Tải bản đầy đủ (.doc) (17 trang)

Tự đông hóa trong công nghiệp sản xuất dầu nhờn động cơ.

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (653.03 KB, 17 trang )

PHẦN I. MỞ ĐẦU
Trong công nghiệp cũng như trong dân dụng dầu nhờn là chất bôi trơn chủ
yếu trong các quá trình vận hành máy móc thiết bị, các động cơ. Với vai trò hết
sức quan trọng như vậy, dầu nhờn đã trở thành một loại vật liệu công nghiệp
không thể thiếu ở các nhà máy, xí nghiệp, cho quá trình vận hành các thiết bị,
máy móc, công cụ. Cùng với sự phát triển của xã hội, các thiết bị máy móc ngày
càng được đưa vào ứng dụng trong công nghiệp và dân dụng hết sức đa dạng,
do đó nhu cầu vể dầu nhờn bôi trơn không ngừng tăng trong những năm qua.
Theo thống kê, toàn thế giới hiện tại sử dụng mỗi năm gần 40 triệu tấn, trong đó
trên 60% là dầu đông cơ. Khu vực sử dụng nhiều nhất là Châu Âu 34%, Châu Á
28%, Bắc Mỹ 25%, 13% còn lại là các khu vực khác. Các nước Châu Á- Thái
Bình Dương, hàng năm sử dụng gần 8 triệu tấn. Tăng trưởng hàng năm khoảng
từ 5 - 8%. Nhật Bản đứng đầu 29,1%, tiếp theo Trung Quốc 26%, Ấn Độ 10%,
Hàn Quốc 8%, Úc 5%, Thái Lan 4,6%, Indonesia 4,5%, Malaysia 1,8%, Việt
Nam 1,5% (khoảng 120.000 tấn) [23].
Ở Việt Nam toàn bộ lượng dầu nhờn này ta phải nhập từ nước ngoài dưới
dạng thành phẩm hoặc ở dạng dầu gốc cùng với các loại phụ gia rồi tự pha chế.
Cùng với phát triển của xã hội kéo theo sự bùng phát của phương tiện cá
nhân. Ví dụ ở Hà Nội mỗi năm có khoảng 100 nghìn xe gắn máy được nhập
khẩu. Đây chính là một thị trường rất lớn cho công nghiệp sản xuất dầu nhờn
động cơ.
Tự động hóa các quá trình công nghệ là yếu tố quan trọng trong sự nghiệp
công nghiệp hoá và hiện đại hoá của nước ta. Những thập kỷ gần đây, với sự
phát triển mạnh mẽ của khoa học công nghệ và bùng nổ thông tin, sự phát triển
mạnh mẽ của máy tính điện tử và công nghệ điện tử, vi điện tử, bán dẫn và các
thiết bị, dụng cụ có độ vận hành chính xác cao…cùng với sự phát minh và ứng
dụng nhiều quy luật điều khiển mới, quá trình điều khiển công nghệ ngày càng
phát triển mạnh mẽ, sâu rộng và hoàn thiện hơn. Những năm gần đây, kỹ thuật
tự động đã phát triển rất mạnh mẽ trong tất cả các ngành công nghệp. Tự động
hoá đã nâng cao năng suất lao động, cho phép làm ra những sản phẩm có chất
lượng cao, ổn định với giá thành hạ. Thành quả của việc phát triển kỹ thuật tự


1


động hóa không những tạo ra những sản phẩm có chất lượng cao, ổn định với
giá thành hạ mà còn nâng cao năng suất lao động, chủ động khống chế quá trình
sản xuất với mức độ an toàn sản xuất ngày càng cao.
Để có thể thiết kế, mua sắm và lắp đặt hệ thống tự động hóa điều khiển
và giám sát quá trình công nghệ tối ưu, điều kiện tiên quyết và quan trọng nhất
là phải nắm chắc nguyên lý hoạt động của đối tượng công nghệ cần điều khiển,
các thông số vận hành, thiết bị, nguyên liệu và yêu cầu chất lượng sản phẩm,
các yếu tố bên ngoài tác động đến khả năng vận hành của từng thiết bị nói riêng
và cả dây chuyền nói chung.
Quá trình công nghệ được thiết kế dựa trên nguyên lý cân bằng của các
dòng vật chất và năng lượng. Mặc dù sự chuyển đổi trạng thái các thông số cơ
bản trong quá trình sản xuất như: thể tích-khối lượng, nhiệt độ, áp suất…diễn ra
liên tiếp tuy nhiên vẫn có thể quy về một chế độ công nghệ chuẩn mà tại đó tồn
tại các điều kiện trạng thái quan hệ vật chất-năng lượng tối ưu, đạt công suất
thiết kế với chất lượng sản phẩm tốt nhất, chi phí sản xuất thấp nhất và yếu tố
an toàn sản xuất được đảm bảo.
Tuy nhiên, trong thực tế dưới sự tác động của hàng loạt các nguyên nhân
bên ngoài và bên trong, các thông số công nghệ tạo nên trạng thái hoạt động
chuẩn của dây chuyền có thể bị thay đổi trong phạm vi rộng và chế độ chuẩn vì
thế cũng bị ảnh hưởng. Quá trình tác động vào các đối tượng công nghệ thông
qua các cơ cấu chấp hành nhằm đảm bảo duy trì hay phục hồi dải tham số của
chế độ công nghệ chuẩn là phần tất yếu phải có trong hệ thống tự động hóa.
PHẦN II.
CÔNG NGHỆ PHA CHẾ DẦU NHỜN
1. Phương pháp pha chế dầu nhờn
Vấn đề pha chế dầu nhờn nói chung là một công việc khó khăn, phức tạp,
tốn kém, đòi hỏi nhiều ngành kỹ thuật tham gia, nó cũng là sức mạnh cạnh tranh

của các công ty dầu nhờn. Vậy thì tỷ lệ phụ gia pha như thế nào với dầu gốc sẽ
2


tạo ra dầu thành phẩm chất lượng cao, không những làm giảm những mặt hạn
chế của dầu gốc, nâng cao phẩm cấp đối với các chất đã có sẵn của dầu và tạo
cho dầu nhờn những tính chất mới cần thiết. Trong thực tế, một vài loại dầu
động cơ có thể chứa hơn 20% phụ gia các loại.
Thành phần dầu nhờn thương phẩm ( tính theo trọng lượng, %)
1. Dầu gốc: 71,5 – 96,2
2. Chất tẩy rửa: 2 – 10
3.Chất phân tán không tro: 1 – 9
4. Kẽm di-ankyl di-thiophotphat: 0,5 – 3
5. Phụ gia chống ôxy hóa và chống mài mòn: 0,1 – 2
6. Chất biến tính ma sát: 0,1 – 3
7. Chất hạ điểm đông đặc: 0,1 – 1,5
8. Chất ức chế tạo bọt: 2 – 15 ppm
Hiện nay các dây chuyền công nghệ pha chế dầu nhờn thương phẩm ngày
càng được phát triển cả về số lượng và chất lượng nhằm mục đích đáp ứng nhu
cầu bôi trơn và đòi hỏi chất lượng ngày càng cao của thị trường. Với nguồn
nguyên liệu đầu vào chủ yếu từ dầu gốc (đi từ dầu mỏ hay dầu tổng hợp) và các
loại phụ gia, với các chế độ nhiệt, thể tích khối và điều kiện khuấy trộn hợp lý
sẽ cho sản phẩm đầu ra là các loại dầu bôi trơn, dầu bánh răng, thủy lực, cắt gọt,
làm mát…
Để có thể tạo ra các loại dầu nhờn có các tính năng sử dụng khác nhau,
người ta đã phát triển các đơn pha chế với thành phần phối trộn giữa các loại
dầu khoáng gốc và phụ gia khác nhau theo một tỷ lệ nhất định. Quá trình khuấy
trộn dưới điều kiện nhiệt độ và thời gian thích hợp sẽ cho ra các sản phẩm như
mong muốn.
3



Chế độ điều khiển trong dây chuyền pha chế dầu nhờn đóng vai trò quan
trọng thiết yếu trong việc nâng cao chất lượng sản phẩm, tăng năng suất lao
động, hạ giá thành sản phẩm và tăng tỷ lệ thu hồi thành phẩm từ nguyên liệu…
2. Các thông tin cơ bản của hệ thống công nghệ - các yếu tố tác động đến
quá trình vận hành thiết bị.
2.1 Dầu gốc
Thông thường dầu gốc – base oil được chia làm 3 loại chính với các chỉ
tiêu kỹ thuật khác nhau như độ nhớt, hàm lượng kiềm, độ tro, hàm lượng nước,
chỉ số độ nhớt, độ tạo bọt…Trong các đơn pha chế hiện nay dầu gốc chiếm từ
70-98% tổng khối lượng pha chế. Mỗi loại dầu gốc được chứa vào các bồn
riêng có thể tích phù hợp với công suất thiết kế.
2.2 Phụ gia
Phụ gia là những hợp chất hữu cơ, cơ kim và vô cơ, thậm chí là các
nguyên tố, được thêm vào dầu nhờn để nâng cao các tính riêng biệt cho sản
phẩm cuối cùng. Thường mỗi loại phụ gia được dùng ở nồng độ từ 0,01 đến
5%. Tuy nhiên, trong nhiều trường hợp có thể đưa vào ở khoảng nồng độ dao
động từ vài phần triệu đến trên 10%.
Phần lớn các loại dầu nhờn cần nhiều loại phụ gia để thoả mãn tất cả các
yêu cầu tính năng. Trong một số trường hợp các phụ gia riêng biệt được pha
thẳng vào dầu gốc. trong những trường hợp khác, hỗn hợp các phụ gia được pha
trộn thành phụ gia đóng gói, sau đó hỗn hợp sẽ trực tiếp đưa vào dầu. Một số
phụ gia nâng cao những phẩm chất đã có sẵn của dầu, một số khác để cho dầu
những tính chất mới cần thiết. Các loại phụ gia có thể hỗ trợ lẫn nhau, gây hiệu
ứng tương hỗ, hoặc chúng có thể dẫn đến hiệu ứng đối kháng.
Dầu gốc ảnh hưởng đến phụ gia qua hai tính năng: Tính hoà tan và tính
tương hợp. Chẳng hạn huydrocacbon tổng họp ít hoà tan phụ gia (điều này
ngược với dầu khoáng), nhưng chúng có tính tương hợp với phụ gia rất tốt. Do
vậy hydrocacbon tổng hợp có thể pha lẫn với dầu khoáng để đạt được sự kết

hợp tối ưu giữa tính hoà tan và tính tương hợp.
4


Tùy vào mục đích sử dụng sản phẩm mà có các phụ gia khác nhau như
phụ gia tăng chỉ số độ nhớt, chống tạo bọt, kẹt xước, chống mài mòn, ma sát,
giảm điểm đông đặc, phụ gia chống nhũ hóa…tùy vào các đơn đặt hàng phụ gia
được cấp dưới các dạng lẻ (có một hay ít tính năng) hay phụ gia đóng gói (tổng
hợp nhiều tính năng). Phụ gia được chuyển đến nơi sản xuất dưới dạng phuy
200l và được chuyển tới bồn chứa trung gian trước khi pha trộn.
2.3 Nguyên lý làm việc của hệ thống
Bồn chứa nguyên liệu – stored tanks: trong bản vẽ mô hình pha chế trong
tiểu luận, 3 loại dầu gốc SN 150, SN 500 và BS 150 (các bể chứa dầu gốc có
độ nhớt theo thứ tự từ nhỏ tới cao) được chứa vào 3 bể chứa riêng biệt, bồn
chứa phụ gia được sử dụng để tồn chứa các loại phụ gia phổ biến và cơ bản
nhất, các loại phụ gia đặc biệt và ít thường xuyên sử dụng được chứa dưới dạng
phuy.
Bồn khuấy trộn – Blend vessel: là nơi các loại dầu gốc và phụ gia được
trộn lẫn trước khi xuất sản phẩm. Bồn được trang bị một cánh khuấy, hệ thống
gia nhiệt ống ruột gà (trong một vài trường hợp sử dụng phương pháp gia nhiệt
qua thành bể), hệ thống tuần hoàn hỗn hợp khuấy trộn, bơm, van xả đáy, hệ
thống xuất sản phẩm, cửa quan sát...
Hệ thống gia nhiệt trung gian – HTM (Heating transmittal Medium):
cung cấp nhiệt cho bể khuấy trộn và các bể chứa trung gian khác. Hệ thống này
sử dụng chất truyền nhiệt trung gian là dầu truyền nhiệt - thermal oil, trong một
số dây chuyền công nghệ lò hơi – boiler cũng được sử dụng để cấp hơi trungcao áp cho các bộ trao đổi nhiệt.
2.4. Các yếu tố tác động đến khả năng hoạt động của hệ thống đo – giám
sát – điều khiển dây chuyền công nghệ.
a. Nhiễu động:


5


Theo thuật ngữ tự động hóa, nhiễu động là nhân tố ảnh hưởng xuất hiện
từ môi trường xung quanh làm thay đổi đại lượng điều khiển một cách không
mong muốn và là những tác động làm quá trình sản xuất không ổn định.
Trong giới hạn công nghệ đề xuất, những yếu tố sau có thể gây nhiễu
động trong hoặc ngoài:
- Điều kiện môi trường làm việc của thiết bị đo: nhiệt độ, độ ẩm, mức độ
bụi, độ ăn mòn..
- Dao động của các thiết bị xung quanh: rung động, tiếng ồn có thể tạo tín
hiệu điện gây nhiễu cho khả năng phát tín hiệu của các cơ cấu chấp hành.
- Chất lượng cáp truyền tín hiệu (thường người ta sử dụng cáp xoắn để
khắc phục) và ảnh hưởng của từ trường hay điện trường bên ngoài tác động bất
lợi đến khả năng truyền tín hiệu của cáp.
Một hệ thống tự động bất kỳ khi vận hành đều bị tác động bởi những
nhiễu loạn khác nhau. Một hệ thốn gọi là tốt nếu nó làm việc bình thường, ổn
định nếu có tác động nhiễu bên ngoài.
Như vậy khi thiết kế một hệ thống điều chỉnh tự động không chỉ phải
đảm bảo cho hệ thống ổn định mà còn phải đảm bảo mức độ ổn định ở mức cần
thiết (quá trình chuyển tiếp các loại nhiễu phải chấm dứt nhanh)
b. Tác động điều chỉnh:
Là tác động khống chế từ bên ngoài để thay đổi đại lượng điều chỉnh theo
hướng phù hợp với mục đích điều khiển, đưa quá trình sản xuất về trạng thái ổn
định. Trong mô hình đề xuất có sử dụng hệ thống PLC thực hiện tác động điều
chỉnh để giám sát, nhận tín hiệu và điều chỉnh cơ cấu chấp hành thông qua
profile bus.
c. Đối tượng điều chỉnh:
Là nhóm thiết bị diễn ra quá trình cần điều chỉnh, chúng hoạt động tạo
nên bản chất công nghệ của quá trình sản xuất. Trong dây chuyền pha chế dầu

nhờn nhóm thiết bị cần điều chỉnh ở đây là các hệ thống máy bơm (nhập liệu,
xuất sản phẩm & phụ gia, bơm dầu truyền nhiệt, bơm tuần hoàn trong bồn
6


chứa); Dụng cụ đo lưu lượng khối - Mass Flow metter có tác dụng định lượng
chính xác nguyên liệu phối trộn và lượng xuất sản phẩm; Các van điều khiển
khí nén hoặc điện – control valve tự động đóng mở theo các lệnh được lập trình
trong PLC; van tay, van một chiều (van an toàn); hệ thống cảm ứng đo nhiệt độ
trong bồn khuấy trộn và dụng cụ đo nhiệt tại lò gia nhiệt HTM; khuấy với môtơ trang bị contactor đưa tín hiệu ON/OFF, hệ thống đo đồng hồ áp suất đưa về
phòng điều khiển.
d. Bộ điều chỉnh:
Là nhóm thiết bị tác động vào đối tượng điều chỉnh bằng những tác động
lệnh theo quy luật toán học nhất định nhằm duy trì chế độ làm việc đã định
trước của hệ thống. Bộ điều khiển trong van điều khiển là một ví dụ cho khái
niệm trên.
e. Cơ quan điều chỉnh:
Là những bộ phận để thực hiện truyền tác động từ bộ điều chỉnh đến đối
tượng điều chỉnh, ở đây là các cơ cấu tác động lực trong valve ví dụ như cần hồi
tiếp, actuator – cơ cấu truyền chuyển động…
f. Thông số (đại lượng điều chỉnh):
Là những thông số của đối tượng cần phải giữ ở phạm vi cho phép hay đó
cũng là những thông số công nghệ xác định trạng thái công nghệ của đối tượng.
Giá trị thông số công nghệ cần phải giữ trong một giới hạn cho trước được gọi
là định trị hay trị số quy định.
Ví dụ cho một mẻ sản xuất dầu động cơ 4 kỳ với đơn pha chế cho 1000
kg sản phẩm như sau: SN 500: 650 kg; BS 155: 150 kg; SN 150: 100 kg; Phụ
gia tổng hợp: 100 kg.
Giữa máy tính điều khiển trung tâm và PLC được kết nối qua một giao
thức protocol, và phần mềm hiển thị ví dụ CS3000. Số liệu cho mẻ sản xuất trên

được nhập vào máy tính qua những tag name và được đưa vào hệ thống điều
khiển logic PLC qua cổng giao tiếp RS485 hay DH+. Sau khi nhận yêu cầu từ

7


máy tính kết hợp với tham số đầu vào PLC để đưa ra các lệnh điều khiển quy
trình sản xuất.

8


1

9


SƠ ĐỒ CÔNG NGHỆ DÂY CHUYỀN PHA CHẾ DẦU NHỜN

Base oil
BS150

Dầu gốc
SN500

Dầu gốc
SN150

Phụ gia


PLC
Relief Valve

RS 232 / 485

Gear Pump

Transmitter
Control Valve
Hand Valve

Thermo
Oil HTM

Sản phẩm
Thiết bị pha
trộn
10


III. Hệ thống tự động hóa điều khiển và giám sát thu thập dữ liệu
(SCADA hoặc DCS).
1. Mô tả nguyên lý làm việc:
Sau khi nhận yêu cầu từ người điều khiển qua máy tính, thiết bị PLC sẽ
nhận các tín hiệu trạng thái từ các cơ cấu chấp hành từ khu sản xuất và tồn chứa
(field) qua profile bus đến các cửa vào input. Đồng thời, dữ liệu điều khiển cũng
được truyền từ máy tính trung tâm đến PLC qua một giao thức giữa PLCComputer. Sau khi tổng hợp các thông tin cần thiết từ field và lệnh điều khiển,
phần mềm được lập trình cho PLC sẽ tự động tính toán và đưa tín hiệu đến các cơ
cấu chấp hành từ output qua đường truyền frofile bus riêng, actuator sẽ tự động
chuyển tín hiệu điện thành tín hiệu vật lý (các loại chuyển động, truyền động, âm

thanh…). Số lượng cổng Input/output (I/O) và dung lượng bộ nhớ PLC phải đạt
yêu cầu tối thiểu là đáp ứng toàn bộ các ngõ tín hiệu và phục vụ yêu cầu lưu trữ.
Trong quá trình vận hành hệ thống thiết bị, các thiết bị đo lường điều khiển
liên tục truyền tín hiệu thông qua bộ khuyếch đại và truyền thông (transmitter)
được tích hợp sẵn trong thiết bị đến PLC để thực hiện việc giám sát quá trình.
Nếu nguyên liệu được chọn trong đơn pha chế được định lượng bằng Mass
Flowmetter đáp ứng lệnh yêu cầu, van điện sẽ tự động đóng và hệ thống sẽ thực
hiện lệnh dừng vận hành máy bơm qua contactor của bộ khởi động động cơ 2 chế
độ ON/OFF.
Lúc này dầu gốc và phụ gia đã được nhập đầy đủ vào bồn pha chế. Trước
khi bắt đầu quá trình nhập liệu, hệ thống HTM đã được khởi động để gia nhiệt
dầu và bắt đầu truyền nhiệt cho lượng dầu gốc-phụ gia trong bồn khuấy đến dải
nhiệt độ quy định. Nhiệt độ dầu gia nhiệt được đo bằng cảm ứng nhiệt độ và hiển
thị qua đồng hồ đo gắn trên thiết bị và truyền tín hiệu nhiệt độ này về phòng điều
khiển trung tâm. Nếu thông số nhiệt độ được thiết bị đo nhiệt độ trung bình trong
bồn pha chế đưa về máy tính cao hơn so với yêu cầu, máy bơm dầu F.O vào
buồng đốt thiết bị HTM sẽ ngừng hoạt động, dầu gia nhiệt sẽ không được cấp
thêm nhiệt khi lưu thông trong các bộ trao đổi nhiệt. Nguyên lý điều khiển trên
cũng đúng với trường hợp nhiệt độ khuấy trộn thấp hơn so với yêu cầu.
11


Cánh khuấy trong bồn pha chế sẽ được lệnh hoạt động và được hiển thị
trạng thái trong control room, hệ thống đo nhiệt độ trung bình liên tục đưa các
thông tin nhiệt độ về phòng điều khiển trung tâm.
Khi đạt yêu cầu về thời gian pha trộn, hệ thống PLC sẽ tự động đưa lệnh
đóng ngắt các thiết bị vận hành. Thời gian lưu sản phẩm trong bồn pha chế phụ
thuộc vào mật độ các đơn đặt hàng tiếp sau hoặc bơm tiếp qua bể chứa sản phẩm
trung gian trước khi xuất đi tiêu thụ.
2. Các thiết bị kỹ thuật trong hệ thống tự động hóa quá trình công nghệ

Thiết bị kỹ thuật ở mô hình công nghệ trên được xem như phần cứng của
hệ. Chúng được lựa chọn sao cho đảm bảo yêu cầu kỹ thuật của hệ thống, ngoài
ra các thiết bị này cũng chiếm vốn đầu tư lớn trong việc mua sắm và vận hành, do
vậy chúng phải được chọn lựa kỹ sao cho tương thích với yêu cầu kỹ thuật và khả
năng kinh tế
Tổng quan về thiết bị nói chung
Chúng được chia thành các nhóm sau:
- Thiết bị thu nhận thông tin
- Thiết bị truyền tin
- Xử lý tin
- Thiết bị ra và xử lý thông tin
a.Thiết bị thu nhận và đưa thông tin vào
* Thu nhận:
- Các bộ biến đổi đo các đại lượng vật lý như cảm biến, biến dòng..
- Các bộ đo thông số hoạt động của máy
- Đo thông số sản phẩm
- Cảm biến ký hiệu các đối tượng sản xuất
` * Thiết bị đưa thông tin vào:
- Thiết bị xử lý các tín hiệu thông tin như khuyếch đại, biến đổi năng
lượng, lọc tín hiệu, biến đổi các dạng tín hiệu (xung số, tương tự…)
` - Thiết bị thông tin đã mã hóa
- Thiết bị có cảm biến thông tin về đồ thị

12


- Thiết bị tiếp xúc trực tiếp với người điều hành như các dạng bàn phím,
bàn điều khiển…
b. Thiết bị truyền tin
- Các bộ biến đổi chuyển mạch ghép nối

- Các thiết bị chống nhiễu
- Kênh truyền
c. Thiết bị xử lý thông tin như PLC, các loại máy tính chuyên dụng
d. Thiết bị đầu ra và sử dụng thông tin
* Đầu ra thông tin:
- Quan hệ trực tiếp với người điều hành như xung kiểm tra và tín hiệu
hóa, thiết bị chỉ báo tương tự
- Các thiết bị xử lý thông tin và tín hiệu như hệ thống lưu trữ, các bộ đổi
A/D, D/A, biến đổi năng lượng điện cơ; điện thủy lực; điện khí nén và các
bộ khuyêchs đại tín hiệu
* Sử dụng thông tin
- Điều khiển các Atomat, rơ le
- Điều khiển công suất
- Các phần tử chấp hành được điều khiển trực tiếp
e. Các thiết bị đảm bảo năng lượng cho hệ thống
- Thiết bị cung cấp năng lượng như ghép nối với lưới năng lượng chung
và thiết bị nguồn dự phòng.
- Các thiết bị kiểm tra sửa chữa.

13


KẾT LUẬN
Đất nước ta đang ngày càng phát triển, tuy nhiên khoa học kỹ thuật cơ bản
ứng dụng còn thấp kém nên không tránh khỏi việc trở thành nơi tiếp nhận những
dây chuyền công nghệ lạc hậu hoặc bị khống chế về công nghệ đặc biệt là các
công nghệ bản quyền. Trước hoàn cảnh như vậy, đòi hỏi cấp bách cần xây dựng
đội ngũ cán bộ, chuyên gia có trình độ chuyên môn cơ bản về công nghệ chuyên
ngành và am hiểu về lĩnh vực tự động hóa, có tính năng động, tự chủ độc lập sáng
tạo để đáp ứng các yêu cầu ngày càng cao về kỹ thuật trong các quá trình sản

xuất. Vì vậy tự động hóa quá trình công nghệ là một môn học rất cần thiết giúp
cho học viên có tầm nhìn tổng quan, có khả năng áp dụng các phương pháp điều
khiển khác nhau cũng như các vấn đề liên quan đến tự động hóa vào các dây
chuyền công nghệ có trong thực tế.
Trong khuôn khổ tiểu luận, em khó có thể trình bày toàn bộ hệ thống đo và
điều khiển cho dây chuyền công nghệ trên vì giới hạn kiến thức tự động hóa là vô
cùng rộng lớn và kiến thức trang bị còn có hạn. Tuy nhiên, những gì rút ra được
từ tiểu luận này đã giúp ích cho em rất nhiều trong việc định hướng và phương
pháp luận khi xem xét bất kỳ công nghệ sản xuất nào sẽ gặp trong thực tế.
Chân thành cám ơn thầy đã trang bị vốn liếng kiến thức cơ bản về tự động
hóa thông qua giáo trình Tự động hóa quá trình công nghệ và những bài giảng
trên lớp. Đây là những tiền đề chính để em có thể phát triển những vấn đề khác
của tự động hóa trong việc ứng dụng vào công tác thực tế sản xuất và quản lý
trong sản xuất.
Trên thực tế em không làm việc trong môi trường sản xuất, mà chỉ làm thực
hiện công tác nghiên cứu cơ bản. Nên trong đồ án không thể trách khỏi những sai
sót nên rất mong Thầy và các học viên trong lớp chỉ dẫn để cho bản tiểu luận này
được hoàn thiện hơn!

14


Một số hình ảnh về dây chuyền sản xuất dầu nhờn.

Hình 1. Bể chứa nguyên liệu dầu gốc

Hình 2. Thiết bị pha chế dầu nhờn
15



Hình 3. Khu vực đóng gói sản phẩm vào phuy 200l

Hình 4. Phòng điều khiển dây chuyền sản xuất

16


Tài liệu tham khảo

17



×