ĐỀ TÀI: CHUẨN BỊ TÂM THẾ CHO TRẺ MẪU GIÁO 5-6 TUỔI BƯỚC
VÀO LỚP 1
A. ĐẶT VẤN ĐỀ
“ Trẻ em hôm nay, thế giới ngày mai”
Trẻ em hôm nay sẽ là chủ nhân tương lai của đất nước. Là những con người
sống trong xã hội khoa học, công nghệ phát triển. Các em sẽ được tiếp cận với nền
khoa học tiên tiến. Chính vì thế, phát triển nhân cách toàn diện cho trẻ là mục tiêu
của toàn xã hội. Nhân cách của con người được hình thành và phát triển dưới sự tác
động của giáo dục, nhất là trong nhà trường, gia đình và toàn xã hội.
Tuổi mầm non chính là bậc thang đầu tiên, là nền móng cho những bậc thang
tiếp theo của cuộc đời người. Nhiều nhà khoa học đã nói đến sự cần thiết và vai trò
của trường mầm non trong sự phát triển toàn diện cũng như chuẩn bị tâm thế cho
trẻ trước khi bước vào các lớp đầu cấp, nhất là trẻ vừa bước qua bậc mầm non vào
lớp 1.
Khi trẻ bắt đầu bước vào lớp 1 có nhiều vấn đề xảy ra và cần không ít thời gian
để thích nghi, trẻ thường rụt dè, khóc nhè, sợ học và ít tiếp xúc vời mọi người…
Phần lớn những phản ứng của trẻ khi bước vào lớp 1 là do thay đổi môi trường
mới, cô giáo mới, cách học mới khiến trẻ chưa kịp thích nghi, bở ngỡ. Ở bậc mầm
non, các em chơi nhiều hơn học, khi vào lớp 1 thì ngược lại, học nhiều hơn chơi.
Đặc biệt là mối quan hệ giữa giáo viên và trẻ mầm non vô cùng gần gũi, mang đậm
tình “ mẹ- con” thì mối quan hệ này ở lớp 1 có giới hạn nhất định. Vì vậy, khi bước
vào lớp 1 trẻ sẽ gặp khó khăn với sự thay đổi này. Cũng chính vì vậy, nhiều phu
huynh đã chon giải pháp là cố gắng trang bị thật nhiều tri thức cho con, để con biết
đọc, biết viết trước khi nhập học, nhằm hạn chế việc con không theo kịp các bạn
cùng trang lứa, dẫn đến tâm lí sợ học và mặc cảm. Trước những vấn đề ấy, bản
thân tôi đã nhiều năm kinh nghiệm dạy trẻ 5-6 tuổi, nắm được đăc điểm tâm sinh lý
1
trẻ, tâm lý của phụ huynh học sinh, tôi thấy việc chuẩn bị cho trẻ mẫu giáo lớn vào
lớp 1 là vô cùng cần thiết và quan trọng. Chính vì vậy mà tôi chọn đề tài: “Chuẩn bị
tâm thế cho trẻ 5-6 tuổi bước vào lớp 1”.
B. GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ
I.CƠ SỞ LÝ LUẬN
Trong mỗi giai đoạn phát triển trẻ đều mang những đặc điểm, đặc trưng. Việc
chuyển từ giai đoạn này sang giai đoạn khác là 1 sự chuyển biến nhảy vọt có sự
biến đổi về chất và lượng, sự phát triển ở một giai đoạn nhất định vừa là kết quả
của giai đoạn trước đó vừa là tiền đề cho việc phát triển tốt giai đoạn này, cũng
chính là sự chuẩn bị tốt cho giai đoạn tiếp theo.
Với trẻ mầm non nói chung và trẻ mẫu giáo 5 tuổi nói riêng, bước khởi đầu vô
cùng quan trọng, cần trang bị đầy đủ khả năng để trẻ yêu thích việc học, khám phá
được niềm nui trong học tập, biết cách phát huy khả năng tập trung, lắng nghe. Đó
là nền tảng vững chắc cho những năm tháng học tập tiếp theo. Để dáp ứng được
những yêu cầu đó đòi hỏi kinh nghiệm chuyển tiếp giữa mầm non và tiểu học phải
đảm bảo sự kế thừa, tính khoa học, những kiến thức đã được hình thành ở trường
mầm non cần phải được cũng cố và mở rộng, hoàn thiện ở mức độ cao hơn giúp trẻ
có đủ điều kiện để thích nghi với cuộc sống ở trường phổ thông với hoạt động chủ
đạo là hoạt động học tập.
Thế nhưng không phải ai cũng nhận thức vai trò quan trọng cũng như những
việc làm cần thiết cho trẻ vào lớp 1. Nhiều công trình khoa học đã chứng minh rằng
ở trẻ nhỏ nếu áp đặt trẻ luyện tập quá sớm khi các bộ phận chức năng chưa thành
thục sẽ tốn nhiều công sức cho người dạy và có tác động tiêu cực đối với trẻ. Cần
2
có sự chuẩn bị toàn diện từ trường mầm non, gia đình và trường tiểu học mới có thể
giúp trẻ có một tâm thế tốt khi chuẩn bị bước vào lớp 1.
II. THỰC TRANG :
Đầu năm học 2012- 2013 tôi được nhà trường phân công chủ nhiệm nhóm lớp
5-6 tuổi và nhiều năm liền tôi đã dạy ở đối tượng này nên phần nào nắm được tâm
sinh lý trẻ, hiểu được những băn khoăn lo lắng của phụ huynh khi chuẩn bị cho trẻ
vào lớp 1. Bên cạnh đó vẫn còn một số những thuận lợi và khó khăn sau:
+ Thuận lợi:
Được sự chỉ đạo sát sao của phòng giáo dục và đào tạo cũng như sự quan tâm
giúp đỡ của các cấp, các nghành trường mầm non Nga Bạch ngày càng phát triển
về số lượng cũng như chất lượng chăm sóc giaó dục trẻ
Trường thực hiện nghiêm túc dạy đúng, dạy đủ chương trình và tuyệt đối
không dạy trước chương trình cho trẻ
Đội ngũ cán bộ giáo viên có trình độ chuyên môn, tâm huyết với nghề, nhiệt
tình năng động trong mọi công việc.
Các bé ngoan, chuyên cần, hội cha mẹ học sinh nhiệt tình ủng hộ, phối kết hợp
với nhà trường trong công tác chăm sóc, giáo dục trẻ.
+ Khó khăn:
Nga Bạch là xã có kinh tế đặc biệt khó khăn, dân số đông. Trường mầm non
chưa đạt chuẩn, cơ sở vật chất nhà trường còn thiếu thốn, điều đó ảnh hưởng đến
quá trình phát triển toàn diện của trẻ.
Hiện nay có một số quan điểm sai lầm về việc chuẩn bị cho trẻ vào lớp 1, nhiều
gia đình không nắm vững đặc điểm tâm, sinh lý trẻ, do quá nôn nóng và lo lắng nên
đã vội vã yêu cầu các cháu học đọc, học viết ngay từ lứa tuổi mầm non.
Bên cạnh đó, một số giáo viên lớp 1 mở lớp dạy thêm trẻ 5 tuổi ở tại nhà càng
khiến phụ huynh lo lắng, nếu không cho con đi học thêm thì sẽ không bằng chúng
bạn. Mặt khác một số phụ huynh lại phó mặc con em mình cho cô giáo, do vậy
3
không tạo ra sự thống nhất trong công tác chăm sóc, giáo dục trẻ, dẫn đến hiệu quả
công tác chuẩn bị tâm thế cho trẻ vào lớp 1 không cao.
Từ thực tể trên tôi đã tiến hành khảo sát trẻ 5 tuổi ở 3 nhóm, lớp trong hoạt động
trẻ làm quen với chữ viết như sau.
STT
Các kỹ năng
Tốt
1
2
Mức độ
Khá
TB
* Kỹ năng nghe
- Nghe hiểu giao tiếp thông thường
x
- Nghe và làm theo lời chỉ dẫn
* Kỹ năng nghe nói
x
- Khả năng phát âm tiếng việt to, rõ ràng
x
- Trả lời được các câu hỏi thông thường
3
Yếu
x
* Kỹ năng chuẩn bị biết đọc biết viết
- Nhận biết hướng đọc, viết
x
- Biết cầm sách truyện đúng tư thế và
x
thích thú với truyện tranh
- Hiểu biết mối quan hệ giữa lời nói và
x
chữ viết
- Nhận biết chữ cái, từ
x
- Phân biệt sự giống nhau qua thị giác
x
- Tô chữ
x
- Tư thế ngồi
x
Song song với việc khảo sát trẻ, tôi đã mạnh dạn khảo sát đối với cách nhìn
nhận của các bậc phụ huynh về việc chuẩn bị tâm thế cho trẻ vào lớp 1
Có 3 cách trả lời như sau:
4
* Cách 1: Không cần chuẩn bị gì cả, trẻ đủ 6 tuổi vào đầu năm học mới thì lên
lớp 1.
Theo lối suy nghĩ này, nhiều người đặc biệt là ở vùng nông thôn, người ta ít
quan tâm đến việc chuẩn bị tâm thế cho trẻ vào lớp 1. Tất cả trẻ em 6 tuổi đều bình
đẳng cắp sách tới trường mà không cần biết đến sức khoẻ, tinh thần, trí tuệ của trẻ.
* Cách 2: Trước khi vào lớp 1 trẻ phải biết đọc thông, viết thạo, biết làm toán,
ngoại ngữ…
Những người theo xu hướng này lầm tưởng rằng để trẻ học tốt ở trường tiểu học
cần dạy trước cho trẻ chương trình lớp 1, để khi lên lớp 1 rồi trẻ sẽ học tốt hơn mà
không thua kém bạn khác. Và hậu quả chính là trẻ không đủ sức tiếp thu những
kiến thức đó.
* Cách 3: Cần phải chuẩn bị một cách toàn diện về thể lực, ngôn ngữ mạch lạc,
trí tuệ, đạo đức giúp trẻ có một hành trang vững chắc để bước vào lớp 1.
Những người theo xu hướng này cho rằng, cần phải xác định chuẩn về mặt thể
lực và tâm lí của trẻ trước khi vào lớp 1. Để trẻ học tập có hiệu quả ở trường tiểu
học thì trường mầm non, các bậc phụ huynh phải thật sự quan tâm đến việc chuẩn
bị tâm thế cho trẻ vào lớp 1.
Với 3 cách trả lời trên, kết quả khảo sát là:
( Số phiếu phát ra 100, số phiếu thu vào 100)
Cách trả lời
Cách 1
Số phiếu
15
Tỷ lệ %
15
Cách 2
75
75
Cách 3
10
10
Trẻ học trước chương trình
75
75
5
Trẻ học đúng chương trình
25
25
Với 2 kết quả khảo sát trên, đó là vấn đề đáng lo ngại của nhà trường mầm
non và cũng là việc cấp thiết đối với vấn đề chuẩn bị cho trẻ vào lớp 1.
III. GIẢI PHÁP VÀ TỔ CHỨC THỰC HIỆN
3.1/ Cần chuẩn bị tốt về thể lực cho trẻ trước khi vào lớp 1.
Bác Hồ của chúng ta đã nói “ Một tâm hồn minh mẫn trong một cơ thể cường
tráng” thật vậy, một cơ thể khỏe mạnh là tiền đề cho việc tiếp thu kiến thức và hoạt
động vui chơi của trẻ. Chuẩn bị sức khỏe cho trẻ không đơn thuần là phát triển
chiều cao, trọng lượng cơ thể mà còn tạo cho trẻ sự bền bỉ, dẻo dai có khả năng
chống lại sự mệt mỏi của thần kinh, cơ bắp, có độ khéo léo của đôi bàn tay, tính
nhanh nhẹn của các giác quan vv…
Thứ nhất: Tôi đặc biệt chú ý tới việc chăm sóc bữa ăn, giấc ngủ của trẻ ở
trường, cũng như trao đổi với phụ huynh lúc trẻ ở nhà, cụ thể là:
- Tổ chức các bữa ăn hợp lý và đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm cho trẻ: Trẻ
được ăn đủ về lượng, chất, tỉ lệ các chất được cân đối hợp lý, thực đơn được thay
đổi theo mùa. Tôi khuyến khích động viên trẻ ăn hết xuất, nhất là những cháu ăn
chậm và biếng ăn.
Ví dụ: Cơm hôn nay con ăn với gì mà ngon thế?
Ai nhai xinh thì miệng cũng xinh.
Bạn Thảo My hôm nay ăn rất giỏi, ai ăn thi cùng bạn nào?
Các con ăn cơm phải ăn cả rau, canh thì da mới đẹp và xinh nữa.
- Chăm sóc giấc ngủ cho trẻ 1 cách chu đáo,trẻ được giữ ấm về mùa đông, tránh
gió lùa mát mẻ về mùa hè. Đặc biệt chú ý tới trẻ khi thời tiết thay đổi, theo dõi
quan tâm gần gũi những cháu khó ngủ để 100 % các cháu ngủ ngon, ngủ đẫy giấc.
6
* Thứ 2: Thường xuyên theo dõi chế độ sinh hoạt, luyện tập các bài phát triển
vận động: phát triển các nhóm cơ, phát triển các vận động thô, vận động tinh thông
qua thể dục sáng, hoạt động có chủ đích, vui chơi ngoài trời, các hoạt động phát
triển thể lực ở mọi lúc mọi nơi, để từ đó nắm rõ đặc điểm phát triển riêng của từng
trẻ để có biện pháp chăm sóc, giáo hợp lý.
Ví dụ: Ở chủ đề “Bản Thân”
Chỉ số 9. Nhảy lò cò được ít nhất 5 bước liên tục, đổi chân theo yêu cầu.
Khi thực hiện, một số trẻ nhút nhát không tham gia vào hoạt động, cô giáo cần
nắm tay trẻ, dẫn trẻ đến vạch xuất phát, cô thực hiện vận động cùng trẻ, động viên
khuyến khích trẻ mạnh dạn tham gia vào hoạt động.
*Thứ 3: Cô tìm tòi, thường xuyên tổ chức các trò chơi mang tính bền bỉ,
khéo léo, nhanh nhạy như trò chơi “Mèo Đuổi Chuột”, “ Ô Tô Và Chim Sẻ”, “
Đuổi Bắt”, “Ô Tô Vào Bến” giúp trẻ hứng thú, tích cực tham gia vào hoạt động,
đồng thời góp phần vào việc phát triển thể lực cho trẻ.
7
Kết quả: Từ những việc làm trên, nhóm trẻ 5-6 tuổi của trường thường ít
ốm đau, hạn chế được các bệnh tật theo mùa. Trẻ khỏe mạnh, da dẻ hồng hào, tăng
cân đều, vận động lâu không mỏi mệt, tỷ lệ suy dinh dưỡng giảm rõ rệt. Quan trọng
nhất là trẻ luôn có tinh thần tích cực tham gia vào các hoạt động khác.
3.2 Chuẩn bị về mặt ngôn ngữ cho trẻ.
Khi trẻ vào lớp 1, tất cả nội dung kiến thức đều phải thông qua tiếng mẹ đẻ.
Vì vậy việc chuẩn bị cho trẻ sử dụng thành thạo tiếng mẹ đẻ trong sinh hoạt hàng
ngày là vô cùng quan trọng. Mặt khác, trẻ có ngôn ngữ mạch lạc phát triển tốt thì
các quá trình tâm lý như tư duy, tưởng tượng, trí nhớ, tri giác… cũng theo đó mà
phát triển.
Giáo viên phải sát sao đến sự phát triển ngôn ngữ, khả năng sử dụng ngôn
ngữ trong cuộc sống hàng ngày.
Ví dụ: Hoạt động làm quen chữ cái
8
Tôi luôn chú ý cách phát âm của trẻ đặc biệt là các nhóm chữ cái n- l. p – b.
r- d. s-x
Hay trong hoạt động làm quen với văn học tôi luôn cung cấp vốn từ cho trẻ
thông qua các bài thơ, câu chuyện khuyến khích trẻ diễn đạt suy nghĩ và tiến hành
hoạt động của trẻ như: Con làm thế này.. Con làm thế kia, tập cho trẻ kể lại nội
dung câu chuyện, cho trẻ kể chuyện sáng tạo theo tranh uốn nắn trẻ không nói
ngọng, không nói lắp, nói lý nhí, khơi gợi ngôn ngữ mạch lạc cho trẻ bằng cách để
trẻ tự thảo luận trong nhóm, giữa cá tổ về nội dung các nhân vật trong câu chuyện,
bài thơ.
Ví dụ: Ở chủ đề Gia Đình – Hoạt động dạy thơ: “ Giữa vòng gió thơm”
Ở phần đàm thoại cô có thể gợi ý để các tổ thảo luận, đặt câu hỏi cho tổ bạn về
nội dung bài thơ:
Tổ 1 hỏi tổ 2: Bạn nhỏ đã nói gì với bạn gà, bạn vịt?
Tổ 2 hỏi tổ 3: ạn nhỏ đã làm gì khi bà ốm?
Hay ở một số hoạt động khác, ở mọi lúc mọi nơi, cô giáo cần tạo điều kiện cho
trẻ diễn đạt một cách rõ ràng, mạch lạc ý nghĩ, nguyện vọng của mình, uốn nắn kịp
thời ngôn ngữ của trẻ:
Ví dụ trẻ nói: Con thưa cô, quả bóng bẹp bạn Hoàng đá cô sửa lại cách diễn
đạt của trẻ bằng việc hỏi lại trẻ:
Con vừa nói, bạn Hoàng đã làm gì với quả bóng ?
Trẻ trả lời: Con thưa cô: bạn Hoàng đá bẹp quả bóng rồi ạ!
Hay khi cho trẻ ăn, cô không chỉ nói chuyện với trẻ về tên các loại thức ăn, đồ
dùng phục vụ ăn, mùi vị, cách chế biến các món ăn… mà còn giúp trẻ cách phát
âm, gọi tên các loại thức ăn, các dụng cụ ăn uống. Từ đó, hình thành ở trẻ một số
kỹ năng chuẩn bị cho trẻ học đọc, viết thông qua các hoạt động sinh hoạt, học tập,
lao động,các buổi tham gia dạo chơi.
9
3.3 Tổ chức tốt hoạt động làm quen với đọc, viết cho trẻ.
Ở độ tuổi 5-6 tuổi, các bé đã trải qua sự phát triển ngôn ngữ thần kỳ thông qua
việc giao tiếp với những người xung quanh. Trong thời gian này, trẻ học được hơn
6000 từ, trẻ bắt đầu đã biết nhận mặt chữ cái, học đọc và tập viết để làm hành trang
vững chuẩn bị vào lớp 1.
*Xây dựng môi trường đọc, viết cho trẻ
Yêu cầu cần đạt môn làm quen chữ cái là trẻ phải nhận biết, phát âm, viết
được 29 chữ cái. Để trẻ học đoc, viết được chữ cái ngay từ đầu năm tôi đã tạo môi
trường chữ viết. Cho trẻ chơi với chữ bằng nhiều hình thức.
Trước tiên tôi ghi các loại đồ dùng, dụng cụ, cây xanh trong lớp, xung quanh
lớp. Tôi viết những câu ngắn hoặc cụm từ chỉ tên các góc lớp để được tri giác chữ
thường xuyên.
10
Ngoài tôi còn viết tên trẻ vào hoa bé ngoan, đồ dùng cá nhân, học phẩm của trẻ
để cháu nhận biết được tên mình, tên bạn một cách dễ dàng.
Ở góc sách, góc thư viện tôi luôn để sách, báo tranh tuyện bên dưới có chữ viết
to, rõ ràng. Ở mỗi chủ đề tôi luôn cho trẻ làm quen với chữ qua các bài thơ, câu
chuyện, những bài ca dao, đồng dao, tôi còn trang bị thêm cho trẻ sách vở tập tô ,
vở giấy trắng, bút sáp, đất nặn để trẻ tự do tập viết, nặn khi trẻ tjichs tôi luôn gắn
những chữ cái, từ, câu có liên quan giúp trẻ làm quen với chữ một cách tự nhiên.
* Hướng dẫn trẻ đọc viết:
Ngoài việc cho trẻ làm quen với chữ cái trong các hoạt động giáo dục theo
chương trình chăm sóc giáo dục mầm non, thì tôi luôn tạo điều kiện hướng dẫn trẻ
học đọc, viết ở mọi lúc, mọi nơi.
11
Tôi thường xuyên đọc sách, truyện cho trẻ nghe, khi nghe và nhìn cách cô
đọc sách trẻ có thể học được những kiến thức nội dung sách, cách sử dụng sách
nguyên tắc đọc sách, hướng dẫn trẻ ý thức giữ gìn và bảo vệ sách
Tôi cho trẻ sao chép lại tên mình, tên bạn nhiều lần để trẻ có thể nhớ được tên
mình, tên bạn và bắt đầu bằng chữ cái gì, có những chữ cái gì ở phía sau. Từ đó cô
có thể cho trẻ viết tên vào sản phẩm mà trẻ tạo ra, tập cho trẻ làm tranh truyện, để
trẻ dặt tên truyện và viết tên truyện.
Trong các hoạt động có liên quan đến các từ, cụm từ những câu ngắn ở xung
quanh lớp, góc thiên nhiên ngoài sân trường tôi dạy trẻ đọc, đánh vần để trẻ biết
cấu tạo của từ, tìm những chữ cái đã học, đoán chữ chưa học và sao chép viết lại
chữ đã học.
Bên cạnh đó hầu hết các bé rất thích thú với việc học các số đếm và làm quen
với phép tính đơn giản. Ngoài việc được thực hành tập rô, tôi còn cho trẻ làm quen
ở mọi lúc mọi nơi các con số, ký hiệu dấu trong toán học, những phép toán đơn
giản kèm theo hình ảnh minh họa thú vị, làm hành trang giúp trẻ tự tin vào lớp 1.
12
3.4: Phối kết hợp với phụ huynh trong việc chuẩn bị thế tâm thế cho trẻ
vào lớp 1.
Theo các công trình nghiên cứu, trẻ em dưới sáu tuổi cơ tay còn yếu, khi
cầm biết chỉ viết được những nét sổ, nghiêng cong. Vì thế trẻ chỉ nên tô theo những
nét có sẵn, tập điều khiển cơ tay để dần dần học viết nét chữ, khi học viết sớm cơ
tay yếu, trẻ dễ cầm bút tùy tiện, sai tư thế ngồi viết và cách cầm viết, Ngoài ra khi
phải ngồi nhiều để tập viết, làm toán, trẻ sẽ căng thẳng,mệt mỏi, cảm thấy bị áp lực.
và nguy cơ tiền ẩn nhất là khi đã biết trước các kiến thức của lớp 1, vào năm học bé
dễ chán và có thái độ chủ quan ảnh hưởng đến kết quả học tập.
Tuy nhiên theo tình hình hiện nay, rất ít phụ huynh hiểu được điều đó, do
không nắm được tâm, sinh lý trẻ, họ vội vàng nôn nóng bắt con học đọc, học viết từ
lứa tuổi mầm non. Bên cạnh đó chính một số ít giáo viên tiểu học đã bỏ qua chương
trình học mẫu giáo lớn của con mình mà đưa trẻ học dự khuyết lớp 1
Với những vấn đề đó, tôi thấy rất cần thiết phải phối kết hợp chặt chẽ với
các bậc phụ huynh trong việc thực hiện mục tiêu giáo dục mầm non để phụ huynh
hiểu rõ hơn về việc không nên dạy trước chương trình lớp 1 độ tuổi mẫu giáo lớn.
Vì vậy ngay từ đầu năm học, tôi đã xây dựng chương trình chăm sóc giáo
dục trẻ 5 tuổi phù hợp với nhóm lớp đã được nhà trường và hội phụ huynh thông
qua.
Xây dựng góc dành cho phụ huynh để thông báo tình hình sức khỏe của trẻ,
chương trình dạy trẻ từng chủ đề và trưng bày sản phẩm phản ánh kết quả hoạt
động của trẻ.
Khuyến khích và yêu cầu các bậc phụ huynh thay phiên nhau dự các hoạt
động giáo dục để họ thấy được con họ đi học ở trường mầ non không chỉ được
chăm sóc, giáo dục chu đáo, mà còn được tiếp thu nhưngc kiến thức, kỹ năng qua
sự tìm tòi, khám phá, thử nghiệm bằng hình thức “ Học mà chơi, chơi mà học”
nhằm phát triển ở trẻ tất cả cá lĩnh vực, giúp trẻ vững vàng, tự tin khi vào lớp 1.
13
Lấy những gương điển hình của những năm học trước để trao đổi với phụ
huynh về tác hai của việc học trức chương trình ở lớp 1 như: Thời gian đầu bé học
khá hơn các bạn, sau cứ đuối dần vì kiến thức bé đã biết, làm bé chán học, chủ
quan kết quả cuối năm không đạt học sinh giỏi. Hay có cháu thì cầm bút sai cách
ngồi không đúng tư thế dẫn đến cận thị, vẹo cột sống…
Phối hợp với trường tiểu học, giáo viên tiểu học cho trẻ đi thăm quan
trường, làm quen đồ dùng học tập của học sinh lớp 1, chuẩn bị một số kỹ năng, nội
dung, phương pháp học tập.
Hướng dẫn phụ huynh chọn sách, sưu tầm sách, hướng dẫn trẻ kỹ năng học
tập cần thiết, đặc biệt sự gần gũi quan tâm của cha mẹ sẽ giúp trẻ có tâm lý tự tin
hơn khi vào lớp 1.
14
Với biện pháp phối kết hợp với phụ huynh trong việc chuẩn bị tâm thế cho
trẻ vào lớp 1, phụ huynh đã hiểu rõ không nên dạy trước chương trình lớp 1 cho trẻ
mẫu giáo 5 tuổi mà tin tưởng và tôn trọng phương pháp chăm sóc giáo dục trẻ ở
trường mầm non.
IV.KIỂM NGHIỆM:
Sau thời gian tổ chức thực hiện các biện pháp trên đối với trẻ khối mẫu giáo 5- 6
tuổi của trường, tôi tiến hành khảo sát đối với trẻ. Kết quả đạt được vô cùng khả
quan, cụ thể:
Stt
Các kỹ năng
Mức độ
Trung
Khá
bình
Tốt
1
2
Yếu
* Kỹ năng nghe:
- Nghe hiểu giao tiếp thông thường
x
- Nghe và làm theo lời chỉ dẫn.
* Kỹ năng nói:
x
- Khả năng phát âm tiếng việt: to, rõ
x
ràng
- Trả lời lời được các câu hỏi thông
3
x
thường
* Kỹ năng chuẩn bị biết đọc, biết
viết:
- Nhận biết hướng đọc, viết.
- Biết cầm sách truyện đúng tư thế và
x
x
thích thú với sách truyện tranh.
- Hiểu biết mối quan hệ giữa lời nói
x
và chữ viết.
- Nhận biết chữ cái, từ.
x
- Phân biệt sự giống nhau qua thị
x
15
giác.
- Tô chữ.
x
- Tư thế ngồi.
x
Kết quả khảo sát đối với ý kiến của các bậc phụ huynh về việc chuẩn bị
tâm thế cho trẻ vào lớp 1 cũng vô cùng khả quan, cụ thể:
Cách trả lời
Cách 1
Số phiếu
0
Tỷ lệ %
0
Cách 2
10
10
Cách 3
90
90
Trẻ học trước chương trình
10
10
Trẻ học đúng chương trình
90
90
Trẻ em cũng như hạt cây, muốn nảy mầm khỏe mạnh cần môi trường tốt và
cách chăm sóc phù hợp.
C. KẾT LUẬN VÀ Ý KIẾN ĐỀ NGHỊ:
I. KẾT LUẬN:
Chuẩn bị tâm thế cho trẻ 5- 6 tuổi vào lớp 1 là việc làm phải được thực
hiện thường xuyên, liên tục ở mọi lúc mọi nơi và là nhiệm vụ của mọi lực lượng
giáo dục: gia đình và toàn xã hội.
Giáo viên cần tổ chức tốt chế độ sinh hoạt hàng ngày cho trẻ, lấy trẻ làm trung tâm,
không áp đặt, không cứng nhắc với trẻ. Chuẩn bị cho trẻ vốn tri thức, biểu tượng và
kỹ năng thực hiện hoạt động trí óc nhất định.
16
Hình thành cho trẻ kỹ năng điều khiển hành vi của mình, điều khiển hành động, cử
chỉ, việc làm phù hợp với yêu cầu chung của toàn xã hội, gia đình, nhà trường và
tập thể lớp.
Giáo viên cần hướng dẫn trẻ các kỹ năng vận động khéo léo của đôi bàn tay,
sự phối hợp tay mắt. Rèn luyện một số kỹ năng cơ bản của hoạt động học tập như
việc sắp xếp bàn ghế, cách cầm bút, cầm sách, mở sách, tư thế ngồi…giúp trẻ dễ
thích ứng với hoạt động mới, trẻ diễn đạt ngôn ngữ rõ ràng, mạch lạc, kích thích
ham muốn học, được học của trẻ để từ đó trẻ vững tin bước vào lớp 1.
II. ĐỀ XUẤT:
Đối với giáo viên mầm non, đặc biệt là giáo viên chủ nhiệm nhóm, lớp 5- 6
tuổi cần tham khảo chương trình học tập của học sinh lớp 1, trên cơ sở đó tổ chức
các họat động giáo dục cuả mầm non sao cho trẻ thích ứng nhanh chóng với nội
dung, nhiệm vụ của hoạt động học tập khi trẻ vào lớp 1.
Bên cạnh đó, giáo viên tiểu học cũng cần nghiên cứu, tìm hiểu kỹ đặc điểm
tâm, sinh lý khi trẻ vào lớp 1 để có giải pháp sư phạm phù hợp giúp các em hòa
nhập vào môi trường mới dễ dàng.
Về phía gia đình, cần có sự chuẩn bị trước tâm lý sẵn sàng đi học cho các
bé.
Nhà trường nên mở thêm các lớp học ngắn dành cho phụ huynh, học sinh
với nội dung là trang bị cho trẻ một cách toàn diện các yếu tố: thể chất, trí tuệ, ngôn
ngữ mạch lạc và một số kỹ năng cần thiết cho các hoạt động học tập, giúp trẻ có
hành trang vững chắc khi bước vào lớp 1.
Trên đây là một số kinh nghiệm tôi đã thu được trong thực tế cũng như
trong quá trìng công tác tại trường mầm non về việc chuẩn bị tâm thế cho trẻ 5- 6
tuổi vào lớp 1. Để hoàn thành sáng kiến kinh nghiệm này, mặc dù được sự quan
tâm giúp đỡ của chị em đồng nghiệp nhưng không tránh khỏi những thiếu sót. Rất
17
mong được sự góp ý của ban lãnh đạo cấp trên, các bạn đồng nghiệp để bài viết
thêm phong phú, đạt hiệu quả hơn nữa.
Tôi xin chân thành cảm ơn
Xác nhận của thủ trưởng đơn vị
Nga Sơn, ngày 10 tháng 4 năm 2013
Tôi xin cam đoan đây là skkn của tôi viết,
không sao chép nội dung của người khác
Người viết skkn
Lê Thị Dương
18