/>Chế Lan Viên và những vần thơ mãi nhớ....
09:33' 19/06/2005 (GMT+7)
(NetCoDo) 26 năm ông đã trở về với cát bụi, mất mát còn đó, đau thương thật nhiều, nhớ ông, những người yêu ông,
yêu thơ ông cũng làm sao quên được những bài thơ, vần thơ của ông đã đi cùng năm tháng. Bài viết xin được thay cho
nén hương trầm tưởng nhớ nhà thơ …
Trong “Thi nhân Việt Nam”, anh em nhà phê bình Hoài Thanh-Hoài Chân, khi giới thiệu về tập thơ “Điêu tàn” của Chế Lan Viên
đã từng thốt lên : “Tôi cầm bút viết bài này thì văng vẳng bên tai tôi giọng ca Nam Bình đưa sang từ nhà bên cạnh. Giọng ca âm
thầm ai oán, mỗi lần tôi nghe lại khiến lòng tôi bồn chồn, chân tay tôi rời rã. Cũng lạ ! Bị chinh phục đến tiêu diệt mà cảm được
lòng những kẻ đã diệt mình một cách sâu sắc như thế dễ chỉ có dân tộc Chiêm Thành. Những nhạc công của chúng ta luôn luôn
ca nỗi oán hờn của họ. Bao nhiêu thi nhân của ta bị ám ảnh bởi những nỗi buồn thương của họ. Chúng ta lại còn dành riêng cho
họ một nhà thơ, để vì học giải giùm những nỗi uất ức bao nhiêu năm như nghẹn ngào trên núi sông này. Vong linh đau khổ của
nòi giống họ đã nhập vào Chế Lan Viên, cho nên, dẫu khong phải người họ Chế, Chế Lan Viên vẫn là một nhà thơ Chiêm Thành.
Quyển Điêu tàn đã đột ngột xuất hiện giữ làng thơ như một niềm kinh dị …”. Vâng, không “kinh dị” sao được, bởi khi Điêu tàn ra
đời (1937) là khi mà chủ đề về cá nhân trong thơ mới đang thịnh hành thì với giọng thơ rất riêng của mình, nhà thơ họ Chế đã trở
về với một số phận dân tộc bị thời gian chn vùi với bao máu xương kêu khóc (chữ dùng của Trần Đình Sử). Nhà thơ đã tìm cái
đẹp không phải trong cái chân, cái thiện, mà tìm trong hư ảo với điêu tàn. Hẳn ở đây, sẽ có ảnh hưởng của Lơ công tơ đờ Linlơ
và Saclơ Bôđơle, song cái chính là sự lựa chọn của nhà thơ, mặc dù khi đó ông mới tròn 17 tuổi. Đọc Điêu tàn ta như thấy một
thoáng ớn lạnh trong từng con chữ, bởi ở đó nó “dựng lên một thế giới đầy sọ dừa, xương máu. Cùng yêu ma” (Hoài Thanh-Hoài
Chân). Chỗ này một yêu tinh nghe tiếng trống cầm canh chợt nhớ nơi trần thế : “Rồi lấy ra một khớp xương rợn trắng; Nút bao
dòng huyết đẵm khí tanh hôi; Tìm những “miếng trần gian” trong tuỷ cạn; Rồi say sưa vang cất tiếng reo cười”. Và chỗ kia thì ấy
là “…Những cảnh ngàn sâu cây lả ngọn; Muôn ma Hời sờ soạng dắt nhau đi”…Nhưng rồi, cách mạng tháng Tám thành công,
những cảnh điêu tàn trên thế gian cũng dần mất đi và những câu thơ theo lối chản nản gay gắt, não nùng như kiểu : “Trời hỡi trời
! Hôm nay ta chán hết; Những sắc màu hình ảnh của Trần gian”; mà thay vào đó là những “Ánh sáng và phù sa”, “Hoa ngày
thường” hay “Chim báo bão”- những tác phẩm đánh dấu bước trỗi dậy đổi mới của thơ Chế Lan Viên, gắn liền
với ý thức về cái tôi của ông. Ông đã từng trãi lòng mình trong một lần tâm sự : “Hiểu mình và hiểu người, Hiểu
đời và hiểu Đảng, Tôi góp phần ánh sáng, Tôi làm chủ hồn tôi”. Ông Trần Đình Sử cho rằng : Chế Lan Viên
phân biệt mình với người, với đời và với Đảng, ông xem cái tôi như một điểm xuất phát của thơ để nói về tất
cả. Ông đã nói tới cái buồn đau, dằn vặt của riêng mình với tấm lòng thiết tha với Tổ quốc. Giữa lúc mọi người
nói nhiều tới việc thơ nói thực tế, nói người thực, việc thực thì Chế Lan Viên nói nhiều tới cái hư ảo, cơn mơ và
mộng tưởng. Không phải ngẫu nhiên mà hầu như Chế Lan Viên không làm thơ trữ tình nhập vai (kiểu Bầu ơi)
và Ánh sáng và phù sa là tập thơ thuần tuý trữ tình bậc nhất. Đối với ông, thơ và đời, thơ và sự sống, Tổ
quốc và tâm hồn luôn chuyển hoá, thăng hoa kì diệu để tạo thành chất thơ rất Chế Lan Viên. Ông đề cao thơ
như phương tiện sáng tạo và làm giàu cho con người : “Trái đất rộng thêm ra một phần vì bởi các trang thơ; Vì
diện tích tâm hồn các nhà thi sĩ”. Nhà thơ cho rằng, thơ gắn liền với cái lạ, hương sắc lạ. Chân lí trong nghệ
thuật là chân lí luôn gây ngạc nhiên, bất ngờ, có tính phát hiện. Nên thơ ông luôn có sự đổi thay, biến hoá, nó nói lên được sự kì
diệu của cuộc đời : “Giặc nước đuổi xong rồi, trời xanh thành tiếng hát; Điện theo trăng vào phòng ngủ công nhân; Những kẻ quê
mùa đã thành trí thức; Tăm tối cần lao nay hoá những anh hùng”. Thơ ông còn diễn tả sự hài hoà một cách kì diệu, giàu chất khái
quát, chất trí tuệ, biểu trưng, triết lí nhưng không khô xác : “Anh bỗng nhớ em như đông về nhớ rét; Tình yêu ta cánh kiến hoa
vàng; Như xuân đến chim rừng lông trở biếc; Tình yêu làm đất lạ hoá quê hương”. Những hình ảnh trong thơ ông rất giàu chất hư
ảo, điều đó càng làm cho thơ lộng lẫy, rực rỡ, hào hoa. Ông miêu tả hình ảnh Bác Hồ với một lối thơ, một tứ thơ chưa từng có
trong thơ ta về Bác kính yêu : “Đêm mơ nước ngày thấy hình của nước; Cây cỏ trong chiêm bao xanh sắc biếc quê nhà; ăn một
miếng ngon cũng đắng long vì Tổ quốc; Chẳng yên lòng khi ngắm một nhà hoa”. Ông nói về tình yêu Tổ quốc bằng những vần
thơ hay, nó cháy bỏng một tình yêu và sáng ngời đức hi sinh, hình ảnh và giọng thơ to lớn mà không khoa trương, lại rất thành
thật : “Ôi Tổ quốc ta yêu như máu thịt; Như mẹ cha ta như vợ như chồng; Ôi Tổ quốc, Nếu cần ta chết; Cho mỗi ngôi nhà, ngọn
núi, con sông …”. Và tiếng lòng ông cũng đã từng ngân rung nhịp gọi “Tổ quốc bao giờ đẹp thế này chăng”. Tiếng lòng ông ngân
rung, bởi ông đã cảm nhận sâu sắc về sự kì diệu của đất nước, của dân tộc, khi Việt Nam đã trở thành niềm tin và lương tâm của
nhân loại : “Những ngày tôi sống đây là những ngày đẹp hơn tất cả; Dù mai sau đời muôn vạn lần hơn; Trái cây rơi vào áo người
ngắm quả; Đường nhân loại đi qua bóng lá xanh rờn; Mặt trời đến mỗi ngày như khách lạ; Gặp mỗi mặt người đều muốn ghé môi
hôn”. Cái hay trong thơ ông, trong quan niệm của ông về văn hoá dân tộc nói chung và văn học nói riêng là sự kế thừa và phát
triển. Không phải lúc nào và bao giờ cũng phải khư khư ôm lấy và quá sùng bái những gì của quá khứ. Nhà thơ cho rằng : “Bốn
ngàn năm chưa phải là ta đã cày sâu vào trang giấy lắm đâu; Gié lúa nhiều thế kỷ cầm lên còn lép hạt; Đảng bảo tat hay giống
lúa xưa và thay cả những luống cày”. Ông cũng không đồng ý với quan niệm, càng truyền thống xa xưa thì càng dân tộc, mà với
ông : “…Nghe cha ông và nghe con cái nữa; Truyền thống là giống Lý-Trần và giống nhiều những thế hệ mai sau; Giống những
năm tháng sẽ khai hoang, những chân trời sẽ vỡ; Chớ chỉ tìm dân tộc phía đàng sau”…
Thế nhưng, rồi cuộc đời này, đến như một nhà thơ mà tài năng dường ấy, lỗi lạc dường ấy, thế mà ông vẫn phải tự rút ra một
Nhà thơ Chế Lan Viên
(1920-1989)
điều rằng, chúng ta hãy phải “Tập qua hàng”. Tập qua hàng như cách ông viết trong thơ :
“Chỉ một ngày nữa thôi. Em sẽ
trở về. Nắng sớm cũng mong. Cây
cùng nhớ. Ngõ cũng chờ. Và bướm
cũng thêm màu trên cánh đang bay”.
Và hôm nay, tôi đang trăn trở “tập qua hàng” cùng ông …
Chế Lan Viên
Saturday, 25. August 2007, 01:50:23
(Phần thứ hai)
III. CHẾ LAN VIÊN VỚI TÙY BÚT, BÚT KÍ VÀ PHÊ BÌNH VĂN HỌC
1. Trước Cách mạng tháng Tám, Chế Lan Viên có tập văn xuôi triết lý vàng sao (1942) bộc lộ những tìm tòi
nhưng bế tắc của nhà thơ về tư tưởng và nghệ thuật, lạc xa vào những suy nghiệm siêu hình, hư vô về bản thể. Trong
kháng chiến chống Pháp, do công tác báo chí, Chế Lan Viên viết một số bút kí, phóng sự ghi lại những hình ảnh kháng
chiến ở Liên khu IV. Sau tập bút kí thăm Trung Quốc (1963), Chế Lan Viên ít viết bút kí mà chuyển sang thể tài tùy bút
- Chính luận. Ở thể tài này, cây bút văn xuôi Chế Lan Viên bộc lộ được rõ hơn những đặc sắc của mình. Tùy bút của
ông được tập hợp trong các tập Những ngày nổi giận (1966), Giờ của số thành (1977) và rải rác trong các tập Suy nghĩ
và bình luận (1971), Bay theo đường dân tộc đang bay (1977), Nghĩ cạnh dòng thơ (1981)v.v...
Tùy bút của Chế Lan Viên thường được viết trong những thời điểm quan trọng, những bước ngoặt biến chuyển của đời
sống dân tộc, đất nước. Những thời điểm "chói sáng" "đột biến" của lịch sử, nâng đôi cánh của cảm xúc, thôi thúc trí
tuệ của nhà thơ suy nghĩ, nhận thức khám phá. Trong những thời điểm đó, thường thì Chế Lan Viên vừa làm thơ, vừa
viết tùy bút, tùy bút như để mở rộng thêm những cảm xúc và suy nghĩ trong thơ.
Trong tùy bút, bút kí của Chế Lan Viên, không có nhiều chi tiết thực tế. Hiện thực cuộc sống được sử dụng chọn lọc,
xoay quanh cái trục chính là sự kiện lịch sử trọng yếu và đó là điểm tựa để nhà văn suy nghĩ, bình luận, đào sâu vào cốt
lõi của vấn đề, mở rộng nó trong những liên hệ nhiều mặt, khám phá những ý nghĩa sâu rộng và mới mẻ. Nếu như trong
thơ Chế Lan Viên dồi dào yếu tố trí tuệ, thì trong tùy bút của ông lại giàu chất thơ. Chất thơ ấy thể hiện trong những
xúc cảm có khi bay bổng, nhưng thường thì đằm sâu trong những suy ngẫm trí tuệ. Nó còn được bộc lộ trong lối diễn
đạt rất chú trọng đến hình ảnh và nhịp điệu.
2. Năng lực suy nghĩ sắc sảo và bao quát của Chế Lan Viên còn được phát huy hơn nữa trong các bài bình
luận văn học. Trước 1945, Chế Lan Viên đã có bài Tựa. Cho tập Điêu tàn của mình, được coi như Tuyên ngôn thơ của
trường thơ "Loạn" và bài Tựa rất đáng chú ý cho tập thơ Mùa cổ điển của Quách Tấn. Trong kháng chiến chống Pháp,
khi làm báo và công tác văn nghệ ở Liên khu IV, Chế Lan Viên viết Kinh nghiệm tổ chức sáng tác, đề cao phương
hướng văn nghệ hiện thực và nhân dân, sau 1954, nhất là từ 1960, Chế Lan Viên trở thành một trong những cây bút phê
bình văn học đáng chú ý trong số những nhà văn viết phê bình, với các tập: phê bình văn học (1962), Suy nghĩ và bình
luận (1971), Từ gác khuê văn đến quán Trung tân (1981), Nghĩ cạnh dòng thơ (1981), Ngoại vi thơ (1987).
Với ý thức trách nhiệm và sự nhạy bén trước phong trào văn học của đất nước, Chế Lan Viên thường lên tiếng kịp thời
về nhiều vấn đề của đời sống văn học nghệ thuật. Điều quan tâm hàng đầu của ông là vấn đề cơ bản: quan hệ giữa văn
nghệ với cách mạng, với dân tộc và thời đại. Ông tham luận trong Hội nghị Chính trị đặc biệt năm 1964, trước Quốc hội
về Những thành tựu và thiếu sót của ngành văn nghệ chúng tôi, văn học nghệ thuật và hiến pháp. Đứng ở tư thế và vị trí
của dân tộc ta trong cuộc chiến đấu chống Mỹ, ông phát biểu trên các diễn đàn quốc tế, biểu dương thơ ở nước chúng
tôi đang đánh Mỹ, nền văn hóa từ cuộc sống, bàn luận về đế quốc, hòa bình và văn học.
Chế Lan Viên còn lên tiếng trong cuộc thảo luận về thể ký, về việc viết về người tốt việc tốt, về việc giữ gìn sự trong
sáng của tiếng Việt... Không phải ý kiến nào cũng sâu sắc, nhưng mỗi bài đều có thể tìm thấy một ý kiến mới mẻ, một
cách nghĩ không giản đơn, dễ dãi, xuôi chiều.
Là nhà thơ, nên khi viết phê bình, Chế Lan Viên tập trung nhiều vào các vấn đề của thơ. Phê bình từng tập thơ, với ông
là để nói được những vấn đề bao quát hơn của nền thơ, góp vào việc tìm hướng đi cho phong trào thơ. Khác Xuân Diệu,
chỗ mạnh của Chế Lan Viên không phải là bình thơ tinh tế. Ông đặc biệt chú ý đến vấn đề con đường của người nghệ sĩ
trong cách mạng, điều đó thể hiện trong việc phê bình thơ của Tế Hanh, Huy Cận, hay một tập tiểu luận của Xuân Diệu,
và càng thể hiện tập trung trong những bài "hồi kí" về con đường thơ của mình.
Chế Lan Viên quan tâm nhiều đến vấn đề tính dân tộc và tính thời đại, tính hiện đại của văn học. Ý thức mạnh mẽ về
những đòi hỏi của thời đại với văn học, ông nhấn mạnh đến việc phải tìm tòi, đổi mới cho văn học phù hợp với thời đại.
Nét đặc sắc trong cách suy nghĩ của Chế Lan Viên là ông thường đặt vấn đề xem xét trên nhiều bình diện đứng ở một
tầm cao tư tưởng và văn hóa, mở ra những mối liên hệ, so sánh đối chọi, khái quát tổng hợp, từ đó vấn đề được hiện ra
trong nhiều khía cạnh, bộc lộ những ý nghĩa tiềm ẩn, mới mẻ. Lối văn phê bình lý luận của Chế Lan Viên cũng có
những nét đặc sắc riêng. Cách đặt vấn đề thường gây được chú ý lập tức. Cách khai triển dẫn dắt ý có nhiều bất ngờ và
nhất là hình ảnh và phép tu từ được sử dụng phổ biến như những thủ pháp hàng đầu và nổi bật. Nhờ hình ảnh (và cả
nhịp điệu của câu văn) nên các ý niệm được diễn đạt rõ ràng, cụ thể mà sinh động, gây ấn tượng đậm nét cho người
đọc, ngay cả khi ý chưa hẳn là mới. Khi đi vào những hiện tượng thơ cụ thể, ngòi bút phê bình của Chế Lan Viên không
mạnh ở sự cảm thụ tinh tế như Hoài Thanh, không thiên về phân tích giảng giải kỹ càng như Xuân Diệu, mà thiên về
nhận định khái quát và bình luận sắc sảo. Những bài thành công đáng chú ý nhất của Chế Lan Viên theo hướng này là
những bài về thơ Tố Hữu, về Hàn Mặc Tử.
IV. PHONG CÁCH NGHỆ THUẬT THƠ CHẾ LAN VIÊN
Chế Lan Viên là một hồn thơ đa dạng. Thơ Ông như là sự tập hợp, giao thoa của nhiều đối cực rất khác nhau và ở mọi
phương diện, từ đề tài, cảm hứng đến chất liệu, hình ảnh, từ giọng điệu, ngôn ngữ đến thể thơ và bút pháp...
Sự đa dạng này không chỉ trải ra theo thời gian qua các chặng đường sáng tác, mà có thể bộc lộ ở ngay từng giai đoạn,
từng tập thơ, thậm chí ở ngay mỗi bài thơ. Là một hồn thơ không yên ổn, luôn trăn trở và muốn tìm cho thơ mình một
con đường, một diện mạo riêng biệt nhưng Chế Lan Viên cũng không bao giờ tự khép mình vào một lối đi, trong một
ranh giới đã định mà luôn tìm tòi, thể nghiệm, bứt phá với một khát vọng sáng tạo không ngừng. Nhưng trong sự đa
dạng và luôn biến đổi ấy cũng có thể tìm thấy những nét nổi trội và tương đối ổn định tạo nên những điểm đặc trưng
của phong cách nghệ thuật Chế Lan Viên.
1. Sức mạnh trí tuệ biểu hiện trong khuynh hướng thơ suy tưởng - triết lý
Chế Lan Viên từng nhiều lần phát biểu quan niệm thơ của mình, trong đó ông nhấn mạnh: "Thơ không chỉ đưa ru mà
còn thức tỉnh, không chỉ ở hời mà còn đập bàn, quát tháo, lo toan" (Nghĩ về nghề, nghĩ về thơ, nghĩ...). Tư duy thơ của
Chế Lan Viên có cách tiếp cận riêng với đời sống. Không dừng lại ở xúc cảm, ở bề ngoài của sự vật hiện tượng cái nhìn
nghệ thuật của nhà thơ muốn khám phá sự vật "ở cái bề sâu, ở cái bề sau, ở cái bề xa". Trí tuệ của nhà thơ hướng tới
nắm bắt cái ý nghĩa triết lí hàm ẩn trong mỗi hiện tượng, và bằng tưởng tượng, liên tưởng, mà liên kết các sự vật, hiện
tượng trong nhiều mối tương quan từ đó làm nảy lên những ý nghĩa sâu sắc. Cuộc sống hiện ra trong thơ Chế Lan Viên,
vì thế, không chỉ như nhà thơ xúc cảm về nó, mà còn - và điều này quan trọng hơn - như nhà thơ suy nghĩ về nó. Cuộc
sống đi vào trong thơ vì thế mà có thể ít đi phần nào cái cụ thể, chi tiết, sinh động, cái "non tơ" tươi tắn của nó, nhưng
lại được làm giàu thêm ở một phía khác ở sức khái quát triết lý, ở sự hư ảo biến hóa, ở sự đa diện và đa dạng của các
điểm nhìn, của các quan hệ...
Tuy nhiên, cũng dễ nhận ra rằng khi nào trí tuệ chưa đi liền với xúc cảm, hoặc những suy nghĩ chưa bắt dễ sâu vào
trong thực tiễn sống động của đời sống mà nặng màu sắc tư biện trừu tượng thì câu thơ, đoạn thơ dễ rơi vào khô khan
hoặc cầu kì, xa lạ.
Nhà thơ đã huy động vào trong công việc sáng tạo nghệ thuật nhiều năng lực và thao tác tư duy như phân tích, so sánh,
khái quát hóa, triết lý và một vốn văn hóa, tri thức phong phú, nhiều mặt. Do cách nhìn ấy, thơ Chế Lan Viên không
thiên về cảm xúc, cảm giác mà thâm nhập vào bề sâu và các bình diện của mỗi sự vật, hiện tượng, đặt nó trong nhiều
mối tương quan để phát hiện những ý nghĩa tiềm ẩn mới mẻ, gây hứng thú và gợi suy nghĩ cho người đọc. Mỗi ý thơ,
mỗi hình tượng thường được tác giả lật đi lật lại, để xem xét các mặt của nó, được đẩy tới tận cùng bằng cách đào sâu,
mở rộng, đối sánh với các sự vật và hiện tượng khác. Vì thế thường bắt gặp trong thơ Chế Lan Viên những cách khai
triển tú thơ như:
Em đi như chiều đi
Gọi chim vườn bay hết
Em về tựa mai về
Rừng non xanh lộc biếc
Em ở, trời trưa ở
Nắng sáng màu xanh tre
(Tình ca ban mai)
Không ai có thể ngủ yên trong đời chật
Buổi thủy triều vẫy gọi những vầng trăng
Mỗi gié lúa đều muốn thêm nhiều hạt,
Gỗ trăm cây đều muốn hóa nên trầm
Mỗi chú bé đều nằm mơ ngựa sắt,
Mỗi con sông đều muốn hóa Bạch Đằng...
(Tổ quốc bao giờ đẹp thế này chăng?)
Năng lực khái quát đi liền với thiên hướng triết lý là một phương diện cơ bản làm nên sức hấp dẫn trí tuệ của thơ Chế
Lan Viên. Triết lý ở thơ Chế Lan Viên vừa dựa vào kinh nghiệm, trải nghiệm, vừa dựa vào trí tuệ sắc sảo, thông minh,
và vốn tri thức văn hóa phong phú. Cố nhiên, những triết lý trong thơ chỉ có thể đạt được hiệu quả tối đa khi nó là kết
quả tổng hợp của cả trí tuệ và trải nghiệm cả suy nghĩ và cảm xúc. Chế Lan Viên cũng không hiếm trường hợp đạt đến
sự thành công như vậy.
2. Khai thác triệt để các tương quan đối lập
Tư duy thơ của Chế Lan Viên đặc biệt nhạy bén trong sự phát hiện những tương quan đối lập. Nhà thơ nhìn sự vật trong
các mặt đối lập, đặt các hiện tượng tương phản bên nhau, làm nổi rõ bản chất và quy luật phát triển của nó, gây được
hứng thú thẩm mỹ bất ngờ. Khai thác các tương quan này là phương thức phổ biến để tạo ý và cấu tứ trong thơ Chế Lan
Viên, nó cũng là một hình thức quan trọng để sáng tạo và liên kết các hình ảnh thơ. Thường gặp trong thơ Chế Lan
Viên là các mối tương quan giữa các phạm trù quá khứ và hiện tại, dân tộc và nhân loại, nội dung và hình thức, chủ thể
và khách thể, còn và mất... Cũng rất phổ biến trong thơ Chế Lan Viên là những hình ảnh đối lập, chuyển hóa
- Xưa phù du mà nay đã phù sa
- Xưa bay đi mà nay không trôi mất.
- Người dưới vực sâu vẫn cứu kẻ trên bờ
- Nếu dưới vực sâu còn dũng khí
- Ta nấu xích kiềng ta làm súng đạn
- Người ngã xuống tựa máu mình mà đứng dậy
- Ta đội triệu tấn bom mà hái mặt trời hồng
- Cái hầm chông là điều nhân đạo nhất
- Một cái hôn cân vạn ngày lửa đạn
Khai thác các tương quan đối lập không chỉ là một thủ pháp nghệ thuật mà đã trở thành một nét đặc trưng của tư duy
thơ, chi phối cái nhìn nghệ thuật của Chế Lan Viên
3. Năng lực sáng tạo hình ảnh phong phú
Trí tuệ sắc sảo ở Chế Lan Viên gắn liền với năng lực sáng tạo hình ảnh hết sức dồi dào và đa dạng. Có thể nói, Chế Lan
Viên cảm nhận, suy nghĩ về mọi điều bằng hình ảnh và hình ảnh lại khêu gợi, kích thích cho sự suy tưởng của nhà thơ
càng vươn xa - sức mạnh của thơ Chế Lan Viên nổi trội cả ở ý và hình.
Thế giới nghệ thuật thơ của Chế Lan Viên được tạo lập bằng vô số hình ảnh dày đặc với nhiều dạng thức khác nhau. Có
hình ảnh khái niệm, có hình ảnh kì ảo, lại có hình ảnh vừa thực vừa ảo, có hình ảnh đơn lẻ nhưng nhiều hơn là những
hình ảnh được kết thành chuỗi, thành chùm, theo lối liên tưởng bổ sung hoặc đối lập. Năng lực sáng tạo hình ảnh ở Chế
Lan Viên đã được bộc lộ ngay từ tập Điêu tàn. Nhưng chủ yếu Điêu tàn thiên về những hình ảnh được tạo bằng tưởng
tượng, thậm chí bằng hư tưởng để gây được ấn tượng kinh dị (những nấm mồ, sọ người, Xương khô, ma trơi, xương
vỡ, máu trào...)
Từ Ánh sáng và phù sa, thơ Chế Lan Viên càng giàu hình ảnh, nhưng chủ yếu là những hình ảnh có mối liên hệ với hiện
thực, bắt nguồn từ đời sống được sáng tạo bằng liên tưởng phong phú, táo bạo. Trong thơ Chế Lan Viên có những hình
ảnh thật chân thực và chứa chan cảm xúc, nhưng còn bắt gặp nhiều hơn cả là những hình ảnh được sáng tạo bằng trí
tưởng tượng phong phú liên tưởng bất ngờ cùng với cảm xúc dạt dào mà sâu lắng. Những đảo đá Hạ Long cũng mang
chứa linh hồn và sự sống:
Những đêm trăng, đá suy nghĩ như người
Khi xuân đến, đá động lòng thương nhớ,
Khi hè gọi đá xôn xao trong dạ đá
Hoa phong lan tím hồng rủ bướm đến từng đôi.
(Cành Phong Lan bể)
Còn đây là cảnh tượng rực rỡ, kì ảo nơi đáy bể qua trí tưởng tượng không phải của một nhà sinh học mà của một nhà
thơ.
Tôi muốn đến chỗ nước, trời lẫn sắc
Nơi bốn mùa đã hóa thành thu
Nơi đáy bể, những rừng san khô vờ thức ngủ
Những rừng rong tóc xõa, lược trăng cài.
Nơi những đám mây trắng xóa, cá bay đi
Cá vào hội xòe hoa, mang áo đẹp.
(Cành Phong Lan bể)
Để tạo thành hình ảnh, Chế Lan Viên cũng sử dụng những thủ pháp quen thuộc như miêu tả, so sánh, liên tưởng và
những phép chuyển nghĩa như ẩn dụ, hoán dụ, tượng trưng. Liên tưởng và tưởng tượng, mỗi hình ảnh và sự vật được
hiện ra trong các so sánh tương đồng hoặc đối lập, được mở rộng, bổ sung trong không gian và vận động biến đổi trong
thời gian. Vì thế, hình ảnh trong thơ Chế Lan Viên ít khi tồn tại đơn lẻ, biệt lập mà thường kết thành từng chuỗi, từng
chùm, tầng tầng, lớp lớp, như những chùm pháo hoa liên tiếp, nhiều màu sắc và hình dáng, tạo nên khoái cảm thẩm mỹ
bất ngờ cho người đọc.
Đây là biển được nhìn trong nhiều thời khắc và với nhiều liên tưởng bất ngờ.
Xanh biếc màu xanh, bể như hàng nghìn mùa
Thu qua còn để tâm hồn nằm đọng lại
Sóng như hàng nghìn trưa xanh trời đã tan xanh ra
Thành bể và thôi không trở lại làm trời:
Nếu núi là con trai thì bể là phần yểu điệu
Nhất của quê hương đã biến thành con gái,
. . . .
Thoảng tí gió, gợn màu mây, nhạt tí nắng, ửng
Sắc trời, ló vầng trăng, hay chỉ vô tình
Con chim bay, con cá đớp
Bể đổi thay như lòng ta thay mùa, thay cảm xúc
Lật từng trang mây nước lạ lòng ta.
(Cành Phong Lan bể)
Cũng thường gặp trong thơ Chế Lan Viên rất nhiều hình ảnh biểu tượng. Có thể là những biểu tượng đã quen thuộc
trong đời sống hoặc trong sách vở Cổ, Kim, Đông, Tây được sử dụng và tái tạo để mang được màu sắc thời đại. Nhưng
cũng có nhiều biểu tượng mới do nhà thơ sáng tạo ra, dựa trên sự mở rộng nghĩa vốn có của từ ngữ và hình ảnh, đem lại
cho những hình ảnh quen thuộc một ý nghĩa khái quát mới. Thời Điêu tàn là những biểu tượng tháp Chàm, Sông Linh,
Huyệt mộ, nhánh xương khô... Từ sau cách mạng, lại thường thấy trong thơ Chế Lan Viên những hình ảnh biểu tượng
mới: Ánh sáng và phù sa, con tàu lên Tây Bắc, Sông Hồng và Sông Thương, bể và người, hình của nước, thần chiến
thắng... Ở chặng thơ cuối đời, biểu tượng của Chế Lan Viên thêm đa dạng, đa nghĩa: Có tháp Bay-on bốn mặt và tháp
Cao tăng, có Dã tràng có ích và hoa trên đá, xứ không màu.
4. Sự đa dạng trong bút pháp
Tiếp nhận ảnh hưởng của nhiều trường phái thơ phương Tây, nhất là thơ trí tuệ của Valêri, thơ Chế Lan Viên thiên về
xu hướng hiện đại, nhưng không ít trường hợp, đặc biệt là trong thể tứ tuyệt lại có được cái hàm súc và phong vị man
mác cổ thi. Về thể thơ cũng rất đa dạng. Chế Lan Viên thành thạo, nhuần nhuyễn trong thể bảy tiếng, tám tiếng ngay từ
tập thơ đầu, ông cũng là người có nhiều thành tựu nổi bật nhất trong thể thơ tự do thơ văn xuôi, thúc đẩy xu hướng tự
do hóa hình thức trong thơ hiện đại Việt Nam.
Thể thơ tứ tuyệt, hay nói chính xác hơn là thơ bốn câu của Chế Lan Viên là sự sáng tạo mới mẻ, hiện đại trên cơ sở một
thể thơ truyền thống. Đó là kết quả nghệ thuật đầy năng động vừa tiếp thu và mài giữa những công cụ của truyền thống
mà những khả năng tiềm tàng của nó không phải chúng ta đã khám phá hết được, đồng thời lại tìm tòi thể nghiệm để
đem đến sự cách tân mang tính hiện đại cho một thể thơ truyền thống?
V. KẾT LUẬN
Suốt cuộc đời gắn bó với thơ Chế Lan Viên luôn tin vào sứ mệnh cao cả của thơ ca:
Thơ đong từng ngao nhưng tát bể
Là cái cân tí xíu lại cân đời
(Nghĩ về nghề, nghĩ về thơ, nghĩ...)
Trái đất rộng thêm ra một phần bởi các trang thơ,
Vì diện tích tâm hồn các nhà thi sĩ
(Sổ tay thơ)
Chính niềm tin ấy là một động lực giúp Chế Lan Viên đi trọn một hành trình sáng tạo trên nửa thế kỷ của mình.
Con đường thơ của Chế Lan Viên là một hành trình tìm kiếm không ngừng với nhiều bước ngoặt, có cả sự tự phủ định
để vượt lên chính mình. Đúng như nhà thơ Tế Hanh đã nhận xét: "Nói chung thơ Chế Lan Viên trên 50 năm luôn luôn
là một giọng thơ gây nhiều sự chú ý của dư luận, có thể nói "Chế Lan Viên là một nhà thơ không yên ổn, anh không yên
ổn trong trăn trở sáng tác của mình. Và cũng mang đến sự không yên ổn trong tình hình thơ của chúng ta"(1).
Vào lúc cuối đời, khi nhìn lại đời thơ mình, Chế Lan Viên vẫn thấy: "Cái trang mơ ước một đời chưa với tới" và "một
nghìn câu thơ thì chín trăm câu dang dở". Nhưng những gì Chế Lan Viên đã làm được và để lại cho cuộc đời và cho nền
thơ là rất đáng kể. Ông xứng đáng là một trong những tên tuổi hàng đầu của nền thơ hiện đại Việt Nam. Là người đi
đầu trong khuynh hướng tăng cường chất trí tuệ, suy tưởng, triết lý Chế Lan Viên có ảnh hưởng rộng rãi đến nhiều nhà
thơ thuộc các thế hệ sau và đem đến những tác động tích cực đối với sự tiếp nhận của công chúng.
C. HƯỚNG DẪN HỌC TẬP
I. TÀI LIỆU CẦN ĐỌC
1. Tác phẩm của Chế Lan Viên
- Các tập thơ: Điêu tàn, Ánh sáng và phù sa, Hoa ngày thường - chim báo bảo, Đối thoại mới, Tuyển tập Chế Lan Viên,
Di Cảo thơ (tập I, II, III)
2. Tài liệu nghiên cứu
- Nhiều tác giả: Chế Lan Viên - về tác giả và tác phẩm (Vũ Tuấn Anh tuyển chọn), giới thiệu Nxb GD, 2000
- Nhiều tác giả: Chế Lan Viên - Người làm vườn vĩnh cửu. (Phong Lan tuyển chọn Nxb Hội nhà văn 1995).
- Thơ Chế Lan Viên - Những lời bình (Mai Hương - Thanh Việt Tuyển chọn Nxb Văn hóa thông tin 2000).
II. CÂU HỎI VÀ BÀI TẬP NGHIÊN CỨU
1. Vì sao tác giả Thi nhân Việt Nam nhận định: "Điêu tàn đột ngột xuất bản ra giữa làng thơ như một niềm kinh dị"?
2. Vì sao có thể nói tập thơ Ánh sáng và phù sa là cái mốc quan trọng trên con đường thơ của Chế Lan Viên.
3. Hình tượng Tổ quốc trong thơ Chế Lan Viên thời kỳ kháng chiến chống Mỹ.
4. Vẻ đẹp trí tuệ trong thơ Chế Lan Viên
5. Hãy làm rõ nhận định sau: khai thác triệt để các tương quan đối lập là một nét nổi bật trong tư duy nghệ thuật của
Chế Lan Viên
6. Nhận xét về nghệ thuật sáng tạo hình ảnh thơ của Chế Lan Viên.
/>Chế Lan Viên (1920-1989), tên thật là Phan Ngọc Hoan, quê gốc ở Quảng Trị, học trung học và bắt đầu làm thơ