Tải bản đầy đủ (.doc) (19 trang)

NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG ĐỊNH HƯỚNG TRONG KHÔNG GIAN CỦA TRẺ MẪU GIÁO 3 4 TUỔI LÀM QUEN VỚI TOÁN

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.55 MB, 19 trang )

SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM : “NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG ĐỊNH
HƯỚNG TRONG KHÔNG GIAN CỦA TRẺ MẪU GIÁO 3 - 4 TUỔI
LÀM QUEN VỚI TOÁN”
A. ĐẶT VẤN ĐỀ
Trong chương trình chăm sóc giáo dục trẻ mầm non, môn làm quen với toán
đóng vai trò vô cùng quan trọng trong việc cung cấp những kiến thức ban đầu
cho trẻ. Cho trẻ làm quen với những biểu tượng toán ngay từ tuổi mầm non là
một việc làm hoàn toàn đúng đắn và cần thiết vì đó chính là cơ hội tốt để giúp
trẻ hình thành phẩm chất năng lực hoạt động cho mình như: tìm tòi, quan sát, so
sánh…Thông qua hoạt động làm quen với toán giúp trẻ hình thành những biểu
tượng ban đầu về toán như: Số lượng, kích thước, hình dạng, định hướng không
gian ,để sau này trẻ sẽ vững vàng, tự tin hơn khi tiếp nhận những kiến thức của
môn toán ở giai đoạn tiếp theo.
“Định hướng không gian” : Cho trẻ sử dụng cơ thể của chính mình để nắm
được những từ ngữ về vị trí không gian. Để phân biệt tay phải, tay trái trẻ dựa
vào thói quen sử dụng tay phải, tay trái vào công việc hàng ngày của mình. Đối
với một người giáo viên, tôi phải dựa vào khả năng nhận thức của trẻ mà lựa
chọn nội dung và tích hợp các nội dung vào các chủ đề thích hợp.
Do vậy trong việc hình thành các biểu tượng ban đầu về toán cho trẻ ‘hay
trong quá trình dạy trẻ làm quen với toán để giúp trẻ nhận thức sâu sắc, rõ ràng
các biểu tượng trên, việc đầu tiên không thể thiếu được đó là việc truyền tải kiến
thức của giáo viên đến trẻ’. Giáo viên cần nghiên cứu, tìm tòi để truyền tải nội
dung mang đến cho trẻ đơn giản, dễ hiểu mà lại gần gũi. Đặc biệt ở lứa tuổi MG
3-4 tuổi giáo viên cần lựa chọn những hoạt động phù hợp với khả năng của trẻ
trong lớp. Hàng ngày giáo viên có thể làm cho toán trở nên hấp dẫn, có ý nghĩa
đói với trẻ bằng các nguyên vật liệu, trò chơi, thông qua các hoạt động của trẻ.
Tạo cơ hội cho trẻ được trải nghiệm qua nhiều hình thức khác nhau, duy trì hứng
thú , sự say mê của trẻ, phát triển thái độ tích cực của trẻ đối với việc học toán.
Hơn nữa đối với trẻ MGB 3-4 tuổi ‘Dạy trẻ định hướng không gian’ là một vấn
đề luôn quan tâm, suy nghĩ để tìm ra những biện pháp tốt nhất để dạy trẻ.
B. GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ


I. CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA VẤN ĐỀ .
Ở trẻ mẫu giáo nói chung và trẻ mẫu giáo 3-4 tuổi nói riêng tư duy của trẻ là
tư duy trực quan hành động , bản thân trẻ có tính tò mò thích khám phá, ham
hiểu biết nhưng quá trình nhận biết các biểu tượng về toán của tẻ còn mang tính
1


cảm tính do vốn sống, vốn kinh nghiệm, vốn hiểu biết của trẻ còn hạn chế.
Trẻ 3-4 tuổi tâm sinh lý trẻ chưa ổn định, đang còn ham chơi, ngang bướng,
nghịch ngợm, một số cháu mới bước đầu đến lớp còn rụt rè, nhút nhát. Vì thế
ảnh hưởng rất lớn tới việc nắm bắt các môn học, đặc biệt đối với môn học toán “
Định hướng không gian”. Sau khi cho trẻ tiếp xúc với bộ môn này tôi thấy các
cháu tiếp thu rất kém, nhiều cháu còn nghịch ngợm, còn một số cháu mắt nhìn
cô nhưng khi cô hỏi lại không biết gì. Lúc đầu tôi mới cho các cháu tiếp xúc với
biểu tượng toán ban đầu đơn giản mà trẻ còn lúng túng huống chi khi cho trẻ
tiếp xúc với toán ‘Định hướng không gian’ là bộ môn rất khó sao trẻ có thể tiếp
thu được. Hơn nữa lớp tôi với sỉ số cháu là 29 cháu nhưng chỉ có 4 cháu nắm bắt
được đạt 12%. Với số lượng như thế so với sỉ số của lớp là quá ít. Từ đó tôi đã
chọn đề tài ‘Định hướng không gian’ để tìm ra các biện pháp dạy trẻ giúp trẻ
khắc sâu kiến thức nắm bắt một cách tố hơn, những trẻ yếu quá qua các biện
pháp thực hiện trong tiết dạy trẻ cũng có thể nắm bắt được.
II. THỰC TRẠNG.
1. Thuận lợi:
Trường mầm non Nga Bạch có đội ngũ giáo viên 100% đạt chuẩn và trên chuẩn.
Ban giám hiệu luôn quan tâm và chỉ đạo sát sao trong công tác chuyên môn
Có hội phụ huynh luôn quan tâm đến các hoạt động của nhà trường, đặc biệt là
chi hội phụ huynh của lớp 3-4 tuổi, đã đầu tư đồ dùng đồ chơi cho con em mình
đầy đủ, hưởng ứng mọi phong trào của lớp và nhà trường đề ra.
Bản thân tôi luôn nhiệt tình năng động, tâm huyết với nghề, luôn khiêm tốn
học hỏi, dự giờ thăm lớp để nâng cao năng lực chuyên môn cho bản thân. Luôn

tham khảo tìm hiểu tài liệu, tập san liên quan đến chưong trình giáo dục mầm
non đặc biệt là bộ môn cho trẻ làm quen với toán
2. Khó khăn.
- Về cơ sở vật chất của địa phương , chưa đáp ứng được yêu cầu của ngành học,
phòng học đã đủ diện tích nhưng các phương tiện phục vụ cho môn học còn
nghèo nàn.
- Làm quen với toán là một bộ môn khoa học khó, đòi hỏi sự chính xác, khoa
học mà lại khó nên không phải giáo viên nào cũng nắm vựng kiến thức về bộ
môn này.
- Trong lớp tôi, hiện nay có tới 50% trẻ chưa qua lớp nhà trẻ, nên việc tiếp thu
của các cháu còn hạn chế thiếu hệ thống.
- Một số phụ huynh coi nhẹ việc học tập của con, thường cho con nghỉ học tùy
tiện vô lý do, điều đó ít nhiều cũng làm ảnh hưởng tới kết quả học tập của lớp,
2


nên kết quả còn chưa cao. Đặc biệt đối với môn học toán “ định hướng không
gian” nhiều trẻ còn bỡ ngỡ rụt rè.
3. Kết quả ban đầu.
Tổng
Trẻ chưa đạt
số trẻ
Trẻ đạt yêu cầu
yêu cầu
Tốt
29

khá

Trung bình


SL

%

SL

%

SL

%

5

17

5

17

5

17

SL
14

%
49


Với kết quả khảo sát trẻ về ‘Định hướng không gian’tôi cảm thấy băn khoăn
lo lắng không biết làm thế nào để trẻ học tốt hơn về môn học này. Vì thế tôi đã
chọn đề tài “ Một số biện pháp nâng cao chất lượng giờ dạy định hướng
không gian của trẻ MG 3-4 tuổi”. Để việc học tập của trẻ ngày càng đạt kết quả
tốt hơn.
III. CÁC BIỆN PHÁP TỔ CHỨC THỰC HIỆN
Từ thực trạng cử trẻ MG 3-4 tuổi nói chung và trẻ lớp tôi nói riêng về vấn đề
học toán ‘Định hướng trong không gian’ tôi đã nghiên cứu và đưa ra một số biện
pháp vào việc giảng dạy vào bộ môn này .
1. Dạy định hướng không gian cho trẻ trong hoạt động có chủ định
Dạy cho trẻ về định hướng không gian trong hoạt định có chủ định là hoạt
động chủ yếu cung cấp kiến thức cơ bản cho trẻ. Sau khi tìm hiểu kỹ vấn đề tôi
nhận thấy nguyên nhân trẻ lớp tôi học còn yếu do:
+ Trẻ chưa biết cách quan sát
+ Chưa biết cách định hướng khi quan sát nên khi cô giáo hỏi, trẻ trả lời còn
lúng túng, không biết trả lời ra sao.
+ Tư duy phát triển của trẻ chưa đồng đều: một số trẻ nhanh do các cháu đã
được học qua lớp nhà trẻ. Một số trẻ còn chậm, nhút nhát rụt rè. Mặt khác việc
dạy trẻ “ Định hướng không gian” cần chính xác rõ ràng nên giáo viên phải nắm
vững kiến thức và trình độ làm quen với toán của trẻ sẽ giúp cho việc dạy học
toán đạt kết quả cao.

3


- Trong giờ học tôi cho trẻ ngồi xen kẽ giữa trẻ học khá với trẻ học yếu để trẻ có
thể học hỏi lẫn nhau. Trẻ khá có thể giúp bạn học yếu nắm bắt kiến thức tốt hơn,
chính xác hơn.
Cho trẻ sử dụng cơ thể của chính mình để nắm vững những từ ngữ về vị trí

không gian.
Ví dụ 1:
* Đề tài : “ Dạy trẻ phân biệt tay phải- tay trái’.
( Chủ đề : Trường mầm non)
Tôi dạy trẻ tiết học này bằng cách: sử dụng đồ dùng “ hoa, cờ....đến dự lễ khai
trường.
- Tay phải cầm cờ xanh, tay trái cầm cờ đỏ. Bởi đây là tiết học mới nên trẻ
vẫn còn bị nhầm lẫn giữa tay nọ với tay kia còn nhiều.

Qua giờ dạy đó tôi suy nghĩ rất nhiều, mình làm thế nào để trẻ xá định tay phải,
tay trái chính xác hơn.
*Đề tài : “Dạy trẻ xác định tay phải, tay trái” ( lần 2)
( Chủ đề : Trường mầm non)
- Tôi cho trẻ chơi trò chơi mô phỏng hành động ăn cơm, tay phải cầm thìa, tay
trái cầm bát.
+ Khi ăn cơm các con cầm thìa bằng tay nào? - Tay phải ạ
+ Tay nào chúng mình giữ bát? - Tay trái ạ.
+ Khi vẽ tay phải các con cầm gì? - Cầm bút.
+ Tay trái làm gì?
+ Tôi cho cả lớp nói
4


+ Tổ nói và cá nhân trẻ nói và cho trẻ nhắc lại.
Sau đó tôi tổ chức cho trẻ chơi trò chơi ‘ thi xem ai nhanh’
Tôi phát cho mỗi trẻ một bát và một thìa.
Cách chơi: Cô nói tay nào trẻ giơ tay đó và dụng cụ của tay đó lên.
Từ đó mỗi lần cô nhắc đến tay phải hay tay trái trẻ lại tư duy nhớ lại trong đầu.
À tay phải là tay cầm thìa, còn tay trái thì chúng mình giơ tay giữ bát lên.
* Đề tài: “ Dạy trẻ hình thành biểu tượng về tay phải, tay trái của bản thân

trẻ”.
Ở đề tài này tôi sử dụng một số các biện pháp như : qua bài hát, trò chơi, câu
đố, trò chuyện với trẻ về các bộ phận trên cơ thể trẻ, giúp trẻ biết được tay phải,
tay trái, là bộ phận dùng để viết, cầm thìa, tay trái giữ vở, giữ bát.....
Hoặc thông qua việc yêu cầu trẻ cầm vật bằng tay phải, tay trái để phân biệt
được một cách rõ ràng hơn cô đặt ra câu hỏi;
+ Tay phải con cầm gì?
+ Tay trái con cầm gì?
+ vật đó con cầm bằng tay nào?
Trẻ cầm vật gì trên tay trẻ sẽ dễ dàng trả lời cô.
-Trò chơi
-Với tiết học này tôi cho trẻ chơi trò chơi:
Trò chơi 1:
“ Thi xem ai nhanh”
Cách chơi:
Cho trẻ chơi theo tên gọi, theo yêu cầu.
Cô chuẩn bị một số đồ dùng đồ chơi, cô yêu cầu trẻ lấy cho cô những đồ vật
cầm bằng tay phải ( bút, thìa,bàn chải đánh răng..) , tiếp tục cô lại yêu cầu trẻ lấy
những đồ vật cầm bằng tay trái ( sách, bát...).
Trò chơi 2:
‘ Làm một số động tác bằng tay phải, tay trái.’
Cách chơi:
-Cô vẫy tay phải trẻ giơ tay phải lên
- Cô vẫy tay trái trẻ giơ tay trái lên
- Động tác 3 tay phải bỏ xuống, động tác 4 tay trái bỏ xuống
(Cho trẻ chơi 3-4 lần)
Trò chơi 3:
‘ Cầm vật theo yêu cầu’
Cách chơi:
-Cô nói tên đồ vật trẻ cầm vật lên , vật cầm ở tay nào trẻ nói to tay đó .

Cái bút ( tay phải)
Bưng bát( tay trái).cho trẻ chơi 3-4 lần.
5


Không những dậy trẻ phân biệt tay phải , tay trái đã rất khó mà dạy trẻ định
hướng phía trên- phía dưới, phía trước- phía sau trong không gian còn khó hơn
đòi hỏi giáo viên phải cố gắng rất nhiều.
Ví dụ2 :
Đề tài : “Dạy trẻ phân biệt phía trên- phía dưới, phái trước- phía sau của bản
thân’.
( chủ đề bản thân)
- Tôi tạo tình huống gợi mở dẫn dắt trẻ có thể xem xét, quan sát và phát hiện
những biểu tượng mới. Trước hết tôi cho trẻ xá định được phía trên- phía dưới,
phía trước, phía sau gắn với các bộ phận của bản thân trẻ. Để trẻ xác định tốt tôi
đưa tranh bản thân trẻ ra chỉ cho trẻ biết các bộ phận của cơ thể, sau đó tôi hỏi
trẻ:
+Các con hãy cho cô biết trên cơ thể của bạn nhỏ bộ phận nào là ở phía trên?
(đầu ở phía trên)
+ Bộ phận nào ở phía dưới? ( chân là bộ phận ở phía dưới)
+ phía trước mặt bạn có gì? ( mắt, mũi , miệng)
+ Tại sao con thấy được ? ( nhờ có bộ phận mắt). Vậy nhờ có mắt nên chúng
mình nhìn thấy được. Mắt nằm ở vị trí nào ? ( ở trước mặt).
+ Ở trước mặt còn gọi là phía gì? ( phía trước).
+ Phía sau có gìt? ( tóc, lưng).
+ Sau lưng còn gọi là phía gì? ( phía sau).
Từ hình ảnh cô giáo cô giáo hướng dẫn trẻ xá định được các vị trí trên cơ thể
trẻ.
+ Đầu là ở phía nào của con? ( phía trên). Muốn nhìn lên mái nhà chúng mình
phải làm sao? ( ngẩng đầu lên)

+ Vì sao? ( vì mái nhà nằm ở phía trên)
+ Chân ở phía dưới. Gọi là dưới chân.
+ Trước mặt : có bụng, mắt nhìn thẳng thấy các bạn và cô giáo.
+ Tại sao con thấy được ? ( nhờ có bộ phận mắt). Vậy nhờ có mắt nên chúng
mình nhìn thấy được. Mắt nằm ở vị trí nào ? ( ở trước mặt). Gọi là phía trước.
+ Sau lưng : gọi là phía sau vì phải quay đầu lại mới nhìn thấy phía sau.
- Dạy trẻ xác định các phía của bản thân qua việc trẻ nhìn thấy các vật.
Tôi bố trí một số đối tượng ở các phía trên - dưới, trước - sau so với trẻ.

6


Cụ thể :
+ Phía trên tôi treo chùm bóng bay ở trên cao để khi trẻ nhìn thấy được thì phải
ngẩng đầu lên mới nhìn thấy vật.
Tôi hỏi trẻ: Chùm bóng bay ở phía nào của con? ( ở phía trên ạ)
Tại sao con biết nó ở phía trên? Vì phải ngẩng đầu lên mới nhìn thấy được
ạ.
+ Phía dưới tôi để đôi dép dưới sàn nhà.
Tôi hỏi trẻ : Đôi dép ở phía nào của con?
Muốn nhìn thấy đôi dép con phải làm thế nào?
Dựa vào vốn kinh nghiệm của mình trẻ suy nghĩ và trả lời phải cúi người xuống
mới nhìn thấy đôi dép vì nó ở phía dưới.
+ Phía trước mặt tôi để quyển sách.
Trẻ xá định được phía trước qua việc trẻ có nhìn thấy vật đó ở trước mặt hay
không?
Hỏi trẻ : Con nhìn thấy gì trước mặt? ( quyển sách)
Quyển sách ở phía nào của con ? Trẻ xác định được quyển sách ở phía
trước vì trẻ nhìn thấy quyển sách ở trước mặt mình.
+ Phía sau tôi lại đẻ quyển sách ở phía sau lưng trẻ, hỏi trẻ có nhìn thấy không?

( không nhìn thấy)
Quyển sách đang ở đâu? ( sau lưng con.)
Có nhìn thấy không?( không nhìn thấy. Vì nó ở đằng sau, hay còn gọi là
phía sau).
Mặt khác khi dạy trẻ phân biệt các phía tôi có thể tạo tình huống và tổ chức cho
trẻ học qua các trò chơi và sử dụng các đồ chơi để trẻ hứng thú học.
* Trò chơi 1:
‘Kể tên vật ở các phía’
7


Tôi bố trí vật ở các phía để khi chơi trẻ dễ dàng nhìn thấy và kể tên.
Cách chơi:
Cô nói tên vật, trẻ nói các phía. Và cho trẻ chơi ngược lại
Cô nói : Chùm bóng : trẻ nói phía trên
Cô nói : đôi dép : trẻ nói phía dưới.
Tương tự cho trẻ chơi phía trước-sau.
Trò chơi 2:
‘Làm động tác về các phía theo yêu cầu’
Cách chơi:
Cô nói phía nào trẻ giơ tay theo phía đó và nói to tên phía mình đang thực hiện.
- Phía trên : Trẻ giơ 2 tay lên cao.( phía trên).
- Phía dưới: trẻ cúi ngưới đưa 2 tay cúi xuongs chạm mũi bàn chân.
- Phía trước : Trẻ đưa 2 tay ra trước( phía trước).
- Phía sau : Trẻ đưa 2 tay ra sau ( phía sau).
( cho trẻ chơi 3- 4 lần )
Thông qua các trò chơi giúp trẻ hiểu được rằng với những đồ vật nhìn thấy là ở
phía trước, còn những gì không nhìn thấy được là ở phía sau, những gì phải
ngẩng đầu lên mới nhìn thấy được là ở phía trên và những gì phải cúi xuống mói
nhìn thấy vật là ở phía dưới.

Qua cách dạy đó tôi thấy trẻ có nhận định tốt hơn, chính xác hơn những lần
trước rất nhiều, qua mỗi tiết dạy, số trẻ nhầm lẫn còn rất ít, môn học đạt hiệu
quả cao hơn.
2. Lồng ghép tích hợp vào các hoạt động có chủ định khác.
Để mang lại hiệu quả trên trẻ cao ngoại việc cung cấp chủ yếu trên hoạt
động có chủ đinh tôi còn lồng ghép tích hợp môn toán ‘ Định hướng không gian’
vào các hoạt đông đạt hiệu quả cao như: thông qua hoạt đông vui chơi, qua chế
độ sinh hoạt hàng ngày, thông qua dạo chơi lao động thăm quan, thông qua các
hoạt động có chủ định khác như: thể dục, âm nhạc, khám phá khoa học.....Đặc
biệt thông qua các hoạt động có chủ địnhkhả năng khắc sâu kiến thức của trẻ dạt
kết quả cao hơn , tôi đã vận dụng vào các chủ đề các hoạt động sau:
- Ở chủ đề ‘Trường mầm non’
+ Khi học môn tạo hình cô hỏi trẻ :
- Khi tô màu các con cầm bút bằng tay nào?
Cô yêu cầu trẻ giơ tay đó lên và kiểm tra( cô bao quát sửa sai cho trẻ, đến tận
nơi nhắc nhở trẻ).
Đó là tay gì? Cô cho trẻ nhắc lại 2-3 lần.
Tay nào con giữ vở? (tay trái)
8


Tay nào con cầm bút? (tay phải)
Ngoài việc cầm bút để tô, vẽ, tay phải và tay trái còn làm việc gì?( cầm thìa,
cầm bát để ăn cơm).
* Hay khi đang vẽ bài tay phải cầm bút, tay trái giữ vở.
Khi cho trẻ chơi mô phỏng hàng động đang vẽ bài. Cô hỏi trẻ hướng vào bài.
Khi vẽ bài cầm bút bằng tay nào?
Cô yêu cầu trẻ giơ tay đó lên và kiểm tra
- Đó là tay gì? Tay phải.
- Tay nào giữ vở? Tay trái.

* Hoạt động âm nhạc.
Ví dụ 1:
Chủ đề : “Trường mầm non”.
Đề tài : Vận động “ Vui đến trường”
Với đề tài này tôi tích hợp tiết toán “định hướng trong không gian” xác định
phía trên- dưới, phía trước- sau cho trẻ vào bài hát để trẻ khắc sâu kiến thức hơn.
+ Khi hát câu : ‘Con chim nó hót líu lo líu lo’, cho trẻ để 2 tay trước miệng.
Hỏi trẻ động tác để 2 tay trước miệng gọi là phía gì? ( phía trước).
“ Kìa ông mặt trời lên cao sáng rõ”, đưa tay lên trên đầu.
Hỏi trẻ để tay lên trên đầu còn gọi là phía gì? ( phía trên).
+ Đến câu : “Em rửa mặt thật sạch, em chải răng trắng tinh”
Hai tay để trước mặt, lấy tay phải chải răng.
+ Câu hát “ mẹ đưa em tới trường”
Hai tay buông xuống phía dưới, hay còn gọi là phía dưới.
Từ chỗ tích hợp đó giúp trẻ nhớ lại “Định hướng trong không” gian tốt hơn và
nhanh thuộc bào hát. Cùng với việc tích hợp kiến thức trên tiết học tôi tiếp tục
cho trẻ chơi trò chơi để trẻ củng cố kiến thức tốt hơn.
Trò chơi :
“Thi xem ai nhanh”
- Cách chơi : Cô nói câu hát nào trẻ làm động tác mô phỏng câu hát đó và hỏi
luôn đó là phía nào?
Trẻ trả lời phía đó. Từ đó trẻ tư duy nhớ lại trong đầu và trả lời câu hỏi của cô và
làm động tác thành thạo và nhanh hơn.
* Môn thể dục.
Ví dụ 1:
Chuyền bóng.
Với đề tài này của bộ môn thể dục tôi cho trẻ chơi chuyền bóng theo các phía
trên- dưới ( qua đầu, dưới chân) trước, phỉa, trái của bản thân trẻ. Trẻ không chỉ
được vận động thể lực mà còn ôn luyện lại những kiến thức đã học. Trong khi


9


chơi chuyền bóng trẻ nhớ lại đâu là phía trên, phía dưới , phía trước , đâu là
phía phải- phía trái để chuyền bóng cho bạn.
Từ đó trẻ đứng chuyền bóng qua đầu và hiểu đó là phía trên

.
Chuyền bóng dưới chân cho bạn đó là phía dưới.

Ví dụ 2 :
Đập bóng xuống sàn
Khi trẻ đập bóng xuống dưới sàn quả bóng bật lên phía trên. Trong khi chơi
giúp trẻ nhớ lại sàn nhà là ở phía dưới, quả bóng bật lên trên là ở phía trên.
* Hoạt động khám phá khoa học.
Ví dụ 1: - Ở chủ đề: “Nghề nghiệp”
Cho trẻ quan sát tranh bác thợ xây.
+ Bác thợ xây cầm bay bằng tay nào đây?. Cô cho trẻ đứng theo hướng bác
thợ xây và nói ( tay phải)
10


+ Tay còn lại bác thợ xây dùng làm gì ? ( cầm gạch). Hay còn gọi là tay gì?
( tay trái).
Tôi tích hợp nội dung giáo dục trẻ về ‘Định hướng trong không gian’
Ví dụ 2: Ở chủ đề “Động vật”.
Đề tài :
“Vẽ gà con”
+ Để vẽ được con gà phải cầm bút bằng tay nào? ( tay phải)
+ Để quyển vở không bị lệch tay nào gữi vở? ( tay trái)

+ Khi vẽ con gà phía trên ta vẽ gì ? ( đầu gà)
+ Phía dưới là bộ phận nào của con gà? ( vẽ chân gà).
Từ đó trẻ tư duy và nhớ sâu kiến thức hơn về môn toán ‘Định hướng không
gian’.
3. Dạy trẻ ở mọi lúc, mọi nơi.
Cho trẻ làm quen với toán là môn học rất khó và khô khan để cung cấp kiến
thức đến với trẻ một cách nhẹ nhàng và dễ hiểu là điều không hề dễ dàng, nhưng
với sự say mê tận tình với nghề của mỗi người giáo viên mầm non. Bản thân tôi
hàng ngày thường tranh thủ mọi thời gian để hướng dẫn trẻ học bộ môn này, đặc
biệt là tiết dạy “Định hướng không gian”. Mặt khác tôi còn nghĩ ra các bài vè,
câu đố, trò chơi về “Định hướng trong không gian” để cho trẻ làm quen vào các
hoạt động trong ngày giúp trẻ luôn có cơ hội được tiếp xúc với biểu tượng toán
“Định hướng không gian”
* Giờ đón trẻ.
Tận dụng giờ đón trẻ tôi trò chuyện với trẻ để hiểu thêm về mỗi cá nhân trẻ và
xem trẻ yếu chỗ nào về “ Định hướng trong không gian”.
Ví dụ 1:
Chủ đề giao thông
Tôi trò chuyện cùng trẻ , hôm nay ai đưa con đi học? Mẹ con ạ.
- Mẹ đưa con đi học bằng phương tiện gì?
- Khi đi trên đường , chúng mình phải đi bên nào?
Từ đó giúp trẻ nhớ lại kiến thức của mình đã được cô dạy ở tiết toán “ xác định
phía phải- phía trái” để trả lời cô giáo đi trên đường phải đi bên phải.
Ví dụ 2 :
Chủ đề : “Các hiện tượng tự nhiên”.
Tôi cho trẻ nhìn ra ngoài trời, nhìn lên trời các con thấy bầu trời hôm nay thế
nào?
- Muốn biết bầu trời thế nào các con phải nhìn lên mới nhìn thấy được.
- Vì sao lại phải nhìn lên ? Vì bầu trời ở phía trên chúng ta.
11



Ngoài những chủ đề có liên quan đến toán “Định hướng không gian” còn có
những chủ đề không thể tích hợp được thì tôi đã làm bài vè và cho trẻ đọc mỗi
khi trẻ đến lớp.
Mỗi sáng thức dậy
Em muốn đến trường
Thật sớm thật sớm
Trước cửa cô cười
Dắt em vào lớp
Phía dưới sàn nhà
Cô đã quét sạch
Phía trên lớp học
Cô trang trí đẹp
Phía sau hành lang
Cô chuẩn bị sẵn
Nào nước, nào cốc
Vệ sinh sạch sẽ
Cho chúng em rồi
Cô mới vào lớp
Đón mỗi chúng em
Học sinh nhỏ bé
Của cô giáo em.
* Thông qua hoạt động vui chơi.
Trong hoạt động vui chơi trẻ được tham gia vào các trò chơi và trong những trò
chơi đó trẻ sẽ được tiếp xúc làm quen với việc “Định hướng không gian” vào
mỗi trò chơi, góc chơi.
Hoạt động ngoài trời.
Khi tổ chức cho trẻ dạo chơi trong sân trường.
Ví dụ 1:

Chủ đề : “Thực vật”.
Đề tài : Quan sát cây bàng.
+ Dưới gốc cây bàng có gì ? ( rễ cây)
+ Rễ cây ở phía nào của cây ? ( phía dưới)
+ Tại sao con biết ở phía dưới ? ( vì rễ nằm phía dưới gốc cây)
+ Trên cây còn có gì? ( lá cây)
+ Lá ở phía nào của cây? ( phía trên).
Cô đứng ở các phía so với cây bàng rồi hỏi trẻ về các phía theo hướng cô đứng.
12


- Nếu cô đứng thế này cây bàng ở phía nào của cô ( phía trái)
- Cô đứng theo hướng phải hỏi trẻ cây bàng ở phía nào của cô? ( phía phải)
- Cô trước cây bàng và hỏi trẻ cây bàng ở phía nào của cô ?( phía sau). Tương
tự hỏi trẻ phía trước.
Từ đó giúp trẻ tư duy khắc sâu kiến thức về xác định các phái tố hơn , sâu sắc
hơn.
Ví dụ 2:
Chủ đề : Các hiện tượng tự nhiên
Đề tài : Trò chuyện về các hiện tượng tự nhiên.
- Nhìn lên trời , trời ở phía nào của con? ( phía trên)
- Mặt đất là ở phía nào? ( phía dưới)
- Phía mặt trời mọc con quay mặt vào phía mặt trời mọc thì đó là phía nào của
con? ( phía trước)
- Phía mặt trời lặn là sau lưng con gọi là phía sau.
Ví dụ 3:
Tình huống : Cho trẻ chơi trò chơi “Mèo đuổi chuột ”. Cô đến hỏi ;
+ Bên tay phải con là bạn nào?
+ Bên tay trái con là bạn nào? Trẻ trả lời cô.
Từ các tình huống đó giúp trẻ củng cố thêm kiến thức nắm vững biểu tượng toán

“Định hướng không gian”.
* Giờ dạo chơi.
Ví dụ :
Cho trẻ đi thăm quan bếp ăn.
- Tôi hỏi trẻ: đây là gì? (Cửa bếp)
- Cửa bếp ăn ở phía nào của nhà bếp? (phía trước)
- Phía sau nhà bếp các con nhìn xem có gì? Có rất nhiều các loại rau được bác
cấp dưỡng trồng để phục vụ bữa ăn hàng ngày cho chúng ta.
* Thông qua hoạt động góc.
Ở hoạt động góc trước khi bước vào các góc chơi, tôi cho trẻ chơi trò chơi
chung do mình viết ra để trẻ hướng vào các góc chơi mà trẻ thích và định hình
được vị trí góc chơi của mình đó là trò chơi:
“Góc nào của bé”
Cách chơi :
Cô cho trẻ chọn góc chơi mà trẻ thích , sau khi trẻ chọn xong cô cho trẻ đứng
im ở vị trí và cho trẻ xác định vị trí góc ở phía nào của mình.
Luật chơi:

13


Bạn nói sai vị trí góc sẽ phải lặc cò cò quanh lớp và về chỗ xác định lại vị trí
góc mà mình đã chọn.
Từ trò chơi này sẽ giúp trẻ nhớ lâu ‘định hướng trong không gian’ vị trí để xắp
xếp góc chơi của mình phù hợp hơn. Mặt khác trẻ sẽ nắm chắc kiến thức toán
học về ‘Định hướng trong không gian’. Về các góc chơi một số góc tôi đã nghĩ
ra câu đố để khi xây dựng góc mở đưa ra các hình ảnh trẻ dễ dàng xắp xếp vị trí
đồ dùng phù hợp.
Ví dụ :
Ở Góc siêu thị.

Với góc này tôi đã làm câu đố để đố trẻ:
Đố các bạn biết:
“Tôi đây nhỏ nhắn xinh xinh
Nhưng lại chứa đầy thực phẩm bạn ơi
Phía trên là sữa bạn cần
Phía dưới bánh kẹo loại nào cũng ngon
Bên phải nước mắm dầu ăn
Nước giặt xà phòng bên trái tôi đây
Phía trước là biển hiệu này
Các bạn có biết tôi là ai không?
Biết rồi xin hãy vào đây
Cùng tôi góp sức dựng xây góc này”.
Từ câu đố trẻ nhớ lại vị trí xắp xếp các hình ảnh và vị trí đồ dùng cho phù hợp
với góc chơi của mình.
Ví dụ :
Trò chơi đóng vai “ Góc bán hàng” trong chủ đề “gia đình”
Trẻ xác định được vị trí không gian góc chơi của mình để bố trí các gian hàng
ở các phía sao cho phù hợp với góc chơi của mình.
- ở phía trên trẻ bày sữa để trẻ dễ nhìn thấy
- Phía dưới trẻ bày bánh kẹo
- Phía phải trẻ bày dàu ăn nước mắm
-Phía trái trẻ để xà bông, nước giặt, xả.
- Trước cửa hàng phải có băng dôn.
Ở góc này để trẻ có thể làm tốt được cần sự giúp đỡ gọi mở hướng dẫn của
cô giáo để trẻ làm tốt hơn. Cô đóng vai trò làm người dẫn để giúp trẻ .Cô đưa ra
các hình ảnh có liên quan đến góc chơi để trẻ xác định.
Ví dụ :
14



Khi tham gia vào trò chơi “xây dựng lắp ghép”.
Chủ đề “ Trường mầm non” Xây trường mầm non của bé
- Cô đưa ra hình ảnh? Chân tường
Trẻ biết trước tiên ta phải xây chân tường ở dưới trước.
- Hình ảnh “ Mái ngói”
Trẻ biết mái ngói là ở phía trên
- Hình ảnh: Cửa ra vào
Từ đó trẻ hình dung ra cửa ra vào là ở phía trước và trả lời cô.
- Hình ảnh: Tường nhà.
Hình ảnh tường nhà là ở phía sau.
Từ đó trẻ xây lên được mô hình trường mầm con của bé.
Ví dụ :
*Góc học tập : Chủ đề : Bản thân
Ví dụ 1: Trò chơi : Gắn vật phù hợp với bản thân bạn
Cô đưa ra hình ảnh một bạn trai: trước khi đi học bạn cần chuển bị rất nhiều
đồ để đi học. Vậy các con hãy giúp bạn nhỏ lấy đồ nhé.
- Cô đưa ra các hình ảnh: mũ, dép, ba lô, khẩu trang, tất tay.
- Cô đưa ra câu hỏi gợi mở:
+ Mũ của bạn đội ở đâu? (Trên đầu).
+Trên đầu gọi là phía gì? ( Phía trên)
+ Con hãy giúp bạn đội mũ lên đầu nào?
Trẻ đi lấy hình ảnh mũ gắn lên đầu cho bạn nhỏ
+ Dép bạn đi ở đâu?( dưới chân)
+ Dưới chân hay còn gọi là phía nào?( phía dưới)
Trẻ lấy hình ảnh đôi dép gắn ở dưới chân bạn
Cứ như vậy trẻ gắn hết đồ dùng cho bạn nhỏ Từ đó giúp trẻ tư duy nhớ sâu
‘Định hướng không gian’, xác định các phía sâu sắc hơn.
Ví dụ2:
Chủ đề : Giao thông.
Cho trẻ giở sách ra xem tranh về chủ đề “giao thông”.

Hỏi trẻ con đang làm gì?
- Để giở sách ra xem con giở sách bằng tay nào? (tay phải)
- Còn tay nào con giữ sách? (tay trái)
- Sách vẽ các bạn đang làm gì? (đi đường ạ)- Các bạn nhỏ đi đúng đường của
mình chưa?
- Khi đi học phải đi bên nào? ( bên phải)
15


Với kinh nghiệm dạy của mình về “Định hướng trong không gian” tôi còn
tạo tình huống để nhanh khi nghe và làm quen với biểu tượng này.
* Thông qua chế độ sinh hoạt.
Khi tham gia vào chế độ sinh hoạt, đặc biệt là chế độ ăn, ngủ, vệ sinh trẻ luôn
có cơ hội được tiếp xúc với toán ‘Định hướng không gian’.
Ví dụ: Trong giờ ăn cơm.
Khi cho trẻ ăn cơm tôi thường đầm thoại với trẻ:
Tay cầm thìa các con đâu? Cho trẻ giơ tay cầm thìa lên và gọi tên tay đó.( tay
phải), tay còn lại để giữ bát hay còn gọi là tay trái. Từ đó giúp trẻ tư duy trau dồi
óc tưởng tượng của mình, giúp trẻ nắm vững kiến thưc ‘Định hướng không gian’
đạt hiệu quả cao hơn.
Ví dụ : Giờ đi ngủ.
Khi cho trẻ vào đi ngủ, tôi đàm thoại với trẻ:
-Nằm bên cạnh của con bên phải là bạn nào? Bên trái là bạn nào?
-Nhìn lên phía trên trần nhà có gì? (quạt trần, bóng đèn)
Hoặc tôi nghĩ ra trò chơi ‘giờ đi ngủ’ cho trẻ chơi, trò chơi này trẻ vừa chơi vừa
nhớ khắc sâu kiến thức vừa giúp trẻ hoạt động công việc mà trẻ có thể làm được
để rèn luyện thói quen và giúp đỡ cô giáo.
Trò chơi : ‘Giờ đi ngủ’
Giờ đi ngủ
Em kê sạp

Dưới sàn nhà
Trải chiếu ra
Em đi ngủ
Nghe lời cô
Tay trước ngực
Chân duổi thẳng
Nhắm mắt lại
Miệng đọc bài
Giờ đi ngủ.
Cách chơi:
Trẻ đọc đến câu thoại nào thực hiện theo câu thoại đó.
Luật chơi:
Bạn nào không thực hiện được bị lặc cò cò quanh lớp.
* Giờ trả trẻ.
16


Trò chuyện với trẻ về việc tham gia giao thông, khi trẻ ra về phải đi bên phải để
đảm bảo an toàn giao thông.
Như vậy cho trẻ học ở phương pháp này tôi thấy sự phát triển về tư duy cũng
như ghi nhớ của trẻ ngày càng đạt hiệu quả tốt hơn khi học “Định hướng trong
không gian”.
4. Công tác phối hợp với phụ huynh.
Không những cho trẻ làm quen định hướng trong không gian ở trường mà sự
kết hợp với phụ huynh để giáo dục ở nhà là một biện pháp mà tôi cũng luôn
quan tâm sự kết hợp giáo dục với các bậc phụ huynh đã mang lại kết quả cao
trong công tác giáo dục trẻ
Trong giờ đón trẻ tôi trao đổi với phụ huynh xem khi về nhà các cháu thích
chơi gì? Và chơi như thế nào? Để hiểu thêm về tình hình của trẻ của lớp. Mặt
khác việc trao đổi thường xuyên với phụ huynh vì số phụ huynh quan tâm tới

môn toán còn ít, họ nhận thức về sự giảng dạy trong trường mầm non còn hạn
chế. Để các cháu tiếp thu bài một cách đầy đủ và có tính liên tục thường xuyên
thì sự phối kết hợp giữa nhà trường và gia đình là rất cần thiết. Vì vậy mỗi giáo
viên hàng ngày cần tranh thủ thời gian đón trả trẻ để trao đổi phản ánh tình hình
học tập cũng như mọi hoạt động khác của trẻ trên lớp để phụ huynh nắm bắt kịp
thời cùng cô giáo dạy trẻ cho thật tốt.
IV. Kiểm nghiệm.
Qua một năm thực hiện các biện pháp trên tôi đã khảo sát trẻ và đã có hiệu quả
rất rõ rệt
- Kết quả sau khi thực hiện các biện pháp trên.
Tổng
số trẻ

Trẻ đạt yêu cầu

Trẻ chưa đạt yêu cầu

2
9
Tốt
SL %
SL
10 34,5 12

khá
%
41,3

Trung
bình

SL
5

%
17,2

SL
2

%
7

Với một số kinh nghiệm trên tôi thấy các giờ học toán trẻ đều rất hứng thú.
Mỗi tháng đầu năm mỗi lần phụ huynh đưa trẻ đến lớp thấy các cháu khóc đòi

17


về cũng rất nhiều phụ huynh lo lắng, băn khoăn. Phụ huynh thường cho con nghỉ
học vô lý do. Đến nay đã có sự thay đổi rõ rệt, các cháu thích tới lớp, thích được
học và chơi cùng cô và các bạn. Phụ huynh rất mừng và luôn cho con đi học đều
đặn. Điều mà phụ huynh quan tâm hơn cả đó là kiến thức mà các con có được
trong thời gian ở lớp với cô. Thấy các cháu ngoan , ngôn ngữ, tư duy trí nhớ
phát triển, tự tin hơn khi giao tiếp với mọi người, tôi cũng như các bậc phụ
huynh đều rất phấn khởi.

C. KẾT LUẬN VÀ ĐỀ XUẤT
* Kết luận.
Sau khi nghiên cứu đề tài trên, cũng như áp dụng một số biện pháp trên vào
bộ môn toán nói chung và “ Định hướng không gian” nói riêng tôi đã rút ra được

một số kinh nghiệm:
- Khảo sát để trẻ nắm chắc tình hình.
- Giáo viên luôn nghiên cứu kỹ các phương pháp bộ môn.
- Cần học hỏi và nâng cao nghệ thuật lên lớp, trong cách ứng xử tình huống sư
phạm. Dạy trẻ ở mọi lúc , mọi nơi, trong kế hoạch đó có kế hoạch bồi dưỡng
thêm những trẻ yếu hơn tiếp thu bài chậm. Động viên khên ngợi kịp thời với trẻ
khá để trẻ cố gắng phát huy khả năng của mình.
- Xây dựng môi trường học tập.
- Kết hợp chặt chẽ giữa gia đình và nhà trường trong công tác chăm sóc giáo dục
trẻ.
- Lựa chọn trò chơi phù hợp với trẻ để lồng ghép kiến thức cung cấp cho trẻ.
Trên cơ sỡ này trẻ rất hứng thú học và thực sự bị lôi cuốn vào tiết học, trẻ học
thoải mái tự tin không gò bó, bắt buộc tạo hứng thú cho trẻ học tốt hơn.
* Ý kiến đề xuất.
* Đối với Phòng Giáo dục:
- THường xuyên mở các lớp chuyên đề về môn làm quen với toán nhiều hơn để
giáo viên có cơ hội học tập nâng cao trình độ.
- Cung cấp nhiều các tài liệu phục vụ cho môn toán nói chung và “định hướng
không gian” nói riêng ở lớp 3-4 tuổi. Để giáo viên có tài liệu tham khảo nâng
cao nghiệp vụ của mình.
- Cung cấp các tiến bộ khoa học kỹ thuật như: Học tập qua băng hình, đĩa ghi
hình...để cung cấp thêm tư liệu cho giáo viên.
18


* Đối với trường:
- Đề nghị ban giám hiệu trường tạo điều kiện cho chị em được dự giờ thăm lớp
nhiều hơn . Đặc biệt là đối với bộ môn toán để chị em học hỏi cách lên lớp và
vận dụng kiến thức vào môn học.
- Có các biện pháp, kiến nghị để mở các lớp bồi dưỡng bộ môn này cho đội ngũ

giáo viên.
- Cần tạo điều kiện cho giáo viên tham quan học tập ở các đơn vị bạn để trao
đổi, học hỏi kinh nghiệm.
Tôi xin chân thành cảm ơn
Xác nhận của thủ trưởng đơn vị
Nga Bạch, ngày 25 tháng 3 năm 2013
Tôi xin cam đoan sáng kiến kinh
nghiệm này là của tôi viết ra không
sao chép của người khác
Người viết

Lã Thị Hiền

19



×