Tải bản đầy đủ (.docx) (13 trang)

tôn giáo hòa hảo ở việt nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (167.53 KB, 13 trang )

MÔN : QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ DÂN TỘC TÔN
GIÁO
NHÓM 6-NS2

CHỦ ĐỀ: TÌM HIỂU VỀ TÔN GIÁO HÒA HỎA
(ĐẠO HÒA HẢO)
I: GIỚI THIỆU CHUNG VỀ TÔN GIÁO HÒA HẢO
1: giới thiệu chung
Phật giáo Hòa Hảo, hay còn gọi là đạo Hòa Hảo, là một tông phái Phật
giáo do Huỳnh Phú Sổ khai lập năm 1939, lấy pháp môn Tịnh Độ Tông làm căn
bản và chủ trương tu hành tại gia. Theo thống kê năm 2009 có khoảng 1.433.252
tín đồ Phật giáo Hòa Hảo khiến tôn giáo này trở thành tôn giáo có số tín đồ đông
thứ 4 tại Việt Nam. Tín đồ Phật giáo Hòa Hảo tập trung chủ yếu ở miền Tây Nam
Bộ. Đặc biệt là An Giang với 936.974 tín đồ Phật giáo Hòa Hảo là tỉnh có số tín đồ
Phật giáo Hòa Hảo đông nhất cả nước chiếm 44% dân số toàn tỉnh và chiếm 65%
tín đồ Phật giáo Hòa Hảo trong cả nước.Tiếp đến là Cần Thơ (227.117 tín đồ)
và Đồng Tháp (196.143 tín đồ).
Hiện nay, trong thư viện của hơn 30 quốc gia trên thế giới vẫn còn giữ những tài
liệu sách báo về đạo này.

2: Lịch sử ra đời
Đạo Hòa Hảo ra đời tại làng Hòa Hảo, quận Tân Châu, tỉnh Châu Đốc (nay thuộc
thị trấn Phú Mỹ, huyện Phú Tân, tỉnh An Giang) vào năm 1939 do Huỳnh Phú Sổ
sáng lập.
Huỳnh Phú Sổ, còn được gọi là "Thầy Tư Hoà Hảo", tự nhận mình là bậc "sinh
như tri", biết được quá khứ nhìn thấu tương lai, được thọ mệnh cùng với Phật Adi-đà và Phật Thích-ca Mâu-ni, xuống hạ giới có nhiệm vụ truyền bá cho dân


chúng tư tưởng Bửu Sơn Kỳ Hương để "Chấn hưng Phật giáo, cứu độ chúng sinh
khỏi sông mê, biển khổ và đưa tới chốnTây phương cực lạc". Ông chữa bệnh cho
người dân bằng các bài thuốc đã học trong lúc đi chữa bệnh, đồng thời qua đó ông


truyền dạy giáo lý bằng những bài sám giảng (còn gọi là sấm giảng) do ông soạn
thảo. Vì vậy chỉ trong vòng 2 năm từ 1937 đến 1939 số người tin theo ông đã khá
đông và ông trở nên nổi tiếng khắp vùng.
Ngày 18 tháng Năm năm Kỷ Mão(tức 4 tháng 7 năm 1939), Huỳnh Phú sổ bắt đầu
khai đạo, khi ông chưa tròn 20 tuổi. Nơi tổ chức lễ khai đạo chính là gia đình
ông.Ông đã lấy tên ngôi làng Hòa Hảo nơi mình sinh ra để đặt tên cho tôn giáo mới
của mình: đạo Hòa Hảo hay Phật giáo Hòa Hảo. Sau đó, ông được các tín đồ suy
tôn làm giáo chủ mối đạo, và gọi ông bằng cái tên tôn kính là Huỳnh Giáo chủ
Kể từ đó, ông lần lượt làm nhiều bài thơ ca, sau được tập hợp lại thành quyển Sấm
giảng thi văn giáo lý, có phần gần gũi với tư tưởng thần bí và tín ngưỡng dân gian
ở Nam Bộ lúc bấy giờ.

3: nguyên nhân ra đời đạo hòa hảo
-

Do tình hình kinh tê-xã hội nước ta ở Miền Tây Nam Bộ lúc bấy giờ

-

Liên quan đến những hiện tượng mê tín dị đoan,tin vào sức mạnh huyền bí
của những “Ông Cậu” và “những Thầy”,là sự hiện thân siêu phàm của
Phật,của Trời được lan truyền trong dân gian

-

Những giáo lý của đạo Hòa Hảo thực chất là sự chắt lọc những giáo lý của
nhà Phật

4: Các thời kỳ phát triển của đạo hòa hảo
Thời kỳ 1941 - 1944

Sang năm 1941, đạo Hòa Hảo tiếp tục gia tăng số lượng tín đồ của mình một
cách nhanh chóng Khi Nhật vào Đông Dương, Pháp lo ngại Nhật tranh thủ giáo
phái Hòa Hảo nên đã câu thúc Huỳnh Phú Sổ ở Châu Đốc, Bạc Liêu, Cần Thơ
Năm 1943, Nhật vận động được giáo chủ Hòa Hảo về Sài Gòn. Tại đây ông đã vận
động được nhiều nhân vật hoạt động chính trị thân Nhật vào đạo Hòa Hảo để gây
thanh thế, đồng thời thời gian này nhiều thanh niên theo đạo Hòa Hảo cũng tham
gia các tổ chức của Nhật. Năm 1944, Hòa Hảo thành lập lực lượng vũ trang dưới
tên gọi Đội Bảo An.


Thời kỳ 1945 - 1955
Tây Nam Bộ là nơi phát tích của giáo phái Hòa Hảo Đa số tín đồ là những
người dân hiền hòa, yêunước Nhằm thực hiện chính sách đại đoàn kết toàn dân, Ủy
ban nhân dân Nam Bộ mới thành lập sau Cách mạng tháng Tám đã mời người sáng
lập giáo phái Hòa Hảo là ông giáo chủ Huỳnh Phú Sổ giữ chức ủy viên đặc biệt
của Ủy ban. Tuy nhiên, theo Việt Minh một số lãnh đạo Hòa Hảo có nhiều tham
vọng về quyền hành đã lợi dụng danh nghĩa của giáo phái Hòa Hỏa đòi giao những
tỉnh có đông tín đồ (như Cần Thơ, Long Xuyên, Châu Đốc) cho họ cai quản, quản
lý. Khi yêu sách này không được đáp ứng, họ 2 lần tổ chức biểu tình tuần hành,
kéo vào thị xã Long Xuyên (cuối tháng 8-1945) và thị xã Châu Đốc (đầu tháng 91945) định gây bạo loạn cướp chính quyền. Lực lượng vũ trang cách mạng được
huy động đến kịp thời giải tán Theo Archimedes L.A Patti, Hòa Hảo chống lại chủ
trương của Việt Minh muốn đàm phán với Đồng Minh nên tổ chức biểu tình đòi vũ
trang quần chúng chống lại việc quân Anh, Pháp đổ bộ vào Nam Kỳ
Ngày 9/9/1945, những người đứng đầu Phật giáo Hòa Hảo lại tổ chức
tuần hành ở thị xã Cần Thơ với lý do "đi rước Đức Thầy", thực chất là dự định
cướp chính quyền. Chính quyền tỉnh Cần Thơ giải tán cuộc biểu tình này, bắt
những người cầm đầu, đưa ra tòa xét xử và kết án tử hình 3 người đứng đầu. Đối
với tín đồ, chính quyền giải thích ý đồ của lãnh đạo Hòa Hảo, khuyên họ trở về nhà
tiếp tục làm ăn, không để bị lợi dụng
Với chủ trương đại đoàn kết toàn dân, ngày 6 tháng 2 năm 1946, tại Chợ

Mới (Long Xuyên), Nguyễn Hữu Xuyến, Trung đoàn trưởng Khu 8, đã kí với Trần
Văn Soái (Năm Lửa), thủ lĩnh một nhóm Hòa Hảo Dân Xã, một thỏa ước nhằm gác
bỏ mọi hiềm khích và hiểu lầm cũ, cùng nhau đoàn kết chống thực dân Pháp Thỏa
ước này gồm 3 điều khoản:
1.

Hai bên cam kết không chống lại nhau.

2.

Khi một bên bị Pháp tấn công thì bên kia ứng cứu.

3.

Hai bên phối hợp tổ chức đánh Pháp.

Tháng 6 năm 1946 Hòa Hảo tổ chức lại lực lượng vũ trang lấy tên Nghĩa
Quân Đội Vệ Quốc Liên Minh Nguyễn Trung Trực Sau một thời gian tạm hòa
hoãn với Việt Minh, từ tháng 3-1947, nhóm Trần Văn Soái bỏ không tham gia
kháng chiến do Việt Minh lãnh đạo nữa, mà cùng một tiểu đoàn lê dương Pháp mở
cuộc càn quét lớn vào 5 làng ở vùng Tân Châu (Châu Đốc). Đại đội 65 Vệ quốc


đoàn cùng dân quân du kích địa phương đã đánh trả quyết liệt, buộc lực lượng của
Năm Lửa và quân Pháp phải rút lui
Cuối tháng 3 đầu tháng 4-1947 ở Tịnh Biên, Tri Tôn (Châu Đốc), lực lượng
chống Việt Minh đội lốt Hòa Hảo và Cao Đài Tây Ninh liên tục đánh phá vùng
Việt Minh kiểm soát, tàn sát dã man thường dân, đốt phá xóm làng, truy lùng cán
bộ Việt Minh và quần chúng cốt cán của kháng chiến.
Những người cầm đầu Dân xã Hòa Hảo phát động một cuộc tắm máu ở Tây

Nam Bộ vào ngày 6/4/1947 Những người dân không theo Dân xã Hòa Hảo đều bị
xem là kẻ thù, bị giết, buộc đá vào cổ, thả trôi sông. Dân chúng vô cùng phẫn uất
trước hành động dã man của Dân xã Hòa Hảo Ngoài việc giết hại dân thường,
quân Dân xã Hòa Hảo còn tổ chức các hành động cướp phá ở các tỉnh Long
Xuyên, Châu Đốc, Cần Thơ
Ngày 16-4 năm 1947 Giáo chủ Phật giáo Hòa Hảo Huỳnh Phú Sổ đột
ngột mất tích khi đến Tân Phú, Đồng Tháp Mười để hòa giải xung đột giữa Việt
Minh và Phật giáo Hòa Hảo. Các tài liệu của phương Tây, Việt Nam Cộng Hòa
đều cho rằng Việt Minh thủ tiêu Huỳnh Phú Sổ
Sau khi Giáo chủ Phật giáo Hòa Hảo Huỳnh Phú Sổ mất tích, Pháp lợi
dụng những người chống chính quyền của Việt Minh trong đạo Hòa Hảo, hỗ trợ
trang bị và cung cấp tiền bạc cho họ[3]. Pháp mua chuộc những người đứng đầu
Hòa Hảo có tư tưởng chống Việt Minh, lập ra nhiều đơn vị vũ trang mới ngoài
những đơn vị vũ trang Hòa Hảo khác thành lập từ năm 1944, chiếm cứ một số
vùng ở Tây Nam Bộ, gây ra nhiều tội ác với dân chúng.[3] Được Pháp trợ giúp,
những người chống Việt Minh lập ra 4 nhóm nhằm mục đích để chống lại Việt
Minh. Các nhóm này gồm:
1.

Nhóm Trần Văn Soái (Năm Lửa), đóng tại Cái Vồn (Vĩnh Long).

2.

Nhóm Lâm Thành Nguyên (Hai Ngoán), đóng tại Cái Dầu (Châu Đốc).

3.

Nhóm Lê Quang Vinh (Ba Cụt), đóng tại Thốt Nốt (Long Xuyên).

4.


Nhóm Nguyễn Giác Ngộ, đóng tại Chợ Mới (Long Xuyên).

5. Năm 1947, các lực lượng Việt Minh vừa tổ chức tuyên truyền vũ trang, vừa

mở một trận đánh lớn tại Kinh 13. Chỉ huy quân sự của Dân xã Hòa Hảo lừa
dối tín đồ nói: "Súng Việt Minh bắn không nổ!" xua tín đồ tràn vào trận địa
của Việt Minh. Lực lượng vũ trang của Việt Minh một mặt giải thích cho


các tín đồ hiểu, mặt khác đánh quân của Dân xã Hòa Hảo, diệt nhiều lính,
thu nhiều súng, có 1 Bazoka. Ở khu vực giữa Phú An- Phú Lâm (Tân Châu),
Đại đội 65 đánh bật lực lượng của Dân xã ra khỏi vùng này. Việt Minh mở
rộng công tác vũ trang tuyên truyền về hướng Thoại Sơn, tiếp tục tiến công
ở Ba Thê đánh lính lê dương đi tàu sắt đổ bộ lên Mốp Văn và Núi Sập, diệt
trên 200 lính.
6. Tháng 6/1947, nhằm thu hút tín đồ Hòa Hảo tạo thành khối đoàn kết các lực

lượng chống Pháp, Việt Minh thành lập Ban Hòa Hảo vận tại Chợ Mới Nhà Bàn, tập trung hoạt động vùng Long Xuyên, Châu Đốc, tuyên truyền
chính sách đại đoàn kết dân tộc, vận động tín đồ Hòa Hảo cùng toàn dân
kháng chiến chống xâm lược Pháp
7. Do Phật giáo Hòa Hảo có tín đồ rất đông ở miền Tây, nhất là các tỉnh: Long

Xuyên, Châu Đốc, Hà Tiên, Cần Thơ… Đạo này có tổ chức chính trị là Việt
Nam Dân chủ Xã hội Đảng làm nòng cốt, nên có nhiều diễn biến phức tạp
ngay cả trong nội bộ của đạo. Những người chống Việt Minh đã lợi dụng
danh nghĩa đạo Hòa Hảo, tổ chức nhiều lực lượng vũ trang hợp tác với Pháp,
áp bức khủng bố dân chúng, gây ra nhiều tội ác.
8. Dù vậy, đa số tín đồ là nông dân, khi Việt Minh tích cực vận động thì lần


lượt họ giác ngộ và tham gia cuộc kháng chiến do Việt Minh lãnh đạo. Sư
thúc Hòa Hảo Huỳnh Văn Trí là người chỉ huy một đơn vị vũ trang trong
kháng chiến đã có công lớn trong công cuộc vận động tín đồ Hòa Hảo tham
gia kháng chiến. Trong những năm 1949 - 1950, nhiều đồn bót đã án binh
bất động, "trung lập hóa", không đàn áp dân chúng và tránh không đụng độ
với lực lượng Việt Minh.
9. Chính phủ Đệ nhất Cộng hòa sau khi thành lập năm 1955 thì mở những cuộc

hành quân như "Chiến dịch Đinh Tiên Hoàng" rồi "Chiến dịch Nguyễn Huệ"
để bình định các giáo phái hầu thống nhất quân lực. Các lãnh tụ Hòa Hảo
như tướng Trần Văn Soái (biệt danh Năm Lửa) rút về cố thủ Đồng Tháp;
tướng Lê Quang Vinh (Ba Cụt) thì đem quân về chống giữ ở Châu
Đốc, Long Xuyên, Rạch Giá Bị truy nã Trần Văn Soái ra hàng còn Lê
Quang Vinh thì bị bắt, sau đem xử tử.
Thời kỳ 1956-1975


Năm 1964 sau khi Nền Đệ nhất Cộng hòa bị lật đổ đạo Hòa Hảo có sự củng
cố lại về tổ chức, xây dựng mở mang các cơ sở tôn giáo, văn hóa, xã hội. Hệ thống
Ban trị sự được kiện toàn từ trung ương đến cơ sở (hình thành cơ cấu tổ chức 4 cấp
trung ương, tỉnh, huyện, xã).Đảng Dân xã cũng được củng cố để hỗ trợ cho đạo,
đồng thời cơ quan lãnh đạo Hòa Hảo có sự phân đôi thành 2 ban trị sự trung ương:
phái cũ do Lương Trọng Tường, phái mới do Huỳnh Văn Nhiệm đứng đầu.
Năm 1972 Lê Quang Liêm tách ra khỏi phái cũ của Lương Trọng Tường thành
lập ban trị sự trung ương mới. Lúc này đạo Hòa Hảo có tới 3 ban trị sự trung
ương cùng tồn tại cho đến thống nhất đất nước Dù phân hóa, Phật giáo Hòa Hảo
tiếp tục phát triển vào thời Đệ nhị Cộng hòa trong đó một sự kiện lớn là việc
thành lập Viện Đại học Hòa Hảo năm 1972ở Long Xuyên. Tính đến thời điểm
Việt Nam Cộng hòa sụp đổ, các nhóm Hòa Hảo điều hành tổng cộng sáu trường
trung học phổ thông, một viện đại học và hai bệnh viện. Tất cả những cơ sở này

sau đó đều bị chính quyền mới trưng dụng quốc hữu hóa
Thời kỳ 1976-1998
Thời kỳ 1999-hiện nay
Đến nay, Hòa Hảo vẫn phát triển chú yếu trong vùng tứ giác Long Xuyên Số lượng
tín đồ khoảng 2 triệu người
Hiện nay, Ban trị sự và chính quyền huyện Phú Tân có ý định xây dựng tượng
đài Huỳnh Phú Sổ tại một địa điểm ở thị trấn Phú Mỹ, huyện Phú Tân
Mỗi lần có các ngày lễ lớn của Phật giáo Hòa hảo thì đồng đạo thuộc các chi
phái nằm ngoài Phật giáo Hòa hảo chính thức của nhà nước đều bị ngăn chặn
không cho tới làm lễ tại chùa Quang Minh Tự

II: Giáo lý Hòa Hảo
Giáo lý Hòa Hảo được thể hiện trong những bài sấm kệ do Huỳnh Phú Sổ biên
soạn, bao gồm 2 phần: Sấm Giảng giáo lý và Thi Văn giáo lý.
Phần thứ nhất: Sấm Giảng Giáo Lý: Phần này gồm 6 quyển giảng:
1. Quyển thứ nhứt: Sấm giảng khuyên người đời tu niệm. Viết theO lối văn lục
bát, dài 912 câu.


2. Quyển thứ nhì: Kệ dân của người Khùng. Viết theo lốI văn thất ngôn trường
thiên, dài 476 câu.
3. Quyển thứ ba: Sám Giảng. Viết theO lốivăn lục bát, dài 612 câu.
4. Quyển thứ tư: Giác mê tâm kệ. Viết theothể văn thất ngôn trường thiên, dài 846
câu
5. Quyển thứ năm: Khuyến thiện Quyển này dài 776 câu, đoạn đầu và đọn cuối viết
theo thể thơ lục bát, đoạn giữa theo lối thơ thất ngôn trường thiên.
6. Quyển thứ sáu: Những điều sơ lược cần biết của kẻ tu hiền. Quyên này viết theo
lối văn xuôi (tản văn), trình bày toàn bộ tông chỉ, giới luật của Đạo.
Phần thứ hai: Thi Văn Giáo Lý Phần này bao gồm hơn 200 bài thi thơ do Đúc
Huỳnh Giáo chủ viết từ năm Kỷ Mão (1939) đến năm Đinh Hợi (1947).

Có thể nhận thấy giáo lý Hòa Hảo là sự tiếp thu và nâng cao tư tưởng Bửu Sơn Kỳ
Hương của Đoàn Minh Huyên, gồm phần "Học Phật" và phần "Tu nhân":


Phần "Học Phật": chủ yếu dựa vào giáo lý đạo Phật song được giản lược
nhiều và có thêm bớt đôi chút. Tinh thần chính là khuyên tín đồ ăn ngay ở hiền.



Phần "Tu nhân": theo giáo lý Hòa Hảo tu nhân có nghĩa là tu "tứ ân hiếu
nghĩa"- đó là 4 điều Đoàn Minh Huyên, đã chỉ ra, bao gồm Ân tổ tiên cha mẹ,
Ân đất nước, Ân đồng bào nhân loại, Ân tam bảo (Phật, Pháp, Tăng).

Đạo Hòa Hảo khuyên tín đồ vừa học Phật vừa tu nhân để tạo nên công đức Có
công đức để trở thành bậc hiền nhân Song, họ đặc biệt yêu cầu tín đạo phải tu
nhân, cho rằng việc tu hành phải dựa trên đạo đức, trước hết đạo làm người: Thiên
kinh vạn điển, hiếu nghĩa vi tiên (Không có tu nhân thì không thể học Phật, hoặc
học Phật mà chẳng tu nhân thì cũng vô nghĩa); Dục tu Tiên đạo, tiên tu Nhân
đạo; Nhân đạo bất tu, Tiên tu viễn hỹ (Muốn tu thành Tiên Phật trước hết phải tu
đạo làm người, đạo người mà không tu thì Tiên Phật còn xa vời).
Nghi lễ và tổ chức
Thờ phượng


Giáo lý Phật giáo Hoà Hảo chủ trương thờ phượng đơn giản, không cầu kỳ phức
tạp, trở về với nội tâm hơn là hình tướng bên ngoài, đúng với tinh thần vô vi mà
Đức Phật Thích Ca đã đề xướng.
Người tín đồ PGHH thờ cúng ba ngôi hương án tại nhà, bao gồm:
- Thứ nhất là Ngôi thờ Cửu Huyền Thất Tổ: thờ cúng tổ tiên, theo đạo lý uống
nước nhớ nguồn.

- Thứ hai là Ngôi thờ Tam Bảo: thờ Thập phương Phật, Pháp, Tăng. Ngôi thờ này
có đặt một tấm vải màu nâu (gọi là Trần Dà) tượng trưng cho sự thoát tục và sự
đoàn kết. Chúng ta hãy xem qua lời dạy của Đức Huỳnh Giáo chủ:" Nhưng riêng
về cư-sĩ ở nhà không nên tạo thêm nữa; nên thờ đơn-giản cho lòng tin-tưởng trở lại
tâm hồn hơn ở vào các sự hào nhoáng bề ngoài. Từ trước chúng ta thờ trần điều là
di tích của Đức Phật Thầy Tây-An để lại. Nhưng gần đây có nhiều kẻ thờ trần điều
tự xưng cùng tông-phái với chúng ta, làm sái phép, sái với tôn-chỉ của Đức Phật,
nên toàn- thể người trong Đạo đổi lại màu dà Lại nữa, từ trước đến giờ các sư dùng
màu dà để biểu-hiện cho sự thoát tục của mình, và màu ấy là sự kết hợp của tất cả
các màu sắc khác, nên có thể tượng trưng cho sự hòa-hiệp của nhân-loại không
phân biệt chủng tộc và cá-nhân. Vì vậy chúng ta dùng nó trong chỗ thờ-phượng để
tiêu-biểu cho tinh-thần vô thượng của nhà Phật
-Thứ ba là Ngôi Thông Thiên: đặt ngoài trời.
"Về cách cúng Phật, chỉ nên cúng nước lạnh, bông hoa và nhang thôi Nước lạnh
tiêu-biểu cho sự trong sạch, bông hoa tiêu-biểu cho sự tinh khiết, còn nhang, dùng
đặng bán mùi uế-trược Ngoài ra chẳng nên cúng một món gì khác cả Bàn thờ ông
bà cúng món chi cũng đặng".(lời Đức Huỳnh Giáo chủ).
Như trên thì, ngôi thờ Tam Bảo và ngôi Thông Thiên chỉ đặt lư hương, bình hoa, ly
nước sạch, ngoài ra không cúng gì khác nữa. Bàn thờ Cửu Huyền Thất Tổ thì ngoài
ba thứ trên có thể dâng cúng thêm thực phẩm: bánh trái, thức ăn nhưng nên cúng
chay.
Hành lễ
Ngài dạy:" Chỉ thờ lạy Đức Phật, Tổ-tiên, ông bà, cha mẹ lúc còn sống và các vị
anh-hùng cứu quốc. Với những kẻ khác, nên bỏ hẳn sự lạy lục người sống, cho đến
Thầy mình cũng vậy, chỉ xá thôi


Người tín đồ Phật giáo Hoà Hảo hành lễ mỗi ngày hai thời vào buổi sáng và buổi
chiều theo nghi thức đã được chỉ dạy trong quyển thứ sáu.
Các ngày lễ tết

Các ngày Lễ kỷ niệm trong Đạo đều tổ chức vào ngày âm lịch Trong một năm,
theo âm lịch đạo Hòa Hảo có các ngày lễ, Tết chính:


Ngày 1 tháng Giêng: Tết Nguyên Đán



Ngày Rằm tháng Giêng: Lễ Thượng Ngươn



Ngày 25 tháng 2: ngày Đức Huỳnh Giáo chủ bị ám sát



Ngày 8 tháng 4: Lễ Phật đản



Ngày 18 tháng 5: Lễ Khai Sáng Đạo Phật giáo Hoà Hảo



Ngày Rằm tháng 7: Lễ trung Ngươn



Ngày 12 tháng 8: Vía Phật thầy Tây An




Ngày Rằm tháng 10: Lễ hạ Ngươn



Ngày Rằm tháng 11: Lễ Phật A-di-đà



Ngày 25 tháng 11: Lễ Đản Sinh Đức Huỳnh Giáo chủ.



Ngày 8 tháng Chạp: Lễ Phật thành đạo

III/ NHẬN XÉT
-

-

Điểm “ cách tân” của đạo Hòa Hảo là đạo này cho rằng,giáo lý của Phật giáo
quá cao siêu,rộng lớn,chỉ thích hợp cho những người xuất gia.Trái lại,giáo lý
của đạo Hòa Hảo rất đơn giản,rõ ràng,bình dân,dễ hiểu nên có tính khái
quát,người tại gia có thể học được
Phật giáo Hòa Hảo không dùng giáo lý chính thống của Phật giáo mà chủ
yếu dựa vào hình thức tín ngưỡng dân gian,giáo lý của Phật giáo Hòa Hảo
không đưa ra được tư tưởng triết học tôn giáo mới, Nó là sự kết hợp tư



-

-

-

-

tưởng Phật giáo với truyền thống đạo đức của dân tộc mà nổi bật là đạo “ tứ
ân hiếu nghĩa”
Luật lệ,lễ nghi hành đạo của Phật giáo Hòa Hảo đơn giản,lấy gia đình làm
đơn vị sinh hoạt tôn giáo chủ yếu. Do vậy Phật giáo Hòa Hảo phù hợp với
đặc điểm,tâm lý,lối sống của người dân Nam BộTôn giáo này đánh giá cao
triết lý”đạo tại tâm” khuyến khích nghi lễ thờ cúng đơn giản(chỉ có hoa và
nước sạch) và loại
Bỏ mê tín dị đoan.Những buổi lễ được tổ chức đơn giản và khiêm tốn,không
có ăn uống hội hè.Lễ lộc,cưới hỏi ma chay không cần cầu kỳ như tôn giáo
khác.Đạo không có tu sĩ,không có tổ chức giáo hội mà chỉ có một số chức
sắc lo việc đạo và việc cả đời
Đạo Hòa Hảo có số lượng tín đồ tôn giáo khá đông,không có tầng lớp tu
sĩ,không có hàng giáo phẩmNói chung đạo Hòa Hảo kêu gọi mọi người lối
sống hòa hợp,chánh pháp chân truyền của nền đạo,không chỉ thu hút đông
đảo tín đồ trong một thời gian ngắn mà còn là kỉ lục của lịch sử phát triển
tôn giáo,nhanh chóng trở thành một trong sáu tôn giáo lớn ở Việt Nam mà
còn ảnh hưởng sâu rộng tầng lớp xã hội bên ngoài,và là đối tượng nghiên
cứu của nhiều tổ chức,cá nhân trong và ngoài nước
4-1999 Nhà nước cho phép Phật giáo Hòa Hảo lập ban vận động Đại Hội
Đại Biểu phật giáo Hòa Hảo và tiến hành đại hội Phật giáo Hòa Hảo lần thứ
nhất vào ngày 25-26 tháng 5-1999;đã cử ra ban đại diện phật giáo Hòa Hảo
và xây dựng quy chế Phật giáo Hòa Hảo-tổ chức hoạt đọng của ban đại diện

phật giao Hòa Hảo có đường lối tiến bộ và gắn bó với dân tộc.

IV: Anh hưởng của tôn giáo Hòa Hảo
-

Phật giáo Hòa Hảo ra đời với xứ mạng cứu vớt nhân loại .Phác vẽ cho
mọi người thấy sự khổ não của xã hội Việt Nam và xã hội nhân loại,rồi giác
ngộ họ tìm đường giải thoát;nhằm khuyên răn loài người phải làm tròn bổn
phận làm người,cứu lấy bản thân mình,gia đình,có một lối sống bác ái tự
do.Phật giáo Hòa Hảo ảnh hưởng đến đời sống người Việt trên tất cả mọi
mặt

1: Về đạo lý
Giác ngộ mọi người hiểu cái yếu của sự tu hành: Giữ sao cho tâm linh
luôn được yên tĩnh,đừng để cho lòng dục sai khiến,nhất là khi một mình đối
diện với một mình. Phật là sáng suốt,hiền hậu,từ bi


Thờ cúng tổ tiên theo đạo lý uống nước nhớ nguồn, bàn thờ không thể
thiếu nước lạnh,hoa và nhang . Con cái phải hiếu thảo với ông bà, cha mẹ.
Mọi người mang trọng trách xây dựng và bảo vệ tổ quốc

2: Về tư tưởng
Tâm lý của người dân lúc bấy giờ như bị băng hoại,người người bon
chen danh lợi,sống độc thiện kỳ nhân ích kỷ,giả dối. Vì thế Hòa Hảo đã tu
niệm hướng cho mọi người đức tin trong sạch.Nhưng tin không phải là mù
quáng mà đức tin dẫn dắt bởi lòng lành và soi sáng bằng trí tuệ và Đức
Huỳnh giáo chủ đã khuyên răn các tín đồ
“Phải điêu luyện khối tinh thần cho mạnh mẽ,tự lập con đường rõ ràng
duy nhất của mỗi đạo mình theo đuổi ,để lấy đó làm cương mục bài trừ

những thành kiến cố chấp,sự chần chừ,lòng ham muốn,tính kiêu ngạo,dua
nịnh,tư tâm,sự mê đắm trong bể dục tình và sự phiền não làm cho loạn cõi
lòng”
Viễn cảnh xã hội vô cùng thối nát,dân chúng sống trong mê tín dị
đoan.Nơi góc tường này,dưới gốc đa kia,người ta thấy nhan nhản những bàn
thờ ông thần,bàn thờ bà chúa. ốm đau người ta không lo thuốc thang mà chỉ
lo cúng đền này phủ nọ,xin tàn hương nước thải về uống,hoặc lập đàn cúng
rước thầy bủa yểm quỷ yểm ma. Có việc khó khăn người ta không nghiên
cứu lẽ thành bại mà lại đi coi bói toán,xin quẻ xin xâm,rượu chè cờ bạc đàn
đúm khắp nơi.Họ ca tụng những ai nhiều tiền lắm bạc,ngày tháng ăn chơi
tiêu xài hoang phí.Trước tình cảnh này đaọ Hòa Hỏa đã dùng cái quyền uy
của tinh thần để tâm phúc mọi người giác ngộ.Và trong tôn chỉ của tuyệt đối
cấm rượu chè,thuốc sái


Nguyên nhân phát triển ngoạn mục của Phật giáo Hòa Hảo

- Khéo khai thác truyền thống, kể truyền miệng miệng bằng thơ Nôm ở Nam
Bộ: đạo Hòa Hảo khai thác một cách tự nhiên, khéo léo truyền thống kể chuyện
miệng của đồng bằng miền Tây Nam Bộ. Người dân đa số là nông dân ít học,
lối truyền giáo bằng thi ca, bằng vè sẽ phù hợp với quần chúng, dễ nghe, dễ nhớ
và dễ đi sâu vào lòng người.
- Đạo Hòa Hảo còn sử dụng phương tiện in ấn để truyền đạo tạo sức lan tỏa
nhanh chóng, ngoạn mục. - Lời kêu gọi của giáo chủ Hòa Hảo mang hình thức
sấm truyền, có sức hấp dẫn đặc biệt. - Phật giáo Hòa Hảo có hình thức, nghi lễ
đơn giãn, bồi dưỡng đức tự tin ở bản thân, coi trọng lối hành đạo gần gũi với
dân chúng. Có tiền thân lâu đời, nguồn gốc từ giáo lý của Phật Thích Ca.


3: Anh hưởng của tôn giáo Hòa Hảo đến tôn giáo khác

Hiện nay Phật Giáo Hòa-Hảo là một trong số 4 tôn giáo quan trọng nhứt
ở Việt Nam. Giáo hội Phật Giáo Hòa Hảo là một hội viên sáng lập cùa Hội
Đồng Tôn Giáo Việt Nam, một cơ quan đoàn kết các tôn giáo chánh yếu như
Thiên Chúa Giáo, Phật Giáo, Phật Giáo Hòa Hảo, Cao Đài Giáo... Đồng thời
đoàn thể Phật giáo Hòa hảo cũng tham gia các sinh hoạt quốc gia, đúng theo
truyền thống của một tôn giáo dân tộc. Ngoài ra, giáo lý P.G.H.H. cũng đã được
tiếp nhận với nhiều cảm tình bởi nhiều giới trí thức Đông Phương cũng như Tây
Phương. Bởi vì, với một giáo thuyết hòa đồng tinh hoa Tam giáo, Phật Giáo
Hòa Hảo đã phát dương giáo pháp của Đức Thích Ca Mâu Ni làm căn bản giáo
lý, lại thêm các tư tường Nho giáo, Lão giáo, đã ăn sâu vào tập tục dân tộc Việt
Nam, để kết thành một hệ thống tư tưởng Đạo học có đặc thái dân tộc Việt Nam

KẾT LUẬN
- Sự ra đời của đạo hoà hảo là một sự cải biến linh hoạt trên cơ sở tổng hợp đạo
phật với tín ngưỡng dân gian truyền thống của dân tộc việt nam đó là thờ cúng
ông bà, tổ tiên một giá trị tinh hoa truyền thống trong nét văn hoá của dân tộc
việt nam được lưu giử trong giáo lí của đạo hoà hảo lấy việc con cái phải có
hiếu với ông bà cha mẹ xếp hàng thứ nhất trong “tứ ân”.
- Phật giáo hoà hảo ra đời trong trong hoàn cảnh đất nước bị giặc xâm lăng,
dưới một hình thức tôn giáo đạo hoà hảo giáo dục ý thức tinh thần dân tộc, ý
thức chống ngoại xâm sâu sắc (ơn đất nước) có đóng góp nhiều cho cách mạng
việt nam. “sinh ra, ta phải nhờ tổ tiên cha mẹ, sống ta phải nhờ đất nước quê
hương. Hưởng những tấc đát ăn những ngọn rau…ta có bổn phận bảo vệ đất
nước khi bị kẻ xâm lăng giày đạp
- Ráng nâng đở xứ sở quê hương lúc nghiêng nghèo và làm cho được trở nên
cường thịnh. Ráng cứu cấp nước nhà khi bị kẻ thống trị.đạo hoà hảo không có
nghi lễ rườm rà, bài trừ mê tín dị đoan, ngưòi theo đạo có thể tu. tại gia tham
gia lao động sản xuất mà cũng không cần xuống tóc đó là một sự cách tân mới
mẽ hơn so với đạo phật





×