Tải bản đầy đủ (.pdf) (135 trang)

GỐM CHU ĐẬU TRONG LỊCH SỬ GỐM VIỆT

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.66 MB, 135 trang )

MỤC LỤC
Trang
Lời cam đoan
Lời cảm ơn
MỤC LỤC......................................................................................................................1
PHẦN MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài ........................................................................................................3
2. Lịch sử nghiên cứu đề tài............................................................................................6
3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu ...........................................................................11
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ............................................................................11
5. Phương pháp nghiên cứu ..........................................................................................11
6. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn ..................................................................................12
7. Bố cục luận văn ........................................................................................................12
PHẦN NỘI DUNG
Chương 1: TỔNG QUAN VỀ GỐM SỨ VIỆT NAM...............................................14
1.1 Gốm sứ - vấn đề tên gọi và phân loại ....................................................................14
1.1.1. Tên gọi ...............................................................................................................14
1.1.2. Phân loại ........................................................................................................... 21
1.2. Khái quát về sự phát triển của gốm sứ Việt Nam qua các thời kỳ lịch sử ...........23
1.2.1. Gốm Việt thời tiền sử và sơ sử ...........................................................................24
1.2.2. Gốm Việt thời kỳ các triều đại quân chủ phong kiến .........................................32
1.2.3. Gốm Việt giai đoạn từ 1945 đến nay .................................................................45
1.3. Một số kỹ thuật cơ bản của gốm sứ truyền thống Việt Nam ............................... 54
1.3.1. Nguyên liệu sản xuất ..........................................................................................54
1.3.2. Gia công Phối liệu ..............................................................................................57
1.3.3. Men và cách pha chế...........................................................................................58
1.3.4. Khuôn thạch cao và cách chế tạo...................................................................….60
1.3.5. Kỹ thuật Nung đốt...............................................................................................61
1.3.6. Các công đoạn sản xuất gốm truyền thống........................................................66

1




Chương 2: TIẾN TRÌNH PHÁT TRIỂN VÀ NHỮNG ĐẶC TRƯNG CỦA GỐM
CHU ĐẬU....................................................................................................................74
2.1. Quá trình hình thành và phát triển của gốm Chu Đậu...........................................74
2.2. Những đặc trưng của gốm Chu Đậu......................................................................80
2.2.1. Kỹ thuật chế tác...................................................................................................81
2.2.2. Nghệ thuật trang trí.............................................................................................86
2.3. Mối quan hệ giữa gốm Chu Đậu và các trung tâm gốm khác................................90
2.4. Gốm cổ Chu Đậu xuất khẩu và con đường hải thương nước Việt ........................94
2.5. Một số loại hình sản phẩm đặc biệt của đồ gốm Chu Đậu..................................104
2.6. Chân dung các nghệ sĩ gốm Chu Đậu..................................................................108
Chương 3: ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN GỐM CHU ĐẬU TRONG BỐI CẢNH
HIỆN NAY - BÀI HỌC VÀ NHỮNG KIẾN NGHỊ ..............................................114
3.1. Khuynh hướng đa nguyên của gốm sứ hiện đại thế giới .....................................114
3.2.Thực trạng hiện nay của gốm sứ Việt Nam .........................................................118
3.3. Một số đề xuất, kiến nghị mang tính định hướng phát triển trong hoạt động sản
xuất và kinh doanh gốm sứ Chu Đậu hiện đại ...........................................................121
PHẦN KẾT LUẬN ...................................................................................................127
TÀI LIỆU THAM KHẢO:.......................................................................................130
Phụ lục 1: Các hình vẽ và hình ảnh minh họa phần nội dung luận văn
Phụ lục 2: Hình ảnh một số tác phẩm gốm sứ nghệ thuật và Tham luận Hội thảo:
“Gốm Đồng Nai và các vùng phụ cận, từ truyền thống đền hiện đại“ của tác giả luận
văn .
DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU VÀ CHỮ VIẾT TẮT
Chữ viết tắt

Giải thích

Gs


Giáo sư

PGs

Phó Giáo sư

Ts

Tiến sĩ

Nxb

Nhà xuất bản

tr.CN

trước Công Nguyên

ĐHKHXH&NV

Đại học Khoa học Xã hội & Nhân văn

2


PHẦN MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Việt Nam là một quốc gia có nền văn minh lúa nước, thuộc khu vực địa lý Đông
Nam Á, người Việt Nam luôn tự hào về bề dày truyền thống nghề gốm lâu đời. Trong

môi trường thuận lợi các cơ tầng văn hóa Việt, nghề gốm hình thành và phát triển, đạt
nhiều thành tựu rực rỡ, đồ gốm đã hiện diện trong hầu hết các lĩnh vực đời sống vật
chất và tinh thần của người Việt. Kho tàng to lớn của di sản văn hóa Việt Nam có
nhiều công sức đóng góp của những thợ gốm Việt tài hoa với những sáng tạo nghề
gốm hết sức độc đáo về kiểu dáng, sắc men, họa tiết hoa văn mang hồn cốt văn hóa
dân tộc rất riêng, bình dị và gần gũi với những tâm hồn Việt.
Việt Nam cũng được quốc tế thừa nhận là một trong những quốc gia thực hiện
xuất khẩu thành công các sản phẩm gốm của mình sớm nhất trong khu vực. Các sản
phẩm gốm thuần Việt có chất lượng cao đã trở thành những món đồ quý giá được
nâng niu, trân trọng như báu vật trong các bộ sưu tập của các cá nhân, các bảo tàng
danh tiếng, khi chúng theo chân các thương đoàn cả của người Việt và người nước
ngoài tỏa ra khắp thế giới.
Theo dòng lịch sử phát triển, các đại diện điển hình của gốm Việt đã quy tụ vào
ba trung tâm gốm lớn ứng với ba vùng văn hóa, văn minh thời đại kim khí của đất
nước: một là vùng văn hóa Đông Sơn, hai là vùng văn hóa Sa Huỳnh và ba là vùng
văn hóa Óc Eo. Trong các vùng văn hóa tiêu biểu ấy, gốm mang những nét đẹp đặc
sắc điển hình với kỹ thuật và nghệ thuật chế tác riêng, có quá trình và tốc độ phát triển
khác nhau. Đặc biệt phát triển và có nhiều thành tựu là các dòng gốm tại vùng văn hóa
Đông Sơn: Cách nay khoảng 4 000 năm, những đại diện đầu tiên của gốm vùng đồng
bằng sông Hồng đã hình thành, tồn tại và phát triển trên một vùng châu thổ được bồi
đắp bởi phù sa của các con sông trong hệ thống sông Hồng và sông Thái Bình. Từ
những đại diện đầu tiên này, văn hóa gốm Việt đã phát triển, lan tỏa và trải rộng ảnh
hưởng của nó tới các vùng miền khác của đất nước trong suốt chiều dài lịch sử.
Nghề gốm là một nghề tiêu biểu của lĩnh vực thủ công mỹ nghệ truyền thống Việt
Nam. Từ thời kỳ tiền sử, sơ sử, phong kiến đến thời kỳ hiện đại, gốm Việt với nhiều

3


chủng loại, nối tiếp nhau xuất hiện. Gốm cổ truyền Việt Nam ngày nay được nhắc tới

nhiều là các loại gốm đất nung thời đồ đồng, gốm Hán - Việt, gốm men ngọc, gốm hoa
nâu thời Lý - Trần, gốm hoa lam, gốm men rạn chạm đắp nổi, gốm tam thái, ngũ thái
thời Lê Sơ - Mạc...Các loại hình gốm đó không những là những hiện vật ghi nhận dấu
ấn thời đại, quá trình phát triển của dân tộc, mà chúng còn là những tài liệu minh
chứng sinh động, phản ánh đặc trưng nghệ thuật tạo hình của từng thời kỳ phát triển
của lịch sử gốm Việt.
Khi nghiên cứu về gốm, ngoài những vấn đề về kỹ thuật và mỹ thuật mang tính
chất đặc trưng chuyên môn của hoạt động nghề, chúng ta còn có thêm điều kiện
nghiên cứu nhiều vần đề khác mang giá trị biểu hiện phương diện văn minh của dân
tộc trong thời kỳ lịch sử đó như kinh tế, xã hội, lịch sử, văn hóa, thẩm mỹ, phong tục
tập quán... và mối quan hệ của nghệ thuật gốm với các loại hình nghệ thuật khác như:
Điêu khắc; Hội họa; Kiến trúc...Vì vậy, cũng có thể coi gốm chính là một thứ niên
biểu lịch sử.
Suốt chiều dài dựng nước và giữ nước hào hùng và bi tráng của mình, người Việt
luôn phải đối mặt với những cuộc chiến khốc liệt, phải gồng mình lên chịu đựng nhiều
hy sinh mất mát, đổ nát hoang tàn. Biết bao nhiêu những cung điện đền đài, vàng bạc
châu báu, của ngon vật lạ, những sản phẩm tinh hoa của người thợ thủ công, đã bị hủy
diệt bởi sự tàn bạo chiến tranh và chìm sâu dần vào sự quên lãng của quá khứ. Trong
một hoàn cảnh lịch sử như vậy, tưởng như đã thất truyền, gốm Chu Đậu - một dòng
gốm cổ quý giá của người Việt - đã rũ bụi thời gian, bất ngờ phát lộ rạng ngời. Bắt đầu
từ sự phát hiện tình cờ bởi một nhà ngoại giao người Nhật, khi ông nhìn thấy một bình
gốm sành trắng hoa lam nghi là có nguồn gốc Việt Nam, đang được trưng bày tại Bảo
tàng Nghệ thuật Topkapi của Thổ Nhĩ Kỳ và được bảo hiểm tới hơn 1 triệu USD.
Tiếp theo, là một hành trình với những nỗ lực không ngừng của các nhà nghiên
cứu trong và ngoài nước để tìm kiếm tông tích, dấu vết vùng đất Nam Sách cổ xưa của
Việt Nam, địa chỉ gắn liền với lai lịch bí hiểm của chiếc bình gốm mới được phát hiện
tại Thổ Nhĩ Kỳ. Thành công từ những khai quật thực địa, cả trên đất liền và dưới đáy
đại dương đã làm hiển hiện một dòng gốm Việt lừng lẫy một thời, xứng đáng là niềm
tự hào chung của tất cả mọi người con Việt, mỗi khi nhắc tới. Gốm cổ Chu Đậu trở


4


thành tâm điểm và là đối tượng tranh giành với số tiền hàng nghìn, hàng triệu USD
cho các sản phẩm của nó tại nhiều sàn đấu giá quốc tế là những minh chứng sống động
khẳng định chân giá trị của dòng gốm cổ Chu Đậu.
Không chỉ có giá trị to lớn về vật chất, gốm cổ Chu Đậu còn mang nhiều giá trị
quý giá về tinh thần, qua sự biểu hiện một cách tuyệt vời các yếu tố đặc trưng về văn
hóa, kỹ thuật, mỹ thuật... trở thành nguồn cung cấp thông tin hết sức có giá trị về Việt
Nam trong giai đoạn các thế kỷ XIV - XVI. Gốm cổ Chu Đậu đã tạo nên một dấu ấn
đậm nét trong bức tranh phát triển chung của lịch sử nghề gốm Việt Nam và có những
ảnh hưởng không nhỏ tới một số trường phái gốm Nhật Bản trong lịch sử cận đại của
quốc gia này.
Là một nghệ sĩ, trong các nghiên cứu và sáng tạo nghệ thuật của mình, gốm là
mảng đề tài quan trọng mà tôi dành cho nó nhiều thời gian và tâm huyết. Các tác phẩm
của tôi có được sự thành công nhất định chính bởi những cảm hứng khởi phát trên nền
tảng tiếp thu, học hỏi các thành tựu từ di sản gốm Việt nói chung và gốm Chu Đậu nói
riêng mà tiền nhân để lại. Nghiên cứu về nghệ thuật gốm Việt cũng là cách lựa chọn
một đối tượng, một đề tài nghiên cứu nền mỹ thuật Việt để các nghệ sỹ ngày nay có
thêm lòng tự hào về truyền thống nghệ thuật dân tộc, từ đó phát huy những sáng tạo
nghệ thuật hiện đại của cá nhân mình.
Lựa chọn gốm Chu Đậu làm đề tài nghiên cứu, tác giả muốn dựa trên các thế
mạnh sẵn có của mình là người con sinh ra trên quê hương Chu Đậu, có nhiều ưu thế
trong các quan hệ để nắm bắt nhiều nguồn thông tin về dòng gốm này. Tiếp nữa, bản
thân tác giả cũng là người có thời gian dài từng trực tiếp tham gia sản xuất gốm sứ,
sưu tập cổ vật và sáng tác các tác phẩm nghệ thuật gốm, nên đã tích luỹ được ít nhiều
các hiểu biết về nghề gốm nói chung và gốm Chu Đậu nói riêng. Hy vọng những điều
kể trên cộng với tình yêu mãnh liệt của cá nhân tác giả với nghệ thuật gốm sẽ góp
phần giúp tác giả luận văn có được những thành công như kỳ vọng. Đề tài nghiên cứu
về gốm cổ Chu Đậu cũng rất phù hợp với các nội hàm của chuyên ngành Việt Nam

Học, vì vậy nó là một trong những lý do để tôi lựa chọn làm đề tài luận văn cao học
của mình.

5


2. Lịch sử nghiên cứu đề tài
Tại Việt Nam hiện nay, khá nhiều các đầu sách, các bài viết về gốm Việt nói
chung và gốm Chu Đậu nói riêng đã được thực hiện và công bố, xuất bản. Tác giả luận
văn xin lựa chọn liệt kê và trình bày tóm lược, khái quát nội dung chính một số các
công trình nghiên cứu tiêu biểu của các tác giả trong và ngoài nước mà mình được
hạnh ngộ và chú ý quan tâm nhiều vì có nhiều điểm tương đồng với hướng nghiên cứu
chính của đề tài luận văn như sau:
2.1. Nhóm thứ nhất: Các nghiên cứu chung về gốm sứ Việt
- Sách: Nghề gốm cổ truyền của tác giả Bùi Văn Vượng, nội dung khẳng định:
Gốm Việt Nam là một nghề thủ công cổ truyền đặc sắc và rất độc đáo của dân tộc. Các
sản phẩm gốm Việt Nam có hình thức đẹp, chất lượng tốt, được người tiêu dùng ưa
chuộng. Không ít các sản phẩm gốm sứ được làm ở một trình độ kỹ thuật cao và nổi
tiếng thế giới. Trong suốt nhiều thế kỷ, đồ gốm Việt Nam cũng đã ảnh hưởng nhất
định đến một số nước, đặc biệt là Nhật Bản. Người Nhật rất ca ngợi đồ gốm Việt Nam,
những thợ gốm giỏi ở Nhật Bản thừa nhận rằng, suốt từ cuối thế kỷ XVI đến cuối thế
kỷ XIX, việc bắt chước kỹ thuật gốmViệt Nam là một thành công lớn đối với họ. Họ
coi đồ gốm Việt Nam là một tiêu chuẩn để xét trình độ khéo léo và tài nghệ của các
thợ gốm Nhật Bản.[53]
- Bài viết: “Về đồ gốm Chu Đậu” của tác giả Bùi Ngọc Tuấn, nội dung khẳng
định: Dân tộc Việt Nam có một ngành nghệ thuật thuần nhất, phong phú, kéo dài nhiều
trăm năm và rất được yêu chuộng bởi các nhà sưu tập trên thế giới. Những món đồ
gốm rất đặc biệt Việt Nam, rất đẹp, rất hiếm có. Giá trị tuyệt vời của nghệ thuật tạo
hình cổ truyền Việt Nam, vừa nghệ thuật, vừa giàu kỹ thuật sáng tạo, lại vừa chứa
đựng cả dòng diễn tiến của văn hóa nhà. Từ đó, tác giả hy vọng rằng một ngày gần đây

đa số chúng ta biết đến những nét đẹp của những món đồ Chu Đậu, đồ Lý trắng, Lý
nâu... để càng thêm hiểu và yêu thêm cái tâm tình thuần Việt được thể hiện qua bàn
tay người nghệ sỹ Việt nhiều trăm năm trước. Để qua những hình tượng nghệ thuật
được thể hiện trên những món đồ gốm ấy, chúng ta sẽ thấy rõ ông cha chúng ta nhìn
đời sống xung quanh mình như thế nào.[49]

6


- Sách: Nghệ thuật gốm Việt Nam của tác giả Trần Khánh Chương, nội dung
khẳng định: Gốm Việt có truyền thống từ lâu đời với sự đa dạng về chất liệu, kiểu
dáng và nghệ thuật trang trí độc đáo. Trải qua gần một vạn năm phát triển, nghệ thuật
gốm Việt Nam đã có được một kho tàng vô cùng phong phú với nhiều chủng loại,
nhiều phương thức biểu hiện sáng tạo, độc đáo, mới lạ. Nghệ thuật gốm Việt Nam có
nhiều ảnh hưởng đến tâm thức người Việt và là hiện vật phản ánh các đặc trưng nghệ
thuật tạo hình của thời đại. Nghệ thuật gốm còn là một trong những loại hình tiêu biểu
của nghệ thuật truyền thống Việt Nam.[2]
- Sách: Gốm Việt Nam - từ đất nung đến sứ của tác giả Trần Khánh Chương là tập
hợp các bài viết nghiên cứu. Nội dung phản ánh từ các khái niệm – thuật ngữ đến sự
khác biệt của vật liệu, kỹ thuật chế tác trong tạo hình và nung đốt, nghệ thuật trang trí
các loại hình gốm sứ. Diễn tiến quá trình phát triển của gốm Việt gắn liền với những
thay đổi căn bản về hình thức và chất lượng, từ đó phát sinh sự thay đổi về tên gọi gắn
liền với bản chất về công năng và thẩm mỹ của sản phẩm qua mỗi thời kỳ lịch sử. Tác
giả trình bày quan điểm cá nhân trong cách phân loại đồ gốm gắn liền với các yếu tố
cơ bản của nghề gốm như vật liệu, kỹ thuật tạo hình, kỹ thuật nung đốt gắn liền với
diễn tiến các giai đoạn khác nhau của quá trình phát triển qua các thời kỳ lịch sử. Tác
giả giới thiệu một cách toàn diện, có hệ thống những vấn đề của gốm Việt Nam từ
trước tới nay, với nhiều tư liệu, nhận định giúp cho những người yêu thích và quan
tâm tìm hiểu về gốm Việt Nam có một tài liệu tham khảo quý, phong phú và đáng tin
cậy.[3]

- Bài viết: “2000 năm gốm Việt Nam“ của các tác giả Nguyễn Đình Chiến và
Phạm Quốc Quân giới thiệu: Các dòng gốm Việt Nam với các loại hình tiêu biểu theo
niên đại qua các triều đại chính của lịch sử Việt Nam. Gốm Việt Nam gắn liền với
cuộc sống người Việt qua các triều đại như một nhân chứng, phát triển theo dòng lịch
sử dân tộc, lúc thịnh, lúc suy. Mỹ thuật gốm Việt đã phát triển rực rỡ, đóng góp trong
nền văn minh của nhân loại, sự sáng tạo kỹ thuật men nhiều loại độc đáo, có vị trí,
phong cách trong ký ức phát triển nghệ thuật gốm sứ của nhân loại với lịch sử gốm
2000 năm.[3]

7


- Bài viết: “Đồ gốm Việt Nam và căn cước văn hóa: Bằng chứng từ nhà Lý và
nhà Trần” của tác giả là Ts John S. Guy - Phụ tá Quản thủ phòng Ấn Độ, Bảo tàng
Victoria and Albert, London trình bày các nghiên cứu phân tích: Danh biểu trang trí
của họa kiểu đồ gồm trong thời nhà Lý - Trần, và lập luận rằng sự lựa chọn và giải
thích các chủ đề được nhận thấy trên các sản phẩm đồ gốm của thời kỳ này cấu thành
các sự phát biểu có ý thức về căn cước văn hóa Việt Nam. Lịch sử đồ gốm Việt Nam,
nói một cách tổng quát, song hành với sự tiến hóa của đồ gốm Trung Hoa từ thời nhà
Hán trở đi, về mặt hình dáng và thể điệu. Tuy nhiên, các nhà làm đồ gốm Việt Nam đã
đem lại sự biểu lộ các thành tố của căn cước văn hóa mang bản chất Việt Nam. Sự
kiện này được nhận thấy trong sự vận dụng độc đáo các hình dáng đồ gốm và, đáng kể
hơn, trong sự phát triển danh biểu trang trí nhằm hội nhập các chủ đề và phần tử họa
tiết không có trong truyền thống Trung Hoa.[33]
- Bài viết: “Về sự xuất hiện và phát triển của bàn xoay gốm cổ“ của tác giả Hán
Văn Khẩn. Nội dung bài viết, tác giả quan tâm đến sự xuất hiện và phát triển mang
tính bước nguặt trong kỹ thuật tạo hình bằng bàn xoay của các trung tâm sản xuất gốm
cổ Việt Nam đã mang lại những lợi thế lớn về năng suất và tính hoàn thiện sản phẩm,
từ đó mà có thể đáp ứng những đơn hàng nội địa hay xuất khẩu cần khối lượng lớn và
nhanh của khách hàng.[24]

2.2. Nhóm thứ hai: Các công trình nghiên cứu về gốm Chu Đậu
- Bài viết: “Công trình nghiên cứu Gốm Chu Đậu 30 năm sau nhìn lại“ của P.Gs
Ts Tăng Bá Hoành - nguyên Giám đốc Bảo tàng Lịch sử tỉnh Hải Dương. Tác giả nêu
rõ: Cách đây 30 năm, khi nói đến Chu Đậu người ta thường nghĩ đến một làng nghề
dệt chiếu cói cổ truyền hay một trạm bơm điện. Nay nói đến Chu Đậu, không chỉ
người trong nước mà nhiều học giả nước ngoài, biết ngay đó là một trung tâm sản xuất
gốm mỹ nghệ nổi tiếng đất nước xưa và nay. Từ kết quả nghiên cứu gốm Chu Đậu mà
biết được tình hình hàng hải, ngoại thương, thủ công nghiệp của Việt Nam ở thế kỷ
XV- XVI, vấn đề mà sử liệu nước nhà rất mờ nhạt. Đặc biệt là vai trò của Nữ tài Bùi
Thị Hý, một nhân vật nổi tiếng trên cả 4 lĩnh vực: Trí thức; Mỹ thuật; Hàng hải và
Ngoại thương. Chỉ từ vài hiện vật có minh văn ban đầu, sau 30 năm đã nghiên cứu
hoàn chỉnh một vấn đề quan trọng trong lịch sử dân tộc, có ý nghĩa và giá trị lớn trên

8


nhiều phương diện: Lịch sử; Kinh tế; Văn hoá; Điển hình là Nghệ thuật; Kỹ thuật;
Ngoại thương; Hàng hải...Sự hoàn thiện của vấn đề có giá trị rộng lớn và lâu dài mà
khi bắt đầu nghiên cứu tưởng như đáy biển mò kim, dẫn đến sự khó tin của một vài
người là điều dễ hiểu, nhưng vấn đề đã được chứng minh khá đầy đủ bằng hiện vật và
minh văn không thể đảo ngược.[21]
- Sách: Gốm Chu Đậu của P.Gs Ts Tăng Bá Hoành – nguyên Giám đốc Bảo tàng
Lịch sử tỉnh Hải Dương. Qua tác phẩm, tác giả khẳng định: Các giá trị của gốm Chu
Đậu, đặc biệt và chủ yếu là gốm hoa lam, cực kỳ tinh xảo. Từ dáng vẻ, nước men đến
màu sắc và họa tiết trang trí trên đồ gốm này đều đẹp đến mức hoàn hảo lạ thường.
Khá nhiều đồ gốm rất đẹp của Chu Đậu đã được nhiều bảo tàng lớn, không chỉ ở Việt
Nam, mà còn ở nhiều nước ngoài sưu tầm, bảo quản và giới thiệu rộng rãi. Gốm Chu
Đậu đã đạt tới đỉnh cao về nghệ thuật và kỹ thuật gốm hoa lam, một biểu hiện đặc sắc
của nền văn hóa dân tộc Việt Nam. Sách dày 160 trang khổ 21cm x 28cm, viết bằng 3
thứ tiếng Việt, Anh và Nhật, trong đó có khoảng 120 trang hình ảnh và họa đồ. Nội

dung sách giới thiệu chi tiết và công phu các nghiên cứu về các sản phẩm chủ yếu
cùng công cụ và phương pháp sản xuất của một trung tâm gốm nổi tiếng thế kỷ XV –
XVI qua 7 lần khai quật. Hiện vật giới thiệu trong sách là hiện vật trong các hố khai
quật từ phế tích của những lò gốm cổ tại làng Chu đậu – Mỹ Xá – Hải Dương.[20]
- Bài viết: “Đồ gốm sứ trên các con tàu đắm ở vùng biển Việt Nam“ của tác giả
Gs Ts Nguyễn Đình Chiến, nguyên Viện trưởng Bảo tàng Lịch sử Việt Nam đăng trên
tạp chí Nghiên cứu Đông Nam Á, số tháng 3 năm 2005. Tác giả phác họa tổng thể
bức tranh về xuất khẩu gốm cổ Việt Nam nhờ những phát hiện mới qua việc nghiên
cứu các cổ vật gốm sứ được khai quật từ những con tàu đắm ở Cù Lao Chàm, ở Phú
Quốc là các vùng biển nằm trên con đường hải thương xuất khẩu gốm sứ phía nam
Việt Nam.[7]
- Sách: Làng nghề Thủ công Mỹ nghệ miền Bắc của tác giả Trương Minh Hằng.
Nội dung thể hiện sự nghiên cứu bao quát các làng nghề sản xuất Thủ công Mỹ nghệ
miền Bắc Việt Nam trong suốt chiều dài lịch sử, trong đó có phần viết rất kỹ và chi tiết

9


về làng nghề sản xuất gốm cổ Chu Đậu và các sản phẩm của nó với những giá trị hết
sức đặc sắc và tiêu biểu cho nghệ thuật truyền thống Việt Nam.[16]
- Bài viềt: “Về đồ gốm Chu Đậu” của tác giả Bùi Ngọc Tuấn với nội dung: Chu
Đậu và Bát Tràng hoạt động gần như cùng thời. Gốm Chu Đậu đẹp hơn Bát Tràng.
Gốm Chu Đậu thường được xuất cảng, Bát Tràng để dùng trong nước. Sau khi Chu
Đậu tàn lụi thì Bát Tràng vẫn tiếp tục và được một số nghệ gia từ Chu Đậu tới cùng
làm gia tăng mức độ sản xuất và giá trị của Bát Tràng. Đồ gốm Chu Đậu vào thời đó
được người Nhật gọi là đồ Shimamono (đảo vật) hay Namban (An-Nam) không những
chỉ được ưa chuộng bởi những nhà quyền quý, mà còn được người Nhật bắt chước làm
theo. Bài viết như là cất một bước đầu tiên để mong rằng nhiều người trong và ngoài
nước sẽ sưu tầm, sẽ tìm hiểu và sẽ nghiên cứu sâu rộng hơn nữa về đồ gốm Chu Đậu
của Việt Nam, về văn hóa Việt Nam. Tác giả hy vọng rằng chúng ta sẽ mãi mãi tự hào

rằng văn hóa Việt Nam không phải là một nền văn hóa tràn đầy ảnh hưởng Trung Hoa,
mà chính là một nền văn hóa thuần nhất, độc đáo và giá trị, như những câu thơ lục bát
thuần Việt của ca dao, của Nguyễn Du…[49]
2.3. Nhóm thứ ba: Các công trình nghiên cứu chuyên sâu về kỹ thuật - công nghệ
sản xuất gốm sứ
- Sách: Công nghệ sản xuất gốm sứ của tác giả là Nguyễn Văn Dũng - Khoa Hóa
Kỹ thuật - Đại học Bách khoa Hà Nội. Nội dung đi sâu giới thiệu về: Các vấn đề vật
liệu, kỹ thuật và công nghệ sản xuất gốm sứ hiện đại. Các khái niệm, thuật ngữ chuyên
nghành, cách phân loại gốm sứ dưới lăng kính khoa học- kỹ thuật.[11]
- Sách: Công nghệ sản xuất chất màu gốm sứ của các tác giả là Lê Văn Thanh và
Nguyễn Minh Phương. Nội dung đi sâu giới thiệu về: Các vấn đề về công nghệ sản
xuất chất màu gốm sứ hiện đại.[50]
Trong quá trình thực hiện đề tài, trên cơ sở kế thừa các công trình nghiên cứu liên
quan hữu duyên có được, kết hợp với các ghi chép học hỏi từ thực tế và kinh nghiệm,
nhận thức cá nhân trong quá trình làm nghề của bản thân đã giúp tôi có được nền tảng
cơ sở lý luận để triển khai đề tài luận văn cao học của mình. Tôi cũng vô cùng biết ơn
những tác giả của những nghiên cứu đi trước đã cho tôi những tham khảo quý báu để
tiếp tục phát triển sâu hơn đề tài của mình.

10


3. Mục đích và giới hạn nghiên cứu
Thứ nhất: Trình bày các phân tích nghiên cứu, nhận định đánh giá và kết luận thể
hiện quan điểm của các học giả trong nước và ngoài nước và góc nhìn cá nhân tác giả
về các vấn đề chung của nghề gốm truyền thống Việt Nam như: khái niệm, thuật ngữ
chuyên ngành, quy trình sản xuất, kỹ thuật và công nghệ, phân loại...
Thứ hai: Làm sáng tỏ các giai đoạn lịch sử hình thành và phát triển với nhiều
thành tựu của gốm Việt qua các thời kỳ từ sơ sử đến hiện đại, tác giả khoanh vùng giới
hạn các vấn đề nghiên cứu của luận văn tại vùng văn hóa lớn, trọng tâm và điển hình

của văn hóa Việt là vùng văn hóa Đông Sơn bắt đầu từ thời đại kim khí.
Thứ ba: Giới thiệu các nghiên cứu về gốm cổ Chu Đậu với những nét đặc trưng
tiêu biểu:
- Về lịch sử ra đời và phát triển.
- Về kỹ thuật và công nghệ chế tác.
- Về nghệ thuật trang trí.
- Về khả năng tổ chức sản xuất.
- Về khả năng giao thương quốc tế.
Thứ tư: Nghiên cứu thực trạng của gốm Việt hiện nay và đề xuất một số kiến
nghị xây dựng chiến lược phát triển mang bản sắc riêng của gốm Chu Đậu hiện đại.
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
- Đối tượng nghiên cứu: Gốm Việt nói chung và gốm Chu Đậu nói riêng.
- Phạm vi nghiên cứu: Các giá trị về kỹ thuật và nghệ thuật, văn hóa, xã hội và
lịch sử cùng với những ảnh hưởng lan tỏa của gốm cổ Chu Đậu trong sự phát triển
chung của lịch sử gốm Việt.
5. Phương pháp nghiên cứu
Luận văn sử dụng tổng hợp các phương pháp nghiên cứu: Phương pháp hệ thống
cấu trúc; Phương pháp so sánh; Phương pháp phân tích tổng hợp và thông qua cách
tiếp cận hệ thống, cách tiếp cận liên ngành về Mỹ thuật học, Dân tộc học, Nhân học,
Văn hóa học, Lịch sử, Kỹ thuật công nghệ và Nghệ thuật.
Thông tin phục vụ nghiên cứu đề tài luận văn được thu nhận bởi các nguổn:

11


- Các nghiên cứu về gốm của nhiều tác giả qua các thư tịch cổ, sách, báo, tạp chí
và các văn bản quản lý nhà nước qua các thời kỳ.
- Các kênh thông tin truyền thông hiện đại như các website, các bản tin, phóng sự
– phim tài liệu truyền hình, các video clip...
- Thông tin từ các Bảo tàng, phòng trưng bày Triển lãm, các bộ sưu tập cổ vật của

các cá nhân, hiện vật gốm còn lưu giữ tại các công trình kiến trúc lịch sử ...
- Tham vấn các nhà nghiên cứu, các nghệ nhân, các nghệ sỹ, các nhà sưu tập và
các nhà quản lý lĩnh vực sản xuất và kinh doanh sản phẩm gốm.
6. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn
Luận văn thể hiện sự nghiên cứu tâm huyết của tác giả về gốm Việt nói chung và
gốm Chu Đậu nói riêng.
Các giá trị nghiên cứu của luận văn cùng với các nghiên cứu khác của những nhà
nghiên cứu Việt Nam và nước ngoài hy vọng sẽ tạo nên những đóng góp tích cực
trong việc khẳng định Bản sắc Văn hóa với bề dày truyền thống đầy tự hào của người
Việt được minh chứng qua một góc nhìn đặc biệt: góc nhìn nghệ thuật gốm Việt Nam
với lịch sử hình thành và phát triển đạt nhiều thành tựu rực rỡ từ tiền sử, sơ sử cho đến
các triều đại phong kiến, từ đó góp thêm tiếng nói củng cố quyết tâm tạo dựng chân
giá trị mới của nghệ thuật gốm Việt Nam hiện đại với tinh thần: kế thừa Truyền thống,
khẳng định Tương lai.
7. Bố cục luận văn
Với mục đích và phạm vi nghiên cứu như đã nêu, ngoài phần Kết luận; Tài liệu
tham khảo và các Phụ lục. Nội dung của luận văn được chia thành các chương như
sau:
Chương 1: TỔNG QUAN VỀ GỐM SỨ VIỆT NAM
Nội dung chương này đi sâu phân tích các vấn đề chung của gốm sứ Việt Nam:
- Gốm sứ - vấn đề tên gọi và phân loại.
- Khái quát về sự phát triển của gốm sứ Việt Nam qua các thời kỳ lịch sử.
- Một số kỹ thuật cơ bản của gốm sứ truyền thống Việt Nam.

12


Chương 2: TIẾN TRÌNH PHÁT TRIỂN VÀ NHỮNG ĐẶC TRƯNG CỦA GỐM
CHU ĐẬU
Nội dung chương này đi sâu phân tích các vấn đề đặc trưng của gốm cổ Chu Đậu:

- Quá trình hình thành và phát triển của gốm Chu Đậu.
- Những đặc trưng của gốm Chu Đậu.
- Mối quan hệ giữa gốm Chu Đậu và các trung tâm gốm khác.
- Gốm cổ Chu Đậu xuất khẩu và con đường hải thương nước Việt.
- Một số loại hình sản phẩm đặc biệt của đồ gốm Chu Đậu.
- Chân dung các nghệ sĩ gốm Chu Đậu độc lập.
Chương 3: ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN GỐM CHU ĐẬU TRONG BỐI CẢNH
HIỆN NAY - BÀI HỌC VÀ NHỮNG KIẾN NGHỊ
- Khuynh hướng đa nguyên của gốm sứ hiện đại thế giới.
- Thực trạng hiện nay của gốm sứ Việt Nam.
- Một số đề xuất, kiến nghị mang tính định hướng phát triển trong hoạt động sản xuất
và kinh doanh gốm sứ Chu Đậu hiện đại.

13


PHẦN NỘI DUNG
Chương 1:
TỔNG QUAN VỀ GỐM SỨ VIỆT NAM
Đồ gốm là các sản phẩm của nghề gốm, là các loại đồ dùng và vật liệu rất phổ
biến, gần gũi, thân thuộc, là những hiện vật được coi như tấm gương phản ánh nhiều
khía cạnh của đời sống vật chất và tinh thần trong cuộc sống con người.
Người thợ gốm quan niệm: một sản phẩm gốm như một cơ thể sống, một vũ trụ
thu nhỏ, trong đó kết hợp hài hòa Ngũ hành (五行) là: Kim (金), Mộc (木), Thuỷ (水),
Hoả (火) và Thổ (土). Sự vận động để phát triển của nghề gốm được xem như là sự
hanh thông của Ngũ hành, mà sự hanh thông của Ngũ hành lại phụ thuộc quá trình lao
động sáng tạo của người thợ với những quy trình kỹ thuật chặt chẽ, chuẩn xác kết hợp
hài hòa trạng thái thăng hoa của cảm xúc.
Đồ gốm - Nghề gốm là một thành tựu sáng tạo to lớn của văn minh loài người, nó
chứng minh khả năng tư duy vượt trội của con người trong việc khẳng định các tiến bộ

về công nghệ - kỹ thuật, năng lực tổ chức làm việc và ý thức tiêu dùng.
1.1 Gốm sứ - vấn đề tên gọi và phân loại
1.1.1. Tên gọi
Khi nghiên cứu về gốm sứ, việc cần làm đầu tiên là làm rõ các khái niệm, tên gọi
để tạo cơ sở tiền đề xác định những đặc điểm về vật liệu, kỹ thuật chế tác, giá trị sử
dụng, định vị niên đại thời điểm khai sinh của một loại gốm, một dòng gốm. Việc này,
dù hết sức quan trọng nhưng lại khó tìm được tiếng nói thống nhất chung vì tính chất
phức tạp của nó, bởi mỗi nhà nghiên cứu lại có cách nhìn, cách đánh giá và cách đặt
tên khác nhau, phụ thuộc vào tiêu chí riêng trên quan điểm nghiên cứu chuyên sâu một
vấn đề mà mình quan tâm. Trong luận văn này, tác giả lựa chọn đưa ra giới thiệu các
khái niệm, các định nghĩa, các thuật ngữ, cách gọi tên các loại gốm từ các công trình
nghiên cứu khá chuyên sâu của các tác giả tiêu biểu và sau cùng là quan điểm cá nhân
của mình, như một kết luận cuối cùng. Và, cũng xin phép dài dòng về nội dung của
phần này một chút vì vai trò quan trọng và cần thiết của nó.

14


Theo Ts Trương Thị Minh Hằng, thuật ngữ “đồ gốm” được hiểu là: “Tên gọi
chung của các sản phẩm được làm từ đất sét, sau khi nung qua lửa ” [15,tr.125]. Còn
theo Hoàng Phê, gốm là: “Tên gọi chung sản phẩm chế từ đất sét và hỗn hợp đất sét
nung, như đồ đất nung, sành, sứ, vv…”[32,tr.411]. Hai tác giả Trần Anh Dũng và
Đặng Kim Ngọc cho rằng: “ Gốm là thuật ngữ dùng để chỉ tất cả những sản phẩm
chưa đạt tiêu chuẩn của sành “[10,tr.38]. Với nhà nghiên cứu Mộ Thanh thì: “thuật
ngữ “đồ gốm” vừa được dùng để chỉ các sản phẩm của họ nhà gốm nói chung (có công
dụng như là vật liệu hay là vật dụng) có men và không có men, vừa để chỉ riêng những
sản phẩm chưa đạt, hoặc gần đạt tới tiêu chuẩn của “đồ sứ “[47,tr.224 - 234].
Trong cuốn sách Gốm sành nâu ở Phù Lãng, Trương Thị Minh Hằng phân chia đồ
gốm thành 5 loại với các tên gọi: “1. Đất nung, 2. Sành nâu, 3. Sành xốp, 4. Sành
trắng, 5. Sứ “[15, tr 80 - 83]. Theo tác giả, đây là 5 loại hình gốm chính ra đời kế tiếp

nhau và cùng tồn tại cho tới ngày nay. Cách phân loại dựa trên hai tiêu chí: Một là,
dựa vào đặc điểm xương gốm. Hai là, dựa vào niên đại.
Cách gọi tên các loại gốm ở một số quốc gia khác trên thế giới có nhiều sự tương
đồng về lịch sử nghề gốm với Việt Nam thì: Ở Nhật Bản, theo Ts Noritake Tsuda gốm
Nhật được phân làm 4 loại: “1. Doki (Thổ khí): Đất nung; 2. Toki (Đào khí): Đất nung
có men; 3. Sekki (Thạch khí): Sành và 4. Jiki (Từ khí): Sứ“[51, tr.220 - 225]. Ở
Trung Quốc, theo Gs Kiều Thu Hoạch [26, tr.30 – 35] gốm cổ cũng được phân thành
4 loại như Nhật Bản. Ở Thái Lan, theo Pariwat Thammapreechakorn và Kritsada
Pinsri gốm chia làm 4 loại: ”1. Terra Cotta ( Độ nung 8500C ), 2. Earthenware (Độ
nung 8800C – 11500C), 3. Stonware (Độ nung 11500C -13000C ), 4. Porcelain (Độ
nung 13000C – 14500C)”[36,tr.171- 182]. Tiêu chí để phân loại dựa trên sự khác biệt
của vật liệu xương gốm và độ nung sản phẩm.
Với các nhà khảo cổ, các nhà sưu tập gốm cổ thì các thuật ngữ “gốm hoa lam”,
“gốm hoa nâu”,“gốm men ngọc”… được hiểu là tên gọi các dòng gốm gắn với các
dòng men. Và, vì cách hiểu này không phản ánh thành phần và tính chất của xương
gốm nên đôi khi, trong một số “bối cảnh”, để cụ thể hơn, người ta lại phải dùng một
thuật ngữ khác thay thế. Ví dụ, “gốm hoa nâu” còn được gọi là “gốm sành xốp hoa

15


nâu”, hoặc “gốm đàn hoa nâu”, với nghĩa xương của nó là loại sành xốp (đàn). Cũng
như vậy, “gốm hoa lam” còn được gọi là “gốm sành trắng hoa lam”, hoặc gốm Biên
Hoà còn được gọi là “gốm sành xốp Biên Hoà” v.v…
Hai loại gốm xuất hiện sớm nhất là Đất nung (niên đại khoảng 10 000 năm) và
Sành (niên đại khoảng 2 000 năm), cách phân biệt giữa chúng tương đối rành mạch
(cũng có thể do chúng là những loại gốm có thành phần và công nghệ chế tác tương
đối đơn giản). Riêng đồ Sành được phân chia thành hai loại: Sành cứng (còn gọi là
Sành mịn) và Sành mềm (còn gọi là Sành xốp hay là “đồ Đàn” theo cách gọi dân gian).
Gọi là sành cứng hay sành mịn là bởi xương đất khi nung ở nhiệt độ cao đã bắt đầu

nóng chảy (thiêu kết), tạo kết dính hạt mịn và rắn chắc như đá, không còn ngấm nước
(có lẽ vì vậy mà người Nhật và người Trung Hoa gọi chúng là Thạch khí ). Loại Sành
cứng còn có thể chia thành: Sành nâu (do xương gốm làm từ loại đất sét thường) và
Sành trắng (do xương gốm làm từ loại đất sét trắng). Còn Sành xốp do xương đất mới
kết dính nhưng chưa thật chín nên “bở”, “xốp” và vẫn bị ngấm nước. Độ cứng và
thành phần của xương gốm Sành xốp không ổn định.
Khi Sành trắng và sau đó là Sứ ra đời thì vấn đề trở nên phức tạp. Thực tế, Sành
trắng và Sứ không chênh lệch nhau nhiều về độ nung, mà khác nhau chủ yếu về độ
trong. Dù cùng được làm từ chủ yếu là đất sét trắng, nhưng Sành trắng và Sứ khác
nhau ở chỗ xương của Sứ đã hoàn toàn kết tinh, soi lên ánh sáng thấy thấu quang. Tuy
nhiên phải có cao lanh, tràng thạch và nung ở nhiệt độ trên 13000C mới thành Sứ thấu
quang được, nung chưa đến độ lửa vẫn còn là Sành trắng; hoặc Sành trắng dù nung
ngang độ lửa của Sứ vẫn chỉ là Sành nếu xương không có thành phần cao lanh, tràng
thạch. Có lẽ do những yêu cầu của công nghệ chế tác Sứ quá cao nên thực tế đã nảy
sinh ra một dạng sản phẩm “nằm dở dang” giữa Sành và Sứ; thành phần nguyên liệu
và độ nung đạt tiêu chuẩn của Sứ nhưng chưa thấu quang. Gs Nguyễn Văn Y gọi
chúng là loại “bán Sành bán Sứ”, ông viết: “Những đồ Sứ cổ của ta và cả của Trung
Quốc thường thuộc loại này, dù vẫn được gọi là Sứ nhưng chưa thấu
quang”[58, tr.174 - 225]. Còn đa số các nhà khảo cổ học nước ta gọi chúng là Sành Sứ
hoặc Gốm Sứ (với nghĩa “demi” sứ). Chính vì giữa Sành trắng và Sứ có thể lẫn lộn
nên ỏ Trung Quốc, một số cuốn từ điển đã giải thích Sành trắng là Sứ thô.

16


Gs Nguyễn Văn Y đã chia “ họ nhà gốm ” thành 3 loại chính: “1. Đất nung, 2.
Sành, 3. Sứ”[59, tr.223 - 224]. Trên cơ sở lấy chất liệu và độ nung của xương đất làm
tiêu chí. Chất liệu và độ nung của 3 loại này tương đối khác biệt một cách rạch ròi. Ví
dụ: Đất nung được làm từ đất sét thường (đất thó), độ nung 6000C - 7000C, cao nhất
là 9000C; Sành được làm từ đất sét thường (để cho loại sành nâu) hoặc từ đất sét trắng

(cho loại sành trắng hoặc sành xốp), độ nung từ 1 0000C – 1 1000C, thậm chí 1 2500C
tuỳ theo cấu tạo của lò nung và thành phần của xương đất chịu được lửa cao hay thấp.
Còn Sứ, trong thành phần nguyên liệu ngoài đất sét trắng phải có thêm cao lanh, thạch
anh, trường thạch và một số chất khác. Độ nung Sứ phải đạt từ 1 2800C – 1 3500C,
thậm chí 1 4500C.
Trong thực tế lịch sử, khi công nghệ chế tác Sứ đạt tới những tiêu chí cao nhất về
độ trắng sáng, độ cứng, độ trong, độ bóng, độ thấu quang v.v…thì người ta không
muốn cho Sứ vào họ nhà Gốm để Sứ dễ được đề cao trên thị trường. Gs Nguyễn Văn
Y đã giải thích hiện tượng này và đưa ra lời tổng kết: “Gốm là tiếng gọi chung nhất
của mấy loại trên. Nhưng trên thị trường, người ta muốn tách Sứ ra khỏi Gốm, bởi cái
dạng bóng bẩy của nó khác các loại trên. Một phần nữa còn do nguyên nhân lịch sử:
Sứ ra đời rất muộn so với họ nhà Gốm ổn định từ lâu. Nếu ở Việt Nam thường gọi
“Gốm và Sứ”, ở châu Âu thường gọi “Cẻramique et Pocelaine” là đều do thói quen
hoặc có dụng ý, hoặc vô tình. Nhưng về mặt khoa học, Sứ trước sau chỉ là một loại của
Gốm”[58,tr.32 - 45].
Vấn đề niên đại của Sứ, theo Gs Nguyễn Văn Y: “ đồ Sứ Việt Nam liên quan mật
thiết và chịu ảnh hưởng của đồ Sứ Trung Quốc, bởi Trung Quốc là nước đầu tiên trên
thế giới “phát minh” ra Sứ. Theo một số nghiên cứu đã công bố thì Sứ Trung Quốc có
từ đời Tam Quốc huặc lâu hơn là từ đời Ân - Thương, mặc dù khi đó Sứ chưa thể
“thấu minh” do độ nung còn thấp “[59, tr.224].
Việc giải thích ý nghĩa và nguồn gốc ra đời của thuật ngữ Sứ tại Việt nam cũng
có nhiều cách khác nhau. Vương Hồng Sển - nhà sưu tầm cổ vật nổi tiếng Sài Gòn xưa
giải thích chữ Sứ trong sách Khảo về đồ sứ cổ Trung Hoa như sau: “Gọi là đồ Sứ vì đồ
này do triều đình nhà Nguyễn phái Sứ bộ sang Trung Quốc đặt làm, và đồ này được

17


Sứ đoàn mang về nên gọi là đồ Sứ…”[38, tr . 124]. Sau này, trong một bài viết của Ts
Trần Đức Anh Sơn đăng trên báo Thừa Thiên – Huế cũng đưa ra cách giải thích tương

tự: “Sứ là chất liệu cao cấp hơn Sành và Gốm, hay Sứ là Sứ bộ, Sứ đoàn, Sứ giả? Từ
điển Hán Việt của Đào Duy Anh chỉ có một chữ Sứ và chú giải: người vâng mệnh đi
làm một việc gì – tên quan ngoại giao ra trú ở nước ngoài…”[41, tr.5].Và tác giả
khẳng định: “ Như vậy không có nghĩa chữ Sứ trong Việt ngữ nghĩa là vật nung từ đất
“[41, tr.5].
Cách lý giải của Nguyễn Anh Huy có vẻ hợp lí và thuyết phục hơn với nhiều
người: “Chữ Sứ xuất phát từ người Trung Quốc, họ gọi những đồ vật này là “Từ khí”
(theo âm Hán Việt). Chữ “Từ” phiên âm của người Trung Quốc là /Cí/, phát âm giống
như âm đọc chữ “Sứ” của người Việt. Còn chữ “Sứ” (Sứ giả), phiên âm của người
Hoa là /Shi/ và phát âm cũng giống như chữ “Sứ” của Việt Nam. Như vậy, chữ “Từ”
(trong Từ khí) và chữ “Sứ” (trong Sứ giả, đại sứ) của người Trung Quốc phát âm nghe
như nhau “[27, tr. 68 - 70]. Nguyễn Anh Huy cho rằng, có lẽ đây là một dạng đồng
âm dị nghĩa nên mới dẫn đến cách hiểu nhầm lẫn của hai tác giả trên.
Theo tư liệu của Gs Nguyễn Văn Y: “người châu Âu lần đầu tiên biết tới “Đồ Sứ”
do việc nhập khẩu hàng hóa từ Trung Quốc. Họ đặt tên cho nó là “Porcelaine” với
nghĩa nguyên thuỷ là “xà cừ” (tên cúng cơm của con trai biển) nhằm dụng ý ca tụng sự
trong suốt, óng ánh của nó. Và cho tới nay, một số từ điển tiếng Anh vẫn giải thích
thuật ngữ “Đồ Sứ” với hai nghĩa: “Porcelaines” và “Chines”. Theo cách đặt tên của
người châu Âu, để được gọi là “Đồ Sứ” thì phải “thấu minh” chứ không chỉ vì trong
xương đất có chất cao lanh là đủ “[59, tr.325].
Như vậy vấn đề thấu quang có phải là điều kiện tiên quyết để khẳng định một món
“Đồ Sứ” không? Nhà viết sử mỹ thuật Nguyễn Phi Hoanh nhận định: “Nước Việt
Nam trong bao nhiêu thời đại đã biết làm đồ gốm, nhưng chưa khi nào sản xuất đồ sứ
mịn. Những lọ và bát đĩa đẹp trong các thời đại trước đã xác nhận là của Việt Nam
cũng chỉ là loại sành tốt mà thôi” [18, tr.145]. Theo ông: “ đồ sứ mới xuất hiện ở Việt
Nam vào thời Nguyễn, đó là những đồ “kí kiểu” được triều đình Huế đặt làm tại lò

18



Cảnh Đức Trấn bên Trung Quốc (được gọi bằng nhiều tên: đồ sứ Huế, đồ gốm men
lam Huế, đồ kiểu v.v…)”[18, tr.148].
Họa sỹ Trần Khánh Chương cũng có quan điểm tương tự: “Đồ sứ là loại gốm
nung ở nhiệt độ cao, xương đất chảy, trắng, bóng, có thể từ phía trong nhìn thấy hình
vẽ, hoạ tiết ở mặt ngoài. Ngày xưa, người ta thường nhắc tới sứ Giang Tây, loại sứ
mang dấu ấn Nội phủ mà triều đình Nguyễn đặt mua ở Trung Quốc, hoặc loại sứ mỏng
có hình cô tiên của Nhật Bản… Không ai nói đến đồ sứ của Việt Nam. Nước ta chỉ có
đồ đất nung, đồ đàn, đồ sành trắng cao hơn nữa thì cũng chỉ có loại “bán sành bán sứ”.
Ông cho rằng: “niên đại của sứ Việt Nam được đánh dấu vào thời điểm ra đời của nhà
máy sứ Hải Dương, năm 1960.”[3, tr.101]
Trương Minh Hằng cho rằng: “đã là sứ phải đạt tiêu chuẩn thấu quang hoặc ít ra
cũng là “bán thấu quang”[15, tr.181]. Những điều tra khảo sát khảo cổ di chỉ Hoàng
thành Thăng Long cuối năm 2002 và những kết quả được công bố cho thấy: rất nhiều
hiện vật gốm trắng thời Lý đã thấu quang nhưng vẫn không được ai gọi chúng là “Đồ
Sứ” cả. Do vậy, có thể thấy thấu quang chỉ là một điều kiện để xem xét đánh giá một
sản phẩm gốm có đạt tiêu chuẩn là “Sứ” không mà thôi.
Mộ Thanh nhấn mạnh: “Gốm được gọi là Sứ khi có 4 tiêu chuẩn cơ bản, đó là:
trong như gương, trắng như ngọc, mỏng như giấy, kêu như chuông”[47, tr.145].
Trong dịch thuật các nghiên cứu về gốm quốc tế, những thuật ngữ về gốm bằng
Việt ngữ đề cập ở trên đều có tên gọi tương đương trong “danh mục từ loại” bằng
tiếng Anh, tiếng Pháp...:
– Gốm, Đồ gốm, Vật liệu gốm: Porttery / Ceramic / Ceramicque
– Đất nung: Terra cotta / Terre cuite
– Đất nung tráng men: Terre cuite émaillé
– Sành: Stoneware, (Stone ware) / Earthen ware
– Sành trắng: Grés
– Sành xốp: Majolique / Faience (Majolique và Faience là tên 2 địa danh ở
vùng Tiểu Á và Ý chuyên sản xuất mặt hàng.
– Sứ: Porcelain / Chine


19


Việc dịch các thuật ngữ chuyên ngành là một vấn đề khó, trong một số tư liệu,
thuật ngữ “Earthen ware” khi thì được dịch sang tiếng Việt là “Sành xốp” để phân
biệt với thuật ngữ “Stone ware” thường được dịch là “Sành” như cách phân loại trong
cuốn “Ceramic Art in Thailand” đã nói tới ở trên, khi thì được dịch là “Đất nung” như
trong cuốn “Gốm hoa lam Việt Nam” của hai tác giả Bùi Minh Trí và Kerry-Nguyen
Long xuất bản năm 2001. Cũng như vậy, thuật ngữ “ Gốm hoa lam” – một dòng gốm
nổi tiếng được sản xuất ở rất nhiều nơi trên thế giới có một thuật ngữ quốc tế là “Blue
and White Ceramics”, nhưng trong cuốn “Gốm Việt Nam từ đất nung đến sứ”, Trần
Khánh Chương dịch “Gốm hoa lam” là “Blue pattern glaze”; cũng như vậy, “Gốm hoa
nâu “ là “Brown pattern glaze”. Có ý kiến cho rằng, cách dịch của Trần Khánh
Chương chuẩn xác hơn. Nhưng ý kiến khác lại cho rằng, dịch như vậy, các học giả
nước ngoài sẽ tưởng “Blue and White” và “Blue pattern glaze” là 2 dòng gốm khác
nhau. Các nghiên cứu về gốm sứ Việt Nam của các học giả nước ngoài, chưa khi nào
thấy xuất hiện thuật ngữ “Gốm Sành nâu”. Còn Trần Khánh Chương, trong cuốn
“Nghệ thuật gốm Việt Nam” xuất bản năm 1990 đã dành hẳn một mục lớn có tiêu đề
là “Gốm Sành nâu”, và trong “Gốm Việt Nam từ đất nung đến sứ” xuất bản năm 2001
đã dịch thuật ngữ “Gốm Sành nâu” sang tiếng Anh là :“Brown earthenware”.
Theo Gs Nguyễn Văn Y gốm“Sành nâu” còn được gọi là “Đồ Cang”, như những
sản phẩm của các lò Hương Canh (Vĩnh Phúc), lò Ngoạ Cương (Quảng Bình). Ông
viết: “Từ “Cang” có lẽ xuất xứ từ một địa danh làm đồ “Sành nâu”, mà hiện nay chưa
rõ nơi nào”[59, tr.206]. Cách gọi sản phẩm theo địa danh sản xuất như trên giống như
cách gọi tên loại gốm Sành xốp: người châu Âu gọi là Faience (Faienca là tên một địa
danh ở Ý nổi tiếng về sản phẩm này), còn người Việt gọi theo lối dân gian là “Đàn”
(Đàn là tên một làng làm gốm sành xốp xưa kia ở tỉnh Hải Dương).
Trong những thuật ngữ của nghề gốm Việt cổ truyền, “Cang” là một từ tối cổ. Xuất
phát từ những tư liệu nghiên cứu của mình, Gs Nguyễn Văn Y cho rằng: “Chắc chắn
từ “Cang” có mối liên quan nào đó với từ “Sành nâu”. Ví dụ: Hiện tại, nghề làm gốm

“Sành nâu” ở Hương Canh từ lâu đã không còn hoạt động, nhưng trong làng vẫn còn
một xóm nhỏ có tên gọi là “Lò Cang”. Còn ở các làng làm gốm “Sành nâu “vùng Kinh
Bắc, chỉ còn Thổ Hà là sử dụng từ này nhưng theo một ý nghĩa khác; và cũng chỉ thấy

20


nó còn xuất hiện trong các văn bản cổ của địa phương. Ví dụ, văn bia đình Thổ Hà
ghi: “Làng có nghề Cang gốm rất phát đạt…”[59, tr.316]
Như vậy, nếu như người nước ngoài chưa hề sản xuất loại gốm này và nó chưa có
thuật ngữ quốc tế tương đương thì không có nghĩa là chúng ta không thể định danh
cho một loại hình sản phẩm đã ra đời từ rất lâu trong lịch sử và đóng một vai trò quan
trọng trong đời sống văn hoá người Việt. Chúng ta vẫn có thể coi “Sành nâu” là một
thuật ngữ riêng của nghề gốm truyền thốngViệt Nam.
Trên đây tác giả luận văn đã trình bày những quan niệm, những tên gọi, những khái
niệm khác nhau khá phức tạp của các thuật ngữ nghề gốm với những tiêu chí khác
nhau của nhiều nhà nghiên cứu gốm có uy tín trong và ngoài nước.
So với nhiều loại hình nghệ thuật và nhiều loại hình sản phẩm, Gốm / Đồ Gốm có
một niên đại sớm (thậm chí rất sớm) với một chặng đường phát triển dài lâu và hầu
như không bị đứt đoạn. Qua mỗi giai đoạn trong lịch sử, chúng đều lưu lại một dấu ấn
riêng và có thể định vị một tên gọi riêng. Sự phong phú, đa dạng các loại hình trong
lịch trình phát triển chính là nguyên nhân (và là điều không thể tránh khỏi) dẫn đến sự
chưa thể thống nhất những thuật ngữ xung quanh “ họ nhà Gốm”. Khi trình bày về vấn
đề này, tảc giả luận văn cố gắng lược thuật những ý kiến, những quan điểm của các
học giả khác nhau với mục đích dàn cảnh “Phả hệ Gốm” trên một mặt bằng tổng quan
chung của nghề gốm Việt Nam. Việc hệ thống và chuẩn hoá các khái niệm, các thuật
ngữ cũng như các tiêu chí phân loại gốm để thuận tiện cho nghiên cứu, khảo sát là việc
làm cần thiết nhưng không đơn giản. Tảc giả luận văn không có tham vọng giải quyết
một cách triệt để những vấn đề đã được nêu ở trên mà chỉ trình bày nội dung phần này
như là một cách dẫn đề.

1.1.2. Phân loại
Cách phân loại gốm sứ trong thực tế thường dựa trên việc đáp ứng các mục đích
sử dụng cụ thể trên cơ sở xem xét tính chất đặc thù của từng loại gốm sứ.
- Gốm sứ gia dụng: Bao gồm các loại vật dụng, đồ dùng phục vụ nhu cầu thiết
yếu trong sinh hoạt thường nhật của con người. Với mục đích phục vụ ăn uống có các
loại tô, chén, bát, tước (hay bôi), bình trà, nậm rượu, nồi, âu...Với mục đích dùng để

21


chứa đựng có các loại bình hoa, lu vại, vò, chậu... Với mục đích đựng nước hay làm
công cụ trong sản xuất tương, nước mắm, mắm...có các loại bình hoa, lu vại, chum...
- Gốm sứ mỹ nghệ và nghệ thuật: Bao gồm các loại sản phẩm mỹ nghệ hay tác
phẩm nghệ thuật. Các hình thức điêu khắc gốm dưới dạng tượng tròn, phù điêu...Các
loại vật dụng có tính nghệ thuật như bình vôi, điếu bát, chân đèn, lư hương, bình hoa,
mâm, đỉnh...dùng với mục đích trang trí trong cuộc sống sinh hoạt thường ngày, trong
các công trình tôn giáo hay là các tác phẩm sáng tạo nghệ thuật độc lập thể hiện quan
điểm riêng trong nhân sinh quan, thế giới quan về về mỹ học, triết học ...của các nghệ
sỹ. Chúng cũng có thể là các phụ kiện trang sức trong lĩnh vực thời trang như vòng
tay, mặt nhẫn, dây chuyền, chi tiết trang trí quần áo, túi xách, giày dép...
- Gốm sứ kỹ thuật: Là các loại sản phẩm mang đặc trưng chất liệu gốm sứ được
nhìn nhận và sử dụng dưới hình thức các loại vật liệu sử dụng trong các hoạt động của
lĩnh vực kỹ thuật. Đó là:
+ Vật liệu kiến trúc - xây dựng: Bao gồm các loại gạch, ngói dùng để ốp lát trang
trí bề mặt hụăc trở thành chi tiết các thành phần cấu tạo trong các công trình kiến trúc.
Các loại gạch, tấm kê chịu lửa dùng để xây dựng hay là các phụ kiện sản xuất của các
lò nấu thủy tinh, lò nung gốm sứ. Thiết bị vệ sinh các loại như bồn tắm, chậu rửa, vỏi
nước, bồn cầu, bồn tiểu, vòi máy nước nóng lạnh...
+ Vật liệu y học: Dùng để chế tạo các bộ phận cơ thể như răng giả, xương...
+ Vật liệu mài: Các loại đá mài ...

+ Vật liệu cách điện: Các bộ phận cách điện như ổ cắm cách điện, tụ cách điện,
vỏ công tơ đo điện...
+ Vật liệu bán dẫn, từ tính: Các chi tiết trong các thiết bị bán dẫn hay điện tử...
+ Vật liệu phủ kim loại: Làm vật liệu tráng phủ lên bề mặt kim loại, từ đó tạo ra
các hình thái vật liệu mới như Pháp lam (phủ men gốm lên cốt làm bằng vật liệu
đồng), sắt tráng men...
+ Vật liệu hóa học: Các trang thiết bị dùng trong các phòng thí nghiệm, các nhà
máy hóa chất...
1.2. Khái quát về sự phát triển của gốm sứ Việt Nam qua các thời kỳ lịch sử

22


Theo các kết quả nghiên cứu khảo cổ học gần một thế kỷ qua, đặc biệt là mấy
thập niên gần đây, lịch sử phát triển gốm Việt dần hiện hình rõ nét, theo đó có thể
đánh dấu được các mốc chuyển biến quan trọng của quá trình liên tục phát triển trong
dòng chảy chung các ngành nghề thủ công truyền thống của đất nước.
Văn hóa Việt khởi nguồn độc lập và song song với văn hóa Trung Hoa. Nền văn
hóa Hòa Bình (8 000 năm tr.CN ), Bắc Sơn (6 000 năm tr.CN ), Phùng Nguyên (2 000
năm tr.CN) và Đông Sơn (1 000 năm tr.CN) của người Việt cổ đã rất phát triển từ
trước khi có những giao tiếp giữa hai dân tộc Việt – Hoa.
Gốm cổ truyền Việt Nam đã sớm xuất hiện cách đây hàng vạn năm trải qua những
thời kỳ đồ đá cũ và mới của văn hóa Hòa Bình, văn hóa Bắc Sơn, văn hóa Hạ Long,
rồi trải qua thời kỳ Phùng Nguyên, giai đoạn Đồng Đậu và giai đoạn Gò Mun,... tới
thời kỳ đồ kim khí Đông Sơn, cho đến giai đoạn hiện nay là cả một quá trình lâu dài
của sự phát triển, từ sơ khai đến đỉnh cao.
“ Các đồ gốm Việt Nam tượng trưng cho sự biểu lộ tinh tế và bền bỉ nhất của Nghệ
thuật đồ gốm tại Đông Nam Á. Lịch sử đồ gốm Việt, song hành với sự tiến hóa của đồ
gốm Trung Hoa từ thời nhà Hán trở đi. Tuy nhiên, đồ gốm Việt đã sớm biểu lộ các
thành tố của căn cước văn hóa mang bản chất Việt Nam của riêng mình. Điều này thể

hiện trong sự vận dụng độc đáo các kiểu dáng đồ gốm và, đáng kể hơn, trong sự phát
triển các mô típ trang trí với các chủ đề và họa tiết không có trong truyền thống Trung
Hoa. Nhiều đề tài vay mượn được tái giải thích với một sự tự tin và tinh tế, tạo ra các
kết quả thấm nhuần với một sự vẻ tươi mát và năng lực không hề có trong nguyên bản
Trung Hoa. Ý chí chống lại sự kiểm soát chính trị và Hán hóa văn hóa là một chủ đề
thường trực của lịch sử Việt Nam. Trong khi các sự phân kỳ văn hóa được coi trọng
sâu xa và được nhấn mạnh một cách công khai, tự nó đã thiết chế các sự khẳng định
của Việt Nam về một căn cước văn hóa có bản chất Đông Nam Á.”[33]
Dân tộc Việt Nam là một trong những dân tộc phát triển sớm của nhân loại với
lịch sử dựng nước và giữ nước hơn bốn ngàn năm, bắt đầu từ thời vương quốc Văn
Lang với nền văn minh đồ đồng Đông Sơn rực rỡ. Mỹ thuật trang trí đồ đồng là đoạn
nối tiếp từ nghệ thuật đồ gốm được phát triển song hành phục vụ đời sống người Việt.

23


Mỗi vùng miền, mỗi giai đoạn lịch sử, gốm Việt lại có những nét đẹp đặc trưng
riêng, tùy theo vật liệu, tùy theo kỹ thuật và nghệ thuật chế tác.
Nghệ thuật gốm Việt đã có những đóng góp to lớn cho nền văn minh của nhân
loại với những thành tựu sáng tạo độc đáo, từ đó tạo dựng vị trí, phong cách xứng
đáng của mình trong ký ức phát triển Nghệ thuật gốm sứ của nhân loại.
Nghệ thuật gốm Việt chính là căn cước văn hóa, là cầu nối văn hóa của người
Việt với các dân tộc, các quốc gia, các nền văn minh khác trên thế giới.
1.2.1. Gốm Việt thời tiền sử và sơ sử
Đây là bước chuyển thứ nhất của gốm Việt, thể hiện giai đoạn đầu tượng hình
nghề gốm của người Việt. Với một cơ tầng văn hoá Hòa Bình, Bắc Sơn, Phùng
Nguyên và Đông Sơn... khá bền vững và chắc chắn đã được tạo dựng, dựa vào đó các
cư dân Việt cổ đã có đủ bản lĩnh và điều kiện tiếp nhận và phát triển nghề gốm du
nhập từ đế chế Đông Hán, đi theo cùng đội quân và chính quyền xâm lược nhằm giải
thể cấu trúc văn hóa truyền thống của các tộc Việt phương Nam. Quy trình công nghệ

làm gốm mới mẻ được du nhập trong bối cảnh ấy với: Kỹ thuật làm khuôn, gắn chắp
các thành phần sau đổ khuôn, cách đắp lò nung và cách làm tăng nhiệt độ nung gốm
lên tới trên 1 000oC… đã được người Việt tiếp nhận với một tinh thần cởi mở. Trên
trình độ và truyền thống làm gốm sẵn có, người Việt cổ nhanh chóng tiếp thu công
nghệ mới, tạo nên một sự đổi thay toàn diện, cắm một mốc son đầu tiên trong lịch sử
phát triển gốm Việt. Gốm Việt ở những thế kỷ trước Công nguyên khá phong phú về
loại hình, mẫu mã, mang nhiều sự dung hòa với gốm bản địa gốc Hán. Những kết quả
nghiên cứu khảo cổ được thực địa ở Tam Thọ (Thanh Hoá), Thanh Lãng (Vĩnh Phúc),
Bút Tháp (Bắc Ninh)… đã cung cấp nhiều thông tin khẳng định đó là những di vật
gốm Hán trộn lẫn nhiều thành tố văn hóa bản địa Đông Sơn - Nam Việt.
Sự chuyển biến và đổi thay của nghề gốm trong giai đoạn này được thể hiện với
hàng loạt trung tâm sản xuất có quy mô lớn được tổ chức tốt đã ra đời, phân bố bên
cạnh những con sông để tiện việc cung cấp nguyên liệu và vận chuyển các thành
phẩm, đồng thời dựa vào độ dốc của những triền sông để tận dụng sức gió cho việc đốt
lò. Kết quả nghiên cứu ở Tam Thọ (Thanh Hoá) phác họa được một quy trình trong

24


việc tổ chức sản xuất với sự phân công lao động rõ ràng trong các quan hệ: chủ – thợ,
thợ chính – thợ phụ, thợ Trung Hoa – thợ bản địa… Đây chính là tiền đề để hình thành
một ngành nghề mà ở những giai đoạn sau, mức độ chuyên môn hoá ngày càng cao.
Khi đã tạo được một ngành nghề với nhiều trung tâm sản xuất quy mô lớn với sản
phẩm số lượng ngày một dồi dào, khiến cho việc tiêu thụ thế nào phải được đặt ra. Với
lợi thế phân bố ở các bến sông, gần các thương cảng, vì thế hàng hoá là các sản phẩm
gốm Việt giai đoạn này đã vươn xa, không chỉ tới các địa phương trong vùng địa hạt
Cửu Chân nước Việt, mà tới tận kinh đô Trà Kiệu của vương quốc Champa. Từ nhiều
phát hiện những di vật gốm giai đoạn này ở lòng biển Hội An mấy năm gần đây, cho
phép hình dung đến một sự vươn xa hơn nữa của hàng hoá Việt qua một thực tiễn
trước đó, người Việt thời văn hóa Đông Sơn đã đưa trống đồng của mình ra tận các

đảo xa ngoài Thái Bình Dương, và điều đó cũng khá phù hợp với con đường tơ lụa
trên biển đã được giới nghiên cứu lưu tâm trong gần một thế kỷ qua.
Đánh giá bước chuyển biến thứ nhất này của nghề gốm, không thể phủ nhận
những tác động mang tính khách quan, thông qua sự du nhập kỹ thuật của người
Trung Quốc tới phương Nam. Song, nếu như sự du nhập ấy vào một mảnh đất không
có truyền thống, con người ở đó không có bản lĩnh, thì hệ quả tất yếu, nó có thể giải
thể và làm triệt tiêu những yếu tố bản địa, tạo nên một giá trị mới mẻ hoàn toàn. Nghề
làm gốm của người Lạc Việt, giống như các giá trị văn hoá, xã hội, đời sống đã không
chịu chung số phận bị đồng hoá như đa số các nhóm tộc Việt phương Nam khác, vì đã
biết tiếp thu có chọn lọc những yếu tố bên ngoài và kết hợp sáng tạo với những thành
tố bản địa, làm cơ sở cho sự tồn tại văn hóa Việt trải qua suốt nghìn năm Bắc thuộc, để
rồi toả sáng khi giành được độc lập, tự chủ.
Gốm Việt, từ Đông Sơn, ngược lên nối với Phùng Nguyên, Đồng Đậu, Hoa Lộc,
Thiệu Dương, Gò Mun… phát triển mở đầu thời kỳ văn hoá đồng bằng lưu vực sông
Hồng, sông Mã và sông Cả rất cụ thể về kiểu dáng, hoa văn với các mã văn hóa riêng
đã góp phần quan trọng vào quá trình tạo dựng văn hóa, văn minh, hình thành nhà
nước Văn Lang – nhà nước đầu tiên của người Việt cổ.

25


×