Tải bản đầy đủ (.docx) (11 trang)

thuyết tội phạm học bẩm sinh của Cesare lombroso

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (345.33 KB, 11 trang )

MỤC LỤC
Trang
MỞ ĐẦU…………………………………………………………………...
1
GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ……………………………………………………
1
I. Thuyết tội phạm học bẩm sinh của Cesare Lombroso…………………..
1
1.
Hoàn cảnh ra đời……………………………………………………..
1
2.
Nội dung của thuyết tội phạm bẩm sinh ……………………………
2
3.
Ý nghĩa………………………………………………………………
3
4.
Hạn chế của thuyết tội phạm học bẩm sinh………………………….
4
II. Một số vụ án thực tế……………………………………………………..
4
1.
Đâm chồng 18 nhát rồi vứt xác xuống sông…………………………
5
2.
Vụ án giết người cướp của ở tiệm vàng Ngọc Bích…………………
5
3.
Vụ án nổ súng gây chấn động Phú Quốc…………………………….
7


4.
Vụ án giết người ở Lai Châu………………………………………...
8
5.
Vụ án giết người ở Bình Phước……………………………………..
8
KẾT LUẬN…………………………………………………………………
9
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO…………………………………..
10

MỞ ĐẦU
1


Tội phạm đang là một vấn đề nan giải của xã hội. Làm thế nào để hạn chế sự phát
triển của tội phạm là một câu hỏi được đặt ra đối với tất cả các quốc gia trên thế giới.
Để trả lơi cho câu hỏi này trước hết ta phải tìm ra nguyên nhân của tội phạm để từ đó
mới có thể đưa ra hướng giải quyết phù hợp. Nhằm đáp ứng nhu cầu đó ngành nghiên
cứu tội phạm học đã ra đời, nhiều thuyết tội phạm học đã được sản sinh nói về nguyên
nhân của tội phạm. Trong đó có thuyết tội phạm học bẩm sinh của nhà tội phạm học
Cesare Lombroso.
Để làm rõ hơn thuyết tội phạm học này của Lombroso em xin chọn đề tài: “Trình
bày hoàn cảnh ra đời, nội dung, ý nghĩa và hạn chế của thuyết “tội phạm học bẩm sinh
của Cesare lombroso”, từ đó liên hệ với một số vụ án (ít nhất 3 vụ) về tội phạm có tính
bạo lực xảy ra ở nước ta trong thời gian gần đây.” Cho bài tiểu luận học kỳ của mình.
Do kiến thức còn nhiều hạn chế nên trong quá trình phân tích, đánh giá vấn đề còn
nhiều hạn chế. Kính mong quý thầy cô bỏ qua và góp ý thêm.
Em xin chân thành cảm ơn!


GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ
I. Thuyết tội phạm học bẩm sinh của Cesare Lombroso.
1.

Hoàn cảnh ra đời.

Đến cuối thế kỷ XVIII, trường phái tội phạm học cổ điển không còn phát triển như
trước nữa, điểm nhấn “tự do ý chí, sự lựa chọn của cá nhân là nguyên nhân dẫn đến tội
phạm” đã bộc lộ những hạn chế nhất định. Trong khi đó các ngành khoa học xã hội,
khoa học tự nhiên trên thế giới đang phát triển nhanh chóng. Môi trường tri thức ngày
càng có những thành tựu, những bước đi mới, có tính chất đột phá. Đồng thời, các nhà
tội phạm học thời kỳ này đã hướng sự nghiên cứu của mình vào người phạm tội. Họ cho
rằng con người không phải hoàn toàn được tự do lựa chọn việc thực hiện tội phạm, có
những nhân tố nằm ngoài sự kiểm soát của họ dẫn đến hành vi phạm tội.
August Comte là người đi đầu cho kỷ nguyên thực chứng. Ông cho rằng không thể
có kiến thức thực tế về các hiện tượng xã hội nếu như không tiếp cận bằng khoa học
thực chứng. Tuy nhiên quan điểm của ông chưa đủ mạnh để cho ra đời tội phạm học
thực chứng. Chỉ đến khi Charles Darwin cho ra đời “thuyết tiến hoá của muôn loài” thì
các nhà tội phạm học cấp tiến mới có cơ sở để ra đời luận điểm mới.
2


Sự ra đời quan điểm của August Comte cùng với thuyết tiến hoá của Darwin đã tạo
cơ sở cho sự ra đời của một trường phái tội phạm học mới chuyển từ tư tưởng của triết
học sang việc sử dụng các phương pháp khoa học để nghiên cứu về người phạm tội,
hành vi phạm tội. Từ những cơ sở trên Cesare Lombroso đã cho ra đời công trình
nghiên cứu mới dựa trên những chân dung và hình ảnh của tù nhân đã chết.
2.

Nội dung của thuyết tội phạm bẩm sinh .


Thuyết tội phạm học bẩm sinh là việc giải thích tội phạm dựa trên những đặc điểm
bẩm sinh trên cơ thể con người những đặc điểm này vốn dĩ đã được hình thành từ khi
con người được sinh ra. Những người có đầy đủ các đặc điểm này theo Lombroso là
những người có nguy cơ phạm tội cao.
Lombroso đã áp dụng nhiều phương pháp hiện đại như đo hộp sọ, thống ke số
lớn….để nghiên cứu nguyên nhân tội phạm.
Sự nghiên cứu của Lombroso dựa vào hình ảnh, chân dung của tù nhân đã chết.
Thông qua việc nghiên cứu hộp sọ, diện mao khuôn mặt và hình dáng con người để
đoán biết được đó có phải là tội phạm bẩm sinh hay không. Từ sự nghiên cứu trên ông
đã chỉ ra những đặc trưng bẩm sinh của những người được coi là tội phạm.
Những người được coi là tội phạm bẩm sinh là những người không có sự hoàn
thiện về sinh học so với những người bình thường, và về mặt sinh lý học, người phạm
tội giống với động vật hơn so với những người khác. Họ có những đặc điểm giống với
tổ tiên của loài người hơn.
Từ việc nghiên cứu kỹ lưỡng các mẫu xương ông đã làm rõ khái niệm: “giấu vết
lại giống”. Giải thích nguyên nhân của tội phạm, ông đã chỉ ra rằng những người phạm
tội bẩm sinh là những người có 5 đặc điểm sau đây:






Miệng rộng và hàm răng khoẻ, những dặc điểm của loài ăn thị sống, trán dốc,
ngắn;
Xương gò má nhô cao, mũi bẹt;
Tai hình dáng quai xách (dáng vểnh);
Mũi diều hâu, môi to dày, mắt gian giảo, lông mày rậm;
Không nhạy cảm với đau đớn, cánh tay dài hơn cẳng chân giống như loài khỉ đi

lại trên mặt đất.

3


Ngoài những đặc điểm trên còn có một số những đặc điểm khác như: hộp sọ to hơn
hoặc nhỏ hơn mức bình thường so với vùng người đó sống; Gương mặt bất đối xứng
hai mắt và hai tai ở những độ cao thấp khác nhau hoặc kích thước không tương
xứng.
Theo Lombroso, gần 90% người phạm tội thực hiện tội phạm là do ảnh hưởng của
loài giống. Ông chia tội phạm bẩm sinh thành 3 trường hợp:




Tội phạm thần kinh: đây không phải là tội phạm bẩm sinh, mà là do sự thoái hoá
của thần kinh và đạo đức.
Criminoloid là trường hợp một số người trở thành tội phạm do tác động của môi
trường sống.
Tội phạm bị kích động bởi sự giận dữ là tội phạm bị chi phối bởi cảm xúc như
ghen tuông, căm ghét, cảm giác bị tổn thương….

Bên cạnh đó Lombroso cũng nghiên cứu chuyên sâu về tội phạm do nữ giới thực
hiện. Trên cơ sở đó ông kết luận rằng nữ giới ít phạm tội hơn nam giới và sự phạm tội
được thể hiện bởi vài sự thoái hoá. Đồng thời ông cũng lý giải vấn đề phạm tội có tính
chất bạo lực của nữ giới dựa theo “giả thuyết về hành vi nam tính” và thể hiên sự đỏng
đảnh của mình. Đồng thời ông còn coi tội phạm nữ giới như là gái mại dâm. Qua nghiên
cứu ông cho rằng có một số yếu tố sinh học của nữ giới có ảnh hưởng, tác động đến việc
phạm tội của nữ giới. Đó là: giải phẫu sinh học và sinh học của nữ giới; giác quan và sự
nhạy cảm của nữ giới; phản ứng và sức mạnh của nữ giới thời kỳ kinh nguyệt; nhân

chủng học nữ giới; tội phạm nữ bẩm sinh; tội phạm nữ nhất thời; tính thiện và ác thời kỳ
nữ giới mang thai; tội phạm từ sự đam mê của nữ giới; nguồn gốc của mại dâm; mại
dâm nữ bẩm sinh và mại dâm nữ nhất thời…
Đối với việc phòng ngừa tội phạm bẩm sinh ông cho rằng cần hoàn thiện các biện
pháp phòng ngừa tác động đối với người phạm tội. Cần chủ động phòng ngừa tội phạm,
nên biệt lâp những người này khỏi xã hội mà không cần đợi đến lúc họ phạm tội. Tuy
nhiên cũng cần đối xử nhân đạo với người phạm tội và không nên áp dụng hình phạt tử
hình.
3.

Ý nghĩa.

Thuyết tội phạm bẩm sinh phần nào đã lý giải được nguyên nhân của tội phạm dựa
trên cơ sở khoa học mà không phải dựa trên tư tưởng triết học như trường phái cổ điển.
Giúp cho các nhà tội phạm học tiếp cận gần hơn nguyên nhân của tội phạm.
4


Công trình nghiên cứu của ông đã đánh dấu mốc cho sự ra đời của tội học phạm
hiện đại. Ông chính là cha đẻ của ngành tội phạm học hiện đại.
Những nghiên cứu của ông đã dẫn đến sự ra đời thuyết định mệnh sinh học làm
thay đổi về bản chất vấn đề mà các học giả đi trước đã kết luận.
Thuyết tội phạm học bẩm sinh của Lombroso có ảnh hưởng vô cùng to lớn đối với
thời đại và cả sang tận thế kỷ XX, XXI, và cả ngày nay.
4.

Hạn chế của thuyết tội phạm học bẩm sinh.

Kết luận của ông chỉ giải thích được phần nào nguyên nhân của tội phạm nhưng
không giải đáp được hết nguyên nhân của tất cả các tội phạm nói chung.

Ông chỉ nhấn mạnh tới đặc điểm sinh học của cá nhân mà coi nhẹ vai trò của yếu
tố môi trường sống cũng như tác động của môi trường sống đối với cá nhân.
Những đặc điểm mà ông nêu ra không phải cá nhân nào có cũng là người phạm tội,
có những trường hợp họ hội tụ đủ cả 5 đặc điểm trên nhưng không phải là tội phạm, và
cũng có những người dù không có đặc điểm nào kể trên nhưng vẫn là tội phạm. Vì vậy
theo thuyết của Lombroso thì nguyên nhân của tội phạm chỉ mang tính tương đối mà
thôi.
Quan điểm của Lombroso cho rằng tội phạm nữ là gái mại dâm, đã bị một số nhà
tội phạm học phê phán, vì họ cho rằng ông tỏ ra coi thường phụ nữ và có sự lẫn lộn khi
cho rằng tội phạm nữ là gái mại dâm. Thực tiễn cho thấy, tội phạm nữ xảy ra hiện nay
không chỉ trong phạm tội gái mại dâm mà còn trong nhiều tội danh khác ngay cả những
tội danh mang xu hướng bạo lực.
Theo Charles Buckman Goring nhận xét thì: “ông không tìm thấy sự khác biệt giữa
những người được coi là “phạm tội bẩm sinh” hay có khuynh hướng phạm tội với
những người bình thường.”

II. Một số vụ án thực tế.
1.

Đâm chồng 18 nhát rồi vứt xác xuống sông

Vào ngày 14/11/2013, thi thể một người đàn ông trôi dạt dưới sông Cầu (huyện
Phú Bình, Thái Nguyên) trên người chỉ mặc một chiếc quần lót, trên người có nhiều vết
chém đã được người dân tại đây phát hiện. Theo điều tra của công an tỉnh Thái Nguyên,
5


hung thủ là chị Trương Thị Thưa ( vợ nạn nhân ) trú tại huyện Phú Bình, Thái Nguyên
đã ra tay giết chồng khi anh đòi tiền đi đánh bạc. Trong khi xô xát, Thưa đã dùng kiếm
chém chồng thủng ngực và chém liên tiếp

18 nhát, sau đó vứt xác anh xuống sông Cầu phi tang.

Đây là một trong những vụ án mang tính bạo lực cao. Người phạm tội là nữ giới
nhưng ra tay hết sức tàn bạo. Sự phạm tội của người vợ bắt nguồn từ sự đam mê cờ bạc.
Theo nghiên cứu của Lombroso thì tác động dẫn đến người phụ nữ phạm tội trong tình
huống này chính là sự đam mê của nữ giới. Hung thủ trong vụ án chỉ vì sự đam mê. Đây
là sự thể hiện thuyết tội phạm của Lombroso về nữ giới cho rằng sự đam mê là yếu tố
ảnh hưởng, tác động tới phạm tội ở người nữ giới.
Trong vụ án trên, người vợ chỉ vì đam mê cờ bạc mà đã thực hiện hành vi phạm tội đối với
chính người chồng của mình. Vụ án đã cho thấy hành vi bạo lực trong phạm tội không chỉ có
trong phạm tội của nam giới mà xảy ra ngay cả trong hành vi phạm tội của nữ giới.
2.

Vụ án giết người cướp của ở tiệm vàng Ngọc Bích.

Ngày 24/8/2011, một vụ án giết người cướp của đã xảy ra tại tiệm vàng Ngọc Bích
( Phương Sơn, Lục Nam). Sát thủ Lê Văn Luyện đã giết chết cả vợ chồng chủ tiệm vàng
cùng con 18 tháng. Con gái lớn bị chém đứt tay.

6


Đây là một trong những vụ án gây chấn động ở Việt Nam thời gian qua bởi mức độ
dã man, tàn bạo của kẻ phạm tội.
Đồng thời, hung thủ trong vụ án cũng mang những đặc điểm mà Lombroso đã nêu ra
trong thuyết tội phạm bẩm sinh của mình. Đó là:
• Trán dốc và ngắn;
• Xương gò má nhô cao;
• Tai hình quai xách (vểnh);
• Lông mày rậm;

• Xương quai hàm bạnh ra.
Với một số đặc điểm như trên, theo thuyết tội phạm bẩm sinh của Lombroso thì Lê
Văn Luyện được coi là phạm tội có tính chất bẩm sinh. Đồng thời hành vi phạm tội của
Lê Văn Luyện còn mang tính bạo lực cao.
Tuy còn là trẻ chưa thành niên ( chưa đủ 18 tuổi) nhưng cách hung thủ ra tay với
các nạn nhân vô cùng dã man và tàn bạo, không hề có chút nương tay hay nhân đạo nào.
Chỉ vì lỡ cầm mất cái xe máy đi mượn, mang tiền tiêu mất không còn tiền để chuộc lại
xe mà Luyện đã có động cơ tiến hành cướp tiệm vàng. Không chỉ cướp vàng để không
bị bại lộ và trốn thoát, Luyện đã dùng dao đâm nhiều nhát vào ông chủ tiệm vàng khi
ông đang phơi quần áo trên tầng 5, khi vợ chạy lên cũng bị Luyện đâm chết. Khi cô con
gái lớn lấy điện thoại gọi cầu cứu cũng bị Luyện chặt đứt tay và đam nhiều nhát khiến
cô bé gục xuống, tưởng cô bé đã chết Luyện mới bỏ đi. Cô con gái nhỏ thấy vậy sợ nên
khóc thét lên, Luyện đã dùng dao chém chết cô bé.
Từ diễn biến vụ việc trên có thể thấy hành vi của Luyện vô cùng man dợ, tuy còn
nhỏ nhưng việc dùng dao chém chết cả gia đình mà không hề run sợ.
Qua vụ án trên có thể thấy rằng đây là vụ án điển hình theo thuyết tội phạm học bẩm
sinh của Lombroso. Đây là tội phạm mang xu hướng bạo lực cao.
3.

Vụ án nổ súng gây chấn động Phú Quốc.

Đầu tháng 7/2015, do có mâu thuẫn từ trước với Nguyễn Quốc Bảo nên Đỗ Thanh
Sơn tự Tuấn Em mua 1 khẩu súng quân dụng để giết Bảo trả thù.
Tuy nhiên, do súng không nổ Sơn đã đổi một khẩu súng khác cho Ông Minh Phụng. Tối
1-8-2015, thấy Nguyễn Quốc Bảo tại quán bar Lion Garden, Sơn đãgọi thêm Tôn Văn
Nhân và Nguyễn Trọng Nghĩa tới. Các đối tượng đã dùng súng và dao tấn công cho đến
khi Bảo gục xuống và tử vong sau đó. Khi dùng súng bắn Bảo, 1 viên đạn lạc của Sơn
đã khiến chị Thái Thị Thanh Mai tử vong.

7



Đây là một vụ án mang tính chất bạo lực, không chỉ là hành vi dùng dao giết người
như các vụ án mạng trước đó, mà trong vụ án này hung thủ đã sử dụng súng để sát hại
nạn nhân. Khi thực hiện hành vi phạm tội Nghĩa đã dùng dao đâm nhiều nhát vào lưng
Bảo. Khi Bảo bỏ chạy ra ngoài, Sơn đã dùng súng bắn theo và cùng Nghĩa đuổi theo,
khi ra tới cổng, mặc dù Bảo đã bị gục xuống nhưng cả hai hung thủ đã không buông tha
mà tiếp tục dùng súng đánh vào đầu nạn nhân và chém liên tiếp nhiều nhát vào lưng cho
đến khi chết. Những hành vi này đã thể hiện tính chất dã man, không còn tính người mà
mang tính chất của loài thú ăn thịt tấn công con mồi cho đến chết mà không buông tha.
Xét theo lý thuyết của Lombroso thì đây hành vi phạm tội mang đặc điểm của tội
phạm bẩm sinh, mang tính chất của nguồn gốc loài tổ tiên ban đầu, hành động mang
tính chất tự nhiên mà không phải theo ý thức của con người đã được tiến hóa hiện nay.
Điều này được thể hiện, chỉ vì xích mích nhỏ nhặt trong lúc đi chơi uống rượu mà hung
thủ nỡ dùng súng và dao giết hại.
Ngoài ra, hung thủ Đỗ Thanh Sơn còn mang một số đặc điểm mà Lombroso đã nêu
ra như: trán dốc và ngắn; tai vểnh; lông mày rậm…..
4.

Vụ án giết người ở Lai Châu.

Theo cáo trạng của Viện Kiểm sát Nhân dân tỉnh Lai Châu, khoảng 19 giờ ngày
3/6/2015, sau khi đi làm về nhà, Nguyễn Đình Việt đã uống 3 chai bia và khoảng 1 lít
rượu rồi lên gác ngủ.
Khoảng 22 giờ 30 phút cùng ngày, vợ Việt là chị Nguyễn Hương Anh đưa con trai
khoảng ba tuổi lên ngủ cùng, hai người xảy ra cãi vã. Mâu thuẫn lên đến đỉnh điểm, do
bị vợ nghi ăn cắp quần áo để bán lấy tiền mua thuốc phiện, Việt lập tức rút con dao cất ở
dưới gối đâm 18 nhát liên tiếp vào người vợ của mình.

8



Thấy trên gác có cãi nhau và tiếng động mạnh, con gái riêng của chị Nguyễn Hương
Anh là Lương Thị Lâm Lan (sinh năm 1998) và một số người khác phía dưới đã chạy
lên để can ngăn.
Thấy vậy, Việt đã cầm dao đâm nhiều nhát khiến cháu Lan ngã từ trên gác xuống
cầu thang. Không dừng lại ở đó, Việt tiếp tục lao xuống đâm nhiều nhát vào người cháu
Lan.

Cũng là một vụ án mang tính chất bạo lực nhưng có lẽ trong vụ án này đã cho thấy
tính dã thú không tính người trong hung thủ, tuy khi gây án hung thủ có sử dụng rượu
bia. Tuy nhiên tình tiết này không thể là lí do ngụy biện cho hành vi phạm tội của mình
được. Sự ra tay của hung thủ là vô cùng dã man khi dùng dao đâm 18 nhát vào người vợ
- người mà luôn cận kề chăm sóc lẫn nhau. Không chỉ vậy sau khi giết chết vợ, Việt còn
dùng dao đâm nhiều nhát vào Lan – con riêng của vợ.
Qua hình ảnh trên của hung thủ có thể thấy rằng, hung thủ mang những đặc điểm
mà thuyết tội phạm bẩm sinh của Lombroso đã nêu ra.
5.

Vụ án giết người ở Bình Phước.

Do mang lòng thù hận với gia đình ông Mỹ vì ngăn cản tình yêu với Lê Thị Ánh
Linh, nên hắn nảy sinh ý định giết cả nhà ông để cướp tài sản. Dương rủ Thoại, nhưng
sau đó Thoại từ chối nhưng vẫn mua dao cho Dương. Sau đó Dương rủ Tiến nhưng nói
dối là dến đòi nợ. Rạng sáng 7/7, cả hai đột nhập biệt thự lần lượt giết hại 6 người, cướp
điện thoại, ipad, iphone,…tổng giá trị 50 triệu đồng.

9



Đây là vụ án mang tính bạo lực nặng nhưng không có đặc điểm nào giống với học
thuyết của Lombroso. Điều này đã cho thấy hành vi phạm tội không chỉ mang tính chất
bẩm sinh, mà nó còn do nhiều yếu tố khác tác động dẫn đến phạm tội. Đây chỉ là một
trong số những vụ án trong nhiều vụ án xảy ra ở Việt Nam không đúng theo học thuyết
tội phạm học bẩm sinh của Lombroso.

KẾT LUẬN
Từ những phân tích trên có thể thấy, thuyết tội phạm bẩm sinh của Lombroso tuy
có thể đúng trong một số trường hợp nhưng không phải tất cả đều đúng đối với mọi tội
phạm. Thuyết tội phạm của ông đã mở đầu cho các thuyết tội phạm hiện đại sau này.
Tuy nhiên không thể dựa vào thuyết tội phạm của ông để nhận định rằng mọi người có
đầy đủ các đặc điểm nêu trên của Lombroso đều là tội phạm hoặc những người không
có đặc điểm trên đều không phải tội phạm. Vì vậy, trên thực tiễn không thể áp dụng học
thuyết này để xác định tội phạm.
Từ thực tiễn trên cũng như qua các vụ án mang tính bạo lực nêu trên cần phải có
những biện pháp cụ thể để nhằm ngăn chặn, phòng ngừa phạm tội. Giải pháp mà
Lombroso đề ra, không phù hợp với thực tiễn đề ra. Nếu cách ly những người mang đặc
điểm mà gọi là dấu hiệu tội phạm thì không được công bằng cho lắm. Bởi di truyền chỉ
là một trong những yếu tố ảnh hưởng đến việc phạm tội, còn nhiều yếu tố khác có ảnh
hưởng lớn hơn tới việc phạm tội.

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
1.
2.

Trường đại học luật Hà Nội. Giáo trình tội phạm học. Nhà xuất bản công an nhân
dân.
PGS, TS Dương Tuyết Miên. Tội phạm học đương đại. Nhà xuất bản chính trị hành chính.
10



TS Dương Tuyết Miên. Tội phạm học nhập môn. Nhà xuất bản công an nhân dân.
Đại học luật thành phố Hồ Chí Minh. Giáo trình tội phạm học. Nhà xuất bản
Hồng Đức – hiệp hội luật sư Việt Nam.
5. TS Dương Tuyết Miên. Giáo trình tội phạm học. Nhà xuất bản Việt Nam.
6. Báo pháp luật.
7. />8. />9. />%C4%83n_Luy%E1%BB%87n.
10. />%95+s%C3%BAn+ch%E1%BA%A5n+%C4%91%E1%BB%99ng+ph
%C3%BA+qu%E1%BB%91c#imgrc=jS0kz1zScDiECM%3A.
11.
/>3.
4.

11



×