Tải bản đầy đủ (.pdf) (29 trang)

VỀ HỌC CHẾ TÍN CHỈ VÀ VIỆC ÁP DỤNG Ở VIỆT NAM

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (564.45 KB, 29 trang )

VỀ HỌC CHẾ TÍN CHỈ VÀ VIỆC ÁP DỤNG Ở VIỆT NAM
GS. TSKH. Lâm Quang Thiệp
Nghị quyết 14/2005/NQ-CP của Chính phủ ban hành ngày 2.11.2005 về đổi mới cơ bản và toàn
diện giáo dục đại học (GDĐH) Việt Nam giai đoạn 2006-2020 nêu rõ: “Xây dựng và thực hiện lộ trình
chuyển sang chế độ đào tạo theo hệ thống tín chỉ (TC), tạo điều kiện thuận lợi để người học tích lũy
kiến thức, chuyển đổi ngành nghề, liên thông, chuyển tiếp tới các cấp học tiếp theo ở trong nước và ở
nước ngoài”. Tuy nhiên, để thực hiện đào tạo theo TC ở nước ta theo lộ trình trên, có nhiều vấn đề liên
quan cần được nhìn nhận lại và phải chuẩn bị chu đáo một số công việc.
1. Vài nét về học chế TC
* Sự ra đời và lan tỏa của học chế TC
Hiện nay, tuy “sinh sau đẻ muộn” so với
Châu Âu, nhưng hệ thống GDĐH Hoa Kỳ phát
triển mạnh và có sức hấp dẫn bậc nhất, được
hình thành dựa trên những nét độc đáo của nền
kinh tế - xã hội. ý tưởng về một nền GDĐH cho
số đông người (đại chúng) nảy sinh đầu tiên vào
cuối thế kỷ XIX và trở thành hiện thực ở Hoa Kỳ
vào giữa thế kỷ XX. Trong một nền GDĐH cho
số đông người như vậy phải đảm bảo cá nhân
hoá được việc học tập của từng sinh viên (SV)
Với mục tiêu đó, vào năm 1872, Charle Eliot,
Viện trưởng Viện Đại học Harvard đã đề xuất
một quy trình đào tạo mới gọi là giải pháp mô
đun hoá các môn học (học chế TC) được cung
cấp trong trường ĐH để SV có thể lựa chọn một
tổ hợp môn học thích hợp nhằm cấu thành một
chương trình đào tạo để có thể nhận được văn
bằng tốt nghiệp.
Vào đầu thế kỷ XX, học chế TC được áp
dụng rộng rãi hầu như trong mọi trường ĐH ở
Hoa Kỳ. Tiếp đó, nó được lan toả ra nhiều nước


như: Canađa, Nhật Bản, Philippin, Hàn Quốc,
Thái Lan, Malaixia, Inđônêxia, ấn Độ, Sênêgan,
Môzămbích, Nigêria, Uganđa, Camơrun… Tại
Trung Quốc, từ cuối thập niên 80 (thế kỷ XX)
đến nay, hệ thống học chế TC cũng lần lượt được
áp dụng ở nhiều trường ĐH. ở Châu Âu, Tuyên
ngôn Boglona được đề xướng (năm 1999) đến
nay đã được ký bởi Bộ trưởng của 45 nền GDĐH
(mà một trong các nội dung quan trọng là triển
khai áp dụng học chế TC trong toàn hệ thống
GDĐH) nhằm tạo thuận lợi cho việc cơ động,
liên thông hoạt động học tập của SV trong khu
vực Châu Âu và trên thế giới.
* Đặc điểm của học chế TC
TC là khối lượng học tập gồm 1 tiết học lý
thuyết (50 phút) trong 1 tuần và kéo dài 1 học kỳ
(15-18 tuần). Thông thường, các tiết học loại
khác như: Thực tập thí nghiệm, đi thực địa, vẽ,
nhạc, thực hành nghệ thuật, thể dục…, cứ 3 tiết
trong 1 tuần (kéo dài 1 học kỳ) được tính một

TC. Ngoài ra, còn có quy định: Để chuẩn bị cho
1 tiết lên lớp, SV phải bỏ ra ít nhất 2 giờ làm
việc ở ngoài lớp. Như vậy, lao động học tập của
SV có một phần “nổi” tính theo tiết học ở lớp và
một phần “chìm” là thời gian tự học.
Để đạt bằng cử nhân, SV thường phải tích
lũy 120-136 TC (Hoa Kỳ), 120-135 TC (Nhật
Bản), 120-150 TC (Thái Lan)… Đối với bằng
thạc sỹ, học viên phải tích luỹ 30-36 TC (Hoa

Kỳ), 30 TC (Nhật Bản), 36 TC (Thái Lan)…
Theo quy ước của hệ thống TC Châu Âu, khối
lượng lao động học tập của một SV chính quy
trung bình được tính bằng 60 TC /1 năm học.
Khi tổ chức giảng dạy theo TC, đầu mỗi học kỳ,
SV được đăng ký các môn học thích hợp với
năng lực và hoàn cảnh của họ, đồng thời phù hợp
với quy định chung nhằm đạt được kiến thức
theo một ngành đào tạo nào đó. Sự lựa chọn các
môn học rất rộng rãi, SV có thể ghi tên học các
môn liên ngành nếu họ thích. SV không chỉ giới
hạn học các môn chuyên môn của mình mà còn
cần học các môn học khác lĩnh vực. Ví dụ: SV
ngành khoa học tự nhiên và kỹ thuật vẫn cần
phải học một số môn khoa học xã hội, nhân văn
và ngược lại. Về kết quả học tập ĐH, hệ thống
TC dùng cách đánh giá thường xuyên và đối với
các chương trình đào tạo sau ĐH còn có thêm
các kỳ thi tổng hợp và các luận văn.
* Các ưu điểm của học chế TC
Học chế TC được truyền bá nhanh chóng và
áp dụng rộng rãi nhờ có nhiều ưu điểm sau:
- Có hiệu quả đào tạo cao: Học chế TC cho
phép ghi nhận kịp thời tiến trình tích luỹ kiến
thức và kỹ năng của SV để nhận được văn bằng.
SV được chủ động thiết kế kế hoạch học tập cho
mình, được quyền lựa chọn tiến độ học tập thích
hợp với khả năng, sở trường và hoàn cảnh riêng
của mình. Điều đó đảm bảo cho quá trình đào tạo
trong các trường ĐH trở nên mềm dẻo hơn, đồng

thời cũng tạo khả năng cho việc thiết kế chương
trình liên thông giữa các cấp đào tạo ĐH và giữa
các ngành đào tạo khác nhau. Học chế TC cho
phép ghi nhận cả những kiến thức và khả năng


tích luỹ được ngoài trường lớp để dẫn tới văn
bằng, khuyến khích SV từ nhiều nguồn gốc khác
nhau có thể tham gia học một cách thuận lợi. Về
phương diện này, có thể nói, học chế TC là một
trong những công cụ quan trọng để chuyển từ
nền ĐH mang tính tinh hoa thành nền ĐH mang
tính đại chúng.
- Có tính mềm dẻo và khả năng thích ứng
cao: Với học chế TC, SV có thể chủ động ghi tên
học các học phần (HP) khác nhau dựa theo
những quy định chung về cơ cấu và khối lượng
của từng lĩnh vực kiến thức. Nó cho phép SV dễ
dàng thay đổi ngành chuyên môn trong tiến trình
học tập khi thấy cần thiết mà không phải học lại
từ đầu. Cũng do vậy, với học chế TC, các trường
ĐH có thể mở thêm ngành học mới một cách dễ
dàng khi nhận được tín hiệu về nhu cầu của thị
trường lao động và tình hình lựa chọn ngành
nghề của SV. Học chế TC còn cung cấp cho các
trường một ngôn ngữ chung, tạo thuận lợi cho
SV khi cần chuyển trường cả trong nước cũng
như ngoài nước.
- Đạt hiệu quả cao về mặt quản lý và giảm
giá thành đào tạo: Với học chế TC, kết quả học

tập của SV được tính theo từng HP chứ không
phải theo năm học, do đó, việc hỏng một HP nào
đó không cản trở quá trình học tiếp tục, SV
không bị buộc phải quay lại học từ đầu. Chính vì
vậy, giá thành đào tạo theo học chế TC thấp hơn
so với đào tạo theo niên chế.
Nếu triển khai học chế TC, các trường ĐH
lớn đa lĩnh vực có thể tổ chức những môn học
chung cho SV nhiều trường, nhiều khoa, tránh
các môn học trùng lặp ở nhiều nơi; ngoài ra, SV
có thể học những môn học lựa chọn ở các khoa
khác nhau. Cách tổ chức trên cho phép sử dụng
được đội ngũ giảng viên giỏi nhất và phương tiện
tốt nhất cho từng môn học. Kết hợp với học chế
TC, nếu trường ĐH tổ chức thêm những kỳ thi
đánh giá kiến thức và kỹ năng của người học tích
luỹ được bên ngoài nhà trường hoặc bằng con
đường tự học để cấp cho họ một TC tương
đương, thì sẽ tạo thêm cơ hội cho họ đạt văn
bằng ĐH. ở Hoa Kỳ, trên 1.000 trường ĐH chấp
nhận cung cấp TC cho những kiến thức và kỹ
năng mà người học đã tích luỹ được ngoài nhà
trường.
* Nhược điểm của học chế TC và cách khắc
phục
- Học chế TC cắt vụn kiến thức: Phần lớn các
mô đun trong học chế TC được quy định tương
đối nhỏ, 3 hoặc 4 TC. Do vậy, sẽ không đủ thời
gian để trình bày kiến thức thực sự có đầu, đuôi
theo một trình tự diễn biến liên tục. Từ đó, gây

cảm giác kiến thức bị cắt vụn. Người ta khắc
phục nhược điểm này bằng cách không thiết kế

các mô đun quá nhỏ dưới 3 TC và trong những
năm cuối, thường thiết kế các môn học /tổ chức
các kỳ thi có tính tổng hợp để SV có cơ hội liên
kết, tổng hợp các kiến thức đã học.
- Khó tạo nên sự gắn kết trong SV: Vì các
lớp học theo mô đun không ổn định nên khó xây
dựng các tập thể gắn kết chặt chẽ như các lớp
theo khóa học, việc tổ chức sinh hoạt đoàn thể
của SV cũng khó khăn (có người nói: Học chế
TC “khuyến khích chủ nghĩa cá nhân, không coi
trọng tính cộng đồng”). Tuy nhiên, bằng cách
xây dựng các tập thể tương đối ổn định qua các
lớp, khoá học trong năm thứ nhất (khi SV học
chung phần lớn các mô đun kiến thức), sắp xếp
một số buổi xác định không bố trí thời khóa biểu
để họ có thể cùng tham gia các sinh hoạt đoàn
thể chung… thì sẽ khắc phục được nhược điểm
này.
2. Về việc áp dụng học chế TC ở nước ta
Về áp dụng học chế TC ở Việt Nam và bản
chất của học chế HP
Trước 1975, một số trường ĐH ở miền Nam
đã áp dụng học chế TC như: Viện ĐH Cần Thơ
(nay là ĐH Cần Thơ), Viện ĐH Thủ Đức… Vào
năm 1987, Bộ Giáo dục và Đào tạo chủ trương
triển khai trong các trường ĐH theo quy trình
đào tạo 2 giai đoạn và mô đun hoá kiến thức.

Theo đó, học chế HP ra đời và chính thức được
triển khai trong toàn bộ hệ thống các trường ĐH
và cao đẳng nước ta từ năm 1988 đến nay.
Học chế HP có các đặc điểm cơ bản là tích luỹ
dần kiến thức. Mô đun hoá kiến thức thành các
HP một cách khá trọn vẹn và không quá lớn để
có thể lắp ghép với nhauH, tạo nên một chương
trình đào tạo dẫn đến một văn bằng mà người
học có thể tích luỹ dần trong quá trình học tập.
Để đo lường kiến thức theo khối lượng lao động
học tập của người học, khái niệm đơn vị học
trình (ĐVHT) được đưa vào. Nhằm làm cho các
chương trình đào tạo mềm dẻo, có 3 loại HP
được quy định: HP bắt buộc phải học, HP lựa
chọn theo hướng dẫn của nhà trường và HP tự
chọn. Mỗi HP được đánh giá bằng một con điểm
(tổng hợp của các đánh giá bộ phận và một kỳ thi
kết thúc). Kết quả học tập chung của học kỳ,
năm học (hoặc khoá học) được đánh giá bằng
điểm trung bình chung; đó là điểm trung bình
của các HP đã tích luỹ.
* Học chế HP (Việt Nam) và TC (Hoa Kỳ)
Điểm tương đồng: Đều dựa vào sự tích luỹ
dần các mô đun kiến thức để đạt được văn bằng;
SV được lựa chọn một số mô đun cho chương
trình học của mình; việc đánh giá kết quả học tập
được thực hiện nhờ điểm trung bình chung với
trọng số là số lượng TC của các mô đun.



Khác nhau: Các mô đun kiến thức trong TC
được thiết kế theo trình độ năm học của SV, tạo
thuận lợi cho lựa chọn và lắp ghép. Mỗi mô đun
bao gồm 3 hoặc 4 TC trong khi các HP đôi khi
được thiết kế theo kiểu chia cắt cơ giới, có một
số HP quá dài (hơn 4 ĐVHT) hoặc quá ngắn (1
đến trên 2 ĐVHT);
- Chương trình đào tạo của Hoa Kỳ có nhiều
mô đun khác nhau được đưa ra để SV lựa chọn
nên mức độ tự do lựa chọn cao hơn; trong khi
các chương trình đào tạo của các trường ĐH
nước ta thường có rất ít mô đun để lựa chọn.
- Lớp học theo TC ở Hoa Kỳ thường được
sắp xếp theo môn học, còn lớp học trong học chế
HP ở Việt Nam vẫn sắp xếp theo khoá học.
- Hoa Kỳ có một hệ thống cố vấn học tập đầy
đủ để tư vấn cho SV lựa chọn mô đun và thiết kế
quy trình học tập, mỗi SV vào trường được gắn
với một cố vấn biên tập (nước ta chưa có).
- TC ở Hoa Kỳ được quy định theo số giờ
học mỗi tuần kéo dài trong một học kỳ, trong khi
ĐVHT ở ta được quy định bằng tổng số 15 tiết
học lý thuyết ở lớp mà không nói rõ số giờ học
trong tuần. Như vậy, trong học chế TC có quy
định số giờ lao động học tập tối thiểu cần thiết
của SV cho một giờ lên lớp (thường là 2/1). ở
Việt Nam, thực tế thời gian SV chuẩn bị cho mỗi
tiết học ở lớp thường không quá 1/1. Như vậy,
tính theo khối lượng lao động học tập của SV, 1
TC của Hoa Kỳ bằng khoảng 1, 5 ĐVHT của

Việt Nam.
- Ở các trường ĐH Hoa Kỳ, việc cung cấp
thông tin về chương trình và lịch trình giảng dạy,
thi, kiểm tra cho SV đầy đủ, đặc biệt thể hiện ở
niên lịch giảng dạy được công bố chính thức
trước mỗi năm học. Thời gian biểu học và thi đã
công bố được thực hiện nghiêm chỉnh.
- Việc đánh giá kết quả học tập của SV đối
với mỗi mô đun ở các trường ĐH Hoa Kỳ được
thực hiện liên tục trong cả quá trình giảng dạy
mô đun đó, do đó, thời gian dành để thi học kỳ
cho các môn học thường chỉ có một tuần; còn ở
các trường ĐH nước ta, việc đánh giá từng phần
môn học ít diễn ra thường xuyên trong quá trình
giảng dạy (mà chủ yếu được thực hiện vào cuối
mỗi học kỳ, kéo dài trong khoảng 4 tuần).
Như vậy, qua so sánh có thể thấy, học chế
HP ở Việt Nam cũng có cùng bản chất như học
chế TC của Mỹ, đó là tích luỹ dần kiến thức
được mô đun hoá. Nói cách khác, học chế HP ở
nước ta đã chứa một số yếu tố của học chế TC
của Hoa Kỳ. Tuy nhiên, tính mềm dẻo của học
chế HP (Việt Nam) chưa cao như học chế TC
.

(Hoa Kỳ), nói cách khác, chúng ta chưa tận dụng
triệt để các ý tưởng làm mềm dẻo quy trình đào
tạo của học chế TC của Hoa Kỳ.
* Thực hiện, mở rộng và cải tiến học chế TC ở
nước ta

Để thực hiện được chủ trương về mở rộng
học chế TC, chúng ta cần khẩn trương xây dựng
một lộ trình chuyển đổi từ học chế HP hiện nay
sang học chế TC trong toàn hệ thống GDĐH.
Việc chuyển đổi sang học chế TC nhằm: Tạo
một học chế mềm dẻo hướng về SV để tăng
cường tính chủ động và khả năng cơ động của
SV, đảm bảo sự liên thông dễ dàng trong quá
trình học tập và tạo ra những sản phẩm có tính
thích ứng cao với thị trường sức lao động trong
nước. Đồng thời, trong xu thế toàn cầu hóa, đào
tạo theo TC cho phép hệ thống GDĐH nước ta
hội nhập được với khu vực và thế giới.
Để chuyển đổi sang học chế TC ở nước ta,
một mặt cần phải cải tiến học chế HP tạo nên sự
mềm dẻo, cơ động như TC, mặt khác, cần kết
hợp một cách lô gic với việc phát triển và hiện
đại hoá chương trình đào tạo, bao gồm việc đổi
mới mục tiêu, nội dung đào tạo, tổ chức và quản
lý lớp học, đặc biệt là cải tiến phương pháp dạy
và học cũng như việc đánh giá kết quả học tập
của SV. Để thực hiện, cần phát huy tối đa tính
chủ động tích cực của SV, nâng cao trình độ
giảng dạy và quản lý của đội ngũ giáo chức và
điều kiện cơ sở vật chất (đảm bảo đầy đủ tài liệu
học tập, phòng học, thư viện, phòng thí
nghiệm…); quy định cụ thể khối lượng tài liệu
học tập và tham khảo mà SV bắt buộc phải đọc
đối với mỗi mô đun, HP. Ngoài ra, đề thi từng
HP phải dựa vào yêu cầu của chính HP và khối

lượng tài liệu quy định chứ không chỉ dựa vào
những điều mà giảng viên đã trình bày ở lớp như
lâu nay. Điều đó sẽ cho phép kiểm tra việc chuẩn
bị ngoài giờ học của SV (so với số giờ lên lớp
phải tương đương 1/1).
Như vậy, trước mắt, ngoài lộ trình cụ thể của
Chính phủ, cần có lộ trình cụ thể của từng trường
ĐH để thực hiện tốt việc chuyển đổi từ học chế
HP sang học chế TC. Có thể khó tìm được một
sự nhất trí tuyệt đối về vấn đề này nhưng sau khi
nghiên cứu kỹ lưỡng, phải coi đây là một nhiệm
vụ bắt buộc phải thực hiện vì chỉ có như vậy mới
thúc đẩy cả hệ thống GDĐH Việt Nam phát triển
nhanh chóng và sớm hội nhập với khu vực và thế
giới.
(Tạp chí Hoạt động Khoa học)


MỘT SỐ VẤN ĐỀ VỀ TRIỂN KHAI ĐÀO TẠO THEO
HỌC CHẾ TÍN CHỈ TẠI TRƯỜNG CAO ĐẲNG THƯƠNG MẠI
Nguyễn Hoàng Tứ
TP Đào tạo

Học chế tín chỉ ra đời ở Hoa Kỳ từ cuối thế kỷ 19, sau đó đã lan rộng ra nhiều nước trên thế giới và
xâm nhập vào Việt Nam từ trước 1975. Vì những ưu điểm của nó, phù hợp với quan điểm đổi mới giáo
dục nên Nhà nước đã chủ trương triển khai áp dụng học chế tín chỉ trong hệ thống các trường đại học,
cao đẳng ở Việt Nam. Luật Giáo dục sửa đổi (2005) đã viết: "Về chương trình giáo dục: đối với giáo
dục nghề nghiệp, giáo dục đại học có thể được tiến hành theo hình thức tích luỹ tín chỉ hay theo niên
chế". Nghị quyết của Chính phủ số 14/2005/NQ-CP ngày 02/11/2005 về đổi mới cơ bản và toàn diện
giáo dục đại học Việt Nam giai đoạn 2006-2020 cũng có nêu: "xây dựng và thực hiện lộ trình chuyển

sang chế độ đào tạo theo hệ thống tín chỉ, tạo điều kiện thuận lợi để người học tích luỹ kiến thức,
chuyển đổi ngành nghề, liên thông, chuyển tiếp tới các cấp học tiếp theo ở trong nước và ở nước
ngoài".
Trong các từ điển bách khoa, các tài liệu về
giáo dục đại học có nhiều định nghĩa khác nhau
về tín chỉ. Định nghĩa của James Quann (Đại học
Quốc gia Washington): "Tín chỉ học tập là một
đại lượng đo toàn bộ thời gian bắt buộc của một
người học bình thường để học một môn học cụ
thể, bao gồm: thời gian lên lớp; thời gian ở trong
phòng thí nghiệm, thực tập hoặc các phần việc
khác đã được quy định ở thời khoá biểu; và thời
gian dành cho đọc sách, nghiên cứu, giải quyết
vấn đề, viết hoặc chuẩn bị bài..."
Đặc điểm cơ bản của hệ thống tín chỉ
1. Đòi hỏi sinh viên phải tích luỹ kiến thức
theo từng học phần (tín chỉ);
2. Kiến thức cấu trúc thành các môđun (học
phần);
3. Quy định khối lượng kiến thức phải tích
luỹ cho từng văn bằng. Xếp năm học của người
học theo khôí lượng tín chỉ tích luỹ;
4. Chương trình đào tạo mềm dẻo (có học
phần bắt buộc và học phần tự chọn);
5. Đánh giá thường xuyên, thang điểm chữ;
6. Dạy học lấy sinh viên làm trung tâm;
7. Đơn vị học vụ là học kỳ. Mỗi năm có thể
chia thành 2 học kỳ (15 tuần); 3 học kỳ (15
tuần); hoặc 4 học kỳ (10 tuần);
8. Ghi danh học đầu mỗi học kỳ, lớp học tổ

chức theo mỗi học phần;
9. Có hệ thống cố vấn học tập;
10. Có thể tuyển sinh theo học kỳ;
11. Không thi tốt nghiệp, không tổ chức bảo
vệ khoá luận tốt nghiệp đối với các chương trình
đại học hoặc cao đẳng;
12. Chỉ có 1 văn bằng chính quy đối với 2
loại hình tập trung và không tập trung;

Điều kiện để thực hiện học chế tín chỉ
1. Có đội ngũ cán bộ đáp ứng yêu cầu đào
tạo theo tín chỉ: Đội ngũ này phải hiểu đúng và
đầy đủ về học chế tín chỉ. Phải có tài liệu hướng
dẫn chi tiết về tổ chức và quản lý đào tạo theo hệ
thống tín chỉ; tổ chức nhiều hội thảo, toạ đàm
trong đội ngũ cán bộ quản lý, giảng viên, chuyên
viên với sự tham gia, hướng dẫn của các chuyên
gia. Cần thành lập một nhóm chuyên gia tìm hiểu
về vấn đề này: thu thập và nghiên cứu các tài liệu
trong và ngoài nước về học chế tín chỉ; tìm hiểu
tình hình tổ chức đào tạo theo tín chỉ của các
trường đại học, cao đẳng trong nước; tổ chức
hội thảo trong nhóm về tín chỉ và lộ trình chuẩn
bị đào tạo theo tín chỉ; biên soạn tài liệu hướng
dẫn tổ chức và quản lý đào tạo theo học chế tín
chỉ. Sau khi nhóm chuyên gia hoàn thành các
công việc trên sẽ tổ chức các cuộc hội thảo trong
đội ngũ cán bộ quản lý, giảng viên và nhân viên
để mọi người hiểu về học chế tín chỉ và đóng
góp cho dự thảo lộ trình chuyển đào tạo theo

niên chế sang đào tạo theo tín chỉ. Cụ thể:
- Các giảng viên phải hiểu biết về các
phương pháp dạy - học, kiểm tra - đánh giá tiên
tiến như yêu cầu của hệ thống tín chỉ và có kỹ
năng sử dụng các thiết bị giảng dạy hiện đại. Để
có điều kiện này, nhà trường phải tổ chức các đợt
tập huấn cho đội ngũ giảng viên về các phương
pháp dạy - học, kiểm tra - đánh giá tiên tiến.
- Các chuyên viên của các phòng, trung tâm
được trang bị kiến thức về phương thức quản lý
theo học chế tín chỉ, về kỹ thuật xây dựng thời
khoá biểu môn học theo đăng ký của người học
và hệ thống phần mềm công nghệ thông tin đáp
ứng công việc ấy.


- Có đủ đội ngũ cố vấn am hiểu về chương
trình đào tạo để hướng dẫn người học chọn môn
học và xây dựng kế hoạch học tập.
2. Có một ban chỉ đạo dự án chuyển đào
tạo theo niên chế sang đào tạo theo tín chỉ ở cấp
trường: Ban chỉ đạo do Hiệu trưởng hoặc phó
Hiệu trưởng phụ trách, các uỷ viên là các trưởng
Phòng, Khoa (Bộ môn), chủ tịch Công đoàn cơ
sở, bí thư Đoàn TNCS Hồ Chí Minh, và một số
thành viên khác do Hiệu trưởng quyết định. Ban
chỉ đạo dự án phải xây dựng dự án chuyển đổi
đào tạo theo niên chế sang đào tạo theo tín chỉ và
trình dự án để Hiệu trưởng xem xét, phê duyệt .
Trong dự án cần một lộ trình thực hiện, (nội

dung công việc, đơn vị thực hiện, thời gian thực
hiện và dự trù kinh phí cho từng công việc). Mỗi
mảng công việc phải thành lập tiểu ban. Trưởng
tiểu ban do phó hiệu trưởng hoặc trưởng phòng,
giám đốc trung tâm, trưởng khoa (bộ môn) phụ
trách. Căn cứ vào dự án nhà trường, trưởng các
tiểu ban xây dựng kế hoạch thực hiện trình hiệu
trưởng phê duyệt và tổ chức thực hiện
3. Xây dựng chương trình đào tạo theo
học chế tín chỉ: Xây dựng chương trình đào tạo
cũng là dịp để chúng ta nghiên cứu và vận dụng
các lý luận về thiết kế chương trình hiện đại theo
chuẩn của các trường cao đẳng tiên tiến, đáp
ứng được yêu cầu hiện tại và tương lai của đất
nước đối với ngành đào tạo và yêu cầu hội nhập
quốc tế. Khi xây dựng khung chương trình đào
tạo theo học chế tín chỉ nên rà soát lại để bỏ bớt
những môn không cần thiết, bổ sung các môn
học mới cập nhật hơn, kế thừa những yếu tố tích
cực, phù hợp của khung chương trình đào tạo
hiện có.
4. Xây dựng chương trình chi tiết từng
môn học trong chương trình đào tạo theo tín chỉ
của mỗi ngành đào tạo.
5. Xây dựng đủ giáo trình, bài giảng, tài
liệu tham khảo cho mỗi môn học.
6. Xây dựng các văn bản quy định liên
quan tới việc tổ chức đào tạo theo tín chỉ:
- Quy chế đào tạo theo học chế tín chỉ.
- Quy chế hoạt động khảo thí theo học chế tín

chỉ.
- Quy chế công tác giảng viên theo học chế
tín chỉ.
- Quy chế công tác HS-SV theo học chế tín
chỉ.
- Quy định đánh giá học phần theo học chế
tín chỉ.
- Quy định thu học phí theo học chế tín chỉ.

- Quy định về cố vấn học tập theo học chế tín
chỉ.
7. Có đủ điều kiện vật chất tối thiểu đạt
yêu cầu đào tạo theo tín chỉ:
- Đủ thiết bị giảng dạy hiện đại giúp giảng
viên đỡ mất thời gian viết bảng hoặc trình bày,
giảng giải trên lớp.
- Đủ phòng học, hội trường, phòng thí
nghiệm, phòng đọc ở thư viện để bố trí lớp học
theo yêu cầu đăng ký của sinh viên và tạo điều
kiện cho sinh viên tự học ngoài giờ lên lớp.
- Có hệ thống phần mềm, cơ sở dữ liệu quản
lý đào tạo và sinh viên theo hệ thống tín chỉ.
Tóm lại: Học chế tín chỉ là một học chế
mềm dẻo, tăng cường tính chủ động, tự học, tự
nghiên cứu của sinh viên; nhà trường, giảng viên
tạo điều kiện thuận lợi tối đa cho sinh viên tích
luỹ kiến thức, kỹ năng; đồng thời học chế tín chỉ
cũng quản lý chặt chẽ quá trình học tập của từng
sinh viên để đảm bảo chất lượng đào tạo. Các
điều kiện cần thiết để chuyển từ đào tạo theo

niên chế sang đào tạo theo học chế tín chỉ là sự
thống nhất cao trong đội ngũ cán bộ quản lý viên
chức và giảng viên toàn trường, nhận thức về
học chế tín chỉ, về những công việc cần chuẩn bị,
lộ trình thực hiện các công việc ấy và sau đó
triển khai công tác chuẩn bị chu đáo, toàn diện
các lĩnh vực. Đây là công việc rất khó khăn, cần
sự chỉ đạo sát sao, quyết liệt của hệ thống tổ
chức Đảng, chính quyền, đoàn thể, sự cố gắng
của đội ngũ cán bộ quản lý, giảng viên, nhân
viên trong tất cả các đơn vị đào tạo. Toàn bộ
công việc xây dựng dự án chuyển đổi từ học chế
niên chế sang học chế tín chỉ và thực hiện dự án
nếu tiến hành khẩn trương, tích cực nhất cũng
phải mất ít nhất 2 - 3 năm. Khi việc chuẩn bị
hoàn tất, tức là các điều kiện đã sẵn sàng, việc tổ
chức đào tạo theo tín chỉ sẽ thực sự mang lại kết
quả mong muốn.
Tài liệu tham khảo:
1. Nghị quyết số 14/2005/NQ-CP của Chính phủ,
ngày 02/11/2005 về đổi mới cơ bản và toàn diện
giáo dục đại học Việt Nam giai đoạn 2006-2020;
2. Quyết định số 43/2007/QĐ-BGD&ĐT ngày
15/8/2007 của Bộ Giáo dục và Đào tạo về việc
ban hành Quy chế đào tạo đại học và cao đẳng
hệ chính quy theo hệ thống tín chỉ
3.GS. TSKH Lâm quang Thiệp và nhiều người
khác, Tài liệu bồi dưỡng nghiệp vụ tổ chức đào
tạo theo học chế tín chỉ các học viện, trường đại
học, cao đẳng, Học viên Quản lý giáo dục, 2008.



CẢI TIẾN TỔ CHỨC THỰC HÀNH, THỰC TẬP TỐT NGHIỆP
CỦA HỌC SINH BẬC TRUNG CẤP CHUYÊN NGHIỆP
(chính quy và không chính quy)
Ths. Nguyễn Tiền Tiến
Thực hành, thực tập tốt nghiệp là một khâu quan trọng trong quy trình đào tạo. Đây là cơ hội để
học sinh rèn luyện tay nghề và gắn lý luận được trang bị với thực tiễn sản xuất kinh doanh; làm cho học
sinh bớt bỡ ngỡ khi tiếp xúc với thực tế công việc sau khi ra trường. Bài viết này nhằm chỉ ra những
hạn chế, tồn tại trong việc tổ chức thực hành, thực tập tốt nghiệp và đề xuất một số biện pháp khắc
phục, nâng cao hiệu quả các hoạt động này.

1. Về thực hành tổng hợp cuối khoá
Tổ chức thực hành tại trường Cao đẳng
Thương mại đã có những nỗ lực, cải tiến nhất
định, nhưng vẫn còn những tồn tại sau đây:
- Một số học sinh thực hành xong tay nghề,
đạt kết quả điểm trung bình, nhưng thực tế
không tự làm được đúng nội dung và đảm bảo
thời gian;
- Một bộ phận học sinh chép bài của nhau,
không phản ánh đúng kỹ năng, mức độ đạt của
tay nghề;
- Chỉ đến khi bố trí giờ thực hành, học sinh
mới được thực hành tay nghề. Kết thúc đợt thực
hành, học sinh khó có điều kiện rèn luyện thêm
tay nghề (đối với những học sinh tay nghề còn
yếu). Những học sinh khá, giỏi muốn rèn luyện
nâng cao tay nghề cũng gặp khó khăn;
- Tình huống, nghiệp vụ, nội dung thực hành

chưa phong phú, có khoảng cách khá lớn giữa
nội dung thực hành và nội dung thực tế tại các
doanh nghiệp. Điều này gây trở ngại cho học
sinh, làm cho mức độ “sẵn sàng” làm việc của
học sinh sau khi tốt nghiệp ra trường bị hạn chế.
Để thực hành đạt kết quả tốt hơn, tôi xin đề
nghị một số giải pháp cải tiến sau đây:
- Các Khoa có kế hoạch cử giảng viên đi
thực tế thu thập số liệu, nắm bắt tình hình hoạt
động kinh doanh liên quan đến từng chuyên
ngành đào tạo;
- Từ số liệu, tình hình thu thập được, có sự
điều chỉnh cho phù hợp và xác định các yêu cầu
thực hành cụ thể để hình thành bài thực hành.
Sau đó chuyển bài thực hành vào máy vi tính;
- Khi xác định các yêu cầu của bài thực
hành, phải xác định yêu cầu từ thấp đến cao.
Đối với các yêu cầu thấp, mục đích là để học
sinh làm quen với thực hành. Khi nhà trường
chưa bố trí giờ thực hành, học sinh chưa học hết
môn học chuyên ngành vẫn có thể thực hành
trước được. Đến khi Nhà trường bố trí giờ thực
hành chính thức, học sinh làm được những yêu
cầu bắt buộc (yêu cầu trung bình - để đạt chuẩn

tay nghề). Ngay cả khi thực hành chính khoá
hoặc sau khi kết thúc thực hành, một ít học sinh
có nhu cầu rèn luyện thêm để củng cố tay nghề
hoặc những học sinh khá giỏi có nhu cầu nâng
cao tay nghề sẽ tiếp tục thực hiện những yêu cầu

cao (thực hành sau; đối với những học sinh
củng cố tay nghề thì thực hiện lại những yêu cầu
bắt buộc);
- Nếu tổ chức thực hành tại trường tốt, nội
dung thực hành sát với thực tế thì thời gian học
sinh đi thực tập chỉ để tiếp tục hoàn thiện kỹ
năng, tự tin vào tay nghề đã rèn luyện. Do vậy,
có thể tăng thời gian thực hành tại trường, giảm
thời gian thực tập ngoài xã hội xuống hoặc tổ
chức các hoạt động khác thiết thực hơn. Các
Khoa xem xét, đề xuất về phân bổ thời gian hợp
lý giữa thực hành tại trường và thực tập ngoài xã
hội để Nhà trường quyết định;
- Để có thể áp dụng cải tiến ngay từ năm học
2008-2009, các Khoa phải chủ động cử giảng
viên đi thực tế, thu thập số liệu, xây dựng lại
thành bài thực hành, tổ chức nghiệm thu đánh
giá, đề xuất đưa bài thực hành lên máy… ngay từ
đầu năm học 2008-2009 để đến cuối năm có thể
áp dụng được bài thực hành cải tiến cho các lớp
trung cấp chuyên nghiệp khoá 31 và trung cấp
nghề.
2. Về thực tập tốt nghiệp
Trong những năm gần đây, học sinh đi thực
tập tốt nghiệp và viết báo cáo gặp hạn chế và khó
khăn: từ phía các doanh nghiệp sản xuất kinh
doanh; từ yêu cầu, nội dung và kết cấu báo cáo
thực tập tốt nghiệp; và từ việc kiểm tra học sinh
trong quá trình thực tập và đánh giá báo cáo.
Biểu hiện cụ thể ở những mặt sau:

- Giảng viên hướng dẫn khó khăn trong việc
nắm bắt, thu thập thông tin về từng học sinh đi
thực tập (do địa bàn rộng, do chưa có kế hoạch
trao đổi thông tin cụ thể giữa Thầy và trò). Vì thế
việc theo dõi, đánh giá mức độ thực hiện công
việc thực tập nghiệp vụ của học sinh bị hạn chế;


- Báo cáo thực tập tốt nghiệp có những nội
dung không cần thiết, gây khó khăn và lãng phí
cho học sinh:
Phần mở đầu: yêu cầu học sinh viết từ
2-3 trang, nhưng có những nội dung không cần
thiết như: quá trình hình thành, cơ cấu tổ chức,
kết quả kinh doanh trong những năm gần đây và
định hướng phát triển của doanh nghiệp. Thực tế,
học sinh phải viết phần này trung bình từ 5-7
trang;
Phần nội dung: viết lại lý luận đã học;
mô tả lại công việc/số liệu/tình hình tại cơ sở
thực tập đến hàng chục trang, nhưng số liệu ở
nhiều báo cáo là con số không chính xác, thậm
chí học sinh sao chép hoặc tự đặt ra số liệu, rất ít
học sinh tìm hiểu thực tế ở cơ sở thực tập. Vì thế,
phần mô tả này của học sinh là ít giá trị;
Những nội dung không cần thiết nêu
trên, thực tế khi chấm báo cáo, giảng viên chỉ
lướt qua, thậm chí không đọc;
Số lượng trang viết báo cáo thực tập thì
nhiều, nhưng nếu dựa vào nội dung học sinh

trình bày thì khó đánh giá được kết quả thu
hoạch được từ thực tế.
- Các cơ sở thực tập rất ít quan tâm, tạo điều
kiện để học sinh thực tập, chủ yếu là cung cấp số
liệu, sổ sách…, để học sinh tự nghiên cứu; rất ít
cơ sở bố trí người hướng dẫn, giúp đỡ học sinh.
Hầu hết các cơ sở thực tập không quản lý, giám
sát học sinh trong suốt thời gian thực tập, do vậy,
giá trị các thông tin từ thực tiễn sản xuất kinh
doanh là rất hạn chế.
Từ những hạn chế, khó khăn đó, tôi xin đề
nghị một số giải cải tiến sau đây:
- Giảng viên cần quan niệm đề tài với đối
tượng đào tạo nghề nghiệp là tìm hiểu thực tế.
Từ đó, thống nhất xây dựng lại đề tài: tên đề tài,
những nội dung (vấn đề) học sinh phải nghiên
cứu, giải quyết;
- Xây dựng kế hoạch tiến độ theo nội dung
đề tài:
Từ nội dung phải nghiên cứu của đề
tài, học sinh xây dựng tiến độ thực hiện (theo
quỹ thời gian thực tập tốt nghiệp);
Giáo viên kiểm tra tiến độ công việc của
học sinh theo kết quả học sinh báo cáo;
- Nội dung và hình thức trao đổi thông tin:
Nội dung thông tin trao đổi do giáo viên
hướng dẫn quy định (học sinh đã xem xét được
những vấn đề gì, ở mức độ nào?, đã có nhận xét,
đánh giá gì…);
Học sinh trao đổi thông tin với giáo viên

2 lần: giữa đợt thực tập và trước khi viết báo cáo
thực tập tốt nghiệp;
Thông qua Mail; đối với những địa
phương chưa có Internet, học sinh sử dụng Fax

dịch vụ của Bưu điện, gửi thông tin cho giảng
viên hướng dẫn theo số Fax của Nhà trường.
- Cải tiến mục tiêu, nội dung, kết cấu báo cáo
thực tập tốt nghiệp:
Mục tiêu:
▪ Tiếp cận thực tế, gần hoá giữa học với
hành, để học sinh làm được ngay công việc sau
khi tốt nghiệp ra trường;
▪ Tiếp tục rèn luyện kỹ năng tay nghề;

▪ Biết phân tích, đánh giá, nhận xét từ
việc nghiên cứu công việc/số liệu/tình hình tại cơ
sở thực tập.
Nội dung và kết cấu:
1 Phần mở đầu: không quá 01 trang với
nội dung và kết cấu như sau:
Tên gọi, tên giao dịch, trụ sơ, tài
khoản, điện thoại, FAX…;
Chức năng, nhiệm vụ của doanh
nghiệp;
Những thuận lợi, khó khăn của
doanh nghiệp (không nêu những thuận lợi và khó
khăn chung/ khách quan).
2 Phần nội dung: không quá 14 trang,
với nội dung và kết cấu: từ việc nghiên cứu công

việc/số liệu/tình hình tại doanh nghiệp, học sinh
rút ra những nhận xét, đánh giá:
So với lý luận, thực hành đã học,
thì có những điểm khác biệt nào, nhận xét những
điểm khác biệt đó;
Những cải tiến trong công việc
(nếu có) của doanh nghiệp, nhận xét những cải
tiến đó;
Đưa ra những kết luận trong quá
trình tìm hiểu thực tế tại doanh nghiệp thực tập.
3 Phần liên hệ bản thân và kiến nghị:
không quá 03 trang, với nội dung và kết cấu:
Liên hệ trong thời gian thực tập tại
doanh nghiệp (từ hoạt động sản xuất kinh doanh
của doanh nghiệp) bản thân đã thu hoạch được
những điều bổ ích gì hoặc đã giúp ích được gì
cho định hướng nghề nghiệp sau khi ra trường;
Kiến nghị:
◦ Đối với doanh nghiệp: về công
việc/tình hình thực hiện quá trình sản xuất kinh
doanh;
◦ Đối với nhà trường: về kiến
thức chuyên môn được đào tạo; về sự phù hợp và
thống nhất giữa nội dung thực hành và thực tập
tốt nghiệp; về hướng dẫn, giám sát của giáo viên;
về tổ chức quá trình thực tập của Nhà trường.
- Để có thể áp dụng được từ K30 trở đi, đòi
hỏi việc chuẩn bị và triển khai phải tích cực,
khẩn trương... (Xem tiếp trang 17).



MỘT SỐ ƯU ĐIỂM VÀ HẠN CHẾ
CỦA PHẦN MỀM KẾ TOÁN FAST ACCOUNTING
Ths. Trần Thị Hoà
Phần mềm kế toán Fast Accounting hiện đang được sử dụng khá phổ biến ở các doanh nghiệp. Với
nhiều tính năng ưu việt, phần mềm kế toán này cũng đã được nhiều trường trung học chuyên nghiệp,
cao đẳng và đại học sử dụng làm tài liệu giảng dạy cho chuyên ngành kế toán. Bài viết này nhằm giới
thiệu các tính năng nỗi bật của Fast Accounting, đồng thời chỉ ra một vài hạn chế của phần mềm, như
là một luu ý nhỏ cho những người sử dụng và hướng nghiên cứu tiếp theo cho những đối tượng quan
tâm đến phần mềm này.
* Ưu điểm của Fast Accounting:
Phần mềm kế toán Fast Accounting là sản
phẩm của công ty phần mềm quản lý doanh
nghiệp Fast. Sản phẩm này có những ưu điểm
sau:
1. Thân thiện với người sử dụng.
2. Đáp ứng các yêu cầu của doanh nghiệp về
cập nhật và khai thác các thông tin tài chính kế
toán và quản lý doanh nghiệp một cách kịp thời,
đầy đủ, chính xác, hỗ trợ cho các hoạt động sản
xuất kinh doanh của doanh nghiệp có hiệu quả.
3. Đáp ứng các yêu cầu quản lý của doanh
nghiệp về theo dõi tình hình mua hàng, bán
hàng, theo dõi công nợ, theo dõi hàng tồn kho,
theo dõi chi phí và tính giá thành sản phẩm, theo
dõi dòng tiền…
4. Đáp ứng các khả năng thay đổi và phát triển
trong tương lai của doanh nghiệp và các yêu cầu
về quản lý tài chính kế toán và thuế bằng cách
cập nhật kịp thời các thông tư, các quyết định

của Bộ tài chính.
5. Ngoài ra, Fast Accounting còn có nhiều tính
năng mạnh và nhiều tiện ích giúp cho việc sử
dụng chương trình được dễ dàng và khai thác
chương trình hiệu quả. Cụ thể: Fast Accounting
được tổ chức theo các phân hệ nghiệp vụ gồm:
phân hệ kế toán tổng hợp, phân hệ kế toán hàng
tồn kho, phân hệ kế toán tài sản cố định, phân hệ
kế toán chi phí và tính giá thành.
a. Phân hệ kế toán tổng hợp: đóng vai trò
trung tâm tiếp nhận dữ liệu từ tất cả các phân hệ.
Phân hệ này cho phép người sử dụng cập nhật
các phiếu kế toán, tạo các bút toán cuối kỳ, lên
sổ sách kế toán và lập các báo cáo tài chính một
cách thuận tiện và chính xác.
b. Phân hệ kế toán vốn bằng tiền: phân hệ
này quản lý mọi thu chi liên quan đến tiền mặt
tại quỹ, tiền gửi ngân hàng và tiền vay. Phân hệ
này cho phép cập nhật các phiếu thu tiền bán
hàng, thanh toán cho nhà cung cấp và lập các

báo cáo liên quanđến quản lý tiền mặt, theo dõi
dòng tiền vào ra.
c. Phân hệ bán hàng và công nợ phải thu
quản lý hoá đơn bán hàng, phiếu nhập hàng bán
bị trả lại, phân bổ số tiền đã thu cho các hoá đơn
và lên các báo cáo về doanh thu bán hàng, về
công nợ phải thu.
d. Phân hệ mua hàng và công nợ phải trả:
phân hệ này quản lý phiếu nhập mua hàng, phiếu

xuất trả lại nhà cung cấp, phân bổ số tiền đã trả
cho các hoá đơn. Phân hệ này còn cho phép lên
các báo cáo về hàng nhập mua, công nợ phải thu.
Fast Accounting quản lý công nợ chi tiết đến
từng khách hàng (hoặc nhà cung cấp), từng hoá
đơn phải thu (hoặc phải trả) và từng hợp đồng
mua (hoặc bán). Việc phân bổ số tiền thanh toán
cho các hoá đơn có thể thực hiện tự động hoặc
trực tiếp. Ngoài ra Fast Accounting cho phép xử
lý giảm trừ công nợ chi tiết theo hoá đơn trong
trường hợp hàng bán bị trả lại, giảm giá, chên
lệch tỷ giá, tạm ứng trước tiền hàng và các khoản
giảm trừ khác.
e. Phân hệ kế toán hàng tồn kho: phân hệ
này quản lý phiếu nhập, phiếu xuất và phiếu xuất
điều chuyển kho. Fast Accounting cho phép tính
giá hàng tồn kho theo nhiều phương pháp khác
nhau: nhập trước – xuất trước, trung bình tháng,
trung bình di động, đích danh. Ngoài ra phân hệ
này còn cho phép lên các báo cáo về hàng nhập,
hàng xuất theo mặt hàng, vụ việc và lên báo cáo
tồn kho.
f. Phân hệ kế toán tài sản cố định: phân hệ
này lưu giữ các thông tin cần thiết về tài sản cố
định từ thời điểm mua đến khi thanh lý, giúp
người sử dụng nắm rõ tình hình sử dụng tài sản
cố định của công ty và giá trị khấu hao của
TSCĐ tại một thời điểm bất kỳ. Ngoài ra Fast
Accounting còn cho phép theo dõi TSCĐ theo
nhiều nguồn vốn khác nhau, theo dõi việc tăng

giảm giá trị của một tài sản, theo dõi việc luân
chuyển tài sản giữa các bộ phận sử dụng; đồng


thời cung cấp các báo cáo về kiểm kê, báo cáo về
tăng giảm và báo cáo về khấu hao TSCĐ.
g. Phân hệ kế toán chi phí và giá thành:
phân hệ này tập hợp và phân tích chi phí bán
hàng, chi phí quản lý và tính giá thành sản phẩm.
Fast Accounting cung cấp các chương trình tính
giá cho các công trình xây lắp, sản phẩm sản
xuất liên tục và sản phẩm sản xuất theo đơn đặt
hàng. Việc tính giá thành sản phẩm có thể có
theo phương pháp tập hợp trực tiếp, tính theo
định mức hoặc phân bổ theo tỷ lệ. Ngoài ra Fast
Accounting còn cho phép tính giá thành trong
trường hợp có nhiều công đoạn và có nhiều phân
xưởng và tính chi tiết theo lệnh sản xuất. Giá
thành được phân tích theo các yếu tố chi phí và
có thể chi tiết đến từng vật tư được sử dụng.
6. Fast Accounting cho phép quản lý đa tiền tệ.
Mọi giao dịch đều có thể nhập và lưu theo đồng
tiền giao dịch và được quy đổi về đồng tiền hạch
toán. Cho phép người sử dụng lựa chọn cách tính
tỷ giá ghi sổ theo các phương pháp nhập trướcxuất trước, trung bình tháng, đích danh hoặc tỷ
giá giao dịch. Khi thanht oán chương trình tự
động tạo ra bút toán chênh lệch tỷ giá so với tỷ
giá ban đầu khi xuất hoá đơn hoặc cho phép quy
đổi về đồng tiền theo dõi công nợ trong trường
hợp thanh toán bằng đồng tiền hạch toán VNĐ.

Cuối kỳ chương trình có chức năng tính chênh
lệch tỷ giá cuối kỳ của từng tài khoản và của
từng khách hàng hay nhà cung cấp. Các báo cáo
có thể được in ra theo đồng tiền hạch toán hoặc
theo nguyên tệ và đồng tiền hạch toán.
7. Fast Accounting cho phép quản lý số liệu
năm. Người sử dụng có thể lên báo cáo công nợ,
các báo cáo liên quan đến các hợp đồng, công
trình xây dựng của nhiều năm mà không phải in
riêng từng năm rồi sau đó ghép các báo cáo lại
với nhau.
8. Fast Accounting còn cung cấp một loạt các
báo cáo phân tích số liệu của nhiều kỳ hạch toán
kinh doanh khác nhau trên một bảng nhiều cột.
Số liệu của mỗi kỳ được in ra ở một cột riêng.
Người sử dụng có thể lựa chọn so sánh kỳ báo
cáo ngày, tuần, tháng, quý, năm và số kỳ so sánh
tuỳ ý. Thậm chí có cả báo cáo so sánh giữa các
kỳ kế tiếp và cùng kỳ nhưng so sánh giữa các
năm.
9. Fast Accounting cho phép quản lý số liệu
của nhiều đơn vị cơ sở, cho phép lên báo cáo của
từng đơn vị cơ sở hoặc của tổng công ty. Số liệu
có thể được nhập ở nhiều nơi và chuyển về công
ty mẹ.
10. Bằng hệ thống các menu và các phím chức
năng F1 đến F10, Fast Accounting thật tiện ích
khi nhập các số liệu. Chỉ bằng thao tác Right

Click, ta có thể chuyển từ màn hình nhập liệu

này sang màn hình nhập liệu khác. Fast
Accounting còn cho phép lọc tìm số liệu theo bất
kỳ thông tin nhập liệu nào (tìm kiếm theo tên
hoặc mã), cho phép xem phiếu nhập và phiếu
xuất để tra cứu giá, cho phép lưu và in chứng từ
nhưng chưa bắt buộc chuyển vào sổ cái.
11. Fast Accounting tự động hoá xử lý số liệu
như: tự động phân bổ chi phí mua hàng, tự động
tập hợp số liệu tạo ra bút toán kết chuyển, phân
bổ, tính toán chênh lệch tỷ giá cuối kỳ, tự động
hạch toán các chứng từ nhập xuất kho.
12. Fast Accounting cho phép người sử dụng
khi đang xem báo cáo tổng hợp chỉ bằng một
phím là có thể xem tiếp đến chứng từ ban đầu.
Điều này rất tiện lợi cho các kế toán viên và kế
toán tổng hợp khi muốn kiểm tra và đối chiếu số
liệu.
13. Fast Accounting cho phép in báo cáo nhanh
theo yêu cầu với các thao tác đơn giản và dễ nhớ
như trong phần mềm ứng dụng Excel (của
Microsoft).
14. Fast Accounting tạo ra các tiện ích khi xem
báo cáo như: thay đổi kiểu xem và nhóm số liệu
theo nhiều chiều khác nhau, cho phép xem dưới
dạng đồ thị các báo cáo với nhiều cột số liệu.
15. Fast Accounting cho phép lựa chọn các hình
thức ghi chép sổ sách kế toán, lựa chọn phương
pháp kiểm kê hàng tồn kho, lựa chọn cách tính
giá hàng tồn kho và tính tỷ giá ghi sổ.
16. Fast Accounting cho phép bảo mật bằng mật

khẩu và phân quyền truy nhập chi tiết đến từng
chức năng đọc, sữa, xóa, tạo mới trong chương
trình cho từng người sử dụng.
* Nhược điểm của Fast Accounting:
Bên cạnh các tính năng nỗi bật, Fast
Accounting cũng có những hạn chế nhất định.
Cụ thể:
1. Mặc dù Fast Accounting cho phép bảo mật
bằng mật khẩu và phân quyền truy nhập chi tiết
đến từng chức năng đọc, sữa, xóa, tạo mới trong
chương trình cho từng người sử dụng nhưng do
chương trình được viết trên nền Visual Fox nên
tính bảo mật của chương trình là không cao, nhất
là trong thời đại hiện nay việc sử dụng mạng để
chia sẽ thông tin là tất yếu.
2. Mặc dù khá thân thiện nhưng khi gõ mật
khẩu để vào chương trình Fast Accounting, nếu
gõ sai thì chương trình không đưa ra thông báo
gõ lại cho đúng. Muốn vào lại Fast Accounting
thì phải chạy lại chương trình và gõ lại mật
khẩu… Điều này gây ra một sự khó chịu cho
người sử dụng.


3. Về phân quyền, Fast Accounting chưa sắp
xếp được theo từng phân hệ để dễ phân quyền
theo chức năng, chưa thể hiện được quyền cụ thể
như: sữa, xem, in… Ngoài ra, trong việc phân
quyền Fast Accounting không cho phép tạo ra
những nhóm người sử dụng có quyền như nhau

để có thể làm thay nhau khi bận việc đột xuất: đi
công tác, đau ốm… Thêm vào đó, một cá nhân
khi được phân quyền chỉ có thể xem, đọc, sữa,
xoá, in trong quyền đã được phân mà không có
quyền xem những phần khác có liên quan đến
công việc của họ để phối hợp công việc tốt hơn.
4. Fast Accounting không linh hoạt trong các
báo cáo, mỗi khi Nhà nước thay đổi mẫu báo cáo
thì chính công ty phải sữa lại cho khách hàng.
5. Việc xác nhận tính hiệu lực của bản ghi
trong quá trình nhập liệu chưa được thể hiện ở
Fast Accounting.
6. Việc xử lý chứng từ trùng lắp: chứng từ
ngoại tệ ưu tiên hơn so với chứng từ Việt Nam,
chứng từ tiền mặt ưu tiên hơn so với chứng từ
tiền gửi ngân hàng, giấy báo nợ ưu tiên hơn giấy
báo có (trường hợp chuyển tiền giữa 2 ngân
hàng)… như vậy thứ tự ưu tiên không theo một
trình tự nhất định, không phân biệt chứng từ thu
và chi cái nào ưu tiên hơn cái nào, các phương
án đưa ra khi xử lý một loại chứng từ trùng đôi
khi trái ngược nhau… điều này gây cho người sử
dụng khó lựa chọn và xử lý, nhất là những kế
toán viên có nghiệp vụ không cao.

7. Việc định khoản các nghiệp vụ kinh tế phát
sinh phải chia thành nhiều tiểu khoản theo yêu
cầu của phần mềm làm người sử dụng cảm thấy
phức tạp khi phải ghi nhớ quá nhiều tiểu khoản.
Ví dụ: Tài khoản 131 “phải thu của khách hàng”

khi định khoản phải chia thành 3 tiểu khoản
1311, 1312, 1313.
8. Trường hợp bán hàng giao tay ba, Fast
Accounting chưa xử lý được như trong thực tế
của nghiệp vụ kế toán. Cụ thể: để thực hiện được
nghiệp vụ này trước hết người mua hàng phải
nhập kho “ảo” lô hàng mua sau đó mới tiến hành
bán lô hàng đó, trong lúc đó nghiệp vụ kế toán
cho lô hàng này là mua rồi bán thẳng mà không
qua nhập kho.
9. Fast Accounting thiết lập quan hệ giữa các
cơ sở dữ liệu bằng lệnh của chương trình mà
chưa liên kết được SQL.
Tài liệu tham khảo:
1. Giáo trình kế toán máy của Tiến sĩ Phạm Thị
Song Minh.
2. Phần mềm kế toán Fast Accounting 2006.
3. Tài liệu giới thiệu về phần mềm kế toán Fast
Accounting của công ty phần mềm quản lý
doanh nghiệp FAST.
4. Một số sách tin học có liên quan.

CẢI TIẾN TỔ CHỨC THỰC HÀNH, THỰC TẬP...
Tiếp theo trang 7
... Đối với Nhà trường, sớm ban hành Quy định viết báo cáo thực tập tốt nghiệp (sửa đổi) và phổ biến
kịp thời cho học sinh; đối với các Khoa: phải xây dựng lại đề tài, xác định những vấn đề cần giải quyết
trong mỗi đề tài; thống nhất nội dung, hình thức trao đổi thông tin cụ thể giữa học sinh và giáo viên;
hướng dẫn học sinh nội dung, kết cấu, thang điểm báo cáo thực tập tốt nghiệp.
Hiện nay, Nhà trường đang quyết tâm đổi mới và phát triển giáo dục, nhằm đáp ứng nhu cầu xã hội.
Hy vọng rằng, những cải tiến nêu trên sẽ hoà chung với nỗ lực của mọi thành viên trong Nhà trường,

sớm đưa Nhà trường hoàn thành mục tiêu chiến lược đặt ra trước thời hạn.


HƯỚNG DẪN HẠCH TOÁN
NGHIỆP VỤ VỀ HÀNG HOÁ KHO BẢO THUẾ
Th.s Ngô Hoài Nam
Trong điều kiện nền kinh tế hội nhập và phát triển, các nghiệp vụ kinh tế phát sinh ngày càng đa
dạng đòi hỏi phải có một Hệ thống tài khoản kế toán phù hợp và thống nhất. Quyết định số 15/QĐ BTC ngày 20/03/2006 ban hành Chế độ kế toán doanh nghiệp đã đáp ứng được yêu cầu đó. TK 158
“Hàng hoá kho bảo thuế” ra đời từ Quyết định trên. Tuy nhiên, việc vận dụng hạch toán các nghiệp vụ
về Hàng hoá kho bảo thuế còn khá mới lạ đối với những người học, người nghiên cứu và người làm kế
toán. Để thuận lợi hơn trong công tác học tập và nghiên cứu, tác giả trình bày hướng dẫn hạch toán
nghiệp vụ về hàng hoá kho bảo thuế với ví dụ minh họa cụ thể sau:
1. Khái quát về Kho bảo thuế
Kho bảo thuế (KBT) chỉ áp dụng cho doanh
nghiệp (DN) có vốn đầu tư nước ngoài phục vụ
cho sản xuất hàng xuất khẩu (XK) hoặc gia công
hàng XK được áp dụng chế độ quản lý hải quan
đặc biệt. Theo đó, nguyên liệu, hàng hóa… đưa
vào KBT chưa phải tính và nộp thuế nhập khẩu
(NK), các loại thuế liên quan.
KBT được đặt ở khu vực đặc biệt thuận tiện
cho việc quản lý, giám sát của Hải quan, cơ quan
Thuế và cơ quan môi trường.
Hàng hóa NK đưa vào kho bảo thuế không
được bán vào thị trường Việt Nam.
2. TK 158 “Hàng hóa kho bảo thuế”
- Công dụng: Dùng để phản ánh sự biến động
tăng, giảm và số hiện có của hàng hóa đưa vào
kho bảo thuế.
Tài khoản Hàng hoá KBT chỉ phản ánh

nguyên vật liệu hoặc hàng hoá NK để cung ứng
cho sản xuất hoặc gia công và sản phẩm sản xuất
ra của chính DN đó được lưu giữ tại KBT của
DN.
- Kết cấu và nội dung:
Nợ
TK 158 “Hàng hóa KBT”

Trị giá nguyên liệu, Trị giá nguyên liệu,
vật liệu, thành phẩm, vật liệu, thành phẩm,
hàng hóa nhập KBT hàng hóa xuất KBT
trong kỳ
trong kỳ
Trị giá nguyên liệu,
vật liệu, thành phẩm,
hàng hóa còn lại cuối
kỳ tại KBT
3. Trình tự hạch toán nghiệp vụ về Hàng
hóa KBT
a) Khi nhập nguyên vật liệu, hàng hoá NK để
sản xuất sản phẩm XK, hoặc gia công hàng XK
nếu được đưa vào KBT, DN chưa phải nộp thuế
NK và thuế GTGT hàng NK, ghi:
Nợ TK 158 - Hàng hoá KBT
Có TK 331 - Phải trả cho người bán

b) Khi xuất nguyên vật liệu, vật tư NK ở
KBT ra để sản xuất sản phẩm, hoặc gia công
hàng XK, ghi:
Nợ TK 621 - Chi phí NL, VL trực tiếp

Có TK 158 - Hàng hoá KBT
c) Khi xuất kho thành phẩm hoặc hàng hoá
của sản phẩm XK, hàng gia công XK đưa vào
KBT (nếu có), ghi:
Nợ TK 158 - Hàng hoá KBT
Có các TK 156 (1561,1562), 155
d) Khi XK hàng hoá của KBT (nếu có):
* Phản ánh trị giá vốn của hàng hoá XK
thuộc KBT, ghi:
Nợ TK 632 - Giá vốn hàng bán
Có TK 158 - Hàng hoá KBT
* Phản ánh doanh thu của hàng hoá XK
thuộc KBT, ghi:
Nợ các TK 111,112,131
Có TK 511 - Doanh thu bán hàng và
cung cấp dịch vụ
Có TK 333 - Thuế và các khoản phải nộp
Nhà nước [3333](nếu có)
e) Nếu tỷ lệ XK thấp hơn tỷ lệ được bảo thuế
thì DN phải nộp thuế NK và thuế GTGT hàng
NK (nếu có) ngay cho phần chênh lệch giữa
lượng sản phẩm phải XK và lượng sản phẩm
thực xuất DN phải nộp thuế NK và thuế GTGT
hàng NK (nếu có):
* Khi xác định thuế NK phải nộp (nếu có),
ghi:
Nợ TK 632 - Giá vốn hàng bán
Có TK 333 - Thuế và các khoản phải nộp
Nhà nước [3333]
* Khi xác định thuế GTGT hàng NK (nếu

có), ghi:
+ DN tính và nộp thuế GTGT theo PP
khấu trừ
Nợ TK 133 - Thuế GTGT được khấu trừ
Có TK 333 - Thuế và các khoản phải nộp
Nhà nước [33312]
+ DN tính và nộp thuế GTGT theo PP
trực tiếp
Nợ TK 632 - Giá vốn hàng bán


Có TK 333 - Thuế và các khoản phải nộp
Nhà nước [33312]
* Khi thực nộp thuế NK và thuế GTGT hàng
NK (nếu có), ghi:
Nợ TK 333 - Thuế và các khoản phải nộp
Nhà nước [3333, 33312]
Có các TK 111, 112
f) Trường hợp DN được Bộ Công Thương
cho phép bán hàng hoá thuộc KBT tại thị trường
Việt Nam, DN phải nộp thuế NK và các loại thuế
khác theo quy định.
* Khi được phép sử dụng hàng hoá thuộc
KBT, DN phải làm thủ tục xuất hàng hoá ra khỏi
KBT nhập lại kho hàng hoá của DN và nộp thuế
NK đối với số hàng hoá này, ghi:
Nợ các TK 155,156, 632
Có TK 158 - Hàng hoá KBT
* Đồng thời, phải nộp thuế NK của số hàng
hoá, nguyên vật liệu này:

+ Khi xác định thuế NK phải nộp (nếu
có), ghi:
Nợ các TK 155, 156, 632
Có TK 333 - Thuế và các khoản phải nộp
Nhà nước [3333]
+ Khi xác định thuế GTGT hàng NK (nếu
có), ghi:
Nợ TK 133 - Thuế GTGT được khấu trừ
Có TK 333 - Thuế và các khoản phải nộp
Nhà nước [33312]
+ Khi thực nộp thuế NK và thuế GTGT
hàng NK, ghi:
Nợ TK 333 - Thuế và các khoản phải nộp
Nhà nước [3333, 33312] (nếu có)
Có các TK 111, 112
g) Trường hợp xuất bán nguyên vật liệu, sản
phẩm lưu giữ tại KBT tại thị trường nội địa:
* Phản ánh trị giá vốn của nguyên vật liệu,
sản phẩm của KBT xuất bán, ghi:
Nợ TK 632 - Giá vốn hàng bán
Có TK 158 - Hàng hoá KBT
* Đồng thời, phải nộp thuế NK của số hàng
hoá, nguyên vật liệu này và hạch toán như bút
toán trên.
* Phản ánh doanh thu của số hàng hoá này
xuất bán tại thị trường nội địa, ghi:
Nợ các TK 111,112,131
Có TK 511 - Doanh thu bán hàng và cung
cấp dịch vụ
Có TK 333 - Thuế và các khoản phải nộp

Nhà nước (33311)
h) Trường hợp hàng hoá đưa vào KBT, nếu
bị hư hỏng, giảm phẩm chất không đáp ứng yêu
cầu XK thì phải tái xuất, hoặc tiêu huỷ:
* Trường hợp tái nhập, ghi:
Nợ các TK 155,156
Có TK 158 - Hàng hoá KBT

* Đồng thời, phải nộp thuế NK của số hàng
hoá, nguyên vật liệu này, xác định số thuế NK
phải nộp ghi như bút toán (f); khi thực nộp thuế,
ghi:
Nợ TK 333 - Thuế và các khoản phải nộp
Nhà nước [3333] (nếu có)
Có các TK 111, 112
* Trường hợp tái xuất, ghi:
Nợ TK 331 - Phải trả người bán
Nợ TK 333 - Thuế và các khoản phải nộp
Nhà nước [3333 - Thuế NK, 33312 - Thuế
GTGT hàng NK]
Có TK 158 - Hàng hoá KBT
* Trường hợp tiêu huỷ hàng hoá, nguyên vật
liệu lưu giữ tại KBT, ghi:
Nợ TK 632 - Giá vốn hàng bán (hàng hoá,
nguyên vật liệu bị tiêu huỷ)
Có TK 158 - Hàng hoá KBT
* Nếu được phép không phải nộp thuế NK
của hàng hoá, nguyên vật liệu bị tiêu huỷ, ghi:
Nợ TK 333 - Thuế và các khoản phải nộp
Nhà nước [3333, 33312] (nếu có)

Có TK 158 - Hàng hoá KBT (phần thuế
NK phải nộp)
Ví dụ:
1. Nhập khẩu 10.000 linh kiện điện tử để
sản xuất hàng XK, giá CIF – Đà Nẵng: 5 $/tấn,
TGTT: 16.000đ/$, đơn vị chưa trả tiền. Hàng
được đưa vào KBT.
2. Xuất 10.000 linh kiện điện tử sản xuất
sản phẩm. Cuối kỳ nhập vào KBT được 10.000
sản phẩm với giá thành 12 $/sản phẩm.
3. Xuất khẩu 7.000 sản phẩm với đơn giá
15$/sản phẩm chưa thu tiền, TGTT: 16.020 đ/$.
4. Được phép của Bộ Công Thương, DN
xuất kho 3.000 sản phẩm còn lại tiêu thụ trong
nước thu bằng TGNH với giá chưa thuế GTGT
10% là: 220.000 đ/sản phẩm.
5. Nhận bảng sao kê ngân hàng:
- Xuất TGNH ngoại tệ trả người XK (N.vụ
1), tỷ giá xuất ngoại tệ: 15.950 đ/$.
- Thu nợ từ người NK (N.vụ 3), TGTT:
16.015 đ/$.
- Nộp thuế NK và thuế GTGT của hàng NK
theo quy định.
Biết thuế suất thuế NK 20%, thuế suất thuế
GTGT của hàng NK 10%.
Yêu cầu:
1. Tính toán và định khoản các nghiệp vụ
trên, biết DN tính thuế GTGT theo phương pháp
khấu trừ.
2. Giả sử được phép của Bộ Công Thương

DN xuất kho 3.000 sản phẩm từ KBT nhập lại
kho sản phẩm của DN để bán trong nước.
Giải yêu cầu 1:
1. Khi NK nguyên liệu để sản xuất hàng XK:


Trị giá vật liệu NK = 10.000 x 5 x 16.000
= 800.000.000 đồng
Nợ TK 158
800.000.000
Có TK 331
800.000.000
2.a) Khi xuất kho vật liệu ở KBT để sản xuất
sản phẩm:
Nợ TK 621
800.000.000
Có TK 158
800.000.000
b) Nhập kho thành phẩm đưa vào KBT:
Trị giá TP nhập kho = 10.000 x 12 x 16.000
= 1.920.000.000 đồng
Nợ TK 158
1.920.000.000
Có TK 154
1.920.000.000
3. Khi XK thành phẩm của KBT:
+ Phản ánh giá vốn:
Trị giá vốn TP = 7.000 x 12 x 16.000
= 1.344.000.000 đồng
Nợ TK 632

1.344.000.000
Có TK 158
1.344.000.000
+ Phản ánh doanh thu:
Doanh thu xuất khẩu = 7.000 x 15 x 16.020
= 1.682.100.000 đồng
Nợ TK 131 1.682.100.000
Có TK 511
1.682.100.000
4. Khi bán thành phẩm của KBT trong nước:
+ Phản ánh giá vốn:
Trị giá vốn TP = 3.000 x 12 x 16.000
= 576..000.000 đồng
Nợ TK 632 576.000.000
Có TK 158
576.000.000
+ Phản ánh doanh thu:
Doanh thu trong nước =3.000 x 220.000
= 660.000.000 đồng
Nợ TK 112 726.000.000
Có TK 511
660.000.000
Có TK 33311
66.000.000
- Trị giá 3.000 linh kiện NK:
3.000 x 5 x 16.000 = 240.000.000
- Thuế NK 3.000 linh kiện:
240.000.000 x 20% = 48.000.000
- Thuế GTGT hàng NK:
(240.000.000 + 48.000.000) x 10%

= 28.800.000
+ Xác định thuế NK phải nộp:
Nợ TK 632
48.000.000
Có TK 3333
48.000.000
+ Xác định thuế GTGT của hàng NK:

Nợ TK 133
28.800.000
Có TK 33312
28.800.000
5.a) Thanh toán tiền hàng NK:
Nợ TK 331 10.000 x 5 x 16.000
Có TK 515
10.000 x 5 x 50
Có TK 112
10.000 x 5 x 15.950
Đồng thời: Có TK 007
50.000 $
b) Thu nợ từ người NK
Nợ TK 112 7.000 x 15 x 16.015
Nợ TK 635 7.000 x 15 x 5
Có TK 131
7.000 x 15 x 16.020
Đồng thời: Nợ TK 007
105.000 $
+ Xác định thuế NK phải nộp:
Nợ TK 632
48.000.000

Có TK 3333
48.000.000
+ Xác định thuế GTGT của hàng NK:
Nợ TK 133
28.800.000
Có TK 33312
28.800.000
c) Khi nộp thuế:
Nợ TK 3333
48.000.000
Nợ TK 33312
28.800.000
Có TK 112
76.800.000
Giải yêu cầu 2:
a) Phản ánh giá trị thành phẩm xuất từ KBT
nhập kho của DN:
Giá trị thành phẩm xuất từ KBT nhập lại
kho của DN = (3.000 x 12 x 16.000)
= 576.000.000 đồng
Nợ TK 155
576.000.000
Có TK 158
576.000.000
b) Trị giá 3.000 linh kiện NK:
3.000 x 5 x 16.000 = 240.000.000
Thuế NK 3.000 linh kiện:
240.000.000 x 20% = 48.000.000
Thuế GTGT hàng NK:
(240.000.000 + 48.000.000) x 10%

= 28.800.000
+ Xác định thuế NK phải nộp:
Nợ TK 155
48.000.000
Có TK 3333
48.000.000
+ Xác định thuế GTGT của hàng NK:
Nợ TK 133
28.800.000
Có TK 33312
28.800.000
c) Khi nộp thuế:
Nợ TK 3333
48.000.000
Nợ TK 33312
28.800.000
Có TK 112
76.800.000


HÀM TỰ TẠO TRONG EXCEL
Ths. Trần Kiêm Hồng
Đặt vấn đề: Trong Excel do yêu cầu của công việc, người sử dụng máy tính có thể tạo ra hàm phục
vụ cho nhu cầu riêng. Để minh hoạ, xét ví dụ: Nhân viên kế toán thường xuyên in ấn phiếu thu chi trong
Excel có nhu cầu tự động hóa việc tạo ra dòng diễn giải số tiền bằng chữ có thể tự xây dựng hàm có tên
DOCSO để giải quyết nhu cầu này. Trình tự tạo hàm như sau
I. Tạo hàm sử dụng cho 1 bảng tính









Mở bảng tính
Kích Tools
Macro
Visual Basic Editor
(Hình 1)
Xuất hiện khung soạn thảo Module
Kích thực đơn Insert
Procedure Gõ tên
của hàm vào mục Name, chọn Type: Function
OK (Hình 2)
Chọn Font: Tools
Option
Editor Format
(Hình 3)
Trở về khung soạn thảo, nhập nội dung của
hàm như sau:
Hình 1

Hình 2
Function Doc1(intDigit As integer) As String
Dim strNaming As String
strNaming = "một hai ba bốn năm sáu bảy tám chín"
Doc1 = Trim(Mid$(strNaming, (intDigit - 1) * 4 + 1, 4))
End Function
Function Doc2(intDigit1 As Integer, intDigit2 As integer) As String

Dim strMuoi10 As String
Dim strTens As String
Dim strLam As String
Dim strMuoi As String
strLam = "lăm"
Select Case intDigit1
Case 0

Hình 3


Doc2 = Doc1(intDigit2)
Case 1
strMuoi10 = "mười"
If intDigit2 = 0 Then
Doc2 = strMuoi10
ElseIf intDigit2 <> 5 Then
Doc2 = strMuoi10 & " " & Doc1(intDigit2)
Else
Doc2 = strMuoi10 & " " & strLam
End If
Case Else
strMuoi = "mươi"
If intDigit2 = 0 Then
Doc2 = Doc1(intDigit1) & " " & strMuoi
ElseIf intDigit2 <> 1 And intDigit2 <> 5
Then
Doc2 = Doc1(intDigit1) & " " & strMuoi & " " & Doc1(intDigit2)
ElseIf intDigit2 = 1 Then
Doc2 = Doc1(intDigit1) & " " & strMuoi & " mốt"

ElseIf intDigit2 = 5 Then
Doc2 = Doc1(intDigit1) & " " & strMuoi & " " & strLam
End If
End Select
End Function
Function Doc3(intDigit1 As Integer, intDigit2 As Integer, intDigit3 As integer, Optional blnNhomDau
As Boolean = False) As String
Dim strTram As String
strTram = "trăm"
If intDigit1 = 0 And blnNhomDau = True Then
Doc3 = Doc2(intDigit2, intDigit3)
ElseIf intDigit1 = 0 And blnNhomDau = False Then
If intDigit2 > 0 Then
Doc3 = "không trăm " & " " & Doc2(intDigit2, intDigit3)
Else
Doc3 = "không trăm lẻ " & Doc1(intDigit3)
End If
ElseIf intDigit2 = 0 And intDigit3 = 0 Then
Doc3 = Doc1(intDigit1) & " " & strTram
ElseIf intDigit2 = 0 And intDigit3 > 0 Then
Doc3 = Doc1(intDigit1) & " " & strTram & " lẻ " & Doc1(intDigit3)
Else
Doc3 = Doc1(intDigit1) & " " & strTram & " " & Doc2(intDigit2, intDigit3)
End If
End Function
Function DocSo(dblNumber As Double) As String
On Error GoTo ErrDocSo
Dim strFormatNumber As String
Dim intNumberLeftDigits As integer
Dim dblIntegerPart As Double

Dim intNumberParts As Long
Dim intRemainder As integer
Dim strIntegerPart As String
ReDim arrDigitParts(1 To 6, 1 To 3) As Integer


ReDim arrinWords(1 To 6, 1 To 2) As String
Dim I As Integer
Dim strThreeDigits As String
Dim intFirstIndex As Integer
Dim J As Integer
Dim strIntegerPartInWords As String
Dim strDecimalPart As String
Dim strDecimalPartInWords As String
Dim strNumberInWords As String
arrinWords(1, 2) = " ngàn"
arrinWords(2, 2) = " tỷ"
arrinWords(3, 2) = " triệu"
arrinWords(4, 2) = " ngàn"
arrinWords(5, 2) = ""
arrinWords(6, 2) = "xu"
strFormatNumber = Format$(dblNumber, "#0.00")
intNumberLeftDigits = Len(strFormatNumber) - 3
'Debug.Print Format(dblNumber, "#,#0.00")
If intNumberLeftDigits > 15 Then
MsgBox "Số có nhiều hơn 15 chữ số!"
DocSo = "... Đồng"
Exit Function
End If
If dblNumber = 0 Then

DocSo = "Không Đồng"
Exit Function
End If
dblIntegerPart = Int(dblNumber)
strIntegerPart = Trim$(Str(dblIntegerPart))
intRemainder = intNumberLeftDigits Mod 3
If intRemainder = 0 Then
intNumberParts = intNumberLeftDigits / 3
ElseIf intRemainder = 1 Then
intNumberParts = Int(intNumberLeftDigits / 3) + 1
strIntegerPart = "00" & strIntegerPart
Else
intNumberParts = Int(intNumberLeftDigits / 3) + 1
strIntegerPart = "0" & strIntegerPart
End If
intFirstIndex = 6 - intNumberParts
J=0
For I = intFirstIndex To 5
J=J+1
strThreeDigits = Mid$(strIntegerPart, (J - 1) * 3 + 1, 3)
arrDigitParts(I, 1) = Val(Left$(strThreeDigits, 1))
arrDigitParts(I, 2) = Val(Mid$(strThreeDigits, 2, 1))
arrDigitParts(I, 3) = Val(Mid$(strThreeDigits, 3, 1))
Next I
strDecimalPart = Right$(strFormatNumber, 2)
arrDigitParts(6, 2) = Val(Mid$(strDecimalPart, 1, 1))
arrDigitParts(6, 3) = Val(Mid$(strDecimalPart, 2, 1))
'For I = 1 To 6
'Debug.Print arrDigitParts(I, 1), arrDigitParts(I, 2), arrDigitParts(I, 3)



'Next I
For I = 1 To 6
If arrDigitParts(I, 1) = 0 And arrDigitParts(I, 2) = 0 And arrDigitParts(I, 3) = 0 Then
arrinWords(I, 1) = "zero"
ElseIf I = intFirstIndex Then
arrinWords(I, 1) = Doc3(arrDigitParts(I, 1), arrDigitParts(I, 2), arrDigitParts(I, 3), True)
Else
arrinWords(I, 1) = Doc3(arrDigitParts(I, 1), arrDigitParts(I, 2), arrDigitParts(I, 3))
End If
'Debug.Print arrinWords(I, 1), arrinWords(I, 2)
Next I
strIntegerPartInWords = ""
For I = intFirstIndex To 5
If arrinWords(I, 1) <> "zero" Then
strIntegerPartInWords = strIntegerPartInWords & " " & arrinWords(I, 1) & arrinWords(I, 2)
End If
Next I
If arrinWords(1, 1) <> "zero" And arrinWords(2, 1) = "zero" Then
strIntegerPartInWords = arrinWords(1, 1) & arrinWords(1, 2) & " " & arrinWords(2, 2)
For I = 3 To 5
If arrinWords(I, 1) <> "zero" Then
strIntegerPartInWords = strIntegerPartInWords & " " & arrinWords(I, 1) & arrinWords(I, 2)
End If
Next I
End If
strIntegerPartInWords = strIntegerPartInWords & " đồng chẵn."
If arrDigitParts(6, 2) = 0 And arrDigitParts(6, 3) = 0 Then
arrinWords(6, 1) = "zero"
Else

arrinWords(6, 1) = Doc3(arrDigitParts(6, 1), arrDigitParts(6, 2), arrDigitParts(6, 3), True)
End If
'Debug.Print arrinWords(6, 1), arrinWords(6, 2)
strDecimalPartInWords = arrinWords(6, 1) & " " & arrinWords(6, 2)
If arrinWords(6, 1) <> "zero" Then
strNumberInWords = Trim(strIntegerPartInWords & " và " & strDecimalPartInWords)
Else
strNumberInWords = Trim(strIntegerPartInWords)
End If
DocSo = UCase$(Left$(strNumberInWords, 1)) & Mid$(strNumberInWords, 2)
ErrDocSo:
Exit Function
End Function




Lưu: Kích vào nút lệnh Save
Thoát khung soạn thảo: File
Close and Return Microsoft Excel
Kiểm tra bằng cách kích vào fx và bắt đầu sử dụng sau khi khởi động và mở lại tập tin (chọn
Enable Macro khi có thông báo)


II. Tạo hàm sử dụng cho tất cả các bảng tính
Hàm DOCSO để có thể được sử dụng cho tất cả các bảng tính trong máy cần thực hiện thêm các
bước sau:
• Mở tập tin có chứa hàm tự tạo DOCSO
• Kích File
Save As

chọn Program Files
Microsoft Office
Office
Library khai
báo mục Save As type: Microsoft Excel Add In; Name: nhập <Tên>.xla
Save (Hình 4)
• Trở về màn hình, kích Tools
Add In
Kích vào ô <Tên> trong khung Add In
OK (Hình
5)

Hình 4

Hình 5

Trở về kiểm tra bằng cách kích vào fx (Hình 6 và 7) và bắt đầu sử dụng sau khi khởi động và mở lại
tập tin (chọn Enable Macro khi có thông báo)

Hình 6

Hình 7

Lưu ý:
- Các anh chi có nhu cầu tạo và sử dụng hàm DOCSO, có thể liên hệ với Phòng KH&ĐN để chép
đoạn mã chương trình (dạng tập tin WORD) và dán vào khung soạn thảo Module.
- Hàm trên có khả năng xử lý con số có chiều dài tối đa 15 chữ số, muốn tăng khả năng xử lý chỉ
cần điều chỉnh một vài khai báo trong đoạn mã.
- Khi nhập nội dung đoạn mã chương trình cần chú ý khoảng cách dòng chữ "một hai ba bốn năm
sáu bảy tám chín".

Đoạn mã dịch số ra chữ có thể được viết bằng nhiều cách khác nhau, anh chị có thể tham khảo trong
tài liệu của tác giả Ông Văn Thông để biết thêm cách viết khác.


TẠO MỤC LỤC TỰ ĐỘNG
Nguyễn Văn Hà
Một vấn đề mà nhiều thầy cô cũng như học sinh, sinh viên gặp khó khăn và mất thời gian trong khi
viết giáo trình, giáo án hay các bài tiểu luận, luận văn là việc làm sao cho các đề mục tương ứng trong
toàn văn bản là thống nhất về định dạng (Font chữ, cỡ chữ kiểu chữ, đậm, nghiêng) và một vấn đề tiếp
theo đó là việc tạo mục lục tự động cho văn bản của mình sau khi hoàn thành văn bản. Trong bài viết
này xin được chia sẻ cùng thầy cô và các anh chị học sinh sinh viên tạo mục đề tương ứng và tạo mục
lục cho văn bản của mình khi có nhu cầu.
Để thực hiện tạo mục lục tự động thì chúng ta phải đánh số trang tự động và có các đề mục đã được
tạo theo phân mức. Tương ứng đề mục là một STYLE ví dụ như: chương 1, chương 2,… là cùng một
định dạng Style (mức 1), các mục I, II, III, ((mức 2)… là một định dạng Style, các mục 1,2,3,..(mức 3)
của các phần khác nhau nhưng cùng một định dạng Style,… Khi này ta chỉ cần định dạng cho một mục
tương ứng để chọn làm STYLE mẫu và các mục còn lại chỉ cần chọn lại STYLE này là các đề mục
được định dạng theo mẫu.
1. Đánh số trang tự động
Kích chọn Menu Insert / Page number / Hộp thoại
-Position: Đánh số trang phía trên hay dưới trang
* Top of page: phía trên trang giấy
* Bottom of page: phía dưới trang giấy
- Alignment: Đánh số trang ở trái phải hay giữa (left,
right, center,..)
2. Cách tạo Style - Heading (tạo các đề mục):
Bước 1: Định dạng một mục tương ứng với cấp đó
Bước 2: Chọn (bôi đen) mục cần tạo Style lại Ấn tổ hợp phím CTRL
+ SHIFT + S
Bước 3: Gõ tên Style => ấn phím Enter

Tương tự các mục khác ta cũng thực hiện Style. Khi đó thì tất cả các định dạng tương ứng với
Style sẽ được thực hiện cho các đề mục đó. Ta có thể định dạng lại cho các Style: Format / Style and
formatting
3. Cho hiển thị mục lục tự động theo các đề mục đã tạo
Bước 1. Lựa chọn vị trí đặt mục lục: (Thường đặt ở cuối file hoặc đầu file)
Bước 2. Vào Insert \ Reference \ Index and Tables…

Bước 3. Xuất hiện hộp thoại Index and Tables, chọn mục thẻ Table of Contents

Show page numbers: Hiển thị số trang trong mục lục.

Right align page numbers: Hiển thị số trang bên lề phải.


Use hyperlinks instead of page numbers: Có sử dụng liên kết từ mục lục tới trang đặt các
đề mục được tạo.
• Tab leader: Chọn loại đường tab từ cuối các đề mục đến số trang.
• Show levels: Số cấp độ đề mục tạo (tương ứng với số mức cần đặt trong mục lục).
Bước 4. Nút Options…: Mở hộp thoại Table of Contents Options:để thực hiện
Chú ý phải chọn mục Style trong hộp thoại này
• Bỏ các đề mục ngầm định
• Gõ lại các đề mục theo thứ tự mức trong văn bản
• OK hiện thị thư mục


Xoá





Ở tại trang mục lục này, tự động có liên kết cho phép bạn click chuột (hoặc dùng kết hợp phím
Ctrl + click chuột) để nhảy đến đúng đề mục và số trang cần ta kích vào ở mục lục.
Trong bài viết này có thể khó áp dụng cho những ai làm lần đầu tiên; nhưng tôi tin bằng sự kiên trì
chắc chấn sẽ làm được. Nếu có gì vướng mắc, có thể liên hệ tác giả để được hướng dẫn cụ thể hơn.
Chúc thành công !

TIN VẮN KHOA HỌC, GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
Tập huấn Đào tạo theo học chế tín chỉ
Từ ngày 05 đến ngày 09/5/2008, tại Hà Nội, Học viện Quản lý Giáo dục (Bộ Giáo dục và Đào tạo) đã tổ
chức khoá bồi dưỡng về đào tạo theo học chế tín chỉ cho các học viện, trường đại học và cao đẳng trên
phạm vi toàn quốc. Tại khoá học này, các giảng viên và chuyên gia đã giới thiệu cơ bản về học chế tín
chỉ, chương trình triển khai học chế tín chỉ ở Việt Nam, quy chế của Bộ Giáo dục và đào tạo về đào tạo
đại học và cao đẳng hệ chính quy theo hệ thống tín chỉ, các vấn đề chuyên môn và nghiệp vụ liên quan
đến tổ chức đào tạo theo học chế tín chỉ như thiết kế, phát triển chương trình, tổ chức và quản lý đào
tạo, đổi mới phương pháp dạy và học, đo lường và đánh giá kết quả học tập và kinh nghiệm của các
trường đại học đã triển khai khá thành công học chế này như Trường Đại học Thăng Long, Trường Đại
học Thương mại. Trường Cao đẳng Thương mại có 3 đồng chí tham dự khoá tập huấn.
Công tác biên soạn và nghiên cứu khoa học quý II/2008
Thực hiện chương trình công tác đã đề ra, trong quý II/2008 nhà trường đã và dự kiến (đến cuối quý) sẽ
tiếp tục thẩm định, nghiệm thu các chương trình, đề tài sau:
- 3 chương trình đào tạo liên thông từ TCCN lên CĐ các chuyên ngành: Thương mại quốc tế, Quản trị
doanh nghiệp thương mại (ngành QTKD) và Kế toán thương mại và dịch vụ (ngành KT).
- 6 chương trình giáo dục TCCN điều chỉnh lại theo Quy chế 40/2007 của Bộ Giáo dục và Đào tạo,
gồm: Kế toán tổng hợp, Kế toán thương mại, Quản trị doanh nghiệp thương mại; Quản trị nhà hàng,
Nghiệp vụ kinh doanh xuất nhập khẩu và Marketing thương mại.
- Khoảng 14 đề cương chi tiết các học phần trình độ cao đẳng.
- Chương trình thực hành Nghiệp vụ lễ tân trình độ trung cấp nghề.
- Bài tập Tài chính doanh nghiệp dùng cho chuyên ngành Kế toán tổng hợp trình độ trung cấp.
(Xem tiếp trang 31)



NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG ĐÀO TẠO THÔNG QUA
PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC DỰA TRÊN VẤN ĐỀ
TS. Lê Văn Hảo
Xuất phát từ mong muốn phổ biến phương pháp Nghiên cứu tình huống (Case Study) như là một
phương pháp giảng dạy thích hợp cho ngành quản trị, phù hợp với xu thế đổi mới phương pháp giảng
dạy theo hướng lấy người học làm trung tâm (Learner centered), xin trích giới thiệu bài viết của TS. Lê
Văn Hảo, Đại học Nha Trang, để chúng ta cùng tham khảo.
Tóm tắt bài viết:
Trong xu thế đổi mới phương pháp giảng dạy đại học theo hướng lấy người học làm trung tâm,
phương pháp dạy học dựa trên vấn đề (DHDTVĐ – Proplem-Based Learning) đang được các nền giáo
dục đại học ở nhiều nước quan tâm nghiên cứu và ứng dụng. Phương pháp DHDTVĐ xuất hiện lần đầu
vào cuối những năm 1960 tại trường Đại học McMaster, Canada, sau đó được phát triển nhanh chóng
tại các trường đại học khác trên thế giới. Mặc dù ra đời đã lâu, cho đến nay phương pháp này vẫn thu
hút được sự quan tâm của những nhà nghiên cứu giáo dục. Chẳng hạn vào tháng 6/2002, một hội thảo
quốc tế riêng về phương pháp DHDTVĐ được tổ chức tại Baltimore, Bang Maryland của Hoa Kỳ. Vào
tháng 3/2007, một hội thảo quốc tế tương tự được tổ chức tại Singapore. Bài viết nhằm giới thiệu những
nét cơ bản của phương pháp DHDTVĐ và phân tích về sự cần thiết (…) của phương pháp trong bối
cảnh giáo dục đại học Việt Nam (…).
1. Những định nghĩa về phương pháp dạy
học dựa trên vấn đề
Tuỳ thuộc vào góc độ nhìn nhận mà có thể
định nghĩa phương pháp DHDTVĐ theo các
cách sau đây:
- DHDTVĐ là hoạt động học tập trong bối
cảnh thực tiễn nhằm cung cấp kỹ năng giải quyết
vấn đề, tăng cường năng lực tự học và khả năng
làm việc nhóm [1].
- DHDTVĐ là phương pháp học tập trong
đó các vấn đề có liên quan đến thực tiễn được

lụa chọn cẩn thận và được sử dụng làm nền tảng
cho chương trình học [2].
- DHDTVĐ là một cách tiếp cận tổng thể
trong giáo dục, ở góc độ chương trình học lẫn
quá trình học: chương trình học bao gồm những
vấn đề được lựa chọn và thiết kế cẩn thận nhằm
giúp người học tiếp nhận tri thức một cách có
phê phán, tăng cường kỹ năng giải quyết vấn đề,
khả năng tự học và kỹ năng làm việc nhóm; quá
trình học có tính hệ thống như quá trình giải
quyết vấn đề hoặc thử thách có thể gặp trong đời
sống [3].
- DHDTVĐ là phương pháp dạy học nhằm
giúp người học tiếp nhận tri thức và kỹ năng
thông qua một quá trình học-hỏi được thiết kế
dựa trên những câu hỏi, những vấn đề, và những
nhiệm vụ thực tiễn được xây dựng cẩn thận [4].
2. Mục tiêu của phương pháp dạy học dựa
trên vấn đề
Phương pháp DHDTVĐ hướng đến các mục
tiêu tổng quát sau:

- Về nhận thức: giúp người học có cơ hội
nắm chắc kiến thức theo chiều rộng lẫn chiều
sâu. Điều này có được là do trong quá trình tìm
hiểu và giải quyết vấn đề, người học hoàn toàn
chủ động trong việc xác định những nội dung có
liên quan để nghiên cứu, tìm hiểu, và vận dụng.
- Về kỹ năng: giúp người học phát triển
năng lực đọc tài liệu, kỹ năng nghiên cứu khoa

học kỹ năng giải quyết vấn đề, các kỹ năng xã
hội khác như: làm việc nhóm, thuyết trình, tranh
luận, thương lượng,… Những kỹ năng này được
hình thành trong quá trình người học nghiên cứu,
vận dụng tài liệu, làm việc cùng với nhóm để
giải quyết vấn đề và sau đó là trình bày kết quả
trước tập thể lớp.
- Về thái độ: giúp người học cảm thấy gắn
bó và yêu thích môn học và sự học, thấy được
những giá trị của hoạt động nhóm đối với bản
thân. Sự thay đổi về thái độ như vậy sẽ diễn ra
từng bước theo quá trình phát triển phương pháp
dạy học nếu được tổ chức có hiệu quả.
3. Những đặc điểm của phương pháp dạy
học dựa trên vấn đề
3.1 Vấn đề là bối cảnh trung tâm của hoạt
động dạy và học:
Có thể nói rằng phương pháp DHDTVĐ đảo
lộn thứ tự của hoạt động dạy học nếu so với các
phương pháp truyền thống ở đó thông tin được
giảng viên (GV) trình bày từ thấp đến cao theo
một trình tự nhất định, và người học sẽ chỉ được
tiếp cận với một vấn đề cần được lý giải (nếu có)
một khi họ đã được trang bị đầy đủ những kiến
thức cần thiết. Trong phương pháp DHDTVĐ,


người học được tiếp cận với vấn đề ngay ở giai
đoạn đầu của một đơn vị bài giảng. Vấn đề có
thể là một hiện tượng của tự nhiên hoặc là một

sự kiện/tình huống đã, đang hoặc có thể sẽ diễn
ra trong thực tế và chứa đựng những điều cần
được lý giải.
3.2 Người học tự tìm tòi để xác định những
nguồn thông tin giúp giải quyết vấn đề:
Trên cơ sở vấn đề được nêu ra, chính người
học phải chủ động tìm kiếm thông tin thích hợp
để giải quyết vấn đề. Thông tin có thể ở nhiều
dạng và từ nhiều nguồn khác nhau (sách, báo,
phim, ảnh, từ internet…). Nói cách khác, chính
người học gần như phải tự trang bị cho mình
phần “lý thuyết” nhằm có đủ kiến thức để tiếp
cận và giải quyết vấn đề.
3.3 Thảo luận nhóm là hoạt động cốt lõi:
Mặc dù phương pháp có thể được áp dụng
cho riêng từng người học, trong đa số các ứng
Dạng vấn
đề

Nội dung

dụng người ta thường kết hợp với hoạt động
nhóm. Thông qua thảo luận ở nhóm nhỏ, người
học chia sẻ nguồn thông tin và cùng nhau hình
thành các giả thuyết giúp giải quyết vấn đề, kiểm
tra giả thuyết và đi đến kết luận. Nhờ hoạt động
nhóm, người học được rèn luyện thêm các kỹ
năng cần thiết khác ngoài mục đích lĩnh hội kiến
thức.
3.4 Vai trò của GV mang tính hỗ trợ:

GV đóng vai trò định hướng (chỉ ra những
điều cần được lý giải của vấn đề), trợ giúp (chỉ ra
nguồn thông tin, giải đáp thắc mắc…), đánh giá
(kiểm tra các giả thuyết và kết luận của người
học), hệ thống hoá kiến thức, khái quát hoá các
kết luận.
4. Phân loại vấn đề
Vấn đề dùng trong dạy học có thể được phân
thành năm dạng, từ đơn giản đến phức tạp như
sau [5]:
Phương pháp

Giải pháp

I

GV
Biết

NH
Biết

GV
Biết

NH
Biết

GV
Biết


NH
Chưa biết

II

Biết

Biết

Biết

Chưa biết

Biết

Chưa biết

III

Biết

Biết

Biết ít nhiều

Chưa biết

Biết ít nhiều


Chưa biết

IV

Biết

Biết

Chưa biết

Chưa biết

Chưa biết

Chưa biết

V

Chưa biết

Chưa biết

Chưa biết

Chưa biết

Chưa biết

Chưa biết


Dạng I: Dùng để kiểm tra những điều NH đã
được học hoặc đã làm quen.
Dạng II: NH phải đưa ra những quan điểm
riêng về phương pháp và giải pháp.
Dạng III: NH cũng cần đưa ra những quan
điểm riêng về phương pháp và giải pháp; GV
cùng tham gia với NH.
Dạng IV: Cả GV và NH cùng khám phá
phương pháp và giải pháp.
Dạng V: Cả GV và NH đều chưa biết về nội
dung cũng như phương pháp và giải pháp. Đây là
dạng vấn đề khó nhất.
5. Ưu nhược điểm của phương pháp dạy
học dựa trên vấn đề
5.1 Ưu điểm
- Phát huy tính tích cực, chủ động trong
học tập: Vì phương pháp DHDTVĐ dựa trên cơ
sở tâm lý và kích thích hoạt động nhận thức bởi
sự tò mò và ham hiểu biết cho nên thái độ học
tập của người học mang nhiều yếu tố tích cực.

Năng lực tư duy của người học một khi được
khơi dậy sẽ giúp họ cảm thấy thích thú và trở
nên tự giác hơn trên con đường tìm kiếm tri thức.
- Người học được rèn luyện các kỹ năng
cần thiết: Thông qua hoạt động tìm kiếm thông
tin và lý giải vấn đề của cá nhân và tập thể,
người học được rèn luyện thói quen/kỹ năng đọc
tài liệu, phương pháp tư duy khoa học, tranh luận
khoa học, làm việc tập thể…Đây là những kỹ

năng rất quan trọng cho người học đối với công
việc sau này của họ.
- Người học được sớm tiếp cận những vấn
đề thực tiễn: Giáo dục đại học thường bị phê
phán là xa rời thực tiễn. Phương pháp này có thể
giúp người học tiếp cận sớm với những vấn đề
đang diễn ra trong thực tế có liên quan chặt chẽ
với chuyên ngành đang học; đồng thời họ cũng
được trang bị những kiến thức, kỹ năng để giải
quyết những vấn đề đó. (Xem tiếp trang...)


SỰ CẦN THIẾT CỦA TIẾNG ANH CHUYÊN NGÀNH

Đối với học sinh – sinh viên chuyên ngành ngoại thương
Nguyễn Tiến Đà
Giảng viên Thương mại quốc tế.
Học để hành hay nói cách khác là học để lập nghiệp là nguyện vọng tất yếu đối với học sinh-sinh
viên (HS-SV). Tuy nhiên, sau khi tốt nghiệp để có được việc làm thì cần phải hội đủ rất nhiều điều kiện,
cả khách quan lẫn chủ quan. Bài viết này chỉ đề cập đến một khía cạnh chủ quan của HS-SV chuyên
ngành ngoại thương cần có khi ra trường, cả bậc học trung cấp và cao đẳng, đó là kỹ năng tiếng Anh
ngoại thương.
Tiếng Anh ngoại thương tại sao lại cần thiết
cho chuyên ngành ngoại thương như vậy?
- Ngoại thương là hoạt động buôn bán với
nước ngoài, do vậy ngôn ngữ chính được sử
dụng trong các giao dịch thương mại xuất nhập
khẩu là tiếng Anh, không biết tiếng Anh chúng ta
sẽ bế tắc ngay từ những giao dịch đầu tiên;
- Trong ngoại thương, sử dụng chủ yếu là

tiếng Anh thương mại (Business English).
Vấn đề phân cần làm rõ là tiếng Anh
thương mại cần đạt trình độ nào?
- Theo từng vị trí khác nhau đối với người
cán bộ xuất nhập khẩu trong đơn vị mà mức độ
sử dụng tiếng Anh ngoại thương cũng khác nhau.
Đối với người cán bộ ngoại thương cao đẳng
hoặc trung cấp là thực thi công việc ở phòng xuất
nhập khẩu, như là khai báo hải quan, giao nhận,
làm thủ tục thanh toán quốc tế, điều động, thu
mua hàng, bán hàng…;
- Yêu cầu chung về tiếng Anh đối với các
vị trí công tác này là đọc hiểu được hợp đồng
ngoại thương, L/C thương mại, các loại thư tín
giao dịch, các loại chứng từ ngoại thương cơ
bản… và thực hiện những giao dịch ở mức độ
thông thường hàng ngày như nghe và trả lời sơ
bộ điện thoại, nhận hoặc gửi Fax, đón, hướng
dẫn đối tác nước ngoài tại sân bay, khách sạn,
mua sắm, giá cả….
Qua nhiều năm giảng dạy chuyên ngành
ngoại thương cùng với khảo sát kết quả việc làm
của học sinh, kết hợp với ý kiến trao đổi từ các
doanh nghiệp sử dụng học sinh ngoại thương của
trường, chúng tôi có những đánh gía sơ bộ sau:
- Học sinh hiểu và vận dụng kiến thức
chuyên môn nghiệp vụ vào công việc khá tốt
nhưng những điểm yếu nhất của học sinh là tiếng
Anh ngoại thương;
- Việc tuyển dụng và bố trí công tác đối

với học sinh tốt nghiệp chuyên ngành ngoại
thương của trường gặp nhiều khó khăn;

Sớm nhận ra vấn đề này từ những khoá đầu
tiên, giáo viên và nhà trường đã có nhiều nỗ lực.
Tuy nhiên, việc giảng dạy tiếng Anh ngoại
thương có những ưu, nhược điểm sau đây:
Về ưu điểm:
- Đã tăng thời lượng tiếng Anh ngoại
thương từ 90 tiết lên 120 tiết;
- Đội ngũ giáo viên tiếng Anh có thâm
niên, có chuyên môn tốt và tâm huyết. Kể từ
NK10 giáo viên đã cố gắng lựa chọn nội dung
tiếng Anh ngoại thương dạy cho học sinh;
- Trang thiết bị, tài liệu học tiếng Anh tại
thư viện cơ bản đáp ứng được nhu cầu giảng dạy
và học tập hiện tại.
Về hạn chế:
- Ưu tiên thời lượng cho việc thực hành
tiếng Anh ngoại thương còn ít;
- Giáo viên chủ yếu dạy tiếng Anh căn bản
nên phải đầu tư cho tiếng Anh ngoại thương;
- Cơ sở vật chất phục vụ cho việc học tiếng
Anh cũng cần phải được đầu tư thêm về số lượng
và nâng cấp về chất lượng;
- Học sinh chuyên ngành xuất nhập khẩu
chưa sớm nhận ra vai trò của tiếng Anh ngoại
thương nên các em chưa cố gắng, đầu tư chưa
nhiều.
Tuy nhiên, trong quá trình giảng dạy

nghiệp vụ, giáo viên đã cố gắng cập nhật các
thuật ngữ tiếng Anh ngoại thương; đặc biệt là từ
NK7, trong bài thực hành 13 tuần, giáo viên đã
cố gắng sử dụng nhiều các thuật ngữ tiếng Anh
ngoại thương, góp phần rèn luyện kỹ năng cho
học sinh. Tuy nhiên, để cán bộ ngoại thương có
trình độ ngoại ngữ đáp ứng yêu cầu thực tiễn,
chúng ta cần phải tích cực hơn những gì có được.
Vì thế, chúng tôi chủ động đề nghị một số giải
pháp sau đây:
Về phía nhà trường:
- Đầu tư thêm cơ sở vật chất, đội ngũ có
chất lượng cao cho việc học và dạy tiếng Anh và
tiếng Anh chuyên ngành;


- Tổ chức chuyên đề bàn về cải tiến
chương trình, nội dung tiếng Anh ngoại thương
sao cho phù hợp với đối tượng, bậc học;
- Tích cực tổ chức những toạ đàm về sự
cần thiết và phương pháp học tiếng Anh.
Về phía khoa, bộ môn:
- Tổ chức các câu lạc bộ tiếng Anh ngoại
thương, bồi dưỡng thêm cho HS-SV.
Về phía giáo viên:
Chọn giáo trình tiếng Anh chuyên ngành
(ENTERPRISE,
BUSINESS
CORESPONDENCE, EARLY BUSINESS
CONTACTS); Sinh hoạt học thuật giữa giáo

viên tiếng Anh với giáo viên chuyên ngành ngoại
thương để lựa chọn nội dung giảng dạy cần thiết,
phù hợp.
Về phía HS-SV:

- Định hướng để HS-SV hiểu được sự cần
thiết tiếng Anh ngay từ khi vào trường, giành
thời gian cần thiết để học tiếng Anh;
- Học thêm các khóa tiếng Anh A, B, C;
những HS-SV không có điều kiện theo các khoá
học có thể tiếp xúc với thầy cô để được hướng
dẫn những giáo trình tự học.
Trong thời kỳ Việt Nam đang thực hiện
những cam kết thương mại với WTO, vị trí tiếng
Anh ngoại thương càng trở nên quan trọng. Nếu
đã chọn chuyên ngành ngoại thương thì mỗi HSSV phải ý thức việc học tiếng Anh ngoại thương
là rất cần thiết. Bài viết này muốn định hướng
cho HS-SV khóa mới có ý thức ngay từ đầu; còn
với những HS-SV đang học, nếu nỗ lực, kiên trì
thì các bạn sẽ bù đắp, củng cố được vốn tiếng
Anh ngoại thương đang thiếu. Bắt đầu bao giờ
cũng không phải là muộn cả.

Nâng cao chất lượng đào tạo...
(Tiếp theo trang...)
- Bài học được tiếp thu vừa rộng vừa sâu, được lưu giữ lâu trong trí nhớ người học: Do được chủ
động tìm kiếm kiến thức và vận dụng kiến thức để giải quyết vấn đề, người học có thể nắm bắt bài học
một cách sâu sắc và vì vậy họ nhớ bài rất lâu so với trường hợp tiếp nhận thông tin một cách thụ động
thông qua nghe giảng thuần tuý.
- Đòi hỏi GV không ngừng vươn lên: Việc điều chỉnh vai trò của GV từ vị trí trung tâm sang hỗ

trợ học tập đòi hỏi nhiều nổ lực từ phía GV. Đồng thời theo phương pháp này, GV cần tìm tòi, xây dựng
những vấn đề vừa lý thú vừa phù hợp với môn học và thời gian cho phép; biết cách xử lý khéo léo
những tình huống diễn ra trong thảo luận… Có thể nói rằng phương pháp DHDTVĐ tạo môi trường
giúp GV không ngừng tự nâng cao trình độ và các kỹ năng sư phạm tích cực.
5.2 Nhược điểm
- Khó vận dụng ở những môn học có tính trừu tượng cao: Phương pháp này không cho kết quả
như nhau đối với tất cả các môn học, mặc dù nó có thể áp dụng một cách rộng rãi. Thực tế cho thấy
những môn học gắn bó càng nhiều với thực tiễn thì càng dễ xây dựng vấn đề, và vì vậy khả năng ứng
dụng của phương pháp càng cao.
- Khó vận dụng cho lớp đông: Lớp càng đông thì càng có nhiều nhóm nhỏ vì vậy việc tổ chức,
quản lý sẽ càng phức tạp… Một GV rất khó theo dõi và hướng dẫn thảo luận cho cả chục nhóm người
học. Trong trường hợp này, vai trò trợ giảng sẽ rất cần thiết.
Tài liệu dẫn trong bài viết:
[1]: www.ub.es/div5/departam/dll/recursos/prov71.htm
[2]: />[3]: www.neiu.edu/~middle/Modules/Middle%20mods/PBL/PBL%20Definitions.html
[4]: www.bie.org/pbl/pblhandbook/intro.php
[5]: Maker, C.J. & Schiever, S. (1991). Enrichment and acceleration: An overview and new
directions. In G. Davis and N. Colangelo (Eds.) Handbook of Gifted Education. (pp. 99-110)
Boston: Allyn & Bacon.
Nguyễn Vịnh ST


PHẠM TỘI NHIỀU LẦN
VÀ PHẠM TỘI CÓ TÍNH CHẤT CHUYÊN NGHIỆP
Ths. Đặng Xuân Trường
Pháp luật là môn học có tính thực tiễn rất cao và kiến thức pháp luật rất cần thiết cho mọi công
dân. Để giúp HSSV và bạn đọc hiểu thêm về đề tài phạm tội, tác giả có bài viết ngắn dưới đây.
Theo quy định của pháp luật hình sự thì tình
tiết tăng nặng trách nhiệm hình sự là tình tiết mà
trong một vụ án nó sẽ làm tăng mức độ nghiêm

trọng của hành vi phạm tội. Những tình tiết này
phải được chú ý đặc biệt khi quyết định hình
phạt, vì nó có ảnh hưởng đáng kể đến mức độ
tăng lên của trách nhiệm hình sự trong phạm vi
khung hình phạt cho phép. Tại khoản 1 điều 48
Bộ luật hình sự (BLHS) năm 1999 quy định
nhiều tình tiết tăng nặng trách nhiệm hình sự;
trong đó, điểm b khoản 1 điều 48 BLHS quy
định tình tiết tăng nặng “phạm tội có tính chất
chuyên nghiệp” và điểm g khoản 1 điều 48
BLHS quy định tình tiết tăng nặng “phạm tội
nhiều lần”.
Tại mục 5 Nghị quyểt 01/2006/NQ-HĐTP
ngày 12/5/2006 của Hội đồng thẩm phán Toà án
nhân dân tối cao đã có hướng dẫn về tình tiết
“phạm tội có tính chất chuyên nghiệp” quy định
tại điểm b khoản 1 điều 48 BLHS như sau:
Chỉ áp dụng tình tiết “phạm tội có tính chất
chuyên nghiệp” khi có đủ các điều kiện sau:
- Cố ý phạm tội từ năm lần trở lên về cùng
một tội phạm không phân biệt đã bị truy cứu
trách nhiệm hình sự hay chưa bị truy cứu trách
nhiệm hình sự, nếu chưa hết thời hiệu truy cứu
trách nhiệm hình sự hoặc chưa được xoá án tích;
- Người phạm tội đều lấy các lần phạm tội
làm nghề sinh sống và lấy kết quả của việc phạm
tội làm nguồn sống chính
Tuy nhiên qua thực tế vận dụng pháp luật
vẫn còn tồn tại một số cách hiểu khác nhau trong
việc xác định và áp dụng tình tiết tăng nặng

“phạm tội có tính chất chuyên nghiệp” và tình
tiết tăng nặng “phạm tội nhiều lần”.đối với người
phạm tội trong những vụ án cụ thể. Từ đó dẫn
đến hậu quả việc áp dụng pháp luật không chính
xác, thiếu tính thống nhất, làm giảm tính công
bằng của pháp luât. Chúng tôi xin nêu một số ví
dụ sau:
Nguyễn Thị A là nhân viên thu viện phí của
bệnh viện đa khoa tỉnh K. Lợi dụng sơ hở trong
quản lý việc thu viện phí của bệnh viện nên A và
một số nhân viên khác đã thông đồng thực hiện 8
lần việc lấy tiền viện phí của bệnh viện để chia

chác với nhau. Sau khi khởi tố vụ án, khởi tố bị
can, khám xét nhà của A thì cơ quan điều tra đã
thu lại nguyên vẹn số tiền mà A được chia, trước
cơ quan điều tra A khai rằng: toàn bộ số tiền
được chia A đều giữ nguyên mà chưa chi tiêu bất
cứ đồng nào vì A không có nhu cầu (chồng A là
người có địa vị xã hội và có thu nhập rất cao).
Qua vụ án này, thì trường hợp phạm tội của
Nguyễn Thị A là trường hợp “phạm tội nhiều
lần” hay được coi là trường hợp “phạm tội có
tính chất chuyên nghiệp”. Hiện vẫn còn nhiều
quan điểm và cách hiểu khác nhau:
Có quan điểm cho rằng hành vi phạm tội của
Nguyễn Thị A diễn ra liên tục trong một thời
gian dài, lặp đi lặp lại nhiều lần (cụ thể là 8 lần ).
Do vậy, trường hợp phạm tội của Nguyễn Thị A
phải được coi là trường hợp “phạm tội có tính

chất chuyên nghiệp”.
Tuy nhiên, chúng tôi lại cho rằng, nếu hiểu
“phạm tội có tính chất chuyên nghiệp” như quan
điểm nêu trên là không chính xác và không giải
thích được sự khác nhau giữa trường hợp “phạm
tội nhiều lần” và “phạm tội có tính chất chuyên
nghiệp”.
Theo hướng dẫn tại Nghị quyểt 01/2006/NQHĐTP ngày 12/5/2006 của Hội đồng thẩm phán
Toà án nhân dân tối cao về tình tiết “phạm tội có
tính chất chuyên nghiệp” quy định tại điểm b
khoản 1 điều 48 BLHS thì tính chất chuyên
nghiệp của hành vi phạm tội thể hiện ở chỗ một
người thường xuyên thực hiện hành vi phạm tội,
hành vi phạm tội của họ được lặp đi lặp lại nhiều
lần và điều đặc biệt là người này phải coi việc
phạm tội của họ là nghề để họ sinh sống và lấy
kết quả của việc phạm tội (tài sản trộm cắp được,
cướp được, cưỡng đoạt được …) làm nguồn sống
chính.Ví dụ: Nguyễn Văn B là một người thất
nghiệp, chuyên kiếm sống bằng nguồn thu nhập
có được từ hành vi phạm tội.Trong một thời
gian, B đã liên tục thực hiện 5 vụ cưỡng đoạt tài
sản của các đôi nam nữ đang tâm sự ở những nơi
vắng vẻ. Trong ví dụ này, B phài bị truy cứu
trách nhiệm hình sự và phải bị áp dụng tình tiết
“phạm tội có tính chất chuyên nghiệp”. Còn
trường hợp của Nguyễn Thị A ở ví dụ đầu tiên
thì mới chỉ tồn tại một yếu tố là phạm tội nhiều



×