SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC
NGOÀI GIỜ LÊN LỚP Ở TRƯỜNG TIỂU HỌC
I. PHẦN MỞ ĐẦU.
1. Đặt vấn đề.
a. Cơ sở lí luận.
Hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp là một trong những hoạt động hết
sức cần thiết đối với trong nhà trường, đặc biệt là ở trường Tiểu học. Qua Hoạt
động các em được nâng cao thể trạng, hoạt bát trong sinh hoạt và học tập.
Hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp làm cho các em luôn hứng thú hơn
trong học tập và rèn luyện.
Thông qua hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp những tri thức, kỹ năng
cơ bản đã được lĩnh hội có điều kiện để củng cố, mở rộng, khơi sâu. Đồng thời
các em được trực tiếp rèn luyện các hành vi ứng xử, các phẩm chất nhân cách
và là điều kiện tốt để các em hòa nhập cuộc sống. Nếu hoạt động giáo dục
ngoài giờ lên lớp được tổ chức thực sự với các hình thức hoạt động cụ thể, đa
dạng, hấp dẫn sẽ tạo nhiều khả năng thuận lợi cho sự hình thành và phát triển
nhân cách của các em học sinh trong toàn nhà trường. Học sinh Tiểu học
thường luôn hiếu động và luôn thích vận động không ngừng. Các em luôn luôn
muốn chơi những trò chơi mà mình yêu thích và vận động liên tục trong quá
trình hoạt động. Qua làm công tác Đội và giảng dạy tôi luôn quan sát và nhận
thấy cần thiết để hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp luôn là sân chơi bổ ích
cho các em, giúp các em phát triển toàn diện. Tôi đã chọn sáng kiến kinh
nghiệm với nội dung
“HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC
NGOÀI GIỜ LÊN LỚP Ở TRƯỜNG TIỂU HỌC”.
b. Mục đích nghiên cứu của SKKN.
- Từ công tác thực tiển hằng ngày đến với học sinh và trực tiếp làm công tác
Đội ở Trường Tiểu học Gio Sơn. Qua quá trình công tác tôi đúc rút cho mình
những kinh nghiệm, nhằm góp phần tìm ra những phương pháp, hình thức tổ
chức hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp phù hợp, từng bước nâng cao chất
lượng và hiệu quả giáo dục của nhà trường.
- Nghiên cứu trên học sinh trong nhà trường, khảo sát tâm sinh lý của các em
khi được tổ chức vui chơi với các hoạt động hấp dẫn phong phú.
- Qua các hoạt động của các em bản thân, của người đặt ra nhiệm vụ, mục
đích tổ chức các hoạt động là hết sức cần thiết và luôn có tính sáng tạo cao.
Không ngừng học hỏi từ đồng nghiệp từng kinh qua các kinh nghiệm làm công
tác đoàn đội.
c. Đối tượng nghiên cứu.
- Học sinh tiểu học trường Tiểu học Gio Sơn.
- Tìm hiểu thực tiễn tổ chức hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp ở Trường
Tiểu học Gio Sơn.
- Một số kinh nghiệm rút ra từ việc tổ chức hoạt động giáo dục ngoài giờ lên
lớp ở trường Tiểu học Gio Sơn.
2. Phương pháp nghiên cứu
- Nghiên cứu lý luận
- Trao đổi, phỏng vấn.
- Tổng kết hoạt động thực tiễn.
- Phạm vi và kế hoạch nghiên cứu bắt đầu từ tháng 9 năm 2015 đến hết tháng
3 năm 2016.
II. NỘI DUNG.
1. Những nội dung lý luận có liên quan trực tiếp đến vấn đề nghiên cứu
tổng kết kinh nghiệm
Hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp là con đường cơ bản thực hiện quá
trình giáo dục trẻ em. Đặc điểm tâm lý trẻ em luôn thích thú cái mới vận động
thường xuyên, sau những giờ học căng thẳng các em được vui chơi giải trí đó
là một niềm vui và niềm hạnh phúc của các em. Góp phần vào hình thành nhân
cách của trẻ.
Hoạt động và giao tiếp là nhân tố chủ yếu trong sự hình thành và phát
triển nhân cách, ở nhà trường, các hoạt động ngoài giờ như vui chơi, văn nghệ,
hái hoa dân chủ,… cùng các quan hệ không thường nhật của học sinh là điều
kiện để các em rèn luyện hành vi, thái độ, tình cảm và củng cố kiến thức một
cách chắc chắn hơn.
Hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp bao giờ cũng được tổ chức trong
mối quan hệ của tập thể, trong tập thể diễn ra các hình thức hoạt động da dạng,
phong phú và các mối quan hệ giao tiếp giữa các cá nhân với cá nhân, cá nhân
với nhóm, nhóm với nhóm. ảnh hưởng của xã hội, mối quan hệ của xã hội
thông qua các nhóm và tác động đến từng học sinh. Từng học sinh tác động
đến cùng tập thể.
Qua các hoạt động ngoài giờ lên lớp các em có điều kiện trau dồi ngôn
ngữ nói của mình trong quá trình giao tiếp cùng tập thể. Các em mạnh dạn hơn,
tự tin hơn có một tâm lý tốt cho việc học tập và rèn luyện tiếp theo.
Tổ chức các hoạt động đó cần mang tính giáo dục cao phù hợp với từng chủ
đề, chủ điểm với từng hoạt động phù hợp với khả năng.
Tổ chức hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp cho học sinh, chính là tổ chức
cho các em thực sự tham gia vào các hoạt động văn hóa, xã hội. Chính điều này
đã ảnh hưởng lớn đến sự hình thành và phát triển nhân cách học sinh tiểu học.
2. Thực trạng vấn đề nghiên cứu.
Trường Tiểu học Gio Sơn, là một trường có bề dày truyền thống dạy
và học. Đội ngũ cán bộ giáo viên giàu nhiệt tình, tâm huyết với nghề. Phần lớn
học sinh chăm ngoan, tích cực học tập và rèn luyện, được gia đình quan tâm,
chăm lo.
Trong nhiều năm qua, nhà trường và các tổ chức đoàn thể liên tục đạt
được các danh hiệu thi đua từ cấp huyện, tỉnh trở lên. Nhà trường được công
nhận Trường đạt chuẩn Quốc gia mức độ II.
Các hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp được tổ chức thường xuyên trong
từng năm học với nhiều hình thức phong phú đa dạng, như thi văn nghệ, thể
dục thể thao, thi báo tường, tổ chức giao lưu về Quyền và bổn phận trẻ em…
Năm học 2015 - 2016 toàn trường có 5 khối lớp với 311 học sinh. Để
gây hứng thú hoạt động cho học sinh khi tham gia các hoạt động giáo dục
ngoài giờ lên lớp mà không bị đơn điệu, nhàm chán, chúng tôi đã vận dụng đổi
mới phương pháp tổ chức hoạt động phù hợp từng khối lớp.
Từ đầu năm học chúng tôi đã đề ra nhiệm vụ hoạt động thông suốt cho
năm học. Cùng nhà trường tổ chức hoạt động khai giảng chúng tôi đã có những
tiết mục dân vũ, trò chơi dân gian của toàn trường. Qua quá trình hoạt động
dân vũ và trò chơi các em rất hào hứng phấn khởi.
Tổ chức hoạt động TDTT học đường với những nội dung cho từng khối
lớp, từng hoạt động cụ thể các em đã có một sân chơi bổ ích và hào hứng trong
mọi trò chơi. Nhiều học sinh được hỏi được khảo sát đều phấn khởi mong
muốn có nhiều sân chơi hơn nữa.
Ngoài hoạt động TDTT chúng tôi luôn tổ chức văn hóa văn nghệ vào các
dịp như 20/11, 22/12 và vui hội trăng rằm, Hoạt động 26/3 hội thi dân vũ. Mỗi
một đội viên nhi đồng khi được Liên đội phổ biến kế hoạch đều hồ hỡi phấn
khởi hăng say tập luyện.
Giao nhiệm vụ cho từng chi đội, lớp nhi đồng tất cả đều cùng sinh hoạt
với một mục đích chung cùng Liên đội tổ chức tốt các hoạt động giáo dục
ngoài giờ lên lớp.
Nội dung hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp được chú trọng từ hồ sổ
sách, từ những kế hoạch cụ thể và luôn được sự chỉ đạo nhiệt tình của BGH
nhà trường.
Nội dung hoạt động được phân từng ngày trong tuần.
Thứ
2
3
Ca múa hát,
Thể dục
Dân vũ.
giữa giờ
4
5
6
Sinh hoạt 15
phút đầu giờ
tất cả các
ngày trong
Chơi trò
chơi dân
gian
Ca múa hát,
Dân vũ
Tập thể
dục buổi
sáng
tuần.
Qua các kế hoạch hoạt động ngoài giờ lên lớp TPT luôn chủ động trong
mọi công việc và lấy ý kiến góp ý của các anh chị phụ trách, sự chỉ đạo sát sao
của lãnh đạo nhà trường. Ý kiến của các anh chị phụ trách là hết sức sát thực vì
họ là những người trực tiếp đứng lớp giảng dạy hằng ngày. Những GV chủ
nhiệm phụ trách lớp nên rất hiểu tâm sinh lý của từng em học sinh của lớp
mình chủ nhiệm. Nên những ý kiến của GVCN là những nhân tố góp phần để
tổ chức thành công các hoạt động ngoài giờ lên lớp.
Thực hiện hoạt động luôn có những thông tin cập nhật trong các lĩnh vực
khác nhau của đời sống xã hội phù hợp với nhận thức của học sinh tiểu học.
Đội tạo cơ hội để học sinh phát triển các khả năng của mình trong hoạt
động giáo dục ngoài giờ lên lớp.
Những nội dung trên được thể hiện ở các loại hình hoạt động sau đây:
+ Hoạt động văn hóa - Nghệ thuật.
+ Hoạt động vui chơi giải trí, thể dục thể thao.
+ Hoạt động thực hành khoa học.
+ Hoạt động lao động công ích.
+ Hoạt động của Đội thiếu niên tiền phong Hồ Chí Minh.
+ Các hoạt động mang tính xã hội.
Với nội dung phong phú, đa dạng như vậy, song các nội dung trên trong thời
gian qua thường được tổ chức lồng ghép gắn với từng chủ điểm cụ thể.
Kết quả khảo sát trong thời gian qua.
- Học sinh từ khối 1 đến khối 5 tôi đã hỏi ý kiến khảo sát 311 em các em
đều trả lời rất yêu thích các hoạt động ngoài giờ lên lớp và có nguyện vọng
Liên đội tổ chức nhiều hơn.
- Hầu hết các em đều hào hứng khi đưa ra các hoạt động thể dục, hội diễn
văng nghệ.
3. Những nội dung chủ yếu của hoạt động ngoài giờ lên lớp mà nhà
trường đã triển khai:
a. Hoạt động văn hoá nghệ thuật:
Đây là một loại hình hoạt động quan trọng không thể thiếu được trong sinh
hoạt tập thể của trẻ em, nhất là học sinh ở bậc tiểu học. Hoạt động này bao gồm
nhiều thể loại khác nhau như: Hát, múa, thơ, ca, kịch ngắn ...
Nhà trường đã tổ chức cho học sinh toàn trường tham gia trình diễn chương
trình văn nghệ “Em yêu làn điệu dân ca”, 20/11 “ Văn nghệ chào mừng năm
học mới” , ‘Trò chơi dân gian” tất cả thời gian từng tuần trong năm học. “Hội
thi dân vũ” 26/3. Tổ chức cho học sinh khối 4, 5 thi vẽ theo chủ đề “Ca ngợi
quê hương đất nước”… “Giao lưu với chương trình rữa tay với xà phòng…
b. Hoạt động vui chơi giải trí, thể dục thể thao:
Vui chơi giải trí là nhu cầu thiết yếu của trẻ, đồng thời là quyền lợi của các
em. Nó là một loại hoạt động có ý nghĩa giáo dục to lớn đối với học sinh. Hoạt
động này nhằm làm thoả mãn về tinh thần cho trẻ em sau những giờ học căng
thẳng. Chúng tôi tổ chức TDTT học đường vào tháng 10, tháng 4 và các hoạt
TDTT trong năm học, góp phần rèn luyện một số phẩm chất, tinh thần đoàn
kết, lòng nhân ái.
c. Hoạt động xã hội:
Bước đầu đưa các em vào các hoạt động xã hội để giúp các em nâng cao
hiểu biết về con người, đất nước, xã hội nhằm giáo dục tình cảm đối với quê
hương, đất nước, con người... với các hình thức hoạt động mà nhà trường đã
triển khai: mua tăm tre ủng hộ người mù của huyện Gio Linh. Ủng hộ người
khuyết tật giao lưu tại nhà trường. Tổ chức cho học sinh toàn trường quyên
góp quỹ “Nuôi heo đất” “ Quỹ địa chỉ đỏ” “Kế hoạch nhỏ”, xây dựng quỹ
“Vòng tay bè bạn”, tặng quà cho học sinh nghèo, con gia đình chính sách trong
các dịp lễ tết,
d. Hoạt động tiếp cận khoa học kĩ thuật:
Đây là hoạt động giúp các em được tiếp cận những thành tựu khoa học,
công nghệ tiên tiến. Điều đó sẽ tạo cho các em sự say mê tìm tòi, kích thích các
em học tập tốt hơn.
Nhà trường đã tổ chức các câu lạc bộ: Anh văn, âm nhạc, tin học, mĩ thuật.
Tổ chức giao lưu giữa các câu lạc bộ và tổ chức chương trình “Sân chơi trí
tuệ” “Rung chuông vàng” với các nội dung: anh văn, âm nhạc, văn hoá, tin
học...
4. Một số giải pháp mà tôi đã thực hiện để tổ chức các hoạt động giáo dục
ngoài giờ lên lớp đem lại kết quả và hiệu quả giáo dục tích cực.
Để tổ chức hoạt động ngoài giờ lên lớp có hiệu quả thì cần phải thực
hiện theo một quy trình đảm bảo tính khoa học và chặt chẽ. Cụ thể quy trình
gồm:
a. Đặt tên cho hoạt động và xây dựng yêu cầu giáo dục.
Khi đặt tên cho hoạt động thì tôi xác định rõ tên gọi của hoạt động cần tổ
chức bởi lẽ: Tên gọi của hoạt động là cơ sở để xây dựng nội dung và lựa chọn
hình thức thực hiện. Mặt khác, tên gọi có tác dụng định hướng về mặt tâm lý
và kích thích được tính tích cực, tính sẵn sàng ngay từ đầu. Lên kế hoạch cụ
thể rõ ràng ngay từ đầu năm học, nhà trường phê duyệt phổ biến đến từng GV
đứng lớp.
Xác định yêu cầu giáo dục: Sau khi đã lựa chọn được tên hoạt động giáo
dục ngoài giờ lên lớp, tôi xác định rõ mục tiêu hoặc yêu cầu giáo dục của giáo
dục ngoài giờ lên lớp để chỉ đạo triển khai, định hướng hoạt động. Đặc biệt chú
trọng 3 yêu cầu: đó là yêu cầu giáo dục về nhận thức, yêu cầu giáo dục về kĩ
năng và yêu cầu giáo dục về thái độ.
b. Xây dựng nội dung và xác định hình thức tổ chức hoạt động
Về nội dung: Phải gắn liền với các nhiệm vụ, yêu cầu giáo dục đã đề ra
đồng thời nội dung phải phù hợp với điều kiện thực tế.
Về hình thức: Lựa chọn hình thức thu hút, hấp dẫn học sinh, hình thức
phải phù hợp với nội dung và thay đổi sáng tạo các hình thức tổ chức, tránh lặp
lại nhiều lần một hình thức.
Bám sát kế hoạch của nhà trường để có chương trình cho phù hợp.
c. Các công việc chuẩn bị cho một hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp
Việc chuẩn bị cho một hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp có ý
nghĩa rất lớn đối với hiệu quả của các hoạt động ngoài giờ lên lớp. Cụ thể là:
phải lên kế hoạch giúp giáo viên, học sinh hoạt động có mục đích cụ thể, không
bị phân tán. Mặt khác, chuẩn bị tốt giúp cho giáo viên tự tin hơn, ít căng thẳng
hơn khi thực hiện nhiệm vụ của mình và khi lên kế hoạch rõ ràng, giáo viên sẽ
chủ động hơn, bình tĩnh hơn để giải quyết những tình huống bất thường xảy ra
trong quá trình thực hiện.
Khâu chuẩn bị tôi đã chú ý lên kế hoạch cho một hoạt động ngoài giờ
lên lớp đòi hỏi vạch ra được tất cả các yếu tố, điều kiện cần thiết chuẩn bị trước
khi hoạt động, những công việc và phương thức thực hiện công việc, đồng thời
chỉ rõ người đảm nhiệm từng công việc đó.
d. Tiến hành hoạt động
Khi tiến hành hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp thì người quản lí
phải thuộc và nắm rõ trình tự nội dung công việc, người thực hiện thời gian
thực hiện để triển khai tổ chức hoạt động. Đặc biệt là việc lựa chọn người có
khả năng điều khiển chương trình hoạt động. Mặt khác, phải tiếp cận, huy
động, phối hợp và tiến hành mọi lực lượng trong trường cùng tham gia tổ chức
hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp.
e. Sau mỗi hoạt động phải đánh giá, rút kinh nghiệm.
Việc đánh giá và rút kinh nghiệm sau khi tiến hành hoạt động giáo dục
ngoài giờ lên lớp nhằm giúp giáo viên nhận biết được kết quả hoạt động có phù
hợp với mục tiêu đã đề ra hay không, những điều đã thực hiện tốt và những
việc chưa đạt yêu cầu, đồng thời tìm ra các nguyên nhân ảnh hưởng đến hiệu
quả của hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp. Việc đánh giá là cơ sở để thực
hiện bước kế tiếp là rút kinh nghiệm. Nếu việc đánh giá đạt yêu cầu sẽ giúp
điều chỉnh, định hướng đúng đắn trong những hoạt động giáo dục ngoài giờ lên
lớp kế tiếp.
Về nội dung đánh giá và rút kinh nghiệm: Cần nêu ra tất cả những công
việc đã hoàn thành tốt hoặc chưa đạt yêu cầu, chưa thực hiện được. Tiếp theo
cùng phân tích nguyên nhân, điều kiện ảnh hưởng đến việc thực hiện hoạt động
giáo dục ngoài giờ lên lớp với nguyên nhân chủ quan, đó là: năng lực của
người thực hiện, việc chuẩn bị và sự phối hợp của các lực lượng lẫn nguyên
nhân khách quan đó là: điều kiện về cơ sở vật chất, phương tiện hỗ trợ, thời
gian, thời tiết…
Sau khi phân tích kĩ các nguyên nhân thì rút ra kinh nghiệm chung để
thực hiện tốt cho các hoạt động tiếp theo thành công.
Qua quá trình hoạt động trong học kỳ I và một số hoạt động của các
tháng đầu kỳ II, tôi đã khảo sát học sinh tất cả các khối lớp kết quả như sau.
• Chương trình hoạt động văn hóa, văn nghệ khảo sát mỗi lớp 10 em.
Lớp 1B 100% đều yêu thích và mong có nhiều ca múa hát hơn nữa.
• Lớp 2A 100% đều hào hứng phấn khởi muốn tất cả các bạn học đều
được tham gia biểu diễn
• Lớp 3B 100% đều muốn được biểu diễn thật nhiều tiết mục và tất cả
đều được tham gia một cách tích cực.
• Lớp 4A 100% mong liên đội tổ chức rất nhiều và thường xuyên để
được biểu diễn cùng các bạn.
• Lớp 5B 100% đều phấn khởi mong muốn được tham gia văn nghệ
nhiều hơn.
Chương trình TDTT, Hoạt động xã hội, khảo sát toàn trường 50 em trong đó
TDTT 50 em đạt 100% đều phấn khởi mong muốn được thể hiện thi đua
cùng bạn, cùng bạn tham gia tích cực. Chương trình hoạt động xã hội các em
đều có chung một suy nghĩ tham gia một cách tích cực.
Như vậy có thể thấy hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp là hết sức quan
trọng đối với học sinh trong trường tiểu học và các em luôn mong muốn được
tham gia và tham gia một cách tích cực đây là một điều kiện thuận lợi để xây
dựng cho năm học và các năm tiếp theo được thuận lợi.
5. Những kết quả đạt được
Với chương trình hội thi đã xây dựng trên đây, Năm học 2015 - 2016 các
khối lớp đã phối hợp với hoạt động của Đội Thiếu niên tổ chức 8 chủ điểm.
Qua thực tiễn tổ chức hoạt động ở từng chủ điểm đã thu hút được đông đảo học
sinh tích cực tham gia, tạo được hứng thú trong học tập của các em, Khích lệ
cho các em tìm hiểu, sưu tầm mở rộng kiến thức. kết quả là:
- Hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp đã đi vào nề nếp theo từng chủ điểm.
- Các hoạt động thi đua học tập giữa các lớp, các khối diễn ra sôi nổi.
- Hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp đã khẳng định vai trò là một trong
những con đường cơ bản góp phần giáo dục toàn diện nhân cách học sinh.
- Hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp làm cho toàn trường luôn sôi nỗi hứng
thú, học sinh yêu thích đến trường nhiều hơn.
- Hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp thời gian qua của Trường Tiểu học Gio
Sơn đã được sự quan tâm của Lãnh đạo nhà trường, Hội cha mẹ học sinh, Đoàn
TNCS Hồ CHí Minh, tập thể GV chủ nhiệm anh chị phụ trách của các lớp.
- Thông qua HĐGD ngoài giờ lên lớp luôn xin ý kiến chỉ đạo để tổ chức tốt các
hoạt động.
- Nguồn lực này là hết sức quan trọng để cong tác hoạt động giáo dục ngoài giờ
lên lớp có những kế hoạch và hoạt động phong phú hơn.
III. PHẦN KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
1. Kết luận.
Từ lý luận và thực tiễn tổ chức hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp trong
những năm vừa qua và năm học 2015 – 2016 tôi có một số kết luận như sau.
a. Hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp ở trường Tiểu học là một hoạt động
không thể thiếu được. Chỉ có thông qua hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp
mới gúp các em phát huy hết khả năng sáng tạo, trí tưởng tượng.
b. Lứa tuổi học sinh tiểu học có đầy đủ khả năng để tổ chức và tham gia các
hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp, nhất là hình thức hội thi với nội dung đa
dạng phong phú.
c. Để tổ chức các hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp như hội thi, hội diễn,
… đòi hỏi phải có sự chuẩn bị chu đáo , xây dựng kế hoach từng tháng, từng
học kỳ và trong suốt năm học. Đồng thời phải thiết kế chi tiết cho từng hoạt
động như lập kế hoạch dạy học trên lớp.
d. Muốn cho hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp đạt được hiệu quả cao
trước hết không những phải cuốn hút được mọi học sinh mà còn phải kết hợp
chặt chẽ giữa các đoàn thể, GVCN và Đoàn TN trong nhà trường, Hội phụ
huynh, hội khuyến học, …và đặc biệt là sự phối hợp nhịp nhàng với hoạt động
của các anh chị phụ trách, sự chỉ đạo trực tiếp sát sao của lãnh đạo nhà trường.
2. Kiến nghị
- Hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp là hết sức quan trọng, qua chương trình
hoạt động làm phong phú hấp dẫn thêm phong trào nhà trường. Đặc biệt là giáo
dục học sinh về nhiều mặt của đời sồng. Vậy nhà trường, các đoàn thể địa
phương, cần quan tâm thường xuyên.
- Tổ chức cho học sinh chơi các sân chơi bổ ích phù hợp với thực tế của nhà
trường.
- Tổ chức cho học sinh tham quan các di tích lịch sử, danh lam thắng cảnh
trong tỉnh và ngoài tỉnh qua đây các em hiểu và khắc sâu về lịch sử đấu tranh
giải phóng dân tộc.
- Đầu tư cơ sở vật chất tốt tạo sân chơi phù hợp cho lứa tuổi các em, để các em
có sân chơi lành mạnh phát triển tốt về trí tuệ và thể lực.
- Luôn chỉ đạo sát sao để các hoạt động ngoài giờ lên lớp thành công và mang
tính giáo dục cao.
- Giáo viên chủ nhiệm, giáo viên bộ môn luôn là những người luôn tâm huyết
với các hoạt động gắn kết với TPT Đội, là những anh chị phụ trách nhiệt tình
để các hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp luôn thành công đem lại niềm vui
cho học sinh.
XÁC NHẬN THỦ TRƯỞNG ĐƠN VỊ
NGƯỜI VIẾT
Trần Văn Sành