LỜI NÓI ĐẦU
Công tác đền bù giải phóng mặt bằng khi Nhà nước thu hồi đất là vấn đề phức
tạp mang tính chất kinh tế - xã hội tổng hợp, thể hiện bản chất kinh tế của các mối
quan hệ về đất đai và chính sách, xã hội của Nhà nước. Vì vậy, đây là vấn đề luôn
nhận được sự quan tâm của nhiều ngành, nhiều cấp, của các tổ chức và cá nhân có
liên quan.
Trong thời gian qua, thực hiện chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước về
phát triển kinh tế, củng cố quốc phòng, an ninh, kết hợp đảm bảo an sinh xã hội và lợi
ích của nhân dân, tại nhiều địa phương trên phạm vi cả nước diễn ra hoạt động thu hồi
đất và đền bù giải phóng mặt bằng để thực hiện các dự án phát triển. Vì lợi ích chung,
đại bộ phận người dân trong khu vực thu hồi đất đều đồng tình, ủng hộ và tự giác thực
hiện các chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước, không ít người còn vì lợi ích
chung đã chịu một phần thiệt thòi, giúp chính quyền các địa phương đẩy nhanh công tác
giải phóng mặt bằng.
Tuy nhiên, mặc dù Nhà nước đã có hàng loạt quy định về vấn đề bồi thường, hỗ trợ
và tái định cư khi cá nhân, tổ chức bị thu hồi đất nhưng trên thực tế quá trình thực hiện
gặp rất nhiều khó khăn, vướng mắc, chưa đáp ứng yêu cầu đẩy mạnh công nghiệp hoá,
hiện đại hoá. Thậm chí có lúc, có nơi xảy ra vụ việc phức tạp, kéo dài, làm chậm tiến độ
thực hiện dự án, gây tổn hại về kinh tế và ảnh hưởng trật tự trị an xã hội, mất nhiều thời
gian và công sức giải quyết. Nguyên nhân quan trọng nhất dẫn đến hiện tượng này là
người dân trong diện di dời, giải toả phải thay đổi nghề nghiệp, điều kiện sống, học tập,
thay đổi tập quán và các vấn đề tâm lý, xã hội khác. Mặt khác, một số cán bộ thực hiện
công tác đền bù, giải phóng mặt bằng còn chưa thực hiện đúng các quy định pháp luật về
bồi thường, hỗ trợ, tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất. Để góp phần giải quyết các đòi
hỏi khách quan cũng như tính cấp thiết của vấn đề này, tiểu luận xin đề cập đến một tình
huống phổ biến nảy sinh từ công tác đền bù, giải phóng mặt bằng tại nhiều địa phương
hiện nay, từ đó tìm ra phương án và kiến nghị biện pháp giải quyết, nhằm kết hợp hài
hoà giữa lợi ích của Nhà nước với lợi ích của cá nhân, tổ chức thuộc diện Nhà nước thu
hồi đất.
I. MÔ TẢ TÌNH HUỐNG
1
Ông Ngô Văn N, 71 tuổi, trú tại , xã M.X, huyện T.T, tỉnh B.R – V.T là người
có mặt đầu tiên tại vùng đất này để khai hoang, lấy đất canh tác và sinh sống ổn định
từ đó đến nay. Đây là một khu đấtđẹp, nằm trong dự án quy hoạch đô thị mới P.M,
được chính quyền địa phương công bố vào tháng 2/2009. Tháng 20/4/2009, gia đình
ông nhận được thông báo về lý do thu hồi, diện tích đất bị thu hồi (gần 2 ha đất, tức là
khoảng 70% diện tích đất nông nghiệp đang sử dụng), nhưng ông không phản
đối. Tuy nhiên, khi số tiền đền bù chỉ có 8.000-12.000 đồng/m2 và một ít phụ cấp
khác tổng cộng chưa đến 50.000 đồng/m 2 (trong khi đó, với 1m2 đất, công ty này chỉ
khai thác đất thịt thôi, chưa tính khai thác đất sét nằm sâu 15m dưới lòng đất thịt thì
tổng thu nhập đã hơn 600.000 đồng/m2), thì gia đình ông cùng nhiều người dân đã
không đồng tình với giá đền bù và cho rằng việc áp giá khu đất quá thấp để phục vụ
cho lợi ích kinh doanh của một công ty, không tính đến lợi ích của dân. Trong khi đó,
hiện tại, cũng là đất nông nghiệp, bên cạnh diện tích đất của gia đình ông N bị giải
tỏa (vẫn 12.000 đồng/m2) thì người ta bán giá thị trường được 400.000 đồng/m2. Chắc
chắn chính quyền biết rõ giá đất như thế, nhưng vẫn áp giá đền bù thấp hơn giá thị
trường quá nhiều. Đây cũng là giá chung do Uỷ ban nhân dân tỉnh quy định và Uỷ
ban nhân dân huyện phải chấp hành. Vì vậy, ngày 15/5, ông N và một số hộ dân đã đi
khiếu nại đến UBND huyện T.T, nhưng khi chưa được giải quyết thấu đáo (chưa nhận
được văn bản nào về việc giải quyết khiếu nại) thì ngày 18/6 đã bị UBND huyện
mang xe, lực lượng đến cày ủi, san bằng tất cả vườn tược, tức là sau có 3 ngày (ngày
15/6) UBND tỉnh có công văn yêu cầu Thanh tra tỉnh kiểm tra toàn bộ khiếu nại của
các hộ dân. Những vườn cây trái xum xuê giờ chỉ còn là những thân cây khô, trơ gốc.
Riêng gia đình ông N vốn sinh sống nhờ cây điều, tràm, mai cảnh... trong vườn giờ
không còn phương tiện để sinh sống. Cho đến khi bị cưỡng chế, gia đình ông N và
các hộ dân ở đây chưa hề được ký vào bất kỳ một văn bản nào liên quan đến đền bù,
giải tỏa, chưa ký nhận tiền. Việc cưỡng chế trên có sự đồng ý của Uỷ ban nhân dân
tỉnh.
II. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT ĐƯỢC KHI GIẢI QUYẾT TÌNH HUỐNG
Mục tiêu cần đạt được khi giải quyết tình huống là tìm ra phương án tối ưu và
kiến nghị biện pháp giải quyết tình huống trên cơ sở các quy định của pháp luật về
2
đất đai, nhất là quy định về thu hồi đất, bồi thường, hỗ trợ khi Nhà nước thu hồi đất
hiện nay.
III. PHÂN TÍCH XỬ LÝ TÌNH HUỐNG
1. Mục tiêu của tình huống
Mục tiêu của tình huống là xác định các hiện tượng phổ biến nảy sinh trong
lĩnh vực đền bù, giải toả đất đai để thực hiện các chương trình, dự án phát triển kinh
tế của Nhà nước và của các địa phương trên thực tế hiện nay đã và đang còn nhiều
vướng mắc và phức tạp trong quá trình thực hiện từ phía các cơ quan chức năng, dẫn
đến không ít bức xúc trong nhân dân.
2. Cơ sở lý luận
Kể từ năm 2003 đến nay, thực hiện Nghị quyết Hội nghị lần thứ VII Ban chấp
hành Trung ương Đảng khoá IX về tiếp tục đổi mới chính sách, pháp luật về đất đai
trong thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước, Nhà nước đã ban
hành rất nhiều quy định về lĩnh vực này, đặc biệt là ban hành Luật đất đai năm 2003,
thay thế Luật đất đai năm 1993; Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật đất đai
năm 1998; Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật đất đai năm 2001. Luật đất đai
năm 2003 đã dành riêng một mục với 8 điều luật quy định một số vấn đề cơ bản nhất
về thu hồi đất. Tiếp đó, tại Nghị định số 181/2004/NĐ-CP ngày 29 tháng 10 năm
2004 về thi hành Luật đất đai cũng đã có hướng dẫn về vấn đề này. Trên cơ sở các
văn bản trên, Chính phủ ban hành các nghị định chuyên biệt về vấn đề này như Nghị
định số 197/2004/NĐ-CP ngày 03 tháng 12 năm 2004 quy định về bồi thường, hỗ trợ
và tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất; Nghị định số 84/2007/NĐ-CP ngày 25 tháng
5 năm 2007 quy định bổ sung về việc cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, thu
hồi đất, thực hiện quyền sử dụng đất, trình tự, thủ tục bồi thường, hỗ trợ, tái định cư
khi Nhà nước thu hồi đất và giải quyết khiếu nại về đất đai. Qua nhiều năm thực hiện,
các nghị định trên đã được bổ sung theo Nghị định số 69/2009/NĐ-CP ngày 13 tháng
8 năm 2009 của Chính phủ quy định bổ sung về quy hoạch sử dụng đất, giá đất, thu
hồi đất, bồi thường, hỗ trợ và tái định cư;
Để thực hiện thống nhất các quy định của Chính phủ, Bộ Tài nguyên và Môi
trường đã ban hành nhiều thông tư hướng dẫn như Thông tư số 01/2005/TT-BTNMT
3
ngày 13 tháng 4 năm 2005 hướng dẫn thực hiện một số điều của Nghị định số
181/2004/NĐ-CP ngày 29 tháng 10 năm 2004 của Chính phủ về thi hành Luật đất
đai; Thông tư liên tịch số 14/2008/TTLT-BTC-BTNMT ngày 31 tháng 01 năm 2008
và Thông tư số 06/2007/TT-BTNMT ngày 15 tháng 6 năm 2007 hướng dẫn thực hiện
một số điều của Nghị định số 84/2007/NĐ-CP ngày 25 tháng 5 năm 2007 quy định bổ
sung về việc cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, thu hồi đất, thực hiện quyền sử
dụng đất, trình tự, thủ tục bồi thường, hỗ trợ, tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất và
giải quyết khiếu nại về đất đai…Ngoài ra, các quy định về thu hồi đất và bồi thường,
hỗ trợ khi Nhà nước thu hồi đất còn được đề cập đến trong một số văn bản pháp lý
khác. Đây chính là các cơ sở pháp lý cần thiết cho hoạt động của các cơ quan nhà
nước có thẩm quyền, đồng thời xác định trách nhiệm tuân thủ các nghĩa vụ pháp lý
của người dân khi bị thu hồi đất.
3. Nguyên nhân dẫn đến tình huống
Các nguyên nhân dẫn đến tình huống phát sinh trong lĩnh vực thu hồi đất và
bồi thường giá trị quyền sử dụng đất của gia đình ông N và nhiều hộ dân khác tại địa
bàn ấp P.T, xã M.X, huyện T.T, tỉnh B.R – V.T xuất phát từ nhiều nguyên nhân, bao
gồm cả nguyên nhân khách quan và chủ quan.
a) Nguyên nhân khách quan
Các nguyên nhân khách quan dẫn đến tình huống nêu trên bao gồm các nguyên
nhân xuất phát từ tính tất yếu của quá trình xây dựng nền kinh tế, củng cố quốc
phòng, an ninh của đất nước diễn ra trên các địa bàn lãnh thổ có vị trí địa lý thuận lợi
cho việc thực hiện các mục tiêu phát triển. Việc xây dựng cơ sở hạ tầng kinh tế-kỹ
thuật của quốc gia đều cần có đất (Ví dụ: xây dựng các trung tâm hành chính vốn
chưa tương xứng với vị thế và đảm bảo cho hoạt động công quyền tại nhiều địa
phương; xây dựng các công trình trọng điểm quốc gia; xây dựng nhà ở dành cho sinh
viên, người nghèo và người có thu nhập thấp; xây dựng thuỷ điện; các trường bắn, bãi
tập cho các nhà trường và hoạt động diễn tập chiến đấu của các đơn vị vũ trang; xây
dựng các trường học đạt tiêu chuẩn theo quy định của Bộ Giáo dục và đào tạo; xây
dựng các trung tâm dịch vụ; hoàn thiện các tuyến đường giao thông huyết mạch của
quốc gia và đường giao thông nối liền các địa phương, nội tỉnh, nội huyện và trên địa
4
bàn các xã, phường, thị trấn…). Vì lợi ích quốc gia và lợi ích chung của xã hội, Nhà
nước tiến hành thu hồi đất của cá nhân để sử dụng vào mục đích quốc phòng, an ninh,
lợi ích quốc gia, lợi ích công cộng, phát triển kinh tế, nhưng có bồi thường cho những
người có đủ điều kiện theo quy định của pháp luật (người bị thu hồi đất có giấy
chứng nhận quyền sử dụng đất hoặc có đủ điều kiện được cấp giấy chứng nhận quyền
sử dụng đất theo quy định tại Điều 50 Luật đất đai, trừ các trường hợp được quy định
tại khoản 2, 3, 4,5, 6, 7, 8, 9, 10, 11 và 12 Điều 38 và các điểm b, c, d, đ và g khoản 1
Điều 43 của Luật đất đai).
Việc thu hồi đất của cá nhân diễn ra tràn lan trên nhiều địa phương hiện nay
còn xuất phát từ sự yếu kém trong công tác quy hoạch đất đai, sự hạn chế về tầm nhìn
trong xác định mục tiêu cho sự phát triển kinh tế và nhiều lĩnh vực xã hội khác của
các cấp chính quyền từ Trung ương đến địa phương.
Bên cạnh đó, các quy định pháp luật về đất đai nói chung và về lĩnh vực thu
hồi đất, bồi thường, hỗ trợ, tái định cư cho người bị thu hồi đất còn nhiều bất cập.
Ngoài Nghị định số 197/2004/NĐ-CP ngày 03 tháng 12 năm 2004 về bồi thường, hỗ
trợ và tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất thì vấn đề pháp lý này còn được quy định
rải rác trong nhiều văn bản pháp lý khác, khiến cho việc nắm bắt và triển khai thực
hiện rất khó khăn. Qua nhiều năm, trước những vấn đề vướng mắc, Chính phủ đã ban
hành Nghị định số 69/2009/NĐ-CP để bổ sung, nhưng bản thân Nghị định này cũng
vẫn rất chung chung và về mặt kỹ thuật lập quy còn chưa đáp ứng được yêu cầu ( quá
nhiều lỗi về mặt nội dung, phải đính chính lại). Nội dung của các văn bản đặt ra nhiều
phương án bồi thường mang tính chất chung để chính quyền lựa chọn cho phù hợp
nhưng thực chất lại là cơ sở tạo nên sự tuỳ tiện, nhất là khi không kết hợp chặt chẽ
với việc thực hiện quy chế dân chủ ở cơ sở. Ví dụ: theo quy định thì người bị thu hồi
đất đang sử dụng vào mục đích nào thì được bồi thường bằng việc giao đất mới có
cùng mục đích sử dụng, nhưng giá trị của đất đai không giống như các loại hàng hoá
thông thường khác, vì vậy, nhiều mảnh đất có cùng mục đích sử dụng nhưng không
có cùng giá trị, khiến người dân khó chấp nhận. Trường hợp của ông N được bồi
thường bằng giá trị quyền sử dụng đất tại thời điểm có quyết định thu hồi do Uỷ ban
nhân dân tỉnh công bố, nhưng thấp hơn rất nhiều so với giá trị quyền sử dụng đất có
5
tính chất tương tự được giao dịch dân sự trên địa bàn, khiến cho ông N không đồng ý.
Để phát triển kinh tế và đảm bảo nhà ở cho người dân, chính quyền địa phương tỉnh
BR-VT đã quyết định thu hồi đất của gia đình ông N để thực hiện dự án khu đô thị
P.M nhưng không tính đến sự phù hợp giữa giá trị quyền sử dụng đất (giá đất) trả cho
ông N, các chi phí đầu tư vào đất thực tế. Điều này cũng bắt nguồn từ quy định về
khung giá các loại đất tại Nghị định số 188/2004/NĐ-CP ngày 16 tháng 11 năm 2004
xác định khung giá tối thiểu và tối đa quá rộng và kể cả mức tối đa cũng đã không
còn phù hợp với thực tế tại nhiều địa phương, trong đó có địa bàn tỉnh BR-VT.
Từ các nguyên nhân khách quan chủ yếu trên đã khiến cho công tác thu hồi và
bồi thường đất đai hiện nay trở nên phức tạp, tiềm ẩn nhiều nguy cơ ảnh hưởng đến
tính bền vững cho sự phát triển kinh tế, ổn định trật tự xã hội tại địa phương, ảnh
hưởng đến an ninh quốc gia và trật tự an toàn xã hội.
b) Nguyên nhân chủ quan
Một trong những nguyên nhân chủ quan cơ bản nhất dẫn đến sự phức tạp trong
việc thu hồi và bồi thường giá trị quyền sử dụng đất của gia đình ông N nói riêng và
nhiều người dân bị thu hồi đất nói chung là sự thiếu đồng thuận của người dân về
phương án bồi thường, giải phóng mặt bằng, tái định cư của chính quyền địa phương.
Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh là cơ quan có thẩm quyền trong xác định giá đất để tính bồi
thường, giá tính hỗ trợ phù hợp với địa phương trên cơ sở quy định về khung giá các
loại đất tại Nghị địnhsố 188/2004/NĐ-CP ngày 16 tháng 11 năm 2004 về phương
pháp xác định giá đất và khung giá các loại đất. Tuy nhiên, việc xác định giá đất, giá
tính hỗ trợ phải trên cơ sở phương pháp so sánh, phương pháp thu nhập mà UBND
tỉnh BR-VT đã không dựa trên cơ sở đó để xác định. Sự phát triển kinh tế của địa
phương không chỉ ưu tiên cho các công ty lớn (công ty kinh doanh bất động sản P.M)
mà còn phải tính đến quyền lợi của nhân dân. Mất đất kéo theo việc mất nguồn thu
nhập ổn định mà ông N và nhiều người dân đã tạo lập trong nhiều năm, mất đi
phương tiện để nuôi sống bản thân và gia đình trong khi việc chuyển đổi nghề nghiệp
hay gây dựng lại “cơ nghiệp” không thể “một sớm, một chiều”.
Sự thiếu quan tâm đến lợi ích của người dân trong đó có gia đình ông N của
chính quyền địa phương tỉnh BR-VT thể hiện quan điểm đặt lợi ích của thiểu số lên
6
trên lợi ích của đa số, khiến người dân bị thu hồi đất bất mãn, không ủng hộ kế hoạch
và phương án bồi thường, hỗ trợ của chính quyền. Điều này bắt nguồn từ sự thiếu
trách nhiệm với dân của lãnh đạo và cán bộ Ban đền bù giải toả huyện TT, lãnh đạo
UBND huyện TT và UBND tỉnh BR-VT, bởi số tiền bồi thường, hỗ trợ cho gia đình
ông N do Công ty P.M chi trả trước, sau đó được trừ vào số tiền sử dụng đất, tiền thuê
đất phải nộp theo quy định tại Nghị định số 197/2004/NĐ-CP. Khi xây dựng khung
giá đất ở địa phương và quy hoạch đất đai để xây dựng khu đô thị P.M đã không thực
hiện cơ chế dân chủ lấy ý kiến nhân dân.
Bên cạnh đó, sự thiếu hiểu biết của gia đình ông N và nhiều hộ dân ấp P.T
trong việc phối hợp với các tổ chức đoàn thể chính trị - xã hội ở địa phương để thực
hiện quy chế dân chủ ở cơ sở, phát huy quyền làm chủ của mình, thể hiện tiếng nói
một cách kịp thời, cùng với chính quyền quyết định vấn đề đất đai trên phạm vi địa
phương và của chính mình.
4. Phân tích diễn biến tình huống
Việc chính quyền địa phương quy hoạch đất của gia đình ông N và nhiều hộ
dân ấp ấp P.T để xây dựng khu đô thị P.M là hoàn toàn phù hợp với chủ trương của
Nhà nước trong việc thu hồi đất để sử dụng vào mục đích phát triển kinh tế theo quy
định tại Khoản 1 Điều 38 Luật đất đai năm 2003. Chính quyền cũng đã thực hiện
đúng quy định về thời hạn thông báo cho người bị thu hồi đất biết lý do thu hồi,
phương án tổng thể về bồi thường, giải phóng mặt bằng và tái định cư trước khi thu
hồi đất theo quy định của pháp luật. Tuy nhiên, việc xác định giá đất để bồi thường
mặc dù nằm trong khung giá đất do Chính phủ quy định nhưng không phù hợp với
thực tế địa phương chứng tỏ UBND tỉnh đã không thực hiện phương pháp so sánh
trong xác định giá đất (đất ở, đất vườn) và phương pháp thu nhập trong xác định giá
bồi thường hoa lợi trên đất của gia đình ông N. Theo quy định khung giá đất trồng
cây hàng năm trên địa bàn xã đồng bằng như xã M.X có khung giá do Chính phủ xác
định: mức tối thiểu là 4000 đồng/m2 và mức tối đa là 90.000 đồng/m2. Như vậy,
UBND tỉnh BR-VT không chỉ xác định giá bồi thường thấp trong khung do Chính
phủ quy định (vốn đã lạc hậu so với thực tế).
7
Để thu hồi đất của gia đình ông N, UBND huyện T.T đã không ban hành quyết
định hành chính mà chỉ thông báo cho ông N về lý do thu hồi, phương án bồi thường
là không đúng. Quyết định hành chính về thu hồi đất phải được ban hành bằng văn
bản và chuyển cho ông N trước, trong đó có nội dung về lý do thu hồi và phương án
bồi thường.
Bên cạnh đó, khi ông N khiếu nại theo đúng thời hiệu thì đã không được
UBND huyện T.T giải quyết theo quy định tại Điều 138 Luật đất đai 2003; Điều 162,
163, 164 Nghị định số 181/2004/NĐ-CP ngày 29 tháng 10 năm 2004 về thi hành Luật
đất đai và các quy định của Luật Khiếu nại, tố cáo hiện hành trước khi tiến hành
cưỡng chế. Mặt khác, việc khiếu nại và cưỡng chế đều có sự đồng ý của UBND tỉnh.
Những việc làm này hoàn toàn không đúng với các quy định pháp luật về giải quyết
khiếu nại quyết định thu hồi đất (phần liên quan đến giá bồi thường, mức hỗ trợ) và
cưỡng chế thi hành quyết định thu hồi đất do pháp luật quy định. Điều đó càng gây
nên tâm lý bức xúc của ông N, dẫn đến mất niềm tin vào chính quyền các cấp. Lợi
ích của ông và gia đình không được đảm bảo sẽ ảnh hưởng đến kinh tế của gia đình,
tiềm ẩn nhiều nguy cơ gây mất trật tự xã hội tại địa phương khi gia đình không còn
nguồn sinh sống, không công ăn việc làm.
IV. PHƯƠNG ÁN GIẢI QUYẾT TÌNH HUỐNG
1. Xây dựng phương án
Để giải quyết tình huống trên, tiểu luận đề xuất hai phương án sau:
Phương án 1: Bồi thường giá trị quyền sử dụng đất theo giá thị trường và hỗ trợ để
ổn định đời sống, đào tạo chuyển đổi ngành nghề, bố trí việc làm mới.
Phương án 2: Xác định giá bồi thường và mức hỗ trợ theo hướng có lợi nhất
theo quy định của pháp luật.
2. Đánh giá ưu, nhược điểm của phương án
Nội dung
Ưu điểm
Nhược điểm
Phương án 1 Đạt được sự đồng thuận- Không đảm bảo được sự kết hợp hài
từ phía người dân bị thuhoà giữa lợi ích của chính quyền địa
hồi đất. Thể hiện sự quanphương với nhân dân và công ty P.M,
tâm của chính quyền vớithậm chí, không nhận được sự đồng
8
lợi ích của nhân dân địathuận từ phía Công ty P.M, bởi Công
phương.
ty này sẽ phải ứng trước tiền bồi
thường, hỗ trợ, tái định cư và kinh phí
tổ chức thực hiện bồi thường, giải
phóng mặt bằng theo phương án đã
được xét duyệt (sau này được ngân
sách nhà nước hoàn trả bằng hình thức
trừ vào tiền sử dụng đất, tiền thuê đất
phải nộp). Đây là một khoản kinh phí
lớn và có ảnh hưởng không nhỏ đến
kinh phí thực hiện dự án. Như vậy, dự
án phát triển kinh tế có thể sẽ không
thực hiện được do điều kiện đầu tư
không thuận lợi, kinh phí ban đầu quá
cao. Trong trường hợp kinh phí chi trả
bồi thường, hỗ trợ quá lớn thì nguồn
thu vào ngân sách nhà nước cũng sẽ
không còn.
- Không phù hợp với các quy định
pháp luật hiện hành về bồi thường, hỗ
trợ khi nhà nước thu hồi đất.
Phương án 2 Đảm bảo được sự hài hoàCác quy định pháp luật hiện hành về
giữa lợi ích của người dân,bồi thường giá trị quyền sử dụng đất
của
chính
quyền
địavà hỗ trợ bằng tiền để ổn định đời
phương và của Công tysống, đào tạo chuyển đổi ngành
P.M, giải quyết tốt mốinghề, bố trí việc làm mới hiện nay
quan hệ giữa phát triểnchưa phù hợp với thực tế, thiếu cơ
kinh tế và ổn định an ninh,chế hữu hiệu để thực hiện.
trật tự tại địa phương.
Đồng thời phù hợp với các
9
quy định pháp luật hiện
hành.
V. LỰA CHỌN PHƯƠNG ÁN TỐI ƯU
Từ sự phân tích các ưu, nhược điểm của hai phương án trên, phương án thứ hai
tối ưu hơn cả, bởi nó giúp đạt được các mục tiêu là đảm bảo được tính khả thi của dự
án và đạt được đồng thuận từ phía người dân, công ty P.M trong việc bồi thường, hỗ
trợ cho người dân bị thu hồi đất.
Để thực hiện phương án này, chính quyền địa phương cần thực hiện đúng các
thủ tục pháp lý về thu hồi đất và bồi thường, hỗ trợ người bị thu hồi đất theo quy định
của pháp luật. Cụ thể như sau:
Bước 1: UBND tỉnh phối hợp với Hội đồng bồi thường, hỗ trợ và tái định cư
huyện T.T, Sở Tài chính để thẩm định lại phương án bồi thường, hỗ trợ cho những
người bị thu hồi đất ở ấp P.T, trong đó có gia đình ông N trong thời gian tối đa là 15
ngày làm việc.
Bước 2. UBND huyện T.T giải quyết khiếu nại của ông N và các hộ dân về bồi
thường, hỗ trợ theo quy định tại Điều 138 Luật đất đai;Điều 63 và Điều 64 Nghị định
số 84/2007/NĐ-CP; các quy định pháp luật hiện hành về khiếu nại, tố cáo. Đồng thời,
giải thích rõ cho ông N theo quy định tại khoản 2 Điều 40 Nghị định số 169/2009/NĐCP thì trong khi chưa có quyết định giải quyết khiếu nại, ông N vẫn phải tiếp tục thực
hiện quyết định thu hồi đất. Sau này, nếu cơ quan nhà nước có thẩm quyền giải quyết
khiếu nại có kết luận việc thu hồi đất là trái pháp luật thì sẽ dừng thực hiện quyết định
thu hồi đất; UBND huyện T.T sẽ ban hành quyết định hủy bỏ quyết định thu hồi đất đã
ban hành và bồi thường thiệt hại do quyết định thu hồi đất gây ra (nếu có). Trường hợp
cơ quan nhà nước có thẩm quyền giải quyết khiếu nại có kết luận việc thu hồi đất là
đúng pháp luật thì ông N phải chấp hành quyết định thu hồi đất.
Bước 3.UBND tỉnh phân cấp cho UBND huyện T.T thông qua Hội đồng bồi
thường, hỗ trợ và tái định cư huyện để thuyết phục các bên: người dân và Công ty
P.M chấp nhận một phương án bồi thường, hỗ trợ theo hướng kết hợp hài hoà lợi ích
của các bên, cụ thể như:
10
- Bồi thường theo hướng tăng thêm không quá 20% so với mức giá tối đa của
khung giá đất cùng loại (Phù hợp với quy định tại Điều 5 Nghị định của Chính phủ số
188/2004/NĐ-CP).
- Tiến hành hỗ trợ ổn định đời sống và ổn định sản xuất cho gia đình ông N
theo quy định tại Điều 20 Nghị định số 69/2009/NĐ-CP. Cụ thể là hỗ trợ ổn định đời
sống trong thời gian 6 tháng (vì không phải di chuyển chỗ ở). Mức hỗ trợ cho một
nhân khẩu của gia đình ông N được tính bằng tiền tương đương 30 kg gạo trong 01
tháng theo thời giá trung bình tại thời điểm hỗ trợ của địa phương.
Bước 4. UBND huyện T.T phân cấp cho UBND xã M.X phối hợp với các tổ
chức chính trị-xã hội, đoàn thể trên địa bàn tổ chức, tuyên truyền, vận động về chính
sách bồi thường, hỗ trợ, thực hiện giải phóng mặt bằng theo đúng quyết định thu hồi
đất. Đồng thời, chỉ đạo Hội đồng bồi thường, hỗ trợ và tái định cư lập và tổ chức thực
hiện phương án bồi thường, hỗ trợ đã được phê duyệt (UBND huyện T.T phê duyệt
theo phân cấp của UBND tỉnh hoặc trình UBND tỉnh phê duyệt).
Bước 5. UBND huyện T.T nhanh chóng chi trả tiền bồi thường, hỗ trợ để gia
đình ông N và các hộ dân khác ổn định cuộc sống. Đồng thời, phối hợp với các doanh
nghiệp sản xuất, kinh doanh trên địa bàn để hỗ trợ tạo nghề và việc làm cho người
dân.
KẾT LUẬN
Thu hồi đất và bồi thường, hỗ trợ cho người dân bị thu hồi đất là vấn đề phức
tạp không chỉ của tỉnh BR-VT mà còn của nhiều địa phương khác trên phạm vi cả
nước. Phần lớn các dự án, chương trình phát triển kinh tế cần thu hồi đất của người
dân để thực hiện thành công thì đều cần đến sự đồng tình, ủng hộ từ phía nhân dân,
đặc biệt là những người bị thu hồi đất. Muốn vậy, chính quyền các địa phương phải
thực sự quan tâm đến lợi ích của người dân bị thu hồi đất, thể hiện ở việc bồi thường
thoả đáng và hỗ trợ cho họ ổn định đời sống, tạo điều kiện chuyển đổi nghề nghiệp,
hỗ trợ thông tin để họ tự tạo công ăn việc làm cho mình. Không nên vì lợi ích của
thiểu số mà ảnh hưởng đến lợi ích chung của cộng đồng dân cư hoặc vì lợi ích kinh tế
trước mắt mà quên đi những tác động xấu về mặt xã hội như trực tiếp làm cho một bộ
11
phận người nông dân mất đất sản xuất, thất nghiệp, thu hẹp diện tích đất canh tác...,
đồng thời tiềm ẩn các nguyên nhân dẫn đến các hiện tượng tiêu cực và tệ nạn trong xã
hội, đặc biệt là sự mất niềm tin vào chính quyền của nhân dân, do nhân dân và vì
nhân dân.
KIẾN NGHỊ
Để thực hiện phương án tối ưu nêu trên, tiểu luận kiến nghị một số biện pháp
cụ thể như sau:
Thứ nhất, đối với Trung ương: Chính phủ cần nhanh chóng nhất thể hoá các
quy định về bồi thường, hỗ trợ và tái định cư khi nhà nước thu hồi đất trong một văn
bản pháp lý, tránh để lĩnh vực này được quy định rải rác trong nhiều văn bản như
hiện nay, rất khó khăn cho quá trình tổ chức thực hiện. Đồng thời, sửa đổi khung giá
các loại đất cho phù hợp với tình hình thực tế.
Thứ hai, đối với địa phương:
- UBND tỉnh BR-VT cần nắm bắt chính xác thông tin về giá trị quyền sử dụng
đất nông nghiệp được chuyển nhượng trên thực tế để xác định khung giá đất trên địa
bàn cho phù hợp, làm cơ sở để tính giá đất bồi thường trong trường hợp phải thu hồi
đất của cá nhân để phát triển kinh tế. Khi phê duyệt các phương án bồi thường, hỗ
trợ, tái định cư cần nắm bắt tâm tư, nguyện vọng của người dân để kịp thời thực hiện
các biện pháp động viên, giải thích, tuyên truyền. Với các phương án phân cấp cho
UBND huyện T.T phê duyệt và thực hiện thì cần theo dõi, kiểm tra để kịp thời chỉ
đạo điều chỉnh cho phù hợp. Trường hợp nảy sinh khiếu nại, tố cáo thì cần chỉ đạo
cấp dưới giải quyết nhanh chóng, triệt để, tránh gây bức xúc cho nhân dân.
- UBND huyện T.T cần tích cực, chủ động tham mưu cho cấp trên trong xây
dựng quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất và xây dựng phương án bồi thường, hỗ trợ, tái
định cư khi thu hồi đất của người dân một cách hợp lý, đảm bảo kết hợp hài hoà lợi
ích của người bị thu hồi đất với việc thực hiện có hiệu quả các dự án, chương trình
phát triển kinh tế, củng cố quốc phòng, an ninh trên phạm vi địa phương. Tăng cường
mối quan hệ với chính quyền các xã để kịp thời nắm bắt tâm tư, nguyện vọng của
12
người dân, đặc biệt là giải quyết thoả đáng theo đúng quy định pháp luật các khiếu
nại, tố cáo của người dân khi phải thực hiện quyết định thu hồi đất.
- UBND xã M.X cần phát huy vai trò là cấp chính quyền cơ sở gần dân nhất,
nắm bắt tâm tư, nguyện vọng của người dân bị thu hồi đất để kịp thời phản ánh với
cấp trên. Phát huy vai trò trong kiến nghị, đề xuất cấp trên xây dựng phương án bồi
thường, hỗ trợ, tái định cư phù hợp với đặc thù cuộc sống và sản xuất của các hộ dân
bị thu hồi đất.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1.
Bộ Tài chính - Bộ Tài nguyên và Môi trường, Thông tư liên tịch số 14/2008/TTLTBTC-BTNMT ngày 31 tháng 01 năm 2008 hướng dẫn thực hiện một số điều của
Nghị định số 84/2007/NĐ-CP ngày 25 tháng 5 năm 2007 của Chính phủ quy định bổ
sung về việc cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, thu hồi đất, thực hiện quyền sử
dụng đất, trình tự, thủ tục bồi thường, hỗ trợ, tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất và
giải quyết khiếu nại về đất đai;
2.
Bộ Tài nguyên và Môi trường, Thông tư số 06/2007/TT-BTNMT ngày 15 tháng 6
năm 2007 hướng dẫn thực hiện một số điều của Nghị định số 84/2007/NĐ-CP ngày
25 tháng 5 năm 2007 quy định bổ sung về việc cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng
đất, thu hồi đất, thực hiện quyền sử dụng đất, trình tự, thủ tục bồi thường, hỗ trợ, tái
định cư khi Nhà nước thu hồi đất và giải quyết khiếu nại về đất đai;
3.
Bộ Tài nguyên và Môi trường, Thông tư số 01/2005/TT-BTNMT ngày 13 tháng 4
năm 2005 hướng dẫn thực hiện một số điều của Nghị định số 181/2004/NĐ-CP ngày
29 tháng 10 năm 2004 của Chính phủ về thi hành Luật đất đai;
4.
Bộ Tài chính, Thông tư số 116/2004/TT-BTC ngày 07 tháng 12 năm 2004 về
hướng dẫn thực hiện Nghị định số 197/2004/NĐ-CP ngày 03 tháng 12 năm 2004 về
bồi thường, hỗ trợ và tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất;
5.
Chính phủ, Nghị định số 181/2004/NĐ-CP ngày 29 tháng 10 năm 2004 về thi hành
Luật đất đai;
13
6.
Chính phủ, Nghị định số 69/2009/NĐ-CP ngày 13 tháng 8 năm 2009 của Chính phủ
quy định bổ sung về quy hoạch sử dụng đất, giá đất, thu hồi đất, bồi thường, hỗ trợ và
tái định cư;
7.
Chính phủ, Nghị định số 84/2007/NĐ-CP ngày 25 tháng 5 năm 2007 quy định bổ
sung về việc cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, thu hồi đất, thực hiện quyền sử
dụng đất, trình tự, thủ tục bồi thường, hỗ trợ, tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất và
giải quyết khiếu nại về đất đai;
8.
Chính phủ, Nghị định số 197/2004/NĐ-CP ngày 03 tháng 12 năm 2004 về bồi
thường, hỗ trợ và tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất;
9.
Chính phủ, Đính chính số 181/ĐC-CP ngày 23 tháng 10 năm 2009 đính chính Nghị
định số 69/2009/NĐ-CP ngày 13 tháng 8 năm 2009 của Chính phủ quy định bổ sung
về quy hoạch sử dụng đất, giá đất, thu hồi đất, bồi thường, hỗ trợ và tái định cư;
10.
Chính phủ, Nghị định số 188/2004/NĐ-CP ngày 16 tháng 11 năm
2004 về phương pháp xác định giá đất và khung giá các loại đất;
11.
Chính phủ, Nghị định số 182/2004/NĐ-CP ngày 29 tháng 10 năm
2004 về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực đất đai;
12.
Chính phủ, Nghị định số 17/2006/NĐ-CP ngày 27 tháng 01 năm 2006
về sửa đổi, bổ sung một số điều của các nghị định hướng dẫn thi hành Luật Đất đai và
Nghị định số 187/2004/NĐ-CP về việc chuyển công ty nhà nước thành công ty cổ
phần;
Quốc hội nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam, Luật số 13/2003/QH11 ngày 26
tháng 11 năm 2003 về đất đai;
14