Tải bản đầy đủ (.docx) (16 trang)

báo cáo tham quan nhà máy phân đạm và hóa chất Hà Bắc

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (202.38 KB, 16 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA HÀ NỘI
VIỆN KỸ THUẬT HÓA HỌC

BÁO CÁO THỰC TẬP
TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN PHÂN ĐẠM VÀ HÓA CHẤT HÀ BẮC
HỌC PHẦN: NHẬP MÔN KTHH (CH2000)

HỌ TÊN:

ĐOÀN THỊ THÚY HIỀN

LỚP

:

KTHH 3 – K60

GVHD

:

PGS.TS LA THẾ VINH
NGUYỄN THƯƠNG HOÀI

HÀ NỘI 3/2017


MỤC LỤC


LỜI MỞ ĐẦU


Lời đầu tiên cho em gửi lời cảm ơn đến Viện kỹ thuật Hóa Học đã tổ chức
chuyến đi tham quan rất hữu ích cho chúng em. Cho em gửi lời cảm ơn đến người
đã trực tiếp hướng dẫn chúng em đi thực tập, thầy La Thế Vinh và cô Nguyễn
Thương Hoài . Đối với em đi thực tập đến nhà máy vừa qua, giúp em tiếp thu được
rất nhiều bổ ích. Em biết được sự quan trong của việc học lý thuyết là nền tảng và
nền tảng đó phải cực kì chắc chắn mới có thể áp dụng hiệu quả vào thực tế. Từ đó
em có định hướng rất rõ ràng trong việc học tập ở trường đại học, là phải tích cực
chủ động tiếp thu kiến thức vững chắc. Tri thức ở trường là nền tảng quan trọng
phục vụ cho công việc của bản thân sau này.
Chuyến thực tế tại Công ty cổ phần Phân đạm và Hóa Chất Hà Bắc, thuộc
nội dung học phần Nhập môn Kỹ Thuật Hóa Học.
- Mục tiêu của chuyến thực tế: là học tập thực tế tại các nhà máy sản xuất,
giúp bản thân củng cố kiến thức lý thuyết và tìm hiểu ứng dụng thực tế của các quy
trình sản xuất, các quá trình chuyển khối và thiết bị dùng trong nhà máy. Bản thân
phải nắm được cơ cở hóa học, quy trình công nghệ sản xuất hóa phẩm đạm ure, các
thiết bị sử dụng trong nhà máy.
- Thời gian: chủ nhật,ngày 19/3/2017.
- Thành phần đoàn: Giáo viên hướng dẫn và sinh viên.
- Cán bộ hướng dẫn:

1. PGS.TS La Thế Vinh
2. Nguyến Thương Hoài

- Hình thức thực tế: Nghe giới thiệu về dây chuyền sản xuất , cơ sở hóa học
và các quy trình công nghệ sản xuất các sản phẩm chính của công ty (khí tổng hợp,
amoniac, ure,…), các thiết bị chính sử dụng trong dây chuyền sản xuất. Đi tham
quan có hướng dẫn của cán bộ công ty ở các xưởng: xưởng tạo khí tổng hợp,
xưởng sản xuất CO2, tổng hợp amoniac , tổng hợp ure.
Hà Nội 3/2017
Sinh viên:



Đoàn Thị Thúy Hiền
I.

GIỚI THIỆU VỀ CÔNG TY CỔ PHẦN PHÂN ĐẠM VÀ
HÓA CHẤT HÀ BẮC
CÔNG TY CỔ PHẦN PHÂN ĐẠM VÀ HÓA CHẤT HÀ
BẮC

Tên giao dịch quốc tế:

Habac Nitrogenous Fertilizer and Chemicals Joint Stock
Company (HANICHEMCO)

Địa chỉ
Điện thoại

Phường Thọ Xương - Thành phố Bắc Giang , Tỉnh Bắc Giang
(0240)3854538

Fax

(0240)3855018

Email



Website




Thông tin giao dịch:
Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh số: 110340
Số tài khoản: 10201 0000 4444 35
Tại chi nhánh Ngân hàng Công thương Bắc Giang
Mã số thuế: 2400120344
Ngành nghề kinh doanh:
- Sản xuất, kinh doanh phân đạm Urê;


- Sản xuất, kinh doanh các loại phân bón;
- Sản xuất, kinh doanh hóa chất;
- Sản xuất, kinh doanh Amôniắc lỏng;
- Sản xuất, kinh doanh Các bon điôxít (lỏng, rắn);
- Sản xuất, kinh doanh các sảnphẩm khí công nghiệp.
- Sản xuất, kinh doanh điện và hàng cơ khí;
- Xây lắp công trình công nghiệp; xây lắp công trình dân dụng; tư vấn hoạt động
xây dựng; thiết kế thiết bị, công nghệ công trình hóa chất.
- Kinh doanh xuất, nhập khẩu phân bón, hóa chất và các sản phẩm khí công
nghiệp.

1.

Vị trí địa lí

Nhà máy Phân đạm và Hóa Chất Hà Bắc thuộc xã Thọ Xương cách thị xã Bắc
Giang về phía bắc 1 km (nay thuộc phường Thọ Xương, thành phố Bắc Giang, tỉnh
Bắc Giang).

2.

Quá trình phát triển

Ngày 18/2/1959 Chính phủ Việt Nam đã ký với Chính phủ Trung Quốc hiệp
định về việc Trung Quốc giúp Việt Nam xây dựng nhà máy Phân đạm. Đây là
món quà tặng biểu tượng cho tình hữu nghị của Đảng và nhân dân Trung Quốc đối
với nhân dân Việt Nam.
Đầu năm 1960 nhà máy Phân đạm đầu tiên của Việt Nam được khởi công
xây dựng trên mảnh đất 40ha thuộc xã Thọ Xương cách thị xã Bắc Giang về phía
bắc 1km (nay thuộc phường Thọ Xương, thành phố Bắc Giang, tỉnh Bắc Giang).
Sau 5 năm xây dựng, Nhà máy đã hình thành với tổng số 130 công trình. Ngày
03/02/1965 khánh thành Phân xưởng Nhiệt điện. Ngày 19/05/1965 Phân xưởng
Tạo khí đã khí hoá than thành công (đã sản xuất được khí than để làm nguyên liệu
sản xuất Amôniắc). Ngày 01/06/1965 Xưởng Cơ khí đi vào hoạt động. Tuy nhiên
cuộc chiến tranh phá hoại của đế quốc Mỹ đã làm dang dở và kéo dài ngày sản
xuất bao đạm đầu tiên tới 10 năm sau. Để bảo vệ tính mạng của công nhân và tài
sản của Nhà nước, Chính phủ đã quyết định đình chỉ việc đưa nhà máy vào sản
xuất. Phân xưởng Nhiệt điện chuyển thành nhà máy Nhiệt điện Hà Bắc bám trụ sản
xuất phục vụ kinh tế và quốc phòng. Xưởng Cơ khí chuyển thành Nhà máy Cơ khí


hoá chất Hà Bắc sơ tán lên Lạng Giang và sản xuất theo nhiệm vụ thời chiến, Khu
Hoá tháo dỡ thiết bị đưa trở lại Trung Quốc.
Trong 2 cuộc chiến tranh phá hoại, máy bay Mỹ đã đánh phá Nhà máy Điện 52
trận với hàng ngàn tấn bom đạn. Tự vệ nhà máy đã tham gia chiến đấu 63 trận, góp
phần bắn rơi một máy bay Mỹ và bắn bị thương một số chiếc khác.
Đầu năm 1973, Nhà máy được khôi phục xây dựng và mở rộng, ngày
01/05/1975 Chính phủ hợp nhất Nhà máy Điện Hà Bắc, Nhà máy Cơ khí Hoá chất
Hà Bắc và các phân xưởng Hoá thành lập Nhà máy Phân đạm Hà Bắc. Ngày

12/12/1975 sản xuất ra bao đạm mang nhãn hiệu Lúa vàng đầu tiên. Ngày
30/10/1977 Phó Thủ tướng Đỗ Mười cắt băng khánh thành Nhà máy Phân Đạm Hà
Bắc, đứa con đầu lòng của ngành sản xuất đạm Việt Nam.
Năm 1976-1983 sản xuất gặp nhiều khó khăn, sản lượng năm 1981 chỉ đạt 9000
tấn đạm urê bằng 9% công suất thiết kế. Ngày 17/01/1983 Chủ tịch Hộ đồng Bộ
trưởng có Chỉ thị 19-CP nhằm duy trì và đẩy mạnh sản xuất của Nhà máy Phân
đạm Hà Bắc.
Ngày 10/10/1988 Nhà máy đổi tên thành Xí nghiệp Liên hợp Phân đạm và Hoá
chất Hà Bắc.
Ngày 13/02/1993 đổi tên thành Công ty Phân đạm và Hoá Chất Hà Bắc.
Ngày 20/10/2006 chuyển đổi thành Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành
viên Phân Đạm và Hoá chất Hà Bắc.
Trong quá trình phát triển, Công ty đã được sự quan tâm của các đồng chí Lãnh
đạo cao nhất của Đảng và Nhà nước. Các đồng chí Tổng Bí thư Ban Chấp hành
Trung ương Đảng Nguyễn Văn Linh, Đỗ Mười, Nông Đức Mạnh, Chủ tịch nước
Lê Đức Anh, Trần Đức Lương đã về thăm và làm việc tại Công ty.


Kể từ khi đưa Nhà máy vào sản xuất năm 1976 đến nay, Công ty đã sản xuất
hơn 2 triệu tấn đạm urê, 2 tỷ KWh điện, 45.000 tấn NH3thương phẩm, 180.000 tấn
phân trộn NPK, 30.000 tấn CO2 lỏng rắn chất lượng cao, 3.500.000 chai Oxy
thương phẩm, 1500 tấn than hoạt tính phục vụ nền kinh tế quốc dân.
Các danh hiệu cao quý:
- Năm 2010: Công ty được Chủ tịch nước tặng Huân chương độc lập hạng ba.
- Năm 2011: Công ty được Thủ tướng Chính phủ tặng Cờ Thi đua.
- Năm 2012: Công ty được Thủ tướng Chính phủ tặng Cờ Thi đua.
Ngày 01/01/2016 chuyển đổi thành Công ty Cổ phần Phân Đạm và Hoá chất
Hà Bắc.
3.


Cơ cấu tổ chức công ty



Các đơn vị thành viên Công ty gồm 15 phòng, 13 đơn vị sản xuất, 2 đơn vị
phục vụ và đời sống


II.

KHÁI QUÁT VỀ DÂY CHUYỀN SẢN XUẤT

III.

CÔNG DỤNG Dùng làm phân bón cho cây trồng và làm nguyên liệu sản xuất một số
sản phẩm hóa chất.
CHỈ TIÊU
- Hàm
lượng
Nitơ

46.3%
CHẤT
- Hàm lượng Biuret ≤ 1,0%
LƯỢNG
- Độ ẩm ≤ 0,35%
BAO BÌ
Đóng trong bao hai lớp, trong PE, ngoài PP.
Nếu bao màu trắng hoặc màu vàng, trọng lượng 50kg/bao, 500kg/bao,
800kg/bao

BẢO QUẢN Để nơi khô ráo, thoáng mát, có mái che tránh mưa nắng.
Không làm rách, vỡ bao. Khi lưu kho, số bao xếp chồng lên nhau
không quá 20 bao. Không sử dụng móc khi xếp dỡ.
SẢN LƯỢNG Trên 200.000 tấn/năm
Từ năm 2014 sản lương 500.000 tấn/năm

1.
2.

Sơ đồ công nghệ
Mô tả dây chuyền

Urea Hà Bắc được sản xuất từ nguyên liệu gồm than antraxit cục, hơi nước
và không khí.


Không khí, hơi nước và than cục được đưa vào khí hóa ở 12000C, hệ thống
lò được khống chế tự động bằng hệ thống PLC. Phản ứng cơ bản xảy ra trong lò:
C + O2 = CO2
C + H2O = CO + H2
C + H2O = CO2 + H2
Khí than ẩm được sản xuất tại công đoạn chế tạo khí than khi ở lò chế hóa
của nhà máy với lưu lượng 117.500Hm3/h được đưa sang công đoạn biến đổi.
Thành phần khí than ẩm bao gồm: H2 19%, CO 53%, CO2 2,7%, N2<8%, hơi H20
17%, còn lại là Ar và H2S.
Trong lò biến đổi số 1, hàm lượng CO giảm từ 53% xuống còn 40%, còn lại
số khí than dầu đi tiếp sang lò biến đổi số 2 để giảm hàm lượng CO từ 40% xuống
còn 12%. Phương trình phản ứng:
CO + H2O= CO2 + H2 + Q
Ra khỏi lò biến đổi số 2 có khoảng 11% tổng số khí quay trở lại xưởng NH3

cũ để đi vào biến vào biến đổi ở nhà máy cũ, còn 89% tổng lượng khí đi vòa lò
biến đổi số 3 để biến đổi hàm lượng CO từ 12% xuống còn 1%.
Ra khỏi lò biến đổi số 3 với khoảng 121000Hm3/h, được đưa sang công
đoạn khử H2S,CO2 bằng dung dịch CH3OH.
Chạy công đoạn này xong, H2S, CO2 được khử gần hết được sang công
đoạn rửa N2 lỏng. Tại đây các hàm lượng khí độc trong xúc tác tổng hợp NH3 như
CO, CO2, H2S, CH3OH được loại bỏ gần như hoàn toàn.
Dung dịch CH3OH sau khi hấp thụ H2S, CO2 được đưa sang tháp tái sinh.
Ở đây, riêng CO2 được nhả ra bằng phương pháp giảm áp, sau đó H2S được nhả.
H2S sau khi được nhả ra khỏi dung dịch hấp thụ được đưa sang công đoạn thu hồi
lưu huỳnh S2, để sản xuất S2 đóng khuôn được bán cho khách hàng.
CO2 sau khi được nhả ra khỏi dung dịch hấp thụ được đưa sang công đoạn
tổng hợp Ure. Hỗn hợp khí ra khỏi công đoạn rửa N2 lỏng với hai loại khí là H2 và
N2 được chuyển sang công đoạn nén sau khi được bổ sung H2,N2 từ XPLKK sang
để điều chỉnh tỷ lệ H2/N2=3/1, H2 75% còn N2 25%.
Ở công đoạn nén, hỗn hợp khí được tăng áp từ 16at lên 135at rồi đi sang
công đoạn tổng hợp NH3. Tại đây với 28% H2,N2 được tổng hợp thành NH3,
lượng còn lại quay trở lại tháp tổng hợp sau khi đã được bổ sung lượng khí mới từ


máy nén sang. NH3 ra khỏi tháp tổng hợp được làm lạnh được NH3 lỏng đưa sang
kho chứa để tổng hợp Ure.
Khí nguyên liệu gồm H2 và N2 với tỉ lệ H2:N2 là 3, được đưa vào tháp tổng
hợp NH3. Ở tháp tổng hợp xảy ra phản ứng:
N2 + 3H2 = 2NH3 + Q (xúc tác sắt và nhiệt độ 500oC).
Khí đã phản ứng được đưa qua các thiết bị làm lạnh bằng nước, phân ly tạo
thành NH3 lỏng đưa vào 4 kho chứa hình cầu, còn khí không phản ứng được cho
quay trở lại tháp tổng hợp. NH3 lỏng một phần để tổng hợp Ure, một phần bán cho
khách hàng là các nhà máy phân bón.
Tại tháp tổng hợp xảy ra phản ứng:

NH3 + CO2 = NH4CO2NH2 + Q NH4CO2NH2 + CO2 ⇓◊ CO(NH2)2 +
H2O – Q
Hỗn hợp ure sau ra khỏi tháp tổng hợp được đưa vào các công đoạn: phân ly
phân giải đoạn phân ly phân, bốc hơi cô đặc để tạo thành dung dịch ure có nồng
độ 99,8%, rồi được bơm ure lên đỉnh tháp tạo hạt. Hạt ure rơi xuống đáy tháp được
qua màng phân loại để loại bỏ những hạt ure không hợp cách. Còn hạt ure hợp
cách được đưa đến băng tải làm lạnh và chất chống kết khối. Qua hệ thống băng tải
ure sản phẩm được chuyển qua bộ phận đóng bao xếp rồi vào kho và bán cho
khách hàng.
Khí biến đổi sang nhà máy cũ với hàm lượng CO khoảng 20%, lưu lượng
khoảng 25700Hm3/h vào công đoạn biến đổi CO để giảm hàm lượng CO xuống
còn 1% tiếp tục đi sang công đoạn khử lưu huỳnh bằng dung dịch Na2CO3, khử
CO2 bằng dung dịch K2CO3 bằng phương pháp hấp thụ.
Dung dịch hấp thụ được tái sinh quay trở lại hấp thụ còn H2S thu hồi để sản
xuất thành lưu huỳnh đóng khuôn và bán cho khách hàng. CO2 khí thu hồi một
phần đi sản xuất Ure, một phần bán cho công ty khi công nghiệp để sản xuất CO2
lỏng, CO2 rắn.
Sau khi được khử H2S, CO2 hỗn hợp khí được đưa sang công đoạn metan
hóa để CO, CO2 cả hai khí là khí độc trong tổng hợp NH3 thành CH4 là khí trơ với


phản ứng tổng hợp NH3. Trước khi vào công đoạn metan hóa, N2 từ XPLKK sang
để điều chỉnh tỷ lệ H2/N2=3/1.
Hỗn hợp khí ra khỏi công đoạn metan hóa được đưa sang công đoạn nén để
nén hỗn hợp khí từ 16at lên 290at rồi đưa sang công đoạn tổng hợp NH3. NH3
lỏng tách ra khỏi công đoạn tổng hợp NH3 được đưa đến kho chứa tiếp tục sang
công đoạn tổng hợp Ure.
3.

Quy mô


Quy mô nhà máy gồm các phâm xưởng:
- Phân xưởng than
- Xưởng nước
- Xưởng điện
- Xưởng tạo khí
- Xưởng amoniac
- Xưởng ure
- Xưởng vận hành và sửa chữa điện
- Xưởng đo lường - tự động hóa
- Phân xưởng than phế liệu
- Xưởng CO2
4.

Sản phẩm quan sát được

- Urê : Có dạng như hạt muối trắng, gồm hai loại: + Urê đục + Urê nhỏ
- CO2 rắn

5. Vấn đề xử lý chất thải và bảo vệ môi trường
5.1. Xưởng tạo khí
a) Khí thải và tiếng ồn
- Khí thổi gió phóng không từ 2 lò tạo khí không có hệ thống thu hồi khí thổi gió,
mặc dù hiện nay 2 lò tạo khí này chủ yếu ở chế độ làm việc dự phòng. Khí thổi gió
có thành phần ô nhiễm điển hình là hàm lượng CO lớn, ngoài ra có CO2, NOx,
H2S, bụi...


- Bụi chủ yếu gây ôi nhiễm khu vực sản xuất như kho than, băng tải than, các bộ
phận xúc than và tro xỉ thủ công. Bụi trong khí than ẩm được tách triệt để nhờ lắng

ở lò đốt.
-Tiếng ồn phát sinh ở các quạt không khí vào lò tạo khí.
b) Nước thải
- Nước thải hấp thụ các chất ô nhiễm có từ trong than như H2S, NH3... và mang
theo nhiệt gây ô nhiễm cho nguồn nước. Nước thải này được đưa vào bể lắng.
Nước làm mát xỉ than được cho xuống rãnh về 3 bể lắng than trước, rồi cũng đưa
về 6 bể lắng. Sau đó, nước được đưa về bể lắng trung gian.
c) Chất thải rắn
- Tro xỉ than được thu gom về bãi chứa để bán cho các cơ sở sản xuất vật liệu xây
dựng.
5.2. Xưởng NH3
a)Khí thải và tiếng ồn
- Khí thải chứa chủ yếu H2S từ công đoạn tái sinh dung dịch keo tananh từ tháp
khử H2S thấp áp để thu hồi lưu huỳnh.
- Khí thải ra sau công đoạn thu hồi NH3 từ khí thải bỏ và thùng chứa có thành
phần CH4 dễ cháy được đem đốt tận thu nhiệt.
- Tiếng ồn phát sinh nhiều từ máy 6 cấp chạy 24/24 và từ các bơm hóa chất khi
hoạt động.
b) Nước thải
- Một lượng nước lớn cấp để làm mát các thiết bị sau đó được tuần hoàn và không
gây ô nhiễm.
- Nước thải chứa NH3 loãng sau tháp chưng thu hồi NH3 ở công đoạn khử vi
lượng khí.
c) Chất thải rắn


Chất thải rắn chủ yếu là các thùng chứa dầu bôi trơn, thùng đựng hóa chất xúc tác
hết hoạt lực.
5.3. Xưởng Ure
a) Khí thải và tiếng ồn

- Khí thải được phóng không từ thiết bị hấp thụ khí cuối có thành phần chủ yếu là
NH3
- Khí thải trong tháp tạo hạt mang theo một lượng hơi nước và bụi urea.
- Tiếng ồn do các quạt hút không khí ở tháp tạo hạt. b) Nước thải từ hệ thống cô
đặc và một số công đoạn khác được tập trung về thiết bị chưng thu hồi NH3. Tại
đây nước thải có chứa khoảng 0,7-1% NH3và 1-1,5% urea.
c) Chất thải rắn
Urea rơi vãi, bao bì hỏng trong quá rình đóng bao lưu kho.
Khắc phục vấn đề về môi trường trong sản xuất
5.4. Các hoạt động của công ty để giải quyết vấn đề môi trường của mình
- Năm 2002 thực hiện dự án cải tạo dây chuyền sản xuất do chuyên gia Trung
Quốc đảm nhiệm, trong đó có module thiết kế và lắp đặt hệ thống thu hồi khí thổi
gió cho phép tận thu nhiệt và xử lý dòng khí thải điển hình.
- Nước thải chứa hàm lượng N cao trước đây thải trực tiếp ra môi trường nay cũng
được xử lý nhờ tuần hoàn thu hồi trước khi đưa ra môi trường.
- Thường xuyên tổ chức hoạt động truyền thông môi trường huấn luyện an toàn lao
động cho các cán bộ công nhân viên.
- Hệ thống khuân viên trồng nhiều cây xanh ...

III. KẾT LUẬN
Chuyến tham quan nhà máy đạm Hà Bắc đã để lại cho em nhiều kiến thức quý báu.
Nhà máy đạm Hà Bắc là nhà máy có lịch sử lâu đời và gần như là nhà máy đầu tiên


của nước ta, thế nhưng nhà máy có sản lượng sản phẩm không nhỏ cho nền kinh tế
trong nước. Nhà máy có không phải có những công nghệ tiên tiến hiện đại nhất,
nhưng cũng chính vì thế mới giúp em rễ hiểu hơn phần nào quá trình sản xuất đạm
Ure của nhà máy. Qua chuyến đi giúp em nắm được cơ sở từ lý thuyết đi đến thực
tiễn, và nhận thấy cơ sở lý thuyết quan trọng như thế nào vào sản xuất. Từ điều đó
em xác định đúng đắn hơn mục đích học tập của mình ở Trường Đại Học Bách

Khoa Hà Nội.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
Thông tin trên website: www.damhabac.com
Kiến thức từ buổi học thực tế trước khi tham quan
Kiến thức từ các cô, chú hướng dẫn tại nhà máy



×