Tải bản đầy đủ (.doc) (55 trang)

Xây dựng văn hóa ứng xử trong doanh nghiệp tại công ty cổ phần lâm nông sản, thực phẩm Yên Bái

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (324.26 KB, 55 trang )


Chương I:
LÝ LUẬN CHUNG VỀ VĂN HOÁ DOANH NGHIỆP
1.1 Khái niệm, các yếu tố, đặc điểm của văn hóa doanh nghiệp
1.1.1 Khái niệm văn hóa, văn hóa doanh nghiệp
Có rất nhiều khái niệm về văn hóa doanh nghiệp nói riêng và văn hóa nói
chung, xong khái niệm về văn hoá chung nhất để thể hiện thống nhất các nền
văn hoá khác nhau trên toàn thế giới của Unesco đó là: “Văn hoá phản ánh và
thể hiện một cách tổng quát, sống động mọi mặt của cuộc sống (của mỗi cá
nhân và của mỗi cộng đồng) đã diễn ra trong quá khứ, cũng như hiện tại, qua
hàng nhiều thế kỷ nó cấu thành một hệ thống các giá trị, truyền thống, thẩm mỹ
và lối sống và dựa trên đó từng dân tộc khẳng định bản sắc riêng của mình”. Để
xét ở góc độ doanh nghiệp thì chúng ta có thể phân thành văn hoá cá nhân và
văn hoá doanh nghiệp. ở đây văn hoá cá nhân thể hiện nét riêng của từng cá
nhân và văn hoá doanh nghiệp thể hiện bản sắc riêng mà doanh nghiệp xây
dựng, nó được thể hiện qua định vị thương hiệu với khách hàng, văn hoá giao
tiếp trong doanh nghiệp và đối với địa phương nơi doanh nghiệp sản xuất và
kinh doanh.
Mọi tổ chức đều có văn hoá và những giá trị độc đáo riêng có của nó.
Hầu hết các tổ chức đều không tự ý thức là phải cố gắng tạo nền một nền văn
hoá nhất định của mình. Văn hoá của một tổ chức thường được tạo ra một cách
vô thức, dựa trên những tiêu chuẩn của những người điều hành đứng đầu hay
người sáng lập ra tổ chức đó.E. Heriôt từng nói: “Cái gì còn lại khi tất cả những
cái khác bị quên đi - cái đó là văn hóa”. Điều đó khẳng định rằng văn hóa doanh
nghiệp là một giá trị văn hóa tinh thần và hơn thế nữa, là một tài sản vô hình của
doanh nghiệp. Nó là toàn bộ các giá trị văn hóa được gầy dựng nên trong suốt
quá trình tồn tại và phát triển của doanh nghiệp, trở thành các giá trị, các quan
niệm và tập quán, thể hiện trong các hoạt động của doanh nghiệp ấy và chi phối
tình cảm, nếp suy nghĩ và hành vi ứng xử của mọi thành viên trong doanh
nghiệp . Có thể thấy rõ văn hóa doanh nghiệp bao gồm cả yếu tố pháp luật và
đạo đức. Văn hóa doanh nghiệp không hể hình thành một cách tự phát mà phải




được hình thành thông qua nhiều hoạt động của bản thân doanh nghiệp, mỗi
doanh nhân, của nhà nước và của các tổ chức xã hội.
1.1.2

Các yếu tố của văn hóa doanh nghiệp
Văn hoá doanh nghiệp không chỉ là yếu tố vô hình không thể nhận biết,

mà nó thể hiện qua hành vi giao tiếp của cán bộ công nhân viên ( bên trong và
bên ngoài) và cả đối với thông điệp, chất lượng hàng hoá và uy tín của công ty.
Các yếu tố bao gồm:

-

Hệ thống ý niệm

-

Hệ thống liên quan đến các giá trị chuẩn mực xã hội

-

Hệ thống biểu hiện

-

Hệ thống hoạt động

-


Nhân cách văn hoá doanh nghiệp
Theo một cách tiếp cận khác, Nhà xã hội học người Mỹ H. Schein đã chia

sự tác động của văn hoá doanh nghiệp theo ba tầng hay ba cấp độ khác nhau, thể
hiện mức độ cảm nhận được các giá trị văn hoá trong doanh nghiệp như sau:

-

Cấp độ thực thể hữu hình: là cấp độ dễ thấy nhất, đó chẳng hạn như
những đồ vật: báo cáo, thông điệp, sản phẩm, bàn ghế, phim... hoặc công nghệ:
máy móc, thiết bị, nhà xưởng... hoặc ngôn ngữ: truyền thuyết, khẩu hiệu... hoặc
các chuẩn mực hành vi: nghi thức, liên hoan... hoặc các nguyên tắc, hệ thống,
thủ tục, chương trình...

-

Cấp độ giá trị được thể hiện: là những giá trị xác định những gì cá nhân
trong doanh nghiệp nghĩ là phải làm, xác định những gì họ cho là đúng hay sai.
Giá trị này gồm hai loại. Loại thứ nhất là các giá trị tồn tại khách quan và hình
thành tự phát. Loại thứ hai là các giá trị mà lãnh đạo mong muốn và phải xây
dựng từng bước.

-

Cấp độ giá trị ngầm định: Ðó là niềm tin, nhận thức, suy nghĩ và xúc cảm
được coi là đương nhiên ăn sâu trong tiềm thức mỗi cá nhân trong doanh
nghiệp. Các ngầm định này là nền tảng cho các giá trị và hành động của mỗi
thành viên.



1.1.3 Đặc điểm của văn hóa doanh nghiệp
1.1.3.1
Đặc điểm chung của văn hóa doanh nghiệp

Văn hoá doanh nghiệp là toàn bộ những giá trị tinh thần mà doanh nghiệp
tạo ra trong quá trình sản xuất kinh doanh tác động tới tình cảm, lý trí và hành vi
của các thành viên cũng như sự phát triển bền vững của doanh nghiệp. Do đó,
văn hoá doanh nghiệp gắn với đặc điểm từng dân tộc, trong từng giai đoạn phát
triển cho đến từng doanh nhân, từng người lao động, từng loại hình doanh
nghiệp, từng ngành sản xuất, từng loại hàng hoá và dịch vụ mà doanh nghiệp
sản xuất. Văn hoá doanh nghiệp tất yếu mang những đặc điểm chung nhất của
quốc gia, dân tộc, thừa hưởng những đặc trưng của văn hóa dân tộc, điều này
giải thích sự khác biệt giữa văn hoá doanh nghiệp phương Tây so với các doanh
nghiệp châu Á.Về bản chất, văn hoá doanh nghiệp là không vĩnh cửu, nó có thể
được tạo lập, và những người sáng lập có khả năng làm việc này qua những giá
trị quan điểm, tư tưởng của người sáng lập, chúng sẽ tác động lên và kiểm soát
hành vi của nhân viên, quy định họ được phép làm gì, không được phép làm gì.
1.1.3.2

Đặc điểm của văn hóa doanh nghiệp Việt Nam
Từ đặc điểm chung của văn hóa doanh nghiệp có thể rằng thấy quá trình

xác lập và xây dựng văn hóa doanh nghiệp Việt Nam không ngừng thay đổi theo
sự phát triển của thời đại và của dân tộc. Trong giai đoạn hội nhập kinh tế thế
giới hiện nay, văn hóa doanh nghiệp Việt Nam có 4 đặc điểm nổi bật: Tính tập
thể; Tính quy phạm; Tính độc đáo; Tính thực tiễn.
1.2 Ứng xử
1.2.1 Khái niệm về ứng xử


Ứng xử là từ ghép gồm “ ứng” và “ xử”. “ Ứng” là ứng đối, ứng phó.
“Xử” là xử thế, xử lí, xử sự Ứng xử là phản ứng của con người đối với sự tác
động của người khác đến mình trong một tình huống cụ thể nhất định. Ứng xử là
phản ứng có lựa chọn tính toán, là cách nói năng tuỳ thuộc vào tri thức, kinh
nghiệm và nhân cách của mỗi người nhằm đạt kết quả cao nhất trong giao tiếp.
Cách ứng xử của người Việt Nam chúng ta khác với người Châu Âu.
Người Việt Nam chúng ta ứng xử duy tình (nặng về tình cảm). “Một trăm cái lí
không bằng một tí cái tình”. Đó là đặc trưng của nền văn minh nông nghiệp lúa
nước, làng nghề thôn dã. Họ trọng tình anh em, họ hang, tình làng nghĩa xóm.


Xem bữa cơm gia đình như để cởi mở, thân thiện. Người Châu Âu duy lí tính,
văn minh, du mục, trọng động. “Văn hóa ứng xử” là: Thế ứng xử, là sự thể hiện
triết lí sống, các lối sống, lối suy nghĩ, lối hành động của một cộng đồng người
trong việc ứng xử và giải quyết những mối quan hệ giữa con người với tự nhiên,
với xã hội từ vi mô (gia đình) đến vĩ mô (nhân gian).”
Văn hóa ứng xử phải dược nhìn nhận từ ít nhất dưới bốn chiều kính của
con người: quan hệ với tự nhiên_chiều cao, quan hệ với xã hội_chiều rộng, quan
hệ với chính mình chiều sâu, quan hệ với tổ tiên và con cháu mai sau_chiều lịch
sử.
1.2.2

Bản chất của sự ứng xử
Theo các thuyết về đắc nhân tâm thì mọi hành vi ứng xử của con người xuất phát

từ chữ tâm. Do đó tâm tính quyết định đến sự ứng xử của con người với môi trường
sống . Nếu tâm tính nhân thiện thì luôn hòa đồng vui vẻ và yêu thương con người, còn
ngược lại nếu có tâm địa xấu thì luôn ứng xử vì lợi ích bản thân mà trà đạp lên lợi ích
của người khác. Nói chung đều là do sự nhận biết của con người đối với thế giới sống.
Ứng xử chính là cách biểu hiện ra bên ngoài của cái tâm, và trong mỗi chúng ta

cũng đều tồn tại “ cái tâm ”, cho dù cái tâm ấy có thể còn hạn chế hoặc đang ẩn đi vì một
lý do khách quan hay chủ quan nào đó. Vấn đề đặt ra cho các nhà quản lý doanh nghiệp
là phải khơi gợi nó, giúp các thành viên tìm ra điểm mạnh của mình bằng các chuẩn
mực giá trị, văn hoá ứng xử của tổ chức, tạo một môi trường làm việc thuận lợi, cởi mở
và dân chủ, ai cũng có thể góp phần vào việc đưa ra quyết định theo từng nhóm nhỏ
hoặc theo luồng giao tiếp - ứng xử từ dưới lên trên trong một doanh nghiệp. Một cá nhân
trong tập thể dù năng lực chuyên môn giỏi đến mấy nhưng lại ứng xử thô lỗ với đồng
nghiệp, cho rằng mình là nhất và đố kị với thành công của người khác thì sớm muộn
cũng sẽ tự đào thải chính mình. Nếu mỗi thành viên trong một doanh nghiệp, một tổ
chức ý thức được điều này thì việc xây dựng cho mình một phong cách ứng xử, giao tiếp
hướng tới cái chân - thiện - mỹ sẽ trở thành nét đẹp không chỉ trong môi trường công sở
mà còn trong các sinh hoạt cộng đồng, bởi mục đích cao nhất của doanh nghiệp trong
tương lai không chỉ là làm ra các sản phẩm hay dịch vụ mà còn “ cam kết nâng cao chất
lượng con người ” ( Paul Hawken ).

1.2.3 Các kiểu ứng xử


1.2.3.1

Ứng xử theo yêu cầu đạo đức xã hội

- Đúng: thái độ phù hợp với hành vi, với yêu cầu xã hội.
- Sai: thái độ phù hợp với hành vi nhưng không phù hợp với yêu cầu xã
hội.

1.2.3.2

Dựa vào giá trị nhân văn xã hội


Trong quá trình sinh sống và phát triển, mỗi cá nhân tiếp thu, lĩnh hội
những giá trị khác nhau của truyền thống văn hoá dân tộc, từ đó tạo cho mình
một kiểu ứng xử riêng mang dấu ấn của các giá trị văn hoá đó. Bao gồm:

- Nhóm các giá trị ứng xử với bản thân và đối với người khác.
- Nhóm các giá trị ứng xử ở gia đình và đối với bạn bè.
- Nhóm các giá trị ứng xử với xóm giềng, cộng đồng, với xã hội và quốc
gia.

- Nhóm các giá trị ứng xử đối với cộng đồng thế giới.
- Nhóm các giá trị ứng xử đúng đắn với tương lai và sức sống của trái đất.
1.2.3.3

Dựa vào phong cách ứng xử

- Kiểu độc đoán: Họ thường không quan tâm đến những đặc điểm của đối
tượng giao tiếp, thiếu thiện chí, gây căng thẳng cho đối phương.

- Kiểu tự do: Dễ xuề xoà trong công việc. Trong giao tiếp họ tỏ ra không
sâu sắc, thiếu lập trường.

- Kiểu dân chủ: Nhiệt tình, thiện chí, cởi mở. Tôn trọng nhân cách của đối
tượng giao tiếp.

1.2.3.4

Dựa vào ý trí, khí chất

- Kiểu mạnh mẽ: Kiểu thần kinh mạnh, không cân bằng, không linh hoạt.
Thể hiện khi có tác động bên ngoài đến họ. Phản ứng ngay bằng thái độ,

hành vi, cử chỉ ( tích cực hoặc tiêu cực ).

- Kiểu bình thản: Kiểu thần kinh mạnh, cân bằng, không linh hoạt. Bình
tĩnh, chin chắn, thận trọng trong giao tiếp, ứng xử.

- Kiểu ứng xử chậm: Kiểu thần kinh yếu. Tỏ ra mặc cảm, không chủ động


khi giao tiếp với người lạ.

- Kiểu linh hoạt: Kiểu thần kinh mạnh, cân bằng, linh hoạt. Tiếp nhận các
tác động khách quan một cách nhẹ nhàng, thoải mái.
1.2.4 Sự cần thiết phải xây dựng văn hóa ứng xử trong bối cảnh cạnh tranh
1.2.4.1
Về phương diện xã hội

Trước hết văn hóa ứng xử đại diện cho con người địa phương, dân tộc
trong quá trình tham gia hội nhập xã hội. Do đó nó sẽ tạo ấn tượng trực tiếp với
các địa phương và dân tộc khác về con người và xã hội nơi ta sinh sống. Vì vậy
xây dựng văn hóa ứng xử sẽ góp phần nâng tầm vị thế con người và bản sắc của
mỗi vùng miền. Nếu làm tốt điều đó, thì chúng ta sẽ tạo tâm lý thoải mái cho xã
hội bên ngoài khi chúng ta tham gia vào quá trình hội nhập thế giới.
1.2.4.2
Về phương diện quản trị doanh nghiệp
Trong doanh nghiệp việc xây dựng văn hóa ứng xử thể hiện tất cả giá trị
của doanh nghiệp đối với nhân viên hay khách hàng. Văn hóa ứng xử của doanh
nghiệp giúp xây dựng một bộ quy tắc cho từng nhân viên có thể bằng văn bản
hoặc luật bất thành văn. Nếu một doanh nghiệp làm tốt công tác xây dựng văn
hóa ứng xử thì nhân viên sẽ có động lực tốt khi tham gia công việc và nó cũng là
một công cụ để đánh giá đạo đức và lối sống của người nhân viên đó.

1.3 Khái niệm về văn hóa ứng xử trong doanh nghiệp
1.3.1 Mối quan hệ giữa văn hóa ứng xử và văn hóa doanh nghiệp
Các khái niệm trên đều đề cập đến những nhân tố quan trọng của văn hoá doanh
nghiệp như các giá trị, huyền thoại, nghi thức… và cả hành vi ứng xử chung của các
thành viên trong doanh nghiệp - một trong những biểu hiện quan trọng của văn hoá
doanh nghiệp.
Như vậy, văn hoá ứng xử trong doanh nghiệp chính là các mối quan hệ ứng xử
mang tính chất chuẩn mực đã được các thành viên trong doanh nghiệp công nhận và
cùng nhau thực hiện vì sự vững mạnh của văn hoá doanh nghiệp nói riêng và sự phát
triển của doanh nghiệp nói chung; đó là mối quan hệ ứng xử giữa người chủ doanh
nghiệp với các thành viên trong doanh nghiệp, giữa các thành viên doanh nghiệp với chủ
doanh nghiệp, ứng xử giữa những người đồng nghiệp với nhau, giữa doanh nghiệp với
khách hàng, với đối thủ cạnh tranh, và với môi trường thiên nhiên. Các mối quan hệ
trong nội bộ doanh nghiệp nếu được xây dựng, hưởng ứng, duy trì và phát triển bền


vững sẽ góp phần tạo ra mối liên kết chặt chẽ trong toàn doanh nghiệp, thúc đẩy các yếu
tố khác trong cấu trúc văn hoá doanh nghiệp phát triển, kích thích sự sáng tạo và tính dân
chủ; ngược lại sẽ là những mâu thuẫn, xung đột lợi ích giữa các thành viên, chán nản với
công việc…
1.3.2

Vai trò của văn hóa ứng xử trong doanh nghiệp
Văn hoá doanh nghiệp là một trong những yếu tố góp phần xây dựng hình ảnh

doanh nghiệp, xây dựng văn hoá doanh nghiệp với bản sắc riêng. Doanh nghiệp
muốn thành công thì phải luôn tạo ra những giá trị mới cho cộng đồng và cách cư xử
giữa các thành viên được chấp nhận, thống nhất trong toàn doanh nghiệp cũng sẽ ảnh
hưởng lớn đến tinh thần đoàn kết gắn bó và sự phát triển của doanh nghiệp. Văn hoá ứng
xử trong doanh nghiệp có các vai trò sau:


1.3.2.1

Vai trò liên kết:

Thật khó có thể hiểu được người khác muốn gì nếu không có sự giao tiếp - ứng
xử với họ dù là bằng lời nói, chữ viết hay ngôn ngữ cử chỉ… Trong cuộc sống thường
nhật cũng như trong kinh doanh, sự ứng xử qua mỗi tình huống giúp cho con người
hiểu, gần gũi nhau hơn và đặc biệt ứng xử còn có vai trò liên kết mạnh mẽ các cá nhân
đơn lẻ: “ buôn có bạn, bán có phường ”. Những cách xử sự đẹp, có văn hoá sẽ tạo ra
những mối quan hệ gắn bó, nhân văn và bền vững.
Trải qua những thử thách và sóng gió, thành công và thất bại, sự ứng xử của mỗi
thành viên doanh nghiệp trong những hoàn cảnh ấy sẽ khiến họ liên kết mạnh mẽ với
nhau hơn, hoặc là khiến cho cá nhân rời bỏ hoặc tập thể.
Trong quá trình tồn tại, phát triển của một doanh nghiệp không thể thiếu những
cuộc đàm phán, thương lượng, ký kết hợp đồng với đối tác.
Từ bộ trang phục lịch sự, cử chỉ nhã nhặn cho đến trình độ nhận thức, năng lực
chuyên môn, sự am hiểu về nền văn hoá của đối tác, phong cách làm việc... của mỗi
người đều đóng góp vào sự thành công trên bàn đàm phán, đặc biệt là nhờ vào kinh
nghiệm ứng xử và tài khéo léo chuyển xoay tình thế của các bên tham gia. Những hạn
chế trong tư duy văn hoá sẽ làm cho ứng xử cũng thiếu văn hoá và mất đi vai trò liên kết
của nó trong kinh doanh. Người lãnh đạo phải biết kết hợp khéo léo để phát huy tối đa
vai trò liên kết của văn hoá ứng xử trong các lĩnh vực kinh doanh của mình.


Văn hoá ứng xử như một chất kết dính các thành viên doanh nghiệp với nhau, từ
người quản lý ở trên cao cho tới các nhân viên dưới quyền, hay còn gọi là sự liên kết
trong nội bộ doanh nghiệp theo luồng giao tiếp từ trên xuống ( lãnh đạo – nhân viên ), từ
dưới lên ( nhân viên – lãnh đạo) và theo hàng ngang ( giữa các bộ phận cùng cấp ).
Ngoài ra, văn hoá ứng xử của mỗi thành viên doanh nghiệp còn có tính chất

quyết định thành công trong quan hệ với khách hàng và các cơ quan tổ chức khác, nói
cách khác là tạo ra sự liên doanh liên kết trong quan hệ đối ngoại. Sự ứng xử trong nội
bộ doanh nghiệp đã quan trọng nhưng ứng xử với các mối quan hệ bên ngoài doanh
nghiệp còn quan trọng hơn nữa bởi nó quyết định đến sự phát triển của doanh nghiệp và
góp phần xây dựng thương hiệu của sản phẩm trong mắt khách hàng.

1.3.2.2

Văn hoá ứng xử với việc giải quyết xung đột và mâu thuẫn:

Trong quá trình hình thành và phát triển của một tổ chức hay một doanh nghiệp
không phải lúc nào cũng thuận lợi và trôi chảy: ý tưởng kinh doanh không thống nhất,
hợp đồng bị phá vỡ và khách hàng thì thờ ơ với sản phẩm…, xung đột và mâu thuẫn sẽ
có lúc xảy ra. Các nhà quản lý cần phải nhận thức được rằng đây là vấn đề tất yếu để
phát triển và sẵn sàng đón nhận nó.
Theo các chuyên gia tâm lý học, xung đột giữa các cá nhân thường xảy ra giữa
hai hoặc nhiều người hay giữa các nhóm với nhau. Nguyên nhân là do sự khác biệt về
văn hoá, tuổi tác, tính cách, giao tiếp - ứng xử không hiệu quả, chênh lệch về lợi ích kinh
tế và vai trò vị trí trong một bộ máy... Doanh nghiệp là ngôi nhà chung tập hợp nhiều cá
nhân với những giá trị khác biệt, nhưng với những chuẩn mực ứng xử đã được các thành
viên cùng nhau chia sẻ sẽ hỗ trợ đắc lực cho việc giải quyết mọi mâu thuẫn, xung đột.
Xung đột và mâu thuẫn có hai dạng:

- Một là xung đột và mâu thuẫn tích cực. Đó là những tranh luận mang tính chất xây
dựng có lợi cho doanh nghiệp, nó được dựa trên nền móng là văn hoá doanh nghiệp
và hệ thống những giá trị chung như đoàn kết, nhiệt tình, tương trợ... Những tranh
luận này góp phần nâng cao năng lực chuyên môn, tìm ra được nguyên nhân sâu xa
của vấn đề, đưa ra giải pháp và quan trọng nhất là phát huy tính sáng tạo, đổi mới
trong doanh nghiệp.


- Hai là xung đột và mâu thuẫn tiêu cực là các vấn đề nảy sinh ngoài khuôn khổ văn


hoá và phi văn hoá. Đó là hịên tượng một số thành viên hoặc một vài nhóm vì theo
đuổi những mục đích riêng khác nhau mà gây ra những hiềm khích, đố kị, thủ
đoạn… Làm mất đoàn kết trong tổ chức, mất đi hình ảnh đẹp của công ty… Việc
xây dựng văn hoá ứng xử trong doanh nghiệp sẽ góp phần định hướng cách giải
quyết tích cực cho mỗi thành viên khi có xung đột xảy ra, vì hình ảnh của công ty và
tình cảm với những người đồng nghiệp mà tự bản thân mỗi người sẽ biết dung hoà
các mối quan hệ.
Thái độ cũng ảnh hưởng rất lớn trong quan hệ giữa con người với nhau, nhiều
khi chỉ cần một nụ cười chân thành của đối phương là mọi mâu thuẫn sẽ được giải quyết
ổn thoả cho nên nhiều nhà nghiên cứu còn khẳng định muốn xây dựng văn hoá ứng xử
trong doanh nghiệp thì đầu tiên nên tập cười. Người đứng đầu doanh nghiệp cần phải
biết phân biệt các xung đột và mâu thuẫn giữa các cá nhân, giữa các nhóm để có cách xử
lý thích hợp.

1.3.2.3

Văn hoá ứng xử tạo điều kiện phát huy dân chủ cho mọi thành viên và góp
phần củng cố địa vị của mỗi cá nhân trong nội bộ doanh nghiệp:
Thành viên nào cũng được chia sẻ ý kiến, quan điểm của mình dựa trên những
giá trị, chuẩn mực đã được thiết lập của doanh nghiệp là một nền tảng vũng chắc để phát
huy tinh thần dân chủ trong toan doanh nghiêp. Quan hệ trong nội bộ doanh nghiệp đoàn
kết, chan hoà, được chia sẻ nhiều thông tin hơn để có cơ hội tham gia sâu hơn vào việc
ra quyết định của doanh nghiệp. Văn hoá ứng xử không những giúp cá nhân mỗi thành
viên hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao mà còn xây dựng được lòng tin đối với người
lãnh đạo và đồng nghiệp của họ. Từ đó tạo ra cơ hội để thăng tiến.

1.3.2.4


Vai trò củng cố và phát triển văn hóa doanh nghiệp:

Hành vi giao tiếp ứng xử của mỗi một thành viên trong doanh nghiệp sẽ góp
phần quan trọng trong việc củng cố và xây dựng văn hoá doanh nghiệp.
Doanh nghiệp là tập hợp của nhiều thành viên khác nhau, kéo theo đó là những
miền văn hoá, quan điểm, nhận thức cuộc sống… khác nhau và tính cách mỗi người
cũng khác nhau. Sự khác biệt trong tính cách tạo nên phong cách riêng cho mỗi người
nhưng không phải cá tính nào cũng tốt, phong cách ứng xử nào cũng được chấp nhận
nhất là khi họ cùng nhau làm việc trong một tổ chức doanh nghiệp. Nếu người chủ


doanh nghiệp biết “ gạn đục khơi trong ”, thống nhất được những hành vi ứng xử ấy
thành một hệ thống những quy tắc chung, được các thành viên chấp nhận, chia sẻ cùng
với những giá trị chung khác của doanh nghiệp, dựa trên nền tảng là văn hoá ứng xử
truyền thống của dân tộc thì sẽ có tác dụng chi phối hành vi ứng xử của tất cả các thành
viên theo hướng tích cực hơn. Trong ứng xử chung của toàn doanh nghiệp vẫn nhận
thấy cái riêng của mỗi người và trong cái riêng ấy lại nổi lên một tinh thần chung vì hình
ảnh của doanh nghiệp và thúc đẩy những biểu hiện khác của văn hoá doanh nghiệp phát
triển. Thậm chí việc xây dựng văn hoá ứng xử trong doanh nghiệp còn góp phần nâng
cao chất lượng con người vì mỗi thành viên sẽ có thói quen ứng xử tốt không chỉ trong
nội bộ doanh nghiệp mà còn với cả cộng đồng và được cộng đồng chấp thuận.
1.3.3

Những nét chung của văn hóa ứng xử trong hoạt động doanh nghiệp
Trong phạm vi nghiên cứu, đề tài sẽ đưa ra những nguyên tắc chung nhất về:

 Văn hoá ứng xử trong nội bộ doanh nghiệp, bao gồm việc ứng xử:
-


Giữa người chủ doanh nghiệp với các thành viên doanh nghiệp.

-

Giữa các thành viên doanh nghiệp với chủ doanh nghiệp.

-

Giữa các thành viên trong doanh nghiệp với nhau.

 Văn hoá ứng xử của doanh nghiệp với khách hàng.
 Văn hoá ứng xử của doanh nghiệp với các đối thủ cạnh tranh.
 Văn hoá ứng xử của doanh nghiệp với môi trường thiên nhiên.
1.3.3.1

Văn hóa ứng xử giữa người chủ doanh nghiệp với các thành viên

Một doanh nghiệp muốn tồn tại và phát triển bền vững cần phải có vốn, nhân
lực, tài lực, dây chuyền công nghệ,… trong đó nhân tố con người là quan trọng nhất. Và
nếu thiếu đi sự lãnh đạo thì không thể phát huy được các nhân tố trên một cách hiệu quả,
cho nên người chủ doanh nghiệp có vai trò hết sức quan trọng: họ là linh hồn của doanh
nghiệp, họ đóng vai trò quyết định trong việc đề ra các kế hoạch sản xuất kinh doanh,
điều hành mọi hoạt động,“ lên tinh thần ” cho toàn doanh nghiệp, xây dựng văn hoá kinh
doanh, khích lệ nhân tố con người để sử dụng có hiệu quả các nhân tố khác vào sản xuất.
Là người đứng đầu doanh nghiệp nên mọi phong cách làm việc, văn hoá giao tiếp - ứng
xử của họ ảnh hưởng rất nhiều đến không khí chung của doanh nghiệp, thể hiện hình


ảnh của doanh nghiệp trong đó. Vậy ứng xử thế nào cho “ đắc nhân tâm ” là cả một nghệ
thuật.

1.3.3.2

văn hóa ứng cử của các thàn viên với chủ doanh nghiệp
Vấn đề đặt ra trong văn hoá ứng xử của các thành viên doanh nghiệp với chủ

doanh nghiệp trước hết là cấp dưới phải thể hiện được vai trò của mình trước cấp
trên. Điều này thể hiện rõ nét trong việc các nhân viên đều cố gắng hoàn thành tốt công
việc được giao với một tinh thần trách nhiệm cao nhất. Khi đựơc giao việc người nhân
viên cấp dưới phải chứng tỏ năng lực của mình bằng cách không chỉ hoàn thành mà còn
làm tốt hơn những gì người lãnh đạo yêu cầu, chủ động trong công việc chứ không thụ
động ngồi chờ mệnh lệnh. Mạnh dạn thử sức với những công việc mới, thách thức mới
để chứng tỏ khả năng của mình với cấp trên. Đồng thời tích cực đưa ra ý kiến, quan
điểm của mình và phải chứng minh, bảo vệ được chính kiến ấy, nói được và làm được.
Để làm được điều này cũng cần phải nắm bắt được tâm lý của nhà lãnh đạo xem ông ta
đang cần gì, mong muốn điều gì… để có thể đáp ứng một cách tốt nhất.
Sự nỗ lực, tinh thần cầu tiến không ngừng ấy của bản thân mỗi một thành viên
không phải cho ai khác mà là cho chính họ, làm gia tăng giá trị của bản thân họ trước hết
rồi sau đó mới những là những đóng góp cho doanh nghiệp. Doanh nghiệp sẽ gắn kết
những giá trị riêng lẻ của các cá nhân trong hệ thống những giá trị chung để tạo nên tính
thống nhất trong mọi hoạt động của mình.
Thành công của doanh nghiệp không phải chỉ do cá nhân người lãnh đạo làm nên mà nó
luôn gắn liền với sự cố gắng nỗ lực của tất cả các thành viên khác trong doanh nghiệp.
Nhiệm vụ của các thành viên là phải luôn tích cực chủ động trong văn hoá ứng xử với
người lãnh đạo, thể hiện bởi tình yêu thương, tinh thần trách nhiệm, cầu tiến, tin tưởng
và trung thành với lý tưởng của tổ chức, sống ân tình trước sau, cùng nhau vượt qua
sóng gió để đón bình minh thắng lợi.
1.3.3.3

Văn hóa giữa các thành viên trong doanh nghiệp


Quan hệ giữa những người đồng nghiệp trong một cơ quan, tổ chức trước hết là mối
quan hệ công việc. Mọi hành vi giao tiếp - ứng xử trong doanh nghiệp đều vì mục đích
công việc trước tiên. Trong quá trình này tất yếu sẽ hình thành những nhóm nhỏ. Nhóm
được hội tụ bởi những thành viên có chung một giá trị nào đó như sở thích, mục đích…


hay “ hợp gu ” trong công việc cũng như cuộc sống. Dư luận được hình thành trong
nhóm rất quan trọng, nó có khả năng chi phối hành động của các thành viên trong nhóm.
Sự cạnh tranh giữa các nhóm đến một mức độ nào đó sẽ gây ra những hậu quả nhất
định. Nếu là cạnh tranh vì mục đích công việc thì sẽ có tác động tích cực đến tinh thần
làm việc và sự thành công của doanh nghiệp. Nhưng nếu nhóm hình thành bởi mục đích
ngoài công việc thì sẽ có tác động tiêu cực đến tình cảm đồng nghiệp và hình ảnh chung
của doanh nghiệp. Hiện tượng nói xấu đồng nghiệp để tự “ lăng - xê ” bản thân với sếp
vẫn diễn ra hàng ngày, chia bè chia phái, buôn chuyện, hiềm khích cá nhân, tranh giành
chức vị… Nếu người lãnh đạo không dàn xếp được ổn thoả và đảm bảo công bằng lợi
ích giữa các nhóm thì chắc chắn sẽ có những hậu quả xấu cho doanh nghiệp như mất
đoàn kết nội bộ, tiến độ công việc trì trệ do thời gian rỗi dùng để tán gẫu…
Các thành viên trong một tổ chức, doanh nghiệp đều phải có trách nhiệm đóng
góp ý kiến một cách thẳng thắn và “ quang minh chính đại ” cho đồng nghiệp của mình
để cùng nhau tiến bộ, chia sẻ kinh nghiệm trong chuyên môn nghề nghiệp, đồng thời
chia sẻ cả những niềm vui nỗi buồn trong cuộc sống nhưng không phải trong giờ làm
việc mà sẽ có những giờ sinh hoạt chung, trong một không gian thoải mải để ai cũng
được giãi bày tâm sự mà không ảnh hưởng đến công việc, tạo cơ hội để hiểu và thông
cảm cho nhau nhiều hơn.
Môi trường làm việc vui vẻ là một trong những yếu tố góp phần vào thành công của
doanh nghiệp. Các thành viên cần biết phân biệt rõ ràng giữa công việc và chuyện riêng
tư, nếu biết cách cư xử có thể tạo được mối quan hệ đồng nghiệp ở một mức độ cao hơn
nữa như những người bạn tốt trong cuộc sống. Và hãy nhớ rằng không ai mạnh bằng
chúng ta cộng lại, sự đoàn kết trong tập thể nhân viên sẽ góp phần tạo nên sức mạnh nội
lực to lớn của doanh nghiệp.

1.3.3.4

Văn hóa ứng xử của doanh nghiệp với khách hàng

Khách hàng là một nhân tố quan trọng của thị trường, không có khách hàng thì không có
doanh nghiệp, do đó thoả mãn nhu cầu ngày càng đa dạng của khách hàng là chức năng
chính của doanh nghiệp.
Khách hàng ngày càng có nhiều sự lựa chọn đối với cùng một loại hàng hoá dịch
vụ. Vì vậy chính khách hàng mới là người quyết định doanh nghiệp phải làm gì và làm


như thế nào. Nhận thức được vai trò vô cùng quan trọng ấy, các doanh nghiệp cần thể
hiện văn hoá ứng xử của mình với khách hàng bằng việc thấu hiểu nhu cầu của khách
hàng, tôn trọng và mong muốn đáp ứng được những nhu cầu ấy. Người chủ doanh
nghiệp cũng như các thành viên trong doanh nghiệp đều phải ý thức được rằng mọi
quyết định, đường lối, chủ trương, chiến lược… đều phải xuất phát từ khách hàng.
Các doanh nghiệp cần xây dựng những chính sách về khách hàng rõ ràng, phù hợp với
thời cuộc. Người chuyên đi giao dịch với khách hàng phải là một người am hiểu về sản
phẩm, khéo léo và linh hoạt trong giao tiếp ứng xử và có tính kiên nhẫn. Điều đó thể
hiện sự tôn trọng khách hàng, tôn trọng văn hoá công ty và tôn trọng chính bản thân
người đi giao dịch: từ bộ trang phục lịch sự cho đến những lời nói nhã nhặn và thuyết
phục, thao tác chuyên nghiệp, sự chăm chú lắng nghe mọi tâm tư nguyện vọng của
khách…
1.3.3.5

Văn hóa ứng xử với đối thủ cạnh tranh
Các doanh nghiệp một khi đã bước chân vào kinh doanh đều không thể tránh

khỏi việc lựa chọn “ đối đầu hay đối thoại ” với các đối thủ cạnh tranh - những doanh
nghiệp cùng lĩnh vực kinh doanh với mình. Mục tiêu cao nhất của doanh nghiệp là lợi

nhuận, để đạt được mục tiêu ấy doanh nghiệp cần tính toán đến các biện pháp tăng
trưởng lâu dài, quan tâm đến môi trường kinh doanh trên tinh thần vừa hợp tác cùng
phát triển với các doanh nghiệp khác, vừa phải cạnh tranh để tồn tại, đứng vững và
chiếm lĩnh thị phần.
Cạnh tranh là một hiện tượng vốn có của nền kinh tế thị trường nên các doanh
nghiệp cần tôn trọng quy luật ấy và chấp nhận cạnh tranh với một tinh thần chủ động,
tích cực và “ fairplay ” nhất. Đó chính là văn hoá ứng xử đẹp và đúng đắn nhất với các
đối thủ cạnh tranh, phù hợp với văn hoá doanh nghiệp và nhất là không xâm phạm đạo
đức trong kinh doanh.
Cạnh tranh vừa là động lực để doanh nghiệp tự điều chỉnh, đổi mới để tồn tại và
phát triển, cũng vừa là sức ép phải đổi mới để chiến thắng với những bảo thủ, trì trệ vốn
có của mình. Khi hội nhập càng sâu hơn vào nền kinh tế quốc tế thì việc cạnh tranh trên
thị trường trong nước ngày càng gay gắt, không những thế đòi hỏi các doanh nghiệp Việt
Nam phải vươn ra cạnh tranh trên cả trường quốc tế. Sự cạnh tranh sẽ đặt ra cho doanh


nghiệp nhiều thách thức vì khách hàng ngày càng có nhiều sự lựa chọn đối với cùng một
loại sản phẩm hay dịch vụ. Giá trị của sản phẩm và dịch vụ cũng do khách hàng quyết
định vì họ là người chi trả cho những lợi ích mà sản phẩm đem lại.
Để cạnh tranh được thì doanh nghiệp cần phải có năng lực cạnh tranh. Năng lực
cạnh tranh của doanh nghiệp thể hiện ở khả năng duy trì và mở rộng thị phần, khả năng
hoạt động có hiệu quả trong môi trường cạnh tranh trong và ngoài nước. Năng lực cạnh
tranh của doanh nghiệp được quyết định bởi các yếu tố như mục tiêu, chiến lược hoạt
động và cách thức tổ chức, quản lý của doanh nghiệp nên nó luôn luôn biến động. Năng
lực cạnh tranh của doanh nghiệp thể hiện rõ nhất ở năng lực cạnh tranh của sản phẩm,
dịch vụ.


Chương II:
THỰC TRẠNG XÂY DỰNG VĂN HOÁ ỨNG XỬ TRONG DOANH

NGHIỆP CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN LÂM NÔNG SẢN THỰC PHẨM
YÊN BÁI

2.1

Giới thiệu chung về công ty Cổ Phần Lâm Nông Sản Thực Phẩm Yên
Bái

2.1.1 Quá trình hình thành và phát triển
Công ty Cổ phần Nông Lâm sản Thực phẩm Yên Bái tiền thân là Nhà
máy giấy Yên Bái, được thành lập từ năm 1972, đến năm 1994 được thành lập
lại và đổi tên là Công ty chế biến lâm nông sản thực phẩm Yên Bái theo Quyết
định số 53/QĐ-UB ngày 09/06/1994 của Ủy ban nhân dân tỉnh Yên Bái. Từ
tháng 01/10/2004 Công ty được chuyển đổi hình thức sở hữu từ doanh nghiệp
Nhà nước sang Công ty cổ phần theo quyết định số 276/QĐ-UB của Chủ tịch
Uỷ ban nhân dân tỉnh Yên Bái ngày 27/08/2004. Công ty hoạt động theo Giấy
chứng nhận đăng ký kinh doanh Công ty cổ phần số 1603000045 ngày
01/10/2004 và Đăng ký thay đổi lần 1 số 1603000045 ngày 16/5/2007 do Sở Kế
hoạch và Đầu tư tỉnh Yên Bái cấp.
- Tên giao dịch đầy đủ bằng tiếng Việt: CÔNG TY CỔ PHẦN NÔNG
LÂM SẢN THỰC PHẨM YÊN BÁI
Tên giao dịch đối ngoại:

YENBAI JOINT-STOCK

FOREST AGRICU LTURA L AND FOODSTUFFS COM PANY
Tên giao dịch viết tắt:

YFATUF



- Trụ sở chính của Công ty:


Địa chỉ: phường Nguyễn Phúc - thành phố Yên Bái, tỉnh Yên Bái



Điện thoại: (84.0293) 862 278



Mã số thuế: 5200116441



Email:



Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh số1603000045 đăng ký lần đầu

Fax: (84.0293) 862 804

ngày 01 tháng 10 năm 2004, đăng ký thay đổi lần 1 ngày 16 tháng 05
năm 2007.
Nơi mở tài khoản:
DANH SÁCH CÁC NGÂN HÀNG MỞ TÀI KHOẢN
Ghi chú
Ngân hàng giao dịch


Số tài khoản

(đồng tiền giao
dịch)

-

Ngân hàng Đầu tư phát triển Yên Bái

371.10.00.000622.4

VND

Ngân hàng Đầu tư phát triển Yên Bái

371.10.37.000623.7

USD

Ngân hàng Nông Nghiệp Lạng Sơn

421.101.000732

VND

Ngân hàng Nông Nghiệp Lạng Sơn

422.101.26.732


CNY

Vốn điều lệ:


Khi thành lập (Công ty cổ phần):



Hiện tại:

5.000.000.000 đồng
34.000.900.000 đồng

* Điểm mạnh của công ty :
Qua nhiều năm phát triển, Công ty đã tích lũy nhiều kinh nghiệm trong
công tác sản xuất chế biến lâm nông sản, uy tín của Công ty ngày càng được
nâng cao.
Do nằm trên địa bàn tỉnh Yên Bái, Công ty dễ dàng trong việc tiếp cận
vùng nguyên liệu sản xuất.


- Chất lượng dịch vụ: Trong các năm qua, Công ty luôn được các bạn hàng đánh
giá cao, các sản phẩm giấy đế, tinh bột sắn sản xuất ra luôn được đặt hàng trước.
Sản xuất đến đâu tiêu thụ hết đến đó.
- Uy tín, thương hiệu: Thương hiệu của Công ty đã được khẳng định trong thời
gian gần 35 năm qua.
- Quản lý: Đội ngũ cán bộ công nhân viên trong Công ty ngày càng được
nâng cao về trình độ nghiệp vụ và bản lĩnh công tác.
Công ty có ban lãnh đạo năng động, nhạy bén trong công tác cùng với

đội ngũ cán bộ, công nhân đã được đào tạo chuyên môn cao, có khả năng đáp
ứng yêu cầu công việc trong bối cảnh cạnh tranh ngày càng gay gắt.
* Vị thế của công ty so với các đối thủ cạnh tranh trong cùng ngành
So với các doanh nghiệp cùng ngành, Công ty là một trong những doanh
nghiệp có lợi thế bởi có trụ sở và các nhà máy nằm ngay trên địa bàn có vùng
nguyên liệu dồi dào cho lĩnh vực sản xuất chế biến lâm nông sản.
Vị thế lớn của Công ty thể hiện ở uy tín cũng như thương hiệu YFATUF đối với
các đối tác trong và ngoài nước hoạt động trong lĩnh vực giấy đế xuất khẩu, gia
công vàng mã xuất khẩu và chế biến tinh bột sắn. Ngoài ra Công ty luôn tạo
được uy tín với các đối tác làm ăn. Cơ sở vật chất kỹ thuật được trang bị đầy đủ,
đội ngũ Cán bộ Công nhân viên có trình độ chuyên môn cao, nhiều năm kinh
nghiệm, am hiểu thị trường.


Về năng lực tài chính:
Tổng giá trị tài sản YFATUF vào thời điểm 31/12/2006 là 59.331.093.979

đồng trong đó vốn chủ sở hữu là 11.225.956.473 đồng


Về bộ máy quản trị, điều hành:
Hệ thống quản trị điều hành và cấu trúc bộ máy đã được cải tiến liên tục

theo hướng đáp ứng nhu cầu quản trị và điều hành Công ty trong quá trình phát
triển Công ty và hội nhập nền kinh tế. Với việc cải tiến bộ máy điều hành theo
các chuẩn mực chung, YFATUF đã phần nào đáp ứng được yêu cầu phát triển,
tăng khả năng cạnh tranh và hội nhập.


Về nguồn nhân lực:



Đội ngũ lãnh đạo chủ chốt của Hội đồng quản trị và Ban Điều hành là
những người có kinh nghiệm lâu năm trong lãnh vực quản trị điều hành hoạt
động sản xuất kinh doanh các mặt hàng lâm nông sản cụ thể là giấy đế xuất
khẩu, gia công vàng mã và chế biến tinh bột sắn, có sự kết hợp hài hòa giữa yếu
tố kinh nghiệm kinh doanh với kỹ năng quản trị Công ty.
Với một nguồn tài nguyên rộng lớn trải dài trên địa bàn tỉnh Yên bái và các
vùng lân cận cung cấp đầy đủ nguồn nguyên liệu phục vụ cho nhu cầu sản xuất
của Công ty.


* Danh hiệu tiêu biểu
Năm

Danh hiệu thi đua

Cấp khen thưởng

2005

Bằng khen

Bộ thương mại

2005

Bằng khen

Bảo hiểm xã hội Việt nam


2006

Cờ thi đua xuất sắc

Chính phủ

2007

Bằng khen

Chính phủ

2007

Bằng khen

Liên đoàn lao động tỉnh Yên
bái

2008

Bằng khen

UBND tỉnh Yên bái

2008

Cờ thi đua xuất sắc


Tổng Liên đoàn lao động
Việt nam

2009

Bằng khen

Liên đoàn lao động tỉnh Yên
bái

2010

Cờ thi đua xuất sắc

Tổng Liên đoàn lao động
Việt nam

2011

Cờ thi đua đơn vị dẫn đầu

Chính phủ và UBND Tỉnh

2012

Cờ thi đua

Chính phủ và UBND Tỉnh

Huân chương Lao động hang Chính phủ

3
2013

Cờ thi đua

Đề

nghị

UBND Tỉnh

Chính

phủ




2.1.2 Mô hình hoạt động , cơ cấu tổ chức của công ty
2.1.2.1

Cơ cấu tổ chức công ty.

Hiện tại, Công ty có 06 đơn vị trực thuộc:


Nhà máy Giấy Yên Bình




Nhà máy Giấy Văn Chấn



Nhà máy Giấy Minh Quân



NM gia công giấy XK Nguyễn Phúc



Nhà máy sắn Văn Yên.



NM chế biến tinh dầu quế Văn Chấn.

* SƠ ĐỒ CƠ CẤU TỔ CHỨC CÔNG TY

Trụ sở
Nhà máy chế biến tinh dầu quế Văn Chấn
công ty
Nhà máy giấy Văn Chấn
Nhà máy giấy Yên Bình
Nhà máy sắn Văn Yên
Nhà máy gia công giấy xuất khẩu Nguyễn Phúc
Nhà máy giấy Minh Quân

- Trụ sở của Công ty Cổ phần Nông Lâm sản Thực phẩm Yên Bái phường

Nguyễn Phúc - thành phố Yên Bái, tỉnh Yên Bái
Điện thoại:

(84 029) 862 278

Fax: (84 029) 862 804

- Nhà máy giấy Yên Bình đặt tại thôn Hợp Thịnh, xã Phú Thịnh, huyện Yên
Bình, tỉnh Yên Bái
Điện thoại:

(84 029) 885 864

Fax: (84 029) 885864

- Nhà máy giấy Văn Chấn đặt tại Xã Thượng Bằng La, Huyện Văn Chấn,
tỉnh Yên Bái
Điện thoại:

(84 029) 873 072

Fax: (84 029) 873072


- Nhà máy giấy Minh Quân đặt tại xã Minh Quân, huyện Trấn Yên, tỉnh Yên
Bái
Điện thoại:

(84 029) 811 027


Fax: (84 029) 811 027

- Nhà máy gia công giấy xuất khẩu Nguyễn Phúc đặt tại phường Nguyễn
Phúc thành phố Yên Bái, tỉnh Yên Bái
Điện thoại:

(84 029) 861 187

Fax: (84 029) 861 187

- Nhà máy sắn Văn Yên đặt tại xã Đông Cuông, Huyện Văn Yên, tỉnh Yên
Bái
Điện thoại:

2.1.2.2

(84 029) 831 186

Fax: (84 029) 831 185

Cơ cấu bộ máy quản lý công ty.

* Đại hội đồng cổ đông.
Đại hội đồng cổ đông là cơ quan có thẩm quyền cao nhất của Công ty Cổ phần
Nông Lâm sản Thực phẩm Yên Bái. Đại hội đồng cổ đông có nhiệm vụ thông
qua các báo cáo của Hội đồng quản trị về tình hình hoạt động kinh doanh; quyết
định các phương án, nhiệm vụ sản xuất kinh doanh và đầu tư; tiến hành thảo
luận thông qua, bổ sung, sửa đổi Điều lệ của Công ty; thông qua các chiến lược
phát triển; bầu, bãi nhiệm Hội đồng quản trị, Ban kiểm soát; và quyết định bộ
máy tổ chức của Công ty và các nhiệm vụ khác theo quy định của điều lệ.

* Hội đồng quản trị.
Hội đồng quản trị là tổ chức quản lý cao nhất của Công ty do Đại hội
đồng cổ đông bầu ra gồm 7 thành viên với nhiệm kỳ là 5 (năm) năm. Hội đồng
quản trị nhân danh Công ty quyết định mọi vấn đề liên quan đến mục đích và
quyền lợi của Công ty. Các thành viên Hội đồng quản trị nhóm họp và bầu Chủ
tịch Hội đồng quản trị.
DANH SÁCH HỘI ĐỒNG QUẢN TRỊ
Hội đồng quản trị
1. Trần Công Bình

Chủ tịch Hội đồng quản trị

2. Nguyễn Quốc Trinh

Phó chủ tịch Hội đồng quản trị

3. Hứa Minh Hồng

Uỷ viên


4. Trần Ngọc Điều

Uỷ viên

5. Trần Sỹ Lâm

Uỷ viên

6. Vũ Văn Thục


Uỷ viên

7. Bùi Văn Bân

Uỷ viên

* Ban kiểm soát.
Ban kiểm soát là tổ chức giám sát, kiểm tra tính hợp lý, hợp pháp trong
quản lý điều hành hoạt động kinh doanh; trong ghi chép sổ sách kế toán và tài
chính của Công ty nhằm đảm bảo các lợi ích hợp pháp của các cổ đông. Ban
kiểm soát gồm 3 thành viên với nhiệm kỳ là 5 (năm) năm do Đại hội đồng cổ
đông bầu ra.
* DANH SÁCH BAN KIỂM SOÁT
Ban Kiểm Soát
1. Nguyễn Thanh Bình

Trưởng Ban

2. Nguyễn Hữu Hoà

Uỷ viên

3. Nguyễn Huy Thông

Uỷ viên

* Ban giám đốc.
Ban điều hành của Công ty gồm Chủ tịch Hội đồng Quản trị kiêm Giám
đốc Công ty và 02 Phó Giám đốc. Giám đốc do Hội đồng quản trị bổ nhiệm, là

người chịu trách nhiệm chính và duy nhất trước Hội đồng quản trị về tất cả các
hoạt động kinh doanh của Công ty. Phó Giám đốc do Hội đồng quản trị bổ
nhiệm theo đề xuất của Giám đốc.
Ban điều hành hiện nay của Công ty là những người có kinh nghiệm quản lý và
điều hành kinh doanh, đồng thời có quá trình gắn bó với Công ty lâu dài. Chủ
tịch hội đồng quản trị kiêm Giám đốc là ông Trần Công Bình - Cử nhân kinh tế.
DANH SÁCH BAN GIÁM ĐỐC
Ban Giám đốc
1. Trần Công Bình

Giám Đốc

2. Nguyễn Quốc Trinh

Phó Giám Đốc


3. Hứa Minh Hồng

Kế Toán Trưởng

* Các phòng nghiệp vụ.
Phòng Tổ chức - Hành chính: gồm 10 người có nhiệm vụ quản lý điều
hành công tác hành chính, tổ chức của Công ty, theo dõi, giải quyết các chế độ
chính sách cho người lao động. Phòng cũng quản lý, lưu trữ và theo dõi toàn bộ
các tài liệu, công văn, giấy tờ, hồ sơ pháp lý của Công ty.
Phòng Kế toán - thống kê: gồm 06 người có nhiệm vụ tổ chức bộ máy kế
toán, quản lý tài chính của Công ty, lập sổ sách, hạch toán, báo cáo số liệu kế
toán, bảo toàn và phát triển vốn đảm bảo hiệu quả sản xuất kinh doanh của Công
ty. Kế toán trưởng chịu trách nhiệm về tính chính xác, trung thực phản ánh đầy

đủ hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty trước Ban Giám đốc. Phân tích,
đánh giá tình hình tài chính, kết quả kinh doanh của Công ty. Tư vấn, tham mưu
cho Ban Giám đốc về các chiến lược tài chính ngắn, trung và dài hạn trên cơ sở
các Dự án đang và sẽ triển khai. Kiểm tra, giám sát tình hình, công tác tài chính
kế toán để đảm bảo tuân thủ quy chế của Công ty và các quy định liên quan của
Pháp luật.
Phòng Kế hoạch - Kinh doanh: gồm 07 người có nhiệm vụ định hướng
phát triển sản xuất kinh doanh và xây dựng kế hoạch của Công ty trong từng
thời kỳ, ngắn hạn, trung hạn và dài hạn.., đồng thời kiểm tra giám sát chỉ đạo
các đơn vị thực hiện .
* SƠ ĐỒ CƠ CẤU BỘ MÁY CÔNG TY


Đại hội đồng cổ đông
Ban kiểm soát
Hội đồng quản trị
Đảng bộ công ty
Ban giám đốc
Nhà máy giấy Yên Bình
Phòng tổ chức hành chính
Phòng kế toán thống kê
Phòng kế hoạch kinh doanh
Công đoàn cơ sở
Chi đoàn TN
Nhà máy giấy Văn Chấn
Nhà máy chế biến tinh dầu quế Văn Chấn
Nhà máy gia công giấy xk Nguyễn Phúc
Nhà máy sắn Văn Yên
Nhà máy giấy Minh Quân



×