Tải bản đầy đủ (.docx) (27 trang)

quản lý nhà nước về tôn giáo phật giáo ở việt nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (256.64 KB, 27 trang )

HỌC VIỆN HÀNH CHÍNH QUỐC GIA


TIỂU LUẬN
MÔN HỌC: QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ DÂN TỘC-TÔN GIÁO
Chủ đề: Phật Giáo
............................................................................

Giảng viên: Hoàng Thị Cường
NHÓM 7_ KH14NS1:
Nguyễn Lan Phương (nhóm trưởng)
Nguyễn Thị Lan
Nguyễn Thị Trang
Đinh Thị Diệu Thúy
Nguyễn Thị Thúy Quỳnh
Hà Nội, năm 2015


MỤC LỤC


MỞ ĐẦU
Tôn giáo – một vấn đề tưởng chừng như vô cùng cũ kĩ, nhưng thực chất nó luôn luôn
mới mẻ. Cũng bởi vì tôn giáo nằm trong một bộ phận cấu thành của xã hội thế nên cùng với
sự thay đổi của loài người, tôn giáo cũng có những sự biến đổi dù là về nội dung hay chỉ là
về hình thức. Tôn giáo tham gia vào rất nhiều lĩnh vực của đời sống tinh thần, các Tôn giáo
lớn trên thế giới như Ấn Độ giáo, Thiên Chúa giáo, Phật giáo, Hồi giáo… không chỉ ảnh
hưởng sâu sắc trong phạm vi một quốc gia riêng lẻ mà tầm ảnh hưởng còn mang tính quốc
tế.
Việt Nam không đứng ngoài tầm ảnh hưởng đó. Tôn giáo tại Việt Nam có mối liên hệ
với nền văn minh Trung Hoa và văn minh Ấn Độ nhưng người Việt còn kết hợp yếu tố


truyền thống đạo đức dân tộc mình vào đó để hình thành tôn giáo mang bản sắc riêng.Các
tôn giáo lớn ở Việt Nam như Phật giáo, Tin Lành, Công giáo, Hồi giáo… đã phát triển và có
những tác động khác nhau đối với đời sống con người.
Trong sự nghiệp xây dựng chủ nghĩa xã hội ở nước ta hiện nay, vấn đề tôn giáo đã
được Đảng và Nhà nước ta xem xét, đánh giá lại trên quan điểm khách quan hơn, không xoá
bỏ một cách duy ý chí như trước nữa mà nhìn nhận trên quan điểm phát huy những mặt tích
cực, gạt bỏ những mặt tiêu cực trong các tôn giáo. Bên cạnh đó, với sự phát triển ngày càng
nhanh của xã hội, đặt ra thách thức để nhà nước quản lý các tôn giáo sao cho thống nhất, góp
phần xây dựng đất nước giàu mạnh, ổn định, hòa bình.
Xét riêng về Phật giáo_tôn giáo lớn nhất ở Việt Nam hiện nay, Nhà nước ta cũng cần
phải rất quan tâm và chú trọng để quản lý sao cho tốt. Chính vì vậy, để hiểu hơn về Phật
giáo ở Việt Nam cũng như cách Nhà nước quản lý về Phật giáo từ trước đến nay, nhóm
chúng em muốn chia sẻ đến cô và các bạn những thông tin về “Quản lý nhà nước về Phật
giáo”. Rất mong nhận được những ý kiến đóng góp của cô và các bạn để bài làm được hoàn
thiện hơn.

3


NỘI DUNG
I. Tổng quan về Tôn Giáo và Phật Giáo
1. Tôn Giáo
Có nhiều quan niệm khác nhau về tôn giáo:
-

Các nhà thần học cho rằng “Tôn giáo là mối liên hệ giữa thần thánh và con người”.
Khái niệm mang dấu hiệu đặc trưng của tôn giáo: “Tôn giáo là niềm tin vào cái siêu

-


nhiên”.
Khái niệm mang khía cạnh bản chất xã hội của tôn giáo của C.Mác: “Tôn giáo là tiếng
thở dài của chúng sinh bị áp bức, là trái tim của thế giới không có trái tim, nó là tinh

thần của trật tự không có tinh thần”.
 Có thể thấy, Tôn giáo không chỉ là những sự bất lực của con người trong cuộc đấu tranh
với tự nhiên và xã hội, nó còn gieo niềm hi vọng vào con người, dù có phần ảo tưởng để
yên tâm, tin tưởng để sống và phải sống trong một thế giới trần gian có nhiều bất công
và khổ ải.
Như vậy, có thể đưa ra khái niệm về Tôn Giáo như sau:
“Tôn giáo là niềm tin vào các lực lượng siêu nhiên, vô hình, mang tính thiêng liêng,
được chấp nhận một cách trực giác và tác động qua lại một cách hư ảo, nhằm lý giải những
vấn đề trên trần thế cũng như ở thế giới bên kia. Niềm tin đó được biểu hiện rất đa dạng, tuỳ
thuộc vào những thời kỳ lịch sử, hoàn cảnh địa lý - văn hóa khác nhau, phụ thuộc vào nội
dung từng tôn giáo, được vận hành bằng những nghi lễ, những hành vi tôn giáo khác nhau
của từng cộng đồng xã hội tôn giáo khác nhau”.
Hiện nay, ở nước ta có sáu Tôn giáo lớn đã được nhà nước thừa nhận về tổ chức là:
-

Phật Giáo, Công Giáo, Tin Lành, Hồi Giáo, Cao Đài, Hòa Hảo với khoảng 20 triệu tín

-

đồ.
Tín ngưỡng truyền thống dân gian mà nổi bật là phong tục thờ cúng tổ tiên đã dung
hợp với các Tôn giáo, góp phần tạo nên đặc điểm tình cảm, tâm hồn, tính cách người
Việt Nam.

4



2. Phật Giáo
2.1. Giáo chủ
- Người sáng lập ra đạo Phật là Thái tử Tất Đạt Đa sinh năm 624 trước công nguyên thuộc
dòng họ Thích Ca trị vì nước Ca Tỳ La Vệ xứ Trung Ấn Độ lúc đó. Dù sống trong cuộc đời
vương giả nhưng Thái tử vẫn nhận ra sự đau khổ của nhân sinh, vô thường của thế sự nên
Thái tử đã quyết tâm xuất gia tìm đạo nhằm tìm ra căn nguyên của đau khổ và phương pháp
diệt trừ đau khổ để giải thoát khỏi sinh tử luân hồi. Sau nhiều năm tìm thày học đạo, Thái Tử
nhận ra rằng phương pháp tu hành của các vị đó đều không thể giải thoát cho con người hết
khổ được. Cuối cùng, Thái tử đến ngồi nhập định dưới gốc cây Bồ đề và thề rằng “Nếu Ta
không thành đạo thì dù thịt nát xương tan, ta cũng quyết không đứng dậy khỏi chỗ này”. Sau
49 ngày đêm thiền định, Thái tử đã đạt được Đạo vô thượng, thành bậc “Chánh đẳng chánh
giác”, hiệu là Phật Thích Ca Mâu Ni. Đó là ngày 08 tháng 12 năm Đức Phật 31 tuổi.
- Giáo chủ của đạo Phật được gọi là Đức Đạt Lai Lạt Ma (Daila Lama) – nghĩa là đại sư với
trí tuệ như biển cả.
- Vị Đạt Lai Lạt Ma hiện nay là vị thứ 14, sống lưu vong tại Ấn Độ từ 1959 đến nay. Sư
được trao giải Nobel Hòa bình năm 1989 đồng thời là người đại diện Phật giáo xuất sắc hiện
nay trên thế giới.
2.2.
Niềm tin của Phật giáo
Tư tưởng chủ đạo của đạo Phật là dạy con người hướng thiện, có tri thức để xây dựng cuộc
sống tốt đẹp yên vui trong hiện tại. Đạo Phật không công nhận có một đấng tối cao chi phối
đời sống của con người, không ban phúc hay giáng hoạ cho ai mà trong cuộc sống mỗi
người đều phải tuân theo luật nhân - quả, làm việc thiện thì được hưởng phúc và làm việc ác
thì phải chịu báo ứng.
2.3.
Giáo pháp
Giáo pháp đạo Phật được tập hợp trong Tam tạng:
- Kinh tạng: là những sách ghi chép lời Phật giảng dạy về giáo lý, còn gọi là Khế kinh,
có nghĩa như là một chân lý.

- Luật tạng: là sách ghi chép những giới luật của Phật chế định dành cho 2 chúng xuất
gia và 2 chúng tại gia phải tuân theo trong quá trình sinh hoạt và tu học, đặc biệt là các quy
định đối với hàng đệ tử xuất gia.
- Luận tạng: là sách giảng giải ý nghĩa về kinh, luật; chứa đựng các quan niệm đạo
Phật về triết học và tâm lí học.
5


Giáo lý

2.4.

Giáo lý của đạo Phật có rất nhiều nhưng đều xuất phát từ thực tế cuộc sống, không trừu
tượng, siêu hình, giáo điều hay khiên cưỡng, không ép buộc mà hoàn toàn chỉ mang tính
định hướng để cho mọi người tuỳ điều kiện, hoàn cảnh, nhận thức áp dụng linh hoạt để dù tu
theo cách nào trong 84.000 pháp môn tu Đức Phật đã chỉ ra thì cuối cùng cũng đạt đến mục
đích sống yên vui, ấm no và hạnh phúc cho mỗi người, cho gia đình và xã hội.
Giáo lý cơ bản của đạo Phật có 2 vấn đề quan trọng, đó là Lý Nhân duyên và Tứ Diệu
đế (4 chân lý).


Lý Nhân duyên
Phật giáo quan niệm các sự vật, hiện tượng trong vũ trụ luôn luôn vận động và biến

đổi không ngừng theo quy luật Thành - Trụ - Hoại – Không: mỗi sự vật đều có quá trình
hình thành, phát triển và tồn tại một thời gian, rồi biến chuyển đi đến huỷ hoại và cuối cùng
là tan biến (ví như một làn sóng, khi mới nhô lên gọi là “thành”, khi nhô lên cao nhất gọi là
“trụ”, khi hạ dần xuống gọi là “hoại”, đến khi tan rã lại trở về “không”) và đều bị chi phối
bởi quy luật nhân - duyên, trong đó nhân là năng lực phát sinh, là mầm để tạo nên quả và
duyên là sự hỗ trợ, là phương tiện cho nhân phát sinh, nảy nở.

Nhân - duyên ở đây được Phật giáo khái quát thành một chuỗi 12 nhân duyên (thập
nhị nhân duyên), là sợi dây liên tục nối tiếp con người trong vòng sinh tử luân hồi: Vô minh;
Hành; Thức; Danh sắc; Lục nhập; Xúc; Thụ; Ái; Thủ; Hữu; Sinh; Lão tử. Phật giáo cho
rằng 12 nhân duyên có quan hệ gắn bó mật thiết với nhau, cái này là quả của cái trước nhưng
lại là nhân, là duyên cho cái sau.
Phật giáo quan niệm mọi sự vật luôn luôn biến chuyển, đổi thay, mọi thứ ta có, ta nhìn
thấy đều chỉ là vô thường. Khi đầy đủ nhân duyên hội hợp thì sự vật hiện hữu, gọi là "có";
khi nhân duyên tan rã thì sự vật biến diệt, lại trở về là "không". Muôn vật từ nhân duyên mà
sinh và cũng do nhân duyên mà diệt. Lý nhân duyên làm cho ta thấy con người là một đấng
tạo hoá tự tạo ra đời sống của mình, con người làm chủ đời mình, làm chủ vận mệnh của
mình. Từ cách nhìn nhận đó, Đức Phật khuyên con người sống hướng thiện, thực hiện tâm
từ bi, biết yêu thương và chia sẻ, vì hạnh phúc của mọi người và hạnh phúc của mình, sống
tự tại an lạc, không cố chấp bám víu vào sự vật, hiện tượng, không bị ảnh hưởng, chi phối
bởi sự vô thường của cuộc sống.
6




Tứ diệu đế
Tứ diệu đế đã trở thành giáo lý căn bản, xuyên suốt trong toàn bộ kinh điển Phật giáo.

Tứ diệu đế bao gồm: Khổ đế, Tập đế, Diệt đế và Đạo đế.
- Khổ đế: Đức Phật chỉ ra rằng, con người ta sống ở trên đời ai cũng phải gặp những
điều đau khổ. Ngài đã khái quát cái khổ của con người thành 8 loại khổ: Sinh; Lão;
Bệnh;Tử; Ái biệt ly khổ; Oán tăng hội khổ; Cầu bất đắc khổ;Ngũ ấm xí thịnh khổ. Đức Phật
nói Khổ đế không phải để làm cho con người buồn chán, bi quan mà trái lại, làm cho mọi
người nhìn rõ về quy luật và thực tế của cuộc sống để trân trọng những gì mình có, khi gặp
cảnh khổ cũng không hoảng loạn mà điềm tĩnh đón nhận, không bị hoàn cảnh chi phối, tìm
phương án giải quyết cho tốt đẹp.

- Tập đế: nguyên nhân tạo thành những nỗi khổ hiện hữu ở đời, Đức Phật khái
quát nguyên nhân nỗi khổ thành “Thập kết sử”, đó là: tham (tham lam), sân (giận dữ), si (si
mê), mạn (kiêu ngạo), nghi (nghi ngờ), thân kiến (chấp ngã), biên kiến (hiểu biết không đầy
đủ, cực đoan), tà kiến (hiểu không đúng, mê tín dị đoan…), kiến thủ (bảo thủ về ý kiến của
mình), giới cấm thủ (làm theo lời răn cấm của tà giáo).
- Diệt đế: Đức Phật chỉ ra kết quả an vui, hạnh phúc đạt được khi con người diệt trừ
hết những nỗi khổ, muốn diệt khổ phải diệt tận gốc, đó là diệt cái nguyên nhân gây ra đau
khổ.
- Đạo đế: là những phương pháp Đức Phật hướng dẫn để chúng sinh thực hành diệt
khổ, được vui. Đạo đế có 37 phẩm chia làm 7 loại, đó là:
+ Tứ niệm xứ (bốn điều mà người tu hành thường xuyên nghĩ đến): quán thân bất tịnh; quán
tâm vô thường; quán pháp vô ngã; quán thọ thị khổ.
+ Tứ chánh cần (bốn phép siêng năng chân chính để tinh tấn tu hành): tinh tấn ngăn ngừa
những điều ác chưa phát sinh; tinh tấn dứt trừ những điều ác đã phát sinh; tinh tấn phát triển
những điều lành chưa phát sinh; tinh tấn tiếp tục phát triển những điều lành đã phát sinh.
+ Tứ như ý túc (bốn phép thiền định để việc tu hành được phát triển): Dục như ý túc, tinh
tấn như ý túc, nhất tâm như ý túc và quán như ý túc.
+ Ngũ căn (năm điều căn bản giúp người tu hành đạt chính quả): Tín căn, tấn căn, niệm căn,
định căn, huệ căn.
7


+ Ngũ lực (năm năng lực để cùng ngũ căn giúp người tu hành đạt chính quả): Tín lực, tấn
lực, niệm lực, định lực và huệ lực.
+ Thất bồ đề phần (bảy pháp tu tập giúp người tu hành thành tựu đạo quả đại giác): Trạch
pháp, tinh tấn, hỷ, khinh an, niệm, định, xả.
+ Bát chính đạo (8 con đường chân chính hợp với chân lý Tứ đế để tiến tới đạo Niết bàn,
thoát khỏi khổ đau): Chính kiến, chính tư duy, chính ngữ, chính nghiệp, chính mạng, chính
tinh tiến, chính niệm và chính định).
Đây là phần quan trọng nhất trong Tứ diệu đế, vì khi biết rõ đau khổ, nguyên nhân của đau

khổ, mong muốn được thoát khổ để đạt đến cảnh giới an vui nhưng nếu không có phương
pháp hiệu nghiệm để thực hiện ý muốn ấy thì không giải quyết được vấn đề và càng thêm
đau khổ.
Giáo luật

2.5.

Giáo luật Phật giáo được Đức Phật chế ra xuất phát từ thực tế trong khi điều hành
Tăng đoàn với những điều quy định, cấm nhằm duy trì tổ chức tăng đoàn, hướng mọi người
tới chân - thiện - mỹ, phát triển hạnh từ bi, hỷ xả, vô ngã, vị tha, biết làm lành lánh dữ để đạt
tới giác ngộ và giải thoát.
Cốt lõi của giáo luật Phật giáo là “Ngũ giới” và “Thập thiện”:
-

Ngũ giới là 5 giới cấm: không sát sinh; không nói sai sự thật; không tà dâm; không

trộm cắp; không uống rượu.
Thập thiện là mười điều thiện nên làm, trong đó:
+ Ba điều thiện về thân (không sát sinh, không trộm cắp, không tà dâm).
+ Bốn điều thiện về khẩu (không nói dối, không nói hai chiều, không nói điều ác, không
-

nói thêu dệt).
+ Ba điều thiện về ý (không tham lam, không giận dữ, không tà kiến).
Trên cơ sở của quy định Ngũ giới và Thập thiện, Phật giáo đã quy định chi tiết và cụ
thể đối với từng loại xuất gia.
Có thể nói, giáo luật của Phật giáo có nhiều điểm tương đồng với truyền thống văn
hoá của các dân tộc, đặc biệt là ở các nước phương Đông, trong đó có Việt Nam. Giáo luật
của Phật giáo đã có đóng góp không nhỏ vào việc điều chỉnh hành vi, hình thành nhân cách,
đạo đức lối sống của một bộ phận đông đảo nhân dân Việt Nam.

2.6. Nghi lễ Phật giáo
8


Phật giáo không có một số nghi lễ như những tôn giáo khác. Nghi lễ, với việc thực
hiện phức tạp và rườm rà, không có vị trí trong Phật giáo. Chúng ta không tìm thấy bất cứ
trường hợp nào mà ở đó Đức Phật đặt ra những luật lệ và phương cách thực hiện các nghi lễ
dành cho người tại gia. Cá nhân mỗi người thực hiện hay không thực hiện các nghi lễ là tùy
ý. Có một điều duy nhất mà mỗi người cần phải cân nhắc, đó là việc thực hành nghi lễ của
mình không được trái ngược với giáo pháp của Đức Phật.
Nghi lễ của Phật giáo thể hiện sự trang nghiêm, tôn kính tới người sáng lập. Ban đầu,
nghi lễ của Phật giáo khá đơn giản và đồng nhất, song cùng với quá trình phát triển, Phật
giáo phân chia thành nhiều tông phái và du nhập vào các dân tộc khác nhau, hoà đồng cùng
với tín ngưỡng của người dân bản địa, lễ nghi của Phật giáo dần có sự khác biệt giữa các khu
vực, vùng miền…
Một số ngày lễ, kỷ niệm lớn trong năm của Phật giáo (tính theo ngày âm lịch):
- Tết Nguyên đán
- Rằm tháng giêng: lễ Thượng nguyên
- Ngày 08/02 : Đức Phật Thích Ca xuất gia
- Ngày 15/02: Đức Phật Thích Ca nhập Niết bàn
- Ngày 14/7: Lễ Tự tứ
- Ngày 15/7 : Lễ Vu lan
- Ngày 08/12: Đức Phật Thích Ca thành đạo
Với những giá trị đạo đức, văn hóa, tư tưởng hòa bình, đoàn kết, hữu nghị mà Phật
giáo đóng góp cho xã hội, năm 1999, tại phiên họp thứ 54 Đại hội đồng Liên hợp quốc đã
công nhận Đại lễ Phật đản, tên gọi theo truyền thống của Việt Nam (hay Đại lễ Vesak, Đại lễ
Tam hợp Đức Phật - theo tên gọi quốc tế để kỷ niệm ngày Phật đản sinh, ngày Phật thành
đạo và ngày Phật nhập Niết bàn) là lễ hội văn hoá - tôn giáo quốc tế của Liên hợp quốc. Lễ
hội này được tổ chức hàng năm tại trụ sở Liên hợp quốc và các trung tâm Liên hợp quốc trên
thế giới.

2.7. Tổ chức Phật giáo
Phật giáo chủ trương không có giáo quyền, không công nhận thần quyền, không có tổ
chức theo hệ thống thế giới. Ban đầu Phật giáo chỉ có những nhóm người cùng nhau đi
9


truyền giáo, gọi là Tăng già hoặc Tăng đoàn hay Giáo đoàn. Tăng già có từ 4 người trở
lên. Thành phần của đoàn thể Tăng già có thể bao gồm cả 2 chúng xuất gia và 2 chúng tại
gia.
Đứng đầu đoàn thể Tăng già là một vị Trưởng lão đạo cao đức trọng nhất trong đoàn
thể được tập thể các sư suy tôn để quản lý, điều hành Tăng đoàn. Ngoài ra còn một số vị
trong hàng Trưởng lão có đạo hạnh và tài năng đứng ra giúp việc.
Tuy nhiên, sau này trong quá trình du nhập và phát triển đến các quốc gia, Phật giáo
đã theo tinh thần Khế lý - Khế cơ để có những hình thức tổ chức, sinh hoạt tăng đoàn cho
phù hợp với điều kiện, hoàn cảnh cũng như truyền thống, văn hoá của mỗi nơi.
II. Phật Giáo ở Việt Nam
1. Sự du nhập và hình thành Phật Giáo ở Việt Nam(từ thế kỷ thứ II đến thế kỷ thứ V)
Ngày nay, căn cứ các tài liệu và các lập luận khoa học của nhiều học giả, giới nghiên
cứu hầu hết đều đồng ý rằng Ðạo Phật đã được truyền vào Việt Nam rất sớm, nhất là từ cuối
thế kỷ thứ II đến đầu thế kỷ thứ III Tây Lịch qua hai con đường Hồ Tiêu và Ðồng Cỏ.
Phật Giáo du nhập qua con đường Hồ Tiêu:
Con đường Hồ Tiêu tức là đường biển, những thương nhân Ấn Độ đã đi buôn trên

1.1.
-

những con thuyền buồm. Trong các chuyến đi viễn này, các thương nhân thường cung
thỉnh một hay hai vị tăng để cầu nguyện cho thủy thủ đoàn và các vị tăng này nhờ đó
-


mà đến truyền bá Ðạo Phật vào các dân tộc ở Ðông Nam Á.
Giao Châu tiêu biểu bấy giờ là trung tâm Luy Lâu, là nơi tụ điểm nghỉ chân giao lưu
của các thương thuyền. Lịch sử chính thức xác nhận năm 240 trước Tây lịch, Mahinda
- con vua A dục (Asoka) đã đưa Ðạo Phật vào Việt Nam . Tư liệu trong Lĩnh Nam
Chính Quái cho biết một dữ kiện chứng tỏ sự có mặt của Ðạo Phật vào đời Hùng
Vương thứ 3 (triều đại thứ 18 Vua Hùng kể từ trước công nguyên 2879-258). Ðó là câu
chuyện công chúa Tiên Dung, con gái vua Hùng Vương thứ 3 lấy Ðồng Tử. Chuyện kể
rằng Ðồng Tử và Tiên Dung lập phố xá buôn bán giao thiệp với người nước ngoài. Một
hôm Ðồng Tử theo một khách buôn ngoại quốc đến Quỳnh Viên và tại đây Ðồng Tử đã
gặp một nhà sư Ấn Ðộ ở trong một túp lều. Nhờ đó mà Ðồng Tử và Tiên Dung đã biết
đến Ðạo Phật . Qua dữ kiện này ta thấy sự hiện diện của Phật Giáo do các tăng sĩ Ấn
Ðộ truyền vào Việt Nam khá lâu trước Tây lịch.
10


-

Sử sách viết rằng, khi trả lời vua Tùy Văn Đế về tình hình Phật giáo Giao Châu, nhà sư
Đàm Thiên đã nói rằng: “Xứ Giao Châu có đường thông sang Thiên Trúc. Phật giáo
truyền vào Trung Hoa chưa phổ cập đến Giang Đông, mà xứ ấy đã xây ở Luy Lâu hơn
20 bảo tháp, độ được hơn 500 tăng và dịch được 15 bộ kinh rồi. Thế là xứ ấy theo đạo

-

Phật trước ta”.
Qua nhiều tài liệu lịch sử và dựa vào địa lý, thiên nhiên, cư dân, lịch sử có thể cho
chúng ta một kết luận chắn chắc rằng Ðạo Phật đã được truyền trực tiếp vào Việt Nam
chứ không thông qua Trung Hoa, bằng con đường Hồ Tiêu. Tuy nhiên, cũng có nhiều
cứ liệu lịch sử chứng minh rằng Ðạo Phật đồng thời được truyền vào Việt Nam qua


con đường Ðồng Cỏ.
1.2.
Phật Giáo du nhập qua con đường Ðồng Cỏ:
- Con đường Ðồng Cỏ tức là đường bộ còn gọi là con đường tơ lụa. Con đường này nối
liền Ðông Tây, phát xuất từ vùng Ðông Bắc Ấn Ðộ các thương nhân và tăng sĩ có thể
-

qua vùng Tây Tạng và các triền sông Mekong, sông Hồng, sông Ðà mà vào Việt Nam.
Cuốn Lịch sử Phật Giáo Việt Nam (Hà Nội, 1988) có nói rõ: "Các thương nhân xuất
phát từ Trung Ấn có thể dùng tuyến đường bộ ngang qua đèo Ba Chùa và theo sông
Kanburi mà xuống Châu Thổ Mênam, bằng tuyến đường hiện nay vẫn nối liền cảng
Moulmein với thành phố Raheng, nằm trên một nhánh của con sông Mênam (...) chính
tuyến đường này dẫn tới vùng Bassak ở trung lưu sông Mekong, địa bàn của vương
quốc Kambijan. Vương quốc này có thể là do những di dân Ấn Ðộ thành lập trước
công nguyên. Rất có thể các tăng sĩ Ấn Ðộ vào đầu công nguyên đã theo con đường
này mà đến đất Lào, rồi từ đây vượt Trường Sơn sang Thanh Hóa hay Nghệ An".
 Như vậy, qua hai ngả giao thương , các nhà sư Ấn Độ đã đến Việt Nam ngay từ đầu
Công nguyên. Luy Lâu, trụ sở quận Giao Chỉ, đã sớm trở thành một trung tâm phật
giáo quan trọng.
 Sang thế kỷ thứ III, có ba nhà truyền giáo nước ngoài đến hoằng Pháp tại Giao Châu
là các ngài Khương Tăng Hội (gốc người Sogdiane, Khương Cư); ngài Chi Cương
Lương Tiếp (người xứ Nhục Chi) và ngài Ma Ha Kỳ Vực (người Ấn Ðộ).
 Ðến thế kỷ thứ V, có hai thiền sư xuất hiện, là Ðạt Ma Ðề Bà và Huệ Thắng (người

Việt). Thiền sư Ðạt Ma Ðề Bà là người Ấn Ðộ đến Giao Châu vào giữa thế kỷ thứ V
để giảng dạy về phương pháp thiền học. Thiền sư Huệ Thắng là người địa phương là
một trong những học trò của ông.
11



Do sự du nhập trực tiếp từ Ấn Độ nên danh từ Buddha, ngôn ngữ cổ Sanskrit đã được phiên
âm thành chữ Bụt và được truyền khẩu trong dân gian. Theo Bách khoa toàn thư Wikipedia,
“Phật giáo Việt Nam lúc ấy mang màu sắc của Tiểu thừa Nam tông, Bụt được coi như một
vị thần luôn có mặt ở khắp nơi, sẵn sang xuất hiện cứu giúp người tốt, trừng phạt kẻ xấu”.
2. Quá trình phát triển
Phật giáo Việt Nam từ thế kỉ VI đến hết thế kỉ IX, thời kì phát triển.
Từ Trung Hoa, có ba tông phái Phật giáo được truyền vào Việt Nam: Thiền tông, Tịnh

2.1.


Đồ tông, Mật tông.
Thiền tông: “Thiền” chủ trương tập trung trí tuệ suy nghĩ để tự mình tìm ra chân lý.
Thiền tông Việt Nam luôn đề cao cái Tâm. Phật tại tâm, tâm là niết bàn, là Phật. Tu
theo Thiền tông đòi hỏi nhiều công phu và khả năng trí tuệ, do vậy chỉ phổ biến ở

giới trí thức thượng lưu.
• Tịnh Độ tông chủ trương dựa vào sự giúp đỡ từ bên ngoài để cứu chúng sinh thoát
khổ. Họ định ra một đích đến ở cõi niết bàn gọi là Tinh Độ; còn tượng Phật và niệm
danh Phật là để thường xuyên nhớ đến những lời dạy của Người mà ráng làm theo.
Nhờ cách tu đơn giản như vậy, Tịnh Độ tông trở thành Phật giáo của giới bình dân và
phổ biến khắp cõi Việt Nam
• Mật tông là phái chủ trương sử dụng những phép tu huyền bí như dùng linh phù, mật
chú, ấn quyết… để thu hút tín đồ và mau chóng đạt đến giác ngộ và giải thoát. Vào
Việt Nam, Mật tông không tồn tại độc lập như một tông phái riêng mà nhanh chóng
hòa vào dòng tín ngưỡng dân gian với những truyền thống cầu đồng, dùng pháp thuật,
2.2.

yểm bùa trị tà ma và chữa bệnh…
Phật giáo Việt Nam từ thế kỉ X đến thế kỉ XIII : thời kì cực thịnh


Do thâm nhập một cách hòa bình, ngay từ thời Bắc thuộc, Phật giáo đã phổ biến rộng
khắp.
-

Năm 971, vua Ðinh Tiên Hoàng định giai cấp cho tăng sĩ và chính thức tiếp nhận
Phật Giáo làm nguyên tắc chỉ đạo tâm linh cho chính sự. Cũng chính trong thế kỷ này
vua Lê Ðại Hành đã mời thiền sư Pháp Thuận và thiền sư Vạn Hạnh của thiền phái
Tỳ Ni Ða Lưu Chi làm cố vấn chính sự. Các thiền sư Khuông Việt, Pháp Thuận và

-

Vạn Hạnh cũng đã tiếp tục trợ giúp vua Lý Thái Tổ trong thế kỷ kế tiếp.
Phật Giáo VIệt Nam trong thời kì này phát triển tới mức toàn vẹn và cực thịnh. Do
ảnh hưởng tư tưởng của vua Trần Nhân Tông và Tuệ Trung Thượng Sĩ đầu thế kỉ
12


XIII, ba thiền phái Tỳ Ni Đa Lưu Chi, Vô Ngôn Thông và Thảo Đường sát nhập tạo
thành một và đưa tới sự phát triển của thiền phái Trúc Lâm là thiền phái duy nhất
dưới đời Trần. Vì vậy đời Trần có thể gọi là thời đại thống nhất của Phật giáo các hệ
phái trước đó. Tăng sĩ đời Trần không trực tiếp đóng góp vào sự nghiệp chính trị như
các thiền sư đời Lý nhưng Phật giáo là một yếu tố quan trọng để lien kết nhân dân.
Phật giáo trong trong đời Trần la quốc giáo, mọi người dân trong xã hội đều hướng về
-

Phật giáo.
Rất nhiều chùa tháp có quy mô to lớn hoặc kiến trúc độc đáo được xây dựng trong
thời gian này như chùa Phật Tích, chùa Dạm (chùa Đại Lãm), chùa Diên Hựu (Một
Cột); chùa Phổ Minh, chùa Quỳnh Lâm, chùa Hương Lãng, chùa Linh Xứng, chùa

Bối Khê, chùa Thái Lạc, hệ thống chùa Yên Tử, tháp

Bình Sơn…
2.3.
Phật giáo Việt Nam trong thế kỉ XX : thời kì phục
hưng
Sang đời Lê, nhà nước tuyên bố lấy Nho giáo làm quốc giáo, Phât giáo dần dần suy

-

thoái. Đầu thế kỷ XVIII, vua Quang Trung có quan tâm chấn hưng đạo Phật, xuống chiếu
chỉnh đốn việc cất chùa, chọn các tăng nhân có học thức và đạo đức cho coi chùa, song
vì vua mất sớm nên việc này ít thu được kết quả. Triều đại nhà Nguyễn truyền đến đời
vua Tự Đức thì mất chủ quyền, nước ta rơi vào vòng đô hộ của Pháp. Phật giáo Việt
Nam vốn đã suy yếu nay còn điêu tàn hơn.
- Những năm 30 của thế kỷ XX, các hội Phật giáo ở Nam Kỳ, Trung Kỳ và Bắc Kỳ lần
lượt ra đời với những cơ quan ngôn luận riêng. Cho đến năm 1964, các hội đoàn Phật
giáo miền Nam Việt Nam đã thống nhất dưới một mái nhà chung là Giáo Hội Phật
Giáo Việt Nam Thống Nhất. Năm 1981 chín tổ chức Phật giáo trong cả nước đã tổ
-

chức đại hội, thống nhất làm một và lấy danh hiệu là “Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam”.
Cho đến nay, Phật giáo là tôn giáo có số lượng tín đồ đông nhất ở Việt Nam.
Tuy thăng trầm, truân chuyên theo vận nước, nhưng Phật giáo đã hoà vào lòng dân
tộc, tạo nên một sắc thái đặc biệt của riêng Việt Nam. Phật giáo đã đồng hành cùng dân
tộc, đã đồng cam cộng khổ với dân tộc, cùng dân tộc đi qua bao khúc quanh của lịch
sử, chịu đựng bao nỗi thăng trầm của thời cuộc trong công cuộc dựng nước và giữ
nước.
13



3. Sự ảnh hưởng của Phật Giáo đối với Việt Nam
Tích cực
Với dân tộc Việt Nam, Phật giáo góp phần làm nên bản sắc văn hoá dân tộc, là một

3.1.
-

phần không thể thiếu trong nền văn hoá Việt. Phản ánh đậm nét trong cách thức giao
-

tiếp, ứng xử, trong phong tục, tập quán của người Việt Nam.
Phật giáo đã xây dựng được một hệ thống giáo lý đạo đức khá hoàn chỉnh, với những
giá trị nhân văn, nhân bản của nó đã góp phần hình thành lối sống của con người Việt
Nam trong lịch sử cũng như hiện nay. Thực tế lịch sử dân tộc đã chứng minh rằng, sự
khoan dung, hòa hiếu, độ lượng trong đường lối trị quốc của các triều đại Lý - Trần là

-

có sự đóng góp rất lớn của Phật giáo.
Những quan niệm của Phật giáo đã có ảnh hưởng nhất định đến cách thức ứng xử, giao
tiếp của người Việt Nam.
• Về ứng xử, giao tiếp trong gia đình, Phật giáo luôn đề cao sự hoà thuận và trách
nhiệm của các bậc làm cha, làm mẹ. Đức Phật dạy rằng, vợ chồng phải thương yêu,
chung thuỷ với nhau. Cha mẹ phải có trách nhiệm khuyên bảo con làm điều thiện,
ngăn chặn con làm điều ác...
• Trong giao tiếp, ứng xử với cộng đồng, Phật giáo chủ trương thiết lập quan hệ bình
đẳng giữa các cá nhân. Vì trong mỗi cá nhân đều có tính Phật, nếu biết cách tu tập,

-


con người sẽ đoạn trừ được vô minh, tham ái đạt giải thoát.
Phật giáo in đậm dấu ấn trong phong tục, tập quán của người dân Việt Nam. Trong
Phật giáo có hệ thống tín ngưỡng nguyên thủy của cư dân nông nghiệp lúa nước, có
Thần Công, Thổ Địa, có tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên, thờ anh hùng dân tộc, thờ thành

-

hoàng, thờ mẫu đã qua lăng kính tiếp thu của người Việt...
Phật giáo từ lâu đã ăn sâu vào cuộc sống tâm linh của cộng đồng làng, xã Việt Nam.
Chùa thờ Phật trở thành chùa làng, là nơi giải trí chung của cả cộng đồng, là không
gian thiêng để người dân Việt gửi gắm niềm tin. Mùng một, ngày rằm hàng tháng
người dân thường đến chùa lễ Phật, cầu phúc, cầu tài, cầu lộc, mong bình an hạnh phúc

cho bản thân và gia đình.
 Có thể nói, mặc dù trong thời hiện đại, môi trường sống cũng như các mối quan hệ của
con người đã có khá nhiều biến đổi căn bản, nhưng những tư tưởng Phật giáo, những giá
trị truyền thống của dân tộc được Phật giáo dung nạp và bồi đắp hàng ngàn năm qua vẫn
hiện hữu trong lối sống người Việt Nam hiện nay.
Hạn chế

3.2.

14


-

Thứ nhất, Phật giáo tiếp cận thế giới, con người với cái nhìn bi quan, thương cảm. Tất
nhiên, tiếp nhận dưới góc nhìn vô thường, vô ngã của Phật giáo thì tất cả mọi sự cố

chấp,tham luyến của con người đều là nguyên nhân hàng đầu của sự khổ cả. Song, với
góc nhìn của một con người đang sống và đang tồn tại…thì không phải lúc nào cũng
cần tới sự tư duy thấu triệt và cực đoan như thế. Không thể chối cãi rằng chúng ta tồn
tại và phấn đấu không đơn thuần vì bản năng sinh tồn mà còn vì để cho sự tồn tại của
mình,trong dòng chảy vô thường của sự sống sao cho có ý nghĩa. Chúng ta phấn chấn,

-

hạnh phúc, hồ hởi khi sự tồn tại của chúng ta được ghi nhận và thừa nhận về ý nghĩa.
Thứ hai, hạn chế nữa của Phật giáo và để đưa ra phương thức giải quyết tất cả nỗi khổ
đó đều xuất phát từ ý thức, tâm linh, từ sự rèn luyện tính tình, từ sự diệt dục. Tức là,
xét từ góc độ sống tức cực, đã quay lưng lại với hiện thực và để con người tuyệt giao
với hiện thực bằng cách tự triệt tiêu tất cả lòng ham sống của bản thân. Đó là cách lựa

-

chọn của Phật giáo.
Thứ ba, trong khi các thuyết khác người ta lại cố gắng tìm cách tích cực hóa mối quan
hệ giữa con người với thế giới thì Phật giáo lại đi xa vời với thực tế, khiến đầu óc con
người trở nên mông lung, ủy mị, ảo tưởng, kìm hãm sự phát triển của xã hội, làm giảm
động lực phấn đấu của con người, tư tưởng của Phật giáo dễ khiến con người ta trở nên
thụ động, an phận thủ thường mà trong một xã hội thay đổi từng ngày từng giờ như
hiện nay thì đó là điều không thể. Nếu ta đứng im, không chịu phát triển thì chúng ta sẽ

-

bị thụt lùi so với thế giới.
Thứ tư, tư tưởng của Phật giáo luôn hướng con người đến những thứ siêu phàm,là quan
niệm duy tâm thần bí. Chính vì vậy, một số thành phần trong xã hội lợi dụng điều này
để thực hiện bói toán, lên đồng, cúng bái, thực hiện những hành vi lừa đảo, mê tín. dị


đoan…
 Nhưng không thể phủ nhận những đóng góp của phật giáo đối với Việt Nam nói riêng và
nhiều nước trên thế giới nói riêng. Bởi lẽ, không có một tôn giáo nào mà tư tưởng của nó
ăn sâu vào tiềm thức của con người như vậy.
III. Quản lý nhà nước về Phật Giáo
1. Chính sách của Đảng và Nhà nước

Quản lý nhà nước về tôn giáo nói chung và Phật giáo nói riêng là một dạng quản lý
mang tính chất Nhà nước, nó tổ chức và điều hành hoạt động của các pháp nhân tôn giáo và
15


các thể nhân tôn giáo bằng quyền lực nhà nước. Quản lý nhà nước về tôn giáo được thực
hiện bằng các cơ quan quản lý Nhà nước các cấp đối với toàn bộ quá trình hoạt động tôn
giáo nhằm huy động sức mạnh của cộng đồng tín ngưỡng để đạt mục tiêu quản lý Nhà nước.
-

Xuất phát từ nhu cầu hoạt động tín ngưỡng, tôn giáo của nhân dân trong thời kỳ đổi
mới và yêu cầu thực hiện công tác quản lý nhà nước về tín ngưỡng, tôn giáo:
+ Ngày 18/6/2004 Uỷ ban Thường vụ Quốc hội nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt
Nam khoá IX đã thông qua Pháp lệnh tín ngưỡng, tôn giáo;
+ Ngày 29/6/2004 Chủ tịch nước đã ký lệnh công bố Pháp lệnh;
+ Ngày 15/11/2004, Pháp lệnh có hiệu lực thi hành.
+ Nghị định số 22/NĐ-CP ngày 01/3/2005 của Chính phủ hướng dẫn thi hành một số

điều của Pháp lệnh đã được ban hành.
 Đây là những văn bản quy phạm pháp luật điều chỉnh trực tiếp hoạt động tín ngưỡng,
tôn giáo ở nước ta hiện nay. Pháp lệnh tín ngưỡng, tôn giáo ra đời một lần nữa khẳng
định chính sách nhất quán của Nhà nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam đối

với tôn giáo, tạo môi trường pháp lý quan trọng trong việc bảo đảm quyền tự do tín
ngưỡng, tôn giáo của công dân, không những đáp ứng nhu cầu tín ngưỡng, tôn giáo
đang diễn ra rất phong phú, sống động ở nước ta mà còn thích ứng với những Điều
ước quốc tế mà Việt Nam đã tham gia ký kết hoặc gia nhập trong đó có Tuyên ngôn
Quốc tế về Nhân quyền và Công ước Quốc tế về các quyền dân sự, chính trị, đồng
thời là bước tiến quan trọng trong việc xây dựng mối quan hệ ổn định, bền vững giữa
-

Nhà nước và các tổ chức tôn giáo.
Ngày 30-1-2013, Hòa thượng Thích Trí Tịnh, Chủ tịch Hội đồng Trị sự Giáo hội Phật
giáo Việt Nam đã ký Quyết định số 16/QĐ/HĐTS chính thức ban hành Hiến chương
Giáo hội Phật giáo Việt Nam tu chỉnh lần thứ V tại Đại hội đại biểu Phật giáo toàn
quốc lần thứ VII, sau khi đã được Thủ tướng Chính phủ phê chuẩn. Hiến chương tu

-

chỉnh lần thứ V gồm 13 chương, 71 điều, có nhiều nội dung mới.
Để giúp cho các tổ chức Phật giáo ở Việt Nam hoạt động đúng hướng và đúng pháp
luật của nhà nước, cần phải thực hiện tổ chức trên cả 3 mặt: quản lí tổ chức, quản lí
hoạt động, quản lí cơ sở vật chất và phương tiện hành đạo.

+ Xây dựng hệ thống cơ quan có chức năng quản lí nhà nước về các hoạt động tôn giáo ở
những vùng, địa phương có số lượng tín đồ đông tham gia vào Phật giáo.

16


+ Thực hiện các chương trình phát triển nhằm đảm bảo đời sống vật chất, tinh thần và đời
sống sinh hoạt của các Tăng Ni, tín đồ trên cơ sở nguyên tắc tôn trọng và bảo đảm quyền của
công dân.

+ Các bộ, các ngành, trung ương hướng dẫn địa phương xây dựng định hướng quy hoạch, kế
hoạch và cơ chế chính sách phát triển kinh tế- xã hội của từng vùng nhằm giữ vững được
tình hình an ninh, bảo đảm sự đoàn kết trong các tổ chức Phật giáo.
+ Tăng cường các kênh đối ngoại để tạo niềm tin, sự hiểu biết, chia sẻ của các nước về chính
sách phật giáo cũng như những vướng mắc trong công tác xử lí một số vấn đề của Việt Nam.
+ Giữ gìn cơ sở vật chất của Phật giáo nhằm bảo vệ, giữ gìn, bảo tồn các sách kinh,các văn
tự của Đạo Phật, bảo vệ nơi thờ tự của cộng đồng Phật giáo cũng như nơi thờ tự của các gia
đình, dòng họ: Giám sát việc sửa chữa, tu bổ, tôn tạo để đảm bảo điều kiện thờ tự, hành lễ và
bảo tồn những giá trị về mặt nghệ thuật, kiến trúc của các nơi thờ tự.
+ Những tổ chức Phật giáo được nhà nước cấp giấy phép hoạt động sẽ đựơc nhà nước đảm
bảo hoạt động.
+ Quản lí tốt các hoạt động in ấn và xuất bản sách kinh. Những cơ quan được nhà nước cấp
phép mới được sản xuất.
+ Đào tạo đội ngũ những người truyền giáo có tính chuyên nghiệp, tăng cường công tác vận
động tín đồ xây dựng cơ sở chính trị trong các tổ chức Phật giáo của mình.
+ Nhà nước có chính sách, biện pháp thường xuyên và kịp thời nhằm hỗ trợ kinh phí để cán
bộ làm công tác Phật giáo có thể yên tâm thực hiện công việc kể cả ở các vùng sâu, vùng xa
và các vùng đang bị bọn xấu lợi dụng, kích động nhằm lôi kếo tín đồ.
Ví dụ 1:Phật giáo Việt Nam tham gia hội nghị thượng đỉnh Phật giáo quốc tế được tổ
chức hằng năm để thăm và trao đổi với hiệp hội Phật giáo Trung Quốc .
Hội đồng Trị sư Giáo hội Phật giáo Việt Nam đã mời và tổ chức một số hoạt động tôn
giáo trong thời gian 3 tháng đầu năm 2005 và chuyến thăm thứ 2 vào đầu năm 2007. Quan
tâm đến việc sinh hoạt trong các tổ chức Phật giáo của người nước ngoài đang sinh sống và
làm việc tại Việt Nam, tạo điều kiện phù hợp với truyền thống của mỗi nước nhận được sự
ủng hộ của dư luận trong và ngoài nước Đảng và Nhà nước đã có nhiều chương trình hành
động quan tâm, điều hành khá thống nhất, đồng bộ và có sự tham gia tích cực, chủ động của
các bộ ngành, tỉnh, thành phố liên quan, mang lại nhiều kết quả quan trọng cho Phật giáo
17



trong nước nói chung và làm thay đổi nhận thức, tình cảm của bạn bè quốc tế nói
riêng. Đảng và nhà nước ta rất tôn trọng đến tôn giáo, tín ngưỡng nói chung và của Phật giáo
nói riêng. Các quan điểm, giải pháp và các nhiệm vụ chủ yếu của Đảng đã được cụ thể hoá
thành các quy định của pháp luật, tạo nên hành lang pháp lí cho các hoạt động của Phật giáo
và tăng cường hiệu lực, hiệu quả hoạt động của Phật giáo. Chính sách của Đảng và Nhà
nước là nhân đạo, đúng đắn và phù hợp với xu thế tiến bộ của nhân loại, để lại nhiều bài học
và kinh nghiệm làm cơ sở cho việc thực hiện công tác tôn giáo ở nước ta những năm tới
được thực hiệc tốt hơn.
Ví dụ 2: Trong hai ngày 11 và 14/9/2015, Ban Tôn giáo tỉnh phối hợp với Ban Trị sự
Phật giáo Bắc Ninh tổ chức 02 Hội nghị phổ biến chính sách, pháp luật cho chức sắc, tăng ni
Phật giáo.
Tại Hội nghị các chức sắc, tăng ni tiếp tục được tiếp thu những quan điểm, chủ trương,
chính sách đổi mới của Đảng về công tác tôn giáo theo tinh thần Nghị quyết Đại hội Đảng
toàn quốc lần thứ XI; Một số văn bản pháp luật có liên quan đến tín ngưỡng, tôn giáo; Phòng
chống, ngăn chặn các hoạt động truyền đạo trái pháp luật và mê tín dị đoan; Triển khai
chương trình phối hợp hoạt động giữa Ban Thường trực Ủy ban MTTQ Việt Nam tỉnh Bắc
Ninh và Ban Trị sự Phật giáo Việt Nam tỉnh Bắc Ninh giai đoạn 2015 - 2019.
Thông qua các Hội nghị phổ biến chính sách, pháp luật đã góp phần quan trọng giúp
cho chức sắc, tăng, ni có những ứng xử phù hợp với pháp luật về tôn giáo, thực hiện tốt
chính sách pháp luật của Nhà nước, qua đó thực hiện đúng đường hướng hành đạo “ Đạo
pháp - Dân tộc - Chủ nghĩa xã hội” góp phần củng cố khối đại đoàn kết toàn dân, thực hiện
thắng lợi Nghị quyết Đại hội Đảng các cấp đề ra.

1. Thực trạng quản lý nhà nước về Phật Giáo
Được sự bảo trợ của nhà nước, từ 1982 đến nay Giáo hội phật giáo Việt Nam hiện nay
vẫn chưa có một động thái tương xứng với thời gian dài hoạt động, nhất là mặt văn hóa
do giáo hội chủ trương, tại sao?
-

Dù một tổ chức nào, do sự bảo trợ và quản lý chặc chẽ từ bên ngoài, tự thân nó đã đánh

mất tính năng động.
18


-

Phần lớn cán bộ từ trung ương xuống các cấp không tạo được một thành quả xuất sắc,
bởi còn tùy thuộc quá nhiều vào ban tôn giáo, mặt trận và đảng mà giáo hội không toàn
quyền quyết định.

Ví dụ: Xuất gia, thọ giới phải có sự chấp thuận của nhà nước. Một tăng sinh muốn vào
trường phật học, từ sơ cấp đến cao cấp đều qua nhiều cửa ải hành chánh giáo hội và quyết
định cuối cùng là ban tôn giáo, mặt trận cấp xã, quận, tỉnh...
-

Bổ cử nhân sự các cấp phải có sự đồng thuận của nhà nước.

-

Người của nhà nước đưa vào các chức vụ đều có công cách mạng, từ đó ỷ thế cậy
quyền phát sinh, không ai phục ai.

-

Phần lớn nhân sự giáo hội hiện nay không qua trường lớp đào tạo, do nhu cầu chức vụ
kiêm nhiệm nên phải tấn phong non, có nghĩa cấp giáo phẩm đó không do quá trình tu
tập, đạo hạnh, kiến thức và tài năng mà do thế lực và quyền lực.

-


Một số chức vụ không hợp với khả năng của người đảm nhiệm mà lại kiêm nhiệm quá
nhiều chức vụ.

-

Một số tu sĩ trẻ tốt nghiệp, ngoài việc giáo thọ, không được đứng chủ ngành một bộ
phận nào trong giáo hội, chủ ngành có thể là vị quá tuổi, trình độ lạc hậu,bảo thủ, thậm
chí không có khả năng,kiến thức ngoại trừ vây cánh thế lực.Lớp trẻ thừa hành chờ chỉ
thị, không có quyền đóng góp sáng kiến và chủ động sáng tạo.

-

Một quyết sách hay dự án đều phải thông qua ban tôn giáo.

-

Ban giảng huấn có số giáo thọ sư không có khả năng truyền đạt và truyền đạt không
theo nguyên tắc sư phạm.

-

Cái khó khăn của tăng ni hiện nay phải đóng học phí quá nhiều cho mỗi đầu người
(một triệu đồng đối với ngoài đời cũng đã quá lớn) tăng ni các tỉnh về học, phần lớn
chùa quê nghèo không có thầy tổ trợ cấp, cư trú khó khăn, do vậy một số ham học,
19


không đủ điều kiện đã ghi danh học các môn ở trường ngoài không hợp với đời sống
thực của tu sĩ.
-


Số lượng ni sinh đông gấp 3 – 4 lần tăng sinh nên ni sinh gặp vô vàn khó khăn,học phí,
đơn từ,cư trú, giấy giới thiệu, chứng nhận... Nhất là tại thành phố, chùa ni ít, nên ni
sinh đã phải ở nhà phật tử,phòng trọ...Ai bảo đảm để vượt qua vô vàn khó khăn đó đã
không nẩy sinh tiêu cực từ ban giám hiệu trường mà tăng ni sinh thường than vãn ?

-

Số tăng ni sinh hiện nay thi đua học, vì phong trào nhiều hơn là nhu cầu,nên không
chọn cho mình một con đường tu học thích hợp, ngoại trừ một số rất ít thành đạt.

-

Tình trạng lạm phát tu sĩ, phải nói rằng, từ lúc mở cửa và đổi mới của nhà nước, Phật
giáo trở thành mảnh đất phì nhiêu, sinh sôi nẩy nở nhiều sắc màu tệ hại mà lạm dụng
hình thức tu sĩ là một.

-

Thành hội và báo chí kêu ca, hội họp quá nhiều về tệ nạn khất thực phi pháp của số
đông kẻ lạm dụng hình thức tu sĩ để làm tiền quần chúng. Họ là những kẻ từ các tỉnh
đổ về ngụ các bến xe, nhà trọ,các khu ổ chuột, sáng mặc đồ tu sĩ đi khất, chiều về ăn
nhậu cờ bạc, biếng lười lao động, lạm dụng niềm tin của quần chúng đối với tôn giáo,
thế nhưng, giáo hội hầu như bất lực,không hiểu cố ý hay vô tình,nhà nước vẫn lơ cho
họ hoạt động công khai.

-

Nhà nước và giáo hội đều phải có trách nhiệm, bởi lẽ, bôi bác xã hội, sinh nhai bất
chính, trây lười lao động,lừa đảo đức tin,mạo dạng tu sĩ...không thể là việc làm chân

chính những việc đơn thuần như thế giáo hội không giải quyết được thì quy hoạch một
tầm vóc văn hóa cho dân tộc trong tương lai,sẽ làm được gì?

-

Thụ động trong giới tu sĩ cho việc chung là điều hết sức phổ biến, ví dụ lễ Phật đản
không mấy quận huyện chịu làm xe hoa, hay trương cờ, biểu ngữ,vì vậy lễ Phật đản
quần chúng ngỡ như xa lạ.

20


-

Hành sự tôn giáo cứ như miễn cưỡng đóng góp lệ phí, nhưng thi nhau xây dựng am
thất chùa miếu cá nhân một cách vô trật tự và kém thẩm mỹ không có nét đặc thù của
Phật giáo Việt Nam. Hiện nay, mọi sinh hoạt và đời sống tu sĩ đang ngoài tầm tay của
giáo hội.
 Về văn hóa, ngoại trừ thành phố Hồ Chí Minh có sự cố gắng chừng mực từ viện Phật

học Vạn Hạnh và báo Giác Ngộ, các đầu sách dịch phẩm, sáng tác, khảo cứu, thư
pháp, được khuyến khích, triển lãm, in ấn. Hình như trung ương chưa có một chủ
trương rõ nét cho một luồng văn hóa mới thích hợp với xã hội và dân tộc tính; Giáo
hội Phật giáo Việt Nam hiện nay chưa định hình và định hướng rõ chiều hướng phát
triển văn hóa và tâm linh của dân tộc để chủ động giáo dục quần chúng; Phật giáo
Việt Nam hiện nay không thiếu nghệ sĩ các ngành, nhưng lòng nhiệt thành của họ
không có đất để ươm mầm và phát triển.
-

Một tình trạng phổ biến thật đau lòng hiện nay, nghi lễ, ngoài sự biểu hiện của tôn

giáo, nó là một nghệ thuật tấu âm có giá trị, không những của Phật Giáo mà còn biểu
hiện một văn hóa âm nhạc của dân tộc trong quá khứ đến nay, thế nhưng, một tác dụng
phụ giúp cho nhiều kẻ bám vào đó làm phương tiện sống. Các chùa thi nhau lập dàn
chẩn tế, trai tăng tốn hàng chục triệu trong khi đó tăng ni sinh nghèo thiếu tiền ăn học,
một số chùa chơn tu không đủ gạo cho chúng điệu mỗi ngày. Các chùa miền Bắc còn
tràn ngập mê tín, đồng bóng, tứ phủ, các sư kiêm nhiệm trụ trì nhiều chùa mà trình độ
phật pháp không có,đưa quần chúng lún sâu vào tà giáo.

-

Tăng ni trẻ đang có khuynh hướng nặng về vật chất, hư danh, đua đòi, bỏ quên tâm
linh đang cần bồi dưỡng. Các bậc danh tăng, chơn tu đã tìm chốn ẩn cư nên quần
chúng khó được giao tiếp.

-

Hoằng pháp, một nhiệm vụ trọng yếu của việc truyền bá, các khóa giảng công cộng
cho phật tử thường được tổ chức, đó chỉ là đem lại cho quần chúng một cái hiểu chung
chung, không nắm vững và sâu giáo lý, không giúp ích thiết thực cho việc tu tập, vì
vậy, cần phải có lớp chuyên sâu cho từng trình độ. Chương trình hoằng pháp mang tính
21


cục bộ, không nhắm đến toàn diện , chỉ nhắm đến một số phật tử gần gũi mà không
thấy được nhu cầu hiện thực của đại đa số,chủ đề trọng yếu của giáo lý như nhân quả,
nghiệp báo... giải thích không rõ ràng.
-

Kiểm tăng? Hình như giáo hội hiện nay thả nổi và bất lực. Tình trạng suy đồi đạo đức
cá nhân của tu sĩ hiện nay khá phổ biến đến mức báo động. Nhận đệ tử xuất gia bừa

bãi, không trách nhiệm dạy dỗ, vì vậy tu sĩ trẻ dể kiêu mạn, phạm giới thường xuyên.
Số lượng tu sĩ trẻ hiện nay phát triển nhanh và đông , không phải là điềm tốt nếu không
có kỷ luật và được giáo dục giới luật nghiêm minh

-

Trong một chừng mực nào đó, Phật Giáo Việt Nam hiện nay vẫn được tự do hành đạo
theo khuyng hướng riêng, thế nhưng giáo hội và các tông phái vẫn chưa vạch ra một
phong cách và phương hướng hành đạo để nẩy mầm nếp sống văn hóa đặc thù ấy.

-

Về mặt nhà nước Việt Nam, ngành thông tin văn hóa, sau khi mở cửa và định hướng
đức tin quần chúng, đã tự do buông thả.

-

Cái mà trước đây cho là mê tín đị đoan, bây giờ được gọi là dạng văn hóa dân tộc, tín
ngưỡng nhân dân, tự do phát triển một cách nguy hại.

Ví dụ: miếu mạo, đồng bóng tứ phủ, miếu năm ông,bà ngũ hành, chúa Xứ, đồng cô bóng
cậu, xin xăm, vay tiền thánh...thờ các ngẫu tượng sặc mùi mê tín, bình vôi, gốc đa, ông táo,
thậm chí ông Tề là nhân vật giả tưởng của Ngô Thừa Ân cũng trở thành hiển thánh, một ngôi
chùa thuộc quận 12 đã thờ cúng, quần chúng đến tấp nập. Người tin không rõ nguồn gốc,
không phân biệt lợi hại, chính tà!
-

Tuy những dạng đức tin như thế không có một tổ chức rõ ràng, không cấu kết thành lực
lượng cuồng tín đe dọa an ninh quốc gia, nhưng nguy hại gấp ngàn lần cho dân trí
trong nhiều thế hệ mà hiện nay các nước tiến bộ đã giản lược đức tin,loại trừ thần

quyền,hướng về xây dựng đời sống tâm linh cho con người để xã hội có đạo đức lành
mạnh.

22


-

Việc buông thả cho nhân dân mê tín, thậm chí còn được báo, đài, truyền hình ca ngợi,
quảng cáo, đó không phải là tôn trọng tự do tín ngưỡng, mặt khác, một nguồn lợi hàng
tỷ đồng trong mỗi mùa lể, đem lại cho ngân sách địa phương một số tiền khổng lồ
không cần phải đầu tư vốn liếng, đó là món lợi trước mắt mà hậu quả về lâu về dài đất
nước phải gánh chịu một tầng lớp dân trí lạc hậu, chậm tiến.

Ví dụ: bà Chúa Xứ ở Châu Đốc, mỗi ngày địa phương thu được hàng chục triệu từ thùng
công đức do nhân dân thập phương đền cúng.
-

Thiết nghĩ nhà nước khởi xướng nếp sống văn hóa mới, nên định rõ đức tin và đời sống
văn hóa tâm linh để xã hội: không cực đoan mê tín, cuồng tín của tín ngưỡng, cũng
không bát nháo, xáo trộn hụt hẩng niềm tin của xã hội phát triển vật chất không cân
bằng với tâm linh.

-

Trên thế giới nói chung và Việt Nam nói riêng những tôn giáo có bề dày lịch sử xây
dựng và ổn định xã hội bằng tinh thần hòa bình, giáo dục nhân dân có tinh thần dân
tộc, đào tạo đạo đức tâm linh để có những con người xuất chúng như thời đại Lý Trần,
giới lãnh đạo nhà nước và chuyên ngành văn hóa nên biết tận dụng mà không phải mất
thời gian mò mẫm, sửa sai để tìm hướng đi đúng cho dân tộc. Ngay bây giờ cần phải

chắt lọc, khai triển và giáo dục nhân dân có một đức tin lành mạnh để kịp cân bằng với
nền kinh tế mở cửa du nhập vào nhiều nền văn minh bạo lực, thần quyền mà các nước
tiến bộ đang đào thải.

3. Sự ảnh hưởng của quản lý nhà nước về Phật Giáo
Tích cực
Đạo Phật là một trong những tôn giáo lớn nhất Việt Nam hiện nay, sự ảnh hưởng của

3.1.
-

nó đối với xã hội, với đời sống của những người dân theo đạo Phật là vô cùng to lớn.
Nắm được điều nay, Nhà nước ta đã có những chính sách quản lý Phật giáo và quản lý,
ứng dụng tốt trong thực tiễn, cụ thể như:
• Thực hiện quản lý hoạt động lễ nghi, cúng bái, sự kiện Phật giáo tại từng địa
phương

23




Nghiêm khắc trừng phạt những hành vi vi phạm pháp luật khi hoạt động Phật giáo

diễn ra
• Cấp đăng ký hoạt động cho những tổ chức Phật giáo phù hợp
• Thành lập Giáo hội Phật giáo Việt nam, quản lý tốt các hoạt động Phật giáo, mở
trường đào tạo chuyên sâu
• Các di tích Phật giáo như đền chùa, được bảo tồn, cải tạo, phát triển như danh lam



thắng cảnh….
Hỗ trợ và tạo điều kiện để các ngôi chùa tham gia nuôi nhận trẻ em có hoàn cảnh

đặc biệt , người nghèo…
• Tạo điều kiện thuận lợi cho các đệ tử Phật giáo hành lễ, giảng đạo và tổ chức lễ hội
tôn giáo, lễ hội truyền thống tại các cơ sở thờ tự, đáp ứng nguyện vọng chính đáng,
hợp pháp về xây dựng, tu bổ cơ sở thờ tự của các tôn giáo.
• Tuyên truyền pháp luật có liên quan đến tôn giáo.
3.2.
Hạn chế
- Vẫn tiếp tục diễn ra các hoạt động phi pháp tại các chùa chiền, đền…
- Các cá nhân, tổ chức lợi dụng sự tín Phật để trục lợi chưa được kiểm soát.
- Khai thác không triệt để các di tích lịch sử, chùa, đền.
- Nếp sống không văn minh của một số bộ phận theo đạo vấn diễn ra.
4. Giải pháp trong quản lý nhà nước về Phật Giáo
-

Qua cuộc sống kinh tế thị trường, nhân dân ta đang giành giật, bon chen, ít nhiều ảnh
hưởng tâm lý ổn định. Tôn giáo không có cơ cấu tổ chức chặc chẽ như Phật Giáo bị
nhiều yếu tố chi phối như đã nêu, cơ quan chủ quản văn hóa không định hình rõ chiều
hướng văn hóa Việt Nam trong tương lai, khuynh hướng vật chất nặng hơn tâm linh và
tình cảm của xã hội ta hiện nay,luồng văn hóa ngoại lai không thích hợp tâm lý dân tộc
đang xâm lấn vào đất nước ta từng ngày và nhất là một tín ngưỡng vong bản,xem con

-

người là công cụ để phục vụ thần quyền quả là một đe dọa trầm trọng cho dân tộc.
Để tiếp tục thực hiện tốt chính sách dân tộc, tôn giáo trong thời gian tới cần phải:



Thứ nhất, tăng cường công tác tuyên truyền, giáo dục ý thức quốc gia dân tộc cho
chức sắc, tín đồ Phật giáo.



Thứ hai, tăng cường đào tạo đội ngũ cán bộ người dân tộc, đặc biệt là cán bộ làm
công tác dân tộc, tôn giáo. Tuyển chọn những cán bộ, chức sắc có “đức cao, vọng
trọng” và có uy tín trước đồng bào.
24




Thứ ba, đầu tư mạnh mẽ hơn vào các dự án phát triển kinh tế - xã hội, văn hóa, giáo
dục, y tế để nâng cao đời sống vật chất và tinh thần cho tín đồ Phật giáo



Thứ tư, đảm bảo quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo của nhân dân; giải quyết kịp thời
những tâm tư, nguyện vọng liên quan đến vấn đề tôn giáo của đồng bào, tạo điều
kiện, môi trường thuận lợi cho sinh hoạt tôn giáo diễn ra bình thường trong khuôn
khổ pháp luật.



Thứ năm, đầu tư tôn tạo các di tích, chùa chiền; bảo tồn, phát huy các giá trị, bản sắc
văn hóa truyền thống tốt đẹp cho đồng bào dân tộc và khuyến khích đồng bào hạn
chế, xóa bỏ những hủ tục, tiêu cực để hòa nhập vào xu thế phát triển chung của đất
nước và thời đại.




Thứ sáu, tăng cường sự lãnh đạo của Đảng, sự quản lý của Nhà nước, phát huy tính
tích cực, chủ động, sáng tạo của các tổ chức chính trị - xã hội đối với công tác dân
tộc – tôn giáo; kịp thời phát hiện, vạch trần và đập tan âm mưu phá hoại của các thế
lực thù địch đối với khối đại đoàn kết dân tộc.

-

Trách nhiệm của giới cầm quyền là một phần, Phật Giáo cũng cần lột xác để cùng có
nghĩa vụ với dân tộc cho dù đang bị ràng buộc. Nhất là lĩnh vực văn hóa, Phật Giáo
thừa khả năng phát tiết tinh hoa nếu tu sĩ được giáo dục cẩn thận và thực tu, thực
chứng. Thiết nghĩ, Giáo hội phật giáo Việt Nam hiện nay cần:


Kiện toàn lại cơ cấu tổ chức gọn nhẹ; khi mà hiệu năng hoạt động kém, tinh giảm
các ban bệ chưa cần;



Thải hồi những nhân sự thiếu năng lực và không kiêm nhiệm nhiều chức năng.



Đặt nặng vấn đề giáo dục Tăng phong đạo cách để một tu sĩ Phật Giáo xứng đáng
một Thiên nhân chi đạo sư.




Giáo dục bắt buộc mọi tu sĩ và Phật tử có một trình độ giáo lý cơ bản.
25


×