Tải bản đầy đủ (.docx) (9 trang)

Phân tích các vai trò của thuế giá trị gia tăng với nền kinh tế ?

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (268.91 KB, 9 trang )

Đề số 13: Phân tích các vai trò của thuế giá trị gia tăng với nền kinh tế ?

Bài làm
I.Tổng quan về thuế giá trị gia tăng
Thuế giá trị gia tăng có nguồn gốc từ thuế doanh thu và Pháp là nước đầu tiên trên
thế giới ban hành Luật thuế giá trị gia tăng - vào năm 1954. Thuế giá trị gia tăng theo
tiếng Pháp gọi là: Taxe Sur La Valeur Ajou tée (viết tắc là TVA), tiếng Anh gọi là Value
Added Tax (viết tắc là VAT), dịch ra tiếng Việt là thuế giá trị gia tăng. Khai sinh từ nước
Pháp, thuế giá trị gia tăng đã được áp dụng rộng rãi ở nhiều nước trên thế giới. Ngày nay,
các quốc gia thuộc khối Liên minh Châu Âu, châu Phi, châu Mỹ La Tinh và một số quốc
gia Châu á trong đó có Việt Nam đã chính thức áp dụng thuế giá trị gia tăng .Các quốc
gia khác cũng đang trong thời ký nghiên cứu loại thuế này.Tính đến nay đã có khoảng
130 quốc gia áp dụng thuế giá trị gia tăng.
Ở nước ta, tại ký họp lần thứ 11 Quốc hội khoá 9, Quốc hội nước ta đã thông qua
Luật thuế giá trị gia tăng và có hiệu lực thi hành kề từ ngày 01-01-1999.
Theo quy định của Luật thuế giá trị gia tăng thì thuế giá trị gia tăng là một loại
thuế gián thu đánh trên khoản giá trị tăng thêm cuả hàng hoá, dịch vụ phát sinh trong quá
trình từ sản xuất, lưu thông đến tiêu dùng và được nộp vào ngân sách Nhà nước theo mức
độ tiêu thụ hàng hóa, dịch vụ.
Ðây là một loại thuế doanh thu đánh vào mỗi giai đoạn sản xuất, lưu thông sản
phẩm hàng hoá, từ khi còn là nguyên liệu thô sơ cho đến sản phẩm hoàn thành, và cuối
cùng là giai đoạn tiêu dùng. Chính vì vậy mà chúng ta còn gọi là thuế doanh thu có khấu
trừ số thuế đã nộp ở giai đoạn trước. Thuế gía trị gia tăng được cộng vào giá bán hàng
hoá, dịch vụ, và do người tiêu dùng chịu khi mua hàng hoá, sử dụng dịch vụ.
II. Đặc điểm của thuế giá trị gia tăng
-

1

Đối tượng chịu thuế GTGT là hàng hóa được tiêu dùng, dịch vụ được sử dụng trên
lãnh thổ Việt Nam mà cụ thể là phần giá trị tăng thêm của hàng hóa, dịch vụ đó. Điều


kiện để hàng hóa dịch vụ là đối tượng chịu thuế của thuế GTGT:


Phải là hàng hóa, dịch vụ hợp pháp và được phép lưu thông trên thị trường Việt
Nam.
• Các khâu của quá trình lưu thông hàng hóa, dịch vụ từ sản xuất đến tiêu dùng phải
là những giao dịch hợp pháp. (Phân tích giống như phần thuế xuất khẩu, nhập
khẩu).
Cơ sở cuả thuế giá trị gia tăng chính là phần giá trị tăng thêm cuả sản phẩm do cơ sở
sản xuất, kinh doanh mới sáng tạo ra chưa bị đánh thuế. Nói cách khác, cơ sở cuả thuế
giá trị gia tăng là khoản chênh lệch giữa giá mua và giá bán hàng hoá, cung ứng dịch
vụ.


-



Ta có VD sau:

Cơ sở kinh doanh

Doanh số Thuế
Thuế
Thuế
(1)
đầu vào đầu ra phải nộp
(2)
(3)
(4)


1.Cơ sở sản suất sợi
- Bông nhập khẩu
- Sợi sản xuất bán ra

200
250

20
-

25

250

25

-

280

-

28

2.Cơ sở dệt vải
- Sợi mua vào để sản xuất
- Vải sản xuất bán ra
3.Cơ sở may mặc
-Vải mua vào

- Quần áo bán ra

25 - 20 =
5

28 - 25 =
3
280
320

4. Người tiêu dùng QA
320

28
-

32
32 - 28 =
4
32

2


- Một trong những nguyên tắc cơ bản cuả thuế giá trị gia tăng là sản phẩm, hàng hoá dù
qua nhiều khâu hay ít khâu từ sản xuất đến tiêu dùng, đều chịu thuế như nhau. Ở VD trên
từ khâu sản xuất sợi đến khi đến tay người tiêu dùng đều bị đánh thuế 10%
- Thuế giá trị gia tăng có điểm cơ bản khác với thuế doanh thu là chỉ có người bán hàng
(hoặc dịch vụ) lần đầu phải nộp thuế giá trị gia tăng trên toàn bộ doanh thu bán hàng
(hoặc cung ứng dịch vụ). Còn người bán hàng (hoặc dịch vụ) ở các khâu tiếp theo đối với

hàng hoá (hoặc dịch vụ) đó, chỉ phải nộp thuế trên phần giá trị tăng thêm. Nói cách khác,
thuế giá trị gia tăng là loại thuế duy nhất thu theo phân đoạn chia nhỏ, trong quá trình sản
xuất, lưu thông hàng hoá (hoặc dịch vụ) từ khâu đầu tiên đến người tiêu dùng, khi khép
kín một chu kỳ kinh tế. Ðến cuối chu kỳ sản xuất, kinh doanh hoặc cung cấp dịch vụ,
tổng số thuế thu được ở các công đoạn sẽ khớp với số thuế tính trên giá bán hàng hoá
hoặc giá dịch vụ cho người tiêu dùng cuối cùng. Ở VD: ta thấy giá trị tăng thêm là 320200= 120 thuế 10% là 12đ đúng bằng số thuế phải nộp ở các khâu 5+3+4=12đ
- Thuế giá trị gia tăng không chịu ảnh hưởng bởi kết qủa sản xuất, kinh doanh của đối
tượng nộp thuế, không phải là yếu tố của chi phí mà chỉ đơn thuần là một khoản được
cộng thêm vào giá bán của đối tượng cung cấp hàng hóa, dịch vụ.
- Thuế giá trị gia tăng do người tiêu dùng chiụ nhưng không phải do người tiêu dùng trực
tiếp nộp mà là do người bán sản phẩm (hoặc dịch vụ) nộp thay vào kho bạc, do trong giá
bán hàng hoá (hoặc trong dịch vụ) có cả thuế giá trị gia tăng. Vì qua từng công đoạn, thuế
giá trị gia tăng đã được người bán đưa vào giá hàng hoá, dịch vu,ỷ cho nên thuế này được
chuyển toàn bộ cho người mua hàng hoá hoặc sử dụng dịch vụ cuối cùng chịu.
III. Vai trò của thuế giá trị gia tăng với nền kinh tế
Thuế là công cụ rất quan trọng để Nhà nước thực hiện chức năng quản lý vĩ mô đối với
nền kinh tế. Nền kinh tế nước ta đang trong quá trình vận hành theo cơ chế thị trường có
sự quản lý cuả nhà nước, do đó thuế giá trị gia tăng có vai trò rất quan trọng và được thể
hiện như sau:
1. Nguồn thu cho ngân sách nhà nước

Thuế giá trị gia tăng thuộc loại thuế gián thu và được áp dụng trên diện rộng. Bảo
đảm động viên số thu quan trọng và tương đối ổn định cho ngân sách nhà nước. Thuế
GTGT được tập trung ngay từ khâu đầu và thu thuế ở khâu sau còn kiểm tra được việc
tính thuế, nộp thuế ở khâu trước nên hạn chế được thất thu.

3


Cơ cấu thu NSNN năm 2015 là 911,1 nghìn tỷ đồng. Trong đó thu nội địa 638,6 nghìn tỷ

đồng; thu từ dầu thô 93 nghìn tỷ đồng; thu từ xuất nhập khẩu 175 nghìn tỷ đồng; thu viện
trợ 4,5 nghìn tỷ đồng.Nếu tính cả 10 nghìn tỷ đồng thu chuyển nguồn từ năm 2014
chuyển sang thì tổng thu NSNN năm 2015 là 921,1 nghìn tỷ đồng. Trong đó thuế giá trị
gia tăng mới đem về cho ngân sách 30% dự toán.
2. Quản lý thuế

Thuế tính trên giá bán hàng hoá hoặc giá dịch vụ nên không phải đi sâu xem xét, phân
tích về tính hợp lý, hợp lệ cuả các khoản chi phí, làm cho việc tổ chức quản lý thu tương
đối dễ dàng hơn các loại thuế trực thu.


Cách tính số thuế GTGT phải nộp theo phương pháp khấu trừ:

Số thuế GTGT phải nộp

=

Số thuế GTGT đầu ra

-

Số thuế GTGT đầu vào
được khấu trừ

Trong đó:
a , Thuế GTGT đầu ra:
Số thuế GTGT đầu ra

Thuế GTGT ghi
trên hóa đơn


4

=

=

Tổng số thuế GTGT của hàng hoá, dịch
vụ bán ra ghi trên hoá đơn GTGT.

Giá tính thuế của hàng hóa,
X
dịch vụ chịu thuế suất

Thuế suất GTGT của
hàng hóa, dịch vụ


Ví dụ: Công ty TNHH Ban Mai bán Tivi SAM SUNG 21D với giá chưa thuế là
19.000.000 - chịu thuế suất 10%
=> Thuế GTGT đầu ra là: 19.000.000 X 10% = 1.900.000
b) Thuế GTGT đầu vào:
Số thuế GTGT đầu vào



=

Tổng số thuế GTGT của hàng hoá, dịch
vụ mua vào ghi trên hoá đơn GTGT.


Cách tính số thuế GTGT phải nộp theo phương pháp trực tiếp

Số thuế GTGT phải nộp =

GTGT của hàng hóa,
dịch vụ chịu thuế bán ra

X

Thuế suất áp dụng
đối với hàng hóa,
dịch vụ

-

Giá thanh toán của
hàng hóa, dịch vụ
mua vào

a) Giá trị gia tăng của hàng hoá, dịch vụ :
GTGT của hàng hóa,
dịch vụ

Giá thanh toán của hàng
=
hóa, dịch vụ bán ra

3. Khuyến khích hàng xuất khẩu


Ðối với hàng xuất khẩu không những không nộp thuế giá trị gia tăng mà còn được
khấu trừ hoặc được hoàn lại số thuế giá trị gia tăng đầu vào nên có tác dụng giảm chi phí,
hạ giá thành sản phẩm, đẩy mạnh xuất khẩu, tạo điều kiện cho hàng xuất khẩu có thể
cạnh tranh thuận lợi trên thị trường quốc tế.


5

Thuế suất 0%: áp dụng đối với hàng hóa, dịch vụ xuất khẩu; hoạt động xây
dựng, lắp đặt công trình ở nước ngoài và ở trong khu phi thuế quan; vận tải
quốc tế; hàng hóa, dịch vụ thuộc diện không chịu thuế GTGT khi xuất khẩu,
trừ các trường hợp không áp dụng mức thuế suất 0% hướng dẫn tại khoản 3
Điều 9, Chương II, Thông tư 219/2013/TT-BTC. Hàng hóa, dịch vụ xuất
khẩu là hàng hóa, dịch vụ được bán, cung ứng cho tổ chức, cá nhân ở nước
ngoài và tiêu dùng ở ngoài Việt Nam; bán, cung ứng cho tổ chức, cá nhân
trong khu phi thuế quan; hàng hóa, dịch vụ cung cấp cho khách hàng nước
ngoài theo quy định của pháp luật.


Những mặt hàng áp dụng thuế suất 0% thì không phải nộp thuế GTGT mà
còn được khấu trừ hoặc hoàn trả số thuế đầu vào
VD: Công ty A có hợp đồng xuất khẩu hàng hoá, đã thực xuất khẩu hàng hoá,
đang trong thời gian chưa được phía nước ngoài thanh toán qua ngân hàng theo
hợp đồng xuất khẩu, số thuế GTGT đầu vào của hàng hoá xuất khẩu là 100
triệu đồng thì Công ty A được tạm hoàn 90% số thuế GTGT đầu vào của hàng
hoá thực xuất khẩu tương ứng là 90 triệu đồng.
• Thuế suất thuế GTGT 0% là khuyến khích các doanh nghiệp xuất khẩu hàng
hóa ra nướcc ngoài từ đó thúc đẩy sản xuất trong nước và DN không phải
nộp thuế đầu ra mà hưởng thuế đầu vào nên tạo điều kiện hạ giá bán, nâng
khả năng cạnh tranh trên thị trường quốc tế.



4. Bảo hộ sản xuất kinh doanh hàng nội địa

Thuế giá trị gia tăng cùng với thuế nhập khẩu làm tăng giá vốn đối với hàng nhập
khẩu, có tác dụng tích cực bảo hộ sản xuất kinh doanh hàng nội địa.


Cách tính thuế gtgt của hang nhập khẩu

Thuế GTGT
hàng nhập khẩu

=

Giá tính thuế + Thuế nhập khẩu + Thuế TTĐB
(Nếu có)

x

% thuế suất
thuế GTGT

Trong đó:
- Giá tính thuế:
+, TH1: Giá tính thuế là giá CIF: là giá mua đã bao gồm cả chi phí vận tải (F), phí bảo
hiểm (I) (người mua không phải trả thêm chi phí nào khác).
=> Giá tính thuế = Giá CIF
+, TH2: Giá tính thuế là giá FOB: là giá mua chưa bao gồm chi phí vận tải (F), phí bảo
hiểm (I) (người mua phải trả thêm chi phí vận tải và chi phí bảo hiểm).

=> Giá tính thuế = Giá FOB + Chi phí vận tải + chi phí bảo hiểm (nếu có).
- Thuế nhập khẩu:
Thuế nhập
= Số lượng x
khẩu

giá tính thuế

x

thuế suất thuế nhập
khẩu.

Ví dụ: Tháng 8 công ty CP Ánh Dương nhập khẩu 200 bộ máy điều hoà nhiệt độ
SANYO công suất 20.000 BTU, giá hợp đồng theo giá CIF là 200USD/bộ, tỷ giá tính
thuế xác định là 20.870 VNĐ/USD. Chưa thanh toán cho người bán.
Yêu cầu: Tính thuế nhập khẩu, thuế TTĐB, thuế GTGT phải nộp. Biết rằng thuế nhập
khẩu là 35%, thuế TTĐB là 10%, thuế GTGT 10%.
Bài giải:
6


- Thuế nhập khẩu phải nộp = (200 x 200 x 20.870) x 35% = 292.180.000đ
- Thuế TTĐB:
Giá tính thuế = (200x 200 x 20.870) + 292.180.000 = 1.126.980.000
=> Thuế TTĐB phải nộp = 1.126.980.000 x 10% = 112.698.000đ
- Thuế GTGT phải nộp = (834.800.000 + 292.180.000 + 112.698.000) x 10% =
123.967.800đ
- Thuế nhập khẩu phải nộp = 292.180.000đ
- Thuế TTĐB hàng nhập khẩu phải nộp = 112.698.000đ

- Thuế GTGT hàng nhập khẩu phải nộp = 123.967.800đ
=> Vì Thuế GTGT hàng nhập khẩu do được tính trên giá mua (đã có thuế nhập khẩu)
nên làm cho phần chi trả của DN cao hơn nhiều so với cùng loại hàng mua trong nước.
Bằng cách đánh thuế cao vào hàng hóa nhập khẩu, nhà nước tạo áp lực tăng giá bán của
hàng hóa nhập khẩu, qua đó, giúp các nhà sản xuất trong nước có lợi thế trong cạnh tranh
về giá với hàng hóa nhập khẩu.
5.

Tạo điều kiện thuận lợi cho việc chống thất thu thuế đạt hiệu quả cao.

Việc khấu trừ thuế giá trị gia tăng được thực hiện căn cứ trên hoá đơn mua vào đã
thúc đẩy người mua phải đòi hỏi người bán xuất hoá đơn, ghi doanh thu đúng với hoạt
động mua bán; khắc phục được tình trạng thông đồng giữa người mua và người bán để
trốn lậu thuế. Ở khâu bán lẻ thường xảy ra trốn lậu thuế. Người tiêu dùng không cần đòi
hỏi hoá đơn, vì đối với họ không còn xảy ra việc khấu trừ thuế. Tuy vậy, ở khâu bán lẻ
cuối cùng, giá trị tăng thêm thường không lớn, số thuế thu ở khâu này không nhiều. Điều
kiện hóa đơn GTGT được khấu trừ:
1.Hoá đơn phải hợp lý, hợp lệ và hợp
pháp.
Có hoá đơn GTGT hợp pháp của hàng hoá, dịch vụ mua vào hoặc chứng từ
nộp thuế GTGT khâu nhập khẩu hoặc chứng từ nộp thuế GTGT thay cho phía
nước ngoài.
2. Phải có chứng từ thanh toán qua ngân hàng:
Điều kiện khấu trừ thuế GTGT đầu vào
- Những hóa đơn có giá trị > 20 triệu đồng thì phải thanh toán qua ngân hàng
và có chứng từ thanh toán qua ngân hàng. (Tức là phải chuyển khoản từ tài
khoản bên mua sang tài khoản bên bán)
6. Đơn giản, không gây phức tạp

7



Thuế giá trị gia tăng thường có ít thuế suất, bảo đảm sự đơn giản, rõ ràng. Với ít
thuế suất, loại thuế này mang tính trung lập, vì về cơ bản không can thiệp sâu vào mục
tiêu khuyến khính hay hạn chế sản xuất, kinh doanh dịch vụ, tiêu dùng, theo ngành nghề
cụ thể; không gây phức tạp trong việc xem xét từng mặt hàng, ngành nghề có thuế suất
chênh lệch nhau nhiều.


Thuế GTGT chỉ có 3 mức thuế suất

Thuế suất 0%: áp dụng đối với hàng hóa, dịch vụ xuất khẩu; hoạt động xây dựng,
lắp đặt công trình ở nước ngoài và ở trong khu phi thuế quan; vận tải quốc tế; hàng hóa,
dịch vụ thuộc diện không chịu thuế GTGT khi xuất...
Thuế suất 5%: Nước sạch phục vụ sản xuất và sinh hoạt, không bao gồm các loại
nước uống đóng chai, đóng bình và các loại nước giải khát khác thuộc đối tượng áp dụng
mức thuế suất 10%.Quặng để sản xuất phân bón; thuốc phòng...
Thuế suất 10%: áp dụng đối với hàng hóa, dịch vụ không được quy định tại Điều
4, Điều 9 và Điều 10 Thông tư 219/2013/Tt-BTC.. Các mức thuế suất thuế GTGT nêu tại
Điều 10, Điều 11 được áp dụng thống nhất cho từng loại...


Thuế GTGT không bị ảnh hưởng bởi kết quả kinh doanh của người nộp thuế,
không phải là yếu tố của chi phí mà chỉ đơn thuần là một khoản được cộng
thêm vào giá bán của người cung cấp hàng hóa, dịch vụ, vì vậy sắc thuế này
không ảnh hưởng lớn đến mục tiêu khuyến khích hay hạn chế sản xuất, kinh
doanh theo các ngành nghề cụ thể.

7. Nâng cao ý thức người nộp thuế


Nâng cao được tính tự giác trong việc thực hiện đầy đủ nghĩa vụ cuả người nộp thuế.
Thông thường, trong chế độ kê khai nộp thuế giá trị gia tăng, cơ quan thuế tạo điều kiện
cho cơ sở kinh doanh tự kiểm tra, tính thuế, kê khai và nộp thuế. Từ đó, tạo tâm lý và cơ
sở pháp lý cho đơn vị kinh doanh không phải hiệp thương, thoả thuận về mức doanh thu,
mức thuế với cơ quan thuế. Việc kiểm tra thuế giá trị gia tăng cũng có mặt thuận lợi vì đã
buộc người mua, người bán phải nộp và lưu giữ chứng từ, hoá đơn đầy đủ nên việc thu
thuế tương đối sát với hoạt động kinh doanh từ đó tập trung được nguồn thu thuế giá trị
gia tăng vào ngân sách nhà nước ngay từ khâu sản xuất và thu thuế ở khâu sau còn kiểm
tra được việc tính thuế, nộp thuế ở khâu trước nên hạn chế thất thu về thuế.

8


8.

Tăng cường công tác hạch toán kế toán

Khi thuế GTGT được áp dụng tính theo phương pháp khấu trừ, việc khấu trừ thuế
được thực hiện căn cứ trên hóa đơn mua vào, điều này thúc đẩy người mua đòi hỏi người
bán phải phát hành hóa đơn hợp pháp, khắc phục được tình trạng thông đồng giữa người
mua và người bán để trốn lậu thuế, việc tính tuế đầu ra được khấu trừ số thuế đầu vào là
biện pháp kinh tế góp phần thúc đẩy cả người mua và người bán cùng thực hiện tốt hơn
chế độ hoá đơn, chứng từ.
9. Khuyến khích sử dụng công nghệ hiện đại, chuyên môn hoá sản xuất

Việc khấu trừ thuế đã nộp ở đầu vào còn có tác dụng khuyến khích hiện đại hoá,
chuyên môn hoá sản xuất, tăng cường đầu tư mua sắm trang thiết bị mới để hạ giá thành
sản phẩm.
10. Hoàn thiện hệ thống thuế


Thuế giá trị gia tăng được ban hành gắn liền với việc sửa đổi, bổ sung một số loại
thuế khác như thuế tiêu thụ đặc biệt, thuế xuất nhập khẩu...góp phần làm cho hệ thống
chính sách thuế cuả Việt Nam ngày càng hoàn thiện, phù hợp với sự vận động và phát
triển cuả nền kinh tế thị trường, tương đồng với hệ thống thuế trong khu vực và trên thế
giới, góp phần đẩy mạnh việc mở rộng hợp tác kinh tế và thu hút vốn đầu tư nước ngoài
vào Việt Nam.

Kết luận: Từ khi đất nước ta thực hiện chuyển đổi cơ chế quản lý nền kinh tế theo cơ
chế thị trường có sự điều tiết của nhà nước định hướng XHCN, đã và đang giành được
nhiều thành tựu quan trọng trên tất cả các lĩnh vực, tạo cơ sở nền móng cho việc thực
hiện CNH- HĐH đất nước. Hệ thống thuế có sự đóng góp không nhỏ vào việc thực hiện
cải cách, sửa đổi và hoàn thiện hệ thống chính sách thuế để sử dụng công cụ điều tiết này
một cách có hiệu quả
-

9

Cho đến nay Luật thuế GTGT đã từng bước khẳng định chỗ đứng và vai trò của một
sắc thuế tiến bộ, công bằng, là công cụ điều tiết vĩ mô…. Tuy còn một số bất cập
không thể tránh khỏi trong việc đưa ra áp dụng một chính sách thuế mới có tác động
rộng rãi đến tất cả các thành phần kinh tế .Trong những năm tới với những nghiên cứu
và sửa đổi Luật thuế GTGT sẽ ngày càng hoàn thiện và thể hiện rõ vai trò của một sắc
thuế tiến bộ trong nền kinh tế nước ta



×