Tải bản đầy đủ (.docx) (13 trang)

Phân tích ảnh hưởng của môi trường Marketing vĩ mô tới hoạt động du lịch của tỉnh Hải Dương

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (150.56 KB, 13 trang )

LỜI MỞ ĐẦU
Trong những năm gần đây, ngành du lịch của nước ta đã chuyển dịch mạnh
mẽ, trở thành một trong những ngành kinh tế mũi nhọn của cả nước. Cùng với xu
thế toàn cầu hóa hiện nay, những cơ hội cũng như khó khăn và thách thức đã đồng
loạt xuất hiện, gây tác động không nhỏ đến hoạt động của ngành dịch vụ non trẻ
này.
Nền kinh tế Việt Nam đang trên đà phát triển, vì vậy đời sống con người
ngày càng được nâng cao, theo đó nhu cầu của con người càng ngày càng đa dạng,
phong phú. Những sản phẩm dịch vụ được tung ra thị trường đã phải trải qua rất
nhiều khó khăn, thách thức mới đến được người tiêu dùng, mới được người tiêu
dùng chấp nhận và tin cậy.Vì vậy, các nhà sản xuất luôn tìm hiểu nghiên cứu nhu
cầu của người tiêu dùng ở các thời điểm để đưa ra các chiến lược, chiến thuật,
phương án đối với sản phẩm. Chính vì vậy, việc tìm hiểu và phân tích những ảnh
hưởng của môi trường vĩ mô trở thành một vấn đề hết sức quan trọng và cần thiết,
nhằm vạch ra phương hướng, chiến lược phù hợp giúp doanh nghiệp, địa phương
có đủ khả năng cạnh tranh và phát triển.
Trên cơ sở nghiên cứu Marketing du lịch, qua bài tiểu luận “Phân tích ảnh
hưởng của môi trường Marketing vĩ mô tới hoạt động du lịch của tỉnh Hải
Dương” em mong muốn có thể nhận diện được những cơ hội kinh doanh, nhưng
khó khăn tiềm ẩn đang và sẽ xảy ra đối với tỉnh Hải Dương từ đó đưa ra được
những kiến nghị, giải pháp thích hợp.
Bài tiểu luận không thể tránh khỏi thiếu sót, em mong được sự góp ý của cô
để hoàn thiện hơn.
Em xin chân thành cảm ơn!


MỞ ĐẦU


Mục đích nghiên cứu
-



Nghiên cứu môi trường Marketing vĩ mô nhằm xác định những cơ hội
kinh doanh, nhưng khó khăn tiềm ẩn cho tỉnh Hải Dương

-

Đề xuất những kiến nghị, nhưng tận dụng để đối phó với khó khăn nhằm
hoạch địch ra chiến lức phát triền cho tỉnh Hải Dương





Phương pháp nghiên cứu
-

Phương pháp thu thập, chọn lọc, tổng hợp, phân tích tài liệu

-

Phương pháp khảo sát thực tế.

Nội dung

I. KHÁI QUÁT CHUNG
1. Môi trường Marketing vĩ mô
1.1. Khái niệm môi trường Marketing
Môi trường marketing là một tập phức hợp bao gồm các nhân tố ảnh hưởng
và các điều kiện ràng buộc nằm ngoài tầm kiểm soát của các doanh nghiệp nhưng
ảnh hưởng và tác động đến các hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp.

Môi trường marketing của một công ty (doanh nghiệp) là tập hợp tất cả các
chủ thể, các lực lượng bên trong và bên ngoài công ty mà bộ phận ra quyết định
marketing của công ty không thể khống chế được và chúng thường xuyên tác động
ảnh hưởng tốt hoặc không tốt tới các quyết định marketing của công ty.
Môi trường marketing của doanh nghiệp gồm môi trường vi mô và vĩ mô.
1.2 . Môi trường Marketing vĩ mô

Môi trường marketing vĩ mô là các yếu tố bên ngoài mà doanh nghiệp không
thể kiểm soát hoặc thay đổi mà phải theo dõi và thay đổi theo nó như kinh tế - dân
cư, pháp luật – chính trị, tự nhiên – công nghệ, văn hóa – xã hội…


Môi trường marketing vĩ mô là những lực lượng trên bình diện xã hội rộng
lớn. Nó tác động đến quyết định marketing của các doanh nghiệp trong toàn
ngành, thậm chí trong toàn bộ nền kinh tế quốc dân và do đó nó ảnh hưởng đến cả
các lực lượng thuộc môi trường marketinh vi mô.
2. Tỉnh Hải Dương-Tổng quan về tỉnh Hải Dương
-Giới thiệu chung:
Hải Dương là một tỉnh nằm ở trung tâm châu thổ sông Hồng, là một
trong những cái nôi của nền văn hóa lâu đời của dân tộc Việt Nam. Lịch sử hàng
ngàn năm của dân tộc đã để lại cho vùng đất này một tài sản vô giá với hàng trăm
di tích lịch sự văn hóa. Vùng đất này gắn liền với tên tuổi và sự nghiệp của nhiều
danh nhân như Trần Nguyên Đán, Nguyễn Trãi, Mạc Đĩnh Chi, Phạm Sư Mạnh,
nơi sinh ra và lớn lên của đại danh y Tuệ Tĩnh.
 Điều kiện tự nhiên:

-Diện tích: 1662 km2
-Vị trí địa lý: Hải Dương là một trong 7 tỉnh, thành thuộc vùng kinh tế trọng
điểm phía Bắc, tiếp giáp với các vùng sau:



Phía đông giáp Thành phố Hải Phòng



Phía tây giáp tỉnh Hưng Yên



Phía nam giáp tỉnh Thái Bình



Phía bắc giáp tỉnh Bắc Giang

-Khí hậu: Hải Dương nằm trong vùng nhiệt đới gió mùa, nhiệt độ trung bình
hằng năm là 23,30C nhiệt độ trung bình cao nhất mùa hè không quá 24 0C, giờ nắng
trung bình hàng năm đạt 1524 giờ, lượng mưa trung bình hàng năm đạt 1300mm1700mm, độ ẩm trung bình là 85-87%.
-Địa hình: Hải Dương chia làm 2 vùng: vùng đồi núi và vùng đồng bằng.
Vùng đồi núi nằm ở phía bắc tỉnh, chiếm 11% diện tích tự nhiên, gồm 13 xã thuộc
huyện Chí Linh và 18 xã thuộc huyện Kinh Môn; là vùng đồi núi thấp, phù hợp với


việc trồng cây ăn quả, cây lấy gỗ và cây công nghiệp ngắn ngày. Vùng đồng bằng
còn lại chiếm 89% diện tích tự nhiên do phù sa sông Thái Bình bồi đắp, đất màu
mỡ, thích hợp với nhiều loại cây trồng, sản xuất được nhiều vụ trong năm.
 Điều kiện xã hội

-Dân số & lao động:
Dân số hơn 1.703.492 người (theo số liệu năm 2009)

Trong đó:
+Mật độ dân số trung bình: 1.044 người/km2
+Dân số thành thị: 324.930 người
+Dân số nông thôn: 1.378.562 người
+Nam: 833.459 người
+Nữ: 870.033 người
-Giao thông và cơ sở hạ tầng:
Tỉnh Hải Dương có hệ thống cơ sở hạ tầng khá hoàn chỉnh, tạo điều kiện
thuận lợi cho kinh tế-xã hội của tỉnh phát triển
Hệ thống giao thông: gồm đường bộ, đường thủy, đường sắt; Phân bố hợp lý,
giao lưu thuận tiện với các tỉnh
+Đường bộ: có 4 tuyến đường quốc lộ qua tỉnh dài 99km, tất cả đều là đường
cấp I, cho 4 làn xe di chuyển thuận tiện
+Đường sắt: Tuyến Hà Nội-Hải Phòng chạy song song với quốc lộ 5 đáp ứng
được nhu cầu vận chuyển hàng hóa, hành khách qua 7 ga trong tỉnh
Tuyến Kép-Bãi Cháy chạy qua huyện Chí Linh, là tuyến đường
vận chuyển lâm nông thổ sản ở các tỉnh miền núi phía Bắc ra nước ngoài qua cảng
Cái Lân, cũng như hàng nhập khẩu và than cho các tỉnh
+Đường thủy: với 400km đường sông cho tầu, thuyền 500 tấn qua lại dễ dàng.
Cảng Cống Câu công suất 300.000 tấn/năm và hệ thống bến bãi đáp ứng về vận tải
hàng hóa bằng đường thủy một cách thuận lợi.


Hệ thống giao thông trên đảm bảo cho việc giao lưu kinh tế từ Hải Dương đi
cả nước và nước ngoài rất thuận lợi.
-Kinh tế:
Năm 2008, tổng sản phẩm trong tỉnh (GDP) tăng 10,5% giá trị sản xuất nônglâm nghiệp và thủy sản tăng 3,9% ; Giá trị sản xuất công nghiệp, xây dựng tăng
13%. Giá trị sản xuất các ngành dịch vụ tăng 13,5%.
Giá trị hàng hóa xuất khẩu ước đạt 420 triệu USD, tăng 73,6% so với cùng kì
năm trước, trong đó chủ yếu tăng do các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài

(tăng 85,7%). Tổng giá trị nhập khẩu ước đạt 440 triệu USD, tăng 47,9% so với
cùng kì năm trước
Đến nay Hải Dương đã quy hoạch 10 khu công nghiệp với tổng diện tích
2.719 ha. Với chính sách thông thoáng, ưu đãi các nhà đầu tư trong và ngoài nước,
với lợi thế vị trí địa lý thuận lợi, Hải Dương đã thu hút nhiều nhà đầu tư vào khu
công nghiệp. Đến hết tháng 10/2008 đã thu hút 350,2 triệu USD vốn đầu tư trực
tiếp nước ngoài, trong đó cấp giấy chứng nhận đầu tư mới cho 37 dự án (tăng 9 dự
án) tăng 39,2% so với cùng kì năm 2007.
-Du lịch:
Hải Dương là miền đất giàu di tích lịch sử, văn hóa và danh lam thắng cảnh,
tuy bị chiến tranh, thiên tai tàn phá nặng nề , nhưng nhờ có truyền thống giữ gìn
bản sắc dân tộc, bảo tồn di sản lịch sử văn hóa của dân tộc, cùng sự quan tâm của
chính quyền địa phương, đến nay Hải Dương còn giữ được hàng nghìn di tích có
giá trị. Đây là tài sản vô giá, là cơ sở của sử học, là linh hồn và niềm tự hào của
nhân dân địa phương.
Tính đến hết năm 2003, toàn tỉnh có 1089 di tích được đăng kí và nghiên cứu
bước đầu, 127 cụm di tích và di tích các loại được xếp hạng Quốc gia, đứng hàng
thứ 4 về số lượng di tích được xếp hạng theo đơn vị tỉnh và thành phố trong cả
nước . Trong số những di tích đã xếp hạng đã có: 65 đình, 43 chùa, 33 miếu-đền-


đàn, 1 nhà thờ họ, 1 cầu đá, 4 di tích lịch sử cách mạng, 5 danh thắng, 6 lăng mộ, 1
văn miếu, 1 di tích khảo cổ học, 3 hệ thống hang động. Trong số các di tích đã xếp
hạng, có 2 di tích được xếp vào hạng đặc biệt quan trọng, đó là khu di tích Côn
Sơn và đền thờ Kiếp Bạc.
-Hành chính sự nghiệp:
Hải Dương có 12 đơn vị hành chính trực thuộc gồm: Thành phố Hải Dương, thị
xã Chí Linh và 10 huyện: Nam Sách, Thanh Hà, Kinh Môn, Phú Thái, Tứ Kỳ, Gia
Lộc, Thanh Miện, Cẩm Giàng, Bình Giang, Kim Thành
Trung tâm hành chính: Thành phố Hải Dương là trung tâm kinh tế-chính trị-văn

hóa của cả tỉnh.
II. ẢNH HƯỞNG CỦA MÔI TRƯỜNG MARKETING VĨ MÔ TỚI HOẠT
ĐỘNG DU LỊCH CỦA TỈNH HẢI DƯƠNG
1. Môi trường chính trị - pháp luật

1.1. Môi trường chính trị
Môi trường chính của Việt Nam nói chung và tỉnh Hải Dương nói riêng là
một trong những môi trường dễ dàng để phát triển kinh tế, đặc biệt là phát triển
ngành kinh tế du lịch. Thứ nhất, Hải Dương là một tỉnh có môi trường chính trị
trung lập, với những chính sách thông thoáng, an ninh chính trị luôn luôn được
đảm bảo. Thứ hai, Hải Dương là một tỉnh đi đầu trong việc làm theo, ứng dụng các
chính sách mới của nhà nước trong việc phát triển kinh tế vĩ mô cũng như vi mô.
2.2. Môi trường pháp luật
Hệ thống luật pháp là yếu tố cốt lõi tại ra môi trường kinh doanh lành mạnh
hay không ở mỗi quốc gia. Việc ban hành hệ thống luật pháp có chất lượng và đưa
vào đời sống là điều kiện đầu tiên đảm bảo chất lượng về đời sống xã hội, an ninh
văn hóa trên địa bàn tỉnh. Góp phần thúc đẩy, tạo môi trường du lịch an toàn lành
mạnh cho khách du lịch đến với tỉnh Hải Dương.


Chính sách thuế, chính sách tiền tệ, chính sách đối ngoại, chính sách phát triển
đầu tư luôn luôn thu hút được các nhà hàng, khách sạn lớn tới đầu tư trên địa bàn
tỉnh, các doanh nghiệp lữ hành có chất lượng phục vụ nguồn khách hàng tiềm năng
dồi dào đến tham quan tại Hải Dương.
2.3. Môi trường tự nhiên
Môi trường tự nhiên là hệ thống các yếu tố tự nhiên có ảnh hưởng đến các nguồn
lực đầu vào cần thiết cho hoạt động của các doanh nghiệp, do vậy cũng ảnh hưởng
đến hoạt động Marketing của doanh nghiệp. Đó là các yếu tố như khí hậu, thời tiết,
vị trí địa lý, tài nguyên thiên nhiên, môi trường...
a) Ô nhiễm môi trường

Vào những năm 60 dư luận thế giới đã cảnh báo về vấn đề ô nhiễm môi trường do
hoạt động sản xuất và tiêu dùng của con người gây ra. Nhiều tổ chức bảo vệ môi
trường ra đời và đã hoạt động tích nhằm hạn chế những ô nhiễm do chất thải của
các ngành công nghiệp và chất thải tiêu dùng gây ra. Trước tình thế đó, các ngành
sản xuất hàng hoá cũng bắt đầu phải thay đổi công nghệ sản xuất nhằm giảm ô
nhiễm môi trường như sử dụng bao bì dễ tái chế, sử dụng xăng không chì, sử dụng
hệ thống lọc nước, khí thải. Các sản phẩm "thân thiện với môi trường" như xe đạp
điện, ô tô điện, ô tô khí ga, xăng không chì¼ngày càng xuất hiện nhiều và đang
chiếm được thiện cảm của người tiêu dùng và xã hội.
Kinh tế Việt Nam phát triển nhanh chóng. Tuy nhiên, vấn đề ô nhiễm môi trường
cũng trở nên ngày càng trở nên nặng nề, được xã hội quan tâm lo lắng.
b) Tình hình khan hiếm nguyên, nhiên liệu


Các nguyên, nhiên liệu truyền thống như vàng, bạc, sắt, thép, đồng, dầu mỏ, than
đá... ngày càng cạn kiệt. Điều này buộc các công ty sử dụng các nguyên, nhiên liệu
đó phải chi phí nhiều hơn do thuế tài nguyên tăng lên đồng thời với chi phí cho các
đầu tư nghiên cứu tìm các nguyên liệu mới thay thế. Năng lượng gió, mặt trời, địa
nhiệt ngày càng được sử dụng nhiều hơn. Điều này mở ra cơ hội kinh doanh cho
các ngành sản xuất mới.
Trong những năm gần đây, giá dầu trên thế giới đã tăng nhanh chóng. Đây là thách
thức đối với các doanh nghiệp Việt Nam sử dụng nhiều xăng dầu, nhưng cũng là
động lực để các doanh nghiệp nghiên cứu đưa ra nhiều sản phẩm mới như xe chạy
bằng ga, điện...
c) Sự can thiệp của luật pháp
Nhà nước ngày càng can thiệp bằng pháp luật vào công cuộc bảo vệ môi trường và
đảm bảo cho xã hội sử dụng nguồn tài nguyên thiên nhiên hợp lý. Các bộ luật mới
ra đời nhằm bảo vệ nguồn nước, không khí, đất đai, biển, rừng, chim muông, thú
quý hiếm. Nhiều khu vườn quốc gia mới ra đời tạo nên những môi trường bình yên
cho các loài động thực vật phát triển.

Hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp chịu sự điều tiết nghiêm ngặt của các
cơ quan nhà nước, đồng thời chịu sự theo dõi, giám sát chặt chẽ của dư luận xã hội
và của các tổ chức bảo vệ môi trường. Điều này buộc các doanh nghiệp cũng phải
tìm kiếm các giải pháp mới tránh vi phạm luật lệ bảo vệ tài nguyên, môi trường.
2.3. Môi trường kinh tế
Hiện nay, môi trường kinh tế của Việt Nam đang trên đà phát triển. Quy mô của
nên kinh tế ngày càng mở rộng (năm 2013 đạt gần 176 tỷ USD), xuất hiện thêm


nhiều thành phần kinh tế mới, nhà đầu tư mới, ngành nghề mới và nhiều sản phẩm
mới đáp ứng nhu cầu mua sắm và tiêu dùng của người dân. Tuy nhiên nên kinh tế
của Việt Nam cũng chịu sự chi phồi của nên kinh tế thế giới, suy thoái và làm phát
cũng là vấn đề khó khăn chung trong vài năm gần đây.Thu nhập bình quân đầu
người ở nước ta luôn tăng dần hằng năm, năm 2013 đạt khoảng 1.960 USD/người,
chỉ số này đạt cao ở những người sống và làm việc tại các thành phố.Về chuyển
dịch cơ cấu ngành, tỷ trọng nhóm ngành công nghiệp- dịch vụ đang ngày một
tăng cao; do đó mà các doanh nghiệp đều hướng tới phát triển thương mại, dịch vụ
và thu hẹp ngành nông nghiệp.
Sự thay đổi cơ cấu chi tiêu của dân cư: thời kỳ trước dân cư chỉ quan tâm ăn
no, mặc ấm, tức là những thứ cần thiết phục vụ cuộc sống, thì hiện nay không chỉ
phục vụ nhu cầu cơ bản mà còn quan tâm đến chăm sóc sức khỏe, cải thiện tinh
thần nhiều hơn.
Có thể thấy, thu nhập bình quân của người dân cải thiện, họ có điều kiện chi
trả cho việc đi du lịch tham quan nghỉ dưỡng, vì thế mà lượng khách hàng cho các
khu du lịch, các di tích có thể được đảm bảo. Khách hàng ngoài những doanh
nhân, giới công chức văn phòng sẽ là những hộ gia đình có thu nhập từ trung bình
khá trở lên. Như vậy, lượng khách du lịch đến với tỉnh Hải Dương sẽ tăng cao.
Khó khăn: khủng hoàng kinh tế, giá cả nguyên – nhiên liệu leo thang khiến người
dân thắt chặt chi tiêu, người dân cũng sẽ hạn chế đi du lịch hơn.
2.4.Môi trường dân số

Dân số Việt Nam đứng thứ 3 khu vực và thứ 140 trên thế giới. Đặc biệt, Hà Nội
đạt mốc 7,1 triệu người (tháng 11 năm 2013), mật độ dân số đông khoảng 3.490
người/ km2 , gấp 8 lần mức trung bình của cả nước. Với lượng dân cư đông đúc,
phần đông có mức độ tri thức cao, thu nhập khá là điều kiện thuận lợi để kinh
doanh các hoạt động du lịch


Hiện nay, cơ cấu dân số trẻ kèm theo đó là nguồn lao động dồi dào, tạo ưu
thế về nhân lực to lớn cho ngành du lịch địa phương. Đào tạo nhân lực cho ngành
dịch vụ du lịch, nhà hàng – khách sạn ngày nay trở thành một trong những ngành
thu hút lượng lớn các bạn trẻ. Các cơ sở đào tạo ngành cũng ngày một nâng cao về
số lượng và chất lượng.
2.5.Môi trường xã hội
Bên cạnh yếu tố văn hoá, các đặc điểm về xã hội cũng ảnh hưởng đến hoạt đông
du lịch của tỉnh Hải Dương. Quan tâm nghiên cứu những yếu tố xã hội sẽ giúp các
ban ngành của tỉnh xác định được những xu thế đang, sắp diễn ra và những nhu
cầu thỏa mãn xu thế đó của khách hàng.
Trong thời cuộc có quá nhiều nơi để đi du lịch, quá nhiều chọn lựa từ thượng
vàng hạ cám cho đến những tour du lịch cao cấp nhất. Nhưng đến với Hải Dương
khách du lịch vẫn tìm được cho mình những. Thứ nhất, do Hải Dương là mảnh đất
địa linh nhân kiệt, là quê hương của những vị anh hùng dân tộc. Nơi đây luôn là
điểm đến cho những cô cậu học sinh muốn tìm cho mình sự may mắn trước mỗi kì
thi cử quan trọng. Thứ hai, nơi đây cũng là lựa chọn của những bậc cao niên đi
tham quan tìm hiểu lịch sử qua những tour du lịch lễ hội, là nơi nghỉ dưỡng của
những người cao tuổi trong những tour du lịch nghỉ dưỡng.Trong thời buổi hiện
nay, Hải Dương luôn là điểm đến lý thú cho mỗi du khách có nhu cầu du lịch.
III. NHỮNG GIẢI PHÁP KHẮC PHỤC KHÓ KHĂN
1. Môi trường chính - trị pháp luật:
+ Tỉnh Hải Dương nói chung cũng như các doanh nghiệp lữ hành trong địa
bàn tỉnh nói riêng phải tuân thủ theo mọi quy định, luật pháp của nhà nước Cộng

hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam. Đồng thời phải hiểu rõ và nắm bắt được luật pháp
để bảo đảm quyền lợi cho mình
+ Nên đăng ký bản quyền tại cục sở hữu trí tuệ những gì là riêng, đặc biệt
của tỉnh. Ví dụ như loại hình tour du lịch mới; đặc sản của tỉnh;...


2. Môi trường tự nhiên
+ Về nguyên liệu: phải có mỗi quan hệ hợp tác tốt với các nhà cung ứng
nguyên liệu để có được nguồn nguyên liệu thực phẩm chất lượng, giá cả hợp lý.
Bên cạnh đó luôn có các phương án, các địa chỉ mua hàng dự phòng khi xảy ra sự
số thiếu hụt nguyên liệu.
+ Về nhiên liệu: Sử dụng pin mặ trời, bình nước nóng năng lượng mặt trời
và lắt đặt các thiết bị tiết kiệm điện.
3. Môi trường kinh tế
Để khắc phục tình hình khá khăn chung của nền kinh tế, sức mua của người
dân giảm đi. Các ban ngành, ban quản lý của di tích nên có những cách giảm giá
để thu hút khách du lịch trên cả nước
+ Có những chương trình du lịch đặc biệt, khuyến mại giá cả vào những dịp
nghỉ lễ
+ Tận dụng những kì nghỉ lễ dài của cả nước để tổ chức những lễ hội, tạo
điều kiện thời cơ kích cầu du lịch
4. Môi trường văn hóa – xã hội
Giải pháp để thu hút khách hàng:
+ Tạo nên nét riêng biệt, vượt trội hơn các địa phương khác nhờ luôn thay
đổi các chương trình tham quan nghỉ dưỡng
+ Đánh vào tâm lý thích giảm giá của khách hàng:tạo nên những tour du lịch
với giá ưu đãi
+ Đánh vào tâm lý khách hàng thượng lưu: Có các chương trình du lịch cao
cấp cho loại khách hàng cấp cao này.
KẾT LUẬN

-------------------


Như vậy, thông qua việc phân tích những ảnh hưởng của môi trường Marketing vĩ
mô đến hoạt động du lịch của tỉnh Hải Dương, có thể thấy được những khó khăn
tiềm ẩn và những cơ hội thuận lợi mà tỉnh Hải Dương đã, đang và sẽ đương đầu.
Với áp lực từ những chương trình du lịch dày đặc từ các địa phương khác, tỉnh Hải
Dương phải luôn có những chiến lược đúng đắn để thu hút nguồn khách du lịch tới
với địa phương.
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
 PGS. TS Nguyễn Văn Mạnh (2003), Giáo trình Marketing du lịch, NXB Đại

học kinh tế quốc dân
 Ths. Nguyễn Hữu Lam/ Đinh Thái Hoàng, Giáo trình Quản trị chiến lược-

phát triển vị thế cạnh tranh, NXB TK 2007.
 Website báo điện tử: www.vietnamnet.com
 Website Tổng cục du lịch: www.vietnamtourism.gov.vn




×