Tải bản đầy đủ (.doc) (11 trang)

pháp luật về giao dịch bảo đảm

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (149.45 KB, 11 trang )

MỞ ĐẦU
Việc xác lập và thực hiện các quyền và nghĩa vụ trong giao dịch dân sự
trước hết trên cơ sở sự tự giác của các bên. Nhưng trên thực tế không phải bất cứ
ai tham gia giao dịch dân sự đều có thiện chí trong việc thực hiện nghiêm chỉnh
các nghĩa vụ của mình.Để tạo được thế chủ động cho người có quyền trong các
quan hệ nghĩa vụ được hưởng quyền dân sự, pháp luật cho phép các bên có thể
thỏa thuận đặt ra các biện pháp bảo đảm việc giao kết hợp đồng,cũng như việc
thực hiện nghĩa vụ. Đồng thời pháp luật cũng có những quy định cụ thể về tài
sản được coi là tài sản bảo đảm cho thực hiện nghĩa vụ, đây cũng là một vấn đề
quan trọng đặt ra kho các bên thiết lập một giao dịch bảo đảm. Do vậy e xin lựa
chọn đề tài số 02: “Tài sản bảo đảm. Phân tích quy định của pháp luật và thực
tiễn áp dụng”.
NỘI DUNG
I.Tài sản bảo đảm
1.Khái niệm tài sản bảo đảm
Khái niệm tài sản bảo đảm chưa được quy định trong bất kì văn bản pháp
luật nào của nước ta. Cách hiểu về tài sản bảo đảm được rút ra từ những quy
định của biện pháp bảo đảm nói chung. Theo đó, tài sản bảo đảm được hiểu là
vật hoặc quyền được các chủ thể thỏa thuận lựa chọn để bảo đản quyền của bên
nhận bảo đảm khi có sự vi phạm nghĩa vụ được bảo đảm. Đây là khái niệm được
đúc rút ta sau khi phân tích các khía cạnh pháp lý dưới góc độ lý luận tài sản bảo
đảm là đối tượng của hợp đồng và là phương tiện để bảo đảm quyền lợi cho bên
nhận bảo đảm.
2.Điều kiện của tài sản bảo đảm
Một tài sản được dùng để làm tài sản bảo đảm phải đáp ứng được những
yêu cầu nhất định như sau:
-Tài sản bảo đảm phải thuộc quyền sở hữu của bên bảo đảm:
Bộ Luật Dân sự năm 2015 quy định đối tượng của biện pháp bảo đảm là tài
sản thành một điều luật độc lập, trong đó nhấn mạnh tài sản bảo đảm vẫn phải
thuojc quyền sở hữu của bên bảo đảm và chỉ loại trừ hai biện pháp bảo đảm là
cầm giữ và bảo lưu quyền sở hữu. Có thể nói “quyền sở hữu là căn cứ để hình


thành nên quyền đối với tài sản bảo đảm, bởi chỉ có chủ sở hữu của tài sản mới
có quyền dung tài sản của mình bảo đảm cho việc thực hiện nghĩa vụ của mình
hoặc của người khác”1.Quy định này loại bỏ phần nào rủi ro cho bên nhận bảo
đảm.
1

Hoàn thiện chế định bảo đảm thực hiện nghĩa vụ dân sự_nxb Dân trí_trang 70

11


Tuy nhiên có nhiều ý kiến cho rằng, thực chất tài sản đưa vào giao dịch bảo
đảm không phải là chuyển giao quyền chiếm hữu, sử dụng nhưng cũng chưa hẳn
ở mức độ thực hiện quyền định đoạt của chủ thể. Trong khi đó ngoài chủ sở hữu
pháp luật còn cho phép người được chủ hữu ủy quyền hoặc theo pháp luật vẫn
được quyền định đoạt (Điều 195 Bộ luật dân sự 2015). Do đó liệu rằng nên mở
rộng phạm vi những người thực hiện vai trò của người bảo dảm, có thể là chủ sở
hữu và người đuộc ủy quyền cho phép dung tài của chủ sở hữu để bảo đảm thực
hiện nghĩa vụ thì sẽ đảm bảo tính phù hợp với thực tiễn hơn.
-Có thể chuyển giao trong các giao dịch:
Điều kiện có thể chuyển giao trong giao dịch dân sự bị chi phối bởi hai yếu
tố: không bị pháp luật cấm (như hang hóa câm lưu thông) và không phải là tài
sản găn với yếu tố nhân thân, có giá trị lịch sử, tín ngưỡng, tâm linh (như đất
nghĩa trang, nhà thờ, chùa chiền, bằng tốt nghiệp đại học…).
Yếu tố có thể chuyển giao trong giao dịch bảo đảm có thể giải thích là tài
sản bả đảm có thể “bán” được, có thể chuển dịch quyền sở hữu cho người khác
để khấu trừ cho giá trị của nghĩa vụ được bảo đảm.
-Tài sản bảo đảm phải là tài sản không có tranh chấp, không là đối tượng
đang bị kê biên, áp dụng các biện pháp khẩn cấp tạm thời, không có quyết định
trưng thu trưng mua.

-Tài sản bảo đảm có thể mô tả chung nhưng phải xác định được:
Vì tài sản bảo đảm có thể là tài sản hình thành trong tương lai, tài sản hiện
có nên luật đã dự liệu quy định “ tài sản bảo đảm co thể là tài sản hiện có hoặc
tài sản hình thành trong tương lai” (khoản 3 điều 295 Bộ Luật dân sự 2015). Mô
tả chung tức là không thể cụ thể hóa loại tài sản đó –vì thực tế nó chưa hình
thành hoặc chưa hình thành một cách đồng bộ nhưng phải xác định được –tức là
có cơ chế xử lí chính xác loại tài sản đó khi phát sinh vấn đề xử lý tài sản bảo
đảm.
-Giá trị của tài sản bảo đảm có thể lớn hơn, bằng hoặc nhỏ hơn giá trị
nghĩa vụ được bảo đảm:
Thông thường giá trị tài sản bảo đảm phải lớn hơn giá trị nghĩa vụ được
bảo đảm để khi xử lý tài sản bảo đảm thì số tiền thu được từ việc bán tài sản bảo
đảm đẻ thanh toán các nghĩa vụ tài chính. Tuy nhiên các bên có thể tự thỏa
thuận giá trị bảo đảm bằn hoặc nhỏ hơn giá trị nghĩa vụ bảo đảm. Trường hợp
này nếu tàn sản bị xử lý thì bên nhận bảo đảm có thể bị thiệt hại khi bên bảo
đảm không còn tài sản khác để thanh toán.
-Quyền của bên nhận bảo đảm đối với tài sản bảo đảm

11


Các quyền của bên nhận bảo đảm đối với tài sản bảo đảm không bị chấm
dứt hoặc vô hiệu bởi các giao dịch được thiết lập sau đó liên quan đến tài sản
bảo đảm. “Mọi sự thay đổi đối với tài sản bảo đảm ban đầu không làm mất đi
tính bảo đảm của nó với bên nhận bảo đảm bởi bên nhận bảo đảm hướng tới
giá trị của tài sản bảo đảm chứ không phải là các hình thức tồn tại của tài sản
bảo đảm”2.
3.Tài sản được dùng để bảo đảm thực hiện nhều nghĩa vụ
Theo Điều 296 Bộ Luật dân sự 2015 có quy định về một số tài sản dùng dể
bảo đảm cho nhiều nghĩa vụ ở đó tài sản phải đảm bảo một số điều kiện sau:

Thứ nhất là có sự đồng ý xác lập các biện pháp bảo đảm đó từ các chủ thể
của nhiều quan hệ nghĩa vụ.
Thứ hai là giá trị tài sản tại thời điểm xác lập giao dịch bảo đảm lớn hơn
tổng giá trị các nghĩa vụ được bảo đảm. Ví dụ A sở hữu một chiếc ô tô trị giá 2
tỷ đồng, A thảo thuận thế chấp chiếc ô tô đó cho B để vay khoản tiền 500 triệu
đồng. Sau đó A vay C 1 tỷ và cũng thế chấp chiếc ô tô đó.
Tuy nhiên pháp luật cũng dự trù những trường hợp mà các chủ thể có thỏa
thuận khác hoặc pháp luật có quy định khác nên nguyên tắc này không mang
tính tuyệt đối. Dù các bên trong nghĩa vụ dân sự không thỏa thuận hoặc thỏa
thuận trái với những nguyên tắc nêu trên thì thì pháp luật vẫn tôn trọng và bảo
đảm thực hiện.
Một tài sản có thể dùng để bảo đảm nhiều nghĩa vụ đối với một người nhận
bảo đảm. Trường hợp này các bên thỏa thuận trong giao dịch bảo đảm. Nếu một
tài sản bảo đảm nhiều nghĩa vụ của nhiều người nhận bảo đảm mà các bảo đam
xác lập không cùng nhau thì người bảo đảm phải thông báo cho những người
nhận bảo đảm sau biết và quyết định có nhận bảo đảm hay không.
4.Phân loại tài sản bảo đảm
4.1.Tài sản bảo đảm là vật, quyền, tiền hoặc giấy tờ có giá
Tài sản bảo đảm thông thường tồn tại dưới dạng vật hoặc quyền tài sản.
Vật là một bộ phận của thế giới vật chất. Vật hiểu theo khái niệm pháp lý là
tài sản và tài sản là vật hữu hình. Tuy nhiên không phải mọi vật chất đều được
coi là tài sản trong giao dịch dân sự. Vật đó phải thuộc quyền sở hữu của bên
bảo đảm và được phép giao dịch.
Quyền tài sản được hiểu là “quyền của cá nhân, tổ chức được pháp luật
cho phép thực hiện hành vi xử sự đối với tài sản của mình và yêu cầu người
khác phải thực hiện một nghĩa vụ đem lại lợi ích vật chất” 3. quyền tài sản có
2

Hoàn thiện chế định về bảo đảm nghĩa vụ dân sự _nxb Dân trí_trang 72.


3

Bình luận khoa học Bộ luật Dân sự 2015_TS Nguyễn Minh Tuấn (chủ biên)_nxb Tư pháp_trang 176.

11


những loại như quyền sử dụng đất, quyền thuê mướn, quyền đòi nợ, quyền sở
hữu đối với phát minh sáng chế kiểu dáng công nghiệp, quyên bề mặt, quyền
hưởng dụng…Các quyền này giá trị được bằng tiền. Lưu ý rằng quyền sư dụng
đất không phải trường hợp nào cũng được coi là tài sản bảo đảm. Một số trường
hợp quyền sử dụng đất không được dùng để thế chấp ví dụ như Đất dduwwojc
nhà nước giao đất không thu tiền sử dụng đất (trừ đất nhà nước). tổ chức kinh tế
được nhà nước giao đất có thu tiền sử dụng đất mà tiền sử dụng đất đã trả có
nguồn gốc từ ngân sách nhà nước, đất thuê của nhà nước trả tiền hàng năm, đất
đang có tranh chấp, đất hết thời hiệu sử dụng đất…
Giấy tờ có giá là các loại giấy tờ có giá trị và có thể thanh toán, trao đổi.
Tuy nhiên, việc lưu thông giấy tờ có giá phải theo quy định của pháp luật.
Không phải giấy tờ có giá nào cũng được coi là tài sản bảo đảm.
4.2.Động sản và bất động sản
Tài sản bảo đảm còn được chia thành động sản và bất động sản.
Theo đó, động sản là những tài sản không phải là bất động sản, có tính
chất thì động sản là những tài sản có thể dịch chuyển mà không làm ảnh hưởng
đến công dụng của tài sản. Bất động sản là tài sản không di dời được, nếu bị di
dời thì công dụng của tài sản không còn hoặc không thể di dời như đất đai.
Việc mang động sản, bất động sản đi thế chấp lại có những sự khác biệt về
trình tự, thủ tục. Ví dụ như khi thế chấp bất động sản cần phải có công chứng,
chứng thư, hợp đồng công chứng, đăng kí theo thủ tục xác định còn động sản thì
không cần thiết phải công chứng, thủ đăng kí là thông báo rất đơn giản. Bất
động sản dung để bảo đảm phàn lớn phải được gắn liền với một chuỗi các quyền

sở hữu đối với tài sản đó ngược lại đa số động sản dùng để bảo đảm không có
bằng chứng nào về quyền sở hữu của nó cả…
4.3.Tài sản hiện có và tài sản hình thành trong tương lai
Tài sản hiện có được xác định rõ về sự tồn tại của mình về mặt vật chất và
pháp lý. Cụ thể, là tài sản đó đã hình thành và được chủ thể xác lập quyền sở
hữu, quyên khác đối với tài sản. Thời điểm xác lập quyền đối với tài sản hiện có
có thể là trước hoặc tại thời điểm xác lập giao dịch.
Tài sản hình thành trong tương lai bao gồn hai loại là tài sản chưa hình
thành và tài sản và tài sản hoàn thành hiện diện trên thực tế nhưng quyền sở hữu
được xác lập sau thời điểm giao dịch. Ví dụ A vay tiền B để mua ô tô, để bảo
đảm khoản vay, A thế chấp chiếc ô tô đó. Như vậy, tại thời điểm thực hiện hợp
đồg vay tiền thì chiếc xe đó chưa thuộc sở hữu của A.
Trong trường hợp bảo đảm thực hiện nghĩa vụ bằng tài sản hình thành
trong tương lai thì khi bên bảo đảm có quyền sở hữu một phần hoặc toàn bộ tài
sản bảo đảm, bên nhận bảo đảm có các quyền đối với một phần hoặc toàn bộ tài
11


sản đó. Đối với tài sản pháp luật quy định phải đăng ký quyền sở hữu mà bên
bảo đảm chưa đăng ký thì bên nhận bảo đảm vẫn có quyền xử lý tài sản khi đến
hạn xử lý.
5.Xử lý tài sản bảo đảm
Xử lí tài sản bảo đảm là quá trình thực thi quyền của bên nhận bảo đảm
thông qua địh đoạt quyên sở hữu đối với tài sản bảo đảm.
5.1.Căn cứ xử lý tài sản bảo đảm
Các trường hợp xử lý tài sản bảo đảm được Bộ luật dân sự 2015 quy định
tại Điều 299, theo đó các căn cứ để tài sản bảo đảm bị xử lý là:
-Thứ nhất, tài sản bảo đảm sẽ bị xử lý khi đến hạn mà bên có nghĩa vụ
không thực hiện hoặc thực hiên không đúng nghĩa vụ của mình. Nghĩa vụ phadt
sinh trên cơ sở các bên thỏa thuận hoặc do pháp luật quy định.

-Thứ hai, bên có nghĩa vụ phải thực hiện nghĩa vụ được bảo đảm trước thời
hạn do vi phạm nghĩa vụ theo thỏa thuận hoặc theo quy định của luật mà không
thuejc hiện nghĩa vụ đó trong thời hạn bên nhận bảo đảm đã ấn định. Đây là
trường hợp bên có nghĩa vụ trong hợp đồng có nghĩa vụ được bảo đảm vi phạm
nghĩa vụ trong quá trình thực hiện hợp đồng mà sự vi phạm là điều kiện để bên
kia chấm dứt hợp đồng.
-Thứ ba, các bên có thể thỏa thuận hoặc pháp luật quy định.
5.2.Phương thức xử lý tài sản bảo đảm
Khi có căn cứ để xử lý tài sản bảo đảm nghĩa vụ, bên nhân bảo đảm có thể
xử lý tài sản bảo đảm theo một trong các phương thức đã được pháp luật về xử
lý tài sản bảo đảm tại các điều luật Điều 303 phương thức xử lý tài sản cầm cố
thế cháp, Điều 304 về bán tài sản cầm cố thế chấp, Điều 59 Nghị định
163/2006/NĐ-CP về các phương thức xử lý tài sản bảo đảm theo thỏa thuận,
Điều 58 Nghị định 163/NĐ-CP về nguyên tắc xử lý tài sản bảo đảm.
Theo đó, bên nhận bảo đảm được xử lý tài sản bảo đảm theo thỏa thuận,
trong trường hợp không có thỏa thuận, tài sản được bán đấu giá theo quy định
của pháp luật. Bên nhận bảo đảm được quyền xử lý tài sản bảo đảm theo một
trong các phương thức sau đây:
-Bán tài sản bảo đảm
-Bên nhận bảo đảm nhận tài sản để thay thế cho việc thực hiện nghĩa vụ
của bên bảo đảm.
Phương thức này chỉ được thực hiện khi các bên thỏa thuận và nội dung
của phương thức này hoàn toàn do các bên quyết định thông qua sự thỏa thuận.

11


Trong trường hợp nội dung chưa được xác định cụ thể thì việc thanh toán nghĩa
vụ được xác định theo các trường hợp sau:
+Nếu bên bảo đảm là bên bảo lãnh mà nghĩa vụ bảo lãnh không có biện

pháp bảo đảm kèm theo và phạm vi bảo lãnh là toàn bộ nghĩa vụ thì bên bảo
lãnh phải chuyển giao tài sản cho bên nhận bảo đảm các tài sản sao cho tổng giá
trị của tài sản đó bằng với tổng giá trị được bảo lãnh.
+Nếu bên bảo đảm là bên bảo lãnh mà nghĩa vụ bảo lãnh không có biệ
pháp bảo đảm kèm theo và các bên đã thỏa thuận về phạm vi nghĩa vụ dduwwjc
bảo lãnh thì bên bảo lãnh phải chuyển giao tài sản cho bên nhận bảo lãnh các tài
sản sao cho tổng giá trị của tài sản đó bằng với giá trị tương ứng với phạm vi
bảo lãnh.
+Nếu bên bảo đảm là bên bảo lãnh mà nghĩa vụ bảo lãnh có biện pháp bảo
đảm kèm theo thì bên bảo lãnh chỉ phải giao tài sản là đối tượng của biện pháp
bảo đảm kèm theo cho bên nhận bảo đảm.
+Nếu bên bảo đảm là bên có nghĩa vụ hì giao cho bên nhận bảo đảm các tài
sản la đối tượng củ biện pháp bảo đảm.
-Trực tiếp nhận các khoản tiền hoặc tài sản khác từ bên thứ ba trong trường
hợp thế chấp quyền đòi nợ.
-Bán đấu giá tài sản:Bên nhận bảo đảm chỉ được đem tài sản bảo đảm đi
đấu giá trong trường hợp các bên không có thỏa thuận khác về việc xử lí tài sản.
Trong trường hợp này, bên nhận bảo đảm có quyền yêu cầu trung tâm bán đấu
giá tại địa phương nơi người bảo đảm ở hoặc nơi có trụ sở để thực hiện bán đấu
giá.
5.3.Định giá tài sản bảo đảm
Khi xử lý tài sản bảo đảm cần phải định giá tài sản một cách khách quan
đảm bảo quyền và lợi ích của các chủ thể liên quan đến giá trị của tài sản được
định giá. Điều 306 Bộ luật dân sự 2015 quy định phương thức định giá tài sản
như sau:
“1. Bên bảo đảm và bên nhận bảo đảm có quyền thỏa thuận về giá tài sản
bảo đảm hoặc định giá thông qua tổ chức định giá tài sản khi xử lý tài sản bảo
đảm.
Trường hợp không có thỏa thuận thì tài sản được định giá thông qua tổ
chức định giá tài sản.

2. Việc định giá tài sản bảo đảm phải bảo đảm khách quan, phù hợp với
giá thị trường.

11


3. Tổ chức định giá phải bồi thường thiệt hại nếu có hành vi trái pháp luật
mà gây thiệt hại cho bên bảo đảm, bên nhận bảo đảm trong quá trình định giá
tài sản bảo đảm”
II. Thực tiễn áp dụng
1.Một số bất cập trong quy định của pháp luật về tài sản bảo đảm
1.1.Những vướng mắc khi xác định quyền sở hữu của tài sản bảo đảm
Bên nhận bảo đảm chỉ có thể xử lý được tài sản bảo đảm nếu tài sản thuộc
quyền sở hữu hợp pháp của bên bảo đảm. Tuy nhiên trong thực tế bên nhận bảo
đảm thường gặp vướng mắc rất lơn trong việc xác định tính thật giả của giấy tờ
đăng kí quyền sở hữu tài sản bảo đảm, giấy chứng nhận quyền sử dụng đất thế
chấp. Một số bên nhận bảo đảm đã gặp phải những thủ đoạn tinh vi của bên bảo
đảm như làm giả giấy chứng nhận quyền sử hữu tài sản thế chấp cho ngân hàng
hay để bán tài sản thế chấp hoặc dùng để thế chấp tiếp theo; khai báo mất giấy
tờ gốc để xin cấp lại phó bản các giấy tờ trên và thực hiện các giao dịch tiếp theo
trên tài sản thế chấp; dùng bản phô tô màu giấy chứng nhận quyền sở hữu xe ô
tô để giao cho ngân hang vay vốn, còn bản gốc thì dùng để bán xe ô tô đã thế
chấp cho người khác. Nạn giấy chứng nhận quyền sử dụng đất giả tràn lan cũng
là nguy cơ rủi ro mà bên nhận bảo đảm dễ gặp phải.
Thứ hai, vướng mắc liên quan đến hậu quả pháp lý của việc ghi tên chủ sở
hữu trên giấy tờ đăng ký sở hữu tài sản bảo đảm không đúng với các căn cứ xác
lập quyền sở hữu theo luật định. Ví dụ các giao dịch xác lập quyền sở hữu
không phù hợp với quy định của pháp luật do nhầm lẫn, lừa dối, đe dọa, do
người giao kết không có năng lực hành vi dân sự và bị tuyên bố vô hiệu…nhưng
các chủ thể trong giao dịch đã hoàn tất thủ tục sang tên quyền sở hữu đối với tài

sản đó. Người được sang tên đã dùng tài sản này để bảo đảm cho việc thực hiện
nghĩa vụ thì giao dịch bảo đảm có bị tuyên vô hiệu hay không? Từ đây mà xảy
ra nhiều vấn đề tranh chấp trong đảm bảo nghĩa vụ.
1.2.Một số tài sản bảo đảm cụ thể
-Tài sản bảo đảm là hàng hóa luân chuyển trong quá trình sản xuất kinh
doanh.
Đây là một loại tài sản chiếm vị trí quan tâm hàng đầu đối với các doanh
nghiệp kinh doanh vừa và nhỏ khi dùng chúng làm tài sản bảo đảm vay vốn
ngân hàng. Tuy nhiên với quy định ở Khoản 4, 5 Điều 321 Bộ luật dân sự 2015
mới chỉ dừng lại ở quy định mang tính chung chung, các bên chủ thể trong quan
hệ thế chấp khó có thể xác định chính xác để áp dụng pháp luật vào đời sống
thực tiễn. Quy định của pháp luật cho phép bên thế chấp được quyền bán tài sản
thế chấp tại khoản 4 Điều 321“Được bán, thay thế, trao đổi tài sản thế chấp,
nếu tài sản đó là hàng hóa luân chuyển trong quá trình sản xuất, kinh doanh.
11


Trong trường hợp này, quyền yêu cầu bên mua thanh toán tiền, số tiền thu được,
tài sản hình thành từ số tiền thu được, tài sản được thay thế hoặc được trao đổi
trở thành tài sản thế chấp”. Điều này đã gây ra nhiêu bất cập trong thực tiễn cho
bên nhận thế chấp. Đó là bên nhận thế chấp bị tước đi quyền được theo dõi,
kiểm tra tài sản thế chấp bởi phap luật không quy định nghĩa vụ thông báo cũng
như nội dung phải thông báo của bên thế chấp đối với bên nhận thế chấp khi bán
tài sản thế chấp là hàng hóa luân chuyển trong quá trình kinh doanh, vì vậy mà
bên nhận thế chấp không biết được ai là người mua tài sản thế chấp, hoặc biết
người mua thì cũng đã muộn, gia dịch mua bán đó đã hoàn tất không thể đòi lại
tài sản bảo đảm. “Đồng thời quy định “quyền yêu cầu bên mua thanh toán tiền,
số tiền thu được, tài sản hình thành từ số tiền thu được, tài sản được thay thế
hoặc được trao đổi trở thành tài sản thế chấp” đã chuyển biện pháp bảo đảm
đang có tính vật quyền trở thành có tính trái quyền, tức là giảm độ an toàn của

biện pháp bảo đảm đã được xác lập giữa các bên”4.
-Tài sản bảo đảm là tài sản hình thành trong tương lai:
Việc thiếu các căn cứ pháp lý để khẳng định tài sản mới, tài sản sẽ có xác
lập quyền sở hữu cho bên bảo đảm là một bất cập lớn mà các bên trong quan hệ
phải đối mặt. Đối với loại tài sản phải đăng kí quyền sở hữu thì tài sản đó phải
có giấy chứng nhận quyền sở hữu: điều này là không thể đối với tài sản trong
tương lai vì nó chưa hình thành hoặc hình thành nhưng chưa xác lập quyền sở
hữu cho bên thế chap thì không có cơ quan nào cấp giấy chứng nhận quyền sở
hữu tài sản. Từ đó kéo theo hàng lọat những vướng mắc tiếp theo như không thể
công chứng hợp đồng và không đăng kí được giao dịch thế chấp.
- Tài sản bảo đảm là quyền sở hữu trí tuệ
Quyền sở hữu trí tuệ là loại quyền có gía trị trong một thời hạn nhất định,
đó là thời hạn có hiệu lực của văn bảo bảo hộ theo từng đối tượng tài sản cụ thê.
Mỗi một đối tượng thuộc quyền sở hữu khác nhau có thời hạn khác nhau nên khi
lựa chọn tài sản này làm tài sản thế chấp, bên nhận bảo đảm phải cân nhắc về
thời hạn của nghĩa vụ được bảo đảm đối với thời hạn còn lại rong văn bản bảo
hộ của các đối tượng là quyền sở hữu trí tuệ vì rất có thể xảy ra trường hợp tài
sản bảo đam này đã mất trước khi có thể xử lý được chúng. Mặt khác, rất khó
khan trong việc định giá được giá trị của loại tài sản này. Tại Việt Nam chưa
thành lập được một tổ chức định giá được loại tài sản là quyền sở hữu trí tuệ
này.
2.Thực tiễn xử lý tài sản bảo đảm
Trong việc xử lý tài sản bảo đảm thường gặp phải một số khó khan vướng
mắc như sau:
4

Hoàn thiện chế định bảo đảm thực hiện nghĩa vụ dân sự_TS Phạm Văn Tuyết (chủ biên)_nxb Dân trí_trang
272.

11



-Khi xử lý tài sản bảo đảm tiền vay theo phương thức mà các bên thỏa
thuận trong hợp đồng bảo đảm thường gặp phải sự chống đối, gây trở ngại từ
phía người bảo đảm. Mặt khác thường bị các cơ quan có thẩm quyền từ chối
thực hiện thủ tục chuyển, đăng kí quyền sở hữu đối với tài sản xử lý cho người
mua, nhận chuyển nhượng tài sản đó (về nguyên tắc các cơ quan này chỉ thực
hiện thủ tục này khi có sự đồng ý của chủ sở hữu tài sản bị xử lý). Vì vậy, trên
thực tế, hầu như bên nhận bảo đảm không thể tự nhận hay tự bán tài sản được
nếu tài sản phải có giấy tờ đăng kí quyền sở hữu.
-Nếu tài sản là nhà ở và người bảo đảm không có nơi ở khác thì hầu như
việc xử lý tài sản không thực hiện được. Thậm chí ngay trong trường hợp bên
nhận bảo đảm khởi kiện và đã được Tòa án chấp nhận yêu cầu bằng một bản án
có hiệu lực thì trước khi thi hành bản án, cơ quan thi hành án cũng yêu cầu các
bên thỏa thuận về việc mua nơi ở mới cho người bị thi hành án vì cơ quan thi
hành án không thể cưỡng chế người phải thi hành án ra khỏi căn nhà khi họ
không có chỗ ở khác, đồng thời cơ quan thi hành án cũng cần một nơi để tập kết
tài sản của người bị thi hành án để cưỡng chế thi hành.
-Trường hợp trong thời hạn thế chấp, bên bảo đảm đã sử dụng tài sản đó
làm phương tiện phạm tội. Khi xử lí hình sự, cơ quan tiến hành tố tụng đã tịch
thu tài sản làm cho nghĩa vụ được bảo đảm hợp pháp trở thành nghĩa vụ không
có tài sản bảo đảm khi đó bên nhận bảo đảm phải gánh chịu rủi ro không thể
lường trước dù mình không có lỗi.
- Một trong các phương thức xử lý tài sản bảo đảm là bán đấu giá tài sản.
Thực tiễn cho thấy, hoạt động xử lý tài sản bảo đảm rất cần sự hỗ trợ từ chính
các quy định và sự hoạt động chuyên nghiệp của tổ chức đấu giá và tổ chức định
giá bán tài sản. Tuy nhiên, trong bối cảnh nước ta hiện nay, hoạt động định giá
chưa mang tính phổ biến và chuyên nghiệp, nên việc xác định giá bán tài sản
bảo đảm gặp nhiều khó khăn, thậm chí phát sinh nhiều tranh chấp, ảnh hưởng
đến tiến độ xử lý tài sản bảo đảm.


11


KẾT LUẬN
Thời gian qua, pháp luật về xử lý tài sản bảo đảm đã góp phần tạo lập một
môi trường pháp lý an toàn, thuận lợi cho quá trình xử lý tài sản bảo đảm, giúp
bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của các bên tham gia giao dịch. Tuy nhiên, bên
cạnh những kết quả đã đạt được, các quy định của pháp luật hiện hành vẫn chưa
thực sự đáp ứng đầy đủ nhu cầu điều chỉnh của thực tiễn xử lý tài sản bảo đảm.
Do đó, về lâu dài, cần phải thiết lập một hệ thống pháp luật về giao dịch bảo
đảm, trong đó, có quy định về tài sản bảo đảm và xử lý tài sản bảo đảm thực sự
đồng bộ, hoàn thiện.
Trên đây là toàn bộ bài làm của em, trong quá trình làm em không tranh
khỏi những thiếu sót rất mong nhận được sự góp ý của các thầy cô để bài làm
của em hoàn thiện hơn. Em xin chân thành cảm ơn!

11


TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Bộ luật Dân sự 2015
2. Luật Đất đai 2013
3. Nghị định 163/2006/NĐ-CP ngày 29 tháng 12 năm 2006 của Chính Phủ
về Giao dịch bảo đảm.
4. Nghị định 11/2012/NĐ-CP ngày 22 tháng 2 năm 2012 về sửa đổi. bổ
sung một số điều của Nghị định 163/2006/NĐ-CP ngày 20 tháng 12
năm 2006 về giao dịch bảo đảm.
5. Bình luận khoa học Bộ luật Dân sự năm 2015, tác giả Nguyễn Minh
Tuấn, nxb Tư Pháp

6. Hoàn thiện chế định bảo đảm thực hiện nghĩ vụ dân sự, TS. Phạm Văn
Tuyết, nxb Dân Trí.
7. Hướng dẫn môn học luật Dân sự tập 2, TS. Phạm Văn Tuyết, TS. Lê
Kim Giang, nxb Lao Động.
8. Bình luận nhũng điểm mới của Bộ Luật dân sự năm 2015, tác giả
Nguyễn Minh Tuấn, nxb Tư pháp.

11



×