Tải bản đầy đủ (.doc) (4 trang)

Một số dẫn chứng văn NLXH

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (151.92 KB, 4 trang )

MỘT SỐ DẪN CHỨNG DẠNG BÀI NGHỊ LUẬN XÃ HỘI
1, Bill Gates sinh ra trong một gia đình khá giả ở Hoa Kì. Từ nhỏ ông đã say mê toán học, từng
đậu vào nghành luật của trường đại học Harvad nhưng với niềm say mê máy tính ông đã nghỉ học
và cùng với một người bạn mở công ty Microsoft. Vượt qua nhiều khó khăn ông đã trở thành người
giàu nhất hành tinh và hiện nay ông giành 95% tài sản của mình để làm từ thiện -> Thành công nhờ
sự tự học và niềm đam mê công việc.
2, Thuở thiếu thời Picaso là một hoạ sĩ vô danh, nghèo túng ở Pa ris. Đến lúc chỉ còn 15 đồng bạc,
ông quyết định đánh canh bạc cuối cùng. Ông thuê sinh viên dạo các cửa hàng tranh và hỏi " Ở đây
có bán tranh của Picaso không?". Chưa đầy một tháng tên tuổi của ông đã nổi tiếng khắp Paris,
tranh của ông bán được và nổi tiếng từ đó ->Nếu không tự tạo cơ hội cho chính mình thì chẳng
bao giờ ta có cơ hội cả.
3, Hàng triệu năm dài con người sống trong phấp phỏng lo sợ bởi sấm sét kinh hoàng. Franclin
nhà bác học Mĩ đã dũng cảm thực hiện thí nghiệm làm cột thu lôi. Công việc đó có thể gây ra cái
chết cho ông bất cứ lúc nào. Sau nhiều năm đương đầu với sấm sét, năm 1752 Franklin đã thành
công-> Sức mạnh của lòng dũng cảm.
4, Niu- tơn nhà toán học, vật lí học, cơ học, thiên văn học vĩ đại người Anh. Sinh ra thiếu tháng là
một đứa trẻ yếu ớt, thường phải tránh những trò chơi hiếu động của bạn bè. Do đó ông đã tự tạo ra
những trò chơi cho mình và trở thành người tài năng -> Những thiếu thốn của bản thân không thể
thắng nổi sức mạnh của nghị lực.
5, Vladimir Putin- tổng thống Nga, được tạp chí Times( Mĩ) bình chọn là "nhân vật nổi bật của
năm 2007", bằng sự lãnh đạo khôn ngoan và tài tình của mình ông đưa nước Nga trở thành một
cường quốc trên thế giới. Uy tín của Putin và cả nước Nga đã được không chỉ Mĩ, Châu Âu mà cả
thế giới phải tôn trọng -> Uy tín, danh dự là điều quan trọng tạo nên giá trị con người.
6, O. Henry ( 1862- 1910)- nhà văn trứ danh của nước Mĩ. Ông chưa từng được hưởng bất cứ sự
giáo dục nào, hay bị bệnh tật dày vò, thuở nhỏ đi chăn bò, chăn dê, làm thuê. Từng làm kế toán
nhưng bị tình nghi là ăn trộm tiền nên bị bắt bỏ tù. Sau khi ra tù ông bắt đầu viết truyện ngắn và trở
nên nổi tiếng, tác phẩm của ông được nhiều người nghiên cứu và trở thành sách bắt buộc phải học
ở đại học -> Thành công không có nghĩa là chưa từng thất bại.
7, Thầy Lí Quế Lâm (42tuổi), giáo viên trường tiểu học làng Nhị Bình- Tứ Xuyên. Suốt 19 năm
dẫn học trò đến trường, vượt qua 5 chiếc thang gỗc dựng đứng trên vách núi cheo leo. Thầy trở
thành một trong 10 nhân vật cảm động của Trung Quốc năm 2008 -> Tình yêu và sự tận tuỵ làm


nên một nhân cách lớn.
8, Sinh ra trong một gia đình nghèo ở thành phố Odense, cuộc sống nghèo khổ, không lúc nào có
đủ bành mì để ăn. Đi học lại luôn bị bạn bè chê cười vì ngoại hình xấu xí. Vượt qua tất cả với ước
mơ trở thành nghệ sĩ, Andecxen đã lang thang lên thành phố Copenhaghen, đóng những vai kịch
tầm thường, làm quét dọn. Cuối cùng nghị lực và tình yêu nghệ thuật đã giúp ông thành công.
Những câu chuyện của ông mãi mãi tồn tại trong tâm trí độc giả, mang lại cho trẻ thơ niềm hạnh
phúc, thắp lên những ước mơ đẹp -> Nghị lực và tình yêu nghệ thuật là những nhân tố để thành
công.

·
·

9, Walt Disney là con thứ tư trong một gia đình nông dân nghèo, cha nghiện rượu, bài bạc. Sáu
tuổi đã phải ra đồng làm việc. Mê vẽ nhưng vì không có tiền nên ông dùng than để vẽ lên giấy vệ
sinh. Sau này cái tên W. Disney đã trở nên nổi tiếng thế giới với những bộ phim hoạt hình đỉnh
cao. W. Disney đã từng nói về bốn điều làm nên cuộc đời mình:
Tin tưởng: Tin vào bản thân mình.
Suy nghĩ: Suy nghĩ về những giá trị mà mình muốn có.

1


·
·

Mơ ước: mơ về những điều có thể đến dựa trên niềm tin vào bản thân và những giá trị của chính
mình.
Can đảm: can đảm để biến ước mơ thành hiện thực, dựa trên những niềm tin vào bản thân và
những giá trị của chính mình.
10, Chiến dịch The Earth Hours (giờ trái đất) do quỹ bảo tồn thiên nhiên quốc tế tổ chức đã nhận

được sự hưởng ứng của 62 quốc gia, hướng đến con số 1 tỷ người trên 1000 thành phố tham gia.
Tất cả đã tắt đèn vào ngày thứ bảy cuối cùng của tháng ba lúc 20h30' để ủng hộ các hoạt động
nhằm giảm thiểu những nguy cơ của sự biến đổi khí hậu toàn cầu - > mỗi chúng ta cần có những
hành động thiết thực vì môi trường.
11, Là một trong số ít người Việt Nam nhiễm HIV/ AIDS dám công khai thân phận- Phạm Thị
Huệ quê ở Hải Phòng đã được tạp chí Times bầu chọn là anh hùng Châu Á. Biết mình và chồng bị
nhiễm bệnh nhưng chị đã chiến thằng bản thân, đóng góp sức lực còn lại cho cuộc đời. 2/ 2005 chị
trở thành viên Liên Hợp Quốc. -> Chiến thắng bản thân là chiến thắng vĩ đại nhất.
12, Chu Văn An (1292- 1370)- nhà Nho, nhà hiền triết, nhà sư phạm mẫu mực cuối đời Trần, nổi
tiếng cương trực không cầu danh lợi. Ra làm quan vào đời Trần Dụ Tông (đầu thế kỉ XIV), chính
sự suy đồi, nịnh thần lũng đoạn, ông dâng sớ xin chém bảy nịnh thần ( Thất trảm sớ) nhưng không
được chấp thuận. Ông treo ấn từ quan về quê dạy học, viết sách. Ông không vì trò làm quan to mà
dựa dẫm, luôn thẳng thắn phê bình những trò thiếu lễ độ -> Tấm gương về lối sống trung thực, bất
chấp khó khăn vẫn đấu tranh cho lẽ phải….
13, Nguyễn Thị Ánh Viên (1996), cô gái đất Cần Thơ – người được mệnh danh là “siêu kình
ngư”, “cô gái thép”, trong Sea games 28 đã giành 8HCV, phá 8 kỉ lục môn bơi lội của ĐNA. Cô
còn đứng thứ 25 thế giới cự ly 400m tự do của nữ và thứ 32 thế giới nội dung 400m hỗn hợp. Hiện
cô là đại úy quân đội trẻ nhất tại Việt Nam. Ban đầu được ông nội dạy bơi, đến khi học lớp 5, Ánh
Viên được nhà trường chọn đi thi đấu tại Hội khỏe Phù Đổng cấp huyện. Với thành tích xuất sắc,
Ánh Viên tiếp tục được chọn đi thi đấu tại Hội khỏe Phù Đổng cấp thành phố. Và tại đây, Ánh
Viên đã được các huấn luyện viên của Trung tâm TDTT Quốc phòng 4 (Quân khu 9) lựa chọn. Khi
mới 16 tuổi, cô đã cao 1,7 m, sải tay dài 1,78 m, bàn chân to và có các nhóm cơ suôn dài.
Cô phát biểu tại SEA Games 28:


Tôi đã giành nhiều huy chương, phá nhiều kỷ lục ở SEA Games, nhưng tôi sẽ không ngừng
phấn đấu. Nếu tôi hài lòng với những gì đã đạt được, tôi là kẻ thất bại ngay từ bây giờ, chứ
không phải chờ tới ngày mai. Tôi không nhớ đến chiến thắng, mỗi ngày đều nỗ lực như chưa
giành được gì.


14, Chuyện của tổng thống Obama
Mơ làm tổng thống lúc 9 tuổi
Mary và Rina là hai bạn học chung lớp với ông Obama tại trường tiểu học quốc gia Menteng 01
(nay đổi tên Besuki) ở thủ đô Jakarta hồi đầu thập niên 1970 kể với BBC rằng, Obama lúc nhỏ
không phải là một đứa trẻ đặc biệt, ngoại trừ việc cậu ta có khả năng xoay xở trong mọi hoàn cảnh.
Nhưng ước mơ của cậu bé 9 tuổi mang hai dòng máu Mỹ và Kenya thì khác hẳn những đứa trẻ
khác. “Vào thời đó ở xứ Indonesia này, các bậc cha mẹ luôn thôi thúc những đứa trẻ: Con phải trở
thành bác sĩ! Con phải trở thành kỹ sư! Nhưng Obama thì viết trong sổ lưu niệm của trường rằng
cậu ta muốn trở thành một tổng thống. Và chúng tôi thầm nghĩ: Ồ, chỉ trong mơ thôi!”, Mary kể.
Nhưng ước mơ đó đã thành sự thật. Barack Obama đã đi vào lịch sử nước Mỹ khi trở thành tổng
thống da đen đầu tiên của Hợp chủng quốc siêu cường này trong cuộc bầu cử ngày 4.11.2008. Tối
19.1.2009, Ðại sứ Mỹ tại Indonesia Cameron Hume bất ngờ mời Rully Dasaad và Widiyanto đến

2


tư dinh của ông ở thủ đô Jakarta để dự một buổi tiệc truyền thống đặc biệt, mừng ông Obama nhậm
chức tổng thống nước Mỹ vào ngày hôm sau. Widiyanto là người ngồi chung ghế với ông Obama
năm lớp 3 tại trường Besuki. Hồi đó, người ta làm bàn học cho mỗi 2 học sinh, nhưng chỉ có một
ghế. Còn Rully, cháu nội của một trong những người giàu nhất Indonesia khi ấy, là người đầu tiên
kết bạn với Obama khi cậu bé người Mỹ chuyển từ trường Thiên chúa giáo Fransiskus Assisis
sang. Assisis khi ấy là trường dành cho con em người nước ngoài ở Jakarta, còn Besuki là trường
danh giá dành cho con cháu giới thượng lưu trong nước.
“Tuổi thơ dữ dội”
Barack Obama sinh ngày 4.8.1961 tại Honolulu, bang Hawaii, nơi cha mẹ ông gặp nhau. Mẹ ông là
bà Stanley Ann Dunham, người Mỹ xuất thân từ một dòng họ gốc Anh. Còn Barack Obama “cha”
là một du học sinh từ Kenya. Sau khi ly hôn năm 1964, bà Dunham tái hôn với Lolo Soetoro, du
học sinh người Indonesia tại Hawaii. Năm 1967, Soetoro phải về nước, bà Dunham và con cũng
theo về. Lấy họ cha dượng, Obama khi ấy mang tên Barry Soetoro. Bạn học ở trường Besuki quen
gọi Obama một cách thân mật là “Little Barry” (Barry bé bỏng).

Hồ sơ lưu ở trường Assisis cho hay Barry theo đạo Hồi của cha dượng, nhập học lớp 1 vào ngày
1.1.1968, và giữa năm lớp 3 thì chuyển về trường Besuki. Chỉ vào tấm ảnh chụp cả lớp ở trường
Besuki có Obama, Rully kể với báo Jakarta Post: “Lần đầu tiên Barry được đưa vào lớp, chúng tôi
tự hỏi thằng này là thằng nào, một thằng tóc quăn tít có khuôn mặt bầu bỉnh và cao quá khổ? Cậu ta
được người cha mặc quân phục đưa vào lớp. Trông cậu ta có vẻ là một đứa thú vị, lúc nào cũng
mỉm cười”.
Mới vào lớp, Barry có hơi e thẹn và chính Rully đã chủ động kết thân trước. “Barry thẳng tính
nhưng rất hòa đồng. Cậu ta rất ghét đứa nào chơi ăn gian, dù là chơi bi hay petak gebok (một dạng
bóng chày của người Indonesia). Nhưng Barry là kiểu người vui vẻ. Ðôi khi chúng tôi trêu chọc và
gọi cậu ta là “kuping pangsit” (người có vành tai giống chiếc bánh tai vạc), cậu ta chỉ cười. Cậu ta
cũng rất khiêm nhường và đôi khi chúng tôi bảo gì cậu làm nấy, ví dụ như ăn bánh bột nếp Betawi
hay trêu chọc bọn con gái”, Rully kể.
Widiyanto thì nhớ, Barry cực kỳ thông minh, thuận tay trái và vẽ rất đẹp: “Tôi nhớ chính cậu ta là
người vẽ lại các nhân vật trong các bộ truyện tranh của hãng DC (Mỹ) như truyện Ðại tá Marvel
mà Rully mang vào lớp. Hồi đó, chỉ ông nội giàu có của Rully mới mua được những bộ truyện
tranh của nước ngoài”. Theo Rully và Widiyanto, Barry làm bạn với bất kỳ ai, nhưng chỉ thân với
những bạn hiếu động và thích thể thao.
Bandung Winardijanto, cháu nội của cô Karim, hiệu trưởng trường Besuki khi ấy, kể Barry tham
gia câu lạc bộ Hướng đạo sinh, và là một đứa trẻ cực kỳ hiếu động, tinh nghịch: “Bọn tôi thường
phải trói Barry vào cột cờ vì cậu ta không bao giờ chịu đứng yên. Cậu ta giận dữ một lát, nhưng khi
được cởi trói, cậu cười toe toét và lại chạy nghịch như cũ”. Có lần cậu làm đổ hàng rào bằng gỗ của
nhà trường, hôm sau bố dượng phải đem thợ lên sửa lại. “Cậu ta đứng quan sát mấy người thợ sửa
hàng rào, như là người quản lý vậy. Thế nên chúng tôi gọi cậu ta là “tiểu quản đốc”, Bandung kể và
nói thêm Barry cũng còn có biệt danh là “thằng mi cong” vì lông mi cậu ta dài và cong vút.
Người ta cũng nhớ, những hôm đi làm muộn, bà Dunham, một nhà nhân chủng học làm việc tại
Hội hữu nghị Indonesia-Mỹ, chở Barry đến trường trên một chiếc xe đạp. Barry thường mang đến
lớp khẩu phần ăn trưa đựng trong chiếc hộp nhôm hình oval. Cậu ta cũng thường xuyên mua quà
vặt không trả tiền. Ðến cuối tuần, ông bà Soetoro ghé trường thanh toán cho chủ quán.
Tháng 8.1971, khi đang học lớp 4, Obama rời Indonesia, theo mẹ trở về Honolulu sống với ông bà
ngoại. Trong hồi ký “Ước mơ từ cha tôi” năm 1995, Obama nói rằng thời thơ ấu gia đình ông

không giàu có để có thể cho ông theo học trường quốc tế, nơi phần lớn con cái những người nước
ngoài học tập, mà phải học trường dành cho người Indonesia. Năm 2006, trong cuốn “Sự mầu
nhiệm của Hy vọng”, Obama gọi 4 năm ở Indonesia là quãng thời gian “vui sướng” khi được học ở

3


các trường địa phương, được “vui đùa trên đường phố với đám trẻ con các nông dân, thợ may, công
chức và thư ký quèn”.
15, Lizzie Velasquez (sinh năm 1989, đến từ Texas, Mỹ) được mọi người biết đến với tên gọi: cô
gái xấu xí nhất thế giới. Cô là nhà văn, diễn giả nổi tiếng, có thể truyền cảm hứng cho nhiều thế hệ.
Cô 23 tuổi, cao 1m57 nhưng chỉ nặng vỏn vẹn 25kg, đồng thời lượng mỡ cơ thể là 0%.
Thời gian trước, Lizzie Velasquez cảm thấy rất mặc cảm với thân hình kỳ dị của mình, thậm chí có
người ác miệng đã gọi cô là "Người phụ nữ xấu nhất thế giới". Song tất cả những điều khủng khiếp
đã qua, cô gái 23 tuổi giờ có thái độ sống rất tích cực và lạc quan.
Mới đây, Lizzie ra mắt bộ phim tài liệu về chính mình mang tên A Brave Heart: The Lizzie
Velasquez Story (Một trái tim dũng cảm: Câu chuyện về Lizzie Velasquez). Trailer của phim nhanh
chóng được lan tỏa.
Video Phim tài liệu về cuộc đời cô gái xấu xí Đoạn phim giới thiệu về hoàn cảnh của Lizzie
Velasquez khiến người xem xúc động.
Clip hiện hút hơn 700.000 lượt xem trên YouTube. Qua đó, cô gái người Mỹ động viên người xem
sống tích cực và chống lại nạn bắt nạt trong xã hội.
Lizzie cho biết, cô nhận ra rằng mình hoàn toàn đủ khả năng đứng lên để bảo vệ bản thân và những
người có hoàn cảnh tương tự.
Cô gái xấu nhất thế giới thành người truyền cảm hứng Vượt qua những lời chế nhạo cay độc về
ngoại hình, Lizzie Velasquez trở thành nhà văn và diễn giả nổi tiếng toàn cầu.
16, Nicholas James "Nick" Vujicic ( sinh ngày 4 tháng 12 năm 1982) là một người truyền bá
Phúc Âm và nhà diễn thuyết truyền động lực người Úc gốc Serbia, khi được sinh ra đã không có tứ
chi. Nick bị hội chứng tetra-amelia bẩm sinh, một loại rối loạn hiếm gặp, gây ra sự thiếu vắng cả 4
chi. Từ thuở ấu thơ, anh đã phải đấu tranh cả về tinh thần, tình cảm cũng như thể xác, nhưng rồi

cuối cùng anh đã quyết định đối mặt với khuyết tật của mình. Năm 17 tuổi, Nick thành lập tổ chức
phi lợi nhuậncủa riêng mình với tên gọi Life Without Limbs (nghĩa là "Cuộc sống không có tay
chân"). Vujicic đi khắp nơi trên thế giới để diễn thuyết truyền động lực về cuộc sống của
một người khuyết tật mang hy vọng và mong muốn tìm được ý nghĩa cuộc sống. Nick cũng nói về
đức tin của anh, rằng Chúa có thể sử dụng bất kì tấm lòng nào sẵn sàng làm công việc của Ngài và
rằng Chúa là đấng đắc thắng mọi sự khuyết tật. Anh đã tốt nghiệp đại học và trở thành một diễn
thuyết gia nổi tiếng về chủ đề làm chủ cuộc sống. Hiện tại Nick đang sinh sống ở Mỹ.

4



Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×