Tải bản đầy đủ (.doc) (30 trang)

Bài dự thi dạy học tích hợp liên mônHóa họcTiết 27: SỰ ĂN MÒN KIM LOẠI, BẢO VỆ KIM LOẠI KHỎI SỰ ĂN MÒN

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.5 MB, 30 trang )

–I. TÊN HỒ SƠ DẠY HỌC: DẠY HỌC THEO CHỦ ĐỀ TÍCH HỢP
LIÊN MƠN TRONG BÀI “ SỰ ĂN MÒN KIM LOẠI VÀ BẢO VỆ KIM
LOẠI KHÔNG BỊ ĂN MÒN”
II.MỤC TIÊU DẠY HỌC:
1. Kiến thức: Học sinh biết được:
- Khái niệm về sự ăn mòn kim loại, nguyên nhân làm kim loại bị ăn mòn.
- Khí thải công nghiệp, khí thải của các phương tiện giao thông vận tải, của hoạt
động đốt rác thải, đun nấu... có chứa CO2, SO2, NOx ... là nguyên nhân gây ra mưa
axit làm kim loại bị ăn mòn. Có biện pháp xử lí khí thải và rác thải sinh hoạt ơ
địa phương, gia đình.
- Một số yếu tố ảnh hương đến sự ăn mòn kim loại.
- Cách bảo vệ kim loại không bị ăn mòn.
- Cầu Long Biên (Hà Nội) là cây cầu sắt đầu tiên ơ Việt Nam, mang nhiều y
nghĩa về lịch sử, kinh tế, chính trị...Còn tháp Efphen ( Pari) mang y nghĩa lớn về
văn hóa du lịch. Cần bảo vệ và giữ gìn tốt những công trình này.
2.Kỹ năng :
- Có kĩ năng tiến hành và quan sát một số thí nghiệm, rút ra nhận xét về một số
yếu tố ảnh hương đến sự ăn mòn kim loại.
- Có kĩ năng vận dụng kiến thức liên môn để giải quyết một số tình huống thực
tiễn liên quan đến bảo vệ các đồ vật bằng kim loại và bảo vệ môi trường.
- Nhận biết được hiện tượng ăn mòn kim loại trong thực tế.
- Vận dụng kiến thức để bảo vệ một số đồ vật bằng kim loại trong gia đình.
3.Thái độ:
- Làm việc nghiêm túc, yêu thích bộ môn.
- Có y thức bảo vệ kim loại,giữ gìn các công trình công cộng bằng kim loại,
không làm trầy xước sơn...
- Có thái độ đúng đắn trong việc bảo vệ môi trường.
- Có thái độ tự hào với lịch sử vẻ vang của dân tộc.
III. ĐỐI TƯỢNG DẠY HỌC CỦA BÀI HỌC:
- Học sinh lớp 9A - Trường THCS Định Tân, năm học 2016 - 2017.
- Sĩ số của lớp 9A: 29 học sinh


IV. Ý NGHĨA CỦA BÀI HỌC:
- Tích hợp liên môn được áp dụng trong giảng dạy môn Hóa học là các phần vận
dụng kiến thức vào thực tiễn.
- Phù hợp trình độ nhận thức và tư duy của học sinh.
- Tạo sự hứng thú trong học tập, có y thức trách nhiệm hơn với gia đình, tập thể.
- Giúp học sinh dễ hiểu bài. Nắm vững kiến thức, nhớ bài lâu hơn.
- Hiểu tầm kiến thức sâu rộng, gợi trong các em tính khám phá sáng tạo...
- Biết vận dụng kiến thức linh hoạt trong thực tế đời sống, kĩ thuật.
- Giúp học sinh ôn lại lịch sử vẻ vang của dân tộc trong hai cuộc kháng chiến
chống Thực dân pháp và Đế quốc Mĩ. Đồng thời, biết được tháp Efphen có giá
trị văn hóa du lịch rất lớn đối với Pari nói riêng và nước pháp nói chung.
V. THIẾT BỊ DẠY HỌC, HỌC LIỆU:
* Giáo viên:
- Giáo án .
1


- Tư liệu dạy học : Tranh ảnh, phiếu hoạt động nhóm.
- Máy chiếu, Laptop.
- Các Slide của bài giảng điện tử.
- Sách giáo khoa.
- Phiếu học tập:

PHIẾU HỌC TẬP 1
1. Cây cầu sắt, vỏ tàu thủy, đinh sắt, dao sắt và những đồ vật mà các em đang
quan sát đã có hiện tượng gì sau một thời gian để trong môi trường tự nhiên?
………………………………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………………………………

2. Vì sao những đồ vật đó để trong môi trường tự nhiên sau một thời gian thì

chúng đều bị gỉ ?
………………………………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………………………………

3. Em có nhận xét gì về tính chất của gỉ sắt? So sánh với tính chất của kim loại.
………………………………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………………………………

4. Kim loại bị gỉ dẫn đến kim loại bị phá hủy và đồ vật bị hỏng. Hiện tượng kim
loại bị gỉ được gọi là sự ăn mòn kim loại. Vậy, thế nào là sự ăn mòn kim loại?
………………………………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………………………………

PHIẾU HỌC TẬP 2:
Biện pháp bảo vệ kim loại.

- Mẫu báo cáo kết quả thí nghiệm:
Thí nghiệm
Nội dung thí nghiệm
1
2
3

Ví du

Nhận xét hiện tượng

2



4
* HS : Chuẩn bị theo nhóm:
- Đinh sắt gỉ, miếng sắt gỉ, con dao gỉ, kiềng bếp ga bị gỉ...
- Làm thí nghiệm như SGK:
+ Đinh sắt trong không khí khơ (Ớng nghiệm có lớp CaO ơ đáy, đậy nút kín).
+ Đinh sắt ngâm trong nước cất (Có lớp dầu nhờn ơ trên)
+ Đinh sắt ngâm trong nước có tiếp xúc với không khí.
+ Đinh sắt ngâm trong dung dịch muối ăn.
Quan sát, theo dõi trong 1 tuần.
VI. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC VÀ TIẾN TRÌNH DẠY HỌC.
A. MỤC TIÊU BÀI HỌC:
1. Kiến thức: Học sinh biết được:
- Khái niệm về sự ăn mòn kim loại, nguyên nhân làm kim loại bị ăn mòn.
- Một số yếu tố ảnh hương đến sự ăn mòn kim loại.
- Cách bảo vệ kim loại không bị ăn mòn.
2. Kỹ năng :
- Có kĩ năng tiến hành và quan sát một số thí nghiệm, rút ra nhận xét về một số
yếu tố ảnh hương đến sự ăn mòn kim loại, từ đó đề xuất biện pháp bảo vệ kim
loại.
- Nhận biết được hiện tượng ăn mòn kim loại trong thực tế.
- Vận dụng kiến thức để bảo vệ một số đồ vật bằng kim loại trong gia đình.
3.Thái độ:
- Làm việc nghiêm túc, yêu thích bộ môn.
- Có y thức bảo vệ kim loại,giữ gìn các công trình công cộng bằng kim loại,
không làm trầy xước sơn...
B. CHUẨN BỊ:
1. Giáo viên:
- Giáo án .

- Tư liệu dạy học : Tranh ảnh, phiếu hoạt động nhóm.
- Máy chiếu, Laptop.
- Các Slide của bài giảng điện tử.
- Sách giáo khoa.
- Phiếu học tập:

PHIẾU HỌC TẬP 1
1. Cây cầu sắt, vỏ tàu thủy, đinh sắt, dao sắt và những đồ vật mà các em đang
quan sát đã có hiện tượng gì sau một thời gian để trong môi trường tự nhiên?
………………………………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………………………………

2. Vì sao những đồ vật đó để trong môi trường tự nhiên sau một thời gian thì
chúng đều bị gỉ ?

3


………………………………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………………………………

3. Em có nhận xét gì về tính chất của gỉ sắt? So sánh với tính chất của kim loại.
………………………………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………………………………

4. Kim loại bị gỉ dẫn đến kim loại bị phá hủy và đồ vật bị hỏng. Hiện tượng kim
loại bị gỉ được gọi là sự ăn mòn kim loại. Vậy, thế nào là sự ăn mòn kim loại?
………………………………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………………………………


PHIẾU HỌC TẬP 2:
Biện pháp bảo vệ kim loại.

Ví du

- Mẫu báo cáo kết quả thí nghiệm:
Thí nghiệm
Nội dung thí nghiệm
Nhận xét hiện tượng
1
2
3
4
- Chuẩn bị thí nghiệm cho 4 nhóm:
+ Dụng cụ: Ống nghiệm (16 cái), nút ống nghiệm (4 cái), giá để ống
nghiệm (4 cái), ống hút (12 cái), muỗng sắt (4 cái), đũa thủy tinh (4 cái).
+ Hóa chất: CaO, muối ăn, nước cất, dầu nhờn, đinh sắt còn mới đã làm
sạch (16 cái).
2. HS : Chuẩn bị theo nhóm:
- Đinh sắt gỉ, miếng sắt gỉ, con dao gỉ, kiềng bếp ga bị gỉ ...
- Làm thí nghiệm như SGK:
+ Đinh sắt trong khơng khí khơ (Ớng nghiệm có lớp CaO ơ đáy, đậy nút kín).
+ Đinh sắt ngâm trong nước cất( Có lớp dầu nhờn ơ trên)
+ Đinh sắt ngâm trong nước có tiếp xúc với không khí.
+ Đinh sắt ngâm trong dung dịch muối ăn.
Quan sát, theo dõi trong 1 tuần, ghi lại kết quả.
C. PHƯƠNG PHÁP:
- Nêu vấn đề và giải quyết vấn đề.
- Đàm thoại.
- Thí nghiệm.

4


- Trực quan.
- Hoạt đợng nhóm.
D. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC:
HĐ1: Ổn định lớp.
HĐ2: Kiểm tra bài cũ:
* Tích hợp mơn tin học:
- GV: Trình chiếu câu hỏi kiểm tra bài cũ: Bài tập 4 SGK trang 63:
Những khí thải (CO2, SO2 …) trong quá trình sản xuất gang, thép có ảnh
hương như thế nào đến môi trường xung quanh? Dẫn ra một số phản ứng để giải
thích? Thử nêu biện pháp để chống ô nhiễm môi trường ơ khu dân cư gần cơ sơ
sản xuất gang, thép.
- HS: Trả lời câu hỏi và lên bảng viết PTHH, HS khác nhận xét.
Yêu cầu nêu được:
Những khí thải ( CO2, SO2…) trong quá trình sản xuất gang, thép có ảnh
hương đến môi trường xung quanh:
- Khí SO2 gây ô nhiễm không khí, độc hại cho con người và động thực vật.
- Làm cho nồng độ axit trong nước mưa cao hơn mức bình thường.
SO2 + H2O → H2SO3
CO2 + H2O → H2CO3
Biện pháp chống ô nhiễm môi trường:
- Xây dựng hệ thống liên hoàn xử lí khí thải độc hại trước khi đưa khí thải ra
ngoài không khí.
- Trồng vành đai cây xanh để hấp thụ khí CO2.
HĐ3: Giới thiệu vào bài: Từ bài tập trên chúng ta thấy: Các khí thải như CO 2,
SO2 làm cho nồng độ axit trong nước mưa, sương mù cao hơn mức bình thường
và nó là một trong những thủ phạm gây ra sự ăn mòn kim loại. Vậy, ăn mòn kim
loại là gì? Cần làm gì để bảo vệ kim loại không bị ăn mòn? Chúng ta cùng tìm

hiểu bài học: “Ăn mòn kim loại và bảo vệ kim loại không bị ăn mòn”.
HĐ4: Tích hợp kiến thức liên môn để học sinh nắm được:
- Khái niệm về sự ăn mòn kim loại, nguyên nhân làm kim loại bị ăn mòn.
- Khí thải công nghiệp, khí thải của các phương tiện giao thông vận tải,
của hoạt động đốt rác thải, đun nấu... có chứa CO 2, SO2, NOx ... là nguyên
nhân gây ra mưa axit làm kim loại bị ăn mòn. Từ đó có biện pháp xử lí khí
thải và rác thải sinh hoạt ở địa phương, gia đình, giáo duc ý thức bảo vệ môi
trường, không đổ rác bừa bãi.
I. Thế nào là sự ăn mòn kim loại?
1. Khái niệm:
HS hoạt động nhóm.
GV: Chia lớp thành 4 nhóm, đặt chung những đồ vật mà các em đã chuẩn bị lên
bàn.
5


* Phương pháp tích hợp: Sử dụng phương pháp tích hợp liên môn:
- Môn Tin học: GV trình chiếu hình ảnh:

- Môn Hóa học:
GV: Các em hãy quan sát những đồ vật mà các em có đồng thời quan sát hình
ảnh trên màn hình, thảo luận nhóm trả lời câu hỏi trong phiếu học tập:
- Môn tin học, môn Hóa học: GV chiếu câu hỏi thảo luận:
GV: Cây cầu sắt, vỏ tàu thủy, đinh sắt, dao sắt và những đồ vật mà các em đang
quan sát đã có hiện tượng gì sau một thời gian để trong môi trường tự nhiên?
HS: Quan sát hình ảnh trên màn hình kết hợp với quan sát một số đồ vật bị gỉ
mà các em đã mang đến lớp như: Đinh sắt gỉ, miếng gỉ, con dao gỉ,thanh thép
gỉ… thảo luận, thống nhất câu trả lời.
Yêu cầu nêu được: Cây cầu sắt, vỏ tàu thủy, đinh sắt, con dao…sau một thời
gian sử dụng chúng đều đã bị gỉ ?

GV: Vì sao những đồ vật đó để trong môi trường tự nhiên sau một thời gian thì
chúng đều bị gỉ ?

6


HS: Trong không khí có khí oxi. Trong nước mưa, sương mù thường có chứa
axit do khí CO2 và một số khí khác hòa tan. Trong nước biển có hòa tan một số
muối như NaCl, MgCl2…Những chất này đã tác dụng với kim loại hoặc hợp
kim sắt tạo thành gỉ sắt.
GV: Hướng dẫn HS dùng tay bẻ miếng sắt bị gỉ, chú y màu của gỉ sắt, sự thay
đổi về ánh kim, tính dẻo…
GV: Em có nhận xét gì về tính chất của gỉ sắt? So sánh với tính chất của kim
loại.
HS: Gỉ sắt có màu nâu, giòn, xốp, dễ bị bẻ gãy, không còn tính chất của kim loại
nữa.
GV: Kim loại bị gỉ dẫn đến kim loại bị phá hủy và đồ vật bị hỏng. Hiện tượng
kim loại bị gỉ được gọi là sự ăn mòn kim loại. Vậy, thế nào là sự ăn mòn kim
loại?
HS: Sự phá hủy kim loại, hợp kim do tác dụng hóa học trong môi trường được
gọi là sự ăn mòn kim loại.
GV: Chốt lại khái niệm sự ăn mòn kim loại.
GV: Nguyên nhân nào gây ra sự ăn mòn kim loại?
HS: Do kim loại tác dụng với những chất mà nó tiếp xúc trong môi trường.
GV: Em có thể dẫn ra một số chất trong môi trường là nguyên nhân gây ra sự ăn
mòn kim loại không?
HS: Nước, oxi, axit trong nước mưa…
GV: Như vậy, một trong những chất của môi trường là thủ phạm lớn gây nên ăn
mòn kim loại không thể không nhắc đến axit trong nước mưa, sương mù, thậm
chí trong cả hơi nước của không khí. Axit này do đâu mà có? Các em hãy quan

sát lên màn hình.
- Môn tin học: GV trình chiếu hình ảnh:

7


GV: Nguyên nhân nào dẫn đến mưa axit?
HS:Trong khí thải công nghiệp, khí thải của động cơ= ô tô, xe máy…, của hoạt
động đốt rác thải bừa bãi, đun nấu…có chứa nhiều chất khí như CO 2, SO2, NOx
...Những chất này hòa tan trong nước mưa tạo thành mưa axit.
- Môn Giáo dục công dân: Để hạn chế lượng khí thải này chúng ta cần làm gì?
HS: Không đốt rác bừa bãi, trồng nhiều cây xanh ….
GV: Bây giờ cô có một tình huống thực tiễn, các em hãy suy nghĩ, thảo luận và
cho cô biết các em sẽ xử lí vấn đề này như thế nào?
- Môn tin học:
GV: Trình chiếu :

8


HS: Đầu tiên: Em sẽ vận động thêm một số người cùng dọn sạch đống rác đó
bằng cách: Tiến hành phân loại rác:
- Rác hữu cơ có thể phân hủy: Cọng rau, lá bánh, xác động thực vật … thì mang
đi chôn lấp để làm phân mùn cho cây trồng.
- Rác khó hoặc không phân hủy, có thể tái chế như: Túi nilon, nhựa, sắt thép phế
liệu… thì thu gom lại để bán cho các cơ sơ tái chế.
- Rác không phân hủy, không thể tái chế: Gạch vỡ, đá… cần chôn lấp ơ nơi phù
hợp.
Sau đó, chúng em sẽ vận động mọi người dân không đổ rác bừa bãi, hãy thu
gom và xử lí rác thải ngay từ hộ gia đình như chúng em đã làm.

GV: Như vậy, nếu mọi người cùng xử lí tốt rác thải sinh hoạt từ hộ gia đình,
không những chúng ta đã bảo vệ môi trường không bị ô nhiễm, bảo vệ sức khỏe
con người mà còn góp phần bảo vệ những đồ dùng, những công trình bằng kim
loại giảm bớt sự ăn mòn.
HĐ5: Tích hợp liên môn để học sinh rút ra nhận xét về từng yếu tố ảnh
hưởng đến sự ăn mòn kim loại, biết xử lý một số tình huống thực tiễn liên
quan đến ăn mòn kim loại, tìm được ví du thực tế để chứng minh: Khi tăng
nhiệt độ, sự ăn mòn kim loại xảy ra nhanh hơn.
II. Những yếu tố nào ảnh hưởng đến su ăn mòn kim loại:
1. Ảnh hưởng của các chất trong môi trường:
Môn hóa học:
GV: Ở nhà, các em đã được làm thí nghiệm theo nhóm, bây giờ, các em hãy đặt
thí nghiệm của nhóm mình lên bàn, quan sát lại hiện tượng một lần nữa và báo
cáo kết quả thí nhiệm theo mẫu sau:
Thí nghiệm
Nội dung thí nghiệm
Nhận xét hiện tượng
9


1
2
3
4
HS: Đại diện nhóm báo cáo kết quả thí nghiệm tại nhà. HS khác theo dõi, bổ
sung hoàn thành phiếu học tập:
Thí nghiệm
Nội dung thí nghiệm
Nhận xét hiện tượng
1

Đinh sắt trong không khí Đinh sắt vẫn sáng, bóng → Không
khô.
bị ăn mòn
2
Đinh sắt trong nước có Đinh sắt bị gỉ ít → Bị ăn mòn chậm.
hoà tan khí oxi ( k.khí ).
3
Đinh sắt trong trong Đinh sắt bị gỉ nhiều hơn → Bị ăn
dung dịch muối ăn.
mòn nhanh.
4

Đinh sắt trong nước cất. Đinh sắt không bị gi →
ăn mòn.

Không bị

- Môn tin học:
GV: Trình chiếu lại kết quả ơ cả 4 ống nghiệm

10


11


HS: Sự ăn mòn kim loại không xảy ra hoặc xảy ra nhanh hay chậm phụ thuộc vào
thành phần môi trường mà nó tiếp xúc. => Kết luận.
- Môn Hóa học:
GV: Như vậy, các em thấy rằng, đinh sắt trong ống nghiện đựng nước bị gỉ ít,

kim loại bị ăn mòn chậm, kim loại trong nước có hòa tan muối, làm đinh sắt bị
gỉ nhiều hơn chứng tỏ sự ăn mòn kim loại xảy ra nhanh hơn.Trong ống nghiệm
chỉ có không khí khô ( không có hơi nước) hoặc nước cất( không hòa tan oxi
không khí), đinh sắt vẫn sáng bóng chứng tỏ kim loại không bị ăn mòn. Vậy, để
kim loại bị ăn mòn cần có điều kiện gì?
HS: Điều kiện cần để kim loại bị ăn mòn là cần có cả nước và không khí.
GV: Thông báo: Kim loại không tinh khiết bị ăn mòn nhanh hơn kim loại tinh
khiết.
- Môn tin học: Trình chiếu tình huống sau:
12


GV: Dây dẫn điện bằng đồng bị đứt, người ta nối bằng một đoạn dây nhôm. Em
hãy nêu y kiến của em về việc làm này?
- Môn hóa học, môn công nghệ điện:
HS: Ở 2 mối nối là sự tiếp xúc của 2 kim loại Cu và Al (tương tự kim loại
không tinh khiết). Do đó, mối nối bị ăn mòn rất nhanh dẫn đến mất khả năng
dẫn điện. Vậy, để chống ăn mòn ta không nên nối dây dẫn điện bị đứt bằng dây
kim loại khác chất.
GV: Ngoài sự ảnh hương của các chất có trong môi trường thì sự ăn mòn kim
lọai còn phụ thuộc vào yếu tố nào nữa không? Các em hãy quan sát trên màn
hình:
- Môn tin học:
GV: Trình chiếu hình ảnh:

GV: Đây là hình ảnh của chiếc bếp than tổ ong và kiềng của bếp ga. Em hãy
quan sát và cho biết phần nào của bếp bị ăn mòn nhiều hơn? Giải thích?
HS: Phần cửa của bếp than tổ ong và phần thanh thép của kiềng bếp ga bị ăn
mòn nhiều hơn. Do ơ đây là phần tiếp xúc với ngọn lửa nhiều hơn, chịu nhiệt
nóng hơn.

GV: Nhiệt độ ảnh hương như thế nào đến tốc độ ăn mòn kim loại ?
HS: Ở nhiệt độ cao sẽ làm cho sự ăn mòn kim loại xảy ra nhanh hơn.
GV: Thực nghiệm cho thấy ơ nhiệt độ cao sẽ làm cho sự ăn mòn kim loại xảy ra
nhanh hơn.
GV: Qua đây, em hãy cho biết những yếu tố nào ảnh hương đến sự ăn mòn kim
loại?
HS phát biểu, GV góp y và hoàn thiện kết luận.
13


GV: Em có biết?
Môn tin học: Trình chiếu thông tin:

GV: Các em đã biết, nước ta có khí hậu nhiệt đới gió mùa,nóng ẩm quanh năm
là điều kiện rất thuận lợi để ăn mòn kim loại xảy ra. Nhưng, có những cây cầu
sắt đã tồn tại trong môi trường tự nhiên hàng trăm năm, chứng kiến bao nhiêu
biến cố thăng trầm của lịch sử nhưng nó vẫn chưa bị phá hủy. Ví dụ như cây cầu
này:

14


HS: Cây cầu có tên là Cầu Long Biên, ơ Hà Nội, khơi công xây dựng từ năm
1899, đến năm 1902 thì khánh thành.
- Môn Toán học:
GV: Tính từ khi khơi công cho đến nay cầu Long Biên đã tồn tại bao lâu?
HS: 117 năm.
GV: Như vậy, đã hơn một thế kỉ qua, người ta đã làm gì để bảo vệ cầu Long
Biên nói riêng và các đồ vật bằng kim loại nói chung không bị ăn mòn, chúng ta
tìm hiểu phần III: Làm thế nào để bảo vệ các đồ vật bằng kim loại không bị ăn

mòn.
HĐ 6: Tích hợp liên môn để học sinh biết được các biện pháp bảo vệ kim
loại không bị ăn mòn, từ đó biết cách bảo quản các đồ dùng bằng kim loại
trong gia đình và nơi công cộng. Tự hào về thành quả của cách mạng Việt
Nam, giữ gìn và phát huy truyền thống lịch sử vẻ vang của dân tộc.
III. Làm thế nào để bảo vệ các đồ vật bằng kim loại không bị ăn mòn.
Môn tin học: GV trình chiếu hình ảnh:

15


- Môn Hóa học:
GV: Từ nội dung (I), (II), liên hệ thực tế đời sống, đồng thời, quan sát hình ảnh
trên màn hình em hãy nêu biện pháp bảo vệ kim loại khỏi sự ăn mòn .
HS: Thảo luận nhóm và đại diện báo cáo kết quả, nhóm khác nhận xét,bổ sung.
GV: Chốt lại kiến thức về biện pháp bảo vệ kim loại khỏi sự ăn mòn:
1. Ngăn không cho kim loại tiếp xúc với môi trường.
Bằng cách phủ lên bề mặt kim loại một lớp bền vững với môi trường: Sơn, mạ,
tráng men, bôi dầu mỡ…
2. Chế tạo hợp kim ít bị ăn mòn: Inox…
GV: Các em biết không? nhờ biện pháp sơn kim loại mà cầu Long Biên đã tồn
tại hơn một thế kỉ và là chứng nhân lịch sử của cuộc kháng chiến chống Thực
dân Pháp và Đế quốc Mĩ . Để hiểu rõ hơn về vấn đề này mời các em xem video
clip sau:
- Môn Tin học, lịch sử:
GV: Trình chiếu video clip: Cầu Long Biên – Cây cầu thế kỉ.

Long Biên - Cây cầu thế kỉ.mp4

Minh họa một số hình ảnh trong video clip: Cầu Long Biên – Cây cầu thế kỉ.


16


17


- Môn Đía lí, văn hóa du lịch:
GV: Các em ạ! Cầu Long Biên là biểu tượng của thủ đô Hà Nội thì một công
trình khác có cùng cha đẻ với cầu Long Biên là biểu tượng của thủ đô Pari và là
di sản văn hóa thế giới, điểm du lịch hấp dẫn cho nhiều du khách trong và ngoài
nước đến tham quan. Mỗi năm nó phải tiếp tới trên 5 triệu lượt khách du lịch.
Em có biết công trình cô đang nhắc đến có tên là gì?
HS: Tháp Efphen.

GV: Được xây dựng từ năm 1887 – 1889, tháp Efphen và cầu Long Biên đều là
con đẻ của kĩ sư Efphen, chúng đã trơ thành những công trình thế kỉ nhờ vào
việc Phủ sơn trên bề mặt kim loại.
GV: Ngoài các biện pháp bảo vệ kim loại đã nêu trên, trong thực tế người ta còn
có biện pháp nào khác? Mời các em quan sát trên màn hình:
GV: Trình chiếu slide, yêu cầu 1 học sinh đọc thông tin.
18


Tổng kết:
GV: Qua bài học hôm nay các em cần hiểu sâu và nắm được những nội dung
theo sơ đồ sau:
GV: Trình chiếu sơ đồ tư duy:

Vận dung:

- Môn tin học: GV: Trình chiếu và yêu cầu làm 2 bài tập sau:

19


Hướng dẫn về nhà:
- Về nhà làm các bài tập 1,2,3,4 SGK
- Đọc phần “em có biết”
- Ôn lại các kiến thức của chương để tiết sau học luyện tập chương 2.
VII. KIỂM TRA ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ HỌC TẬP.
Qua khảo sát kết quả học tập của học sinh sau giờ dạy học theo chủ đề tích hợp
tôi nhận thấy:
- 100% học sinh chủ động tiếp thu và tìm hiểu kiến thức.
- 96,5% học sinh hiểu bài và vận dụng kiến thức vào giải quyết tốt các vấn đề
thực tiễn .
- Ngoài ra, qua tiết học còn tạo cho các em chí tò mò , muốn tìm tòi, khám phá
và suy nghĩ các vấn đề dưới trạng thái "động".

20


- Mặt khác, dạy học theo chủ đề tích hợp còn giúp các em ôn lại lịch sử đấu
tranh chống Thực dân Pháp và Đế quốc Mĩ xâm lược, các em có thể tự hào rằng:
“Việt Nam là một đất nước nhỏ nhưng lại chiến thắng hai đế quốc to”,từ đó,
không ngừng vươn lên trong học tập và rèn luyện góp phần đưa nước ta bước tới
đài vinh quang để sánh vai cùng các cường quốc năm châu như sinh thời Bác Hồ
đã từng mong ước.
* Đối chiếu kết quả điều tra về sự yêu thích học tiết hóa học của học sinh lớp
9A(sĩ số - 29 học sinh) trường THCS Định Tân năm học 2016 - 2017 như sau:
Kết quả


Thích
SL

Khi chưa được học tiết có
tích hợp
Khi đã được học tiết có tích
hợp

11
22

%
37,9
3
75,8
6

Không thích

Không trả lời

SL

%

SL

%


14

48,28

13,79

10,0

6

20,69

1

3,45

* Kiểm tra đối chiếu kết quả học tập của học sinh hai lớp 9A và 9B trường
THCS Định Tân năm học 2016 - 2017 sau tiết học "Sự ăn mòn kim loại và bảo
vệ kim loại không bị ăn mòn". Lớp 9A được học tiết học có tích hợp, lớp 9B
không được học tiết học có tích hợp, qua cùng một số câu hỏi như nhau và cho
kết quả như sau:
Lớp

Sỉ số

9A
9B

29
30


Giỏi
SL
9
5

Khá
%
SL
31
11
16,67 7

%
37,93
23,33

Trung bình
SL
%
8
27,59
15
50

Yếu
SL
1
3


%
3,48
10

VIII. SẢN PHẨM CỦA HỌC SINH

21


22


Định Tân, ngày 2 tháng 12 năm 2016
Xác nhận của BGH
Trường THCS Định Tân

Người thực hiện

Trịnh Thị Toàn

Tiết 27:

SỰ ĂN MÒN KIM LOẠI, BẢO VỆ
KIM LOẠI KHỎI SỰ ĂN MÒN

I . MỤC TIÊU
1. Kiến thức: Học sinh biết được:
- Khái niệm về sự ăn mòn kim loại, nguyên nhân làm kim loại bị ăn mòn.
- Khí thải công nghiệp, khí thải của các phương tiện giao thông vận tải, của hoạt
động đốt rác thải, đun nấu... có chứa CO2, SO2, NOx ... là nguyên nhân gây ra mưa

axit làm kim loại bị ăn mòn. Có biện pháp xử lí khí thải và rác thải sinh hoạt ơ
địa phương, gia đình.
23


- Một số yếu tố ảnh hương đến sự ăn mòn kim loại.
- Cách bảo vệ kim loại không bị ăn mòn.
- Cầu Long Biên (Hà Nội) là cây cầu sắt đầu tiên ơ Việt Nam, mang nhiều y
nghĩa về lịch sử, kinh tế, chính trị...Còn tháp Efphen ( Pari) mang y nghĩa lớn về
văn hóa du lịch. Cần bảo vệ và giữ gìn tốt những công trình này.
2.Kỹ năng :
- Có kĩ năng tiến hành và quan sát một số thí nghiệm, rút ra nhận xét về một số
yếu tố ảnh hương đến sự ăn mòn kim loại.
- Có kĩ năng vận dụng kiến thức liên môn để giải quyết một số tình huống thực
tiễn liên quan đến bảo vệ các đồ vật bằng kim loại và bảo vệ môi trường.
- Nhận biết được hiện tượng ăn mòn kim loại trong thực tế.
- Vận dụng kiến thức để bảo vệ một số đồ vật bằng kim loại trong gia đình.
3.Thái độ:
- Làm việc nghiêm túc, yêu thích bộ môn.
- Có y thức bảo vệ kim loại,giữ gìn các công trình công cộng bằng kim loại,
không làm trầy xước sơn...
- Có thái độ đúng đắn trong việc bảo vệ môi trường.
- Có thái độ tự hào với lịch sử vẻ vang của dân tộc.
II. CHUẨN BỊ :
* Giáo viên:
- Giáo án .
- Tư liệu dạy học : Tranh ảnh, phiếu hoạt động nhóm.
- Máy chiếu, Laptop.
- Các Slide của bài giảng điện tử.
- Sách giáo khoa.

* HS : Chuẩn bị theo nhóm:
- Đinh sắt gỉ, miếng sắt gỉ, con dao gỉ, kiềng bếp ga bị gỉ...
- Làm thí nghiệm như SGK:
+ Đinh sắt trong khơng khí khơ (Ớng nghiệm có lớp CaO ơ đáy, đậy nút kín).
+ Đinh sắt ngâm trong nước cất (Có lớp dầu nhờn ơ trên)
+ Đinh sắt ngâm trong nước có tiếp xúc với không khí.
+ Đinh sắt ngâm trong dung dịch muối ăn.
Quan sát, theo dõi trong 1 tuần.
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC :
1.Kiểm tra bài cũ:
GV: Chiếu slide 2 (Bài tập 4 SGK trang 63)
Những khí thải (CO2, SO2 …) trong quá trình sản xuất gang, thép có ảnh
hương như thế nào đến môi trường xung quanh? Dẫn ra một số phản ứng để giải
thích? Thử nêu biện pháp để chống ô nhiễm môi trường ơ khu dân cư gần cơ sơ
sản xuất gang, thép.
- HS: Trả lời câu hỏi và lên bảng viết PTHH, HS khác nhận xét.
Yêu cầu nêu được:

24


Những khí thải ( CO2, SO2…) trong quá trình sản xuất gang, thép có ảnh
hương đến môi trường xung quanh:
- Khí SO2 gây ô nhiễm không khí, độc hại cho con người và động thực vật.
- Làm cho nồng độ axit trong nước mưa cao hơn mức bình thường.
SO2 + H2O → H2SO3
CO2 + H2O → H2CO3
Biện pháp chống ô nhiễm môi trường:
- Xây dựng hệ thống liên hoàn xử lí khí thải độc hại trước khi đưa khí thải ra
ngoài không khí.

- Trồng vành đai cây xanh để hấp thụ khí CO2.
Giới thiệu vào bài: Từ bài tập trên chúng ta thấy: Các khí thải như CO 2, SO2
làm cho nồng độ axit trong nước mưa, sương mù cao hơn mức bình thường và
nó là một trong những thủ phạm gây ra sự ăn mòn kim loại. Vậy, ăn mòn kim
loại là gì? Cần làm gì để bảo vệ kim loại không bị ăn mòn? Chúng ta cùng tìm
hiểu bài học: “Ăn mòn kim loại và bảo vệ kim loại không bị ăn mòn”.( Chiếu
slide 3 )
2 . Bài mới:
Hoạt động của giáo viên và học sinh
Nội dung cần đạt
Hoạt động 1: Tìm hiểu thế nào là sự ăn mòn kim I. Thế nào là sự ăn
loại?
mòn kim loại
GV: Chia lớp thành 4 nhóm, đặt chung những đồ vật Sự ăn mòn kim loại là
mà các em đã chuẩn bị lên bàn.
sự phá huỷ kim loại,
GV: Chiếu slide 4, 5.
hợp kim do tác dụng
GV: Các em hãy quan sát những đồ vật mà các em có hoá học trong môi trđồng thời quan sát hình ảnh trên màn hình, thảo luận ường .
nhóm trả lời câu hỏi trong phiếu học tập:
GV: Phát phiếu học tập:
1.Cây cầu sắt, vỏ tàu thủy, đinh sắt, dao sắt và những
đồ vật mà các em đang quan sát đã có hiện tượng gì
sau một thời gian để trong môi trường tự nhiên?
2.Vì sao những đồ vật đó để trong môi trường tự
nhiên sau một thời gian thì chúng đều bị gỉ ?
3. Em có nhận xét gì về tính chất của gỉ sắt? So sánh
với tính chất của kim loại.
4. Kim loại bị gỉ dẫn đến kim loại bị phá hủy và đồ
vật bị hỏng. Hiện tượng kim loại bị gỉ được gọi là sự

ăn mòn kim loại. Vậy, thế nào là sự ăn mòn kim loại?
HS: Thảo luận, thống nhất câu trả lời. Đại diện nhóm
báo cáo kết quả.
GV: Chốt lại khái niệm sự ăn mòn kim loại.
25


×