Tải bản đầy đủ (.pptx) (56 trang)

Bài giảng tội phạm học chương 2 lý THUYẾT tội PHẠM học cổ điển, SINH học và tâm lý học TRONG lý GIẢI HIỆN TƯỢNG tội PHẠM

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (474.61 KB, 56 trang )

Chương 2
LÝ THUYẾT TỘI PHẠM HỌC CỔ ĐIỂN, SINH HỌC VÀ TÂM LÝ HỌC
TRONG LÝ GIẢI HIỆN TƯỢNG TỘI PHẠM
(Lý thuyết bản chất con người)


I. TRƯỜNG PHÁI TỘI PHẠM HỌC CỔ ĐIỂN
-. Cesare Beccaria

-. Jeremy Bentham


Cesare Beccaria
Cesare, Marquis of Beccaria-Bonesana (sinh ngày 15 tháng 3 năm 1738 – mất
ngày 28 tháng 11 năm 1794) là một luật gia người Ý , nhà triết học và chính trị gia
nổi tiếng với luận thuyết của ông về tội phạm và trừng phạt (1764), ông lên án tra
tấn, hình phạt tử hình và là người sáng lập những nghiên cứu về chế độ lao tù.


Cesare Beccaria –
Tội phạm và trừng phạt
- Nguyên nhân tội phạm là do tự do ý chí, sự lựa chọn cá nhân (tư tưởng thời khai
sáng “tự do suy nghĩ và suy nghĩ lý trí được thừa nhận là có vai trò quyết định đến
hành vi con người”).

-






Hình phạt là phương tiện để phòng ngừa tội phạm hiệu quả. Hiệu quả của công lý
hình sự phụ thuộc nhiều vào sự chắc chắn của sự trừng phạt hơn về mức độ
nghiêm trọng của nó.
Hình phạt phải tương ứng với mức độ nguy hiểm của tội phạm  mới có tác
dụng phòng ngừa.
Hình phạt tử hình phải bị hủy bỏ. Ông công khai lên án hình phạt tử hình trên hai
căn cứ:
Thứ nhất, nhà nước không có quyền kết liễu cuộc đời của một ai đó, và
Thứ hai, bởi vì hình phạt tử hình không phải là một hữu ích cũng như một hình
thức cần thiết của hình phạt.


Thi hành án tử hình bằng máy chém vào năm 1868 ở Roma Italia


-

Cách tốt nhất để phòng ngừa tội phạm là luật phải được quy định đơn giản và rõ
ràng, khen thưởng người có đạo đức tốt và cải thiện nền giáo dục.
Thủ tục kết án hình sự phải được công khai, và cuối cùng, để có hiệu quả, hình
phạt phải được nhắc nhở.

 nhiều quốc gia hiện nay vẫn áp dụng những tư tưởng của ông trong xây dựng hệ
thống pháp luật.


Jeremy Bentham




Sinh ngày 15 tháng 2 năm1748 – mất ngày 6 tháng 6 năm 1832) là một luật gia,
nhà triết học người Anh. Ông nổi tiếng nhất là người sáng lập ra Chủ nghĩa vị lợi



Là người có tư tưởng chịu ảnh hưởng trực tiếp từ C.Beccaria,


Lời giới thiệu tới các nguyên tắc của đạo đức và pháp luật
(1798)





Thuyết vị lợi:



Lợi ích và bất hạnh; phần thưởng và hình phạt là những nhân tố chi phối, quyết
định chủ yếu đến sự lựa chọn hành vi phạm tội của con người. Nếu có lợi thì
người ta phạm tội.  nguyên nhân của tội phạm là tự do ý chí, sự lựa chọn của
từng cá nhân.

Một triết lý khá thực dụng về tội phạm cũng như hình phạt
Người ta đều suy nghĩ, cân nhắc trước khi thực hiện hành vi của mình. Họ suy
nghĩ xem có lợi hay không có lợi trước khi thực hiện hành vi phạm tội. Tất cả
hành vi của con người đều được tính toán phù hợp với khả năng đem lại lợi ích
hoặc sự bất hạnh.



Hạn chế của trường phái tội phạm học cổ điển



Chưa làm rõ mối quan hệ giữa tội phạm với môi trường sống xã hội, những tình
huống cụ thể dẫn đến việc một người phạm tội.



Mới chỉ nghiên cứu tội phạm như một hiện tượng cá nhân mà chưa nghiên cứu
tội phạm như một hiện tượng cá nhân – xã hội đầy đủ.


II. Lý thuyết sinh học trong lý giải hiện tượng tội phạm
(trường phái thực chứng)

-

Cesare Lombroso
Enrico Ferri
Raffaele Garofalo
Ernst Kretschmer
William Sheldon
Richard Louis Dugdale
Patricia Jacobs
Dan Olweus
Ellen G Cohn
James Rotton



Cesare Lombroso
Cesare Lombroso, tên khai sinh là Ezechia
Marco Lombroso, sinh ngày 06 tháng 11 năm
1835 – mất ngày 19 tháng 10 năm 1909), là một
người nhà tội phạm học người Ý , bác sĩ , và được
coi là người sáng lập trường phái tội phạm học
thực chứng sinh học.


Con người phạm tội [1876] (Criminal Man)





Dựa trên cơ sở của Chủ nghĩa thực chứng của A. Comte và thuyết tiến hóa của C.
Darwin.
Trong Criminal Man ông đưa ra khái niệm “con người phạm tội bẩm sinh” thông
qua thuyết sinh học quyết định.  nghiên cứu về nguyên nhân tội phạm.
PPNC: đã sử dụng rộng rãi các biện pháp thống kê trong xử lý các dữ liệu về nhân
chủng học, xã hội, kinh tế. Trên cơ sở nghiên cứu xương và chân dung qua ảnh
của những tội phạm khét tiếng đã bị hành hình, bị chết trong tù, những kẻ phạm
tội đang sống trong nhà tù nước Ý cùng với sự so sánh với những công dân bình
thường.




Dựa vào hình dạng hộp sọ, diện mạo khuôn mặt và hình dáng con người có thể

đoán được một người có phải là tội phạm bẩm sinh hay không.



Người phạm tội giống động vật hơn là con người đương thời. Có các đặc điểm
giống như tổ tiên con người, cái mà sinh học gọi là hiện tượng “lại giống”.



Đưa ra khái niệm và phân tích “dấu vết lại giống”:


Dấu vết sự lại giống










Miệng rộng và hàm răng khỏe, những đặc điểm của loài ăn thịt sống, trán dốc,
ngắn;
Xương gò má nhô cao, mũi bẹt;
Tai hình dáng quai xách;
Mũi diều hâu, môi to dầy, mắt gian giảo, lông mày rậm;
Cánh tay dài hơn cẳng chân giống như loài khỉ.
Ngoài ra Lombroso cũng cho rằng bọn tội phạm có ít nhạy cảm với sự đau đớn,

có cái nhìn gay gắt; thiếu ý thức đạo đức, trong đó có một số trường hợp không
có hối hận, tính cách hư ảo hơn, bốc đồng, hay thù hằn, và tàn ác, và các biểu
hiện khác, chẳng hạn như sử dụng tiếng lóng đặc biệt của tội phạm và sử dụng
nhiều hình xăm.
90% người phạm tội là do ảnh hưởng lại giống.


KIỂU HÌNH LẠI GIỐNG CỦA LOMBROSO







Phân chia tội phạm bẩm sinh thành 3 dạng: (1) tội phạm thần kinh; (2)
criminoloid; (3) tội phạm bị kích động bởi sự giận dữ.
Tội phạm thần kinh không phải là tội phạm bẩm sinh, họ trở thành tội phạm là
kết quả của sự thoái hóa thần kinh và đạo đức.
Criminoloid là trường hợp một số người trở thành tội phạm do tác động của môi
trường sống.
Tội phạm bị kích động bởi sự giận dữ là tội phạm bị chi phối bởi cảm xúc như
ghen tuông, căm ghét, cảm giác bị tổn thương.


Phòng ngừa đối với tội phạm bẩm sinh





Biệt lập ra khỏi xã hội mà không cần họ thực hiện hành vi phạm tội.
Đối xử nhân đạo với người phạm tội và phản đối việc áp dụng hình phạt tử hình.


Tội phạm nữ giới (1893) [The Female Offender]







Tìm hiểu thông qua sọ, ảnh chân dung của những người nữ phạm tội, số liệu
thống kê về người nữ phạm tội cuối những năm 1800.
Ông chỉ ra rằng nữ giới thì ít phạm tội hơn nam giới và tội phạm nữ giới biểu
hiện với một vài thoái hóa. Họ tiến hóa chậm hơn nam giới vì cuộc sống ít năng
động hơn nam giới.
Sự thụ động của nữ giới ngăn cản họ vi phạm pháp luật, cũng như họ thiếu thông
minh và năng động để trở thành tội phạm.
Giả thuyết về hành vi nam tính được ông sử dụng để lý giải phạm tội có tính chất
bạo lực của nữ giới: là sự thể hiện nam tính và tính đỏng đãnh của mình.
Coi gái mại dâm là tội phạm.






Lý thuyết của Lombroso đã bị từ chối khắp châu Âu, đặc biệt là trong các trường
học y học.

Khái niệm của ông về sự khác biệt về thể chất giữa tội phạm và người bình
thường bị phản đối mạnh mẽ bởi Charles Buckman Goring (Các Tù nhân người
Anh – một nghiên cứu thống kê, 1913), người đã so sánh tỉ mỉ và tìm thấy sự khác
biệt không đáng kể về mặt thống kê đối với 96 đặc điểm mà Lombroso nêu ra.
Có thể nói lý thuyết của Lombroso tuy còn nhiều hạn chế, nhưng những nghiên
cứu của ông đã đặt nền móng quan trong cho nghiên cứu tội phạm học hiện đại.


Enrico Ferri



Enrico Ferri (sinh ngày 25 tháng 2
năm 1856 – mất 12 tháng 4 năm
1929) là một nhà tội phạm học người
Ý và là sinh viên của Cesare
Lombroso. Được coi là người sáng
lập trường phái tội phạm học thực
chứng xã hội, tâm lý.






Tuy tán thành với quan điểm của Lombroso nhưng đồng thời Ferri cũng cho rằng
các nhân tố xã hội, kinh tế cũng có vai trò quyết định đối với việc thực hiện tội
phạm.
Người phạm tội không hoàn toàn tự do ý chí lựa chọn hành động của họ, bởi vậy
họ không phải chịu trách nhiệm đạo đức, việc họ phạm tội là do điều kiện sống

của họ chi phối.
Xã hội cần được bảo vệ trước những hành vi phạm tội. Việc quy định hình phạt
trong luật hình sự là cần thiết, kể cả án tử hình. Phản đối việc áp dụng hình phạt
như là hình thức trả thù.





Ferri đặc biệt coi trọng biện pháp phòng ngừa đối với tội phạm.
Ông nêu ra một số biện pháp chủ yếu để làm giảm tỷ lệ phạm tội, như: cải thiện
điều kiện sống của người dân, tăng cường quản lý nhà nước đối với vũ khí, tăng
cường ánh sáng đường phố, cung cấp nhà ở cho người dân với giá thấp …



Khi tỷ lệ tội phạm giảm sẽ cho phép mọi người sống với nhau trong xã hội mà
không lệ thuộc nhiều vào hệ thống tư pháp hình sự.






Những nghiên cứu của Ferri còn tập trung vào các đặc điểm tâm lý của con
người, những đặc điểm mà ông tin có thể ảnh hưởng đến việc thực hiện hành vi
phạm tội.
Những yếu tố như: tôn giáo, tình yêu, danh dự, và lòng trung thành không ảnh
hưởng gì đối với việc gây ra tội phạm;
Những nhân tố tình cảm có thể ảnh hưởng lớn đến việc kiểm soát hành vi và

hành động phạm tội, như: lòng thù hận, sự tham lam, sự kiêu căng, tự phụ. Tâm
lý người phạm tội giống như là sự chống lại một cách yếu ớt xu hướng phạm tội,
cũng như sự cám dỗ phạm tội.


Raffaele Garofalo



Raffaele Garofalo (sinh ngày 18
Tháng 11 năm 1851 – mất ngày 18
tháng 4 năm 1934) là một luật gia
người Ý và là học trò của Cesare
Lombroso, ông thường được coi là
cha đẻ của tội phạm học khi ông đặt
tên cho ngành khoa học này là “Tội
phạm học” [1885]




Ông bác bỏ học thuyết của ý chí tự do (là nguyên lý chính của trường phái cổ
điển ) và ủng hộ con đường nghiên cứu về tội phạm, ở đó tội phạm có thể được
hiểu chỉ khi nó được nghiên cứu bằng các phương pháp khoa học.

Quan điểm:

1.
2.


Đặc điểm thể chất bẩm sinh là nguyên nhân của tội phạm (ảnh hưởng của
Lombroso)
Các đặc điểm tâm lý bẩm sinh, dẫn đến các hành vi lệch lạc trong đó có hành vi
phạm tội.


×