Tải bản đầy đủ (.docx) (28 trang)

điều tra thực trạng tổ chức hướng dẫn trò chơi đóng vai theo chủ đề cho trẻ mẫu giáo lớn theo hướng đổi mới ở trường mầm non thị trấn thøa c

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (182.43 KB, 28 trang )

MỤC LỤC
A. PHẦN MỞ ĐẦU....................................................................3
I. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI...........................................................3
II. MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU…………………………….…….……..4
III. ĐỐI TƯỢNG VÀ KHÁCH THỂ NGHIÊN CỨU……...….4
IV. GIẢ THUYẾT KHOA HỌC…….…………………………………..4
V. NHIỆM VỤ NGHIÊN CỨU………………….………………………5
B. PHẦN NỘI DUNG
Chương 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN……..……………………………6
1.Nguồn gốc và bản chất của trò chơi đóng vai theo chủ đề……….…….6
2.Đặc thù của trò chơi đóng vai có chủ đề…………………….…….9
3.Ý nghĩa của trò chơi đóng vai có chủ đề đối với trẻ mẫu giáo….……..9
4.Sự phát triển của trò chơi đóng vai có chủ đề ở lứa tuổi mẫu giáo...…14
5.Hướng dẫn trẻ chơi………………………………………………...….16
CHƯƠNG II
ĐIỀU TRA THỰC TRẠNG TỔ CHỨC HƯỚNG DẪN TRÒ CHƠI ĐÓNG VAI
THEO CHỦ ĐỀ THEO HƯỚNG ĐỔI MỚI Ở MỘT SỐ TRƯỜNG MẦM NON
HUYỆN LƯƠNG TÀI……………………..…18
I.VÀI NÉT VỀ TRƯỜNG MẦM NON ĐIỀU TRA HUYỆN LƯƠNG
TÀI………………………………...……………………………………18
1. Trường mầm non Mỹ Hương……………………...…………………19
2. Trường mầm non Lai hạ……...………………………………………20
II. THỰC TRẠNG TỔ CHỨC TRÒ CHƠI ĐÓNG VAI THEO CHỦ ĐỀ CHO
TRẺ MẪU GIÁO LỚN Ở TRƯỜNG MẦM NON MỸ HƯƠNG VÀ TRƯỜNG
MẦM NON LAI HẠ………………………………...…20
1. Thực trạng hướng dẫn trẻ chơi trò chơi đóng vai theo chủ đề của giáo viên
trường mầm non Mỹ Hương và trường mầm non Lai Hạ………....20
2. Thực trạng chơi của trẻ mẫu giáo lớn ở trường mầm non Mỹ hương và trường
mầm non Lai Hạ………………………..……………………….22
3. Nhận xét chung………………………………………………………23
4. Nguyên nhân của thực trạng………………………………………….24


III. ĐỀ XUẤT CÁCH KHẮC PHỤC THỰC TRẠNG……………...…25
1.Tận dụng nguyên liệu sẵn có trong thiên nhiên và làm thêm đồ dùng..25
2.Xây dựng chủ đề và nội dung chơi phong phú………………………..27
C. PHẦN KẾT LUẬN…………………...……………………………..27
I.Kết luận……………………….……………………………………….27
II. Ý kiến đề xuất………………...……………………………………...28
III. Kiến nghị sư phạm ………………………...……………………….28


A. PHẦN MỞ ĐẦU
I. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI
Hoạt động vui chơi là hoạt động chủ đạo của trẻ mẫu giáo, chiếm vị trí trung tâm
trong chương trình giáo dục mầm non “Trẻ học bằng chơi, chơi mà học” và
thường được sử dụng làm phương tiện giáo dục toàn diện cho trẻ mẫu giáo ở
trường mầm non. Trò chơi là một hình thức hoạt động sống mà trong đó các cơ
thể non trẻ được hoàn thiện. Cơ thể sống càng ở mức phát triển cao thì thời kì thơ
ấu càng dài. Trong trò chơi, đứa trẻ còn lĩnh hội những kinh nghiệm lịch sử của
loài người nữa. Trong các hoạt động vui chơi thì trò chơi Đóng vai theo chủ đề là
chơi đặc trưng cơ bản của lứa tuổi mẫu giáo. Trò chơi này là trò chơi trẻ mô
phỏng lại đời sống xã hội của người lớn. Trong đó, các nhân vật của trò chơi là
những con người cụ thể có tư tưởng, đạo đức … Phản ánh lối sống, nghề nghiệp
của một xã hội nhất định. Trong trò chơi của trẻ, ta có thể nhìn thấy dấu vết của
thời đại. Nếu trò chơi được tổ chức tốt và đảm bảo tính hứng thú, tự nguyện …
Tính nhận thức và phát triển thì sẽ là phương tiện giáo dục và phát triển toàn diện


nhân cách trẻ mẫu giáo, đó là những việc làm rất cần thiết đối với mỗi giáo viên
mầm non.
Chính vì vậy mong muốn điều tra thực tiễn hoạt động vui chơi đặc biệt là trò
chơi Đóng vai theo chủ đề này ở trường mầm nom nhằm làm rõ nguyên nhân

thực trạng tổ chức hướng dẫn trò chơi Đóng vai theo chủ đề cho trẻ mẫu giáo
theo hướng đổi mới ë líp 5-6 tuæi trêng mÇm non ThÞ TrÊn Thøa.
Vì thế cho nên t«i chọn đề tài nghiên cứu là “điều tra thực trạng tổ chức
hướng dẫn trò chơi Đóng vai theo chủ đề cho trẻ mẫu giáo lớn theo hướng đổi
mới ở trường mầm non Thị Trấn Thøa ”
II. MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU
Nhằm phát hiện thực trạng tổ chức hướng dẫn trò chơi Đóng vai theo chủ đề cho
trẻ mẫu giáo lớn theo hướng đổi mới ở trêng mÇm non ThÞ TrÊn Thøa. Từ đó đề
xuất cách khắc phục tình trạng trên góp phần nâng cao chất lượng tổ chức hoạt
động chơi cho trẻ mẫu giáo lớn ở trường mầm non
III. ĐỐI TƯỢNG VÀ KHÁCH THỂ NGHIÊN CỨU
1.Đối tượng nghiên cứu: §iều tra thực trạng tổ chức hướng dẫn trò chơi Đóng
vai theo chủ đề cho trẻ mẫu giáo lớn theo hướng đổi mới ở trường mầm non ThÞ
TrÊn Thøa.
2.Khách thể nghiên cứu:
Trò chơi Đóng vai theo chủ đề của trẻ mẫu giáo ở trường mầm non.
IV. NHIỆM VỤ NGHIÊN CỨU


1. Nghiên cứu để xây dựng cơ sở lý luận của việc tổ chức hoạt động chơi đóng
vai theo chủ đề cho trẻ mẫu giáo ở trường mầm non theo hướng đổi mới.
2. Điều tra thực trạng tổ chức hướng dẫn trò chơi Đóng vai theo chủ đề theo
hướng đổi mới cho trẻ mẫu giáo lớn ở líp 5 tuæi B vµ líp 5 tuæi A trêng mÇm
non ThÞ TrÊn Thøa.
3.Đề xuất cách khắc phục thực trạng trên.
V. GIẢ THUYẾT KHOA HỌC
Thực trạng tổ chức trò chơi Đóng vai theo chủ đề phụ thuộc một phần vào cách tổ
chức hướng dẫn của người giáo viên mầm non. Nếu phát hiện được thưc trạng tổ
chức trò chơi Đóng vai theo chủ đề cho các cháu mẫu giáo lớn theo hướng đổi
mới ở trường mầm non thì có thể đưa ra được cách khắc phục tình trạng ấy.

Nhằm góp phần nâng cao chất lượng tổ chức hoạt động chơi cho trẻ mẫu giáo ở
trường mầm non ThÞ trÊn Thøa.
B. PHẦN NỘI DUNG
Chương 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN
1.Nguồn gốc và bản chất của trò chơi đóng vai theo chủ đề
Khi bàn về bản chất và nguồn gốc của trò chơi đóng vai theo chủ đề của trẻ đãcó
rất nhiều quan điểm, ý kiến khác nhau.
a.Theo trường phái sinh học cho rằng: Trò chơi của trẻ em là do bản nang quy
định, chơi chính là giải tỏa năng lượng dư thừa, là sự luyện tập trước những chức
năng mà trẻ em phải đảm nhận trong xã hội khi chúng đến tuổi trưởng thành. Từ
đó phủ nhận ảnh hưởng của môi trường xã hội đến nội dung chơi của trẻ em.


b.Theo trường phái phân tâm học cho rằng: Trò chơi của trẻ em cũng do bản
năng quy định. Chơi của trẻ chính là những giấc mơ, mộng ảo mang tính vô thức.
Trong trò chơi của trẻ chứa đựng những ý nghĩ thầm kín và những mong muốn
vô thức của trẻ em.Từ đó, các tác giả này cho rằngtrò chơi là phương tiện, con
đường duy nhất giúp trÎ bù đắp lại những “thiếu hụt” của mình và để “trả thù”
những người lớn xung quanh luôn cấm đoán chúng.
Các quan điểm kể trên đều nhấn mạnh đến vai trò của bản năng tự nhiên, từ đó
phủ nhận các tác động tích cực của thế giới bên ngoài đến nội dung chơi của trẻ
và càng phủ nhận vai trò hoạt động một cách có ý thức và hoạt động tích cực của
chính bản thân trẻ trong trò chơi. Từ những quan niệm về chơi như thế đã xuất
hiện và phát triển thuyết “giáo dục tự do”do nguyên tắc cứ để cho trẻ theo nhu
cầu, theo ý muốn của nó và người lớn không nên can thiệp vào các trò chơi của
trẻ em. Tuy nhiên họ có thể giúp trẻ bằng cách cung cấp nguồn vật liệu chơi cho
trẻ.
c.Theo trường phái mác xít đã khẳng định rằng: Trß chơi có nguồn gốc từ lao
động, nội dung chơi phản ánh cuộc sống hiện thức xung quanh trẻ.
Các nhà nghiên cứu về trò chơi như A.Allon, N.Khrixtencen, R. Pfiutse, I.

Launer… đều cho rằng, bản chất của trò chơi đóng vai ở lứa tuổi mẫu
giaoschinhs là sự phản ánh cuộc siings, là hoạt động của chúng được quy định
bởi những điều kiện xã hội.
Nhà tâm lý học người Phaps A.Vallon khẳng định về bản chất xã hội của trò chơi
và nhờ sự giúp đỡ của nó mà trẻ em chiếm lĩnh được thế giới đồ vật và các mối


quan hệ xã hội xung quanh. Ông không những chỉ ra mối quan hệ giữa hiện thực
và óc tưởng tượng mà còn chỉ ra sự bắt chước của trẻ em trong trò chơi. Trẻ em
nhắc lại những ấn tượng đã được trải nghiệm vào trò chơi và sự bắt chước này có
chọn lọc. Trẻ em bắt chước những người có uy tín với chúng, những người chúng
gắn bó và yêu quý.
Nhà giáo dục học người Đức N. Khrixtencen cho rằng, trò chơi không phải là bất
biến, nó đã và luôn đúng là như vậy, trò chơi phản ánh từng hiện tượng của cuộc
sống xã hội nằm trong quá trình phát triển … Tất cả mọi trò chơi đều là sự phản
ánh cuộc sống xã hội.
Tóm lại, các nhà tâm lý- giáo dục học Xô viết và phương Tây tiến bộ đều xem xét
trò chơi của trẻ em như là một hoạt động Xã hội (mang tính chất xã hội về nguồn
gốc ra đời của mình, về khuynh hướng, về nội dung, về tính chất…).
Bản chất của trò chơi đóng vai có chủ đề có thể hiểu đó là sự tái tạo lại những
hành động của người lớn cũng như thái độ và các mối quan hệ giữa họ với nhau
trong hoạt động lao động và sinh hoạt hàng ngày của trẻ trong trò chơi của
mình.Đây là sự phản ánh độc đáo của trẻ về đời sống xã hội của người lớn mà nổi
bật hơn cả là mối quan hệ giữa người với người. Trong khi chơi trò chơi này, trẻ
nhập vào các “vai” và cố gắng hành động phù hợp với vai mà mình đảm nhận
đồng thời trể tự thiết lập quan hệ với các vai chơi khác trong trò chơi.
2.Đặc thù của trò chơi đóng vai có chủ đề:


Trò chơi đóng vai có chủ đề là do trẻ tự nghĩ ra(tự nghĩ ra dự định chơi, lập kế

hoạch chơi, chọn bạn chơi, phân vai chơi và tìm kiếm phương tiện phù hợp dư
định chơi ban đầu…).
Trò chơi đóng vai có chủ đề bao giờ cũng có các vai, có chủ đề, có nội dung và
hai mối quan hệ(quan hệ thực và quan hệ chơi), có hoàn cảnh tưởng tượng. Tất cả
các thành tố này liên quan mật thiết với nhau bổ xung cho nhau. Nếu thiếu một
trong hai thành tố kể trên thì lúc ấy không còn là trò chơi đóng vai có chủ đề nữa.
Trò chơi đóng vai có chủ đề mang tính tự do, tự nguyện, tính sáng tạo, tính tự lập
cao hơn so với một số trò chơi khác.
3.Ý nghĩa của trò chơi đóng vai có chủ đề đối với trẻ mẫu giáo
Trò chơi đóng vai có chủ đề có một ý nghĩa đặc biệt đối với trẻ mẫu giáo. Nó giữ
vai trò là hoạt động chủ đạo của trẻ, đồng thời là phương tiện giáo dục hiệu quả
cho trẻ đặc biệt là giáo dục tình cảm đạo đức- xã hội. Trong khi chơi vơi loại trò
chơi này, trẻ làm quen với xã hội của người lớn, học hỏi cách ứng xử và giao tiếp
trong xã hội của họ. Trẻ lớn lên cùng bạn bè, có tình cảm với bạn bè, có tinh thần
trách nhiệm trước nhóm chơi, đôi khi biết hi sinh ý muốn cá nhân vì lợi ích chung
của cả nhóm chơi và cũng ở nhóm chơi của mình trẻ biết nhận xét đánh giá bạn
bè và ngay cả bản thân mình. Thông qua chơi trẻ học làm người. Nếu không có
loại trò chơi này, việc học làm người lớn của trẻ rất khó khăn. Mặt khác, Trong
khi chơi bắt chước lao động của người lớn, trẻ dần dần nắm được những kĩ năng
lao động đơn giản và có tình cảm với nghề nghiệp của họ, từ đó giúp trẻ thêm


kính trọng người lao động. Như vậy, trò chơi đóng vai có chủ đề là một con
đường chuẩn bị cho trẻ đến với lao động sau này.
Ở trẻ mẫu giáo, trong hoạt động vui chơi trí tưởng tượng càng được phát triển
thêm một bước căn bản: chuyển từ tưởng tượng bên ngoài vào bình diện bên
trong. Nếu trước đây quá trình tưởng của trẻ gắn liền với đồ chơi và hành động
chơi thì bây giờ những vật thay thế cũng như trong hành động chơi không nhất
thiết phải có , trẻ đã biết hình dung những cái đó trong óc, biết xây dựng tình
huống mới trong trí tưởng tượng của mình. Chẳng hạn ở trò chơi “tàu thủy”, một

em bé đóng vai thuyền trưởng, tuy chỉ đứng trên chiếc ghế mà vẫn tưởng tượng
được là mình đang vượt đại dương, đã chống chọi với phong ba bão táp như thế
nào. Khi mẹ em gọi về ăn cơm thì em đã nói: “Khoan hãy, để con cho tàu vượt
qua cơn bão này đã!”. Như vậy trò chơi đã giúp trẻ phát triển trí tưởng tượng với
hình thức hướng nội, còn gọi là tưởng tượng thầm, hay tưởng tượng bên trong.
Đây mới là dạng tưởng tượng đích thực.
Trò chơi đóng vai có chủ đề tác động rất mạnh đến sự phát triển của đời sống tình
cảm của trẻ mẫu giáo. Đứa trẻ lao vào trò chơi với tất cả tinh thần say mê của nó.
Trong khi vui chơi trẻ tỏ ra rất vui sướng và nhiệt tình. Khi phản ánh vào trò chơi
những mối quan hệ giữa người và người và nhập vào những mối quan hệ đó thì
những rung động mang tính người được gợi lên ở trẻ. Hơn nữa, thái độ vui mừng
hay buồn rầu của trẻ lại còn phụ thuộc vào hoàn cảnh được tạo nên bởi trí tưởng
tượng. Do đó trong trò chơi trẻ đã biểu hiện được tình người, như thái độ chu đáo
ân cần,sự đồng cảm, tinh thần tương trợ và những phẩm chất đạo đức khác. Trò
chơi tác động mạnh đến trẻ em tríc hết chính là vì nó thâm nhập một cách dễ


dàng hơn cả vào thế giới tình cảm của chúng, mà tình cảm đối với trẻ lại là động
cơ hành động mạnh mẽ nhất.
Đứa trẻ bị hấp dẫn bởi trò chơi đến mức say mê, vì qua trò chơi trẻ cảm nhận
được cái hay, cái đẹp trong xã hội người lớn bằng con mắt trẻ thơ. Những tình
cảm mà trẻ bộc lộ trong trò chơi là tình cảm chân thực thẳng thắn, không có gì là
giả tạo. Không bao giờ đứa trẻ thờ ơ với c¸i mà nó biểu hiện khi nhập vai.
“Người mẹ” thực sự buồn rầu khi “đứa con” không biết vâng lời, người “phi
công” thực sự lo l¾ng khi “chiếc máy bay” của mình bị hỏng và “người thuyền
trưởng”hết sức vui mừng vì vượt qua được một cơn bão biển.
Những hành động đó trong khi chơi giúp cho đời sống tình cảm của trẻ ngày càng
phong phú và sâu sắc.
Qua trò chơi, trẻ còn được hình thành những phẩm chất ý chí như tính mục đích,
tính kỉ luật, tính dũng cảm. Những đức tính này do nội dung trò chơi quyết định.

Nếu trẻ đóng vai người lính gác thì phải thực hiện kỉ luật thật nghiêm chỉnh, nếu
trẻ đóng vai người cứu thương thì phải tận tình chu đáo, nếu trẻ đóng vai lái xe
thì phải bình tĩnh, nhanh nhẹn hoạt bát…
Trò chơi là hoạt động chủ đạo của trẻ mẫu giáo vì nó tạo ra những tâm lí đặc
trưng cho tuổi mẫu giáo mà nổi bật hơn hết là tính hiện tượng là tính dễ xúc cảm
khiến cho nhân cách của trẻ mẫu giáo mang tính độc đáo khó tìm thấy ở các lứa
tuổi khác.
Khi xác nhận rằng vui chơi là hoạt động chủ đạo của trẻ mẫu giáo thì việc tổ chức
các trò chơi cho trẻ là cực kì quan trọng và có ý nghĩa giáo dục to lớn. Tổ chức


trò chơi chÝnh là tổ chức cuộc sống cho trẻ, trò chơi là phương tiện để trẻ học
làm người.
Trò chơi có một ý nghĩa rất quan trọng đối với trẻ. Ý nghĩa này chẳng khác gì ý
nghĩa của sự hoạt động, sự làm việc và sự phục vụ đối với người lớn. Đứa trẻ thể
hiện như thế nào trong trò chơi thì sau này trong phần lớn trường hợp nó cũng thể
hiện như thế trong công việc. Vì cậy một nhà hoạt động trong tương lai trước tiên
phải được giáo dục trong trò chơi. Toàn bộ lịch sử của con người là một nhà hoạt
động hay một cán bộ có thể quan niệm như là một quá trình phát triển của trò
chơi, như sự chuyển dịch dần từ sự tham gia vào trò chơi sự thực hiện các công
việc. Cũng vì vậy mà ta có quyền gọi trò chơi là trường học của cuộc sống.
4.Sự phát triển của trò chơi đóng vai có chủ đề ở lứa tuổi mẫu giáo
Trước tuổi mẫu giáo, trÎ chơi các trò chơi thao tác các đồ vật và đồ chơi là chủ
yếu. Đến cuối năm thứ hai bắt đầu xuất hiện trò chơi mô phỏng, trẻ bắt chước
một số hành động của người lớn như giặt quần áo, quét nhà đọc báo… tất cả
những điều kiện này tạo điều kiện cho trể chơi những trò chơi có vai ở lứa tuổi
mẫu giáo sau này. Lứa tuổi nhà trẻ, trể thường chơi một mình, chơi bên cạnh ban
và trò chơi không bền, trẻ dễ bị lôi cuốn bởi các tác động từ bên ngoài. Vào tuổi
mẫu giáo trò chơi đóng vai theo chủ đề xuất hiện có vai hoặc không. Trẻ bước
đầu đã biết đóng vai và hành dộng phù hợp với vai chơi. Hành động chơi của trẻ

mang tính chất có chủ đề được tập hợp lại theo một chuỗi có ý nghĩa đời sống
thường ngày. Nội dung chơi chỉ là những hành động muôn hình muôn vẻ với đồ
vật, đồ chơi. Hình thức chơi ở giai đoạn này vẫn là chơi cá nhân hoặc chơi bên


cạnh bạn như ở giai đoạn trước. Những trò chơi cùng nhau chỉ có thể xuất hiện
với sj tham gia của người lớn.
Tiếp theo, trò chơi đóng vai theo chủ đề của trể có bước tiến nhảy vọt. Trẻ dẫ biết
xác định vai trò bằng lờ sau khi đã thực hiện một vài hành động tương ứng với
vai chơi, sau trẻ biết xác định vai bằng lời nói và hành động tương ứng với vai
chơi ngay từ đầukhi trể nhận vai chơi. Cùng với nhập vai, trể biết sử dụng chuyển
hành động chơi từ vật nầy sang vật khác, biết sử dụng thay thế trong khi chơi.
Nội dung chơi vẫn là những hành độngvới đồ vật gắn liền vơi việc trải nghiệm
tình cảm của vai chơi(ví dụ mẹ nấu bột cho con, mẹ ru con ngủ, bác sĩ khám bệnh
cho búp bê…). Trể thường chơi bên cạnh nhau, các hành động chơi của trẻ không
phụ thuộc vào nhau, trê chưa biết thỏa thuận cùng chơi. Động cơ chơi của trể
thường gắn liền với hứng thú được hành động với đồ vật, đồ chơi khi chúng rơi
vào tầm nhìn của trẻ.
Đến lứa tuổi mẫu giáo nhỡ(4-5 tuổi) trò chơi đóng vai có chủ đề dẫ bắt đầu hoàn
thiện, trẻ biết tự điều khiển trò chơi của mình, các nhóm chơi nhỏ dần đượccủngn
cố và mở rộng thành những nhóm chơi đông hơn, ổn định và bền vững hơn. Các
thành viên trong nhóm dã biết thỏa thuận cùng nhau, biết thiết lập các mối quan
hệ trong khi chơi. Nội dung chơi phong phú hơn và chủ đề chơi cũng được mở
rộng: cùng với những hành độngchơi với đồ vật, đồ chơi,trẻ còn biết phản ánh
vào nội dung chơi cả những mối quan hệ xã hội nữa. Chủ đề về sinh hoạt gia đình
được mở rộng và bắt đầu chuyển sang chủ đề lao động và phản ánh các hiện
tượng trong xã hội. Trong từng nhóm chơi số vai chơi đã đông hơn, trẻ biết tự
thiết lập mối quan hệ với nhau, biết biểu hiện với vai chơi của mình. Đến tổi mẫu



giáo nhỡ thì một số nhóm đã biết liên kết và phối hợp cùng nhau theo một chủ đề
chung.
Vào tuổi mẫu giáo lớn(5-6 tuổi) các nhóm chơi ổn địnhvà bền vững trên cơ sở
của các nhóm chơi từ lớp nhỡ chuyển lên, dần dần xuất hiện nhiều trò chơi tập
thể có thể kéo dài hàng tuần, hàng tháng. Số lượng vai chơi đông, kéo theo việc
chủ động và xuất hiện chủ đề chơi mới làm cho nội dung chơi trở lên đa dạng
phong phú .
Trể tự tổ chức và điều khiển trò chơi kh«ng cần có sự hỗ trî trùc tiếp của người
lớn. Trể bắt đầu chú ý đến chất lượng đóng vai, từ đó yêu cầu cụ thể cho mỗi vai
chơi, biết phân công vai nào cho ai là hợp lí, tự lựa chọn “thủ lĩnh”, điều khiển
trò chơi. Trong khi chơi trẻ tích cực trao đổi cùng nhau, thỏa thuận bàn bạc về dự
định chơi, bổ xung phương tiện chơi, dự kiến đưa thêm trò chơi mới. Giữa các
nhóm chơi có mối quan hệ chặt chẽ với nhau, phối hợp cùng nhau hướng theo
một chủ đề chung dưới sự điều khiển của “thủ lĩnh”. Trong quá trình chơi trẻ biết
nhận xét và đánh giá các bạn khác cũng như biết nhận xét về bản thân mình.
5.Hướng dẫn trẻ chơi
Trước hết phải tạo môi trường chơi đa dạng, phong phú , hấp dẫn và an toàn cho
trẻ.
Cho trẻ được tự chọn trò chơi, nhóm chơi theo nhu cầu và ý thích của chúng, tạo
cơ hội cho trẻ được bộc lộ và phát triển tính tự lập trong khi chơi. Cô giáo cần
phát huy tính tích cực, tính tự lập cũng như óc sáng tạo của trẻ, không nên bắt trẻ
chơi theo ý định của cô. Hãy để cho trẻ tự lựa chọn nhóm chơi, tự tìm bạn để


cùng chơi. Cô giáo chỉ làm nhiệm vụ khêu gợi sự thích thú của trẻ đối với từng
loại trò chơi. Nếu xảy ra tình trạng phân bố quá chênh lệch số lượng trẻ chơi giữa
các nhóm chơi thì cô giáo không nên điều động một cách độc đoán bắt buộc mà
chỉ nên làm nhiện vụ “quảng cáo”cho các trò chơi cần bổ xung người. Trẻ dễ
dàng tiếp thu sự giới thiệu đó và tự mình chủ động sang chơi.
Trong khi trẻ chơi, cô giáo cần đặc biệt quan tâm đến nội dung chơi của trẻ,

hướng trẻ vào việc mô phỏng những hiện tượng, những mối quan hệ lành mạnh
của mọi người xung quanh cũng như kịp thời uốn nắn những lệch lạc của trẻ khi
chơi với những nội dung tiêu cực không lành mạnh. Đồng thời cô giáo phải giúp
trẻ mở rộng chủ đề, làm giàu nội dung, thiết lập mối quan hệ giữa các vai chơi
trong nhóm chơi cũng như mở rộng liên kết với các nhóm chơi kh¸c hướng theo
một chủ đề chung nào đó bằng cách gợi ý, đề nghị với trẻ, những ý kiến đề xuất
phải phù hợp với hiểu biết của trẻ hoặc tạo ra hoàn cảnh chơi thêm vai mới…
Sự hướng dẫn của cô giáo phải chân tình, vừa phải khéo léo, sao cho trẻ vẫn cảm
thấy mình làm chủ cuộc chơi mmà vẫn không bị ai áp đặt cả. Đối với mẫu giáo bé
và nhỡ, cô giáo có thể tham gia chơi trực tiếp, nhập vào một vai chơi cụ thể.
Thông qua vai mình đóng, cô chỉ cho trẻ biết cách thao tác với đồ vật, cách biểu
hiện vai chơi, cách biểu hiện và mô tả hành động “giống như”, giải thích cho trẻ
rõ ràng cụ thể, giúp trẻ thỏa thuận cùng nhau… Còn với lứa tuổi mẫu giáo lớn,
cần phát huy tính tự quản của trẻ trong khi chơi (tự chọn chủ đề, phân vai, phối
hợp hành động chơi với nhau). Cô đứng ngoài quan sát, theo dõi và chỉ vào cuộc
chơi khi thấy thật cần thiết như khi trẻ có xung đột mà tự chúng không thể giải
quyêt được hoặc trẻ muốn mở rộng chủ đề làm giàu nội dung chơi nhưng chưa


biết làm cách nào để chơi hay hơn thế nữa, giống với cuộc sống thực hơn nữa.
Trong quá trình chơi, cô vận dụng linh hoạt, mềm dẻo các biện pháp chơi trực
tiếp hoặc gián tiếp để hướng dẫn trẻ chơi tùy theo mục tiêu giáo dục và độ tuổi
của trẻ. Kết thúc trò chơi thường nhẹ nhàng, khéo léo chuyển sang hoạt động
khác tiếp theo hoặc tạo tâm thế cho trẻ chờ đợi vào trò chơi tiếp theo vào ngày
hôm sau, tạo cho trẻ niềm vui chờ đón ngày mai.
CHƯƠNG II
ĐIỀU TRA THỰC TRẠNG TỔ CHỨC HƯỚNG DẪN TRÒ CHƠI ĐÓNG
VAI THEO CHỦ ĐỀ THEO HƯỚNG ĐỔI MỚI Ở TRƯỜNG MẦM NON
THÞ TRÊN THøA
I.VÀI NÉT VỀ TRƯỜNG MẦM NON ĐIỀU TRA HUYỆN LƯƠNG TÀI

Trường mầm non Mỹ hương- Trường mầm non Lai Hạ
Trường mầm non Mỹ Hương và trường mầm non Lai Hạ là hai trường gần nhau
ở cuối huyện Lương Tài. Cả hai trường được thành lập từ năm 1992, chưa có
phòng học riêng mà các lớp được học nhờ ở các nhà hội trường của các thôn. Mỗi
khi thôn có hội nghị là các cháu phải nghỉ học, rất ảnh hưởng đến chất lượng của
trẻ. Sau đó, được sự quan tâm của các cấp ủy Đảng chính quyền địa phương các
lớp học đã dần được xây dựng nhưng diện tích phòng học cũng như chất lượng
phòng học chưa đáp ứng được nhu cầu học của trẻ.Theo sự chỉ đạo của Phòng
GD-ĐT huyện Lương tài, từ năm 2004 các lớp 5 tuổi của hai trường đã thực hiện
chương trình đổi mới. Sau đó, đến năm 2009 thì đồng loạt tất cả các lớp đều thực
hiện chương trình đổi mới cùng các lớp trong toàn huyện Lương Tài. Trường


mầm non Lai Hạ đã 3 năm liền đạt trường tiên tiến của huyện, nhưng trường
mầm non Mỹ Hương chỉ đạt mức trung bình mà thôi.
1. Trường mầm non Mỹ Hương:
Trường mầm non Mỹ Hương có tất cả 19 giáo viên và nhân viên. Trong đó có 1
hiệu trưởng, 2 phó hiệu trưởng, 14 giáo viên và 2 nhân viên(1 kế toán, 1 cô nuôi).
Trình độ chuyên môn: 7 đại học, 1 cao đẳng (đang học đại học), 7 trung cấp (có
2 giáo viên đang học đại học) và 4 đang học cao đẳng(vừa học vừa làm).
Tuổi đời cao nhất là 51 tuổi, thấp nhất là 19 tuổi. Tuổi trung bình là 29 tuổi.
Thâm niên công tác: Cao nhất là 31 năm, thấp nhất là 1 năm. Thâm niên trung
bình là 9 năm.
Về cơ sở vật chất của trường còn rất nghèo nàn: 100% phòng học của các lớp là
nhà cấp bốn thậm trí có phòng quá cũ, sân chơi dẫ bị xuống cấp mà chưa được
sửa sang. Đồ dùng đồ chơi có quá ít so với nhu cầu của chương trình học.
Trường có tất cả 245 cháu với 12 lớp học: 4 lớp 5 tuổi(87 cháu), 3 lớp 4 tuổi(96
cháu), 2 lớp 3 tuổi(57 cháu) và 3 lớp nhà trẻ 24-36 tháng(35 cháu).
Gia đình trẻ: Phần lớn chủ yếu bố mẹ trẻ đều làm nghề nông thu nhập thấp. Một
số còn gửi con ở nhà cho ông bà chăm sóc để đi làm xa, một số cháu có bố mẹ

làm nghề kinh doanh. Do vậy, họ ít có thời gian quan tâm đến việc học tập của
các cháu. Một số ít cháu có bố hoặc mẹ làm nghề dạy học, những cháu này được
bố mẹ quan tâm nhiều hơn nhưng những cháu này lại chỉ là số nhỏ so với số đông
các cháu có ít sự quan tâm của bố mẹ.
2. Trường mầm non Lai hạ:


Trường mầm non lai hạ có tất cả 10 giáo viên. Trong đó có 1 hiệu trưởng, 1 phó
hiệu trưởng và 6 giáo viên và 2 nhân viên (1 kế toán, 1 cô nuôi).
Trình độ chuyên môn: 4 đại học, 6 trung cấp(4 đang học đại học)
Tuổi đời cao nhất là 53 tuổi, thấp nhất là 26 tuổi, tuổi trung bình là 30
Thâm niên công tác: cao nhất là 34 năm, thấp nhất là 2 năm. Trung bình là
8năm.

Về sơ sở vật chất trường mầm non Lai Hạ có phòng học khang trang hơn trường
Mỹ hương. Trường có 1 cụm điểm có các phòng học kiên cố rộng rãi, thoáng mát
rất thuận lợi cho việc dạy và học của cô và trẻ ở đó.
Trường có tất cả cháu với 6 lớp học: 2 lớp 5 tuổi(46 cháu), 2 lớp 4 tuổi(52
cháu), 1 lớp 3 tuổi(26 cháu) và 1 lớp nhà trẻ 24-36 tháng tuổi(12 cháu)
Gia đình trẻ: cũng hầu hết phần lớn bố mẹ trẻ đều làm nông nghiệp thu nhập thấp
công việc bận rộn ít có thời gian quan tâm đến việc học tập của trẻ, có một số ít
bố mẹ trẻ làm nghề dạy học có điều kiện quan tâm đến trẻ hơn, kinh doanh, bộ
đội, công nhân giống như ở địa phương Mỹ Hương.
II. THỰC TRẠNG TỔ CHỨC TRÒ CHƠI ĐÓNG VAI THEO CHỦ ĐỀ
CHO TRẺ MẪU GIÁO LỚN Ở TRƯỜNG MẦM NON MỸ HƯƠNG VÀ
TRƯỜNG MẦM NON LAI HẠ
1. Thực trạng hướng dẫn trẻ chơi trò chơi đóng vai theo chủ đề của giáo viên
líp 5 tuæi A vµ 5 tuæi B trêng mÇm non ThÞ TrÊn Thøa.



Qua điều tra, thấy rằng việc tổ chức híng dẫn cho trẻ chơi trò chơi ĐVTCĐ ở
trường mầm non Mỹ Hương và trường mầm non Lai Hạ còn ít được quan tâm.
Một tuần trẻ chỉ được chơi 2-3 buổi trong giờ hoạt động góc có sự hướng dẫn của
cô. Nội dung của buổi chơi cũng ít được mở rộng. Giáo viên chủ yếu cho trẻ
chơi: gia đình, phòng khám, cửa hàng bách hóa(chủ điểm Gia đình) chơi theo
nhóm nhỏ ở trong góc chơi. Còn các trò chơi khác ít được quan tâm do không có
sẵn đồ dùng đồ chơi, tuy nhiên để tiến hành được trò chơi ĐVTCĐ cho trẻ thì các
cô giáo cũng đã thực hiện các bước sau:
Bước 1: thỏa thuận trước khi chơi
+Cô giới thiệu các góc chơi. Các góc chơi được các cô bố trí cách đều trong lớp
học, mỗi góc đều có các loại đồ dùng như: đồ chơi bằng nhựa (Bộ đồ chơi nấu
ăn, bộ đồ chơi bác sĩ khám bệnh). Đồ chơi cô giáo tự làm (Quần áo búp bê, làn,
các loại rau củ quả, bánh kẹo…)
+

Thỏa thuận chủ đề chơi


+ Thỏa thuận vai chơi
+ Thỏa thuận nội dung chơi
+Chọn người điều khiển cuộc chơi
Bước 2: Quá trình chơi
+ Cô bao quát chung: Sự tham gia của giáo viên diễn ra dưới nhiều hình thức: từ
quan sát, nhận xét bằng cái gật đầu hoặc mỉm cười cho đến gợi ý khuyến khích
động viên giúp đỡ trẻ nhút nhát tham gia chơi như bằng cách nói “Cháu hãy
tưởng tượng mình là người bán hàng và bán những cái bánh cho khách nhé!”.
Có giáo viên còn tham gia vào một vai và rút lui khi có thể. Ví dụ: Cô nói “ Nào,
chúng ta hãy đến cửa hàng cầm lấy tiền và mua hàng nhé!”, hay ở trò chơi
“Gia đình”, cô đóng vai người hàng xóm sang thăm và hỏi “Con của bác bị ốm
à? Sao bác không đưa cháu đi khám bệnh”, sau khi cùng trẻ đến bác sĩ thì cô

giáo khéo léo rút khỏi vai chơi của mình. Có giáo viên nhắc nhở để trẻ biết tự
điều chỉnh hành động của mình cho đúng với vai như khi thấy trẻ làm bác sĩ
mắng mỏ bệnh nhân đã nói: “Bác sĩ rất thương yêu bệnh nhân nên họ sẽ không
làm thế đâu con ạ!”. Tuy nhiên không phải giáo viên nào cũng có thể thực hiện
được như vậy. Có giáo viên chỉ quan sát trẻ chơi không sử lý được tình huống
trong khi chơi của trẻ (trẻ dang ở nhóm “gia đình” bỏ đi không tham gia chơi nữa
mà cô không đến hỏi xem tại sao cháu không thích chơi ở đó nữa. Hoặc trẻ đang
làm “bệnh nhân” cho “bác sĩ ” khám mà lại bỏ ra tham gia vào nhóm chơi “bán
hàng” cô giáo cũng không đến hỏi xem tai sao mà trẻ lại như vậy. Khi thấy
“khách hàng” mua hàng không trả tiền mà cô không nhắc nhở trẻ…


( ¶nh minh ho¹: Qu¸ tr×nh ch¬i)
Bước 3: Nhận xét sau khi chơi
+Cô nhận xét chung hướng vào vai trò của người điều khiển, sau đó lần lượt các
vai trong các nhóm.
2. Thực trạng chơi của trẻ mẫu giáo lớn ở trường mầm non Mỹ hương và
trường mầm non Lai Hạ:
* Hứng thú chơi của trẻ:
Quan sát thực tế chơi của trẻ chơi thì lúc đầu 100% trẻ hứng thú với trò chơi.
Nhưng sau khoảng ½ thời gian trẻ bỏ đồ chơi sang nhóm khác chơi(nhóm chơi
chưa bền vững). có trẻ nói “Là bố mà không nhường đồ chơi cho con, không
chơi ở đay nữa” hoặc “Bác sĩ này khám bệnh chán lắm, không chơi nữa” và trẻ
bỏ đi sang nhóm khác.chỉ có khoảng 20% trẻ duy trì được hứng thú trong quá
trình chơi.
* Kỹ năng chơi ở các góc:
Kỹ năng chơi của trẻ chưa thể hiện được tính sáng tạo trong khi chơi.Nhóm chơi
Gia đình “bố mẹ” chưa thể hiện được sự quan tâm chu đáo đến “các con”, khi
“con” muốn có chiếc tàu hỏa trên tay “bố” nhưng bố không nhường. Bên cạnh
đó, cũng có nhiều trẻ khi chơi còn vụng về, lúng túng, chưa biết phối hợp với trẻ

khác hoặc thờ ơ, không quan tâm, không chia sẻ, không nhường nhịn với trẻ khác
trong nhóm chơi (36%). Trẻ đóng vai “bác sĩ” khi khám bệnh cho bệnh nhân rất
thờ ơ, chỉ có thao tác khám bằng ống nghe chứ không có những lời quan tâm hỏi
tình trạng sức khỏe của bệnh nhân, hoặc có thì lời nói không được tự nhiên lắm.


Sự liên kết các góc chơi phải có gợi ý của cô thì trẻ mới tích cực chơi liên kết các
nhóm lại với nhau như: Khi cô nói “Bác ơi cháu Thủy bị ho thế sao bác không
cho cháu đến bác sĩ để khám” thì nhóm “gia đình” mới liên kết với nhóm
“phòng khám”.
Trong nhóm chơi “Bán hàng’ có rất ít những lời mời chào khách hàng của
“nhân viên bán hàng”, có những “khách hàng” khi đi mua hàng quên không trả
tiền mà “nhân viên bán hàng” không nhắc.
Thu dọn đồ chơi là bước cuối cùng của trò chơi. Thông qua việc thu dọn đồ chơi
phần nào có thể đánh giá được kỹ năng hợp tác của trẻ. Thực tế cho thấy, trẻ chưa
có ý thức tự giác trong việc thu dọn đồ chơi. Qua quan sát, chúng tôi thấy hầu hết
trẻ khi nghe cô nói hêt giờ thì đứng dậy và bỏ đi, không chịu thu dọn đồ chơi, có
chăng thì đợi cô nhắc nhở, ra lệnh, lúc đó trẻ mới chịu thu dọn
3. Nhận xét chung:
a. Thực trạng hướng dẫn trẻ chơi của cô:
* Ưu điểm:
Các giáo viên đã nhận thức rõ tầm quan trọng của trò chơi ĐVTCĐ trong sự phát
triển toàn diện của trẻ.
Tổ chức cho trẻ chơi đúng thời điểm (Giờ chơi dài hơn vào buổi sáng)
Tổ chức theo đúng các bước của một quá trình chơi.
* Hạn chế:
Thỏa thuận chơi rất gò bó, áp đặt (Cô không tạo tình huống cho trẻ, quết định chủ
đề chơi mà cô thường nói luôn).



Trẻ không được chọn người điều khiển mà do cô giáo chỉ định.
Trong quá trình chơi, cô giáo chưa nhắc nhở trẻ chơi tự do, sáng tạo và mở rộng
nội dung chơi.
Giáo viên chưa đặt ra tình huống để giải quyết hoặc thể hiện cách ứng sử đẹp, có
văn hóa.
Ví dụ: Trò chơi “Gia đình” khi con bị ốm bố mẹ phải làm gì để chăm sóc con.
Trong khi chơi cô giáo chưa giúp trể liên kết các nhóm chơi với nhau để phục vụ
chủ đề chung.
Ví dụ: Trong buổi chơi “người mẹ” có thể dắt “con” sang “cửa hàng” để mua
sắm đồ chơi. “Bác sĩ” Đến địa phương để tiêm phòng hoặc cho các cháu uống
văcxin…
Nhận xét sau khi chơi thường quên vai trò của người điều khiển, giáo viên vẫn
nhận xét giúp trẻ.
b. Nhận xét thực trạng chơi của trẻ:
* Ưu điểm:
Trẻ đã biết cách chơi của trò chơi
Biết thể hiện vai trò của vai chơi
* Hạn chế:
Tính tự lập, chủ động, sáng tạo khi chơi của trẻ vẫn còn mờ nhạt chỉ tập chung
vào số ít trẻ giữ vai trò chính như: “Cửa hàng trưởng”, “Mẹ bố”…
Trẻ chưa thực sự chủ động liên kết nhóm chơi với nhau mà chỉ liên kết khi có sự
gợi ý của cô


Trẻ nhập vai chơi chưa tốt vẫn còn lẫn giữa thực và chơi.
Chưa có sự chia sẻ cùng bạn bè.
4. Nguyên nhân của thực trạng:
Qua tìm hiểu kỹ thực trạng việc hướng dẫn trẻ chơi trò chơi ĐVTCĐ cho trẻ mẫu
giáo lớn của hai trường mầm non Mỹ Hương và trường mầm non Lai Hạ hiệu quả
còn thấp do nhiều nguyên nhân sau:

Do cơ sở vật chất còn nghèo nàn, các cấp các ngành của địa phương chưa quan
tâm đến bậc học mầm non.
Đồ dùng đồ chơi còn thiếu thốn, các đồ chơi tự tạo còn rất ít, không đảm bảo
thẩm mĩ nên không gây được sự chú ý hứng thú cho trẻ, chỗ chơi còn chật hẹp trẻ
không được tự nhiên thoải mái.
Do ban giám hiệu và giáo viên chưa quan tâm đến hoạt động chơi mà chỉ quan
tâm đến hoạt động học là chủ yếu.
Do trình độ chuyên môn của giáo viên còn hạn chế, mặc dù đã hiểu được tầm
quan trọng của trò chơi ĐVTCĐ song chưa biết cách tổ chức để đem lại niềm
vui, niềm say mê, hứng thú cho trẻ.
Mặc dù vẫn tổ chức vui chơi song chỉ là hình thức giáo viên giáo viên hướng dẫn
còn chưa tỉ mỉ còn mang tính áp đặt, gò bó, trẻ chủ yếu chơi tự do nhiều.
Do sự nhận thức của trẻ chưa đồng đều có trẻ thì nhanh nhẹn, linh hoạt, sáng tạo
nhưng có trẻ lại chậm chạp, thụ động không thích hoạt động, có trẻ rất thích được
chơi nhưng có trẻ lại không hứng thú chơi . Vì vậy mối quan hệ giữa các vai chơi


không được liên kết, các nhóm chơi đôi khi tan rã làm cho buổi chơi tẻ nhạt
không hấp dẫn.
III. ĐỀ XUẤT CÁCH KHẮC PHỤC THỰC TRẠNG
1.Tận dụng nguyên liệu sẵn có trong thiên nhiên và làm thêm đồ dùng
Sưu tầm dây tơ hồng làm thực phẩm, các loại hột hạt, các loại vỏ hộp bánh kẹo
cho góc chơi bán hàng.
Tận dụng vỏ lọ nước rửa chén và vải vụn làm búp bê
*Cách làm búp bê băng vỏ lọ nước rửa chén và vải vụn:
Cắt bỏ bớt phần dưới của lọ, gọt miếng xốp chống nóng thành hình tròn nhỏ dùng
băng dính hai mặt gắn lên phía trên lọ để làm đầu búp bê vẽ thêm mắt, mũi,
miệng, lấy hai bơm tiêm nhỏ rửa sạch dùng keo 502 gắn vào vị trí hai vai búp bê
làm tay búp bê. Sau Cắt vải vụn khâu làm váy áo búp bê, dùng vỏ hộp thạch
Long Hải trang trí thêm một số họa tiêt làm mũ cho búp bê và mặc cho búp bê.

Được một bé búp bê dễ thương và xinh đẹp.
* Làm các con vật từ vỏ trứng:
Dùng vật nhọn, nhỏ khéo léo đưa phần ruột của quả trứng ra ngoài lấy vỏ quả
trứng.
Dùng giấy xốp cắt các bộ phận của các con vật muốn làm gắn vào các vị trí cho
phù hợp sẽ được con vật muốn làm.
* Làm các loại củ, quả, hoa, lá:
Dùng giấy xốp vẽ các hình muốn làm, sau dùng kéo sắc cắt theo đường vẽ sẽ
được thứ cần làm


* Tận dụng nguyên liệu sẵn có để làm đồ dùng:
Sưu tầm những vỏ chai nước giải khát, nước mắm, dầu gội đầu… cho góc chơi
“bán hàng”, “gia đình”
Thu lượm vỏ sò, rửa sạch dùng keo 502 gắn miệng lại làm thực phẩm cho góc
chơi “bán hàng”.
Đến các cửa hiệu may xin lõi cuộn chỉ về trang trí thêm một số họa tiết để làm
ống nghe cho “bác sĩ” khám bệnh, làm micro cho trẻ biểu diễn văn nghệ.
Sưu tầm những chiếc vỏ chai nước xả vải cắt trang trí thêm tạo thành những con
Thiên nga rất đáng yêu và cúng từ nguyên vật liệu này cắt lượn tạo những chiếc
làn đồ chơi rất đẹp.
Với đôi bàn tay khéo léo và tấm lòng yêu thương trẻ của các cô giáo mầm non,
các đồ vật vô tri vô giác tưởng như là vật bỏ đi. Các cô sẽ thổi hồn vào nó, các đồ
vật này sẽ trở nên có ích và đẹp đẽ hơn bao giờ hết.
2.Xây dựng chủ đề và nội dung chơi phong phú
Chủ đề chơi là mảng hiện thực của cuộc sống sinh hoạt xung quanh trẻ được
phản ánh trong trò chơi. Đó thường là các lĩnh vực gần gũi với trẻ như: sinh hoạt
gia đình, trường mẫu giáo, lớp học, mua bán. Kinh nghiệm sống của trẻ càng
phong phú bao nhiêu thì nội dung chơi càng được mở rộng bấy nhiêu.
Để xây dựng chủ đề và nội dung chơi phong phú và đa dạng, giáo viên cần chú ý:

+ Làm giàu biểu tượng về cuộc sống xung quanh, giúp trẻ có một vốn sống nhất
định trước mỗi cuộc chơi, từ đó trẻ có thể tái tạo lại chúng vào trong trò chơi của
mình.


+ Quan tâm đến nội dung chơi của trẻ, hướng trẻ vào việc mô phỏng những hiện
tượng, những mối quan hệ của mọi người xung quanh mang đậm tính văn hóa.
+ Hướng dẫn trẻ chơi theo một chủ đề chung rộng hơn, thiết lập mối quan hệ giữa
các nhóm chơi, giúp trẻ tích cực giao tiếp với nhau.
C. PHẦN KẾT LUẬN
I.Kết luận:
- Về phương pháp tổ chức: Nhìn chung các cô chưa nắm được phương pháp tổ
chức trò chơi ĐVTCĐ cho từng lứa tuổi cụ thể nên với mẫu giáo lớn có giáo viên
còn tổ chức như với lớp nhỏ (Không bầu trẻ nhóm trưởng, không liên kết các
nhóm chơi thành chủ đề chung).
- Về nội dung: Các giáo viên chưa đưa ra được chủ đề chơi chung gì, chưa dự
kiến được nội dung chơi hợp lí.
- Về đồ dùng đồ chơi: Đa số đồ chơi chất lượng thấp, số lượng nghèo nàn, chủng
loại chưa phong phú, không đảm bảo về thẩm mĩ, kích thước, vệ sinh…
- Các vấn đề khác: Khả năng bao quát lớp kém nên nhiều trẻ mất trật tự, chạy
nhảy lung tung không ở nhóm chơi nào cố định. Có giáo viên chưa linh hoạt
trong sử lí tình huống. VD: trẻ tranh nhau vai chơi, tranh nhau đồ chơi, tự ý bỏ đi
nhóm chơi khác… Có giáo viên chưa khéo léo gợi mở, thu hút sự chú ý của trẻ,
lôi cuốn trẻ vào trò chơi hấp dẫn.
2. Ý kiến đề xuất:


×