Tải bản đầy đủ (.doc) (2 trang)

Gián án Dân tộc - Tôn giáo Việt Nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (64.1 KB, 2 trang )


D Â N T Ộ C



Cộng đồng người Việt Nam có 54 thành phần dân tộc khác nhau. Trong đó dân tộc Việt (Kinh) chiếm gần 90% tổng số dân cả nước, hơn 10% còn lại là dân số của 53
dân tộc. Trải qua bao thế kỷ, cộng động các dân tộc Việt Nam đã gắn bó với nhau trong suốt quá trình lịch sử đấu tranh chống kẻ thù xâm lược, bảo vệ bờ cõi, giành tự
do, độc lập và xây dựng đất nước, Mỗi dân tộc hầu như có tiếng nói, chữ viết và bản sắc văn hoá riêng.
Bản sắc văn hoá của các dân tộc thể hiện rất rõ nét trong các sinh hoạt cộng đồng và trong các hoạt động kinh tế. Từ trang phục, ăn, ở, quan hệ xã hội, các phong tục
tập quán trong cưới xin, ma chay, thờ cúng, lễ tết, lịch, văn nghệ, vui chơi của mỗi dân tộc lại mang những nét chung. Đó là đức tính cân cù chịu khó, thông minh
trong sản xuất; với thiên nhiên - gắn bó hoà đồng; với kẻ thù - không khoan nhượng; với con người - nhân hậu vị tha, khiêm nhường... Tất cả những đặc tính đó là
phẩm chất của con người Việt Nam.
54 dân tộc sống trên đất Việt Nam có thể chia thành 8 nhóm theo ngôn ngữ như sau:
- Nhóm Việt - Mường có 4 dân tộc là: Việt (Kinh), Chức, Mường, Thổ.
- Nhóm Tày - Thái có 8 dân tộc là: Bố Y, Giáy, Lào, Lự, Nùng, Sán Chay, Tày, Thái.
- Nhóm Môn - Khmer, có 21 dân tộc là: Ba Na, Brâu, Bru - Vân Kiều, Chơ-ro, Co, Cơ-ho, Cờ-tu, Giẻ-triêng, Hrê, Kháng, Khmer, Khơ-mú, Mạ, Mảng,
Rơ-măm, Tà-Ôi, Xinh-mun, Xơ-đăng, Xtiêng.
- Nhóm Mông - Dao có 3 dân tộc là: Dao, Mông, Pà Thẻn.
- Nhóm Kadai có 4 dân tộc là: Cờ lao, La-chí, La ha, Pu péo.
- Nhóm Nam đảo có 5 dân tộc là: Chăm, Chu-ru, Ê-đê, Gia-rai, Ra-giai.
- Nhóm Hán có 3 dân tộc là: Hoa, Ngái, Sán dìu.
- Nhóm Tạng có 6 dân tộc: Cống, Hà Nhì, La Hủ, Lô Lô, Phù Lá, Si La.




T ÔN GIÁO - TÍN NGƯỠNG


Ngoài tín ngưỡng dân gian, Việt Nam còn có một số tôn giáo lớn: Ðạo Phật, đạo Thiên Chúa, đạo Tin Lành, đạo Hồi, đạo Cao Ðài và đạo Hoà Hảo...


Ðạo Phật: Phật giáo được du nhập vào Việt Nam từ thế kỷ thứ VI, đến đời Lý (thế kỷ thứ XI) Phật giáo ở vào giai đoạn cực thịnh và được coi là hệ tư tưởng chính
thống. Phật giáo được truyền bá rộng rãi trong nhân dân và có ảnh hưởng sâu sắc tới đời sống xã hội, để lại nhiều dấu ấn trong lĩnh vực văn hoá, kiến trúc. Nhiều
chùa, tháp được xây dựng trong thời kỳ này.
Cuối thế kỷ thứ XIV, Phật giáo phần nào bị lu mờ, nhưng những tư tưởng của Phật giáo còn ảnh hưởng lâu dài trong đời sống xã hội và sinh hoạt của Việt Nam.
Hiện nay số người theo Ðạo Phật và chịu ảnh hưởng của Ðạo Phật khoảng trên 70% số dân cả nước.
Công giáo: được du nhập vào Việt Nam từ thế kỷ XVII, nơi tập trung nhiều tín đồ Thiên Chúa giáo ở Việt Nam hiện nay là vùng Bùi Chu - Phát Diệm (tỉnh Ninh
Bình) và vùng Hố Nai - Biên Hoà (tỉnh Ðồng Nai). Số lượng tín đồ theo Ðạo Kitô chiếm khoảng 10% dân số.
Ðạo Tin Lành được du nhập vào Việt Nam vào năm 1911 nhưng ít được phổ biến. Hiện nay các tín đồ theo Ðạo Tin Lành sống chủ yếu ở vùng Tây Nguyên. Tại Hà
Nội cũng có nhà thờ Ðạo Tin Lành tại phố Hàng Da. Số tín đồ theo Ðạo Tin Lành khoảng 400 nghìn người.
Ðạo Hồi: Đạo Hồi du nhập vào Việt Nam khá sớm, tín đồ đạo Hồi chủ yếu là người Chăm ở miền Trung Trung bộ, có khoảng 50 nghìn người.
Ðạo Cao Ðài xuất hiện ở Việt Nam từ năm 1926. Toà thánh Tây Ninh là trung tâm hội tụ những người theo đạo Cao Ðài ở miền Nam. Số tín đồ theo đạo này
khoảng hơn 2 triệu người.
Ðạo Hoà Hảo xuất hiện ở Việt Nam năm 1939. Số tín đồ theo đạo này khoảng trên 1 triệu người chủ yếu ở miền Tây Nam bộ.
Tín ngưỡng dân gian thờ Mẫu Trong đời sống tâm linh của người Việt Nam đã từng tồn tại nhiều hình thức tín ngưỡng, tôn giáo khác nhau. Người Việt có tục thờ
cúng tổ tiên, thờ Thành hoàng, thờ Phật, thờ các thần linh, thờ các anh hùng có công với nước, với dân... Ðặc biệt thờ Mẫu (Mẹ).
Thờ Mẫu có nguồn gốc của tục thờ thần thời cổ đại, thờ các nữ thần núi, rừng, sông, nước. Sau này Mẫu được thờ ở các đền, phủ, và Mẫu luôn được đặt ở vị trí
trang trọng nhất. Thờ Mẫu có nguồn gốc ở miền Bắc. Vào đến miền Nam, "Ðạo" này đã hoà nhập "Mẫu"với các nữ thần trong tín ngưỡng địa phương: Thánh Mẫu
Thiên Y A Na (Huế), Thánh Mẫu Linh Sơn (Tây Ninh).
Trong thực tế việc thờ cúng của "Ðạo" Mẫu có sự hội nhập các hình thức của nhiều tôn giáo khác. Ngày nay, tín ngưỡng dân gian được coi trọng nên nhiều đền, phủ đã và
đang được phục hồi và hoạt động sôi nổi.

×