nhiệm vụ cơ bản của cổng thông tin cho CPĐT là

- Cung cấp thông tin và các dịch vụ công cho người dân (G2C)
- Cung cấp thông tin và các dịch vụ công cho doanh nghiệp (G2B)


- Cung cấp thông tin và các dịch vụ xử lý nghiệp vụ, tương tác, chia sẻ và phân
tích thông tin của các cán bộ, công chức trong một CQNN (G2G)
- Kiểm tra theo dõi hoạt động vận hành hệ thống thông tin điện tử của các CQNN
giúp đưa các hệ thống thông tin điện tử vào hoạt động thường xuyên, hiệu quả.
- Làm đầu mối duy nhất (điểm truy cập “một cửa” ) của Chính phủ, Bộ, Tỉnh về
thông tin, dịch vụ của CQNN.
- Thống nhất các nội dung thông tin và dịch vụ thông tin trên cổng, bảo đảm cổng
đóng vai trò tích hợp và trao đổi thông tin giữa các hệ thống thông tin điện tử trong
CQNN.
- Bảo đảm việc trao đổi thông tin với cổng thông tin điện tử Chính phủ, góp phần
hoàn thiện cổng thông tin điện tử Chính phủ với vai trò công cụ chỉ đạo điều hành
của Thủ tướng Chính phủ.
- Chuẩn hóa thống nhất phần mềm cổng thông tin điện tử của CQNN, nhằm tránh
được tình trạng đầu tư xây dựng phần mềm cổng thông tin điện tử theo các quy
chuẩn, tiêu chuẩn khác nhau.
3.2.2 So sánh Portal với công nghệ website truyền thống
Kiến trúc của một hệ thống ứng dụng web truyền thống được mô tả như hình sau:
Hình 9: Website truyền thống

Với kiến trúc này, các ứng dụng được cài đặt tại Application Server, mỗi ứng
dụng là độc lập và tương tác, trao đổi dữ liệu với nhau hoặc với các hệ thống bên
ngoài (external systems) thông qua hệ quản trị cơ sở dữ liệu (RDBMS) hoặc kênh
thông tin được đặc tả riêng cho từng ứng dụng. Mô hình ứng dụng web về mặt kiến
trúc khá giống với mô hình client/server, ngoại trừ việc client là browser bất kỳ.
Người sử dụng dùng trình duyệt (browsers) truy vấn (reqquest) thông tin thông qua
mạng internet trên máy chủ web (Web Server), máy chủ web tiếp nhận và chuyển

thông tin này cho máy chủ ứng dụng (Application Server), máy chủ ứng dụng thực
hiện các tính toán logic và chuyển trả kết quả về cho máy chủ web để phản hồi
(response) cho người truy cập.


Website đã và đang đóng góp rất lớn vào việc phổ cập thông tin, như giới thiệu
tin tức, các cơ sở dữ liệu, và một số chương trình ứng dụng trên mạng. Web site đã
làm thay đổi cả thế giới từ khi xuất hiện vào đầu những năm 90 của thế kỷ trước.
Ngày nay mọi giao tiếp thông qua web site đã trở thành phổ biến. Tuy nhiên, chúng
ta có thể gọi một số lớn các web site là “web site truyền thống” bởi những mặt tồn
tại do công nghệ cũ:
- Người dùng đã và đang phải chấp nhận với “sự quá tải thông tin” có nghĩa là
người dùng thường phải duyệt qua rất nhiều các website khác nhau, phải xử lý một
khối lượng khổng lồ các thông tin để tìm ra thông tin mà mình cần.
- Người dùng phải chấp nhận là các thông tin thường đứng độc lập, không thể
phân loại được (taxonomy), dẫn đến rất khó chia sẻ thông tin cho nhau. Lý do của
vấn đề trên là cách trình diễn thông tin (format) trên các website thường là rất khác
nhau.
- Việc quản lý, bảo trì và phát triển các website thường gặp nhiều khó khăn do sự
tăng trưởng đến chóng mặt của thông tin trên các website.
- Khó có thể tích hợp các thông tin, dịch vụ từ nhiều nơi như từ các trung tâm một
cửa, từ các đơn vị trực thuộc,… lên một nơi để từ đó người dân có thể tìm thấy các
thông tin, dịch vụ cho mình.
- Là điểm xuất phát trong lộ trình mà người dùng đi tìm thông tin (departure), và
được dẫn trên mạng qua các link.
-Không tạo được quan hệ, người dùng không gắn bó với chủ nhân của Website
(không có tính cá nhân hóa).
- Thích hợp cho phổ biến thông tin hơn là cung cấp môi trường cộng tác cho
người dùng.
- Qui mô dịch vụ nhỏ, không bảo toàn đầu tư. Khi yêu cầu thay đổi về nội dung

thông tin, loại hình dịch vụ, v.v... thường phải xây dựng lại Website mới.
- Không có khả năng cung cấp một nền tảng để từ đó có thể luôn luôn phát triển
và mở rộng.
Tóm lại, website đã được phát triển bằng các công nghệ cũ và mới, trong đó có
nhiều công nghệ đã lỗi thời. Điều căn bản là web site KHÔNG có nền tảng công
nghệ tích hợp để hỗ trợ tính chất phát triển kế thừa và khả năng ghép nối để mở
rộng. Đó cũng giải thích một phần lý do tại sao người ta phát triển công nghệ Cổng
thông tin điện tử thay thế cho công nghệ web.
Công nghệ portal phát triển sau thời kỳ web khoảng 7-8 năm như một tất yếu xuất
phát từ nhu cầu thực tế. Portal là một bước tiến hóa của website truyền thống. Nó ra
đời để giải quyết những vấn đề mà website truyền thống gặp phải.
- Là "siêu web site“, gọi đầy đủ là Portal website, gọi tắt là Portal, đối với người
dùng vẫn chỉ là trang web qua web browser. Thay đổi thuật ngữ và quan niệm mới.


- Là điểm đích qui tụ hầu hết các thông tin và dịch vụ cho người sử dụng cần (true
destination). Thông tin và dịch vụ được phân loại nhằm thuận tiện cho tìm kiếm và
hạn chế vùi lấp các thông tin.
- Bảo toàn đầu tư lâu dài. Có nền tảng công nghệ đảm bảo.
- Môi trường chủ động dùng cho việc tích hợp ứng dụng.
3.2.3 Tổng quan về các công nghệ Portal
Song song với công nghệ website truyền thống (hiện đã có nhiều hạn chế), theo
những thống kê chưa đầy đủ, công nghệ portal và các phát triển ứng dụng theo
hướng kiến trúc portal hiện đang ngày càng phổ biến ở trên thế giới và Việt Nam,
trở thành trào lưu công nghệ và kinh doanh phổ biến trên Internet. Xu hướng chung
là đa số các nhà quản lý cao cấp của các tổ chức, doanh nghiệp, cũng như các công
ty phát triển phần mềm sẽ cùng chia sẻ các khái niệm và lợi thế của portal để cống
hiến vì lợi ích của người dân, các cá nhân, tổ chức và doanh nghiệp.
Đối với các sản phẩm portal trên thị trường Việt Nam hiện nay có 3 nhóm chính:
- Nhóm phần mềm do các công ty trong nước tự phát triển

- Nhóm phần mềm dựa trên nền mã nguồn mở
- Nhóm phần mềm do các hãng có uy tín phát triển
a. Phần mềm do các công ty trong nước tự phát triển
Phân tích một số phần mềm nền Portal của các công ty trong nước phát triển như
WebCMS, MDS VietPortal, ISA-Web, AMIS Portal chúng tôi đưa ra một số nhận
xét sau:
Ưu điểm
- Chi phí thấp
- Kiến trúc đơn giản, có thể yêu cầu bổ sung thêm các tính năng mới.
Nhược điểm
- Tính năng hạn chế. Hiện có một số phần mềm Portal thuộc loại này nhưng chủ
yếu chỉ tập trung vào các chức năng của một hệ quản trị nội dung trên web (Web
Content Management System - CMS). Những tính năng Portal như tích hợp ứng
dụng, tích hợp CSDL, cá nhân hoá, đăng nhập một cửa, tìm kiếm và đặc biệt là khả
năng bảo mật,... không có hoặc yếu.
- Chưa được kiểm chứng về hiệu năng cũng như khả năng mở rộng và tính tương
thích.
b. Phần mềm phát triển dựa trên nền mã nguồn mở
Phân tích, đánh giá một số sản phẩm hiện nay một số công ty trong nước phát triển
dựa trên nền mã nguần mở, trong đó đáng chú ý là các sản phẩm:


- VPortal của Công ty Cổ phần phần mềm Việt (VietSoftware) phát triển dựa trên
hệ thống phần mềm mã nguồn mở uPortal, đặc biệt phiên bản mới VPortal 3.0
đươch phát triển trên hệ thống mã nguồn mở Liferay Portal, tương thích 100% với
chuẩn JSR 168. Sản phẩm đã được triển khai tại Cổng giao tiếp Hà Nội
(), Bộ Tư pháp (www.moj.gov.vn), Bộ Thương mại
(www.mot.gov.vn), tỉnh Phú Thọ (www.phutho.gov.vn) và portal cho một Bộ ngành
và một số tỉnh thành trong cả nước.
- Công ty FPT đã triển khai Cổng thông tin điện tử cho cục Hải quan -TVIS của

Công ty Công nghệ tin học Tinh Vân. Tinh Vân đã triển khai cho mạng thông tin
tích hợp trên internet của TP Hồ Chí Minh (),
website của Bộ Ngoại giao () và nhiều đơn vị khác
-iCMS, DTT Portal của Công ty Vinacom - 3C_SmartPortal của Công ty 3C.
Ưu điểm:
- Chi phí thấp
- Tính năng khá đầy đủ do có nhiều thành phần mã nguồn mở phát triển sẵn (miễn
phí).
- Có các ứng dụng được phát triển phong phú, phù hợp với nhu cầu ứng dụng, tin
học hóa trong các cơ quan hành chính của Việt Nam.
- Hiệu năng tương đối tốt, thích hợp với các Portal quy mô tầm trung và vừa.
- Chạy được trên nhiều môi trường khác nhau (hệ điều hành, cơ sở dữ liệu). -Có
sự hỗ trợ của cộng đồng mã nguồn mở.
Nhược điểm:
- Khả năng tích hợp với các ứng dụng thương mại thường không mạnh.
- Tính năng không phong phú bằng các sản phẩm thương mại. -Tự do chỉnh sửa
mã nguồn đôi khi làm cho sản phẩm không tương thích với các tiêu chuẩn chung của
một portal. -Công nghệ phức tạp hơn so với giải pháp tự phát triển. Vì vậy nếu lựa
chọn phần mềm loại này cần xem xét kỹ khả năng làm chủ công nghệ của công ty
phát triển phần mềm.
c. Phần mềm thương mại do các hãng có uy tín phát triển
Hiện đã có một số sản phẩm: BEA WebLogic Portal 8.1, IBM WebSphere Portal
6.0, Microsoft SharePoint Portal 2007, OracleAS Portal 10G, Plumtree Enterprise
Web Suite, Sun Java System Portal Server 6.2, Vignette Application Portal 7.0.
Những sản phẩm này thường được lựa chọn vì những lý do chính sau:
- Cơ quan hiện đang có rất nhiều hệ thống thông tin chuyên ngành đang hoạt động
(rất nhiều nguồn thông tin đã sẵn sàng để công bố) và những hệ thống thông tin này


đã được xây dựng trên các nền tảng công nghệ khác nhau. Khi đó việc tích hợp hệ

thống là một đòi hỏi bắt buộc, và giải pháp được lựa chọn phải là giải pháp cung cấp
được nhiều kiểu tích hợp hệ thống khác nhau.
- Quy trình sử lý công việc hàng ngày trên cơ sở thông tin “số” đang thành quy
chế bắt buộc.
- Cơ quan phải có trình độ ứng dụng CNTT cao, đặc biệt là có bộ phận chuyên
trách về CNTT có tay nghề cao, bởi vì việc quản trị hệ thống của những phần mềm
này là khá phức tạp, đòi hỏi mức chuyên sâu khá cao.
- Hệ thống thông tin có kích thước lớn, phức tạp: số lượng chức năng phải phong
phú để đáp ứng nhiều nhu cầu thông tin của nhiều nhóm người sử dụng khác nhau,
khối lượng thông tin khổng lồ, số lượng người sử dụng mà hệ thống phải phục vụ là
rất lớn.
Ưu điểm của những sản phẩn này là:
- Tính năng của những sản phẩn này là rất phong phủ chuyên nghiệp, đáp ứng hầu
hết các nhu cầu và phổ biến thông tin của mọi cơ quan, tổ chức. Cho phép xây dựng
hệ thông thông tin lớn.
- Hoạt động ổn định, tin cậy, tốc độ đáp ứng thông tin cao
- Đầy đủ tính năng để xây dựng Portal thông tin doanh nghiệp hoặc Portal công
cộng
- Có hiệu năng cao, nhất là những phần mềm Portal được tích hợp trong một nền
tảng (platform) hoàn chỉnh bao gồm cả Application Server, Database Server,
Authentication Server, Mail Server.
- Khả năng tích hợp ứng dụng và tích hợp CSDL rất tốt. Thường không cần hoặc
chỉ cần rất ít công việc lập trình do các phần mềm này đã có sẵn nhiều bộ kết nối với
các Application Server và các hệ quản trị CSDL phổ biến.
Nhược điểm:
- Đòi hỏi phải có đầu tư lớn ngay từ đầu. Đầu tư này không chỉ xét trên khía cạnh
mua bản quyền phần mềm, mà ở các khía cạnh: Khinh phí tạo lập và duy trì nội
dung, có bộ phận chuyên trách lo về kỹ thuật, bộ phận chuyện trách lo về nội dung,
có quy trình, nội quy biên tập và xuất bản thông tin hoàn chỉnh và có tính pháp lý.
- Phải có kế hoạch cụ thể khai thác, sử dụng hết công suất những phần mềm này

ngay từ đầu, nếu không sẽ dẫn đến lãng phí. Khó khăn thường gặp phải là tính khả
thi của kế hoạch xây dựng các hệ thống thông tin nguồn trong một thời gian ngắn
(thường chỉ 1-2 năm), nhất là đối với điều kiện và môi trường ứng dụng CNTT tại
Việt Nam hiện nay.
- Giá đắt. Ngoài giá mua phần mềm Portal, một số phần mềm loại này đòi hỏi
phải có một số thành phần đi kèm khác như Database Server, Directory Server, Mail
Server. Chi phí hỗ trợ kỹ thuật cao hơn rất nhiều so với các sản phẩm do công ty


×