Tải bản đầy đủ (.pdf) (126 trang)

SỰ RA ĐỜI VÀ NHỮNG HOẠT ĐỘNG CHỦ YẾU CỦA PHONG TRÀO DƯƠNG VỤ Ở TRUNG QUỐC (1861 - 1894)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (852.95 KB, 126 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC VINH
-----------*-----------

NGUYỄN THỊ TÚ QUYÊN

SỰ RA ĐỜI VÀ NHỮNG HOẠT ĐỘNG
CHỦ YẾU CỦA PHONG TRÀO DƯƠNG VỤ
Ở TRUNG QUỐC (1861 - 1894)

LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC LỊCH SỬ

VINH, 2010

1


LỜI CẢM ƠN
Để hoàn thành được luận văn này, tôi đã nhận được sự giúp đỡ to lớn
của các thầy cô trong khoa Lịch sử, trường Đại học Vinh, của thầy giáo
hướng dẫn, Viện Khoa học Xã hội Việt Nam, Viện nghiên cứu Trung Quốc,
Thư viện Nguyễn Thúc Hào - trường Đại học Vinh.
Trước hết, tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến người trực tiếp hướng
dẫn khoa học cho tôi là PGS.TS. Văn Ngọc Thành. Thầy đã tận tình chỉ bảo,
giúp đỡ tôi trong suốt quá trình thực hiện luận văn.
Tôi cũng xin bày tỏ lòng biết ơn các thầy cô giáo trong chuyên ngành
Lịch sử Thế giới, các thầy cô trong khoa Lịch sử, trường Đại học Vinh, các cơ
quan ban ngành từ Trung ương tới địa phương.

Đồng thời, tôi cũng gửi lời cảm ơn tới gia đình, bạn bè đã nhiệt tình
giúp đỡ, cổ vũ động viên tôi trong suốt quá trình thực hiện luận văn.


Tôi xin trân trọng cảm ơn tất cả sự giúp đỡ quý báu đó!
Vinh, tháng 10 năm 2010

2


MỤC LỤC
Trang
MỞ ĐẦU

3
1. Lý do chọn đề tài

3

2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề

5

3. Phạm vi nghiên cứu

10

4. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu

10

5. Phương pháp nghiên cứu

11


6. Đóng góp của luận văn

11

7. Cấu trúc của luận văn

11

CHƯƠNG 1: SỰ RA ĐỜI CỦA PHONG TRÀO DƯƠNG VỤ
1.1. Bối cảnh lịch sử

12
12

1.1.1. Tình hình thế giới

12

1.1.2. Tình hình Trung Quốc

15

1.2. Sự xuất hiện của phong trào Dương Vụ
1.2.1. Phái “Kinh thế” và việc đặt tiền đề tư tưởng
cho sự ra đời của phong trào Dương Vụ
1.2.2. Sự xuất hiện của phái Dương Vụ và phong trào
Dương Vụ
Tiểu kết


33
33

37
42

CHƯƠNG 2: HOẠT ĐỘNG CỦA PHONG TRÀO DƯƠNG VỤ
2.1. Những hoạt động trên lĩnh vực kinh tế

43
43

2.1.1. Công nghiệp quân sự

43

2.1.2. Công nghiệp dân dụng

51

2.2. Những hoạt động trên lĩnh vực quân sự

67

2.3. Những hoạt động trên lĩnh vực văn hoá giáo dục

71

2.3.1. Thành lập các học đường kiểu mới


72

3


2.3.2. Cử người ra nước ngoài du học
2.4. Thất bại của phong trào Dương Vụ

77
80

2.4.1. Nguyên nhân khách quan

82

2.4.2. Nguyên nhân chủ quan

84

Tiểu kết

87

CHƯƠNG 3: MỘT SỐ NHẬN XÉT, ĐÁNH GIÁ VỀ PHONG
TRÀO DƯƠNG VỤ

89

3.1. Kết quả của phong trào Dương Vụ


89

3.2. Ý nghĩa của phong trào Dương Vụ

91

3.3. Tác động của phong trào Dương Vụ

94

3.3.1. Về kinh tế

94

3.3.2. Về xã hội

102

3.3.3. Về quốc phòng

105

3.3.4. Về văn hóa giáo dục

106

3.3.5. Về tư tưởng

108


Tiểu kết

113

KẾT LUẬN

114

TÀI LIỆU THAM KHẢO

118

PHỤ LỤC

125

4


MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Trung Quốc từ lâu đã được xem như một trong những trung tâm văn
minh lớn của nhân loại. Ở đây, bằng sự lao động sáng tạo tuyệt vời của mình,
cư dân Trung Quốc thời cổ trung đại đã tạo nên những thành tựu văn minh hết
sức tiêu biểu, đóng góp to lớn cho kho tàng văn hoá, văn minh nhân loại. Đặc
biệt, trong đó có không ít thành tựu người phương Tây đã phải học tập, tiếp
thu từ người Trung Quốc hoặc phải mất nhiều thế kỷ sau mới theo kịp (tiêu
biểu như chế tạo thuốc súng, la bàn, kỹ thuật in, kỹ thuật làm giấy…).
Tuy nhiên, cứ ôm khư khư tư tưởng “Thiên triều thượng quốc”, các
vương triều phong kiến Trung Quốc luôn tự coi mình là chí tôn thiên hạ, là

trung tâm của thế giới, nên đã không đoái hoài đến xung quanh, coi các nước
bên ngoài là “man di”. Quan điểm trước sau của họ là “sản vật của Thiên
triều không có thứ gì không có, không cần phải mượn hàng của ngoại di để
trao đổi” [44;172]… Chỉ đến thời kỳ cận đại, khi tiếng súng đại bác của
những người “Dương di” ầm vang trên các vùng biển Trung Quốc, phong
kiến Trung Quốc mới bừng tỉnh và chợt nhận ra rằng: mình đã tụt hậu quá xa
so với thiên hạ. Cũng chính lúc này, một bộ phận thức thời trong giai cấp
thống trị đã nhận thức được yêu cầu của thời cuộc cần phải hoà mình vào
dòng chảy của thời đại để tự cứu mình cũng như vận mệnh của dân tộc trước
nguy cơ xâm lược của người phương Tây. Điều này đồng nghĩa với việc phải
học tập khoa học kỹ thuật của người phương Tây để tự cường.
Lúc bấy giờ, ở Trung Quốc đã hình thành nên một phong trào có tên
gọi “Phong trào Dương Vụ”, do phái quan lại cấp tiến trong triều đình Mãn
Thanh phát động.
Phong trào Dương Vụ đã diễn ra trong khoảng hơn 30 năm (từ những
năm 60 đến những năm 90 của thế kỷ XIX), với nội dung trải trên nhiều lĩnh
vực như kinh tế, quân sự, văn hoá, giáo dục… Xét về bản chất, phong trào

5


Dương Vụ chỉ là những biện pháp “tự cứu” của giai cấp phong kiến thống trị,
nên không tránh khỏi những hạn chế cố hữu. Tuy nhiên, xét trên khía cạnh xu
hướng phát triển của thời đại, những hoạt động của phong trào Dương Vụ lại
thể hiện rõ tính chất của một cuộc cải cách. Nó ít nhiều phản ánh sự ứng biến
tự thân cho hợp thời cuộc của giai cấp phong kiến Trung Quốc. Đây cũng là
điều đã diễn ra tương tự ở các nhà nước phong kiến láng giềng lúc bấy giờ
như Nhật Bản, Thái Lan… Vô hình chung, sự “chuyển mình” của bộ phận
cấp tiến trong giai cấp phong kiến dưới nhà Thanh đã góp phần đưa Trung
Quốc bước vào một chặng mới của lịch sử, mà chúng ta thường gọi là quá

trình cận đại hoá. Chính vì vậy, không thể phủ định những tác động tích cực
của phong trào Dương Vụ.
Tuy nhiên, đã có thời gian và đã có những quan điểm ở Trung Quốc
cũng như ở Việt Nam, khi nhìn nhận và đánh giá về phong trào Dương Vụ lại
chưa có được cái nhìn khách quan, đầy đủ. Đặc biệt, một thời gian dài người
ta chỉ căn cứ vào lực lượng khởi xướng và lãnh đạo để nhìn nhận phong trào
này dưới góc độ phản động, đồng thời phủ nhận tối đa những mặt tích cực của
phong trào. Điều này đã khiến cho phong trào Dương Vụ chưa được đặt đúng
vị trí mà nó đáng phải có.
Việt Nam là một nước giáp với Trung Quốc, lịch sử Việt Nam và lịch
sử Trung Quốc có những điểm móc xích và tương đồng trong nhiều giai đoạn.
Việc nghiên cứu lịch sử Trung Quốc rất được các nhà nghiên cứu Việt Nam
quan tâm và đạt được những thành tựu nhất định… Tuy nhiên, cho đến nay số
công trình nghiên cứu ở Việt Nam về phong trào Dương Vụ vẫn còn rất
khiêm tốn, chưa có công trình nào nghiên cứu một cách sâu sắc và toàn diện.
Điều này khiến cho thuật ngữ “Dương Vụ” Còn khá mơ hồ, thậm chí là xa lạ
đối với không ít người. Chính vì thế việc tìm hiểu một cách hệ thống, chi tiết
về phong trào Dương Vụ trở thành đòi hỏi cần thiết, phục vụ cho hoạt động
nghiên cứu và học tập.

6


Mặt khác, cả Trung Quốc và Việt Nam hiện nay đã và đang trong công
công cuộc cải cách mở cửa, đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa. Trong
khi đó nội dung chủ đạo của phong trào Dương Vụ chính là cải cách nhằm
đưa Trung Quốc phát triển theo hướng hiện đại hóa, xây dựng đất nước phú
cường. Vì vậy nghiên cứu về phong trào Dương Vụ còn góp phần nhất định
trong việc so sánh, nhận định về công cuộc đổi mới ở Trung Quốc cũng như ở
Việt Nam hiện nay.

Xuất phát từ những yêu cầu vừa có tính khoa học, vừa có tính thực tiễn
nêu trên, thêm vào đó là sự hứng thú của bản thân đối với việc nghiên cứu
lịch sử Trung Quốc, tác giả đã mạnh dạn chọn vấn đề: “Sự ra đời và những
hoạt động chủ yếu của phong trào Dương Vụ ở Trung Quốc (1861 - 1894)”
làm đề tài nghiên cứu.
2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề
Phong trào Dương Vụ là một phong trào cải cách nhưng lại được khởi
xướng bởi lực lượng phong kiến cấp tiến trong triều đình nhà Thanh. Chính
điều này đã tạo nên sự lý thú, thu hút đông đảo các nhà nghiên cứu, nhất là ở
Trung Quốc, tìm hiểu đánh giá.
2.1. Nghiên cứu của các học giả Trung Quốc
Từ trước khi nước Cộng hoà Nhân dân Trung Hoa ra đời (1949), đã có
những tác phẩm đề cập đến phong trào Dương Vụ. Tiêu biểu phải kể đến tác
phẩm “Thanh sử cảo” của Triệu Nhĩ Tốn, tác phẩm “Lịch sử cận đại Trung
Quốc” của Tưởng Đình Phát, tác phẩm “Thanh đại thông sử” của Tiêu Nhất
Sơn… Các nghiên cứu ở giai đoạn này đã bước đầu khôi phục diện mạo của
phong trào Dương Vụ. Tuy nhiên, phần nhiều các nghiên cứu trong giai đoạn
này đều coi Dương Vụ là một phong trào phản động, bán nước.
Kể từ cuối những năm 70 của thế kỷ XX trở đi, việc nghiên cứu về
phong trào Dương Vụ đã chuyển sang một hướng khác. Cùng với việc đời
sống tư tưởng đã được “cởi trói”, các nhà nghiên cứu về Dương Vụ nói riêng

7


có điều kiện để trình bày quan điểm học thuật của mình. Lúc này giới nghiên
cứu Trung Quốc đã có cách nhìn cởi mở hơn về phong trào Dương Vụ. Đặc
biệt người ta còn tổ chức một cuộc hội thảo về phong trào Dương Vụ cũng
như bàn về lãnh tụ Dương Vụ (như hội thảo về Tăng Quốc Phiên, Tả Tôn
Đường, Lý Hồng Chương, Lưu Minh Truyền…). Theo đó, đã xuất hiện nhiều

công trình, bài viết bàn về phong trào Dương Vụ. Đáng chú ý phải kể đến một
số tác phẩm như:
Tác phẩm “Thiên Tân giản sử” (1987) của tập thể các tác giả, Nhà xuất
bản Nhân dân Bắc Kinh, cùng với việc khái quát vị trí quan trọng của Thiên
Tân và những nét chính về của lịch sử thành phố này, các tác giả đã dành
riêng chương 6, “Sự hình thành phong trào Dương Vụ ở Thiên Tân và sự xuất
hiện của chủ nghĩa cận đại”, để trình bày về các hoạt động Dương Vụ diễn ra
trong hơn 30 năm và tác dụng của nó trong việc làm bộ mặt Thiên Tân biến
đổi nhanh chóng. Đặc biệt, các tác giả đã đều thừa nhận vai trò quan trọng của
triều đình nhà Thanh song song với việc trình bày các hoạt động của phong
trào Dương Vụ.
Cuốn “Lịch sử phong trào Dương Vụ” (1992) của Hạ Nguyên Đông,
Nhà xuất bản Hoa Đông, Thượng Hải. Tác phẩm này so với tác phẩm “Phong
trào Dương Vụ” của Mân Thế An xuất bản năm 1995 đã có sự phát triển và
nâng cao. Tư tưởng chủ đạo của tác phẩm này là “lý luận phát triển”, trong đó
trình bày khá toàn diện, chi tiết các biện pháp mà phái Dương Vụ đã tiến hành
trên các lĩnh vực công nghiệp quốc phòng, công nghiệp dân dụng, quân sự,
giáo dục…
Tác giả Giang Tú Bình (1993) trong cuốn “Bàn về cận đại hóa của
phương Đông: So sánh phong trào Dương Vụ và duy tân Minh Trị”, Nhà xuất
bản Khoa học Xã hội Trung Quốc, đã dùng phép so sánh để nhìn nhận về quá
trình cận đại hóa ở Trung Quốc và Nhật Bản. Trong đó, học giả Giang Tú
Bình đã chỉ ra một số biến đổi trên các mặt kinh tế, chính trị, tư tưởng ở

8


Trung Quốc và Nhật Bản thông qua phong trào Dương Vụ và duy tân Minh
Trị.
2.2. Nghiên cứu của các học giả Việt Nam

Ở Việt Nam trong những năm gần đây, các học giả cũng đã có sự quan
tâm nhất định đến việc nghiên cứu phong trào Dương Vụ. Tuy chưa có những
chuyên khảo, song cũng đã có một số công trình, bài viết đề cập đến những
khía cạnh của phong trào Dương Vụ. Người giới thiệu phong trào Dương Vụ
sớm nhất vào Việt Nam là giáo sư Đặng Thai Mai qua những bài giảng của
ông trong những năm 60.
Ở cuốn “Tân thư và xã hội Việt Nam cuối thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX”
(1997) của tập thể các tác giả trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn,
Đại học Quốc gia Hà Nội, Nhà xuất bản Chính trị Quốc gia Hà Nội, bên cạnh
nội dung chính bàn về việc du nhập các tư tưởng tiến bộ của phương Tây vào
Việt Nam hồi cuối thế kỷ XIX - đầu thế kỷ XX, phần đầu của cuốn sách đã đề
cập đến sự du nhập các tư tưởng và văn minh phương Tây vào các nước
phương Đông, trong đó có Trung Quốc. Đặc biệt, có một số bài viết đã nhắc
đến sự xu nhập tư tưởng phương Tây vào Trung Quốc và sự hình thành tư
tưởng “Dương Vụ” cũng như phái Dương Vụ.
Cuốn sách “Lịch sử cận đại Trung Quốc” (2004), Nhà xuất bản Chính
trị Hà Nội, của tác giả Nguyễn Huy Quý đã trình bày đại cương về lịch sử cận
đại Trung Quốc từ Chiến tranh nha phiến (1804 - 1842) đến năm 1949. Trong
đó, ở chương 3 cuốn “Phong trào Dương Vụ, chiến tranh Trung - Pháp và
chiến tranh Trung - Nhật” đã có đề cập đến phong trào Dương Vụ. Ở đây, các
tác giả đã khái quát bối cảnh dẫn tới sự xuất hiện của phong trào Dương Vụ
và điểm qua những nội dung cơ bản của phong trào Dương Vụ.
Trong cuốn “Phong trào cải cách ở một số nước Đông Á giữa thế kỷ
XIX - đầu thế kỷ XX” (2007), Nhà xuất bản Đại học Quốc gia Hà Nội, Hà Nội
của tập thể các tác giả, do giáo sư Vũ Dương Ninh chủ biên, đã đề cập đến

9


các cuộc cải cách lớn ở các nước Đông Á hồi cuối thế kỷ XIX - đầu thế kỷ

XX. Đáng chú ý trong đó là chương 5 - “Phong trào cải cách ở Trung Quốc
cuối thế kỷ XIX - đầu thế kỷ XX” của tác giả Phùng Thị Huệ. Trong chương
này khi đề cập về các cuộc cải cách tiêu biểu ở Trung Quốc cuối thế kỷ XIX,
đầu thế kỷ XX, tác giả đã dành một dung lượng tương đối để nói về bối cảnh
ra đời và những nội dung cơ bản của phong trào Dương Vụ, giúp người đọc
hình dung một cách khái quát về phong trào Dương Vụ.
Trong cuốn “Lịch sử Trung Quốc” (1991), Nxb Giáo dục của các tác
giả Nguyễn Anh Thái, Đặng Thanh Tịnh, Ngô Phương Bá. Các tác giả này đã
dành 2 trang để giới thiệu phong trào Dương Vụ. Nhận định của các tác giả
là: “Phái Dương Vụ là một phái có khuynh hướng TBCN trong tập đoàn
thống trị phong kiến trước khi có giai cấp tư sản hình thành. Họ khởi xướng
phong trào Dương Vụ nhằm canh tân đất nước, chống xâm lược và bảo vệ
quyền lợi giai cấp"
Luận văn thạc sĩ Lịch sử thế giới, trường Đại học Sư phạm Hà Nội của
tác giả Hoàng Thị Ngọc (2008) với đề tài: “Sự chuyển biến trong tư tưởng và
chính sách đối ngoại của nhà Thanh từ sau cuộc chiến tranh Nha phiến đến
cuối thế kỷ XIX - đầu thế kỷ XX (1842 - 1911)” đã đề cập đến những chuyển
biến trong tư tưởng và chính sách đối ngoại của nhà Thanh từ sau hai cuộc
chiến tranh thuốc phiện đến cuối thế kỷ XIX, đầu thế kỷ XX. Đặc biệt tác giả
đã dành một số trang không nhỏ để bàn về tư tưởng và chính sách hướng về
phương Tây của phong trào Dương Vụ.
Luận văn thạc sĩ Lịch sử thế giới, trường Đại học Vinh tác giả Nguyễn
Văn Tuấn (2009) với đề tài: “Con đường cứu nước theo xu hướng tư sản ở
Trung Quốc và ảnh hưởng của nó đối với Việt Nam cuối thế kỷ XIX đầu thế kỷ
XX” đã đề cập đến những nội dung cơ bản của phong trào Dương Vụ. Đồng
thời, tác giả cũng đã chỉ rõ con đường cứu nước theo xu hướng tư sản ở Trung
Quốc là một sự phát triển liên tục, có kế thừa từ khi bắt đầu đến giai đoạn

10



đỉnh cao; vị trí, vai trò và ý nghĩa lịch sử của nó đối với Trung Quốc cận đại
cũng như trong tiến trình lịch sử Trung Quốc.
Bên cạnh còn có một số bài viết đăng trên các báo, tạp chí có đề cập
đến một số khía cạnh của phong trào Dương Vụ.
Đào Duy Đạt với một loạt bài: “Loại hình xí nghiệp “Quan đốc thương
biện” - Bước đầu tiến trình cận đại hoá nền kinh tế Trung Quốc”, tạp chí
Nghiên cứu Trung Quốc, số 5/1998; “Tính chất và tác dụng của loại hình xí
nghiệp quan đốc thương biện trong tiến trình cận đại hoá Trung Quốc”, tạp
chí Nghiên cứu Trung Quốc, số 2/2004; “Những con đường du nhập Tây học
ở Trung Quốc trong phong trào Dương Vụ (1861 - 1895)”, tạp chí nghiên cứu
Trung Quốc, số 3/2002; “Nền quốc phòng Trung Quốc cận đại hoá với tiến
trình cận đại hoá Trung Quốc” (1999), Thư viện Viện nghiên cứu Trung
Quốc…
Tác giả Hoàng Văn Hiến với bài: “Vấn đề tiếp thu văn hoá phương Tây
của Trung Quốc và Việt Nam cuối thế kỷ XIX”, tạp chí Nghiên cứu Lịch sử,
số 3/2000.
Tác giả Nguyễn Văn Vượng với bài: “Các ngả đường của phong trào
Đông Du Trung Quốc thời cận đại”, tạp chí Nghiên cứu Trung Quốc, số
5/2008.
Nhìn chung, những công trình nghiên cứu nói trên đã có những đề cập
nhất định đến phong trào Dương Vụ ở Trung Quốc hồi cuối thế kỷ XIX. Tuy
nhiên, do phụ thuộc vào phạm vi và mục đích nghiên cứu, nên các công trình
nói trên vẫn chưa có điều kiện để trình bày một cách hệ thống và sâu sắc về
sự ra đời, các hoạt động của phong trào Dương Vụ Trung Quốc. Đặc biệt,
không ít công trình nghiên cứu đã trở nên không còn phù hợp với quan điểm
đổi mới ở Trung Quốc cũng như ở Việt Nam hiện nay. Mặc dù vậy, trên cơ sở
kế thừa, những công trình nghiên cứu trên là nguồn tư liệu quan trọng giúp
chúng tôi hoàn thành đề tài này.


11


3. Phạm vi nghiên cứu
Về mặt nội dung, phong trào Dương Vụ là một phong trào “tự cường”
do phái quan lại cấp tiến trong triều đình nhà Thanh tiến hành. Nội dung của
nó trải rộng trên nhiều lĩnh vực khác nhau của đời sống xã hội. Trong đó, có
những hoạt động của phái Dương Vụ được biểu hiện ra rất rõ ràng, nhưng lại
có những lĩnh vực lại tỏ ra mờ nhạt hoặc biểu hiện gián tiếp. Trong điều kiện
nguồn tài liệu thu thập cũng như thời gian tiến hành làm đề tài có phần hạn
chế, nên đề tài chỉ tập trung vào việc tìm hiểu các hoạt động cụ thể và được
bộc lộ ra rõ ràng của phái Dương Vụ trên các mặt kinh tế, quân sự, văn hoá,
giáo dục và bước đầu đưa ra một số nhận xét, đánh giá về vai trò của nó đối
với Trung Quốc.
Về mặt thời gian, phong trào Dương Vụ diễn ra trong khoảng thời gian
3 thập kỷ (1861 - 1894). Chính vì vậy, đề tài cũng chỉ tập trung nghiên cứu
hoạt động của phong trào Dương Vụ trên các mặt cơ bản về kinh tế, chính trị,
quân sự, văn hoá, giáo dục trong thời gian tồn tại của nó (1861 - 1894). Tuy
nhiên, ảnh hưởng của phong trào Dương Vụ không chỉ tác động đến lịch sử
Trung Quốc trong khoảng thời gian nó phát sinh và tồn tại mà còn tác động
đến cả các giai đoạn sau đó. Vì vậy, để có những nhận xét, đánh giá về phong
trào đề tài mở rộng việc nghiên cứu tác động của nó đến năm 1911 (Cách
mạng Tân Hợi).
4. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
Mục đích nghiên cứu của đề tài này là phác hoạ một cách khái quát, hệ
thống về phong trào Dương Vụ (1861 - 1894) từ đó đưa ra một số nhận xét,
đánh giá vai trò của nó đối với Trung Quốc. Với mục đích đó, nhiệm vụ của
đề tài là:
- Làm rõ bối cảnh lịch sử và những tiền đề dẫn đến sự xuất hiện của
phong trào Dương Vụ ở Trung Quốc hồi những năm 60 đến 90 của thế kỷ XIX.


12


- Phục dựng và phân tích bức tranh toàn cảnh về các hoạt động của phái
Dương Vụ trong hơn 30 năm cuối thế kỷ XIX ở Trung Quốc. Trong quá trình
đó, đề tài cố gắng làm rõ những biện pháp và hành động của phái Dương Vụ
chính là những nội dung cải cách, được ví như những luồng gió mới thổi vào
xã hội Trung Quốc cổ truyền.
- Đưa ra được những nhận xét, đánh giá về phong trào Dương Vụ, dù
chỉ với mục đích trước hết là tự cứu vãn quyền lợi giai cấp, nhưng về khách
quan, phong trào đã tạo ra những cơ sở tiền đề đưa Trung Quốc bước vào quá
trình hiện đại hoá.
5. Phương pháp nghiên cứu
Phương pháp chủ yếu được sử dụng trong quá trình hoàn thành đề tài
này là phương pháp lịch sử và phương pháp lôgic.
Trong quá trình hoàn thành luận văn, chúng tôi còn sử dụng một số
phương pháp như so sánh, tổng hợp, lập bảng thống kê… nhằm giúp cho đề
tài có cái nhìn tham chiếu, sâu sắc và toàn diện hơn.
6. Đóng góp của luận văn
Đóng góp của luận văn chủ yếu trên một số khía cạnh sau:
- Chỉ ra nguyên nhân cũng như một số tiền đề quan trọng cho sự nảy
sinh của phong trào Dương Vụ.
- Khái quát về phong trào Dương Vụ ở Trung Quốc cuối thế kỷ XIX.
- Góp phần làm phong phú thêm những tư liệu về phong trào Dương Vụ,
phục vụ cho hoạt động nghiên cứu và học tập về phong trào này ở nước ta hiện nay.
7. Cấu trúc của luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận, tài liệu tham khảo và phụ lục, nội dung
của luận văn gồm 3 chương:
Chương 1: Sự ra đời của phong trào Dương Vụ

Chương 2: Hoạt động của phong trào Dương Vụ
Chương 3: Một số nhận xét, đánh giá về phong trào Dương Vụ

13


CHƯƠNG 1
SỰ RA ĐỜI CỦA PHONG TRÀO DƯƠNG VỤ
1.1. BỐI CẢNH LỊCH SỬ
1.1.1. Tình hình thế giới
Sau các cuộc cách mạng tư sản diễn ra ở Hà Lan, Anh, Bắc Mĩ, Pháp và
nhiều nơi khác, chủ nghĩa tư bản (CNTB) với tư cách là một hình thái kinh tế
- xã hội mới đã được xác lập. Dựa trên ưu thế về lực lượng sản xuất tân tiến,
CNTB đã nhanh chóng khẳng định được chỗ đứng của mình và ngay lập tức
có tác động sâu rộng đến đời sống chính trị, kinh tế xã hội của thế giới. Ngay
sau các cuộc phát kiến địa lý vào thế kỷ XV - XVI, các nước thực dân đi tiên
phong như Bồ Đào Nha, Tây Ban Nha, Hà Lan, Anh… đã nhanh chóng tỏa
đến các vùng đất phương Đông để tìm thị trường, vơ vét tài nguyên khoáng
vật, phục vụ cho quá trình tích lũy ban đầu của CNTB.
Đầu thế kỷ XIX, cùng với những thắng lợi của cách mạng công nghiệp,
CNTB đã bước lên đỉnh cao của thời kỳ tự do cạnh tranh và dần chuyển sang
giai đoạn đế quốc chủ nghĩa. Đến lúc này, trong quan hệ với các nước phương
Tây, các khu vực thuộc địa không còn đơn thuần là nơi để tước đoạt của cải,
thực hiện di dân, cung cấp sản vật quý, hay truyền bá tôn giáo… mà quan
trọng hơn cả, nó giữ vai trò là nguồn cung cấp nguyên liệu, nhân công và là
nơi tiêu thụ sản phẩm chính yếu của nền công nghiệp chính quốc. Chính vì lẽ
đó mà vấn đề thuộc địa đã trở thành một trong những vấn đề có liên quan trực
tiếp đến sự sống còn của CNTB, buộc các nước tư bản dù trẻ hay già muốn
tồn tại và tiếp tục phát triển đều không thể đứng ngoài cuộc. Các nước thực
dân phương Tây đã đẩy mạnh công cuộc xâm lược thuộc địa, vươn rộng tầm

thống trị của mình ra những vùng đất mà họ cho là còn “man di” của thế giới.
Sự đẩy mạnh xâm lược thuộc địa của các nước thực dân phương Tây
trong thế kỷ XIX đã tạo nên cuộc đụng độ lớn và trực tiếp giữa hai “thế giới”,

14


phương Tây tân tiến và phương Đông cổ truyền. Lúc này, các quốc gia
phương Đông không chỉ thuần túy đối phó với những thế lực xâm lược có
cùng trình độ với mình, mà là những thế lực có trình độ phát triển cao hơn rất
nhiều. Chính điều này đã khiến độc lập chủ quyền của các dân tộc nhỏ yếu
phương Đông đứng trước nguy cơ bị đe dọa hơn bao giờ hết. Vấn đề đặt ra
cấp thiết lúc bấy giờ là phải làm thế nào để cứu được dân tộc mình không bị
cuốn vào vòng xoáy của chủ nghĩa thực dân, bảo vệ được chủ quyền.
Ngoại trừ một số nơi đã dễ dàng khuất phục và chấp nhận ách thống trị
của thực dân phương Tây (một số đảo ở Philippin, Inđônêxia, Mã Lai hay
Campuchia…), nhiều nơi chính quyền và nhân dân các dân tộc phương Đông
đã lựa chọn con đường đấu tranh vũ trang nhằm chống lại sự xâm lược của
CNTB phương Tây, bảo vệ độc lập chủ quyền dân tộc. Tiêu biểu phải kể đến
cuộc kháng chiến của Việt Nam chống thực dân Pháp, của Miến Điện chống
thực dân Anh… Phương thức ứng phó này cũng là phương thức quen dùng
nhất của các dân tộc phương Đông mỗi khi có kẻ thù ngoại bang xâm lược.
Trên thực tế, phương thức bảo vệ độc lập chủ quyền bằng kháng chiến đã gây
cho các nước thực dân phương Tây không ít thiệt hại, làm cho công cuộc
chinh phục thuộc địa của chúng không thể hoàn thành chóng vánh như ý định.
Mặc dù vậy, kết cục chung các dân tộc nhỏ yếu phương Đông đều phải khuất
phục trước các đội quân viễn chinh nhà nghề thực dân phương Tây. Điển hình
như, cuộc kháng chiến của nhân dân Việt Nam sau ngót 40 năm chiến đấu
ngoan cường (1858 - 1896), cuối cùng bị thực dân Pháp nô dịch. Thực tế cho
thấy phương thức kháng chiến truyền thống cũng không thể giúp các dân tộc

nhỏ yếu phương Đông bảo vệ được độc lập chủ quyền.
Trong khi đó, đứng trước nguy cơ xâm lược của CNTB ở Đông Á lúc
bấy giờ cũng đã xuất hiện một phương thức ứng phó khác, ít nhiều thể hiện
được tác dụng. Đó là tiến hành cải cách, hiện đại hóa đất nước theo mô hình
các nước phương Tây. Đáng chú ý là trường hợp của Nhật Bản. Cũng như các

15


dân tộc nhỏ yếu phương Đông khác, đến giữa thế kỷ XIX, Nhật Bản đứng
trước sức ép của nhiều cường quốc phương Tây. Hàng loạt các nước đế quốc
như Mỹ, Anh, Nga, Hà Lan… đã ép buộc Nhật Bản phải ký các hiệp ước bất
bình đẳng. Một số nước thường xuyên kéo tàu chiến đến uy hiếp, đồng thời
can thiệp vào công việc nội bộ của Nhật Bản. Trong bối cảnh nền độc lập chủ
quyền bị đe dọa trực tiếp, Nhật Bản đã quyết định lựa chọn con đường cải
cách, hiện đại hóa đất nước, nhằm tránh cuộc chiến tranh tàn khốc có thể xẩy
ra với các nước phương Tây, đồng thời tăng sức đề kháng của dân tộc trước
họa ngoại xâm. Với khẩu hiệu “Học tập phương Tây, đuổi kịp và vượt
phương Tây” [42;191], cuộc cải cách Minh Trị (1868 - 1912) đã diễn ra rộng
khắp trên các lĩnh vực kinh tế, chính trị, quốc phòng, văn hóa, giáo dục…
Đến giữa những năm 1880, công cuộc cải cách ở Nhật Bản đã cơ bản hoàn
tất. Từ một nước phong kiến phương Đông lạc hậu, yếu kém, qua cuộc cải
cách Minh Trị, Nhật Bản chẳng những đã “lách mình” ngoạn mục khỏi vòng
xoáy nô dịch của chủ nghĩa thực dân (CNTD) phương Tây mà còn gia nhập
vào hàng ngũ các nước tư bản chủ nghĩa (TBCN), trở thành mẫu hình cho con
đường cải cách, tự cường để bảo vệ độc lập dân tộc ở phương Đông hồi cuối
thế kỷ XIX. Nhiều lực lượng xã hội ở các quốc gia phương Đông đã coi
phong trào cải cách ở Nhật Bản là biểu tượng và ngưỡng mộ tin theo. Ngoài
ra, phải kể đến trường hợp của Thái Lan. Tương tự Nhật Bản, đứng trước
nguy cơ bị mất độc lập chủ quyền, Chulalongkorn (1868 - 1910) đã có cách

ứng phó phù hợp, đó là tiến hành cải cách mở cửa. Nhờ đó, Thái Lan đã
không phải chịu chung số phận như nhiều nước phương Đông khác, mà vẫn
giữ được nền độc lập tương đối của mình…
Như vậy, đến giữa thế kỷ XIX, xâm lược thuộc địa đã trở thành một
đặc tính của CNTB. Đồng thời bảo vệ chủ quyền đã trở thành nhiệm vụ cốt
yếu của các dân tộc chậm tiến phương Đông. Vấn đề ở đây là làm thế nào để
trong cơn lốc của CNTD đó, các dân tộc phương Đông vẫn bảo vệ được mình,

16


không bị cuốn vào vòng nô dịch của CNTD. Để làm được điều đó, nhiều
phương cách cứu nước khác nhau đã được thể nghiệm.
1.1.2. Tình hình Trung Quốc
1.1.2.1. Những bất cập cuối triều Thanh
* Về chính trị
Kể từ khi lên nắm quyền cai trị Trung Quốc (1644), vương triều Thanh
trong khoảng 100 năm dưới thời các triều vua đầu tiên đã tạo lập được một sự
“thịnh thế” đáng ghi nhận. Nhưng khi lịch sử bước sang thế kỷ XIX, xã hội
Trung Quốc vẫn còn lạc hậu và trì trệ, sau khoảng thời gian dài thống trị để đi
nốt đoạn cuối cùng. Triều đình nhà Thanh lúc này đã ở vào giai đoạn mạt kỳ,
những chứng tật của nó biểu hiện rõ rệt và thi nhau phát tác. Trong đó nổi bật
nhất là ở sự hủ bại, mục nát của giai cấp thống trị từ trên xuống dưới.
Bấy giờ, các hoàng đế Mãn Thanh không còn chuyên tâm việc nước,
thường xuyên tổ chức các chuyến du hành, tuần thú dài ngày về các địa
phương xa xôi, đua nhau xây dựng đền đài, cung điện… tiêu tốn nhiều ngân
lượng quốc khố. Các quan chức từ trung ương đến địa phương cũng ra sức ăn
chơi xa xỉ, luôn tìm mọi cách bòn rút quốc khố triều đình cũng như bóc lột
tiền của của nhân dân. Tệ tham nhũng bắt đầu từ giữa triều Càn Long (1735 1799) đã trở thành một hiện tượng phổ biến, được công khai hóa, mà nhà
nước với sức lực quản lý yếu ớt đã không đủ sức để kiểm soát nổi. Một ví dụ

điển hình cho tình trạng tham nhũng nửa cuối triều Thanh là trường hợp của
Hòa Thân (1750 - 1799). Khi tịch biên gia sản của tên tham quan này, mọi
người đều sửng sốt khi tổng gia sản đổi ra bạc trắng “tất cả có khoảng tám
trăm triệu lạng. Trong khi đó vương triều nhà Thanh mỗi năm thu nhập
khoảng bảy chục triệu lạng” [31;442]. Việc tham ô tiền tài của giới quan
chức đã từ chỗ trực tiếp vơ vét người dân, đến chỗ moi móc tiền bạc quốc
khố. Chính vì vậy, từ cuối vương triều Càn Long trở đi, quốc khố của triều
Thanh luôn ở trong tình trạng trống rỗng và nhiều lúc bị thâm hụt.

17


Nạn tham nhũng và tình trạng quốc khố trống rỗng đã để lại hậu quả
nặng nề cho xã hội, mà người gánh chịu không ai khác chính là nhân dân. Sự
o ép, áp bức bóc lột của địa chủ quan lại, sự gia tăng thuế khóa của nhà nước,
cộng với thiên tai mất mùa liên miên… đã đẩy những người nông dân vào
tình cảnh khốn cùng. Chính vì vậy, từ cuối thế kỷ XVIII và nhất là đầu thế kỷ
XIX, đã nổ ra hàng loạt các cuộc khởi nghĩa nông dân. Đáng chú ý là phong
trào Thái Bình Thiên Quốc (1851- 1864). Mặc dù phong trào này cuối cùng bị
thất bại nhưng sự tồn tại của nó trong 14 năm nhiều phen khiến triều đình nhà
Thanh khốn đốn, phải nhờ đến sự chi viện của liên quân đế quốc mới dập tắt
được, nó đã phần nào cho thấy sự suy yếu tột độ của chính quyền phong kiến
Mãn Thanh.
* Về kinh tế
Trước khi CNTB phương Tây chính thức xâm nhập, Trung Quốc vẫn
là quốc gia nông nghiệp điển hình. Nền kinh tế chủ yếu dựa vào nông nghiệp
với phương tiện sản xuất, phương thức canh tác cũ kỹ, lạc hậu, năng suất
thấp. Nông nghiệp là đối tượng thu tài chính chủ yếu của nhà nước. Quan hệ
sản xuất truyền thống (địa chủ phát canh cho nông dân để thu tô) vẫn được
bảo tồn. Ở thời Càn Long, nhà Thanh đạt được sự hưng thịnh nhất trong nông

nghiệp, nhưng từ đó về sau, kinh tế nông nghiệp Trung Quốc trở nên suy sụp.
Nạn chấp chiếm ruộng đất hết sức phổ biến. Một bộ phận nhỏ địa chủ, quý tộc
chiếm phần lớn đất đai của đất nước, trong khi phần lớn nông dân chiếm tới
80% dân số nhưng chỉ có khoảng 10% diện tích đất đai. Trong sở hữu ruộng
đất, chế độ trung ương tập quyền được thể hiện rõ nét. Năm 1812, ruộng đất
trực tiếp hoặc gián tiếp thuộc quyền quản lý của nhà vua lên tới 830 ngàn
khoảnh (1 khoảnh bằng 100 mẫu Trung Quốc). Bên cạnh đó, chế độ thuế khoá
rất hà khắc. Nông dân phải nộp 50 - 80% thu hoạch cho chủ và còn vô vàn
sưu thuế, phu phen tạp dịch [65;15].

18


Tuy nhiên, những mầm mống kinh tế TBCN xuất hiện từ thời nhà Minh
vẫn tồn tại và tiếp tục phát triển, nhất là vào khoảng đầu thế kỷ XVIII.
Thủ công nghiệp có sự phát triển nhất định. Các ngành làm đồ sứ, dày,
tơ lụa… tương đối thịnh hành. Trong đó, nghề dệt tơ lụa phát triển mạnh nhất.
Nam Kinh, Tô Châu, Hàng Châu, là những trung tâm của ngành tơ lụa.
Những nơi này, các xưởng dệt lớn đã có 3 vạn máy dệt, nhiều hộ có đến mấy
trăm máy dệt, thuê hàng trăm công nhân. Nghề làm đồ sứ dưới triều Mãn
Thanh cũng rất phát đạt. Đầu thế kỷ XVIII, có đến hàng chục nơi sản xuất sứ
nổi tiếng ở các tỉnh thuộc lưu vực Hoàng Hà, Trường Giang, Châu Giang
trong đó nổi bật hơn cả là Giang Tây. Toàn khu vực làm đồ sứ có tới 300 lò
với khoảng 10 vạn thợ và bắt đầu đã có sự phân công trong lao động. Nghề
làm muối cũng phát triển ở Tứ Xuyên. Ở đây, cuối thế kỷ XVIII đã có 3.000
giếng muối, sử dụng hàng vạn lao động. Sản phẩm của một số ngành đã trở
thành hàng hoá trao đổi trong và ngoài nước. Số lượng các xưởng thủ công
phân tán ngày càng nhiều và hình thành các tổ chức phường hội kết hợp sản
xuất. Tuy vậy, về cơ bản quy mô của các xưởng thủ công còn nhỏ, manh mún,
kỹ thuật lạc hậu.

Từ nửa đầu thế kỷ XVIII, nghề khai mỏ (sắt, đồng, vàng, thiếc, bạc,
than…) và luyện kim cũng phát triển ở nhiều nơi trong nước với quy mô
tương đối lớn. Ở Quảng Đông có nhiều công trường khai mỏ và luyện kim,
mỗi công trường có tới hàng nghìn công nhân, biết sử dụng sức cơ giới để đưa
chất đốt và quặng vào lò. Mỗi lò, mỗi ngày nấu được từ 10 đến 20 tấm thép
(mỗi tấm nặng 300 cân).
Thương nghiệp cũng có bước chuyển rõ nét.Thị trường trong nước
được mở rộng với các hàng hoá như tơ, bông, thuốc nhuộm, vải lụa. Việc
buôn bán với nước ngoài cũng được đẩy mạnh. Đồ sứ, hàng tơ, dệt, đồ sứ
được mang sang bán ở Inđônêxia, châu Âu. Việc buôn bán với nước ngoài do
các công ty độc quyền gọi là “thương hàng” đảm nhận. Ví dụ như ở Quảng

19


Châu, có một “thương hàng” lớn phụ trách việc mua bán với các công ty
Đông Ấn của các nước châu Âu.
Mặc dù vậy, Nhà Thanh chủ trương duy trì quan hệ sản xuất cũ, cản trở
sự phát triển của thủ công nghiệp, thương nghiệp, thực hiện chính sách “trọng
nông ức thương” và “bế quan toả cảng”. Chính quyền hầu như cắt đứt liên
lạc với bên ngoài, chỉ để lại cảng Quảng Châu cho phép buôn bán hạn chế.
Quan điểm trước sau là “sản vật của Thiên triều không có thứ gì không có,
không cần phải mượn hàng của ngoại di để trao đổi” [44;172]. Chính vì vậy,
những yếu tố tích cực của nền kinh tế Trung Quốc chịu sự chèn ép quyết liệt
và rất khó phát triển. Những manh nha của nền kinh tế TBCN có từ trước tồn
tại một cách tự phát và “bất hợp pháp”. Thái độ của triều đình nhà Thanh đi
ngược lại xu thế phát triển của lịch sử, tiếp tục đưa đất nước lún sâu vào
khủng hoảng. Tuy nhiên, những yếu tố kinh tế tiến bộ vẫn âm ỉ phát triển, bất
chấp sự cản trở của triều đình, đó là quy luật phát triển khách quan, không thể
chống lại.

Cùng với sự xâm nhập ngày càng sâu sắc của CNTD phương Tây, nền
kinh tế Trung Quốc đã có biến đổi tích cực. Nền kinh tế TBCN tiếp tục hình
thành và phát triển, kéo theo đó là những chuyển biến cơ cấu kinh tế, dần dần
phá vỡ tính khép kín của nền kinh tế Trung Quốc.
Quá trình xâm nhập của CNTB phương Tây vào Trung Quốc diễn ra
hết sức mạnh mẽ. Các quốc gia tham gia vào quá trình đó là Bồ Đào Nha, Tây
Ban Nha, Anh, Pháp, Mỹ và Nga. Các nước phương Tây tìm thấy ở Trung
Quốc thứ mà họ cần thiết đó là thị trường rộng lớn chưa được khai phá. Ban
đầu, hoạt động của họ là buôn bán và truyền giáo, về sau tiến dần đến âm
mưu xâm lược Trung Quốc. Hầu hết các nước phương Tây sau khi đến Trung
Quốc đã tìm cách thiết lập căn cứ thông thương lâu dài. Hoạt động kinh doanh
của thương nhân phương Tây là yếu tố quan trọng để củng cố hơn nữa quan
hệ sản xuất TBCN vào đất nước điển hình nhất của quan hệ sản xuất phong

20


kiến. Những hoạt động buôn bán của các nước phương Tây bị chính quyền
nhà Thanh cự tuyệt và gây khó khăn. Nhà Thanh không muốn mở rộng phạm
vi thông thương cho các nước phương Tây, tiến hành đánh thuế sản vật cao và
nhiều lần tịch thu hàng hoá của các lái buôn phương Tây. Sức ép đó đặt ra yêu
cầu cấp bách đối với các nước phương Tây là buộc nhà Thanh phải cho phép
tự do kinh doanh. Tuy vậy, thái độ của nhà Thanh hầu như không đổi, đó
cũng là lý do để các nước phương Tây, trước hết là Anh tiến hành xâm lược
Trung Quốc.
Các nước phương Tây đã mang vào Trung Quốc quan hệ sản xuất
TBCN và làm cho các ngành kinh tế bắt đầu phát triển rõ nét hơn. Sự phát
triển đó mang tính khách quan, hợp quy luật. Trong nông nghiệp, yếu tố kinh
tế hàng hoá đã trở nên phổ biến. Đã có nhiều hiện tượng các lái buôn xuất vốn
cho nông dân trồng trọt và cuối vụ thu theo thành phẩm. Một số sản phẩm

nông nghiệp vốn chỉ phục vụ cho địa chủ, quý tộc hay triều đình, đã được trao
đổi ở các trung tâm buôn bán. Hình thức lĩnh canh cũng có sự thay đổi. Chế
độ lĩnh canh “vĩnh viễn” trở nên phổ biến. Do hiện tượng mất mùa, sự tàn phá
của thiên tai nên các chủ đất bắt đầu nhượng bộ, giao ruộng đất cho nông dân.
Trong thủ công nghiệp, xuất hiện ngày càng nhiều các xưởng sản xuất
quy mô hơn, thuê hàng chục công nhân với hình thức trả công là tính ngày trả
tiền. Sức lao động đã trở thành hàng hoá, đó là yếu tố quan trọng để khẳng
định sự xuất hiện quan hệ sản xuất TBCN ở Trung Quốc. Quan hệ giữa chủ
công xưởng và người lao động là “chủ xuất vốn, thợ xuất sức”. Đến thế kỷ
XVIII, số lượng cũng như quy mô sản xuất của các xưởng thủ công không
ngừng tăng và hình thức hoạt động của nó cũng đổi khác. Chủ công xưởng
đem nguyên liệu cho người làm thuê và thu sản phẩm. Kỹ thuật sản xuất cũng
bắt đầu trở nên hiện đại hơn theo hướng sử dụng nhiều máy móc, các tổ chức
phường hội cũng được tổ chức tốt hơn.

21


Vào nửa đầu thế kỷ XIX, tình hình kinh tế Trung Quốc biến đổi khá
nhanh. Các ngành công nghiệp ra đời và phát triển mạnh mẽ. Một số ngành
công nghiệp quy mô lớn như khai mỏ đều do chính phủ quản lý. Nhân công ở
các mỏ một phần là người tù tội, một phần là từ nông dân bị phá sản. Các
xưởng sản xuất đồng, than, sắt ở Tứ Xuyên, Quảng Đông, Thiểm Tây, Giang
Tây… đã có tới hàng ngàn công nhân. Nhìn chung, phương thức hoạt động
của các xưởng sản xuất công nghiệp đã mang tính chất TBCN. Chế độ lao
động làm thuê hình thành.
Do sự phát triển của công nghiệp và thủ công nghiệp nên thương
nghiệp Trung Quốc thời kỳ này cũng rất phát đạt. Nhiều trung tâm buôn bán
sầm uất hình thành, giữ vai trò là đầu mối của các hoạt động trao đổi hàng hoá
trong nước. Sách vở lúc bấy giờ có nói đến việc buôn bán phát đạt ở một số

thành phố, thị trấn lớn như Trấn Phật Sơn, Quảng Đông, Hán Khẩu, Tô Châu:
“Sắt thép Phật Sơn buôn bán khắp chốn”, “Buôn bán sầm uất thứ nhất Tô
Châu”, “Lụa Hàng Châu sứ màu Giang Tây” [43;322]. Giao lưu buôn bán
của Trung Quốc với bên ngoài phát triển nhanh. Số tàu buôn của Trung Quốc
đến các nước Đông Nam Á năm 1820 là 295 chiếc, sức chở tới 85.200 tấn.
Số tàu buôn của ngoại quốc đến Trung Quốc thông qua cảng Quảng Châu
trong hai năm 1833 và 1834 là 213 chiếc, trong đó Anh có 101 chiếc, Mỹ 70
chiếc, Bồ Đào Nha 23 chiếc. Tàu buôn của nước ngoài đến mua các sản phẩm
nông nghiệp, thủ công nghiệp như chè, đồ sứ, tơ lụa, vải vóc… của Trung
Quốc [69;23].
Sau chiến tranh thuốc phiện (1840), kinh tế TBCN Trung Quốc phát
triển nhanh chóng. Nhiều cơ sở công nghiệp hiện đại đã được xây dựng, sử
dụng ngày càng nhiều máy móc vào sản xuất. Năm 1861, thương nhân Phúc
Châu mua máy móc của người nước ngoài để sản xuất chè, năm 1863, hiệu
buôn gạo Hồng Thịnh đã dùng máy xát gạo. Thời kỳ này, nền kinh kinh tế tư
bản dân tộc Trung Quốc được chấn hưng với việc nhiều nhà máy được xây

22


dựng. Đầu tiên là nhà máy cơ khí Phát Xương ở Thượng Hải, năm 1869 đã sử
dụng máy cái, đến 1870 đã sử dụng động cơ hơi nước. Tiếp đó là nhà máy tơ
Xương Long thành lập năm 1872 ở Nam Hải (Quảng Đông). Đến năm 1890
đã có khoảng 60 xưởng ươm tơ. Các ngành sản xuất diêm, bột mì, giấy, khai
mỏ cũng xây dựng nhiều nhà máy sản xuất. Từ thập niên 80 của thế kỷ XIX,
các thành phố Thượng Hải, Thiên Tân, Quảng Châu, Phúc Châu, Trùng
Khánh đều đã xây dựng các nhà máy sản xuất diêm. Đến đầu những năm 90,
hiện tượng thương nhân bỏ vốn kinh doanh đã nhiều hơn, số lượng xí nghiệp
của thương nhân không ngừng tăng.
Sự phát triển của nền kinh tế TBCN ở Trung Quốc, một mặt thể hiện

yêu cầu phát triển của đất nước, mặt khác chứng minh cho tính lạc hậu, bảo
thủ của chế độ phong kiến với cơ sở kinh tế vốn có của nó. Chính nền kinh tế
TBCN ngày càng thiết lập vững chắc ở Trung Quốc là cơ sở kinh tế hết sức
quan trọng để xuất hiện những hình thức cứu nước và chấn hưng đất nước
theo kiểu mới. Sự phát triển khách quan của các yếu tố kinh tế tiến bộ là động
lực thôi thúc những trí thức thức thời ở Trung Quốc đi tìm cách phá bỏ rào
cản cho nền kinh tế TBCN phát triển và dấy lên các phong trào yêu nước với
nội dung phát triển đất nước theo hướng TBCN.
* Về quân sự
Trong quá trình dấy nghiệp của vương triều Thanh, chế độ “Bát kỳ”
được coi là cơ sở nền tảng giúp họ dành được thiên hạ từ tay người Hán.
Nhưng theo thời gian, tác dụng của quân Bát kỳ cũng dần yếu đi. Và đặc biệt,
“tinh thần thượng võ của họ mất đi sau một thế hệ vì không còn là một tổ
chức các chiến sĩ mà chỉ còn là một bọn ăn bám vào giới cầm quyền. Họ đã
trở nên thối nát không còn sức chiến đấu nữa” [49;133]. Bấy giờ, “chỉ tính
riêng tại khu vực thành Bắc Kinh, đã có mấy chục vạn Kỳ nhân suốt ngày ăn
ở không, chỉ la cà chỗ này chỗ nọ để tìm thú vui. Họ không còn làm việc thủ
công, không cày ruộng, không doanh thương, không học hành, mà chỉ du thủ

23


du thực, suốt ngày chơi bời lêu lổng, cho nên những Kỳ nhân đó thường ra vào
quán trà, hí viện, sòng bạc, nhà chứa điếm” [31;458]. Trong khi đó, đến thế kỷ
XIX, tính thế tập vẫn được bảo trì trong quân Bát kỳ. Vì thế, một đứa trẻ cũng
có thể là một người lính Bát kỳ và được trả lương, dẫu rằng sau đó nó có thể sẽ
chẳng được huấn luyện và cũng chẳng biết gì về quân sự binh gia. Chất lượng
của quân Bát kỳ theo đó ngày càng sa sút trông thấy. Có thể lấy một ví dụ, vào
năm 1784, “Gia Khánh đi theo Càn Long đến duyệt binh tại Hàng Châu, quân
Bát kỳ trú phòng tại đó khi bắn tên đều đi ra ngoài đích, có người thậm chí

ngồi trên lưng ngựa đã té xuống đất” [31;457].
Bên cạnh Bát kỳ binh, sau khi đã nắm được quyền bính, triều đình Mãn
Thanh đã chỉnh đốn và chiêu mộ mới những đội lính người Hán, lập nên một
đội quân chính quy khác, gọi là “Lục doanh binh”. Tuy nhiên, cũng như quân
Bát kỳ, quân Lục doanh sau một thời gian dài quốc gia thanh bình, đến đầu
thế kỷ XIX lực lượng này cũng đã trở nên thối nát, mất hết sức chiến đấu và
vô kỷ luật. Trong hàng ngũ tướng lĩnh, tham nhũng diễn ra phổ biến. Các sĩ
quan thường mướn tạm thường dân để thế chỗ cho đủ số quân mỗi khi có cấp
trên kiểm tra và sau đó hưởng số lương của những chỗ khuyết quân đó. Việc
mua bán chức vụ tướng lĩnh cũng được thực hiện dễ dàng.
Về mặt tổ chức đã sa sút, mặt trang bị khí giới của quân đội nhà Thanh
còn ở vào tình trạng đáng báo động hơn. Là quê hương phát minh ra thuốc
súng, nhưng người Trung Quốc đã không biết phát huy hiệu quả của phát
minh này để phục vụ cho quốc phòng. Đến giữa thế kỷ XIX, người phương
Tây đã sử dụng phổ biến các loại vũ khí tân tiến như súng trường, súng liên
thanh, súng cối, địa lôi, ngư lôi… Trong khi đó, các loại vũ khí cổ truyền như
giáo, cung tên, đao, kiếm… vẫn là những loại vũ khí chính được trang bị của
lục quân Trung Quốc. Tới thập niên 50 của thế kỷ XIX, tướng quân của Tăng
Quốc Phiên vẫn chủ yếu sử dụng cung tên, cùng với một số súng “Điểu

24


thương”1 và súng thần công khi giao chiến với quân Thái Bình Thiên Quốc.
Sang đầu thập niên 60 của thế kỷ XIX, súng trường mới bắt đầu được người
phương Tây giới thiệu vào Trung Hoa, nhưng cũng chưa được trang bị rộng
rãi cho quân triều đình.
Trang bị vũ khí thủy quân cũng không khác gì lục quân. Trong khi các
nước phương Tây đã biết dùng chiến thuyền vỏ thép, chạy bằng động cơ hơi
nước, trang bị các loại súng hiện đại… thì thủy quân Trung Hoa vẫn còn dùng

các loại thuyền tay chèo hoặc thuyền buồm, với “ván mỏng đinh rỉ, trúng đạn
vỡ ngay”, cùng ít khẩu đại bác cũ kỹ. Vũ khí cá nhân của lính thủy cũng
không khác gì lính bộ, cũng vẫn chỉ là các loại giáo, mác, cung, kiếm truyền
thống. Chất lượng của thủy binh Trung Hoa cũng rất tồi tệ. Trước chiến tranh
thuốc phiện lần thứ nhất, trong một cuộc thao dượt của thủy quân Triết Giang,
“chỉ có một vài sĩ quan biết sử dụng súng phòng hải, người khác chẳng biết
phải dùng bao nhiêu thuốc đạn để bắn nữa” [56;136]. Tình trạng này đã được
một giáo sỹ kiêm lái buôn thuốc phiện phản ánh lại: “cả một hạm đội Trung
Hoa hơn ngàn chiến thuyền lớn nhỏ cộng lại cũng không đương cự được với
một chiến thuyền của ta” [56;137]. Bên cạnh đó, việc bố phòng bờ biển lúc
này cũng hết sức lơi lỏng. Nhiều pháo đài dọc theo duyên hải ít được tu bổ
nên không hoạt động được. Một ví dụ điển hình là: “các pháo đài duyên hải
tại Thiên Tân xây hồi mùa xuân thì mùa thu cùng năm đã sập” [56;137].
Có thể thấy, trong bối cảnh các nước thực dân phương Tây với “tàu
to”, “súng lớn” lăm le thôn tính Trung Quốc, thì một nền quốc phòng như
vậy không thể nào có thể bảo vệ nổi độc lập chủ quyền. Tiếc thay, đó chính là
hiện trạng của lực lượng quân đội Trung Hoa vào giữa thế kỷ XIX.
* Về giáo dục
Trung Quốc từ lâu đã được xem là nơi có chế độ khoa cử phát triển,
từng có ảnh hưởng rộng rãi không chỉ ở Đông Á, mà còn sang tận cả Tây Âu
1

Một loại súng trường cổ được du nhập vào Trung Quốc từ thời Minh.

25


×