Tải bản đầy đủ (.pdf) (13 trang)

PHƯƠNG ÁN SỬ DỤNG LAO ĐỘNG KHI CỔ PHẦN HÓA

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (306.05 KB, 13 trang )

PHƯƠNG ÁN SỬ DỤNG LAO ĐỘNG KHI CỔ PHẦN HÓA
Công ty TNHH một thành viên Nội thất Xuân Hòa là doanh nghiệp 100%
vốn Nhà nước, được thành lập theo quyết định số: Quyết định số 5643/QĐUBND ngày 06/12/2012 của UBND Thành phố Hà Nội v/v đổi tên Công ty
TNHH Nhà nước một thành viên Xuân Hoà.
Căn cứ:
- Nghị định số 59/2001/NĐ-CP ngày 18/7/2011 của Chính phủ về chuyển
doanh nghiệp 100% vốn Nhà nước thành công ty cổ phần.
- Thông tư số 33/2012/TT-BLĐTBXH ngày 20/122012 của Bộ LĐTBXH
về việc hướng dẫn thực hiện chính sách đối với người lao động theo Nghị định số
59/2011/NĐ-CP ngày 18/7/2011 của Chính phủ về chuyển doanh nghiệp 100%
vốn Nhà nước thành công ty cổ phần.
- Thông tư số 127/TT – BTC ngày 5/9/2014 của Bộ tài chính hướng dẫn xử
lý tài chính và xác định giá trị doanh nghiệp khi thực hiện chuyển doanh nghiệp
100% vốn Nhà nước thành công ty cổ phần.
- Quyết định số 2850/QĐ-UBND ngày 27/5/2014 của UBND Thành phố
Hà Nội về việc giao tiến độ thực hiện cổ phần hóa Công ty TNHH một thành
viên nội thất Xuân Hòa năm 2014 – 2015.
- Quyết định số 3793/QĐ-UBND ngày 16//2014 của UBND thành phố Hà
Nội về việc thành lập Ban chỉ đạo cổ phần hóa Công ty TNHH một thành viên
Nội thất Xuân Hòa.
- Quyết định số 4691/QĐ-STC-BCĐ ngày 29/7/2014 về việc thành lập tổ
giúp việc Ban chỉ đạo cổ phần hóa Công ty TNHH một thành viên Nội thất Xuân
Hòa.
Phương án sử dụng lao động của Công ty TNHH một thành viên Nội thất
Xuân Hòa khi cổ phần hóa như sau:
1. NHỮNG ĐẶC ĐIỂM CHỦ YẾU CỦA DOANH NGHIỆP CỔ PHẦN HÓA:
Công ty TNHH một thành viên Nội thất Xuân Hòa có tiền thân là Xí
nghiệp Xuân Hòa, được thành lập từ năm 1980, sau đó được đổi thành Công ty
Xuân Hòa năm 1993. Đến năm 2004, Công ty thực hiện chuyển đổi từ doanh
nghiệp Nhà nước thành Công ty TNHH nhà nước một thành viên. Thực hiện luật
doanh nghiệp mới, Công ty được đổi tên thành Công ty TNHH một thành viên


Nội thất Xuân Hòa;
Tên gọi đầy đủ tiếng Việt: Công ty Trách nhiệm hữu hạn một thành viên
nội thất Xuân Hòa
Tên viết tắt tiếng Việt: Công ty Xuân Hòa
Tên tiếng Anh: Xuan Hoa Company
Trang 1 |13


Tên viết tắt: XHC
- Trụ sở chính đặt tại: Đường Nguyễn Văn Linh, Phường Xuân Hòa, thị xã
Phúc Yên, tỉnh Vĩnh Phúc
- Điện thoại: 0211.3863244
- FAX: 0211.3863019
- Email:
- Website: www.xuanhoa.com
- Công ty có các đơn vị phụ thuộc:
+ Chi nhánh công ty tại Hà Nội
+ Chi nhánh công ty tại Thành phố Hồ Chí Minh
- Các công ty liên doanh, liên kết:
+ Công ty TNHH Toyota Boshoku Ha Noi.
+ Công ty cổ phần Đầu tư xây dựng Nhuệ Giang
- Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp số 2500161922 đăng ký thay đổi
lần 2 ngày 07/01/2013.
- Ngành nghề đăng ký kinh doanh:

ngành

STT

Tên ngành


A

CÁC NGÀNH NGHỀ CHÍNH

1

Rèn, dập, ép và cán kim loại; luyện bột kim loại

2591

2

Gia công cơ khí; xử lý và tráng phủ kim loại

2592

3

Sản xuất dao kéo, dụng cụ cầm tay và đồ kim loại thông dụng

2593

4

Sản xuất các sản phẩm khác bằng kim loại chưa được phân
vào đâu

2594


5

Sản xuất phụ tùng và bộ phận phụ trợ cho xe có động cơ và
động cơ xe

2930

6

Sản xuất giường, tủ, bàn, ghế

3100

B

CÁC NGÀNH NGHỀ
NGOÀI LĨNH VỰC KINH DOANH CHÍNH


ngành

I

Công nghiệp chế biến, chế tạo

1

Sản xuất gỗ dán, gỗ lạng, ván ép và ván mỏng khác

1621


2

Sản xuất bao bì bằng gỗ

1623

3

Sản xuất sản phẩm khác từ gỗ; sản xuất sản phẩm từ tre, nứa,
rơm, rạ và vật liệu tết bện

1629
Trang 2 |13


4

Sản xuất giấy nhăn, bìa nhăn, bao bì từ giấy và bìa

1702

5

Sản xuất sản phẩm khác từ cao su

2212

6


Sản xuất sản phẩm từ plastic

2220

7

Sản xuất sắt, thép, gang

2410

8

Sản xuất thùng, bể chứa và dụng cụ chứa đựng bằng kim loại

2512

9

Sản xuất khác chưa được phân vào đâu

3290

II

Xây dựng

10

Xây dựng nhà các loại


4100

11

Xây dựng công trình kỹ thuật dân dụng khác

4290

III

Bán buôn và bán lẻ: sửa chữa

12

Đại lý, môi giới, đấu giá

4610

13

Bán buôn vải, hàng may sẵn, giày dép

4641

14

Bán buôn đồ dùng khác cho gia đình

4649


15

Bán buôn kim loại và quặng kim loại

4662

16

Bán lẻ khác trong các cửa hàng kinh doanh tổng hợp

4719

17

18

Bán lẻ thảm, đệm, chăn, màn, rèm, vật liệu phủ tường và sàn
trong các cửa hàng chuyên doanh
Bán lẻ đồ điện gia dụng, giường, tủ, bàn, ghế và đồ nội thất
tương tự, đèn và bộ đèn điện, đồ dùng gia đình khác chưa
được phân vào đâu trong các cửa hàng chuyên doanh

4753

4759

19

Bán lẻ theo yêu cầu đặt hàng qua bưu điện hoặc internet


4791

20

Bán lẻ hình thức khác chưa được phân vào đâu

4799

IV

Hoạt động kinh doanh bất động sản

21

Kinh doanh bất động sản, quyền sử dụng đất thuộc chủ sở hữu,
chủ sử dụng hoặc đi thuê

V

Hoạt động dịch vụ khác

22

Sửa chữa thiết bị, đồ dùng gia đình

9522

23

Sửa chữa giường, tủ, bàn, ghế và đồ nội thất tương tự


9524

24

Xuất nhập khẩu các mặt hàng Công ty kinh doanh

6810

Trang 3 |13


* Những thuận lợi của doanh nghiệp:
- Được sự ủng hộ của UBND Thành phố Hà Nội và các sở ngành của
Thành phố và địa phương nên Công ty phát triển bền vững qua các năm: Hàng
năm đều đảm bảo tăng trưởng, ổn định đời sống việc làm cho CBCNV, kinh
doanh có hiệu quả, bảo toàn và phát triển vốn của Nhà nước.
- Công ty TNHH một thành viên nội thất Xuân Hòa có bề dày hoạt động
trên 30 năm, có truyền thống đoàn kết, gắn bó lâu dài của đội ngũ CBCNV với
Công ty.
- Công ty có hệ thống quản lý tiên tiến theo tiêu chuẩn quốc tế, tạo được nề
nếp, tác phong công nghiệp và những nét văn hóa doanh nghiệp tích cực
- Đội ngũ CBCNV có tay nghề, chuyên môn nghiệp vụ vững, được lãnh
đạo Công ty thường xuyên đào tạo, bồi dưỡng, cập nhật kiến thức mới bắt kịp với
yêu cầu của công việc trong tình hình mới.
* Những khó khăn, thách thức của doanh nghiệp:
- Có rất nhiều đối thủ cạnh tranh của Công ty có trình độ năng lực quản lý
cao tham gia vào thị trường nên mức độ cạnh tranh ngày càng gay gắt, đặc biệt là
cạnh tranh về giá, dẫn tới áp lực phải tăng năng suất lao động của Công ty lên
hơn nữa.

- Một số lĩnh vực quản trị như: Quản trị chiến lược, marketing, quản trị rủi
ro, quản trị nhân sự còn chưa chuyên nghiệp và chưa thực sự mạnh để cạnh tranh
với các đối thủ lớn.
- Bộ máy quản trị tuy đã được rà soát thường xuyên nhưng còn chưa thật
tinh gọn, quy trình hoạt động còn chưa được nhanh gọn, linh hoạt, tốc độ xử lý
thông tin quản trị doanh nghiệp còn chậm.
- Vẫn còn một số CBCNV sức khỏe và tay nghề còn yếu, còn chưa đáp
ứng được yêu cầu công việc trong tình hình mới.
- Xu hướng tăng lương theo lộ trình của Nhà nước là một áp lực gia tăng
chi phí về tiền lương, làm cho tỷ lệ chi phí tiền lương trong cơ cấu chi phí ngày
càng tăng cao.
2. CƠ CẤU TỔ CHỨC NHÂN SỰ TRƯỚC CỔ PHẦN HÓA:
2.1. Mô hình tổ chức:
a. Ban Tổng Giám đốc: Gồm 01 Tổng Giám đốc, 2 Phó Tổng Giám đốc
b. 01 Kế toán trưởng
c. 01 kiểm soát viên
d. Các phòng nghiệp vụ, chi nhánh:
e. Các Phân xưởng sản xuất:
- Phân xưởng Ống thép
- Phân xưởng Cơ khí 1
Trang 4 |13


- Phân xưởng Mạ
- Phân xưởng Sơn
- Phân xưởng Cơ khí 2
- Phân xưởng Cơ khí 3
- Phân xưởng Cơ điện
- Phân xưởng Lắp ráp
- Phân xưởng Mộc

2.2. Sơ đồ tổ chức:

Trang 5 |13


2.3. Cơ cấu lao động và thực trạng:
2.3.1. Cơ cấu lao động:
Tổng số lao động của Công ty: 625
Trong đó:
a. Giới tính:
- Nam: 412 người
- Nữ: 213 người
b. Trình độ:
- Trên đại học: 5 người
- Đại học: 106 người
- Cao đẳng: 49 người
- Trung cấp: 64 người
- Bằng nghề: 338 người
- Lao động phổ thông: 63 người
c. Độ tuổi:
- Từ 45 tuổi trở lên: 65 người
- Từ 30 đến dưới 45 tuổi: 353 người
- Dưới 30 tuổi: 207 người
d. Loại hợp đồng lao động:
- Không thuộc diện ký HĐLĐ: 05 người
- Hợp đồng không xác định thời hạn: 459 người
- Hợp đồng xác định thời hạn từ 1 – 3 năm: 157 người
- Hợp đồng xác định thời hạn dưới 1 năm: 0 người
- Lao động tạm hoãn hợp đồng lao động: 04 người
(Danh sách lao động của doanh nghiệp tại thời điểm công bố giá trị doanh

nghiệp ngày 31/3/2015 theo biểu số 1 thông tư số: 33/2012/TT – BLĐTBXH
ngày 20/12/2012)
2.3.2. Thực trạng lao động:
* Ưu điểm:
- Đã có hệ thống phân công, phân cấp bằng văn bản cụ thể.
- Hiện tại lực lượng lao động của Công ty tương đối ổn định qua các năm.
- Đội ngũ cán bộ quản lý của Công ty được đào tạo cơ bản và được Công
ty đào tạo nâng cao định kỳ, hàng năm. Công ty đã trang bị các kiến thức cơ bản
về quản trị doanh nghiệp cho các cán bộ chủ chốt.
- Đội ngũ công nhân tương đối có kinh nghiệm trong lĩnh vực sản xuất
kinh doanh chính và đã có nề nếp, tác phong công nghiệp
- Văn hóa doanh nghiệp đã được xây dựng và duy trì trong toàn bộ đội ngũ
của Công ty.
Trang 6 |13


* Nhược điểm:
- Tỷ lệ chi phí tiền lương trong cơ cấu chi phí còn chiếm > 10% - Tỷ lệ này
cao so với các doanh nghiệp cùng ngành trong khu vực.
- Năng suất lao động còn chưa cao so với các nước trong khu vực và thế
giới.
- Trình độ tay nghề, kỹ năng của công nhân đã qua đào tạo chưa thể đáp
ứng yêu cầu của sự phát triển – đặc biệt là lao động có kỹ thuật cao. Công ty phải
mất thời gian và chi phí rất lớn để đào tạo và kèm cặp.
- Công ty định hướng đầu tư công nghệ hiện đại cũng sẽ gặp khó khăn khi
hiện tại Công ty sử dụng nhiều lao động nông thôn, tay nghề thấp. Công ty sẽ
phải đầu tư rất lớn cho việc đào tạo lại đội ngũ lao động hiện tại.
- Một số lao động gián tiếp trình độ, năng lực còn yếu, cần được đào tạo
thêm hoặc luân chuyển vị trí công việc.
- Khó khăn trong thu hút lao động có trình độ cao do khoảng cách địa lý ở

xa các khu vực thành thị và thành phố lớn.
3. PHƯƠNG ÁN LAO ĐỘNG CỦA CÔNG TY SAU CỔ PHẦN HÓA:
3.1. Cơ cấu tổ chức nhân sự:
3.1.1. Sơ đồ tổ chức

Trang 7 |13


3.1.2. Cơ cấu các tổ chức bộ máy:
- Hội đồng quản trị: 05 người
- Ban Tổng Giám đốc: 03 người (01 Tổng Giám đốc, 02 Phó Tổng Giám
đốc)
- Ban kiểm soát: 03 người
- Kế toán trưởng: 01 người
a. Các phòng chức năng, chi nhánh:
1. Phòng Tổ chức – Tổng hợp:16 người
- Quản lý hệ thống, áp dụng hệ thống quản lý theo các tiêu chuẩn Quốc tế.
- Quản trị nhân sự: hoạch định nguồn nhân sự; tuyển chọn, bố trí, sử dụng
nhân sự; đào tạo, đánh giá, phát triển nhân sự; áp dụng các đòn bẩy kinh tế, cải
tiến phương pháp làm việc,
- Công tác thi đua, khen thưởng theo Luật thi đua khen thưởng.
- Thực hiện chính sách, chế độ đối với người lao động và tuân thủ pháp
luật lao động.
- Thực hiện xây dựng định mức lao động cho các sản phẩm sản xuất tại
công ty.
- Thực hiện theo dõi quỹ lương và thanh toán lương trong toàn công ty.
- Duy trì hoạt động về hành chính và phục vụ nhu cầu về mọi mặt cho bộ
máy hoạt động, phục vụ đời sống vật chất của CBCNV và các quan hệ đối ngoại.
- Phục vụ nhu cầu về ăn uống cho CBCNV và khách giao dịch công tác.
Chăm lo sức khoẻ cho CBCNV, môi trường vệ sinh lao động, chăm sóc vườn

hoa, cây cảnh, môi trường xung quanh khu vực nhà văn phòng.
- Quản lý luồng thông tin từ bên ngoài vào thông qua công tác văn thư, lưu
trữ.
2. Phòng Kế toán: 5 người
- Tổ chức hệ thống hạch toán kế toán và thông tin kinh tế trong toàn bộ
công ty phục vụ yêu cầu báo cáo tài chính và thông tin kinh tế theo quy định của
các cơ quan quản lý nhà nước.
- Kiểm tra, giám sát các hoạt động tài chính, kế toán trong nội bộ công ty.
- Tổ chức nguồn vốn tài chính phục vụ nhu cầu vốn cho hoạt động SXKD
của công ty.
- Tổ chức thu thập thông tin liên quan các hoạt động mua - bán tài sản, vật
tư, hàng hoá của công ty. Thu thập và tiếp nhận thông tin từ các đơn vị nội bộ,
tham gia xây dựng chính sách bán hàng và giá cả sản phẩm, hàng hoá của công
ty.
3. Phòng Vật tư – Xuất nhập khẩu: 22 người
- Xây dựng và tổ chức thực hiện và kiểm soát kế hoạch cung ứng vật tư,
Trang 8 |13


thiết bị phụ tùng thay thế trong nước.
- Quản lý vật tư sử dụng trong quá trình sản xuất kinh doanh.
- Quản lý hàng gia công cho khách hàng nội địa.
- Quản lý cơ sở hạ tầng, công tác xây dựng cơ bản và quản lý chất thải
trong toàn công ty.
- Quản lý phương tiện vận chuyển.
- Thực hiện công tác xuất nhập khẩu trực tiếp hàng hóa và xuất khẩu tại
chỗ (Xuất vào khu chế xuất).
- Thực hiện công tác xây dựng và tổ chức thực hiện kế hoạch nhập khẩu,
cung ứng vật tư, thiết bị phụ tùng.
- Thực hiện công tác Xúc tiến thương mại và các hoạt động Marketing

Quốc tế.
- Thực hiện quản lý hàng gia công (xuất khẩu gián tiếp) trong phạm vi
được phân công.
4. Phòng Kỹ thuật: 24 người
- Quản lý kỹ thuật công nghệ.
- Cải tiến sản phẩm, phát triển sản phẩm mới, sáng kiến cải tiến.
- Quản lý thiết bị.
- Thực hiện bảo dưỡng, sửa chữa trang thiết bị trong toàn Công ty. Quản lý
lưới điện và hệ thống cấp điện toàn Công ty
- Thực hiện công tác kỹ thuật an toàn trong sản xuất và vệ sinh môi trường.
- Quản lý và thực hiện công tác sở hữu trí tuệ.
- Công tác Quản trị mạng.
5. Phòng QC:12 người
- Kiểm tra: sản phẩm đầu vào, trong quá trình, sản phẩm cuối cùng và sản
phẩm bảo hành.
- Quản lý thiết bị- dụng cụ sử dụng để đo lường sản phẩm.
- Thực hiện thủ tục công bố tiêu chuẩn chất lượng.
- Theo dõi xử lý sản phẩm không phù hợp.
- Quản lý- phân phối tem chất lượng sản phẩm.
6. Phòng Marketing: 34 người
- Thực hiện các hoạt động liên quan đến nghiên cứu, phân tích thị trường
và xúc tiến bán hàng trong nước.
- Triển khai hoạt động bán hàng qua kênh phân phối
- Thực hiện vận chuyển, lắp đặt, bảo hành sản phẩm và các dịch vụ khác.
- Quản lý hàng hóa, kho thành phẩm của Công ty tại 2 địa điểm Xuân Hòa
và Cầu Diễn.

Trang 9 |13



- Quản lý và điều chuyển phương tiện vận chuyển đúng mục đích, an toàn
và hiệu quả.
- Thực hiện các sách marketing của Công ty bao gồm:
+ Chính sách sản phẩm: Định vị sản phẩm, phát triển sản phẩm mới
+ Chính sách và chiến lược giá (Bao gồm: Giá đại lý, giá trần, giá sàn)
+ Thiết lập và phát triển kênh phân phối sản phẩm nội địa
- Tổ chức thực hiện các chính sách khuyếch trương, xúc tiến, hỗ trợ bán
hàng
- Hỗ trợ đại lý trong việc triển khai các dự án.
- Quản lý cơ sở vật chất, tài sản cố định, được giao đúng mục đích sử dụng
đảm bảo hiệu quả.
7. Phòng Kế hoạch: 23 người
- Lập mục tiêu, đôn đốc thực hiện mục tiêu, chương trình hoạt động liên
quan đến sản xuất.
- Thực hiện công tác kế hoạch sản xuất và điều độ sản xuất đáp ứng nhu
cầu của khách hàng.
- Tổ chức lực lượng bảo vệ thực hiện nhiệm vụ tuần tra canh gác, bảo vệ
an toàn các mặt trong công ty. Huấn luyện dân quân tự vệ, hướng dẫn theo dõi
việc chấp hành luật nghĩa vụ quân sự trong công ty.
- Phối hợp với công an xã, phường để xây dựng khu an toàn về an ninh trật tự trong khu vực.
- Quản lý trung tâm xử lý nước thải công nghiệp của Công ty.
- Phối hợp với các đơn vị, tổ chức đoàn thể thực hiện công tác phòng chống
cháy nổ.
8. Chi nhánh Hà Nội: 9 người
Thực hiện hoạt động tiêu thụ sản phẩm của công ty thông qua bán hàng
hợp đồng, trực tiếp, các dự án, phòng trưng bày gồm:
- Thực hiện mở rộng thị trường bán hàng trực tiếp
- Thực hiện hoạt động tiêu thụ sản phẩm qua bán hàng hợp đồng, bán trực
tiếp tại cửa hàng, phòng trưng bày
- Lập kế hoạch bán hàng trực tiếp hàng tháng, quý, năm đảm bảo các mục

tiêu đề ra.
- Tiếp nhận và thu thập thông tin khách hàng, thông tin về sản phẩm, đối
thủ cạnh tranh, thị trường, nhà cung cấp.
- Lập cơ sở dữ liệu về khách hàng và lưu trữ các thông tin liên quan đến
khách hàng.
- Tiếp xúc, tư vấn, đàm phán với khách hàng về sản phẩm, giá cả và các
dịch vụ khác của Công ty.
Trang 10 |13


- Thiết kế các sản phẩm theo yêu cầu của khách hàng, các sản phẩm mới
thỏa mãn nhu cầu của khách hàng và thực hiện đơn hàng khách đặt.
- Báo cáo hoạt động kinh doanh chung của toàn chi nhánh.
9. Chi nhánh Hồ Chí Minh: 01 người
- Quản lý phần nhà xưởng dư thừa cho đối tác thuê
- Quản lý dự án liên doanh, liên kết đầu tư để mở rộng và phát triển thị
trường khu vực phía Nam.
b. Các Phân xưởng:
- Phân xưởng Ống thép: 21 người
- Phân xưởng Cơ khí 1: 75 người
- Phân xưởng Mạ: 68 người
- Phân xưởng Sơn: 60 người
- Phân xưởng Cơ khí 2: 75 người
- Phân xưởng Cơ khí 3: 34 người
- Phân xưởng Lắp ráp: 63 người
- Phân xưởng Mộc: 29 người
3.2. Phương án sắp xếp các đơn vị và lao động:
3.2.1. Sắp xếp các đơn vị
a. Cơ cấu lại nhân sự các phòng, sắp xếp lại các vị trí theo hướng tinh gọn
và hiệu quả hơn.

b. Cơ cấu lại các Phân xưởng:
- Sáp nhập 2 bộ phận của Phân xưởng Cơ điện vào các Phân xưởng và
phòng ban bao gồm:
+ Bộ phận sản xuất: Sáp nhập vào Cơ khí 2
+ Bộ phận bảo dưỡng, sửa chữa: Sáp nhập vào phòng Kỹ thuật.
- Rà lại mô tả công việc và phân công công việc của cán bộ quản lý phân
xưởng bao gồm: Giám đốc, phó giám đốc và đốc công.
3.2.2. Phương án sử dụng lao động:
Tổng số lao động có tên trong danh sách tại thời điểm cổ phần hóa: 625
người (Mẫu số 1)
Chia ra:
+ Số lao động đủ điều kiện nghỉ hưu tại thời điểm công bố giá trị doanh
nghiệp: 0 người (Mẫu số 2)
+ Số lao động chấm dứt hợp đồng lao động tại thời điểm công bố giá trị
doanh nghiệp: 0 người (Mẫu số 3)
+ Số lao động không bố trí được việc làm ở Công ty cổ phần tại thời điểm
công bố giá trị doanh nghiệp: 45 người (Mẫu số 4)

Trang 11 |13


+ Số lao động tiếp tục sử dụng sang Công ty cổ phần mới tại thời điểm
công bố giá trị doanh nghiệp: 580 người (Mẫu số 5)
+ Các phương án sử dụng lao động trên đây được tổng hợp vào phương án
sử dụng lao động (Mẫu số 6)
+ Báo cáo thực hiện chế độ chính sách đối với người lao động ở doanh
nghiệp cổ phần hóa (Mẫu số 7)
+ Danh sách người lao động được mua cổ phần ưu đãi theo số năm công
tác thực tế tại khu vực Nhà nước (Phụ lục)
+ Danh sách lao động thuộc đối tương doanh nghiệp cần sử dụng và có

cam kết làm việc lâu dài trong doanh nghiệp trong thời hạn ít nhất 3 năm (Phụ
lục).
3.2.3. Phương án nhân sự chủ chốt sau cổ phần hóa:
(Kèm theo)
4. Chính sách ưu đãi đối với người lao động có tên trong danh sách
thường xuyên của doanh nghiệp tại thời điểm công bố giá trị doanh nghiệp
cổ phần hóa
Căn cứ quy định tại khoản 1 điều 48, nghị định 59/2011/NĐ-CP ngày 18
tháng 7 năm 2011 của chính phủ về việc chuyển doanh nghiệp 100% vốn Nhà
nước thành công ty cổ phần:
“Người lao động có tên trong danh sách thường xuyên của doanh nghiệp
tại thời điểm công bố giá trị doanh nghiệp cổ phần hóa được mua tối đa 100 cổ
phần cho mỗi năm thực tế làm việc tại khu vực Nhà nước với giá bán bằng 60%
giá đấu giá thành công thấp nhất (trường hợp đấu giá công khai trước) hoặc
bằng 60% giá bán thành công thấp nhất cho các nhà đầu tư chiến lược (đối với
trường hợp bán cho nhà đầu tư chiến lược trước)”
Phương án mua cổ phần ưu đãi đối với người lao động có tên trong danh
sách thường xuyên của doanh nghiệp cổ phần hóa được mua tối đa 100 cổ phần
cho mỗi năm thực tế làm việc tại khu vực Nhà nước như sau:
Số lao động: 619 người
Tổng số cổ phần được mua ưu đãi: 586.400 cổ phần
(Danh sách phụ lục kèm theo).
5. Ưu đãi mua thêm cổ phần đối với lao động thuộc đối tượng doanh
nghiệp cần sử dụng và có cam kết làm việc lâu dài cho doanh nghiệp.
Căn cứ quy định tại khoản 2, điều 48, Nghị định 59/2011/NĐ-CP ngày 18
tháng 7 năm 2011 của Chính phủ về việc chuyển doanh nghiệp 100% vốn Nhà
nước thành công ty cổ phần:
“Người lao động có tên trong danh sách thường xuyên của doanh nghiệp
tại thời điểm công bố giá trị doanh nghiệp cổ phần hóa, thuộc đối tượng doanh
Trang 12 |13



nghiệp cần sử dụng và có cam kết làm việc lâu dài cho doanh nghiệp trong thời
hạn ít nhất là 03 năm (kể từ ngày doanh nghiệp được cấp Giấy chứng nhận đăng
ký doanh nghiệp lần đầu) sẽ được mua thêm cổ phần ưu đãi theo quy định sau:
- Mua thêm theo mức 200 cổ phần/1 năm cam kết làm việc tiếp trong
doanh nghiệp nhưng tối đa không quá 2.000 cổ phần cho một người lao động.
Riêng người lao động là các chuyên gia giỏi, có trình độ chuyên môn
nghiệp vụ cao làm việc tại doanh nghiệp được mua thêm theo mức 500 cổ phần/1
năm cam kết làm việc tiếp trong doanh nghiệp nhưng tối đa không quá 5.000 cổ
phần cho một người lao động”. ….
- Giá bán cổ phần ưu đãi cho người lao động mua thêm được xác định là
giá đấu thành công thấp nhất (trường hợp đấu giá công khai trước) hoặc bằng giá
bán thành công thấp nhất cho các nhầ đầu tư chiến lược (đối với trường hợp bán
cho nhà đầu tư chiến lược trước).
* Phương án mua thêm cổ phần ưu đãi cho lao động thuộc đối tượng doanh
nghiệp cần sử dụng và có cam kết làm việc lâu dài cho doanh nghiệp trong thời
hạn ít nhất 3 năm như sau:
- Tổng số lao động đăng ký mua thêm: 355 người
- Tổng số cổ phần được mua ưu đãi: 611.800 cổ phần
(Danh sách bản phụ lục kèm theo)
* Phương án mua thêm cổ phần ưu đãi cho người lao động thuộc đối tượng
lao động có chuyên môn nghiệp vụ cao: Không có
6. Kiến nghị:
Công ty có 45 lao động không bố trí được việc làm tại thời điểm xác định
giá trị doanh nghiệp, xin đề nghị được giải quyết chế độ trợ cấp mất việc làm
theo Bộ Luật lao động. Tổng số tiền chi trả trợ cấp mất việc làm: 3.814.781.000
đồng. (Ba tỷ, tám trăm mười bốn triệu, bảy trăm tám mươi mốt nghìn đồng).
Một số CBCNV có thời gian công tác trong khu vực Nhà nước trước khi
chuyển đến Công ty TNHH một thành viên Nội thất Xuân Hòa làm việc (trước

1/1/1995), đề nghị được tính thời gian này để hưởng trợ cấp mất việc làm theo
Bộ luật lao động. Kính đề nghị Ban chỉ đạo cổ phần hóa xem xét.
NGƯỜI LẬP BIỂU

Ngày 12 tháng 03 năm 2015
TỔNG GIÁM ĐỐC

Trang 13 |13



×