THUYẾT MINH ĐỀ CƯƠNG ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU
KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ CẤP ĐHQGHN
(Đề tài nhóm A/ B)
(Yêu cầu không thay đổi trình tự các mục, không xóa những gợi ý ghi trong ngoặc)
I. THÔNG TIN CHUNG VỀ ĐỀ TÀI
1 - Tên đề tài
Tiếng Việt: Đào tạo chủ doanh nghiệp nhỏ và vừa ở Việt Nam giai đoạn 2016-2020
Tiếng Anh: Training of Small and Medium Sized Enterprise Owners in Vietnam during the
Period of 2016 - 2020
2 - Mã số (được cấp khi Hồ sơ trúng tuyển)
3 - Mục tiêu và sản phẩm dự kiến của đề tài
3.1.Mục tiêu ( Bám sát và cụ thể hóa định hướng mục tiêu theo đặt hàng - nếu có )
Mục tiêu của đề tài là đề xuất các giải pháp đào tạo chủ doanh nghiệp nhỏ và vừa Việt nam đáp ứng
các yêu cầu phát triển kinh tế xã hội giai đoạn 2016 – 2020.
Để thực hiện mục tiêu trên, đề tài cần giải quyết những vấn đề sau:
- Xây dựng cơ sở lý luận và mô hình đào tạo chủ doanh nhiệp nhỏ và vừa ở Việt nam.
- Xác định nhu cầu phát triển của đội ngũ chủ doanh nghiệp theo các mục tiêu kinh tế xã hội của
Việt Nam giai đoạn 2015-2020.
- Xác định những thách thức và rào cản tác động đến sự phát triển của đội ngũ chủ doanh nghiệp.
- Khảo sát, đánh giá thực tiễn đào tạo chủ doanh nghiệp ở Việt Nam hiện nay
- Đúc kết các bài học kinh nghiệm từ các nền kinh tế phát triển và nền kinh tế tương đồng về đào
tạo, phát triển đội ngũ chủ doanh nghiệp.
- Đề xuất các chính sách và giải pháp đào tạo chủ doanh nghiệp nhỏ và vừa ở Việt Nam giai đoạn
2015-2020.
3.2. Sản phẩm (Ghi tóm tắt tên các sản phẩm nêu ở mục 12 và III – 21,22,23,24,25,26)
- 1 bài báo đăng trên tạp chí quốc tế.
- 3 bài báo trong nước.
- 1 sách chuyên khảo.
- 1 báo cáo tổng hợp từ kết quả nghiên cứu của đề tài.
4 - Thời gian thực hiện: 24 tháng
(Từ tháng 1/2015 đến tháng 1/2017)
5 - Thông tin về tác giả thuyết minh đề cương
Họ và tên:
Ngày, tháng, năm sinh:
Nam/ Nữ: Nam
Học hàm, học vị: Tiến sỹ
Chức danh khoa học: Phó giáo sư
Chức vụ: Chủ nhiệm khoa
Điện thoại:
Tổ chức : 04-37547506, máy lẻ: 308..... Nhà riêng: .............................. Mobile:
Fax: ..................................................
E-mail:
Tên tổ chức đang công tác: Trường Đại học Kinh tế - ĐHQGHN
Địa chỉ tổ chức : Nhà E4, 144 Xuân Thủy, Cầu Giấy, Hà Nội
Tóm tắt hoạt động nghiên cứu của tác giả thuyết minh đề cương
(Các chương trình, đề tài nghiên cứu khoa học đã tham gia, các công trình đã công bố liên quan
tới phương hướng của đề tài)
Cấp quản lý / nơi công
Thời gian
Tên đề tài/công trình
Tư cách tham gia
tác
Tóm tắt hoạt động đào tạo sau đại học của tác giả thuyết minh đề cương trong 5 năm trở lại
đây
Thời gian
Họ, tên NCS/học viên CH
Tư cách tham gia
Ghi chú
(HD chính/phụ)
(đã bảo vệ/đang thực
hiện)
2009 đến nay
2009 đến nay
NCS. Lê Bích Vân
2011 đến nay
NCS. Nguyễn Minh Đạo
2011 đến nay
NCS. Nguyễn Phương Mai
2011 đến nay
NCS. Lưu Thị Minh Ngọc
NCS. Nguyễn Trường Sơn
6 - Thư ký đề tài (nếu có)
Họ và tên:
Ngày, tháng, năm sinh: 25/08/1981
Nam/ Nữ: Nữ
Học hàm, học vị: Thạc sỹ
Chức danh khoa học: ...........................................
Chức vụ: Giảng viên
Điện thoại: ………………………
Tổ chức : 04-37547506, máy lẻ: 307 Nhà riêng: ............................... Mobile:
Fax: .................................................. E-mail:
Tên tổ chức đang công tác: Trường Đại học Kinh tế - ĐHQGHN
Địa chỉ tổ chức : Nhà E4, 144 Xuân Thủy, Cầu Giấy, Hà Nội
7 - Tổ chức chủ trì đề tài
Tên tổ chức chủ trì đề tài: Trường Đại học Kinh tế - ĐHQGHN
Điện thoại: 04-37547506
Fax: ..............................................................................
E-mail:
Website:
Địa chỉ: Nhà E4, 144 Xuân Thủy, Cầu Giấy, Hà Nội
Tên tổ chức chủ quản đề tài: Đại học quốc gia Hà Nội
8 - Các tổ chức phối hợp chính thực hiện đề tài (nếu có)
1. Tổ chức 1 : Khoa Quản trị kinh doanh, trường ĐHKT- ĐHQGHN
Tên tổ chức chủ quản: Trường ĐHKT - ĐHQGHN
Điện thoại: 04 37547506, máy lẻ 307
Địa chỉ: Nhà E4, 144 Xuân Thuỷ, Cầu Giấy, Hà Nội
2. Tổ chức 2 : Hiệp hội doanh nghiệp doanh nghiệp nhỏ và vừa Việt Nam
Tên tổ chức chủ quản ..................................................................................................
Điện thoại: 04 35564499
Fax: ................................................
Địa chỉ: Tầng 10, nhà D, Khách sạn Thể thao, Làng sinh viên Hacinco, Lê Văn Thiêm, Nhân
Chính, Thanh Xuân, Hà Nội
3. Tổ chức 3: Viện Quản lý Kinh tế TW
Tên tổ chức chủ quản: Bộ Kế hoạch và Đầu tư
Điện thoại: 04 7338930
Địa chỉ: 68 Phan Đình Phùng - Hà Nội
9 - Các cán bộ thực hiện đề tài
(Ghi những người có đóng góp khoa học và thực hiện những nội dung chính thuộc tổ chức chủ trì và
tổ chức phối hợp tham gia thực hiện đề tài, không quá 10 người kể cả chủ nhiệm đề tài)
Họ và tên, học hàm học vị
Tổ chức
công tác
Tư cách
Nội dung công việc
tham gia
tham gia
Thời
gian làm
việc cho
(chủ nhiệm
đề tài
đề tài/Ủy
(Số tháng
viên)
2
quy đổi )
1
2
Trường ĐHKT
- ĐHQGHN
Chủ nhiệm
Nghiên cứu lý luận;
xây dựng tiêu chí khảo
sát; viết báo cáo tổng
hợp; chỉ đạo quản lý
14 tháng
ĐHQGHN
Chủ nhiệm
Nghiên cứu lý luận;
tham gia khảo sát thực
tiễn; viết báo cáo
chuyên đề
12 tháng
2
Trường ĐHKT
- ĐHQGHN
Ủy viên
Nghiên cứu lý luận;
tham gia khảo sát thực
tiễn; viết báo cáo
chuyên đề
10 tháng
3
Trường ĐHKT
- ĐHQGHN
Ủy viên thư
ký
Nghiên cứu lý luận;
tham gia khảo sát thực
tiễn; viết báo cáo
chuyên đề; tổng hợp
số liệu
10 tháng
4
Trường ĐHKT
- ĐHQGHN
Ủy viên
Nghiên cứu lý luận;
tham gia khảo sát thực
tiễn; viết báo cáo
10 tháng
Một (01) tháng quy đổi là tháng làm việc gồm 22 ngày, mỗi ngày làm việc gồm 8 tiếng
chuyên đề
5
Trường ĐHKT
- ĐHQGHN
Ủy viên
Tham gia khảo sát
thực tiễn; viết báo cáo
chuyên đề
8 tháng
6
ĐHQGHN
Ủy viên
Nghiên cứu lý luận;
tham gia khảo sát thực
tiễn; viết báo cáo
chuyên đề
8 tháng
II. MỤC TIÊU, NỘI DUNG VÀ SẢN PHẨM DỰ KIẾN
10. Mục tiêu
( Bám sát và cụ thể hóa định hướng mục tiêu theo đặt hàng - nếu có)
Mục tiêu của đề tài là đề xuất các giải pháp đào tạo chủ doanh nghiệp nhỏ và vừa Việt nam
đáp ứng các yêu cầu phát triển kinh tế xã hội giai đoạn 2015 – 2020.
Để thực hiện mục tiêu trên, đề tài cần giải quyết những vấn đề sau:
- Xây dựng cơ sở lý luận và mô hình đào tạo chủ doanh nhiệp nhỏ và vừa ở Việt nam.
- Xác định nhu cầu phát triển của đội ngũ chủ doanh nghiệp theo các mục tiêu kinh tế xã hội
của Việt Nam giai đoạn 2015-2020.
- Xác định những thách thức và rào cản tác động đến sự phát triển của đội ngũ chủ doanh
nghiệp.
- Khảo sát, đánh giá thực tiễn đào tạo chủ doanh nghiệp ở Việt Nam hiện nay
- Đúc kết các bài học kinh nghiệm từ các nền kinh tế phát triển và nền kinh tế tương đồng về
đào tạo, phát triển đội ngũ chủ doanh nghiệp.
- Đề xuất các chính sách và giải pháp đào tạo chủ doanh nghiệp nhỏ và vừa ở Việt Nam giai
đoạn 2015-2020.
11- Nội dung NCKH
(Nêu rõ nội dung khoa học, công nghệ cần giải quyết, các hoạt động chính để thực hiện các nội
dung tạo ra được sản phẩm; ý nghĩa, hiệu quả của việc nghiên cứu, phướng án giải quyết, chỉ rõ
nội dung mới, tính kế thừa phát triển, các nội dung có tính rủi ro và giải pháp khắc phục, ghi rõ
các chuyên đề cần thực hiện trong từng nội dung).
Nội dung 1: Cơ sở lý luận về đào tạo chủ doanh nghiệp nhỏ và vừa và đề xuất mô hình đào
tạo chủ doanh nghiệp nhỏ và vừa.
Nội dung 2: Doanh nghiệp nhỏ và vừa và sự phát triển của doanh nghiệp nhỏ và vừa trong
chiến lược phát triển kinh tế xã hội giai đoạn 2015-2020.
Nội dung 3: Các thách thức và rào cản đang tác động đến đào tạo, phát triển đội ngũ chủ
doanh nghiệp.
Nội dung 4: Những bài học kinh nghiệm từ các nền kinh tế phát triển và nền kinh tế tương
đồng về đào tạo, phát triển đội ngũ chủ doanh nghiệp nhỏ và vừa.
Nội dung 5: Khảo sát thực trạng đào tạo chủ doanh nghiệp nhỏ và vừa ở Việt Nam.
Nội dung 6: Đánh giá thực trạng đào tạo chủ doanh nghiệp nhỏ và vừa ở Việt Nam qua các
tình huống nghiên cứu điển hình.
Nội dung 7: Quan điểm và giải pháp đào tạo chủ doanh nghiệp nhỏ và vừa ở Việt Nam giai
đoạn 2015-2020.
12 - Sản phẩm dự kiến
( Cụ thể hóa, thuyết minh rõ các sản phẩm khoa học dự kiến , chỉ ra được những vấn đề , nội
dung khoa học nào được giải quyết và đem lại những đóng góp mới nào cho nhận thức khoa học,
các phát hiện mới, hoặc các sản phẩm công nghệ mới ( bao gồm cả phương pháp mới, quy trình
công nghệ ), hoặc các giải pháp hữu ích, patent, hệ thống thông tin, dữ liệu mới sẽ được tạo ra,
khả năng tạo ra các thương phẩm, các hợp tác mới, dịch vụ...
•
Xây dựng cơ sở lý luận về đào tạo chủ doanh nghiệp nhỏ và vừa, dựa trên các lý thuyết và
kiến thức cập nhật trong nước và thế giới về lĩnh vực này.
•
•
•
•
Làm rõ mối quan hệ giữa phát triển doanh nghiệp nhỏ và phát triển kinh tế, sự phát triển của
doanh nghiệp nhỏ và vừa trong chiến lược phát triển kinh tế xã hội giai đoạn 2015 – 2020.
Tổng kết những bài học kinh nghiệm từ các nền kinh tế phát triển và nền kinh tế tương đồng
về đào tạo, phát triển đội ngũ chủ doanh nghiệp nhỏ và vừa.
Phân tích các thách thức và rào cản đang tác động đến đào tạo, phát triển đội ngũ chủ doanh
nghiệp.
Khảo sát thực trạng đào tạo chủ doanh nghiệp nhỏ và vừa tại 500 doanh nghiệp nhỏ và vừa
ở Việt Nam.
•
Nghiên cứu tình huống đào tạo chủ doanh nghiệp ở 05 doanh nghiệp nhỏ và vừa, đánh giá
•
và rút ra các bài học đào tạo chủ doanh nghiệp nhỏ và vừa.
Đề xuất các giải pháp đào tạo chủ doanh nghiệp nhỏ và vừa ở Việt Nam giai đoạn 20152020.
13 - Tổng quan tình hình nghiên cứu trong và ngoài nước và đề xuất nghiên cứu của đề tài
13.1. Đánh giá tổng quan tình hình nghiên cứu lý luận và thực tiễn thuộc lĩnh vực của Đề tài
Ngoài nước (Phân tích đánh giá được những công trình nghiên cứu có liên quan và những kết quả
nghiên cứu mới nhất trong lĩnh vực nghiên cứu của đề tài; nêu được những bước tiến về trình độ
KH&CN của những kết quả nghiên cứu đó; những vấn đề KHCN đang cần phải nghiên cứu và giải
quyết).
Đào tạo nguồn nhân lực trong doanh nghiệp là một trong những nội dung quan trọng nhất
của Quản trị nguồn nhân lực và là chủ đề được nhiều học giả trên thế giới dành thời gian nghiên
cứu. Số lượng các công trình, các bài báo về chủ đề này là khá lớn và được nghiên cứu dưới nhiều
góc độ khác nhau: vấn đề đào tạo trong nền kinh tế quốc dân nói chung, đào tạo tại các cơ sở giáo
dục chuyên nghiệp, đào tạo trong doanh nghiệp bao gồm đào tạo nhân viên và một số ít các công
trình nghiên cứu tập trung vào đào tạo cán bộ quản lý… Hướng nghiên cứu của đề tài tập trung vào
đào tạo chủ doanh nghiệp nhỏ và vừa (DNNVV) ở Việt Nam, vì vậy, các tác giả sẽ tổng hợp các
công trình nghiên cứu điển hình liên quan tới hướng nghiên cứu này:
•
Về đào tạo và vai trò của đào tạo trong doanh nghiệp
Đào tạo là đóng vai trò hết sức quan trọng trong nâng cao năng lực, trình độ chuyên môn,
tay nghề, ý thức lao động cho đội ngũ lao động của doanh nghiệp. Đào tạo là cơ sở để doanh nghiệp
nâng cao năng suất, chất lượng, hiệu quả công việc và lợi thế cạnh tranh cho tổ chức. Chính vì vậy,
một số công trình nghiên cứu về đào tạo trong doanh nghiệp đã nhấn mạnh: đào tạo và cải tiến liên
tục là điều kiện cơ bản nếu các tổ chức và doanh nghiệp muốn duy trì lợi thế cạnh tranh (London,
M., & Moore, E. M. (1999); những tổ chức thành công là những tổ chức đầu tư nhiều hơn vào hoạt
động đào tạo nguồn nhân lực (Kraiger, K. 2003). Đào tạo, phát triển cần thiết đối với cả lao động
mới và lao động hiện tại, cả nhân viên và cán bộ quản lý. Đối với đào tạo cán bộ quản lý,
Longenecker CO, Ariss SS. (2002) cho rằng Đào tạo về quản lý là một trong những nguồn lực quan
trọng nhất tạo ra lợi thế cạnh tranh trong tổ chức; lợi ích mong muốn của đào tạo quản lý là phát
triển và nâng cao kỹ năng quản lý hiện đại, khuyến khích suy nghĩ khác biệt về kinh doanh, tạo ra
các ý tưởng mới và tốt hơn, đổi mới và sáng tạo và áp dụng chúng trong các tổ chức. Những điều
này có thể dẫn tới tăng sự tự tin và tạo động lực để tăng cường hiệu quả tổ chức. (Bishop, J. 1991.
Chapman, P.G. 1993). Đồng quan điểm trên, (Syverson, 2011) cho rằng quản lý đang ngày càng
được công nhận như một yếu tố chính trong tăng năng suất của doanh nghiệp. Hơn thế nữa, Bloom
et al., (2010) cho rằng nguồn vốn quản lý trong một số doanh nghiệp thường không được đầu tư và
rất nhiều doanh nghiệp chưa nhận thức được giá trị của việc đầu tư vào nguồn vốn quản lý. Vì vậy,
việc thiếu kiến thức và kỹ năng quản lý ở các doanh nghiệp nhỏ là khá rõ rệt. Như một số nghiên
cứu tình huống đã chỉ ra, khá nhiều doanh nghiệp như vậy đang sẵn sàng học về quản lý bởi vì lợi
nhuận của họ đang sụt giảm nghiêm trọng bởi cạnh tranh…
Nhấn mạnh về đào tạo, Gary Dessler (2011) cho rằng, đào tạo đồng nghĩa với việc trao cho
người lao động mới và lao động hiện tại những kỹ năng cần thiết để hoàn thành công việc của họ.
Trong bất kỳ trường hợp nào, đào tạo cũng thể hiện dấu hiệu của sự quản lý tốt. Việc tuyển dụng
được những nhân viên rất tiềm năng cũng không đảm bảo rằng họ sẽ thành công. Người quản lý
cần đánh giá đúng kỹ năng và kinh nghiệm của người học nhân viên, cung cấp đào tạo phù hợp và
đánh giá đúng các chương trình đào tạo để giảm bớt rủi ro.
Về các nhân tố ảnh hưởng đến đào tạo trong doanh nghiệp, đã có một số công trình nghiên
cứu đề cập đến các nhân tố nội bộ ảnh hưởng đến công tác đào tạo. Nhân tố về chiến lược kinh
doanh và chiến lược đào tạo, phát triển nguồn nhân lực, Reid, R. S. & Harris, R. I.D. (2002) cho
rằng sự quan tâm của doanh nghiệp đến việc xây dựng chiến lược đào tạo, phát triển nguồn nhân
lực là rất quan trọng. Sự quan tâm này được thể hiện qua một số nội dung như: Doanh nghiệp có
chiến lược kinh doanh bằng văn bản không? Doanh nghiệp có chiến lược phát triển nguồn nhân lực
bằng văn bản không? Doanh nghiệp có kế hoạch và chính sách đào tạo và phát triển nguồn nhân lực
không? Đào tạo có được xác định là vấn đề quan trọng của quản trị nguồn nhân lực trong vòng 5
năm tới không?... Đối với nhận thức của lãnh đạo doanh nghiệp về công tác đào tạo, một số công
trình nghiên cứu về đào tạo cán bộ quản lý trong DNNVV đã khẳng định: việc thiếu nhận thức của
chủ chủ doanh nghiệp về tầm quan trọng của đào tạo là một trong những rào cản ảnh hưởng đến
đào tạo trong DNNVV (Westhead, P. and Storey, D., 1997). Thái độ tiêu cực về đào tạo và tầm
quan trọng của đào tạo đối với sự tồn tại của DNNVV, mối quan tâm đến lợi ích ngắn hạn cũng là
những rào cản đối với đào tạo trong DNNVV (Hendry, C., Arthur, M.B. and Jones, A.M., 1995,
Matlay, H., 1999, Antonios Panagiotakopoulos, 2011). Khả năng tài chính cũng là nhân tố ảnh
hưởng rất lớn đến đào tạo, phát triển nguồn nhân lực. Nhiều công trình nghiên cứu cho thấy thiếu
thời gian và nguồn lực tài chính là những rào chắn khiến DNNVV ít quan tâm đến đào tạo nguồn
nhân lực. (Westhead, P. and Storey, D. 1997). Nhân tố về năng lực đào tạo nội bộ sẽ ảnh hưởng lớn
đến đào tạo nói chung và đào tạo cán bộ quản lý nói riêng trong DNNVV. Tung-Chun Huang
(2001) cho rằng, nếu doanh nghiệp có đủ năng lực đào tạo và tổ chức quản lý đào tạo tốt, doanh
nghiệp sẽ xây dựng và thiết lập được mục tiêu và các chương trình đào tạo hiệu quả dẫn đến kết quả
đào tạo sẽ cao.
•
Về đào tạo trong doanh nghiệp nhỏ và vừa
Nghiên cứu của Janice R., Elizabeth A. W., (2008) đã chỉ ra thực tế rằng, các chủ doanh
nghiệp nhỏ thường có đủ kiến thức chuyên môn kỹ thuật trong lĩnh vực của họ nhưng lại thiếu các
kỹ năng quản lý phù hợp. Việc thiếu hụt các kỹ năng về quản lý nguồn nhân lực dẫn đến những khó
khăn trong việc thu hút, tuyển dụng, đào tạo, dẫn dắt lực lượng lao động, đặc biệt, việc thiếu sự
tham gia của chủ doanh nghiệp - người quản lý trong phát triển các kỹ năng quản lý vì lý do thời
gian và tài chính. Đánh giá cách tiếp cận về đào tạo dựa trên cộng đồng của ông đã cho thấy rằng
khi người chủ doanh nghiệp nhỏ tham gia vào các chương trình đào tạo kỹ năng quản lý đã mang
lại lợi ích cho cả bản thân cán bộ quản lý và sự phát triển của doanh nghiệp.
Gerald Vinten (2000) trong nghiên cứu của mình về Đào tạo trong doanh nghiệp nhỏ và vừa
đã khẳng định sự quan tâm đến khu vực doanh nghiệp nhỏ và vừa đang ngày càng tăng lên trong
khi nhu cầu về nguồn nhân lực của bộ phận này chưa được quan tâm đúng mức. Bài báo đã khảo
sát các đặc điểm liên quan đến nguồn nhân lực ở 300 DNNVV, đặc biệt tập trung vào lĩnh vực đào
tạo và phát triển nguồn nhân lực. Kết quả từ cuộc khảo sát và tình huống nghiên cứu cụ thể cho
thấy công tác đào tạo đã được các doanh nghiệp quan tâm, nhằm giúp giải quyết vấn cạnh tranh và
chiến lược kinh doanh. Tuy nhiên, công tác quản lý đào tạo trong doanh nghiệp chưa được coi
trọng đúng mức, phụ thuộc rất nhiều vào người phụ trách; nhà cung cấp dịch vụ đào tạo chưa nắm
bắt được nhu cầu đào tạo của nhóm doanh nghiệp này.
Stewart, J. and Beaver, G. (2004) đã xuất bản cuốn sách về Phát triển nguồn nhân lực trong
các tổ chức quy mô nhỏ - nghiên cứu và thực tiễn. Cuốn sách là một tập hợp các bài nghiên cứu tổ
chức quy mô nhỏ và vấn đề phát triển nguồn nhân lực trong quy mô nhỏ như: đặc điểm của các tổ
chức quy mô nhỏ và những gợi ý trong việc thiết kế và thực hiện nghiên cứu về phát triển nguồn
nhân lực; kết quả nghiên cứu về các cách tiếp cận để phát triển nguồn nhân lực trong các tổ chức
quy mô nhỏ; các phương pháp phát triển nguồn nhân lực mà các tổ chức quy mô nhỏ thường áp
dụng và thực hành. Cuốn sách đưa ra những gợi ý cho các nhà nghiên cứu về cách thức nghiên cứu
đào tạo, phát triển nguồn nhân lực trong doanh nghiệp nhỏ.
Một số công trình nghiên cứu khác về đào tạo trong DNNVV ở một số nước trên thế giới
cũng đã đưa ra các hướng dẫn về đào tạo trong doanh nghiệp. Nghiên cứu về đào tạo và phát triển
và sự phát triển doanh nghiệp trong các doanh nghiệp sản xuất nhỏ và vừa ở Auxtralia, Jones, J.
(2004) đã so sánh và đánh giá các sáng kiến về đào tạo và phát triển của 871 DNNVV trong lĩnh
vực sản xuất của Úc, đồng thời xem xét mối quan hệ giữa tăng trưởng của DNNVV và đào tạo và
phát triển trong doanh nghiệp. Phân tích thống kê trong bài báo đã cho thấy sự khác biệt rõ ràng
trong đào tạo quản lý và đào tạo chuyên môn, những thay đổi trong đào tạo cũng như phương pháp
đào tạo, các nhà cung cấp đào tạo trong quá trình phát triển của DNNVV.
Nghiên cứu về vai trò của người quản lý trong DNNVV- họ chính là người thực hiện đào
tạo trong các doanh nghiệp nhỏ, Coetzer, A. (2006) đã nghiên cứu ảnh hưởng của nhà quản lý lên
các yếu tố thuộc môi trường làm việc tác động đến vấn đề học tập tại nơi làm việc. Nghiên cứu đã
cho thấy, cách thức nhà quản lý thúc đẩy việc học tập trong doanh nghiệp bao gồm: cung cấp quyền
truy cập vào các hoạt động tại nơi làm việc, thúc đẩy giao tiếp tại nơi làm việc, hỗ trợ đào tạo trực
tiếp, thiết kế các yếu tố hỗ trợ học tập…
Nghiên cứu về đào tạo tại các DNNVV tại Thái Lan, Kitiya, T., Peter M., Teresa M., (2009)
đã làm rõ về các đặc trưng của DNNV Thái Lan đồng thời chỉ rõ khoảng cách giữa đầu tư vào đào
tạo và cách tiếp cận đối với đào tạo trong doanh nghiệp. Sử dụng phương pháp nghiên cứu định
lượng của 438 DNNVV tại Thái lan, tác giả đã cho thấy các nhà quản lý DNNVV tại Thái lan đã
không đầu tư tiền bạc và thời gian vào công tác đào tạo, phần lớn họ sử dụng các phương pháp đào
tạo không chính thức, đào tạo trong công việc nhiều hơn. Số nhân viên được đào tạo khoảng 2
giờ/tuần là rất ít hoặc không có. Một số ngành có đầu tư nhiều hơn cho đào tạo là những công ty có
quy mô lớn hơn hoặc doanh thu cao hơn như công nghệ thông tin, dịch vụ.
•
Đánh giá kết quả của đào tạo
Đánh giá kết quả đào tạo và hiệu quả của đào tạo là một nội dung rất quan trọng trong các
nghiên cứu về đào tạo trong doanh nghiệp. Westhead, P. and Storey, D. đã phân tích và nhận thấy
rằng thiếu nhận thức về đào tạo và thiếu những bằng chứng định lượng về mối quan hệ giữa đào tạo
và sự thành công của doanh nghiệp là một trong những rào cản của đào tạo trong DNNVV
(Westhead, P. and Storey, D. 1997; Johnson, S., 2002). Vì vậy, trong thời gian gần đây, đã có khá
nhiều công trình nghiên cứu về đào tạo và mối quan hệ giữa đào tạo và kết quả hoạt động của
doanh nghiệp.
Hiện nay, trên thế giới đã có một số công trình nghiên cứu tác động của đào tạo đến kết quả
hoạt động của doanh nghiệp – đánh giá kết quả đào tạo dưới góc độ đầu tư, xem xét mối quan hệ
giữa chi phí cho đào tạo và kết quả kinh doanh (Kirkpatrick, 1997). Một số công trình chỉ ra ảnh
hưởng tích cực của đào tạo đến kết quả hoạt động – đào tạo làm tăng năng suất và sản lượng bán
hàng, giảm chi phí, tăng thị phần, giảm xung đột và nghỉ việc của nhân viên (Bishop, J. 1991,
Bartel, A. P. 1994; Tan, H.W., & Batra, G. 1995; Aragon-Sanchez, A., Barba-Aragon, I., & SanzValle, R., 2003…). Nhưng cũng có một số nghiên cứu không đưa ra được kết luận về tác động của
đào tạo đến kết quả hoạt động của DN (Bishop, J.H., & Kang, S., 1996; Ng Y.C, Siu Y.M. 2004;
Loewenstein, M.A., & Spletzer, J.R. 1999) và cho rằng, đào tạo là yếu tố làm tăng chi phí và không
biến thành hiệu quả công việc.
Đối với đào tạo cán bộ quản lý (CBQL), Taylor, T., Doherty, A., & McGraw, P., (2008) cho
rằng đào tạo và phát triển cán bộ quản lý là nội dung quan trọng của quản trị nguồn nhân lực chiến
lược. Rất nhiều học giả và các nhà quản trị cho rằng đào tạo quản lý là một quá trình lâu dài, tích
lũy liên tục hơn là một hoạt động có điểm dừng. Kết quả đào tạo quản lý khó lại đo, đếm, do vậy
việc đánh giá kết quả và hiệu quả đào tạo quản lý là không dễ dàng, đặc biệt là phân tích mối quan
hệ chi phí – lợi ích của đào tạo. Trong thực tế, đào tạo quản lý được thể hiện thành các chương trình
đào tạo cụ thể nhằm đáp ứng nhu cầu của doanh nghiệp. Vì vậy, việc đánh giá quá trình đào tạo
CBQL trong doanh nghiệp thường được thể hiện và thực hiện thông qua đánh giá các chương trình
đào tạo. Một số nghiên cứu đánh giá hiệu quả của các chương trình đào tạo quản lý cụ thể theo mô
hình đánh giá của Kirkpatrick, dựa vào tự đánh giá của các thành viên tham gia (Supic, Z. T., et al,
2010). Một số nghiên cứu định lượng kiểm tra ảnh hưởng của đào tạo quản lý đến kết quả kinh
doanh dựa trên sự khảo sát sơ bộ và phân tích hiệu quả đào tạo trong ngắn hạn (Millar, P., Stevens,
J., 2012, Mano, Y., Iddrisu, A., Yoshino, Y. (2012)…
Supic, Z. T., et al (2010) phân tích sự cải tiến các kỹ năng quản lý của các nhà quản lý bệnh
viện sau một chương trình đào tạo cụ thể về quản trị chiến lược. Nghiên cứu sử dụng mô hình đánh
giá hiệu quả đào tạo theo 4 mức độ của Kirkpatrick: đo lường phản ứng của người học về khóa học,
kết quả học tập, mức độ áp dụng vào công việc và kết quả hoạt động của bệnh viên. 107 nhà quản
lý cấp cao tại 20 bệnh viện công tại Serbian tự đánh giá sự tiến bộ kề kỹ năng quản lý trước khóa
đào tạo và sau khóa đào tạo theo thang đo Likert. Các dữ liệu được xử lý theo phân tích hồi quy và
phân tích ANOVA. Sau chương trình đào tạo, tất cả kỹ năng của các nhà quản trị đã được cải thiện.
Sự cải thiện nhiều nhất là: quản lý hoạt động hàng ngày, tạo động lực và hướng dẫn công việc, quản
lý công việc, thảo luận nhóm, phân tích tình huống. Những kỹ năng ít cải thiện nhất là: áp dụng kỹ
thuật sáng tạo, làm việc với đồng nghiệp, tự phát triển nghề nghiệp, lập kế hoạch vận hành.. Các chỉ
số dự báo cải tiến được xác định bao gồm: số năm kinh nghiệm quản lý, loại quản lý, loại nghề
nghiệp, nhận diện tầm quan trọng của các kỹ năng quản lý, ra quyết định dựa trên sự kiện, và quản
lý công việc khác…
Trong nghiên cứu của mình, Millar, P., Stevens, J., (2012) đưa ra một tóm tắt ngắn gọn về
sự phát triển của lý thuyết chuyển đổi kết quả đào tạo và kiểm định tác động của một chương trình
quản lý rủi ro đến kết quả của 6 tổ chức thể thao của Canada và các nhà quản lý. Dữ liệu được thu
thập trên 3 biến số đầu ra: kết quả học tập (kiến thức và khả năng áp dụng), kết quả cá nhân và kết
quả tổ chức và 3 biến trung gian (động lực trong chuyển đổi kết quả học tập, thiết kế đào tạo và bầu
không khí tổ chức) tại 3 thời điểm (trước đào tạo, sau đào tạo và sau đào tạo 3 tháng). Các dữ liệu
khảo sát được thiết kế theo thang đo Likert với sự tham gia của 36 thành viên của 6 tổ chức thể thao
Canada và được xử lý theo phần mềm ANOVA. Kết quả cho thấy đào tạo làm tăng kết quả học tập,
kết quả cá nhân của nhà quản lý và kết quả tổ chức thể thao. Mối quan hệ giữa đào tạo và 3 yếu tố
kết quả này cũng thay đổi theo 3 thời điểm điều tra chứng tỏ sự phát triển nhất định trong thay đổi
kết quả liên quan tới đào tạo.
Trong nước (Phân tích, đánh giá tình hình nghiên cứu trong nước thuộc lĩnh vực nghiên cứu của
đề tà; đặc biệt phải nêu cụ thể được những kết quả nghiên cứu liên quan đến đề tài mà các cán bộ
tham gia đề tài đã thực hiện. Nếu có các đề tài cùng bản chất đã và đang được thực hiện ở cấp
khác, nơi khác thì phải giải trình rõ các nội dung liên quan đến đề tài này; Nếu phát hiện có đề
tài đang tiến hành mà đề tài này có thể phối hợp nghiên cứu được thì cần ghi rõ Tên đề tài, Tên
Chủ nhiệm đề tài và cơ quan chủ trì đề tài đó).
Đào tạo và phát triển nguồn nhân lực là một nội dung được khá nhiều sách, tài liệu, bài báo
trong nước đề cập. Tuy nhiên, các công trình nghiên cứu thường tiếp cận theo hướng đào tạo và
phát triển nguồn nhân lực ở tầm vĩ mô, đào tạo và phát triển nhân lực tại các cơ sở đào tạo trong hệ
thống giáo dục quốc dân (các trường, viện đào tạo…). Có một số ít công trình nghiên cứu về đào
tạo nguồn nhân lực trong một ngành nghề cụ thể khi người lao động đã là thành viên của các tổ
chức, nhưng nghiên cứu tập trung vào đào tạo nhân viên. Gần đây, đã có một số công trình nghiên
cứu đề cập đến thực trạng và chất lượng đào tạo, phát triển cán bộ quản lý trong các doanh nghiệp
nhà nước; một số công trình nghiên cứu tập trung vào nâng cao năng lực quản lý, năng lực lãnh đạo
của chủ doanh nghiệp nhỏ. Các công trình nghiên cứu chuyên sâu về đào tạo chủ doanh nghiệp nhỏ
và vừa thì chưa có. Có thể tổng quan một số công trình liên quan đến hướng nghiên cứu của đề tài
như sau:
Nghiên cứu của Lê Trung Thành (2004) đã đưa ra các đánh giá và giải pháp nâng cao hiệu
quả đào tạo cán bộ quản lý doanh nghiệp tại các doanh nghiệp Nhà nước. Bài báo đã phân tích
những hạn chế trong công tác đào tạo và phát triển cán bộ quản lý tại các doanh nghiệp nhà nước
như: công tác lập và thực hiện kế hoạch đào tạo, nội dung đào tạo, ngân sách và lựa chọn nhà cung
cấp dịch vụ đào tạo, phương pháp đào tạo, triển khai ứng dụng kiến thức sau đào tạo. Từ đó, tác giả
đề xuất các biện pháp nhằm nâng cao hiệu quả đào tạo cán bộ quản lý trong DNNN: cam kết của
lãnh đạo cấp cao và nhận thức về vai trò của chiến lược đào tạo; sự cần thiết của kế hoạch đào tạo
và sự tham gia tích cực của lãnh đạo; cân đối giữa kiến thức, kỹ năng và thái độ trong nội dung đào
tạo, sự hợp tác giữa cơ sở đào tạo và doanh nghiệp. Như vậy, trong nghiên cứu của mình, tác giả
chủ yếu đề cập đến các nội dung cơ bản trong công tác đào tạo trong doanh nghiệp nhà nước dưới
góc độ định tính mà không chỉ ra cách thức và phương pháp nghiên cứu.
Cùng hướng nghiên cứu với Lê Trung Thành, nghiên cứu của Ngô Thị Minh Hằng (2008)
đã tóm lược thực trạng chung về công tác đào tạo của các doanh nghiệp nhà nước trong quá trình
hội nhập; nhìn nhận của một số doanh nghiệp nhà nước về đào tạo và phát triển nguồn nhân lực.
Đồng thời, bài báo cũng chỉ ra một số bất cập trong thực hiện đào tạo như: chiến lược đào tạo và
phát triển; cách thức thực hiện công tác đào tạo và phát triển nguồn nhân lực; đánh giá nhu cầu đào
tạo; thiết kế chương trình đào tạo; thực hiện chương trình đào tạo; đánh giá hiệu quả đào tạo. Bài
báo đưa ra những gợi ý mang tính tổng quát về đánh giá công tác tổ chức đào tạo trong doanh
nghiệp nhưng chủ yếu xem xét vấn đề một cách định tính.
Nghiên cứu về chất lượng cán bộ quản lý trong doanh nghiệp nhà nước cổ phần hóa, Phí
Thị Thu Trang (2008) cho rằng cán bộ quản lý luôn giữ vai trò quyết định đến sự thành bại của
doanh nghiệp. Nguồn nhân lực này tuy chiếm số lượng nhỏ nhưng có tác động rất lớn đế hoạt động
kinh doanh, nếu chất lượng CBQL tốt sẽ giúp doanh nghiệp hoạt động có hiệu quả và phát triển
không ngừng. Trong nghiên cứu của mình, tác giả đã khảo sát, đánh giá chất lượng CBQL theo
trình độ đào tạo, thâm niên công tác, mức độ hoàn thành công việc, kỹ năng quản lý, mức độ nhận
thức và sẵn sàng đáp ứng những thay đổi trong nền kinh tế, và đánh giá chất lượng CBQL theo hiệu
quả kinh doanh. Từ đó, tác giả đã đề xuất một số giải pháp nâng cao chất lượng CBQL trong đó có
giải pháp xây dựng chiến lược đào tạo và phát triển nguồn CBQL cho doanh nghiệp nhà nước thời
kỳ hội nhập.
Luận án tiến sỹ của Nguyễn Thị Bích Thu (2008) tập trung vào nghiên cứu vấn đề đào tạo
và phát triển nguồn nhân lực của công nghiệp may Việt Nam. Công trình nghiên cứu này đã tập
trung vào hệ thống hóa lý luận liên quan đến đào tạo và phát triển trong công nghiệp dệt may, khảo
sát, đánh giá, phân tích thực trạng nguồn nhân lực và thực trạng đào tạo và phát triển nguồn nhân
lực của công nghiệp dệt may Việt Nam. Từ đó, tác giả đưa ra quan điểm và đề xuất giải pháp hoàn
thiện hoạt động đào tạo và phát triển nguồn nhân lực của công nghiệp dệt may Việt Nam. Như vậy,
trong nghiên cứu của mình, tác giả tập trung vào vấn đề đào tạo, phát triển nhân lực chung cho
ngành công nghiệp dệt may, không nghiên cứu sâu vào đào tạo đội ngũ cán bộ chủ chốt, đặc biệt là
trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế.
Gần đây, luận án tiến sỹ của Lê Thị Mỹ Linh (2009) đã nghiên cứu khá sâu về đào tạo và
phát triển nguồn nhân lực trong DNNVV. Trong công trình nghiên cứu của mình, tác giả đã khái
quát hóa những vấn đề lý luận về đào tạo, phát triển nguồn nhân lực trong DNNVV; khảo sát, đánh
giá tổng thể tình hình phát triển nguồn nhân lực trong DNNVV; chỉ ra những ưu, nhược điểm của
hoạt động quản lý đào tạo và phát triển nguồn nhân lực trong DNNVV; tìm ra các nguyên nhân của
thực trạng đó và khuyến nghị những giải pháp phát triển nguồn nhân lực trong DNNVV. Có thể nói
đây là một công trình nghiên cứu khá đầy đủ về vấn đề đào tạo, phát triển nguồn nhân lực trong
DNNVV. Tuy nhiên, đối tượng nghiên cứu của tác giả tập trung vào các vấn đề đào tạo, phát triển
nhân lực nói chung, không tập trung vào đối tượng cán bộ quản lý. Trong khi đó, vấn đề đào tạo
cán bộ chủ chốt trong doanh nghiệp lại đòi hỏi cách tiếp cận và nội dung nghiên cứu khác với đối
tượng là nhân viên.
Tiếp theo nghiên cứu trên, Lê Thị Mỹ Linh (2009) cũng đã công bố một nghiên cứu sâu về
nhu cầu đào tạo cho cán bộ quản lý của doanh nghiệp nhỏ và vừa trong điều kiện kinh tế hội nhập
qua điều tra. Khẳng định những hạn chế và thách thức về trình độ, năng lực của cán bộ quản lý sẽ
cản trở lớn đối với khả năng hội nhập quốc tế của DNNVV, tác giả đã phân tích nhu cầu đào tạo kỹ
năng quản lý và quản trị kinh doanh của chủ doanh nghiệp và cán bộ quản lý cấp trung, cấp cao. Sử
dụng nguồn dữ liệu tham khảo khá phong phú, tác giả đã phân tích, đánh giá nhu cầu đào tạo của
cán bộ quản lý theo nội dung, thời gian, số giờ học, giảng viên, phương thức đào tạo. Đây có thể là
những thông tin tham khảo hữu ích cho công trình nghiên cứu tiếp theo. Tuy nhiên, tác giả chưa
đánh giá thực tiễn đào tạo chủ doanh nghiệp ở Việt Nam, những rào cản, khó khăn trong môi
trường kinh doanh ảnh hưởng đến đào tạo, phát triển chủ DNNVV.
Luận án của Trần Kiều Trang (2012) đã nghiên cứu năng lực quản lý của chủ doanh nghiệp
nhỏ Việt Nam. Trong công trình nghiên cứu của mình, tác giả đã khái quát những vấn đề lý luận về
phát triển năng lực quản lý của chủ doanh nghiệp nhỏ, nghiên cứu, đánh giá thực trạng năng lực
quản lý và phát triển năng lực quản lý của chủ doanh nghiệp nhỏ; đề xuất quan điểm và giải pháp
phát triển năng lực quản lý của chủ doanh nghiệp nhỏ. Một phần trong luận án đã đề cập đến vấn đề
đào tạo chủ doanh nghiệp, trong đó tổng quan được các cách thức phát triển năng lực quản lý của
chủ doanh nghiệp nhỏ thông qua đào tạo cũng như tổng quan được các chương trình phát triển năng
lực quản lý ở Việt Nam hiện nay.
Luận văn thạc sỹ của Nguyễn Thị Diệu Quyên (2010) đã nghiên cứu về vấn đề đào tạo và
phát triển cán bộ quản lý tại tập đoàn Công nghiệp tàu thủy Việt Nam – Vinashin. Luận văn đã tổng
hợp một số lý luận về đào tạo và phát triển cán bộ quản lý trong doanh nghiệp, xem xét thực trạng
hệ thống đào tạo và phát triển cán bộ quản lý tại Tập đoàn công nghiệp tàu thủy Việt Nam; từ đó đề
xuất các giải pháp cơ bản để hoàn thiện công tác đào tạo và phát triển CBQL tại tập đoàn này.
Điểm mạnh trong luận văn của tác giả chính là nghiên cứu khá đầy đủ về thực trạng đào tạo và phát
triển của Vinashin với nguồn số liệu và thông tin phong phú.
Đề tài nghiên cứu khoa học cấp Bộ của Lê Trung Thành (2006) đã đánh giá thực trạng đào
tạo cán bộ quản lý doanh nghiệp theo địa chỉ trên địa bàn Hà Nội, từ đó đưa ra một số giải pháp
nhằm hoàn thiện mô hình đào tạo này. Đây cũng làm một nguồn tham khảo tốt cho tác giả trong
việc đánh giá thực trạng đào tạo và phương pháp đào tạo cán bộ quản lý qua các số liệu nghiên cứu
thứ cấp.
Trên đây là một số công trình nghiên cứu điển hình trong và ngoài nước liên quan đến
hướng nghiên cứu của đề tài. Đây sẽ là nguồn thông tin tham khảo hữu ích cho nhóm nghiên cứu
trong quá trình thực hiện đề tài Đào tạo chủ doanh nghiệp nhỏ và vừa ở Việt Nam giai đoạn 20152020.
13.2. Định hướng nội dung cần nghiên cứu của Đề tài, luận giải về sự cần thiết, tính cấp bách, ý
nghĩa lý luận và thực tiễn.
(Trên cơ sở đánh giá tình hình nghiên cứu trong và ngoài nước, phân tích những công trình nghiên
cứu có liên quan, những kết quả mới nhất trong lĩnh vực nghiên cứu đề tài, cần nêu rõ những vấn
đề còn tồn tại, từ đó nêu được mục tiêu nghiên cứu và hướng giải quyết mới, những nội dung cần
thực hiện – trả lời câu hỏi đề tài nghiên cứu giải quyết vấn đề gìi,những thuận lợi khó khăn cần
giải quyết).
Tổng quan các công trình nghiên cứu liên quan đến đề tài cho thấy đã có khá nhiều nghiên
cứu trong và ngoài nước về lĩnh vực đào tạo và phát triển nguồn nhân lực trong doanh nghiệp. Điều
này khẳng định ý nghĩa và tầm quan trọng của đào tạo nguồn nhân lực trong sự phát triển của
doanh nghiệp và nền kinh tế. Tuy nhiên, các công trình nghiên cứu liên quan đến đào tạo cán bộ
quản lý trong doanh nghiệp nói chung và chủ doanh nghiệp nói riêng, đối tượng đóng vai trò quan
trọng nhất trong lãnh đạo, quản lý, sở hữu doanh nghiệp lại chưa có nhiều. Đặc biệt, chưa có một
công trình nghiên cứu chuyên sâu nào liên quan đến vấn đề đào tạo đội ngũ chủ doanh nghiệp nhỏ
và vừa trong bối cảnh của hội nhập kinh tế, đáp ứng mục tiêu phát triển kinh tế xã hội của Việt
Nam giai đoạn 2015-2020. Hơn thế nữa, có một số công trình nghiên cứu về đào tạo và đào tạo cán
bộ quản lý trong doanh nghiệp ở Việt Nam nhưng mới dừng lại ở mức độ phản ánh thực trạng đào
tạo, phân tích thực trạng đào tạo dưới góc độ định tính, chưa nêu bật được các đặc trưng của đào
tạo chủ doanh nghiệp nhỏ và vừa, nhu cầu phát triển của chủ DNNVV, những rào cản, khó khăn
trong môi trường kinh doanh ảnh hưởng đến sự phát triển của đội ngũ chủ DNNVV; cũng như chưa
đưa ra được một chương trình đào tạo chủ DN phù hợp với sự phát triển của doanh nghiệp Việt
Nam hiện nay và tầm nhìn 2020. Cụ thể, những vấn đề còn tồn tại, đòi hỏi cần được nghiên cứu và
giải quyết về đào tạo chủ doanh nghiệp nhỏ và vừa ở Việt Nam bao gồm:
- Cơ sở lý luận về đào tạo chủ doanh nghiệp nhỏ và vừa là gì? Đặc trưng của đào tạo chủ
doanh nghiệp nhỏ và vừa trong bối cảnh hiện nay là gì?
- Sự phát triển của doanh nghiệp nhỏ và vừa trong chiến lược phát triển kinh tế xã hội giai
đoạn 2015- 2020 là gì?
- Những thách thức và rào cản nào ảnh hưởng đến đào tạo chủ doanh nghiệp nhỏ và vừa?
- Bài học kinh nghiệm của các quốc gia trên thế giới về đào tạo chủ doanh nghiệp nhỏ và
vừa?
- Thực trạng đào tạo chủ doanh nghiệp nhỏ và vừa ở Việt nam hiện nay như thế nào?
- Có những giải pháp nào phù hợp và khả thi đối với đào tạo chủ doanh nghiệp nhỏ và vừa ở
Việt Nam giai đoạn 2015-2020?
14 - Liệt kê danh mục các công trình nghiên cứu, tài liệu có liên quan đến đề tài đã trích dẫn
khi đánh giá tổng quan
Tài liệu tham khảo Tiếng Việt:
1. Ngô Thị Minh Hằng (2008), “Đào tạo và phát triển nguồn nhân lực trong các công ty nhà nước
trong thời kỳ hội nhập”, Tạp chí Kinh tế tài chính. Số 53, trang 32-35.
2. Lê Thị Mỹ Linh (2009), Phát triển nguồn nhân lực trong các doanh nghiệp nhỏ và vừa ở Việt
Nam trong quá trình hội nhập kinh tế, Luận án tiến sỹ, Trường Đại học Kinh tế quốc dân.
3. Lê Thị Mỹ Linh (2009), Nhu cầu đào tạo cho cán bộ quản lý của doanh nghiệp nhỏ và vừa
trong điều kiện kinh tế hội nhập qua điều tra, Tạp chí Kinh tế và phát triển, số 144, trang 132135.
4. Nguyễn Thị Diệu Quyên (2010), Hoàn thiện công tác đào tạo và phát triển cán bộ quản lý tại
Tập đoàn Công nghiệp tàu thủy Việt Nam – VINASHIN, Luận văn thạc sỹ, Trường Đại học
Kinh tế, ĐHQGHN.
5. Lê Trung Thành (2004), “Giải pháp nâng cao hiệu quả đào tạo cán bộ quản lý doanh nghiệp tại
các doanh nghiệp Nhà nước”, Tạp chí Kinh tế và phát triển, số 79, trang 30-32.
6. Lê Trung Thành (2006), “Hoàn thiện mô hình đào tạo cán bộ quản lý doanh nghiệp theo địa chỉ
trên địa bàn Hà Nội”, Đề tài NCKH cấp Bộ, Trường ĐHKTQD Hà Nội.
7. Phí Thị Thu Trang (2008), Một số giải pháp chủ yếu nhằm nâng cao chất lượng cán bộ quản lý
trong các doanh nghiệp nhà nước cổ phần hóa ở Việt Nam thời kỳ mở cửa hội nhập – Định
hướng nghiên cứu tại khu vực Hà Nội, Luận án tiến sỹ, Trường Đại học Thương mại.
8. Trần Kiều Trang (2012), Phát triển năng lực quản lý của đội ngũ chủ doanh nghiệp nhỏ Việt
Nam trong giai đoạn hiện nay - nghiên cứu điển hình trên địa bàn Hà Nội, Luận án tiến sỹ,
Trường Đại học Thương mại.
Tài liệu tham khảo Tiếng Anh:
9. Bartel, A. P. (1994), Productivity gains from the implementation of employee training
programs, Industrial Relations, Vol 33, pp. 411–425.
10. Aragón-Sánchez, A., Barba-Aragon, I., & Sanz-Valle, R. (2003), Effects of training on
business results, International Journal of Human Resource Management, Vol 14, pp. 956−980.
11. Bishop, J. 1991. On-the-job Training of New Hires, Market Failure in Training? ed. David
Stern and Jozef M. M. Ritzen, New York: Springer-Verlag, pp. 61–98.
12. Bishop, J.H., & Kang, S. (1996), Do Some Employers share the Costs and Benefits of General
Training? working paper 96–16, Center for Advanced Human Resource Studies, Cornell
University.
13. Bloom, N., Mahajan, A., McKenzie, D., & Robert, J. (2010), Why do firms in developing
countries have low productivity? American Economic Review: Papers and Proceedings, 100
(2), pp. 619-623.
14. Chapman, P.G. (1993), The economics of training, first edition. Exeter: BPCC Whearons Ltd.
15. Coetzer, A. (2006).“Manager as learning facilitators in small manufacturing firms”. Journal of
Small Business and Enterprise Development. Vol. 13. No. 3, 2006)
16. Gary Dessler (2011), Human Resource Management, 12th edition, Prentice Hall.
17. Gerald Vinten (2000), Training in small and medium-sized enterprises, Industrial and Commercial
Training, No. 32, pp. 9 -14.
18. Hendry, C., Arthur, M.B. and Jones, A.M. (1995), Strategy through People: Adaptation and
Learning in the Small-Medium Enterprises, Routlede, London.
19. Janice R., Elizabeth A. W., (2008), A new approach to small business training: community
based education. Education and Training, Vol. 50, No. 8/9
20. Jones, J. (2004). “Training and Development, and Business Growth: A study of Australian
Manufacturing Small –Medium Size Enterprises”, Asia Pacific Journal of Human Resources;
42;96
21. Johnson, S. (2002), Lifelong learning and SMEs: issues for research and policy, Journal of
Small business and Enterprise Development, Vol. 41, No. 1, pp. 6-13.
22. Kirkpatrick Donald (1997), Evaluating the impact of training, America Society for training and
development, Vol 137.
23. Kitiya, T., Peter M., Teresa M., (2009), Training in Thai SMEs, Journal of Small Business and
Enterprise Development, Vol. 16, No. 4., pp. 678-693.
24. Kraiger, K. (2003), “Perspectives on training and development”, Handbook of psychology:
Industrial and organizational psychology, pp. 171−192, Hoboken, NJ: John Wiley & Sons Inc.
25. Loewenstein, M.A., & Spletzer, J.R. 1999. General and Specific Training: Evidence and Implications.
Journal of Human Resources, 34(4): 710–33.
26. London, M., & Moore, E. M. (1999), Continuous learning in The Changing Nature of
Performance, ed. Ilgen, D. R., & Pulakos, E. D. pp. 119–53. San Francisco: Jossey-Bass.
27. Longenecker CO, Ariss SS. 2002. Creating competitive advantage through effective management
education, Journal of Management Development, Vol. 21, pp. 640-654.
28. Mano, Y., Iddrisu, A., Yoshino, Y. (2012), How can Micro and small enterprises in SubSaharan Africa become more productive? The impacts of Experimental Basic Managerial
Training, Journal of World Development, Vol. 40, No. 13, pp. 458-468.
29. Matlay, H. (1999), Vocational education and training in Britain: a small business perspective,
Education and Training, Vol. 41, No.1, pp. 6-13.
30. Millar, P., Stevens, J., 2012, Management training and national sport organization managers:
Examining the impact of training on individual and organizational performance, Sport
Management Review, Vol. 15, pp. 288-303.
31. Ng Y.C, Siu Y.M. (2004), Training and enterprise performance in transition: evidence from
China, International Journal of Human Resource Management, Vol 15, pp. 878-894.
32. Reid, R. S. & Harris, R. I.D. (2002), The determinant of training in SMEs in Northern Ireland,
Education and Training, Vol.44, No. 8/9, pp 443-450.
33. Stewart, J. and Beaver, G. (2004), HRD in Small Organizations Research and practice.
Routledge Publisher, p.10,11).
34. Supic, Z. T., Bjegovic, V., Marinkovic, J., Milicevic, M. S., 2010, Hospital Management
training and improvement in managerial skills: Serbian experience, Journal of Health Policy,
Vol 96, pp. 80-89.
35. Syverson, C. (2011), What determines productivity? Journal of Economic Literature, 49 (2),
pp. 326-365.
36. Tan, H.W., & Batra, G. (1995), Enterprise Training in Developing Countries: Incidence,
Productivity Effects and Policy Implication. Unpublished paper, The World Bank.
37. Taylor, T., Doherty, A., & McGraw, P., 2008, Managing people in sport organizations: A
strategic human resource management perspective. Oxford: Butterworth-Heinemann.
38. Tung-Chun Huang (2001), The relation of training practices and organizational performance in
small and medium size enterprises, Journal of Education and Training, Vol 43, No. 8/8, pp.
437-444.
39. Westhead, P. and Storey, D. (1997), Management training in small firms – a case of market
failure? Human Resource Management Journal, Vol. 7, No. 2, p. 61-71.
15 - Cách tiếp cận, phương pháp nghiên cứu, kỹ thuật sử dụng
(Luận cứ rõ cách tiếp cận vấn đề nghiên cứu, thiết kế nghiên cứu, phương pháp nghiên cứu, kỹ
thuật sẽ sử dụng gắn với từng nội dung chính của đề tài; so sánh với các phương pháp giải quyết
tương tự khác và phân tích để làm rõ được tính mới, tính độc đáo, tính sáng tạo của đề tài)
Cách tiếp cận:
Đề tài sử dụng cách tiếp cận thực chứng để đánh giá thực tiễn công tác đào tạo chủ doanh
nghiệp tại Việt Nam trong những năm gần đây, từ đó rút ra những đặc thù riêng của hoạt động đào
tạo này so với đào tạo các nhà quản trị nói chung.
Bên cạnh đó, đề tài cũng phối hợp giữa cách tiếp cận định tính và định lượng trong việc xây
dựng mô hình nghiên cứu phù hợp với mục tiêu nghiên cứu đặt ra.
Phương pháp nghiên cứu, kỹ thuật sử dụng:
Đề tài nghiên cứu sẽ sử dụng cả phương pháp phân tích định tính và định lượng kết hợp với
các phương pháp thống kê, so sánh để đánh giá thực tiễn đào tạo chủ doanh nghiệp ở Việt Nam
hiện nay, đặc biệt là các chủ doanh nghiệp nhỏ và vừa. Cụ thể, các phương pháp nghiên cứu và các
kỹ thuật sau đây sẽ được sử dụng trong nghiên cứu này:
• Nghiên cứu tại bàn: Nghiên cứu các tài liệu có liên quan trong và ngoài nước nhằm tìm ra
những đặc điểm riêng biệt của việc đào tạo chủ doanh nghiệp so với hoạt động đào tạo các
nhà quản trị nói chung.
• Thực hiện phỏng vấn sâu: Nhóm tác giả cũng thiết kế một danh mục các câu hỏi có liên
quan đến quá trình đào tạo các chủ doanh nghiệp (ví dụ: phương pháp học tập, nội dung học
tập, hiệu quả học tập v.v.) để phỏng vấn các chủ doanh nghiệp nhỏ và vừa thuộc 5 lĩnh vực
hoạt động khác nhau. Đây là những trường hợp nghiên cứu điển hình nhằm tìm ra những
điểm khác biệt trong cách thức học tập, nội dung cần được đào tạo của chủ doanh nghiệp
Việt Nam
• Thực hiện khảo sát thông qua bảng hỏi: Với mục tiêu đánh giá thực trạng hoạt động đào tạo
chủ doanh nghiệp tại Việt Nam hiện nay, tìm ra những điểm then chốt cần thay đổi trong
công tác đào tạo chủ doanh nghiệp, nhóm nghiên cứu sẽ thiết kế bảng hỏi, thực hiện khảo
sát đối với những học viên đã tham gia các khóa đào tạo CEO trên địa bàn Hà Nội và các
tỉnh lân cận. Những thông tin từ cuộc khảo sát này sẽ bổ sung, củng cố thêm những luận cứ
về đào tạo chủ doanh nghiệp ở Việt Nam.
• Đề tài cũng sẽ tổ chức hội thảo khoa học để trao đổi, chia sẻ và thống nhất các nội dung, kết
quả nghiên cứu sau đợt khảo sát thu thập, xử lý số liệu, và trình bày báo cáo kết quả nghiên
cứu chuyên đề.
Tính mới, tính độc đáo, tính sáng tạo:
• Thứ nhất, đề tài nghiên cứu này là công trình nghiên cứu đầu tiên ở Việt Nam tập trung tìm
hiểu sự khác biệt giữa đào tạo chủ doanh nghiệp với đào tạo các nhà quản trị nói chung. Đề
tài sẽ khái quát hóa các đặc trưng trong cách thức học tập của chủ doanh nghiệp, những nội
dung kiến thức hay kỹ năng mà các chủ doanh nghiệp nhỏ và vừa của Việt Nam cần được
đào tạo. Đây sẽ là những phát hiện có ý nghĩa đối với việc thiết kế các chương trình đào tạo
cho chủ doanh nghiệp Việt Nam.
• Thứ hai, bằng việc kết hợp giữa phương pháp nghiên cứu trường hợp điển hình và phương
pháp điều tra xã hội học, đề tài sẽ tìm ra những yếu tố được coi là hạn chế trong hoạt động
đào tạo chủ doanh nghiệp ở Việt Nam, giải thích được thực tiễn hiệu quả công tác đào tạo
chủ doanh nghiệp. Như vậy, tính mới của nghiên cứu cũng sẽ được thể hiện rất rõ trong bộ
câu hỏi khảo sát và phỏng vấn sâu mà nhóm xây dựng và thực hiện.
•
Thứ ba, trong khuôn khổ nghiên cứu này, nhóm tác giả sẽ xây dựng một bộ chương trình
đào tạo mẫu thiết kế riêng cho các chủ doanh nghiệp Việt Nam. Đây sẽ là bộ chương trình
đào tạo đáp ứng đúng nhu cầu của giới chủ doanh nghiệp và có thể cụ thể hóa theo các
trường hợp riêng.
16 - Khả năng sử dụng cơ sở vật chất, trang thiết bị (tên các phòng thí nghiệm sẽ được sử dụng
trong đề tài)
Phòng hội thảo, thư viện, các thiết bị cần thiết khác của Trường Đại học Kinh tế, Đại học
Quốc gia Hà Nội, Thư viện các trường Đại học Thương mại, Đại học Kinh tế quốc dân… và các tư
liệu tại các trung tâm thông tin của Thư viện quốc gia, viện Quản lý Kinh tế Việt nam, Trung tâm hỗ
trợ doanh nghiệp vừa và nhỏ, Bộ Công thương, các doanh nghiệp trên địa bàn Hà Nội là địa điểm
phục vụ khảo sát và và cung cấp thêm thông tin tư liệu cho đề tài.
17 - Phương án phối hợp với các tổ chức nghiên cứu và cơ sở sản xuất trong nước (nếu có)
(Trình bày rõ phương án phối hợp: tên các tổ chức phối hợp chính tham gia thực hiện đề tài và nội
dung công việc tham gia trong đề tài, kể cả các cơ sở sản xuất hoặc những người sử dụng kết quả
nghiên cứu; khả năng đóng góp về nhân lực, tài chính, cơ sở hạ tầng-nếu có)
Các đơn vị sau đây sẽ hỗ trợ nhóm nghiên cứu thực hiện khảo sát và tham gia đóng góp ý kiến
cho các chuyên đề nghiên cứu:
- Hiệp hội doanh nghiệp doanh nghiệp nhỏ và vừa Việt Nam
- Trung tâm hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa Hà Nội (thuộc Sở Kế hoạch và Đầu tư TP Hà
Nội)
- Hội doanh nhân Việt Nam
- Hội doanh nhân trẻ Việt Nam
- Viện Quản lý kinh tế Trung ương
18 - Phương án hợp tác quốc tế (nếu có)
(Trình bày rõ phương án phối hợp: tên đối tác nước ngoài; nội dung đã hợp tác- đối với đối tác đã
có hợp tác từ trước; nội dung cần hợp tác trong khuôn khổ đề tài; hình thức thực hiện. Phân tích rõ
lý do cần hợp tác và dự kiến kết quả hợp tác, tác động của hợp tác đối với kết quả của Đề tài )
.....................................................................................................................................
.....................................................................................................................................
19 - Tóm tắt kế hoạch và lộ trình thực hiện ( LOGFRAME )
STT
1
Mục tiêu
2
Sản phẩm
3
Các nội dung, hoạt
động
chủ yếu
4
Điều kiện thực hiện
Dự kiến
kinh phí
( Tr. đ )
Cá nhân,
tổ chức
thực
hiện*
Thời
gian
(bắt đầu,
kết
thúc)
5
6
7
* Ghi những cá nhân có tên tại Mục 10 và nghiên cứu sinh, học viên cao học tham gia
III. HÌNH THỨC SẢN PHẨM KHOA HỌC CỦA ĐỀ TÀI.
20. Cấu trúc dự kiến báo cáo kết quả của đề tài
Phần mở đầu
Chương 1: Khái luận về phát triển chủ doanh nghiệp nhỏ và vừa Việt Nam
1.1. Phát triển chủ doanh nghiệp nhỏ và vừa
1.1.1. Đặc điểm của chủ doanh nghiệp nhỏ và vừa
1.1.2. Phát triển chủ doanh nghiệp nhỏ và vừa
1.1.3. Mối quan hệ giữa phát triển chủ doanh nghiệp nhỏ và vừa với phát triển kinh tế
1.2. Doanh nghiệp nhỏ và vừa ở Việt Nam
1.2.1. Thực trạng doanh nghiệp nhỏ và vừa trong nền kinh tế
1.2.2. Những cơ hội và thách thức trong phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa
1.2.3. Mục tiêu phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa trong chiến lược phát triển kinh tế xã
hội giai đoạn 2015-2020
1.3 Mô hình thực tiễn phát triển chủ doanh nghiệp thành công ở Việt Nam
1.3.1. Nghiên cứu tình huống doanh nghiệp thứ nhất
1.3.2. Nghiên cứu tình huống doanh nghiệp thứ hai
1.3.3. Nghiên cứu tình huống doanh nghiệp thứ ba
1.3.4. Nghiên cứu tình huống doanh nghiệp thứ tư
1.3.5. Nghiên cứu tình huống doanh nghiệp thứ năm
1.3.6. Đề xuất mô hình phát triển chủ doanh nghiệp ở Việt Nam
1.4. Bài học kinh nghiệm từ các nền kinh tế phát triển và nền kinh tế tương đồng về phát triển
đội ngũ chủ doanh nghiệp nhỏ và vừa
1.4.1. Chính sách hỗ trợ phát triển chủ doanh nghiệp và doanh nghiệp nhỏ và vừa ở Thái
Lan, Hàn Quốc, Nhật Bản
1.4.2. Bài học kinh nghiệm thành công của các chủ doanh nghiệp nhỏ và vừa ở Thái Lan,
Hàn Quốc, và Nhật bản
1.4.3. Bài học kinh nghiệm cho Việt Nam trong phát triển chủ doanh nghiệp và doanh
nghiệp nhỏ và vừa
Chương 2: Đánh giá thực trạng phát triển chủ doanh nghiệp nhỏ và vừa
2.1. Thiết kế đánh giá
2.1.1. Lựa chọn mẫu đánh giá
2.1.2. Xây dựng bảng hỏi đánh giá
2.1.3. Thu thập dự liệu
2.1.4. Phân tích dữ liệu
2.2. Báo cáo kết quả đánh giá thực trạng phát triển chủ doanh nghiệp nhỏ và vừa
2.2.1. Về lựa chọn ngành nghề lĩnh vực hoạt động của doanh nghiệp
2.2.2. Về khó khăn thách thức phải đổi mặt khi khởi nghiệp
2.2.3. Về phát triển tổ chức và doanh nghiệp
2.2.4. Về phát triển năng lực điều hành của chủ doanh nghiệp
2.2.5. Về định hướng phát triển trong tương lai
Chương 3: Quan điểm và giải pháp phát triển chủ doanh nghiệp nhỏ và vừa giai đoạn 2015-2020
3.1. Khoảng cách giữa thực trạng và mục tiêu phát triển chủ doanh nghiệp và doanh nghiệp nhỏ
và vừa giai đoạn 2015-2020
3.1.1. Khoảng cách về số lượng chủ doanh nghiệp nhỏ và vừa
3.1.2. Khoảng cách về năng lực của chủ doanh nghiệp nhỏ và vừa
3.2. Những quan điểm phát triển chủ doanh nghiệp nhỏ và vừa
3.2.1. Quan điểm về phát huy vị trí vai trò của chủ doanh nghiệp nhỏ và vừa trong phát
triển kinh tế
3.2.2. Quan điểm về phát huy tinh thần khởi nghiệp trong quần chúng nhân dân
3.2.3. Quan điểm về vai trò của nhà nước trong phát triển chủ doanh nghiệp nhỏ và vừa
3.2.4. Quản điểm về đẩy mạnh các hoạt động đào tạo và phát triển chủ doanh nghiệp
3.3. Các giải pháp phát triển chủ doanh nghiệp nhỏ và vừa giai đoạn 2015-2020
3.3.1. Hoàn thiện các cơ chế chính sách khuyến khích phát triển chủ doanh nghiệp và
doanh nghiệp nhỏ và vừa
3.3.2. Hoàn thiện các nội dung khung chương trình đào tạo phát triển và điều hành doanh
nghiệp
3.3.3. Đề xuất khung chương trình đào tạo phát triển chủ doanh nghiệp nhỏ và vừa ở Việt
nam
21. Bài báo, báo cáo, sách chuyên khảo:
Số bài báo đăng tạp chí quốc gia: 03
Số bài báo đăng tạp chí quốc tế: 01
Sách chuyên khảo: 01
Báo cáo tổng hợp từ kết quả nghiên cứu của đề tài: 01
STT
Tên sản phẩm
( dự kiến )
Nội dung, yêu cầu
khoa học cần đạt
Dự kiến nơi công bố
(Tạp chí, Nhà xuất bản)
Chi chú
1
2
3
4
5
22. Phương pháp; Tiêu chuẩn; Quy phạm; Phần mềm máy tính; Bản vẽ thiết kế; Quy trình
công nghệ; Sơ đồ, bản đồ; Số liệu, Cơ sở dữ liệu; Báo cáo phân tích; Tài liệu dự báo (phương
pháp, quy trình, mô hình,...); Đề án, qui hoạch; Luận chứng kinh tế-kỹ thuật và các sản phẩm khác.
Yêu cầu khoa học
STT
Tên sản phẩm
Ghi chú
( dự kiến )
1
2
3
4
.........................................................................................................................................
23. Sản phẩm công nghệ
Mẫu (model, maket); Sản phẩm (là hàng hoá, có thể được tiêu thụ trên thị trường); Vật liệu; Thiết
bị, máy móc; Dây chuyền công nghệ và các loại khác;
STT
Tên sản phẩm cụ
thể và chỉ tiêu chất
lượng chủ yếu của
sản phẩm
1
2
Đơn
vị đo
3
Mức chất lượng cần đạt
Mẫu tương tự (theo các tiêu
chuẩn mới nhất)
Trong nước
Thế giới
4
5
Dự kiến số
lượng/quy mô sản
phẩm tạo ra
6
24. Sản phẩm dự kiến đăng ký bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp, giải pháp hữu ích, bằng sáng
chế…
25. Sản phẩm đào tạo
STT
Cấp đào tạo
Số lượng
Nhiệm vụ được giao
liên quan đến đề tài
Ghi chú
(Dự kiến kinh phí )
Đ.vị: Tr. đồng
- Tiến sỹ
- Thạc sỹ
- Cử nhân
26. Các sản phẩm khác ( Ghi rõ : Hợp đồng, chính sách…. )
- Tài liệu phục vụ giảng dạy và học tập trong các môn học: Phát triển doanh nghiệp, Tinh thần khởi
nghiệp, trong các chương trình đào tạo đại học và sau đại học.
IV. KHẢ NĂNG ỨNG DỤNG VÀ TÁC ĐỘNG CỦA KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
27 - Khả năng ứng dụng kết quả nghiên cứu
27.1. Khả năng ứng dụng trong lĩnh vực đào tạo, nghiên cứu khoa học & công nghệ, chính sách,
quản lý
......................................................................................................................................................
27.2. Khả năng ứng dụng trong thực tiễn ( phát triển kinh tế -XH, sản xuất hàng hóa…).
......................................................................................................................................................
27.3. Khả năng liên doanh liên kết với các doanh nghiệp trong quá trình nghiên cứu
......................................................................................................................................................
......................................................................................................................................................
28 - Phạm vi và địa chỉ (dự kiến) ứng dụng các kết quả của đề tài
......................................................................................................................................................
......................................................................................................................................................
29 - Tác động và lợi ích mang lại của kết quả nghiên cứu
29.1 Đối với lĩnh vực KH&CN có liên quan
(Nêu nh÷ng dù kiÕn ®ãng gãp vµo c¸c lĩnh vực khoa học và công nghệ ở trong nước và quốc tế,
đóng góp mới, mở ra hướng nghiên cứu mới thông qua các công trình công bố ở trong và ngoài
nước).
...................................................................................................................................................
29.2 Đối với kinh tế - xã hội và bảo vệ môi trường
(Nêu những tác động dự kiến của kết quả nghiên cứu đối với xã hội:đóng góp cho việc xây dựng
chủ trương, chính sách, pháp luật hoặc có tác động làm chuyển biến nhận thức của xã hội, sự phát
triển kinh tế xã hội và bảo vệ môi trường).
.......................................................................................................................................................
......................................................................................................................................................
29.3 Đối với tổ chức chủ trì và các cơ sở ứng dụng kết quả nghiên cứu
( Đối với các đơn vị tổ chức thuộc ĐHQG chú ý tới : nâng cao trình độ, năng lực cán bộ khoa học,
cán bộ giảng dạy, cán bộ quản lý ; tăng cường thiết bị…)……
29.4. Kinh phí và các nguồn lực khác mà đề tài có thể đem lại..................
......................................................................................................................................................
V. KINH PHÍ THỰC HIỆN ĐỀ TÀI
- Tổng kinh phí thực hiện đề tài : 350 (triệu đồng )
- Phân bổ kinh phí:
TT
Nội dung
1
Xây dựng đề cương chi tiết
2
Thu thập và viết tổng quan tài liệu
Thu thập tư liệu (mua, thuê)
Dịch tài liệu tham khảo (số trang x đơn giá)
Viết tổng quan tư liệu
3
Điều tra, khảo sát, thí nghiệm, thu thập số liệu,
nghiên cứu...
Chi phí tàu xe, công tác phí
Đơn vị tính: Triệu đồng
Kinh phí
Năm thứ 1
Năm thứ 2
Chi phí thuê mướn
Chi phí hoạt động chuyên môn
4
Chi phí cho đào tạo
(Chi phí thuê mướn NCS, học viên cao học..Phù
hợp với mục 25)
5
Thuê, mua sắm trang thiết bị, nguyên vật liệu
Thuê trang thiết bị
Mua trang thiết bị
Mua nguyên vật liệu, cây, con
6
Hội thảo khoa học, viết báo cáo tổng kết, nghiệm
thu
Hội thảo
Viết báo cáo tổng kết
Nghiệm thu
7
Chi khác
Mua văn phòng phẩm
In ấn, photocopy
Quản lý phí
8
Tổng kinh phí
Ngµy...... th¸ng ...... n¨m 20.....
Xác nhận của đơn vị chủ trì
(Họ, tên, chữ ký)
Ngµy ...... th¸ng ...... n¨m 20.....
Chủ nhiệm đề tài
(Ký, đóng dấu)
Ngày
tháng
năm 2013
HIỆU TRƯỞNG
PHỤ LỤC - Giải trình kinh phí các khoản chi
ST
T
Nội dung
Kinh phí
Tổng
( Tr. đ)
1
2
3
4
5
6
7
8
Giải trình
(Số lượng,đơn giá,
thành tiền)
Căn cứ
(Dựa vào văn
bản nào)
Xây dựng đề cương chi tiết
Thu thập và viết tổng quan tài liệu
Thu thập tư liệu (mua, thuê)
Dịch tài liệu tham khảo (số trang x đơn giá)
Viết tổng quan tư liệu
Điều tra, khảo sát, thí nghiệm, thu thập số
liệu, nghiên cứu...
Chi phí tàu xe, công tác phí
Chi phí thuê mướn
Chi phí hoạt động chuyên môn
Chi phí cho đào tạo
(Chi phí thuê mướn NCS, học viên cao
học..Phù hợp với mục 25)
Thuê, mua sắm trang thiết bị, nguyên vật
liệu
Thuê trang thiết bị
Mua trang thiết bị
Mua nguyên vật liệu, cây, con
Hội thảo khoa học, viết báo cáo tổng kết,
nghiệm thu
Hội thảo
Viết báo cáo tổng kết
Nghiệm thu
Chi khác
Mua văn phòng phẩm
In ấn, photocopy
Quản lý phí
Tổng kinh phí
Ký tên