Tải bản đầy đủ (.doc) (23 trang)

Khung chương trình đào tạo thạc sĩ ngành quản trị văn phòng ĐHQGHN

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (180.61 KB, 23 trang )

DỰ THẢO
ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC
KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN

CÔNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập- Tự do – Hạnh phúc

CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO TRÌNH ĐỘ THẠC SĨ
CHUYÊN NGÀNH: QUẢN TRỊ VĂN PHÒNG
MÃ NGÀNH: 60340406
PHẦN I: GIỚI THIỆU CHUNG VỀ CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO
1. Một số thông tin về chương trình đào tạo
- Tên chuyên ngành đào tạo: Quản trị văn phòng (Office Management)
- Mã số chuyên ngành đào tạo: 60340406
- Tên ngành đào tạo: Quản trị văn phòng (Office Management)
- Trình độ đào tạo: Thạc sĩ
- Tên văn bằng sau tốt nghiệp: Thạc sỹ chuyên ngành Quản trị văn phòng
The Master in Office Management
- Đơn vị được giao nhiệm vụ đào tạo: Trường Đại học Khoa học Xã hội và
Nhân văn, Đại học Quốc gia Hà Nội.
2. Mục tiêu đào tạo
2.1. Mục tiêu chung
Chương trình đào tạo nhằm giúp học viên bổ sung, cập nhật và nâng cao kiến
thức về chuyên ngành Quản trị văn phòng ở trình độ thạc sĩ; tăng cường kiến thức liên
ngành; có kiến thức chuyên sâu trong lĩnh vực Quản trị văn phòng; có kỹ năng vận
dụng kiến thức chuyên ngành vào thực tế hoạt động quản trị văn phòng tại các cơ
quan nhà nước, các tổ chức và doanh nghiệp; có khả năng làm việc độc lập, tư duy
sáng tạo; có năng lực phát hiện, giải quyết những vấn đề thuộc lĩnh vực quản trị
văn phòng; có đủ năng lực và phẩm chất để tham gia nghiên cứu và giảng dạy tại


các trường cao đẳng và đại học về lĩnh vực quản trị văn phòng.
1


2.2. Mục tiêu cụ thể
* Kiến thức:
Chương trình đào tạo được xây dựng theo định hướng nghiên cứu để cung cấp
cho người học những kiến thức nâng cao và chuyên sâu ở mức độ nhất định
về chuyên ngành quản trị văn phòng, gồm: Lý luận về quản trị và quản trị
văn phòng; Các phương pháp quản trị văn phòng; Nội dung của quản trị
văn phòng; Phương pháp và kinh nghiệm quản trị văn phòng ở Việt Nam
trong thực tế; Phương pháp và kinh nghiệm quản trị văn phòng ở một số
nước trên thế giới; Xu hướng phát triển và đổi mới trong quản trị văn
phòng...
* Kỹ năng:
Trên cơ sở định hướng nghiên cứu, chương trình đào tạo cũng chú ý đến mục
tiêu trang bị và nâng cao các kỹ năng hoạt động nghề nghiệp và kỹ năng mềm cho
ngừơi học, bao gồm: Kỹ năng tổ chức, hoạch định; Kỹ năng lãnh đạo và quản lý;
Kỹ năng phát triển các mối quan hệ; Kỹ năng kiểm tra, giám sát và đánh giá hiệu
quả hoạt động văn phòng; Kỹ năng nghiên cứu, phát hiện và giải quyết các vấn đề
đặt ra trong hoạt động văn phòng và quản trị văn phòng; Kỹ năng giao tiếp; kỹ
năng xây dựng hình ảnh và phong cách cá nhân phù hợp với hoạt động quản trị văn
phòng; Kỹ năng làm việc theo nhóm; Kỹ năng sử dụng ngoại ngữ trong hoạt động
chuyên môn...
* Phầm chất đạo đức:
Chương trình đào tạo hướng tới mục tiêu giúp người học rèn luyện và phát huy
các phẩm chất đạo đức cá nhân, đạo đức nghề nghiệp và đạo đức xã hội, bao gồm:
trung thực, nghiêm túc, tôn trọng người khác và tự trọng cá nhân, cầu thị và có ý
thức vươn lên, có trách nhiệm trong công việc, chủ động, độc lập và sáng tạo, có
trách nhiệm với cộng đồng, tuân thủ pháp luậ và biết bảo vệ chân lí, ủng hộ sự đổi

mới, tiến bộ...
3. Thông tin tuyển sinh
- Hình thức tuyển sinh:
Thi tuyển với các môn thi sau đây:
2


1/ Môn thi Cơ bản: Lý thuyết quản trị
2/ Môn thi Cơ sở: Quản trị văn phòng đại cương
3/ Môn Ngoại ngữ: Theo quy định chung của Đại học Quốc gia HN.
- Đối tượng tuyển sinh:
1/ Tốt nghiệp đại học ngành Quản trị văn phòng (ngành đúng) hoặc ngành Lưu
trữ học và Quản trị văn phòng (ngành phù hợp) từ loại khá trở lên được dự thi ngay
trong năm tốt nghiệp;
2/ Tốt nghiệp đại học các ngành gần với ngành Quản trị văn phòng, gồm: Khoa
học Quản lý, Quản trị kinh doanh, Quản trị nhân lực, Hệ thống thông tin quản lý,
Lưu trữ học, Hành chính học.
Người dự thi thuộc đối tượng này phải có ít nhất một năm kinh nghiệm công tác
trong lĩnh vực liên quan đến lĩnh vực hành chính, quản trị văn phòng (kể cả người
có bằng tốt nghiệp loại khá trở lên) và phải học qua một chương trình bổ túc kiến
thức do Trường Đại học KHXH&NV quy định (25 tín chỉ).
3/ Tốt nghiệp đại học các ngành khác, có ít nhất hai năm kinh nghiệm công tác
trong lĩnh vực liên quan đến lĩnh vực hành chính, quản trị văn phòng (kể cả người
có bằng tốt nghiệp loại khá trở lên) và phải học qua một chương trình bổ túc kiến
thức do Trường Đại học KHXH&NV quy định (35 tín chỉ).
- Danh mục các ngành gần, ngành phù hợp với ngành hoặc chuyên ngành đề
nghị cho phép đào tạo:
1/ Ngành phù hợp: Lưu trữ học và Quản trị văn phòng
2/ Ngành gần: Khoa học Quản lý, Quản trị kinh doanh, Quản trị nhân lực, Quản
lý nhà nước, Hệ thống thông tin quản lý, Lưu trữ học, Hành chính học.

- Danh mục các môn học bổ sung kiến thức (xem phần phụ lục)
- Dự kiến quy mô tuyển sinh: từ 20 - 30 học viên/ 1 năm

3


PHẦN II: CHUẨN ĐẦU RA CỦA CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO
1. Về kiến thức
Sau khi học xong chương trình thạc sĩ Quản trị văn phòng, người học cần
nắm vững những kiến thức sau đây:
1.1. Kiến thức chung trong Đại học Quốc gia Hà Nội:
- Nắm vững kiến thức nâng cao về: Triết học Mác - Lênin.
- Đạt trình độ ngoại ngữ theo tiêu chuẩn quy định của ĐHQGHN (B1)
1.2 Kiến thức chung theo lĩnh vực (Khoa học Xã hội và Nhân văn):
Nắm vững và vận dụng tốt các phương pháp nghiên cứu khoa học trong lĩnh
vực khoa học xã hội và nhân văn nói chung (liên ngành) và phương pháp nghiên
cứu của Quản trị học nói riêng trong quá trình nghiên cứu các vấn đề về quản trị
văn phòng.
1.3 Kiến thức ngành và chuyên ngành:
Người tốt nghiệp chương trình thạc sĩ quản trị văn phòng được trang bị và
nắm vững những kiến thức sau:
1.3.1. Lý luận cơ bản và nâng cao về quản trị học và việc vận dụng lý thuyết
quản trị trong quản trị văn phòng, gồm: Hệ thống các thuật ngữ về quản trị, quản
lý, tổ chức, điều hành, lãnh đạo, văn phòng, công sở; Lịch sử và các học thuyết/
trường phái lý thuyết về quản trị; Các quan điểm về văn phòng và quản trị văn
phòng trên thế giới và ở Việt Nam; Vai trò và tầm quan trọng của quản trị văn
phòng đối với hiệu quả hoạt động của các cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp...
1.3.2. Các phương pháp quản trị và quản trị văn phòng hiệu quả, gồm: Thiết
kế và tổ chức bộ máy văn phòng; Hoạch định hoạt động văn phòng; Quản lý chất
lượng hoạt động văn phòng; Kiểm tra, đánh giá hoạt động văn phòng; Cải tiến và

hiện đại hóa hoạt động văn phòng...

4


1.3.3. Nội dung quản trị văn phòng, gồm: Quản trị nguồn nhân lực văn
phòng; Quản trị hệ thống thông tin văn phòng; Quản trị cơ sở vật chất; Quản trị tài
chính trong văn phòng; Quản trị quan hệ công chúng...
1.3.4. Năng lực, phẩm chất và kỹ năng của nhà quản trị văn phòng
1.3.5. Thực tế và kinh nghiệm quản trị văn phòng ở các nước trên thế giới
1.3.6. Xu thế phát triển và hiện đại hóa hoạt động văn phòng và quản trị văn
phòng...
1.4. Kiến thức thực hành
- Học viên phải trải qua một thời gian thực hành tại Văn phòng các cơ quan,
tổ chức, doanh nghiệp.
- Kết quả của việc thực hành:
+ Học viên phải nghiên cứu, khảo sát và đánh giá thực trạng quản trị văn
phòng tại cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp, đồng thời vận dụng lý thuyết đã học để
chỉ ra những vấn đề tốt và chưa tốt, tìm hiểu và phân tích nguyên nhân, đề xuất các
giải pháp, biện pháp để nâng cao hiệu quả hoạt động quản trị văn phòng tại tại cơ
quan, tổ chức, doanh nghiệp.
+ Học viên có thể trực tiếp tham gia vào một phần hoạt động quản trị văn
phòng, đồng thời áp dụng một hoặc một số phương pháp quản trị văn phòng để
nâng cao hiệu quả, khắc phục hạn chế hoặc đổi mới, cải tiến hoạt động của khu
vực/ bộ phận văn phòng trong cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp.
+ Hoàn thành một báo cáo kết quả thực hành về quản trị văn phòng.
1.5. Yêu cầu đối với luận văn tốt nghiệp:
- Kết thúc khóa học, học viên phải hoàn thành một luận văn thạc sĩ.
- Luận văn cần đạt các yêu cầu về hình thức và nội dung theo quy định
- Luận văn có thể chọn và thực hiện đề tài theo một trong những hướng sau:

+ Nghiên cứu lý luận/ lý thuyết về quản trị văn phòng
+ Nghiên cứu so sánh các quan điểm, trường phái lý thuyết trong quản trị
văn phòng ở Việt Nam và thế giới
5


+ Nghiên cứu mối quan hệ giữa lý luận quản trị văn phòng với những
ngành khoa học liên quan
+ Nghiên cứu, đánh giá thực trạng và đề xuất giải pháp cho vấn đề quản trị
văn phòng ở các cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp
+ Nghiên cứu các phương pháp quản trị văn phòng hiệu quả
+ Nghiên cứu năng lực, phẩm chất và kỹ năng của nhà quản trị văn phòng
+ Nghiên cứu xu hướng phát triển và hiện đại hóa hoạt động văn phòng và
quản trị văn phòng
2. Về kỹ năng
2.1 Kỹ năng cứng
2.1.1 Các kỹ năng nghề nghiệp:
Sau khi tốt nghiệp, học viên không chỉ nắm vững lý thuyết mà còn có các kỹ
năng cần thiết đối với người quản trị văn phòng như: Kỹ năng tổ chức, hoạch định;
Kỹ năng lãnh đạo và quản lý; Kỹ năng phát triển các mối quan hệ; Kỹ năng kiểm
tra, giám sát và đánh giá hiệu quả hoạt động văn phòng...
2.1.2. Kỹ năng nghiên cứu
- Sau khi tốt nghiệp, người học có khả năng tư duy, phân tích và phát hiện,
tìm tòi, đề xuất các vấn đề cần nghiên cứu về quản trị văn phòng cả trên phương
diện lý thuyết và thực tiễn
- Nếu được giao nhiệm vụ, người tốt nghiệp chương trình thạc sĩ quản trị
văn phòng có khả năng độc lập hoặc tổ chức nhóm để triển khai, thực hiện và hoàn
thành các đề tài hoặc chương trình nghiên cứu theo đúng quy trình và bằng các
phương pháp khoa học đơn ngành và liên ngành.


6


2.1.3. Kỹ năng phát hiện và giải quyết vấn đề
- Trong quá trình học cũng như sau khi tốt nghiệp, người học có khả năng
quan sát, tìm hiểu, phân tích tình hình và phát hiện được những vấn đề cần nghiên
cứu, giải quyết trong thực tế về quản trị văn phòng ở các cơ quan, tổ chức, doanh
nghiệp.
- Nếu được giao nhiệm vụ, người tốt nghiệp chương trình thạc sĩ quản trị
văn phòng có khả năng xác định mục tiêu, xây dựng kế hoạch để áp dụng và thực
thi các biện pháp cụ thể nhằm giải quyết những vấn đề đặt ra thuộc lĩnh vực quản
trị văn phòng tại các cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp.
- Người tốt nghiệp chương trình thạc sĩ quản trị văn phòng có khả năng dự
báo và tham mưu cho lãnh đạo những biện pháp để quản lý rủi ro và giải quyết một
số xung đột trong hoạt động văn phòng.
2.2. Kỹ năng mềm
2.2.1. Kỹ năng cá nhân
Người tốt nghiệp chương trình thạc sĩ quản trị văn phòng có khả năng đánh
giá bản thân và nhân viên hoặc những người cộng tác trong hoạt động văn phòng
và quản trị văn phòng (về năng lực, kỹ năng, phẩm chất); có kỹ năng giao tiếp tốt;
có khả năng thể hiện chính kiến cá nhân, đồng thời biết lắng nghe và tham khảo
những ý kiến góp ý của cấp trên, cấp dưới và đồng nghiệp; có kỹ năng xây dựng
hình ảnh và phong cách cá nhân để phù hợp với hoạt động quản trị văn phòng.
2.2.2. Kỹ năng làm việc theo nhóm
Quản trị văn phòng là lĩnh vực thường xuyên phải làm việc theo nhóm. Vì
vậy, người tốt nghiệp chương trình thạc sĩ quản trị văn phòng có khả năng tập hợp
và tổ chức một hoặc một số nhóm làm việc hiệu qủa để triển khai và thực thi các
nhiệm vụ được giao trong quản trị văn phòng; có kỹ năng phân công, phân nhiệm,
kiểm tra, giám sát và đánh giá kết quả hoạt động của nhóm; có kỹ năng động viên,
khuyến khích những thành viên trong nhóm cùng đóng góp, cùng tham gia, cùng

chia sẻ thành công và rủi ro trong thực thi công việc văn phòng...

7


2.2.3. Kỹ năng sử dụng ngoại ngữ trong hoạt động chuyên môn
Người tốt nghiệp chương trình thạc sĩ quản trị văn phòng phải đạt chuẩn về
trình độ ngoại ngữ theo quy định của Đại học Quốc gia Hà Nội; có thể sử dụng
ngoại ngữ trong giao tiếp với các đối tác nước ngoài (đặc biệt là ở văn phòng các
cơ quan, doanh nghiệp có quan hệ quốc tế rộng), trong tổ chức sự kiện, hội họp,
trong quản trị hệ thống thông tin của văn phòng; Kỹ năng ngoại ngữ còn cần được
sử dụng trong việc nghiên cứu tài liệu nước ngoài để tham khảo, phục vụ cho công
việc chuyên môn về quản trị văn phòng
3. Về năng lực
Những vị trí công tác người học có thể đảm nhiệm sau khi tốt nghiệp:
- Phụ trách khu vực hoặc bộ phận hành chính văn phòng trong các cơ quan,
tổ chức, doanh nghiệp, tương ứng với các chức danh: Chánh/ Phó văn phòng,
Trưởng/ Phó phòng Hành chính (hoặc Phòng Hành chính - Tổng hợp, Phòng Hành
chính - Nhân sự...), Giám đốc hành chính, Quản lý văn phòng...
- Thư ký hoặc trợ lý về hành chính, văn phòng cho các cấp lãnh đạo (thủ
trưởng các cơ quan, chủ doanh nghiệp...)
- Giảng viên tại các cơ sở đào tạo về văn phòng và quản trị văn phòng bậc
cao đẳng và một số trường đại học;
- Nghiên cứu viên hoặc phụ trách các đơn vị nghiên cứu về văn phòng, quản
trị văn phòng tại các trường đại học và các cơ sở nghiên cứu khoa học;
- Có cơ hội học lên ở bậc cao hơn (tiến sĩ) các chuyên ngành thuộc lĩnh vực
quản trị, quản lý để trở thành các chuyên gia, nhà khoa học trong lĩnh vực được
đào tạo.
4. Về phẩm chất đạo đức
4.1. Phẩm chất đạo đức cá nhân:

- Trung thực, nghiêm túc,
- Tôn trọng người khác và tự trọng cá nhân
- Sẵn sàng đương đầu với khó khăn, rủi ro
8


- Cầu thị và có ý thức vươn lên
4.2. Phẩm chất đạo đức nghề nghiệp:
- Có trách nhiệm trong công việc
- Gương mẫu trong vai trò của người phụ trách
- Chủ động, độc lập và sáng tạo trong công việc và trong phạm vi cho phép
- Hài hòa trong các mối quan hệ
4.3. Phẩm chất đạo đức xã hội:
- Có trách nhiệm với cộng đồng.
- Biết tuân thủ pháp luật
- Biết bảo vệ chân lí, ủng hộ sự đổi mới, tiến bộ.

9


PHẦN III: NỘI DUNG CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO
1. Tóm tắt yêu cầu chương trình đào tạo
Tổng số tín chỉ phải tích lũy: 50 tín chỉ, trong đó:
- Khối kiến thức chung (bắt buộc): 08 tín chỉ
- Khối kiến thức nhóm chuyên ngành và chuyên ngành: 34 tín chỉ
+ Bắt buộc: 28 tín chỉ
+ Tự chọn: 06 tín chỉ/ 18 tín chỉ
- Luận văn tốt nghiêp: 08 tín chỉ

10



2. Khung chương trình

STT
I
1.

2.


môn
học

Tên môn học
(ghi bằng tiếng Việt và tiếng Anh)

Khối kiến thức chung

Số
tín chỉ

Số giờ tín
chỉ:
TS
(LL/ThH/TH)*

08

Triết học (Philosophy)


4

60 (60/0/0)

Ngoại ngữ cơ bản (Foreign language

4

60 (30/30/0)

for general purposes):
English, French, Russian, German,
Chinese

II
II.1.
3.

Khối kiến thức chuyên ngành
Các môn học bắt buộc

28

Ngoại ngữ chuyên ngành (Foreign

3

language for specific purposes)
4.


Lý luận về quản trị văn phòng

45
(15/15/15)

3

45 (30/15/0)

2

30 (20/10/0)

2

30 (20/10/0)

2

30 (20/10/0)

2

30 (20/10/0)

Theories on office management
Phương pháp nghiên cứu trong quản
5.


trị văn phòng
Office Management Methods

6.

Thiết kế và tổ chức bộ máy văn phòng
Organizing Office’s Systems

7.

Hoạch định hoạt động văn phòng
Planning Office’s Activities
Quản lý chất lượng hoạt động văn

8.

phòng
Quality Controlling in Office’s
Activities
11

Mã số
các môn
học
tiên quyết


STT



môn
học

Tên môn học
(ghi bằng tiếng Việt và tiếng Anh)

Kiểm tra, đánh giá hoạt động văn
9.

Số
tín chỉ

Số giờ tín
chỉ:
TS
(LL/ThH/TH)*

2

30 (20/10/0)

2

30 (20/10/0)

2

30 (20/10/0)

2


30 (20/10/0)

2

30 (20/10/0)

2

30 (20/10/0)

phòng
Inspecting and Assessing Office
Activities
Quản trị nguồn nhân lực văn phòng

10.

Office Human Resources
Management
11.

Quản trị hệ thống thông tin
Information System Management

12.

Quản trị cơ sở vật chất
Facilities Management


13.

Quản trị tài chính trong văn phòng
Financial Management in Office

14.

Quản trị quan hệ công chúng
Public Relations Management
Thực hành quản trị văn phòng

2

- Trong nước
15.

- Ngoài nước (tự túc kinh phí)

30 (5/25/0)

Internship
- In Vietnam
- Outside Vietnam (self-financed)
II.2.
16.

Các môn học tự chọn

6/18


Quản trị văn phòng trong các cơ quan
12

2

30 (20/10/0)

Mã số
các môn
học
tiên quyết


STT


môn
học

Tên môn học
(ghi bằng tiếng Việt và tiếng Anh)

Số
tín chỉ

Số giờ tín
chỉ:
TS
(LL/ThH/TH)*


nhà nước
Office Management in State Organs
Quản trị văn phòng doanh nghiệp

17.

2

30 (20/10/0)

2

30 (20/10/0)

2

30 (20/10/0)

2

30 (20/0/10)

2

30 (20/10/0)

2

30 (20/10/0)


2

30 (20/10/0)

2

30 (20/10/0)

Office Management in Corporations
Quản trị văn phòng trong các tổ chức
chính trị, xã hội

18.

Office Management in Political and
Social Organizations
Kỹ năng lãnh đạo

19.

Leading Skills
Kỹ năng quản lý

20.

Management Skills
Kỹ năng phát triển các mối quan hệ

21.


Skills for Developing Relations
Quản lý rủi ro và khủng hoảng

22.

Risks and Crisis Management
Xây dựng văn hóa công sở

23.

Constructing Office Culture
Xây dựng văn hóa doanh nghiệp

24.

Constructing Business Culture
III.

Tiểu luận/Luận văn thạc sĩ

8

Thesis
Tổng cộng:

50

TÓM TẮT NỘI DUNG MÔN HỌC
13


Mã số
các môn
học
tiên quyết


1. Lý luận về quản trị văn phòng: 03 tín chỉ
Môn học giúp học viên hệ thống, mở rộng và nâng cao những vấn đề lý luận
về quản trị học và quản trị văn phòng theo cách tiếp cận hệ thống và tiếp cận quá
trình. Ngoài việc hệ thống các khái niệm công cụ cơ bản, học phần trang bị cho
người học những kiến thức lý luận nâng cao như: quan niệm về quản trị văn phòng
ở Việt Nam và trên thế giới (sự thống nhất và khác biệt); chủ thể và đối tượng của
quản trị văn phòng; nội dung và nhiệm vụ của quản trị văn phòng; những phương
pháp quản trị được áp dụng trong quản trị văn phòng; vai trò, vị trí của quản trị văn
phòng trong hoạt động của các cơ quan nhà nước, tổ chức, doanh nghiệp…
Đây là môn học có tính nền tảng, cơ sở để học viên có thể đi sâu nghiên cứu
các vấn đề cụ thể về quản trị văn phòng được thiết kế trong các môn học tiếp theo.
2. Phương pháp nghiên cứu trong quản trị văn phòng: 02 tín chỉ
Học phần này hệ thống những vấn đề cơ bản (đã được trang bị trong chương
trình đại học) về hoạt động nghiên cứu khoa học nói chung. Trên cơ sở đó, học
phần tập trung làm rõ sự cần thiết của việc nghiên cứu khoa học trong lĩnh vực
quản trị văn phòng, đồng thời hướng dẫn để người học có khả năng phát hiện, xác
định các vấn đề cần nghiên cứu về quản trị văn phòng; các bước thiết kế và thực
hiện một nghiên cứu cá nhân và nghiên cứu theo nhóm; những phương pháp phổ
biến nên được áp dụng trong các nghiên cứu về quản trị văn phòng; quy trình và
cách thức bảo vệ, công bố các kết quả nghiên cứu cũng như việc ứng dụng những
kết quả nghiên cứu trong thực tế.
Môn học giúp học viên nâng cao tư duy, năng lực nghiên cứu; khả năng phát
hiện và giải quyết các vấn đề trong lĩnh vực quản trị văn phòng trên cơ sở khoa học
và năng lực ứng dụng khoa học vào thực tiễn quản trị văn phòng ở các cơ quan, tổ

chức, doanh nghiệp.
3. Thiết kế và tổ chức bộ máy văn phòng: 02 tín chỉ

14


Học phần cung cấp cho học viên cơ sở lý thuyết của việc thiết kế các mô
hình tổ chức nói chung và việc vấn dụng lý thuyết trong tổ chức văn phòng của các
cơ quan, doanh nghiệp. Học phần giúp người học hiểu được cơ sở của việc thiết lập
các mô hình tổ chức văn phòng đang được áp dụng phổ biến hiện nay và mối quan
hệ của chúng với cơ cấu chung của toàn bộ tổ chức, cơ quan, doanh nghiệp. Học
phần cũng cung cấp kiến thức để người học hiểu rõ lý do tồn tại của những cơ cấu
cứng và mềm trong văn phòng và những lợi ích do chúng đem lại.
Kiến thức của môn học giúp người học có khả năng nhận diện, đánh giá các
mô hình tổ chức văn phòng trong thực tế, đồng thời thiết kế, tham mưu cho cơ
quan, doanh nghiệp trong việc xây dựng mới hoặc tái cấu trúc tổ chức bộ máy văn
phòng hướng tới mục tiêu chất lượng và hiệu quả.
4. Hoạch định hoạt động văn phòng: 02 tín chỉ
Hoạch định là chức năng quan trọng của quản trị nói chung, quan rtrijquản
trị văn phòng nói riêng, bao gồm tư duy định hướng, quá trình xác định mục tiêu
trong tương lai và những biện pháp thích hợp, phương tiện cần có để đạt mục tiêu
đó. Học phần trang bị cho học viên những kiến thức và nền tảng lý luận cho hoạt
động hoạch định trong thực tế của quản trị văn phòng. Kết quả của hoạch định là
chiến lược phát triển hoặc kế hoạch dài hạn, trung hạn, ngắn hạn cho cơ quan,
doanh nghiệp. Trên cơ sở đó, học viên có khả năng tư duy hệ thống, định hướng
phát triển, xác lập mục tiêu cụ thể và triển khai một cách khoa học các vấn đề liên
quan tới hoạt động và công việc cụ thể của văn phòng như: tổ chức bộ máy và nhân
sự văn phòng; tổ chức quản trị hệ thống thông tin; tổ chức và xây dựng hình ảnh,
thương hiệu của cơ quan; tổ chức sự kiện và phát triển các quan hệ...
5. Quản lý chất lượng hoạt động văn phòng: 02 tín chỉ

Học phần cung cấp những kiến thức lý luận chung về chất lượng, quản lý
chất lượng và hệ thống quản lý chất lượng. Trên cơ sở đó, người học nhận thức
15


được vai trò của việc quản lý chất lượng trong hoạt động văn phòng. Nội dung của
học phần tập trung vào các vấn đề như: mục tiêu và những hoạt động văn phòng
cần được quản lý chất lượng; các phương pháp và công nghệ quản lý chất lượng
hiện đại đã và cần được áp dụng ở Việt Nam và trên thế giới; quy trình và phương
pháp ứng dụng, áp dụng các phương pháp và công nghệ đó vào việc quản lý chất
lượng hoạt động văn phòng ở các cơ quan, tổ chức.
Học phần giúp học viên có khả năng nghiên cứu, đánh giá, tham mưu và tổ
chức thực hiện việc quản lý chất lượng hoạt động văn phòng trong thực tế.
6. Kiểm tra, đánh giá hoạt động văn phòng: 02 tín chỉ
Kiểm tra, đánh giá là một chức năng cơ bản của hoạt động quản trị ở các cấp
độ khác nhau. Vì vậy, học phần tập trung trang bị cho học viên hệ thống lý thuyết
nói chung về công tác kiểm tra, đánh giá cũng như các phương pháp của nhà quản
trị để kiểm tra, đánh giá chất lượng công việc hiệu quả: Phương pháp so sánh cặp,
phương pháp bảng điểm, phương pháp đánh giá theo mục tiêu… Trọng tâm của
môn học hướng tới các vấn đề liên quan tới việc áp dụng các công cụ để kiểm tra,
đánh giá hoạt động và công tác văn phòng như: bộ máy và nhân sự văn phòng, quy
chế làm việc, quy trình công việc, hiệu quả và chất lượng công việc…
Kiến thức của học phần giúp học viên có khả năng nghiên cứu, áp dụng hoặc
tham mưu cho lãnh đạo các biện pháp kiểm tra, đánh giá hoạt động văn phòng hiệu
quả và thiết thực.
7. Quản trị nguồn nhân lực văn phòng: 02 tín chỉ
Học phần cung cấp cho người học lý luận và phương pháp quản trị các
nguồn nhân lực trong văn phòng của các loại hình cơ quan, tổ chức và doanh
nghiệp bao gồm: xác định nguồn tuyển dụng cán bộ văn phòng; phân công lao
động và hợp tác trong văn phòng; bồi dưỡng, đào tạo và phát huy năng lực của cán

bộ văn phòng trong các mô hình cơ quan, tổ chức và doanh nghiệp khác nhau; dự

16


báo xu hướng mới trong quản trị nguồn nhân lực văn phòng; từ đó góp phần nâng
cao hiệu quả hoạt động chung của cơ quan, tổ chức và doanh nghiệp.
Kiến thức của học phần giúp học viên có khả năng nghiên cứu, áp dụng hoặc
tham mưu cho lãnh đạo các biện pháp tạo dựng và phát triển nguồn nhân lực văn
phòng chất lượng và hiệu quả.
8. Quản trị hệ thống thông tin văn phòng: 02 tín chỉ
Học phần cung cấp cho người học các kiến thức về hệ thống thông tin trong
văn phòng và trách nhiệm của người đứng đầu cơ quan, doanh nghiệp và người
phụ trách bộ phận hành chính, văn phòng trong việc tổ chức, kiểm soát và sử dụng
các nguồn lực thông tin để phục vụ hoạt động quản lý, điều hành. Học phần tập
trung cung cấp hệ thống lý luận và phương pháp quản trị thông tin văn phòng trong
thời đại bùng nổ thông tin; đồng thời giúp người học xác định, lựa chọn phương
pháp tổ chức, quản lý và sử dụng tối ưu các nguồn thông tin hình thành trong hoạt
động văn phòng.
Hoàn thành học phần, người học được nâng cao tư duy về hệ thống thông tin
và quản trị hệ thống thông tin, từ đó có thể tham mưu cho người đứng đầu hoặc
quyết định, tổ chức thực hiện các biện pháp quản trị hệ thống thông tin của cơ
quan, tổ chức và doanh nghiệp.
9. Quản trị cơ sở vật chất: 02 tín chỉ
Học phần giúp người học hiểu rõ trách nhiệm của bộ phận hành chính- văn
phòng trong việc giúp lãnh đạo quản trị hệ thống cơ sở vật chất của cơ quan, doanh
nghiệp, đồng thời nắm vững nguyên tắc, yêu cầu và phương pháp để xây dựng,
kiểm soát và sử dụng hiệu quả cơ sở vật chất của cơ quan. Nội dung của học phần
tập trung vào những vấn đề cơ bản như: nhu cầu về cơ sở vật chất, các biện pháp
tạo dựng, duy trì, phát huy hiệu quả cơ sở vật chất để phục vụ hoạt động chung,

phương pháp quản lý và kiểm soát hệ thống cơ sở vật chất của cơ quan, doanh
nghiệp…
17


Học phần giúp người học có khả năng nhận diện và đánh giá hệ thống cơ sở
vật chất ở tổ chức có quy mô vừa trở lên, bao gồm việc đánh giá từ nhu cầu tới
triển khai thực hiện và có thể tham mưu, quyết định một số vấn đề về cơ sở vật
chất trong phạm vi thẩm quyền cho phép.
10. Quản trị tài chính trong văn phòng: 02 tín chỉ
Học phần cung cấp cho người học các kiến thức về nguồn tài chính và các
hoạt động tài chính phục vụ cho hoạt động của khu vực/ hoặc bộ phận văn phòng;
trách nhiệm của người đứng đầu cơ quan, doanh nghiệp và người phụ trách bộ
phận hành chính, văn phòng trong việc tổ chức, kiểm soát và sử dụng các nguồn
lực tài chính để phục vụ hoạt động quản lý, điều hành. Học phần tập trung cung
cấp hệ thống lý luận và phương pháp quản trị tài chính hiện đại; đồng thời giúp
người học xác định, lựa chọn phương pháp tổ chức, quản lý và sử dụng tối ưu các
nguồn tài chính hình thành trong hoạt động văn phòng.
Hoàn thành học phần, người học được nâng cao năng lực tổ chức, kiểm soát
nguồn lực tài chính, từ đó có thể tham mưu cho người đứng đầu hoặc quyết định,
tổ chức thực hiện các biện pháp quản trị tài chính đúng pháp luật và hiệu quả.

11. Quản trị quan hệ công chúng: 02 tín chỉ
Học phần cung cấp cho người học các kiến thức lý luận và thực tiễn về quan
hệ công chúng và quản trị quan hệ công chúng; vai trò, trách nhiệm của bộ phận
văn phòng, của người phụ trách văn phòng trong lĩnh vực này. Người học sẽ được
cung cấp các kiến thức lý luận để nghiên cứu rõ bản chất, quy luật hoạt động cũng
như các phương pháp và công cụ của quan hệ công chúng; mối quan hệ và sự tác
động của quan hệ công chúng đối với các hoạt động quản lý khác…
Kiến thức của học phần giúp người học có khả năng nhận diện, đánh giá và

tham mưu cho lãnh đạo các cơ quan, tổ chức trong việc tổ chức và thực hiện hoạt
18


động quan hệ công chúng, góp phần nâng cao uy tín, hình ảnh, hiệu quả hoạt động
của cơ quan, tổ chức và doanh nghiệp.
12. Thực hành quản trị văn phòng: 02 tín chỉ
Thực hành về quản trị văn phòng là yêu cầu bắt buộc đối với học viên. Học
phần này được tiến hành giữa khóa học nhằm tạo điều kiện cho người học khảo sát
và thực hành các kỹ năng cơ bản của một nhà quản trị văn phòng, cũng như rèn
luyện khả năng nghiên cứu cần phải có của một thạc sĩ khoa học chuyên ngành
Quản trị văn phòng. Thông qua quá trình thâm nhập thực tế tại một hay nhiều cơ
quan, tổ chức, người học khả năng nhận diện, đánh giá, phát hiện và giải quyết các
vấn đề phát sinh trong thực tế tại văn phòng các cơ quan, tổ chức; đồng thời học
hỏi những kinh nghiệm quản trị văn phòng hiệu quả, so sánh giữa lý thuyết và thực
tế, đề xuất và tham mưu cho lãnh đạo các cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp các biện
pháp quản trị văn phòng hiệu quả.
Kết quả thực hành được thể hiện trong một báo cáo kết thúc học phần này
và cũng có thể phát triển thành luận văn kết thúc khóa học.
13. Quản trị văn phòng trong các cơ quan nhà nước: 02 tín chỉ
Học phần được xây dựng trên cơ sở áp dụng lý thuyết về quản trị văn phòng
trong hoạt động thực tiễn của các cơ quan nhà nước. Ngoài việc hệ thống lại những
vấn đề cơ bản (đã được trang bị trong chương trình đại học) về hệ thống tổ chức và
đặc điểm hoạt động của các cơ quan nhà nước, nội dung của học phần tập trung
làm rõ những điểm đặc thù của văn phòng của các cơ quan nhà nước như: mô hình
và cơ cấu tổ chức văn phòng; chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của văn phòng; nội
dung và nhiệm vụ của quản trị văn phòng; sự khác biệt giữa văn phòng cơ quan
nhà nước với văn phòng doanh nghiệp và văn phòng các tổ chức xã hội…Trên cơ
sở đó, kiến thức thu nhận được từ học phần sẽ giúp học viên có khả năng nhận


19


diện, đánh giá và đề xuất các giải pháp khoa học, phù hợp để quản trị hiệu quả hoạt
động văn phòng của các cơ quan nhà nước.
Kiến thức của học phần giúp học viên có năng lực và định hướng để trở
thành người phụ trách hoặc quản lý văn phòng trong các cơ quan nhà nước.
14. Quản trị văn phòng doanh nghiệp: 02 tín chỉ
Học phần hệ thống lại những kiến thức cơ bản (đã được trang bị trong
chương trình đại học) về doanh nghiệp và văn phòng doanh nghiệp. Trên cơ sở đó,
nội dung của học phần tập trung cung cấp kiến thức để người học nhận diện được
sự khác biệt giữa văn phòng doanh nghiệp với văn phòng các cơ quan nhà nước, tổ
chức xã hội; từ đó lựa chọn và áp dụng lý thuyết của quản trị văn phòng vào thực
tế hoạt động của văn phòng ở các loại hình doanh nghiệp khác nhau. Ngoài ra, học
phần cũng cung cấp những kiến thức mở rộng về tư duy và kinh nghiệm, hiệu quả
trong quản trị văn phòng của một số doanh nghiệp lớn, nổi tiếng trên thế giới để
học viên có thể so sánh và tham khảo, vận dụng vào điều kiện thực tế của Việt
Nam.
Kiến thức của học phần giúp học viên có năng lực và định hướng để trở
thành nhà quản trị văn phòng doanh nghiệp hoặc giúp lãnh đạo doanh nghiệp trong
hoạt động quản lý văn phòng.

15. Quản trị văn phòng trong các tổ chức chính trị - xã hội: 02 tín chỉ
Trên cơ sở hệ thống lại những kiến thức cơ bản (đã được trang bị trong chương
trình đại học) về đặc điểm, tính chất, tổ chức và hoạt động của văn phòng các tổ
chức chính trị, xã hội, học phần giúp học viên vận dụng kiến thức lý luận chung về
quản trị văn phòng và áp dụng các phương pháp quản trị văn phòng phù hợp với
đặc điểm, tính chất của từng loại tổ chức khác nhau. Ngoài ra, học phần cũng cung
20



cấp những kiến thức mở rộng về tư duy và kinh nghiệm, hiệu quả trong quản trị
văn phòng của các tổ chức xã hội trên thế giới để học viên có thể so sánh và tham
khảo, vận dụng vào điều kiện thực tế của Việt Nam.
Kiến thức của học phần giúp học viên có năng lực và định hướng để trở
thành người phụ trách hoặc quản lý văn phòng ở các tổ chức xã hội.
16. Kỹ năng lãnh đạo: 02 tín chỉ
Học phần trang bị cho học viên các vấn đề tổng quan chung về kỹ năng lãnh
đạo của nhà quản trị nói chung, quản trị văn phòng nói riêng trong tổ chức như: kỹ
năng tư duy lý luận (tầm nhìn), kỹ năng hoạch định, kỹ năng ra quyết định, kỹ
năng tạo động lực; kỹ năng ứng phó với sự thay đổi…. Học phần cũng cung cấp
kiến thức về các phong cách lãnh đạo, nghệ thuật lãnh đạo, giao quyền, giao tiếp
của người lãnh đạo… Trên cơ sở đó, học viên có tư duy hệ thống và được thực
hành, rèn luyện kỹ năng lãnh đạo trong quản trị văn phòng nhằm định hình được
phong cách lãnh đạo phù hợp với hoạt động của mỗi cơ quan, doanh nghiệp. Ngoài
ra, học phần cũng hướng tới việc lý giải các yêu cầu về phẩm chất và kỹ năng của
người lãnh đạo trong tổ chức, giúp học viên xác lập được vị trí công việc của nhà
quản trị văn phòng trong thực tế.
17. Kỹ năng quản lý: 02 tín chỉ
Học phần này trang bị cho người học những kiến thức lý luận chung về quản
lý, bản chất của quản lý, từ đó phân biệt nội hàm khái niệm này với các khái niệm
có liên quan. Nội dung trọng tâm của môn học là việc giúp người học nắm, hiểu và
bước đầu thực hành một số kỹ năng cơ bản của nhà quản lý như kỹ năng lập kế
hoạch, kỹ năng tổ chức thực hiện, kỹ năng kiểm tra và đánh giá, kỹ năng tham mưu
và các kỹ năng mềm như : kỹ năng giao tiếp, đàm phán, xử lý xung đột...Kiến thức
của học phần giúp người học vận dụng những kỹ năng đó trong quản trị văn
phòng.
21



18. Kỹ năng phát triển các mối quan hệ: 02 tín chỉ
Học phần cung cấp các kỹ năng mềm giúp người học có khả năng phát triển,
tiến tới hoàn thiện bản thân, từ đó nâng cao tính chuyên nghiệp trong hoạt động
quản lý, điều hành văn phòng, đóng góp có hiệu quả vào chất lượng hoạt động
chung của cơ quan, tổ chức và doanh nghiệp. Người học sẽ được trang bị các kiến
thức và phương pháp tạo lập, cân bằng và phát triển các mối quan hệ bên trong và
ngoài cơ quan, tổ chức; từ đó, nhà quản trị văn phòng có cơ hội xây dựng được uy
tín cũng như thương hiệu cá nhân, góp phần nâng cao tính chuyên nghiệp và hiệu
quả trong hoạt động chung của cơ quan, tổ chức và doanh nghiệp.
19. Quản lý rủi ro và khủng hoảng: 02 tín chỉ
Học phần cung cấp cho người học các kiến thức lý luận về quản lý rủi ro và
khủng hoảng trong hoạt động của cơ quan, doanh nghiệp và tổ chức. Từ đó, nhà
quản trị văn phòng dự báo và xây dựng được các biện pháp phòng ngừa và xử lý
các rủi ro có thể xảy đến đối với hoạt động của cơ quan, tổ chức và doanh nghiệp.
Đồng thời, nhà quản trị phải nắm và hiểu được bản chất của rủi ro và khủng hoảng
thường gặp phải trong quá trình thực thi nhiệm vụ trong hoạt động văn phòng. Trên
cơ sở đó, nhà quản trị văn phòng có giải pháp giúp cơ quan, tổ chức và doanh
nghiệp trong việc phòng ngừa, giải quyết và vượt qua rủi ro, khủng hoảng.
20. Xây dựng văn hóa công sở: 02 tín chỉ
Học phần trang bị cho người học những kiến thức cơ bản về vai trò của yếu
tố văn hóa trong hoạt động của các công sở cũng như các biểu hiện của văn hóa
công sở, xác định được tầm quan trọng của việc xây dựng văn hóa công sở. Nội
dung học phần cũng hướng tới việc trình bày những cơ sở, nguyên tắc và phương
pháp xây dựng văn hóa công sở; phân tích vai trò, trách nhiệm của văn phòng trong
việc xây dựng văn hóa công sở.
21. Xây dựng văn hóa doanh nghiệp: 02 tín chỉ
22


Học phần trang bị cho học viên các vấn đề tổng quan chung về văn hóa

doanh nghiệp và các yếu tố cấu thành văn hóa doanh nghiệp. Trọng tâm chính của
học phần là phân tích các yếu tố tác động và ảnh hưởng của văn hóa doanh nghiệp
đối với sự phát triển của tổ chức.Trên cơ sở đó, học viên có khả năng phân tích và
định hình rõ các giải pháp cụ thể để xây dựng văn hóa doanh nghiệp: giá trị cốt lõi,
bản sắc văn hóa, sứ mệnh của doanh nghiệp, triết lý kinh doanh, đạo đức kinh
doanh…
Kiến thức của học phần giúp người học nhận thức rõ vai trò, trách nhiệm của
văn phòng trong việc tham mưu và giúp doanh nghiệp xây dựng, duy trì và phát
triển văn hóa doanh nghiệp.
22. Luận văn tốt nghiệp: 08 tín chỉ
Luận văn là yêu cầu bắt buộc đối với học viên. Sau khi hoàn thành các học
phần trong chương trình, học viên đề xuất và được Hội đồng chuyên môn xem xét
và Trường quyết định cho phép thực hiện một nghiên cứu ở trình độ thạc sĩ. Đề tài
luận văn có thể theo các hướng sau: nghiên cứu lý luận, lý thuyết về quản trị văn
phòng; nghiên cứu ứng dụng lý thuyết vào thực tiễn quản trị văn phòng ở các cơ
quan, tổ chức; nghiên cứu so sánh; nghiên cứu xu hướng phát triển trong quản trị
văn phòng…

23



×