Tải bản đầy đủ (.docx) (22 trang)

QUẢN lý NHÀ nước về văn hóa, GIÁO dục, y tế

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (215.73 KB, 22 trang )

DANH SÁCH NHÓM 4 – LỚP KH14 NHÂN SỰ 2
Họ và tên
1. Đào Thị Hảo
2. Chu Thị Hóa
3. Quàng Thị Hương
4. Nguyễn Thị Thu Huyên
5. Nguyễn Thị Thanh Huyền
6. Nguyễn Thị Lan
7. Trần Thị Mai
8. Ma Thị Mơ
9. Bùi Thị Ngần
10.Trần Văn Nhì
11.Bùi Thị Thanh Quý
12.Phạm Thị Thanh Thuận
13.Vi Thị Thúc
14.Nguyễn Thị Thủy
15.Lý Huyền Trang
16.Lưu Thị Thùy Vân
17.Mai Thị Bích Vân
18.Ngô Thị Xuân

Ghi chú
Nhóm trưởng

07/05/1995


BÀI TẬP NHÓM 4 LỚP KH14 NHÂN SỰ 2
MÔN HỌC:
QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ VĂN HÓA, GIÁO DỤC, Y TẾ


ĐỀ TÀI: QUẢN LÝ DI TÍCH – DI SẢN VĂN HÓA

A.

PHẦN MỞ ĐẦU

Di tích – di sản văn hóa là tài sản quý giá của cộng đồng trong xu thế hội
nhập quốc tế, các quốc gia, dân tộc phải hướng tới việc tôn trọng sự đa dạng văn
hóa và bảo vệ, tôn vinh bản sắc văn hóa dân tộc để tạo nên nền tảng tinh thần cho
quá trình hội nhập và phát triển. Với vai trò to lớn đó, các di tích – di sản văn hóa
là những giá trị cần được bảo tồn và phát huy, nếu muốn làm tốt việc này thì nhất
thiết phải có sự quản lý của cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền. Bởi lẽ, với
lý do sự ra đời của Nhà nước nhằm quản lý mọi mặt của đời sống xã hội, bởi vậy,
nhà nước là chủ thể quan trọng nhất trong quản lý nhằm phát huy giá trị của các di
tích – di sản văn hóa. Các cơ quan quản lý nhà nước về lĩnh vực này mang trên vai
trọng trách vô cùng to lớn. Đó là bảo tồn và phát huy “quốc hồn quốc túy” của dân
tộc. Vì vậy, nghiên cứu để tìm ra những biện pháp cụ thể để gìn giữ và làm sáng
lên những nét văn hóa đẹp của dân tộc là trách nhiệm của mỗi cơ quan, mỗi người
cán bộ văn hóa. Để có thể đạt được hiệu quả cao nhất thì không thể thiếu sự đóng
góp nhiệt tình của toàn thể cá nhân, cộng đồng trong xã hội. Vì một Việt Nam tươi
đẹp đậm đà bản sắc dân tộc.


B. PHẦN NỘI DUNG
KHÁI QUÁT CHUNG

I.
1. Khái niệm
a. Khái niệm “di tích lịch sử - di sản văn hóa”.


Theo khoản 1 điều 28, luật Di sản văn hóa 2001 và luật sửa đổi bổ sung
một số điều của luật Di sản văn hóa năm 2009. Di tích lịch sử văn hóa là công
trình xây dựng, địa điểm và các di vật, cổ vật, bảo vật quốc gia thuộc công
trình, địa điểm đó có giá trị lịch sử, văn hóa, khoa học. Và cũng theo khoản 1
điều 28, luật Di sản văn hóa 2001 và luật sửa đổi bổ sung một số điều của luật
Di sản văn hóa năm 2009 thì di tích lịch sử văn hóa phải có một trong các tiêu
chí sau đây:
- Công trình xây dựng, địa điểm gắn với sự kiện lịch sử, văn hóa tiêu biểu của
quốc gia hoặc địa phương. Các di tích tiêu biểu thuộc loại này như: đền
Hùng, Cổ Loa, Cố đô Hoa Lư, Bãi cọc Bạch Đằng, Cột cờ...
- Công trình xây dựng, địa điểm gắn với thân thế và sự nghiệp của anh hùng dân
tộc, danh nhân, nhân vật lịch sử có ảnh hưởng tích cực đến sự phát triển của
quốc gia hoặc của địa phương trong các thời kỳ lịch sử. Các di tích tiêu biểu
thuộc loại này như: Khu di tích lịch sử Kim Liên, Đền Kiếp Bạc, Quần thể di
tích danh thắng Yên Tử, Lam Kinh, đền Đồng Nhân...
- Địa điểm khảo cổ có giá trị tiêu biểu. Các di tích tiêu biểu thuộc loại này
như: Hoàng thành Thăng Long, hang Con Moong, di chỉ Đông Sơn, động
Người Xưa, thánh địa Mỹ Sơn…
- Công trình kiến trúc, nghệ thuật, quần thể kiến trúc, tổng thể kiến trúc đô thị và
địa điểm cư trú có giá trị tiêu biểu cho một hoặc nhiều giai đoạn phát triển kiến
trúc, nghệ thuật. Các di tích tiêu biểu loại này như: Chùa Bút Tháp, phố cổ Hội
An, nhà thờ Phát Diệm, chùa Keo, đình Tây Đằng, Chùa Phật Tích.
- Di tích thắng cảnh (danh lam thắng cảnh) là cảnh quan thiên nhiên hoặc địa
điểm có sự kết hợp giữa cảnh quan thiên nhiên với công trình kiến trúc có giá


trị lịch sử, thẩm mỹ, khoa học. Các di tích quốc gia đặc biệt tiêu biểu thuộc loại
này như 4 danh lam thắng cảnh khu danh thắng: Tây Thiên, Tràng An - Tam
Cốc - Bích Động, vịnh Hạ Long, động Phong Nha.
Từ trên ta có thể thấy rõ, di tích lịch sử văn hóa là nơi kết tinh văn hóa

tiêu biểu của dân tộc, gắn liền với tiến trình lịch sử, nơi hội tụ và gắn kết cộng
đồng các dân tộc Việt Nam. Di tích lịch sử văn hóa gồm: di tích lịch sử, di tích
kiến trúc nghệ thuật, di tích khảo cổ. Nó là nơi gắn với những sự kiện lịch sử,
văn hóa tiêu biểu, những địa điểm gắn với thân thế và sự nghiệp của anh hùng
dân tộc, danh nhân, nhân vật lịch sử tiêu biểu, có những đóng góp ảnh hưởng
đến sự tiến bộ của lịch sử dân tộc. Các địa điểm này là nơi giáo dục truyền
thống lịch sử vẻ vang của dân tộc, đồng thời di tích lịch sử cũng gắn liền với nét
đẹp văn hóa của đất nước ta. “ Đến với di tích lịch sử, khách tham quan như
được đọc cuốn sử ghi chép về những con người, những sự kiện tiêu biểu, được
cảm nhận một cách chân thực về lịch sử, những cảm nhân không dễ có được
khi chỉ đọc những tư liệu ghi chép của đời sau”.
Bản sắc văn hóa nước ta một phần được thể hiện qua các di sản văn
hóa. Di sản văn hóa bao gồm: di sản văn hóa phi vật thể và di sản văn hoá vật
thể. Đây là sản phẩm tinh thần, vật chất có giá trị lịch sử, văn hóa, khoa học
được lưu truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác. Nó được con người cảm xúc,
rung động, thưởng thức và đặt tên theo cách hiểu của văn hóa Việt Nam. Nhiều
nơi trên thế giới có thể cũng có vật thể giống như núi Vọng phu, như hòn Trống
mái nhưng nó không có tên gọi như vậy. Nhà thơ Nguyễn Khoa Điềm đã nói về
điều ấy rất tinh tế:
Những người vợ nhớ chồng nên có núi Vọng phu,
Vợ chồng yêu nhau nên có hòn Trống mái
Những học trò nghèo nên có núi Bút non Nghiên.


Di sản văn hóa bao gồm: di sản văn hóa phi vật thể và di sản văn hoá vật
thể. Đây là sản phẩm tinh thần, vật chất có giá trị lịch sử, văn hóa, khoa học
được lưu truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác.
Theo Điều 4 - Luật Di sản văn hóa năm 2001, sđbs năm 2009: Di sản văn
hóa phi vật thể là sản phẩm tinh thần gắn với cộng đồng hoặc cá nhân, vật thể và
không gian văn hóa liên quan, có giá trị lịch sử, văn hóa, khoa học, thể hiện bản

sắc của cộng đồng, không ngừng được tái tạo và được lưu truyền từ thế hệ này
sang thế hệ khác bằng truyền miệng, truyền nghề, trình diễn và các hình thức khác.
Các loại di sản văn hóa phi vật thể bao gồm: Tiếng nói, chữ viết của các dân
tộc Việt Nam; Ngữ văn dân gian (bao gồm sử thi, ca dao, dân ca, tục ngữ, hò, vè,
câu đố, truyện cổ tích, truyện trạng, truyện cười, truyện ngụ ngôn, hát ru và các
biểu đạt khác được chuyển tải bằng lời nói hoặc ghi chép bằng chữ viết); Nghệ
thuật trình diễn dân gian (bao gồm âm nhạc, múa, hát, sân khấu và các hình thức
trình diễn dân gian khác); Tập quán xã hội và tín ngưỡng (bao gồm luật tục, hương
ước, chuẩn mực đạo đức, nghi lễ và các phong tục khác); Lễ hội truyền thống;
Nghề thủ công truyền thống; Tri thức dân gian (bao gồm tri thức về thiên nhiên,
đời sống con người, lao động sản xuất, y, dược học cổ truyền, ẩm thực, trang phục
và các tri thức dân gian khác).
Theo khoản 2, điều 4 Luật Di sản văn hóa 2001, sđbs năm 2009: Di sản văn
hóa vật thể là sản phẩm vật chất có giá trị lịch sử, văn hóa, khoa học, bao gồm di
tích lịch sử - văn hóa, danh lam thắng cảnh, di vật, cổ vật, bảo vật quốc gia…
Di sản văn hóa Việt Nam là tài sản quý giá của cộng đồng các dân tộc Việt
Nam và là một bộ phận của di sản văn hóa nhân loại. Nó có vai trò to lớn trong sự
nghiệp dựng nước và giữ nước của nhân dân ta.
b. Khái niệm quản lý nhà nước về di tích - di sản văn hóa.


Quản lý nhà nước là một khái niệm gần gũi gắn liền với các hoạt động quản
lý của nhà nước trên nhiều mặt, nhiều lĩnh vực của đời sống xã hội. Theo nghĩa
rộng: “QLNN là hoạt động của nhà nước trên các lĩnh vực lập pháp, hành pháp và tư
pháp nhằm thực hiện chức năng đối nội và đối ngoại của nhà nước”. Theo nghĩa hẹp,
quản lý nhà nước đó là quá trình tác động có tổ chức và được điều chỉnh bằng
quyền lực nhà nước của các cơ quan trong hệ thống hành pháp từ trung ương đến
địa phương tiến hành tác động đến các mối quan hệ, các hành vi của con người
trong mọi lĩnh vực của đời sống xã hội, nhằm duy trì trật tự, kỷ cương pháp luật
theo mục tiêu, định hướng của nhà nước.

Từ đó, ta có khái niệm quản lý nhà nước về di tích lịch sử - di sản văn hóa
là sự tác động có tổ chức, chỉ đạo và điều hành thực hiện, kết hợp với thanh tra,
kiểm tra bằng quyền lực nhà nước, do các cơ quan trong bộ máy nhà nước về di
tích tiến hành, trên cơ sở các văn bản quy phạm pháp luật về di tích lịch sử, để thực
hiện chức năng, nhiệm vụ và quyền hạn của nhà nước nhằm điều chỉnh các quan hệ
xã hội và hành vi của công dân đối với lĩnh vực di tích.
2. Cơ sở pháp lý của hoạt động quản lý di tích – di sản văn hóa.
Để tăng cường hiệu lực quản lý nhà nước, nhằm nâng cao trách nhiệm của
nhân dân trong việc tham gia bảo vệ và phát huy di tích lịch sử - di sản văn hóa,
nhà nước đã ban hành và tổ chức thực hiện các văn bản quy phạm pháp luật về di
tích lịch sử - di sản văn hóa. Đây là một nội dung quan trọng, là bước tiếp theo để
hiện thực hóa những chính sách, quy hoạch, kế hoạch về di sản văn hóa mà Đảng,
Nhà nước đã đề ra trước đó. Ban hành các văn bản quy phạm pháp luật là một công
việc quan trọng, tạo hành lang pháp lý cho các cơ quan chức năng tiến hành các
hoạt động nhằm hiện thực hóa các yêu cầu, nhiệm vụ và mục tiêu đề ra trước đó,
đưa các chiến lược, quy hoạch, kế hoạch phát triển di sản văn hóa đi vào đời sống.


Sinh thời, Chủ tịch Hồ Chí Minh luôn đề cao các giá trị di sản văn hóa dân
tộc. Ngày 23 tháng 11 năm 1945, sau khi đất nước giành được độc lập, Người đã
ký Sắc lệnh số 65/SL “Ấn định nhiệm vụ của Đông Phương Bác cổ Học viện” Sắc lệnh đầu tiên của Nhà nước ta về việc bảo tồn di sản văn hóa dân tộc. Đây là
sắc lệnh đầu tiên của Nhà nước ta về việc bảo tồn di sản văn hóa dân tộc và cũng là
tiền đề của ngày Di sản Văn hóa Việt Nam được tổ chức hàng năm.
Các văn kiện Đại hôi Đảng III, IV, V xác định cách mạng tư tưởng văn hóa
là một trong ba cuộc cách mạng phải tiến hành đồng thời (cách mạng quan hệ sản
xuất, cách mạng khoa học kỹ thuật, cách mạng tư tưởng văn hóa). Hội nghị trung
ương 5 khóa VIII cũng thông qua nghị quyết về “Xây dựng và phát triển văn hóa
Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc”, trở thành tư tưởng chỉ đạo cơ bản
trong quá trình xây dựng và phát triển văn hóa Việt Nam.
Năm 2001, Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam đã ban

hành Luật Di sản Văn hóa ngày 29/06/2001, đánh dấu một bước tiến quan trọng
trong sự nghiệp bảo tồn di sản văn hóa Việt Nam. Ngày 11 tháng 11 năm 2002,
Chính phủ ban hành Nghị định 92/2002/NĐ- CP Quy định chi tiết thi hành một số
điều của Luật Di sản Văn hóa 2001.
Luật Di sản Văn hóa đã được sửa đổi, bổ sung năm 2009 cho phù hợp với
sự phát triển chung của đất nước. Ngày 21/09/2010, Chính phủ ban hành Nghị định
98/2010/NĐ – CP Quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Di sản văn hóa
và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Di sản văn hóa.
Ngoài ra, Chính phủ, Bộ VHTT&DL cũng đã ban hành nhiều văn bản
QPPL khác như:

Số kí hiệu
23/2016/QĐ-

Ngày ban
hành
06/07/2016

Tên văn bản
Quyết định Quy định việc đưa bảo vật quốc gia


TTg

ra nước ngoài có thời hạn để trưng bày, triển
lãm, nghiên cứu hoặc bảo quản

61/2016/NĐ-

01/07/2016


CP

Nghị định Quy định điều kiện kinh doanh giám
định cổ vật và hành nghề bảo quản, tu bổ, phục
hồi di tích lịch sử - văn hóa, danh lam thắng
cảnh

09/2015/TTLT

11/12/2015

Thông tư liên tịch qui định mã số và tiêu chuẩn

-BVHTTDL-

chức danh nghề nghiệp viên chức chuyên

BNV

ngành di sản văn hóa

17/2013/TT-

30/12/2013

BVHTTDL

Thông tư hướng dẫn xác định chi phí lập quy
hoạch, dự án, báo cáo kinh tế - kỹ thuật bảo

quản, tu bổ, phục hồi di tích

11/2013/TT-

16/12/2013

BVHTTDL
3878/QĐ-

Thông tư quy định về sưu tầm hiện vật của bảo
tàng công lập

01/11/2013

BVHTTDL

Quyết định quy định chức năng, nhiệm vụ,
quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Cục Di sản
văn hóa

19/2012/TT-

28/12/2012

BVHTTDL
20/2012/TT-

Thông tư quy định loại di vật, cổ vật không
được mang ra nước ngoài


28/12/2012

BVHTTDL

Thông tư quy định về hồ sơ và thủ tục gửi,
nhận gửi tư liệu di sản văn hóa phi vật thể, di
vật, cổ vật, bảo vật quốc gia

4137/QĐBVHTTDL

30/10/2012

Quyết định về việc thành lập Hội đồng thẩm
định hồ sơ khoa học di sản văn hóa phi vật thể
để đưa vào Danh mục Di sản văn hóa phi vật


thể quốc gia
4138/QĐ-

30/10/2012

BVHTTDL

Quyết định ban hành Quy chế tổ chức và hoạt
động của Hội đồng thẩm định hồ sơ khoa học
di sản văn hóa phi vật thể để đưa vào Danh
mục di sản văn hóa phi vật thể quốc gia

70/2012/NĐ-


18/09/2012

CP

Nghị định quy định thẩm quyền, trình tự, thủ
tục lập, phê duyệt quy hoạch, dự án bảo quản,
tu bổ, phục hồi di tích lịch sử - văn hóa, danh
lam thắng cảnh

13/2010/TT-

30/12/2010

BVHTTDL
09/2011/TT-

Thông tư quy định trình tự, thủ tục đề nghị
công nhận bảo vật quốc gia

14/07/2010

BVHTTDL

Thông tư quy định về nội dung hồ sơ khoa học
để xếp hạng di tích lịch sử - văn hóa và danh
lam thắng cảnh

04/2010/TT-


30/06/2010

BVHTTDL

Thông tư quy định việc kiểm kê di sản văn hóa
phi vật thể và lập hồ sơ khoa học di sản văn
hóa phi vật thể để đưa vào Danh mục di sản
văn hóa phi vật thể quốc gia

16/CT-

03/02/2010

BVHTTDL

Chỉ thị về việc tăng cường công tác chỉ đạo
quản lý hoạt động văn hóa, tín ngưỡng tại di
tích

73/CT-

19/05/2009

BVHTTDL

Chỉ thị về việc tăng cường các biện pháp quản
lý di tích và các hoạt động bảo quản, tu bổ và
phục hồi di tích

86/2008/ QĐ-


30/12/2008

Quy chế thăm dò, khai quật khảo cổ


BVHTTDL
3. Cơ quan, cá nhân chịu trách nhiệm quản lý nhà nước về di tích – di sản
văn hóa.
Cho đến nay chúng ta đã có bộ máy quản lý nhà nước về di sản văn hóa
tương đối hoàn thiện, được quy định rõ ràng trong luật Di sản văn hóa 2001 (sđbs
2009) và các văn bản quy phạm pháp luật khác.
Theo Luật Di sản văn hóa và các văn bản quy phạm pháp luật có liên quan
đã quy định:
-

Chính phủ thống nhất quản lý nhà nước về di sản văn hóa.
Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch là cơ quan của Chính phủ,

chịu trách nhiệm trước Chính phủ thực hiện quản lý nhà nước về di sản văn
hóa.
-

Các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ có trách

nhiệm quản lý nhà nước về di sản văn hóa theo phân công của Chính phủ.
- Chính phủ quy định cụ thể trách nhiệm của bộ, cơ quan ngang
bộ trong việc phối hợp với Bộ VHTT&DL để thực hiện thống nhất quản lý
nhà nước về di sản văn hóa.
- Ủy ban nhân nhân (UBND) các cấp trong phạm vi nhiệm vụ và

quyền hạn của mình thực hiện việc quản lý nhà nước về di sản văn hóa ở địa
phương theo phân cấp của Chính phủ.
- Đối với cấp tỉnh, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch chịu trách
nhiệm tham mưu cho UBND tỉnh thực hiện QLNN về văn hóa nói chung, di
sản văn hóa nói riêng trên địa bàn.
- Theo điều 33, luật Di sản văn hóa năm 2001 quy định:
+ Tổ chức, cá nhân là chủ sở hữu hoặc được giao quản lý, sử dụng di
tích có trách nhiệm bảo vệ di tích đó; trong trường hợp phát hiện di tích bị lấn
chiếm, hủy hoại hoặc có nguy cơ bị hủy hoại phải kịp thời có biện pháp ngăn chặn


và thông báo cho cơ quan chủ quản cấp trên trực tiếp, ủy ban Nhân dân địa phương
hoặc cơ quan nhà nước có thẩm quyền về văn hóa - thông tin nơi gần nhất.
+ Ủy ban Nhân dân địa phương hoặc cơ quan nhà nước có thẩm quyền
về văn hóa - thông tin khi nhận được thông báo về di tích bị hủy hoại hoặc có nguy
cơ bị hủy hoại phải kịp thời áp dụng các biện pháp ngăn chặn, bảo vệ và báo cáo
ngay với cơ quan cấp trên trực tiếp.
+ Bộ Văn hóa - Thông tin khi nhận được thông báo về di tích bị hủy
hoại hoặc có nguy cơ bị hủy hoại phải kịp thời chỉ đạo và hướng dẫn cơ quan nhà
nước có thẩm quyền ở địa phương, chủ sở hữu di tích áp dụng ngay các biện pháp
ngăn chặn, bảo vệ; đối với di tích quốc gia đặc biệt phải báo cáo với Thủ tướng
Chính phủ.
Quản lý về di sản văn hóa trên địa bàn huyện do phòng Văn hóa –
Thông tin là cơ quan chuyên môn tham mưu cho UBND huyện thực hiện quản lý
nhà nước về di sản văn hóa trên địa bàn huyện.
Ở cấp xã có công chức về văn hóa, xã hội, tham mưu cho UBND xã
quản lý nhà nước đối với các di sản văn hóa trên địa bàn.
II.
HOẠT ĐỘNG QUẢN LÝ DI TÍCH – DI SẢN VĂN HÓA
1. Khái quát chung về di tích – di sản văn hóa của nước ta.

Di tích là dấu vết của quá khứ còn lưu lại trong lòng đất hoặc trên mặt
đất có ý nghĩa về mặt văn hóa và lịch sử. Ở Việt Nam, 1 di tích khi đủ các điều
kiện sẽ được công nhận theo thứ tự: di tích cấp tỉnh, di tích cấp quốc gia và di tích
quốc gia đặc biệt. Tính đến năm 2014, Việt Nam có hơn 40.000 di tích, thắng cảnh
trong đó có hơn 3.000 di tích được xếp hạng di tích quốc gia và hơn 7.000 di tích
được xếp hạng cấp tỉnh. Mật độ và số lượng di tích nhiều nhất ở 11 tỉnh vùng đồng
bằng sông Hồng với tỷ lệ chiếm khoảng 70% di tích của Việt Nam. Trong số di tích
quốc gia có 62 di tích quốc gia đặc biệt và trong số đó có 8 di sản thế giới.
- 2 Di sản thiên nhiên thế giới:


1. Vịnh Hạ Long, được công nhận năm 1994.
2. Vườn Quốc gia Phong Nha - Kẻ Bàng, năm 2003, là di sản thiên nhiên thế
giới.
- 5 Di sản văn hóa thế giới gồm:
1. Quần thể di tích Cố đô Huế, năm 1993, là di sản văn hóa thế giới.
2. Phố Cổ Hội An, năm 1999, là di sản văn hóa thế giới.
3. Thánh địa Mỹ Sơn, năm 1999, là di sản văn hóa thế giới.
4. Khu di tích trung tâm Hoàng thành Thăng Long, năm 2010, là di sản văn
hóa thế giới.
5. Thành nhà Hồ, năm 2011, là di sản văn hóa thế giới.
- 1 Di sản thế giới hỗn hợp: Quần thể danh thắng Tràng An,
năm 2014 là di sản thiên nhiên thế giới và di sản văn hóa thế giới.
2. Thực trạng hoạt động quản lý di tích di sản văn hóa
a. Điểm đổi mới, tích cực
- Thứ nhất, về mặt văn hóa tinh thần:
Hoạt động quản lý di tích – di sản văn hóa ở nước ta hiện nay đã góp phần
đảm bảo định hướng lớn của Đảng trong việc “xây dựng và phát triển nền văn hóa
Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc”. Các giá trị văn hóa truyền thống tốt
đẹp được bảo tồn và phát huy, bản sắc văn hóa dân tộc không bị mai một, hòa tan

trong quá trình hội nhập và toàn cầu hóa. Việc tăng cường công tác quản lý nhà
nước trong lĩnh vực này đã góp phần hiện thực hóa quan điểm của Đảng “Văn
hóa… vừa là mục tiêu vừa là động lực thúc đẩy sự phát triển kinh tế - xã hội”.
Nước ta có nhiều di tích lịch sử, giá trị văn hóa mới, tiến bộ đã được xác
lập, củng cố trên cơ sở tiếp thu có chọn lọc những cái hay, cái đẹp của văn hóa
nhân loại. Nhờ các hoạt động tuyên truyền trong công tác quản lý đã phát huy giá
trị, truyền thống giáo dục, hình thành thái độ ứng xử văn hóa cho các cộng đồng có
hoạt động liên quan tới di sản. Quản lý hoạt động bảo tồn di tích - di sản văn hóa
hiện nay góp phần giữ gìn lâu dài các giá trị văn hóa tiêu biểu của đất nước hiện
đang tích hợp, vật chất hóa trong các di sản văn hóa với tư cách là nguồn thông tin


khoa học nguyên gốc, chân thực, có khả năng cung cấp tri thức, hiểu biết, kinh
nghiệm sống, bài học lịch sử có ích cho con người hôm nay và mai sau. Điều này
đã giúp vun đắp lòng tự hào và tình yêu di sản văn hóa luôn được "hâm nóng, giữ
lửa” trong cộng đồng, tạo ra động lực tinh thần cho họ đóng góp trí tuệ, công sức,
tiền của cho các dự án tu bổ, tôn tạo di tích. Quản lý hoạt động bảo tồn di sản văn
hóa góp phần xây dựng môi trường xã hội tốt đẹp, lành mạnh - một trong những
nhân tố quan trọng cho sự phát triển bền vững.
- Thứ hai, về mặt kinh tế:
Công tác quản lý di tích lịch sử - di sản văn hóa đã góp phần đưa văn hóa
vào mọi mặt đời sống của xã hội, trở thành động lực thúc đẩy sự phát triển của đất
nước. Từ các hoạt động quảng bá di tích lịch sử - di sản văn hóa ra thế giới đã đưa
Việt Nam đến gần hơn với bạn bè quốc tế và được biết đến như một đất nước xinh
đẹp lịch sử lâu đời và nhiều điều thú vị, thu hút lượng lớn khách du lịch quốc tế.
Từ một lĩnh vực bị xem là chủ yếu mang giá trị tinh thần đã dần trở thành một lĩnh
vực có giá trị kinh tế, mang lại lợi nhuận, góp phần nâng cao đời sống người dân,
ổn định an ninh xã hội.
Hoạt động quản lý di tích lịch sử - di sản văn hóa cũng làm cho văn hóa trở
thành một tác nhân kích thích sự phát triển kinh tế - xã hội của nhiều địa phương.

Các chỉ số về lượng khách và tổng thu của du lịch Việt Nam đạt tăng trưởng tốt
qua các năm. Nếu năm 2000, chúng ta mới đón được 2,1 triệu lượt khách quốc tế
thì năm 2013 là 7,5 triệu lượt. Đồng thời, lượng khách du lịch nội địa cũng ngày
càng tăng: năm 2000 là 11,2 triệu lượt đến năm 2013 là 35 triệu lượt. Đặc biệt,
tổng thu từ du lịch những năm gần đây có sự tăng trưởng vượt bậc khi năm 2013
đạt tới 200 nghìn tỷ đồng, trong khi năm 2010 mới đạt 96 nghìn tỷ.
- Thứ ba, về mặt về mặt khai thác và bảo tồn:


Trong những năm qua, công tác quản lý nhà nước về di tích lịch sử - di sản
văn hóa giúp nhận dạng các mặt giá trị tiêu biểu của di sản và tình trạng kỹ thuật
và hiện trạng môi trường thiên nhiên và xã hội xung quanh di sản. Nó đã giúp làm
rõ các yếu tố tác động tới di sản theo cả hai chiều thuận và nghịch để có định
hướng kiểm soát được những tác động tiêu cực làm ảnh hưởng tới sự toàn vẹn và
suy giảm giá trị của di sản. Đồng thời cũng đã có những nghiên cứu và đề xuất các
giải pháp giảm thiểu các xung đột có thể xảy ra trong quá trình bảo tồn và phát
triển trong khu di sản, cũng tức là tạo lập sự cân bằng động giữa bảo tồn di sản văn
hóa và phát triển kinh tế xã hội.
Nhìn chung, công tác quản lý nhà nước về di tích lịch sử - di sản văn hóa ở
nước ta hiện nay đã đạt được thành tựu khá lớn trong hoạt động tuyên truyền
quảng bá, duy trì và phát huy giá trị tinh thần, lưu giữ tinh hoa văn hóa của đất
nước.
b. Điểm hạn chế, bất cập
Bên cạnh những mặt thuận lợi và đạt hiệu quả của công tác gìn giữ, phát huy
giá trị di tích thì hoạt động này cũng còn nhiều hạn chế, bất cập cần thiết phải giải
quyết. Những khó khăn, vướng mắc đó đã làm cho nhiệm vụ giữ gìn và phát huy giá
trị di tích lịch sử – di sản văn hóa của nước ta hiện nay chưa theo kịp với nhịp điệu
phát triển ở một số nội dung cụ thể như:
Một là, bảo tồn và phát triển là hai vế không thể tách rời, đây là bài toán rất
khó tìm được lời giải. Tuy nhiên cho đến nay, công tác bảo tồn và phát huy các giá

trị di sản văn hóa của nước ta đang có rất nhiều vấn đề đáng quan tâm. Sự lúng
túng trong việc xử lý một cách hài hòa mối quan hệ giữa bảo tồn và phát triển
trong quá trình đổi mới đất nước và hội nhập quốc tế được thể hiện rất rõ ràng.
Nhận thức của cộng đồng về giá trị của di sản văn hoá chưa thật sâu sắc nên trong
nhiều trường hợp cụ thể người ta lại muốn hy sinh văn hoá cho nhu cầu kinh tế.


Một ví dụ điển hình về công tác bảo tồn và phát huy giá trị di sản văn hóa
tại tỉnh Thừa Thiên Huế là: “Dự án xây dựng khu du lịch tại khu vực đồi Vọng
Cảnh tỉnh Thừa Thiên Huế”. Như chúng ta đã biết, cảnh quan thiên nhiên luôn
được coi là một trong những bộ phận quan trọng của cơ cấu không gian kiến trúc
một đô thị nói chung và của một khu vực cư dân nói riêng. Đối với quần thể di tích
Cố đô Huế - một khu di sản văn hóa thế giới, thì yếu tố cảnh quan thiên nhiên lại
càng có ý nghĩa quan trọng hơn nơi nào hết. Đồi Vọng Cảnh là một trong những
yếu tố cảnh quan thiên nhiên như vậy. Và cũng có thể, khu vực cảnh quan thiên
nhiên này đã từng góp phần tạo ra ý tưởng quy hoạch ban đầu cho kinh thành Huế,
rất nổi tiếng. Trải qua nhiều trăm năm, với biết bao nhiêu thăng trầm và biến thiên
lịch sử, đồi Vọng Cảnh vẫn hoang sơ, không ai xây dựng các công trình quy mô
lớn ở đây. Điều đó chứng tỏ địa danh đồi Vọng Cảnh đã đi vào tiềm thức của người
dân xứ Huế như một yếu tố thiêng. Nhưng ngày nay, nhân danh phát triển kinh tế,
chính quyền địa phương đã cho phép xây dựng ở đây một khu khách sạn nghỉ
dưỡng quy mô lớn ngay sát mép nước sông Hương.
Hai là, với nhiều lý do khác nhau nhiều di tích bị sâm hại, lấn chiếm nhưng
lại chưa có nguồn kinh phí từ ngân sách để giải phóng, đền bù, giải tỏa. Không
gian của di sản có thể bị lấn chiếm để canh tác hay sử dụng vào những mục đích
khác, thậm chí bị “lãng quên” đến hoang tàn tới mức không thể khôi phục lại. Ví
dụ tiêu biểu như “chiến trường Điện Biên Phủ” hùng vĩ năm xưa: Đồi A1 được xây
dựng thành một miệng hầm trong khu bảo tàng, hầm De Castrie bị xén còn khoảng
vài sào đất được bao lại như một mảnh vườn, cạnh đó là vườn hồng, trồng rau củ,
bên cầu Nậm Rốm chiếc xe tăng lẻ loi… Thay vì xây dựng một thành phố đẹp ven

thung lũng, ven chân núi ôm ấp lấy những di tích lịch sử và tô đẹp cho chúng ngày
càng khang trang, người ta lại xây đường phố thẳng băng trên lòng chảo Điện Biên
bằng phẳng như bất kỳ thành phố nào ở đồng bằng Bắc Bộ... Thế là di tích lịch sử
Điện Biên bị xé vụn, bị nhoà vào một không gian phố phường có vẻ hiện đại!


Ba là, quy định về kinh phí trùng tu, tôn tạo di tích nhiều nơi đáng giá lại
chỉ được thực hiện theo định mức của các công trình xây dựng khác. Kỹ thuật,
nguyên tắc trùng tu, tôn tạo chưa được đảm bảo, thống nhất; vật tư, nguyên liệu và
công tác nghiên cứu khoa học giúp cho việc trùng tu, tôn tạo còn hạn chế.
Bốn là, việc đầu tư nâng cấp các di tích với tư cách là một sản phẩm du lịch
chưa được triển khai trong một quy chế chặt chẽ và toàn diện, trong đó có tính đến
yếu tố du lịch. Còn phổ biến tình trạng giao khoán cải tạo thậm chí được phó mặc
cho những người quản lý, đầu tư tự sáng tạo theo ý mình trong trùng tu, tôn tạo,
xây mới bằng các biện pháp chặt cây, phá núi; xây bậc xi măng thay cho vẻ đẹp
của đất và đá tự nhiên; thay gạch, bê tông cho các cấu kiện gỗ; dùng sơn công
nghiệp thay cho sơn ta trong trang trí kiến trúc... làm mất đi vẻ đẹp ban đầu, mất đi
những “phần hồn” của các di tích.
Năm là, trách nhiệm bảo vệ giữ gìn các di tích – di sản văn hóa không
được phân công rõ ràng và thiếu sự phối hợp giữa nhà chức trách với người sử
dụng, khai thác. Trên cùng một khu vực, các di tích, tài nguyên du lịch khi do Bộ
Văn hoá, Thể Thao và Du lịch, khi là Sở Văn hoá, Thể thao và Du lịch, khi là chính
quyền sở tại hoặc các ngành khác quản lý. Mỗi ngành, mỗi cấp lại có quan niệm
khác nhau dẫn đến việc đầu tư, bảo vệ, giữ gìn cũng với các cách rất khác nhau.
Đồng thời, việc nhận thức của các cấp các ngành, toàn xã hội về vai trò, ý nghĩa
của di tích mặc dù đã được nâng cao nhưng chưa sâu sắc, toàn diện và chưa được
cụ thể hóa bằng các phương pháp, kế hoạch, chương trình. Hiện tượng đó dẫn đến
tình trạng khai thác bừa bãi, vô trách nhiệm hoặc bỏ mặc cho các di tích xuống
cấp.
Có thể lấy dẫn chứng như do việc thực hiện công tác lãnh đạo, chỉ đạo của

chính quyền các cấp đối với công tác đầu tư, quản lý và khai thác giá trị các di tích
lịch sử trên địa bàn còn mang tính thời vụ, thiếu kế hoạch tổng thể, nên nhiều di
tích tuy đã được xếp hạng nhưng nhiều năm liền không phát huy được các giá trị
lịch sử- văn hóa. Di tích Đền Cơn Chay- Rôôc Cồn (xã Phú Phong, Hà Tĩnh) mặc
dù đã được xếp hạng cấp quốc gia cách đây 20 năm nhưng đến nay vẫn chưa được
đầu tư xây dựng.
Sáu là, công tác tuyên truyền về di tích chưa được chú trọng, thông tin về
di tích còn hạn chế. Chưa có sự kết hợp chặt chẽ giữa các ngành, các cấp trong tổ
chứa khai thác du lịch và dịch vụ. Việc tổ chức hoạt động, phối hợp khai thác giá
trị di tích còn bất cập, hoạt động lễ hội tại di tích gắn với tâm linh còn bị lợi dụng.


Các hoạt động như: tế lễ, hầu bóng, lên đồng, lập đàn giải oan, phù trú bắt tà, trừ
ma chữa bệnh, … còn được tổ chức linh đình ở nhiều nơi.
Ngoài ra còn nhiều điểm bất cập, hạn chế khác như: do thiên tai thường
xuyên bị ngập lụt nên nhiều di tích còn bị hư hỏng; thiếu sự khuyến khích, kêu gọi
sự đóng góp của các tổ chức, cá nhân; các nguồn lực do dân đóng góp chưa quy tụ
dưới sự quản lý của các cơ quan nhà nước một cách chặt chẽ nên không được định
hướng sử dụng một cách có hiệu quả nhất; số lượng, chất lượng cán bộ quản lý di
tích ( ban quản lý di tích), đời sống các bộ, chế độ ưu đãi… còn nhiều hạn chế.
Như vậy, thực trạng quản lý nhà nước về di sản văn hóa có rất nhiều vấn đề
bất cập, dù là lý do chủ quan hay khách quan thì đây cũng là một điểm yếu trong
sự nghiệp bảo tồn và phát huy giá trị di sản văn hóa Việt Nam. Chúng ta có rất
nhiều các di sản như: “cồng chiêng Tây Nguyên”, Vườn Quốc gia Phong Nha – Kẻ
Bàng, danh thắng Tràng An... được vinh danh nổi tiếng trên thế giới, nhưng bên
cạnh đó còn rất nhiều di sản khác đang dần bị lãng quên, bị mai một đi, cần nhận
được sự quan tâm của các cơ quan chức năng. Vì vậy, quản lý nhà nước về di tích –
di sản văn hóa là vô cùng cần thiết.
III. NGUYÊN NHÂN VÀ GIẢI PHÁP
1. Nguyên nhân

a. Nguyên nhân khách quan:
1. Nhận thức và sự tham gia của cộng đồng vào quá trình bảo tồn và phát
huy giá trị di sản,di tích chưa thực sự đồng đều, vững chắc và có lợi cho sự nghiệp
bảo tồn và phát huy giá trị di sản.
Có thể nói, tại địa phương có di tích, di sản văn hóa và thiên nhiên thế giới,
về mặt hình thức, phần lớn mọi người đều vui mừng khi địa phương mình có di sản
thế giới, ý thức trách nhiệm của cộng đồng với việc bảo vệ di sản thế giới được
nâng lên. Nhưng trên thực tế những nhận thức này chưa tương xứng với nhu cầu
bảo vệ di sản, di tích đất nước. Cán bộ và người dân địa phương hướng sự quan


tâm vào việc khai thác di sản là chính, việc bảo vệ di sản chủ yếu vẫn là những
biện pháp hành chính của các cơ quan quản lý. Có thể nói, người dân ở các di sản
thế giới quan tâm đến việc được hưởng lợi gì từ di sản, di tích hơn là trách nhiệm
và nghĩa vụ của mình đối với việc bảo vệ di sản, di tích là gì? Đây cũng là 1
nguyên nhân gây bất cập trong công tác quản lí ở lĩnh vực này.
2. Những ảnh hưởng của ô nhiễm môi trường và xã hội (như: mại dâm,ăn
mày, ăn cắp, môi giới....) cũng gây nhiều khó khăn cho vấn đề quản lý. Ô nhiễm
môi trường làm mất mĩ quan, giảm giá trị của di sản văn hóa. Các tệ nạn xã hội là
mối nguy hại cho các khách du lịch, ảnh hưởng đến an ninh trật tự và làm mất đi
hình ảnh tốt đẹp của di tích – sản văn hóa nói riêng và đất nước Việt Nam nói
chung.
b. Nguyên nhân chủ quan:
1. Về tổ chức bộ máy quản lý di tích, di sản văn hóa: quy mô và cơ chế tổ
chức của các cơ quan giữa các di sản còn chưa thống nhất. Việc phân cấp, giao
trách nhiệm cho các đơn vị quản lý còn nhiều bất cập, chưa tương xứng với tầm
vóc các di sản thế giới. Hầu hết các di sản đã có quy hoạch tổng thể bảo tồn, phát
huy giá trị, được quan tâm tu bổ, bảo quản, chống xuống cấp, giữ gìn môi trường,
cảnh quan thiên nhiên, song quy chế quản lý, bảo tồn còn thiếu và chưa đồng bộ.
Bộ máy quản lý các Di sản Thế giới ở nước ta hiện nay rất khác nhau, việc

phân công, phân cấp, giao trách nhiệm cụ thể do các Ban/Trung tâm quản lý Di sản
Thế giới ở một số địa phương còn nhiều bất cập, chưa tương xứng với tầm vóc
quản lý di sản thế giới. Từ việc chưa thống nhất trong quản lý dẫn đến nhiều vấn
đề khác như sự phối hợp giữa các Ban/ Trung tâm với các ngành hữu quan trong
quá trình xử lý những vấn đề nảy sinh từ hoạt động thực tiễn chưa chặt chẽ; quy
định quản lý, sử dụng nguồn thu, cơ cấu chi tại mỗi địa phương sở hữu di sản thế


giới vì thế cũng còn rất khác nhau. Năng lực quản lý chuyên môn giữa các cấp
không đồng đều. Cấp xã trình độ chuyên môn hạn chế rất nhìều và sự nắm bắt các
chủ trương chính sách pháp luật của cấp trên chưa thật sự tốt.
2. Năng lực của đội ngũ cán bộ làm công tác quản lý, bảo tồn di sản còn
thiếu và yếu; sản phẩm du lịch gắn với từng khu di sản chưa thể hiện được nét đặc
thù… Nhận thức của các cán bộ lãnh đạo chưa cân đối giữa khai thác di tích và đầu
tư bảo quản, tu bổ và phục hồi di tích, di sản. Chưa có những thái độ tích cực đối
với việc tạo sự bền vững cho di tích, di sản.
3. Công tác tuyên truyền phổ biến, giáo dục pháp luật:
Các Luật Di sản, Pháp lệnh Tín ngưỡng Tôn giáo của các cấp chính quyền
chưa được quan tâm. Do vậy, nhận thức về việc bảo tồn, tôn tạo và phát huy giá trị
di tích của một số cán bộ, đảng viên chưa đầy đủ; công tác lãnh đạo của cáp trên về
quản lý, bảo tồn Di tích tích và di sản thiếu tính quyết liệt, né tránh trong việc thực
hiện nhiệm vụ. Do công tác xã hội hóa nhằm bảo tồn, khai thác và phát huy giá trị
của Di tích, di sản văn hóa còn diễn ra phức tạp. Bởi vậy, công tác chỉ đạo trong
quản lý còn gặp nhiều khó khăn.
4. Chưa có sự đồng bộ sự phối kết hợp hài hòa giữa khai thác tài nguyên
du lịch và bảo tồn di sản. Vẫn còn tình trạng nhiều di tích chưa được đầu tư đồng
bộ. Nơi nhận được dự án của du lịch thì di tích chưa được quan tâm, nơi di tích
được đầu tư thì dự án của du lịch lại chưa tới.
5. Chế độ, chính sách đãi ngộ: chế độ cho các cán bộ, công chức làm công
tác quản lý di tích và chế độ chi trả công cho người chông coi, quản lý Di tích còn

thấp, chưa đảm bảo với xu thế phát triển của đời sống xã hội.


6. Hoạt động thanh tra, kiểm tra, giám sát của các cấp, các ngành còn chưa
cao và nhiều khi còn buông lỏng, còn mang tính hình thức, và xử lý vi phạm còn
chưa có cơ chế chặt chẽ.
2. Giải pháp để khắc phục và nâng cao hoạt động quản lý di tích – di sản
văn hóa.
Thứ nhất, giải pháp phải thực hiện đầu tiên là giáo dục nâng cao nhận
thức cộng đồng. Các cơ quan quản lý các cấpcần khai thác thế mạnh của các
phương tiện thông tin đại chúng (truyền hình, báo, đài, mạng internet v.v...) làm
thay đổi nhận thức của người dân về vai trò, giá trị của di tích di sản văn hóa ở địa
phương và cả nước Nhận thức quyết định hành động của con người. Vì vậy, trong
hoạt động quản lý di sản văn hóa, chúng ta cần nỗ lực tạo điều kiện cho cộng đồng
nhận diện đúng giá trị của di sản văn hóa, được tiếp cận và thụ hưởng lợi ích tinh
thần và vật chất thông qua hoạt động bảo tồn di sản văn hóa. Và nhờ thế, lòng tự
hào, tình yêu di sản văn hóa luôn được "hâm nóng"/giữ lửa trong cộng đồng, tạo ra
động lực tinh thần cho họ đóng góp trí tuệ, công sức, tiền của cho các dự án tu bổ,
tôn tạo di tích.
Thứ hai, cần xếp hạng di tích rõ ràng. Việc xếp hạng di tích giúp:
• Giúp cộng đồng và cơ quan quản lý hiểu rõ giá trị di tích, hiện trạng
kỹ thuật, cũng có nghĩa là giáo dục nâng cao nhận thức xã hội về một di tích cụ thể
nào đó.
• Hồ sơ khoa học về di tích còn phân vùng và cắm mốc xác định các
khu vực bảo vệ I và khu vực bảo vệ II của di tích. Đây là cơ sở pháp lý giúp cơ
quan quản lý các cấp và cộng đồng thực hiện chức năng giám sát, kiểm soát việc
bảo tồn di sản văn hóa, căn cứ để chúng ta phát hiện, ngăn chặn và cuối cùng là


giải tỏa vi phạm nhằm bảo vệ sự toàn vẹn của di tích và môi trường tự nhiên và

kiến trúc bao quanh.
• Cứ liệu khoa học có trong hồ sơ khoa học di tích có khả năng cung
cấp các chứng lý khoa học cho việc xây dựng các quy hoạch, kế hoạch, dự án tu
bổ, tôn tạo di tích trong tương lai.
Thứ ba, Nâng cao trình độ chuyên môn của các cán bộ, công chức
trong quản lý di tích, di sản văn hóa. Nhà lãnh đạo cần nhận thức đúng hơn về tầm
quan trọng của việc bảo tồn, về giá trị của di tích, lịch sử.quan tâm, chú trọng hơn
đến việc bảo vệ và phát triển di tích. Thường xuyên mở lớp tập huấn về kiến thức
bảo tồn cho cán bộ quản lý từ thành phố tới cơ sở. Coi trọng việc đào tạo nguồn
lực cho hoạt động bảo tồn theo hướng chuyên sâu phù hợp với đặc thù ngành. Việc
quản lý, bảo vệ và phát huy giá trị của di tích, di sản cần có chính sách đãi ngộ đối
với người trực tiếp trông coi tại di tích.
Thứ tư, cần có những giải pháp để kiện toàn giữa khai thác tài
nguyên và bảo vệ di tích, di sản, không khai thác tài nguyên ảnh hưởng đến di tích
di sản. Bên cạnh đó cần có những dự án kế hoạch phát triển đồng bộ di tích, di sản
cả nước.
Thứ năm, cần chú trọng phát triển một nền du lịch văn minh.hiện đại,
đẩy lùi các tệ nạn xã hội, ô nhiễm môi trường.
Thứ sáu, tạo điều kiện về cơ sở vật chất và kinh phí đầu tư cho việc
tu bổ tôn tạo di tích, nhất là các di tích cấp quốc gia.
Thứ bảy, việc thanh tra, kiểm tra hoạt động quản lý di tích cần phải
tiến hành một cách khoa học, xây dựng thành kế hoạch kiểm tra từng thời điểm


trong năm. Cơ quan chuyên môn có thể tiến hành kiểm tra định kì và cũng có thể
tiến hành kiểm tra đột xuất.
C. PHẦN KẾT LUẬN
Nói tóm lại, di tích nói riêng và di sản văn hoá dân tộc là tài sản vô giá là
cha ông đã để lại cho chúng. Trong quá trình đổi mới, mở cửa, giao lưu hội nhập
hiện nay của đất nước, các di tích lịch sử - di sản văn hóa đã trở thành một nhân tố

quan trọng trong việc giữ gìn, bảo tồn bản sắc văn hóa dân tộc ta. Đồng thời nó còn
gps phần mang hình ảnh đất nước Viêt Nam xinh đẹp đến tất cả các quốc gia khác
trên thế giới và hơn nưa, nó còn là động lực thúc đẩy phát triển kinh tế xã hội của
nước ta. Có thể nói đây là nhịp cầu nối liền quá khứ với hiện tại và tương lai. Nó
có ý nghĩa giáo dục truyền thống cho thế hệ trẻ, là điểm tựa tinh thần vững chãi
cho sự nghiệp xây dựng quê hương trong thời đại mới. Bởi vậy, các thế hệ trẻ
chúng ta hôm nay và mai sau phải bảo vệ, phải tu bổ tôn tạo và ngày càng phát huy
hơn nữa tác dụng cũng như những giá trị của nó. Và đó cũng là nghĩa vụ, trách
nhiệm rất vẻ vang của mỗi chúng ta để có thể phục vụ thiết thực những yêu cầu xã
hội đặt ra trong thời kỳ công nghiệp hoá - hiện đại hoá đất nước.



×