Tải bản đầy đủ (.doc) (19 trang)

MỘT SỐ KINH NGHIỆM NHẰM PHÁT TRIỂN VỐN TỪ CHO TRẺ LỨA TUỔI 1824 THÁNG TUỔI

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (4.85 MB, 19 trang )

SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
“ MỘT SỐ KINH NGHIỆM NHẰM PHÁT TRIỂN VỐN TỪ
CHO TRẺ LỨA TUỔI 18-24 THÁNG TUỔI”.
A. ĐẶT VẤN ĐỀ:
Trong công tác giáo dục trẻ mầm non hiện nay, chúng ta càng thấy rõ vai trò
của ngôn ngữ đối với việc đào tạo cho các cháu trở thành con người phát triển
về mọi mặt: đức, trí, thể, mỹ và hình thành những cơ sở ban đầu của nhân cách
con người. Muốn cho ngôn ngữ của trẻ phát triển thuận lợi, một trong những
điều kiện quan trọng là trẻ được tích luỹ nhiều vốn từ và trên cơ sở hiểu biết đầy
đủ ý nghĩa của những từ đó, trẻ biết cách sử dụng số vốn đó một cách thành
thạo. Ở lứa tuổi mầm non, đặc biệt là lứa tuổi từ 18 – 24 tháng tuổi, phát triển
vốn từ cho trẻ là rất quan trọng. Khi sinh ra cất tiếng khóc chào đời, trẻ được
tiếp xúc với ngôn ngữ qua lời ru của bà, qua câu hát của mẹ cũng ảnh hưởng đến
ngôn ngữ của trẻ. Trẻ phát triển ngôn ngữ thông qua các hoạt động có chủ đích
cơ bản như : hoạt động với đồ vật, thơ, truyện, ….trẻ phát triển hơn về vốn từ,
trẻ thích đến trường đi học, góp phần hình thành, phát triển nhân cách cho trẻ.
Ngôn ngữ của trẻ chỉ được hình thành và phát triển qua giao tiếp với con
người và sự vật hiện tượng xung quanh. Để thực hiện được điều đó phải thông
qua nhiều phương tiện khác nhau như qua các giờ học , các trò chơi, dạo chơi
ngoài trời, và trong sinh hoạt hàng ngày. Rèn luyện và phát triển vốn từ cho trẻ,
tập cho trẻ biết nghe, hiểu và phát âm chính xác, hướng dẫn trẻ biết các diễn đạt
ý muốn của mình cho người khác hiểu. Vì vậy khi cho trẻ tiếp xúc với các sự
vật hiện tượng thì phải cho trẻ biết gọi tên đặc điểm của đối tượng. Không
những thế , giáo viên dạy trẻ biết nói câu đầy đủ, rõ nghĩa, dạy trẻ phát âm
chuẩn của tiếng việt, đảm bảo các nguyên tắc của giáo dục: Tính khoa học, tính
hệ thống.


B. GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ.
I. CƠ SỞ LÍ LUẬN.


- Ở lứa tuổi này, trẻ có nhu cầu giao tiếp với mọi người, trẻ thích tìm hiểu
những điều mới lạ trong cuộc sống xung quanh. Những từ các cháu được sử
dụng hầu hết là những từ chỉ tên gọi, những gì gần gũi xung quanh mà hằng
ngày trẻ tiếp xúc. Ngoài ra, trẻ cũng nói được một số từ chỉ hành động, chỉ công
việc của bản thân và mọi người xung quanh, chỉ những hành động của những
con vật mà trẻ biết. Ví dụ: “ôtô, con cua, con cá, ông bà, bố mẹ, anh, chị, mèo
kêu meo meo, ô tô chạy…” Tôi nhận thấy vốn từ của trẻ còn hạn chế , bộ máy
phát âm đang dần hoàn thiện nên khi trẻ nói còn chậm, nói ngọng, hay kéo dài
giọng, đôi khi còn ê, a ậm ừ không mạch lạc. Để giúp trẻ phát triển vốn từ, tôi
thấy người giáo viên cần phải nắm vững đặc điểm vốn từ của trẻ, mặt khác giáo
viên cần nói rõ ràng rành mạch, dễ nghe, dễ hiểu .
Tư duy ở lứa tuổi này là tư duy trực quan, khả năng tri giác về sự vật hiện
tượng bắt đầu được hoàn thiện. trẻ hay bắt chước các cử chỉ và lời nói của người
khác. Do vậy ngôn ngữ của giáo viên cần phải trong sáng và chính xác để trẻ nói
theo.
Vốn từ của trẻ em còn hạn chế, một số phụ huynh còn cho rằng con em
mình đến trường chỉ chơi nhất là ở lứa tuổi nhà trẻ không học hành gì. Hơn nữa,
lứa tuổi nhà trẻ chưa tự tin mạnh dạn, còn nhút nhát. Chủ yếu trẻ được tiếp xúc
và phát triển vốn từ qua ti vi, phim ảnh…. Chưa được sự chỉ bảo, uốn nắn của
người lớn. Xuất phát từ những lý do trên mà tôi đã đi sâu nghiên cứu và làm
sáng kiến “ Một số kinh nghiệm nhằm phát triển vốn từ cho trẻ 18 – 24 tháng
tuổi”.
II. THỰC TRẠNG CỦA VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU.
1. THUẬN LỢI.

Là một giáo viên được phân công phụ trách nhóm trẻ 18-24 tháng. Các cháu
ngoan, sạch sẽ, bản thân tôi không ngừng học hỏi, trong đó có được sự quan tâm
giúp đỡ của bạn bè đồng nghiệp, cùng Ban giám hiệu nhà trường. Được phụ
huynh quan tâm góp phần mua trang thiết bị phục vụ cho việc dạy và học của
2



nhà trường. Vì vậy tôi đã mạnh dạn áp dụng một số kinh nghiệm nhằm phát
triển vốn từ cho trẻ lứa tuổi 18-24 tháng tuổi.
2. KHÓ KHĂN.

Bên cạnh những thuận lợi thì bản thân tôi cũng gặp không ít khó khăn trong
công tác giảng dạy. Tất cả các trẻ đều mới bắt đầu đến lớp, do đặc điểm sinh lý
của trẻ giai đoạn này ngôn ngữ đang phát triển nên khả năng giao tiếp của trẻ
còn rất nhiều hạn chế. Mặt khác môi trường thay đổi nên tất cả còn rất mới mẻ
đối với trẻ. Vốn từ của trẻ còn rất nghèo nàn nên để đưa trẻ vào nề nếp cũng cần
phải có nhiều thời gian. Trong lớp phần lớn trẻ phát âm còn chưa rõ ràng hay
còn nói chưa rõ nên việc dạy cho trẻ cũng còn gặp nhiều khó khăn. Một mặt
phòng học còn nhỏ hẹp, đồ dùng đồ chơi còn thiếu thốn nên ảnh hưởng tới các
hoạt động của trẻ.
Vì vậy tôi đã chú trọng phát triển vốn từ cho trẻ, để đi sâu thực hiện việc
phát triển vốn từ cho trẻ trước tiên tôi đã tiến hành việc khảo sát chất lượng ban
đầu trên trẻ.
* Kết quả:
Tổng số trẻ
13

Nghe, hiểu

Nghe, nhắc lại các

Sử dụng ngôn ngữ để

lời nói
4/13=31%


âm, tiếng và các câu.
3/13=23%

giao tiếp
3/13=23%

III. CÁC GIẢI PHÁP VÀ TỔ CHỨC THỰC HIỆN.
1.Tổ chức xây dựng môi trường giáo dục phát triển vốn từ cho trẻ.
Môi trường cho trẻ hoạt động là nơi có nguồn thông tin phong phú,
khuyến khích tính độc lập và hoạt động tích cực cho trẻ. Để cung cấp nguồn
thông tin tạo cơ hội cho trẻ bộc lộ hết khả năng, năng lực của mình, việc đầu tiên
giáo viên phải xây dựng môi trường giáo dục cho trẻ hoạt động. Khi xây dựng
môi trường cho trẻ hoạt động phải đảm bảo theo các nguyên tắc, quy trình xây
dựng môi trường giáo dục trong trường mầm non. Tôi đã thực hiện trong quá
trình hoạt động của trẻ.
*.Trang trí tranh ảnh theo chủ đề:
3


Nhằm kích thích tính tò mò ham hiểu biết của trẻ, tôi đã tận dụng các
mảng tường trống để trang trí các hình ảnh xung quanh lớp phù hợp với chủ đề.
Ví dụ: Chủ đề : Bé và gia đình thân yêu của bé.
Để trẻ hiểu biết và nâng cao vốn từ cho trẻ tôi đã trang trí xung quanh lớp
các mảng tường trống hình ảnh về gia đình.
- Hình ảnh các thành viên trong gia đình.
- Hình ảnh các hoạt động trong gia đình
- Hình ảnh các đồ dùng trong gia đình.
Tôi cho trẻ khám phá các bức tranh vào giờ đón trẻ, trả trẻ, giờ chơi. Tôi cùng
trẻ trò chuyện về các bức tranh, ảnh xung quanh lớp.

- Bức tranh vẽ ai đây? (Trẻ trả lời: Ông, bà, bố mẹ, và bé.)
- Bạn nhỏ trong tranh đang làm gì?(Đang mời bà ăn cam).
Cô lồng ghép giáo dục trẻ hiếu kính, lễ phép với ông bà cha mẹ và những
người lớn tuổi, biết yêu thương những người xung quanh.

Tranh minh hoạ: Khám phá môi trường trong lớp.
Ví dụ: Với chủ đề: Bé có thể đi khắp nơi bằng các phương tiện.
Tôi đã treo ở xunh quanh lớp các bức tranh về phương tiện giao thông
như xe đạp, xe máy, ô tô… và những bức tranh có phương tiện giao thông đang
hoạt động.. tôi trò chuyện cùng trẻ về những bức tranh để trẻ nói tên, đặc điểm
môi trường hoạt đông của các phương tiện giao thông đó.
4


Tôi hỏi trẻ: Tranh của cô có gì? (xe ô tô)
Xe ô tô chạy ở đâu? (Ở trên đường)
Xe ô tô là phương tiện giao thông đường gì? (Đường bộ)
Khi ngồi trong xe ô tô chúng mình ngồi như thế nào?
Khi trẻ trả lời cô động viên khuyến khích trẻ và giúp đỡ khi trẻ gặp khó
khăn.Từ đó cô giới thiệu về chủ đề đang thực hiện, cung cấp kiến thức, bổ sung
kiến thức, kinh nghiệm hoạt động cho trẻ và đặc biệt là cung cấp và phát triển
vốn từ cho trẻ.
Các hình ảnh tôi trang trí có nội dung rõ ràng, màu sắc đẹp và hình ảnh
sống động, các hình ảnh này đều mang tính thẫm mỹ và tính giáo dục cao.
Tôi trang trí và dán tranh vừa tầm mắt của trẻ, giúp trẻ quan sát, trò
chuyện cùng cô dễ dàng hơn.
* Môi trường ngoài lớp :
Trên các mảng tường ngoài lớp tôi trang trí bằng cách vẽ hình các con vật
khóm hoa, cây xanh , các hình ảnh thể hiện nội dung các câu chuyện, bài thơ
phù hợp với lứa tuổi… để khi cho trẻ đi dạo, đi chơi cô trò chuyện với trẻ về các

bức vẽ trên tường kích thích trẻ trả lời, luyện phát âm chuẩn các từ.
Ví dụ: Bức tranh bạn Thỏ con đang chào bố để đi học:
- Bức tranh vẽ gì đây? (Bạn Thỏ ạ).
- Bạn Thỏ đang làm gì? ( Bạn Thỏ đang chào bố).
Bạn Thỏ chào bố để đi học đấy. Bạn Thỏ rất ngoan , trước khi đi học bạn chào
bố để đến lớp, khi đến lớp bạn lại chào cô giáo. Bạn đi học rất ngoan đúng
không nào.
Tương tự ở các mảng tường cô đặt ra các câu hỏi, khuyến khích trẻ trả
lời, cô định hướng, nhắc nhở, giúp đỡ khi trẻ không tự trả lời được. Cô cho
nhiều trẻ được trả lời và sau mỗi câu trả lời cho trẻ được nhắc lại. Như vậy cô
cung cấp và phát triển vốn từ cho trẻ.

5


Hình ảnh minh hoạ: Khám phá môi trường ngoài lớp.
2. Phát triển vốn từ cho trẻ thông qua hoạt động các hoạt động phát triển
ngôn ngữ (hoạt động có chủ đích).
Để đưa trẻ vào tiết học với sự hứng thú thì đồ dùng trực quan là nền tảng
để tổ chức việc tích cực ngôn ngữ của trẻ. Hệ thống câu hỏi của cô phải rõ ràng ,
ngắn gọn. Trong khi trẻ trả lời cô hướng dẫn trẻ nói đúng từ, đủ câu, không nói
cụt lủn hoặc cộc lốc.
Ví dụ: Ở chủ đề : Bé và gia đình thân yêu của bé.
Tôi đã tiến hành dạy trẻ bài thơ Yêu Mẹ
Mẹ đi làm
Từ sáng sớm
Dậy nấu cơm
Mua thịt cá
Em kề má
Được mẹ yêu

Ơi. Mẹ ơi.
Yêu mẹ lắm.
Để đưa trẻ vào tiết học hứng thú tôi cho trẻ đàm thoại bức tranh vẽ mẹ bế
em bé. Cô hỏi trẻ.
- Tranh vẽ ai đây?(Vẽ mẹ và bé)
- Mẹ đang làm gì? (Mẹ đang bế em bé),
6


- Mẹ đang thơm em bé đấy.
Cô nhẹ nhàng đưa trẻ vào giờ học. Cô đọc thơ diễn cảm, rõ ràng toàn bộ
bài thơ, kết hợp với động tác minh hoạ nhẹ nhàng,(chú ý các từ tượng hình,
tượng thanh nếu có trong bài thơ.) Cô đọc diễn cảm nhiều lần khuyến khích trẻ
đọc nhẩm theo cô. Sau đó cô cho nhóm 2-3 trẻ đọc, cá nhân trẻ đọc toàn bộ bài
thơ . Nếu trẻ gặp khó khăn cô có thể nhẹ nhàng giúp trẻ nhớ lại và đọc tiếp đến
hết bài thơ. Cô cho trẻ vừa đọc vừa làm động tác minh hoạ, mô phỏng nội dung
bài thơ, làm như vậy trẻ phát triển vốn từ nhanh hơn và sâu hơn. Ngoài các lần
dạy trên giờ luyện tập có chủ định, giáo viên còn đọc thơ cho trẻ nghe dạy trẻ ở
mọi lúc mọi nơi nhằm phát triển phong phú hơn vốn từ cho trẻ.
*Trong giờ: Kể chuyện .
Đề tài : Bé mai đi công viên. (Trong chủ đề; Bé có thể đi khắp nơi bằng các
phương tiện giao thông).
Cô cho trẻ hát bài “Em tập lái ô tô” Sau đó quan sát mô hình “ Công viên
của bé” và trò chuyện về công viên : Công viên có nhiều cây, có hoa, có đu
quay, cầu trượt….. Cô kể cho trẻ nghe câu chuyện “ Bé Mai đi công viên”.
Cô đàm thoại cùng trẻ
-Cô vừa kể cho chúng mình nghe câu chuyện gì?( Chuyện bé mai đi công viên.)
- Trong câu chuyện có những ai?( Trong chuyện có bố mẹ và bé Mai).
(2-3 trẻ trả lời )
- Trong chuyện có bố mẹ và bé Mai Bạn mai gặp ai và Mai đã làm gì?

(Trẻ trả lời và nhắc lại 2-3 lần)
Trẻ trả lời các tình huống xảy ra cô gợi ý giúp đỡ trẻ hoàn thành câu trẻ
lời của mình. Cho nhiều trẻ nhắc lại lại câu trả lời.
Những hành động của bạn Mai là đúng hay sai? Từ những câu hỏi và
hành động của bé Mai giúp trẻ lĩnh hội thêm cách ứng xử văn hoá nâng cao

sự

hiểu biết cho trẻ. Với các truyện ngắn có nội dung đơn giản , nhất là truyện thơ
dễ nhớ có thể cho trẻ tự kể lại cùng với sự giúp đỡ của cô. Như vậy trẻ sẽ hiểu
thêm và phát triển ngôn ngữ và mở rộng thêm được vốn từ của mình.
7


*Giờ kể chuyện theo tranh.
Cô và trẻ trò chuyện về bức tranh, trước tiên tôi để vài phút cho trẻ tự xem
tranh, tự trò chuyện với nhau về bức tranh. Tôi hướng dẫn trẻ xem tranh bằng
cách đặt các câu hỏi về nhân vật, hành động, đặc điểm , trạng thái của nhân vật
trong tranh.
Ví dụ: Giờ kể chuyện theo tranh "Mẹ tắm cho bé".
+ Đây là ai? (Mẹ)
+ Còn đây là ai? (bé)
+ Mẹ đang làm gì? (Tắm cho bé)
+ Được mẹ tắm trông bé thế nào? (Bé thích bé thích bé cười).
...
Xen kẽ các câu hỏi, tôi cho từng trẻ trả lời, rồi cho cả nhóm đồng thanh trả
lời. Để trẻ hiểu rõ hơn các hình ảnh và các vật hành động trong tranh khi trò
chuyện với trẻ. Tôi phối hợp các thủ thuật khác nhau như: nói mẫu, nhắc lại,
giảng giải khen ngợi, nhắc nhở và bắt chước các hành động trong tranh.
Sau khi cho trẻ quan sát và trò chuyện về bức tranh tôi kể mẫu cho trẻ nghe.

nội dung lời kể cần đơn giản ngắn gọn nhưng có đầy đủ phần mở đầu,mô tả, kết
thúc. Để hấp dẫn trẻ, trong lời kể của tôi thường có các câu đối thoại giữa các
nhân vật, kết thúc lời kể là những nhận xét ,khen ngợi các nhân vật, các hành
động trong tranh. Tôi khuyến khích để trẻ tự kể khi trẻ kể tôi cho trẻ đứng gần
tranh dùng que chỉ lên các hình đang mô tả nếu trẻ gặp khó khăn tôi nhắc nhở và
gợi ý giúp trẻ kể. Từ đó vốn từ của trẻ được phát triển và hoàn thiện.

SHAPE \* MERGEFORMAT

Hình ảnh minh hoạ: Giờ học kể chuyện theo tranh
3. Phát triển vốn từ cho trẻ ở các hoạt động trong ngày
Ở lứa tuổi 18-24 tháng tuổi, trẻ còn rất bỡ ngỡ với môi trường lớp học, các
hoạt động còn rất mới mẻ đối với trẻ. Vì vậy để giúp trẻ làm quen với các hoạt
8


động đòi hỏi cô phải kiên trì rèn luyện cho trẻ trong đó phát triển ngôn ngữ thật
sự quan trọng. Ngoài việc phát triển ngôn ngữ cho trẻ trong các hoạt động trong
ngày thì việc mở rộng và phát triển vốn từ cho trẻ ở mọi lúc mọi nơi cũng là
biện pháp tốt và mang lại hiệu quả rất cao.
*. Qua giờ đón trẻ:
– Lần đầu tiên bước vào lớp học với môi trường hoạt động còn xa lạ, lúc này
trẻ không cởi mở nói chuyện cùng cô hay chơi chung với bạn. nên để tạo không
khí gần gũi cô phải tích cực trò chuyện cùng trẻ và gợi ý hướng trẻ vào câu trả
lời để trẻ tích cực chủ động hơn trong việc trò chuyện với cô với bạn.
Ví dụ: Hôm nay ai đưa con đi học? ( Mẹ con ạ).
Mẹ con tên gì? ( Mẹ con tên Lan ạ).
Cô trò chuyện với trẻ về những người thân của trẻ và cùng trẻ trò chuyện về
các bức tranh trên tường hỏi trẻ về nội dung của bức tranh.
Ví dụ: - Trong tranh có ai đây? (Có em bé ạ).

- Có ai nữa đây? (Có bố mẹ, ông bà, cô giáo)
- Em bé đang làm gì?
(Trẻ chưa nói được cô gợi ý giúp trẻ trả lời, cho nhiều trẻ được trả lời và cho
trẻ nhắc lại câu trả lời) .
Trong khi trò chuyện cô giáo dục trẻ có thói quen vệ sinh và biết lễ phép
chào hỏi mọi người. Từ những câu chuyện, những hình ảnh cô hình thành thói
quen tốt cho trẻ.

Tranh minh hoạ: Trò chuyện về nội dung tranh
* Giờ trả trẻ: Trong lúc chờ bố mẹ đến đón cô đọc thơ và kể chuyện cho trẻ
nghe, khuyến khích trẻ phát âm và yêu cầu trẻ trả lời một số câu hỏi đơn giản.
9


Giúp trẻ chủ động , hứng thú vui vẻ khi được trò chuyện. Tôi cũng rèn cho trẻ có
thói quen chào cô, chào các bạn khi ra về, giúp trẻ kiểm tra lại tất cả đồ dùng
của trẻ xem đã đầy đủ chưa? Cô có thể hỏi trẻ khi đưa ba lô cho trẻ như:
- Đây là ba lô của ai? (trẻ nói)
- Con đang cầm gì? (ba lô) trẻ trả lời
- Ba lô dùng để làm gì?( trẻ nói)….
Từ những câu hỏi như thế tôi đã khuyến khích trẻ trò chuyện và giúp trẻ phát
triển thêm vốn từ ngày càng thêm phong phú.
*. Trong giờ hoạt động ngoài trời.
Phát triển vốn từ cho trẻ không những chỉ phát triển trong giờ học mà cô còn
giúp trẻ phát triển vốn từ ở mọi lúc mọi nơi như giờ đi chơi, đi dạo, hoạt động
ngoài trời và các hoạt động khác….Cô tạo không khí cho trẻ thêm tự tin khi
tham gia vào hoạt động.
Khi cho trẻ đi dạo, tôi cũng phát triển vốn từ cho trẻ, trẻ được quan sát trò
chuyện về sự vật, hiện tượng trong thiên nhiên, trò chuyện về con vật , cây cối
trong sân trường. Tôi luôn dùng những câu hỏi kích thích tư duy của trẻ hoạt

động như: Con nhìn thấy con chó đang làm gì? Con mèo đang làm gì đấy? cô
luôn sửa sai câu nói của trẻ mọi lúc mọi nơi, để trẻ phát triển ngôn ngữ mạch
lạc.
Cô định hưóng và hướng dẫn đưa trẻ vào hoạt động một cách nhẹ nhàng
,giúp trẻ trong khi chơi và luyện cho trẻ những thao tác đơn giản.
Ví dụ: Chủ đề: Những con vật đáng yêu” khi cho trẻ xem những bức tranh .
Cô hỏi trẻ:
- Các con nhìn xem tranh của cô có những gì nào?(Con gà ạ)
- Con gà trống gáy như thế nào nhỉ? (Con gà trống gáy Ò ó o ).
- Vậy con gì ăn cỏ? (Con bò ăn cỏ)
Ví dụ: Ở chủ đề “Cây rau quả và những bông hoa đẹp” tôi cho trẻ quan sát Cây
Đào .Vào mùa xuân khi hoa đào đang nở rộ tôi đã cho trẻ đứng xung quanh cây
đào. Tôi đã đặt câu hỏi giúp trẻ hiểu biết thêm về cây đào.
10


- Đây là cây gì nhỉ? Đây là cây đào. (Cô cho trẻ phát âm 2-3 lần)
- Cây đào có gì đây? (Lá, cành, hoa..)
- Hoa đào dùng để làm gì?
-

Để có những bông hoa đẹp chúng mình phải làm gì?

Sau mỗi câu hỏi, cô gợi ý giúp trẻ trả lời. Đồng thời cô lồng ghép giáo dục
trẻ chăm sóc bảo vệ cây. Biết lợi ích của cây xanh .
Từ việc cho trẻ quan sát cây đào cô cho trẻ phát âm nhiều lần nhằm cung
cấp vốn từ cho trẻ. Từ đó trẻ hiểu thêm từ, phát âm đúng và trả lời chính xác câu
hỏi mà cô đưa ra. Hoạt động ngoài trời cho trẻ được quan sát trải nghiệm thực tế
giúp trẻ hiểu hơn , phát triển vốn từ mạch lạc hơn.


Hình ảnh minh hoạ: Hoạt động dạo chơi.
*. Hoạt động chơi với đồ vật ở các góc.
- Bên cạnh hoạt động ngoài trời thì hoạt động vui chơi cũng là một trong
những hoạt động quan trọng nhằm giúp trẻ phát âm tốt hơn và cung cấp thêm
vốn từ cho trẻ. Cô giáo cần tổ chức một cách linh hoạt các trò chơi khác nhau
giúp trẻ biết cách sử dụng được các câu đơn giản.
- Ví dụ: Trò chơi bắt chước tiếng kêu của con vật.
Cô nói tên con vật trẻ nói tiếng kêu của con vật theo yêu cầu.
Con meo : Con mèo kêu meo meo
11


Con chó : Con chó sủa gâu gâu
Con gà trống: Con gà trống gáy ò ó o.
(Cho trẻ được chơi được phát âm nhiều lần)
Ngoài những trò chơi tự do, trò chơi có luật cô giáo còn sử dụng trò chơi
sáng tạo để phát triển ngôn ngữ cho trẻ. Qua trò chơi sáng tạo trẻ được giao tiếp
với nhau, do vậy vốn từ của trẻ được phát triển mạnh trong khi chơi, mạnh dạn
hơn trong giao tiếp.
Ví dụ: Trò chơi bế em, cô nhập vai làm mẹ búp bê cho búp bê ăn, búp bê
ngủ, trẻ bắt chước những từ cô giáo nói như: Con của mẹ ngoan quá. Biết hát ru
“à ơi” cho em bé ngủ. Và như vậy vốn từ của trẻ cũng được phát triển theo.

Hình ảnh minh hoạ : Hoạt động chơi với đồ vật ở các góc.
Ví dụ: Ở góc thao tác vai: “ Chủ đề bé có thể đi khắp nơi bằng các phương
tiện giao thông” cô đưa tranh ra và hỏi trẻ:
- Cô có bức tranh vẽ ai đây?
- Chú công an ạ.
- Đây là chú công an đang điều khiển giao thông đấy , để làm các
chú công an giao thông thì chúng mình phải có những gì nhỉ?

- Phải có còi và gậy ạ.
Như vậy ở các góc chơi khác nhau cô giúp trẻ hiểu thêm từ mới và rèn thêm
cho trẻ khả năng hiểu từ và phát âm chính xác hơn.
12


Ở góc xây dựng lắp ghép trên mô hình ngã tư đường. tôi cho trẻ chơi với
các phương tiện giao thông trẻ thích và hỏi trẻ.
- Con đang làm gì đấy? (Con đang lái ô tô).
- Sao xe của con lại đứng im vậy?( Đang đèn đỏ ạ)
Như vậy ở các góc chơi khác nhau cô giúp trẻ hiểu thêm từ mới và rèn thêm cho
trẻ khả năng hiểu từ và phát âm chính xác hơn. Trẻ được trải nghiệm, được xxử
lý các tình huống xảy ra giúp trẻ thêm hứng thú và mạnh dạn hơn trong giao
tiếp.
* Tập cho trẻ làm quen với sách. Trẻ mở sách, xem và gọi tên sự vật, hành
động của các nhân vật có ở trong tranh, giúp trẻ có thói quen trong việc làm
quen với sách, biết yêu quý sách.
-Trong sách có gì vậy con?( trẻ trả lời) trẻ chỉ và gọi tên hành động trẻ nhìn
thấy.
- Khi xem sách con giở sách như thế nào( Nhẹ nhàng).
- Khi xem xong sách con phải làm gì?(gấp sách, cất sách)

Tranh minh hoạ: Hoạt động làm quen với sách
4. Lồng ghép tích hợp vào các môn học khác và các hoạt động khác có nội
dung phù hợp.
Để khắc sâu kiến thức cô không chỉ dạy trong hoạt động chính mà việc lồng
ghép tích hợp vào các môn học khác , hay các hoạt động khác cũng rất quan
13



trng. Vic lng ghộp vo cỏc hot ng õm nhc hay trũ chi, hot ng nhn
bit tp núi.Giỏo viờn cng phi s dng bin phỏp nh nhng giỳp tr tip
thu d dng m khụng min cng.
*.Hot ng: Nhn bit tp núi
- Vớ d: ch cõy, rau, qu v nhng bụng hoa p Bi : Hoa hng,
hoa cỳc. Cụ phi chun b hoa tht tr c nhỡn, c s, c ngi.
+ Cỏc con nhỡn xem cụ cú hoa gỡ õy? ( Hoa hng .)
- Bụng hoa cú gỡ õy?(lỏ, cnh, cỏnh hoa).( 2-3 tr tr li)
- Cánh hoa hồng nh thế nào nhỉ?(cho trẻ sờ)
- Cỏnh hoa hng mn mng . .( 2-3 tr tr li)
- Các con ngửi xem mùi hơng nh thế nào?
( Cho trẻ ngửi và nhận xét).
Hoa hng thm . .( 2-3 tr tr li)
Hay khi cho tr quan sỏt Con Vt ( ch nhng con vt ỏng yờu).
Cụ hi tr:
- õy l con gỡ? (Con vt ).( 2-3 tr tr li)
- Cũn õy l gỡ? (chõn, m, mt vt)
- õy l chõn vt .( 2-3 tr tr li)
- Vt kim n õu?(Vt kim n di nc).
( 2-3 tr tr li)
*. Mụn hc : HVV Trong ch : Cõy, rau ,qu v nhng bụng hoa p
ti: Chn cỏc bụng hoa mu , mu vng xõu li vi nhau. Cụ cựng tr
hỏt bi Mu hoa sau ú hi tr:
Trong bi hỏt hoa cú nhng mu gỡ?
Tr k: mu tớm, mu , mu vng.( c lp núi, nhúm, cỏ nhõn núi)
Cụ hng dn tr xõu hoa v hi tr ý tng ca tr .
- Hng i, con xõu hoa lm gỡ y.(Con xõu hoa tng m).
Cụ hi tr cỏch xõu v hng dn khi tr gp khú khn. Cụ hi khi tr lm
v giỏo dc tr tỡnh yờu thng ngi thõn , bn bố, tng nhng chic vũng xinh
xn cho nhng ngi mỡnh yờu quý.

14


Hình ảnh minh hoạ : Trẻ hoạt động với đồ vật
*. Hoạt động: Trong giờ âm nhạc.
Âm nhạc là môn bổ trợ cho trẻ phát triển ngôn ngữ rất tốt. Vì thế tôi cho trẻ
hát thuộc các bài hát “một con vịt” hay “ Cá vàng bơi” “Trời nắng trời
mưa”....giúp trẻ khi hát về con vật gì thì gọi tên và nói về đặc điểm của con vật
đó . Để lôi cuốn trẻ vào hoạt động cô cần dùng thủ thuật để gây hứng thú cho
trẻ.
Ví dụ: Đối với chủ đề : Bé và gia đình thân yêu của bé.
Dạy bài hát: lời chào buổi sáng.( Nguyễn Thị Nhung)
Trước hết cô cho trẻ quan sát bức tranh vẽ một em bé đang chào bố mẹ.
+ Cô hỏi trẻ: bức tranh có ai đây? (Bạn nhỏ ạ).
- Bạn đang làm gì đấy? (Chào bố mẹ để đi học ạ).
Cô mở rộng thêm để trẻ biết được trong gia đình ngoài bố mẹ ra còn có ông
bà, anh, chị, em…
Tiếp theo cô vào nội dung bài hát, giới thiệu tên bài hát, tên tác giả và yêu
cầu trẻ nhắc lại tên bài hát , tên tác giả, và đàm thoại với trẻ về nội dung bài hát
một cách nhẹ nhàng giúp trẻ vừa ghi nhớ tên bài hát, tên tác giả và trẻ còn hiểu
sâu hơn về nội dung bài học.

15


Việc tích hợp các môn học khác cô giáo phải linh hoạt, lựa chọn nội dung
sao cho phù hợp với nội dung câu chuyện, giúp trẻ tham gia vào hoạt động một
cách tích cựcnhất và ngôn ngữ của trẻ được phát triển mạnh mẽ nhất.
5. Phát triển vốn từ cho trẻ thông qua đồ dùng đồ chơi của trẻ.
Để phát triển vốn từ cho trẻ tôi đã tăng cường sưu tập và làm thêm đồ dùng

đồ chơi để phục vụ cho các môn học, giúp trẻ có thêm đồ dùng trực quan sinh
động , hấp dẫn, lôi cuốn trẻ vào tiết học, để trẻ hào hứng , phấn khởi phát triển
tư duy của mình.
Bên cạnh những đồ dùng đồ chơi mua sẵn tôi cũng đã tự làm thêm các đô
dùng đồ chơi để phục vụ cho trẻ như: Từ những chai uống sữa nhỏ của trẻ tôi đã
tận dụng làm những con búp bê xinh xinh để trẻ chăm ẵm và trò chuyện. hay
cũng từ những chai sữa ấy tôi đã làm gia đình thỏ để trẻ chơi tập kể chuyện về
gia đình bạn thỏ. Tôi cũng đã tận dụng những hộp sữa chua để làm những chú
lợn con xinh xinh ngộ nghĩnh cho trẻ vui chơi và trò chuyện.

Hình ảnh của đồ chơi tự tạo
Từ những tấm bìa cát tông bỏ đi và hộp đựng sữa tôi đã làm cho trẻ chiếc
vòng quay kì diệu để trẻ được chơi, được gọi tên, hay nói lên đặc điểm của
những thứ trẻ quay được.

16


Hình ảnh minh hoạ : Đồ dùng đồ chơi tự tạo.
Trẻ hứng thú với những đồ dùng đồ chơi mới lạ hấp dẫn, trẻ chơi và học hỏi ,
tích luỹ thêm nhiều vốn từ bổ ích.
6. Phối kết hợp với phụ huynh trong hoạt động phát triển vốn từ cho trẻ.
Muốn cho trẻ phát triển vốn từ chính xác và hiệu quả thì việc phối kết hợp
với phụ huynh cũng rất cần thiết. Hằng ngày đến lớp cô cần trao đổi với phụ
huynh những gì trẻ đã làm được và những gì trẻ chưa làm được trên lớp. Cô
nắm bắt tình hình ở nhà của trẻ từ đó cùng nhau đưa ra biện pháp phù hợp. ngoài
ra cô cần treo thông tin của trẻ, các bài thơ, bài đồng dao, câu chuyện để phụ
huynh nắm bắt được bài học của con em mình ở lớp để hướng dẫn trẻ thêm khi ở
nhà. Cô cũng vận động các bậc phụ huynh sưu tầm tranh ảnh, những bài thơ câu
chuyện có nội dung giáo dục phù hợp, đóng góp trang thiết bị , nguyên vật liệu

và làm đồ dùng đồ chơi phục vụ cho việc chăm sóc giáo dục trẻ đạt kết quả tốt.
Cô giáo cũng tận dụng mọi điều kiện có thể để trao đổi với phụ huynh về tình
hình phát triển của trẻ đặc biệt là khả năng phát âm của trẻ. Trao đổi trong giờ
đón trẻ, trả trẻ, trao đổi trong hội nghị cha mẹ học sinh, treo thông tin ở góc trao
đổi với phụ huynh để phụ huynh biết được tình hình của con em mình . Từ đó
phải phối hợp cùng cô giáo trong việc chăm sóc giáo dục trẻ. Có như vậy thì
việc phát triển ngôn ngữ cho trẻ mới đạt kết quả cao. Việc làm tốt công tác phối
hợp giữa giáo viên và phụ huynh đã giúp cô giáo nắm vững hơn khả năng của
17


trẻ, từ đó có kế hoạch cụ thể và biện pháp phù hợp đối với từng trẻ, nhằm nâng
cao phát triển vốn từ cho trẻ.
IV. KIỂM NGHIỆM.
*. Kết quả nghiên cứu.
Qua một quá trình thực hiện bền bỉ liên tục, trẻ ở lớp tôi có những chuyển
biến rõ rệt, phần lớn trẻ trong lớp đã có một vốn từ rất khá. Các cháu nói mạch
lạc, rõ ràng, biết cách diễn đạt ý muốn của mình, mạnh dạn tự tin trong giao tiếp,
vốn từ của trẻ phong phú hơn nhiều so với kết quả đầu năm tôi khảo sát. Cụ thể
là:
Tổng số trẻ Nghe hiểu lời
nói
13

11/13=85%

Nghe, nhắc lại các

Sử dụng ngôn ngữ


âm, tiếng và các câu.
12/13=92%

để giao tiếp
12/13=92%

C. KẾT LUẬN VÀ ĐỀ XUẤT.
I. KẾT LUẬN.
Để đạt được kết quả trên không phải trong một ngày, một buổi mà có được,
cô phải linh hoạt chủ động lựa chọn nội dung phương pháp truyền đạt đến trẻ.
Cô phải tận dụng mọi lúc mọi nơi trong các hoạt động đón trẻ, trả trẻ, dạo chơi
ngoài trời, trong buổi sinh hoạt chiều, lồng ghép tích hợp vào các môn học khác.
Phát triển vốn từ cho trẻ ở trường mầm non và đặc biệt là ở lứa tuổi nhà trẻ là
vấn đề rất quan trọng và cần thiết. Mức độ phát triển vốn từ của trẻ còn phụ
thuộc vào rất nhiều các yếu tố khác nhau. Tôi nhận thấy việc rèn luyện và phát
triển vốn từ cho trẻ là cả quá trình liên tục và có hệ thống. Đòi hỏi giáo viên phải
kiên trì, bền bỉ, khắc phục khó khăn để tìm phương tiện, điều kiện cần thiết cho
sự phát triển toàn diện của các cháu. Cô cũng cần thường xuyên trao đổi với phụ
huynh những gì trẻ làm được và chưa làm được để cùng nhau chăm sóc giáo dục
trẻ đạt kết quả tốt hơn.
II. Ý KIẾN ĐỀ XUẤT.
Để chất lượng giáo dục không ngừng được tăng lên đối với tất cả các môn
học và đặc biệt là việc phát triển vốn từ cho trẻ 18-24 tháng, tôi xin có một số ý
kiến đề xuất như sau:
18


- Đối với nhà trường:
+ Tham mưu với các cấp lãnh đạo đầu tư cơ sở vật chất, trang thiết bị, đồ
dùng đồ chơi để phục vụ cho các hoạt động của trẻ.

- Đối với phòng giáo dục
+ Thường xuyên mở các lớp chuyên đề làm đồ dùng đồ chơi phục vụ các
môn học.
+ Tổ chức thanh tra, kiểm tra, có kế hoạch hướng dẫn cụ thể nhằm thu được
kết quả cao trong công tác chăm sóc giáo dục trẻ của giáo viên mầm non đặc
biệt là giáo viên nhà trẻ.
Trên đây là một số kinh nghiệm của bản thân áp dụng vào việc phát triển
ngôn vốn từ cho trẻ 18-24 tháng tuổi. Qua đây tôi rất mong cán bộ chuyên môn
phòng giáo dục, ban giám hiệu nhà trưòng và bạn bè đồng nghiệp đọc góp ý, xây
dựng, bổ sung thêm để tôi có được bài học kinh nghiệm tốt hơn làm cẩm nang
cho mình, nhằm thu được hiệu quả cao trong công tác chăm sóc giáo dục trẻ.
Tôi xin chân thành cảm ơn
Xác nhận của thủ trưởng đơn vị

Nga Bạch, ngày 28 tháng 3 năm

2013
Tôi xin cam đoan sáng kiến kinh
nghiệm này là của tôi viết ra không
sao chép của người khác
Người viết

Lê Thị Dung

19



×