Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (100.58 KB, 5 trang )
TÓM TẮT TRUYỆN CỔ TÍCH BẰNG SƠ ĐỒ CÁC MÔTÍP
Môtip là đơn vị nhỏ nhất của truyện kể mà chúng ta có thể phân tích
được. Cho nên đó là đơn vị cơ bản để cấu tạo nên cốt truyện. Mỗi truyện dân
gian là sự tập hợp, sắp xếp các môtíp theo một trình tự nhất định nhằm thể
hiện nội dung, chủ đề của truyện. Mỗi môtíp cần phải đảm bảo những tiêu
chí như sau:
1. Mang tính lặp đi lặp lại (ở các truyện khác nhau)
2. Có yếu tố kì lạ, khác thường
Ví dụ:
Nhân vật đi đến kinh thành (1) bằng một con ngựa có cánh (2)
Trong môtíp trên, yếu tố thứ nhất (1) đảm bảo sự lặp lại (do nhiều truyện
cổ tích có hành động này của nhân vật); yếu tố thứ hai (2) mang tính kì là,
không phải ra đi thông thường.
Yếu tố thứ nhất sẽ cố định, bất biến trong hệ thống truyện cổ thế giới.
Nhưng yếu tố thứ 2 sẽ biến đổi theo từng địa phương, từng tộc người.
Ví dụ người phương Tây sử dụng con ngựa có cánh
Người Việt dùng những con cá sấu, con rùa, chiếc thuyền (gắn với nền
văn minh sông nước)
Người vùng Trung đông dùng những tấm thảm biết bay
Chính vì thế, việc sử dụng môtíp này hay môtíp khác sẽ thể hiện đặc
trưng của đời sống văn hoá, tâm hồn của từng địa phương, từng dân tộc. Khi
phân tích, bình giảng truyện dân gian thì nên xuất phát từ đơn vị cơ bản là
môtíp tìm hiểu nội dung, đặc điểm của nhân vật.
Phân tích truyện qua các môtíp (xem bài phân tích)
Truyện Thạch Sanh
Như vậy, truyện Thạch Sanh có những môtíp quan trọng như sau
1. Sự ra đời kì lạ của nhân vật
2. Nhân vật diệt chằn tinh (dũng sĩ diệt rắn)
3. Nhân vật diệt đại bàng
4. Nv đi xuống thuỷ cung
5. Nv nàng công chúa câm