Tải bản đầy đủ (.doc) (17 trang)

SKKN Một số biện pháp chuẩn bị tâm thế cho trẻ 5 tuổi vào lớp 1

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (72.48 KB, 17 trang )

PHẦN MỞ ĐẦU
1.Lý do chọn đề tài:
Hiện nay Đảng và Nhà nước ta đang tiếp tục đẩy mạnh công nghiệp
hoá, hiện đại hoá, đất nước trong đó giáo dục đào tạo nói chung và giáo dục
Mầm non nói riêng có vai trò hết sức quan trọng, với nhiệm vụ là đào tạo.
Để thực hiện được nhiệm vụ này đòi hỏi tất cả các bậc học đều phải đặt ra
mục tiêu riêng để thực hiện. Đặc biệt giáo dục mầm non là bậc học khởi đầu
của hệ thống quốc dân – nó có vị trí, vai trò to lớn trong việc hình thành
những nét cơ bản của nhân cách, thể chất và có ảnh hưởng rất lớn tới bậc
học tiếp theo và tương lai của mỗi người. Như: Chủ Tịch Hồ Chí Minh đã
nói “Giáo dục mầm non mở đầu cho một nền tảng giáo dục tốt”.
Nếu ngay từ ban đầu trẻ được đến trường mầm non, được sự chăm sóc chu
đáo của các cô giáo thì đứa trẻ đó sẽ được phát triển toàn diện về " Đức, trí,
lao, thể, mỹ".
Với lứa tuổi mầm non, chúng ta cần quan tâm nhất là trẻ lứa tuổi mẫu
giáo lớn vì trẻ lứa tuổi này chuẩn bị bước vào lớp 1, đây là một bước ngoặt
vô cùng quan trọng đối với trẻ.Trẻ mẫu giáo lớn chuyển lên lớp 1 còn rất
non nớt, bởi vì trẻ đang sống trong một môi trường được sự chăm lo ân cần,
của các cô giáo mầm non về cả dạy dỗ và nuôi dưỡng, được các cô chăm sóc
chu đáo nhiệt tình như người mẹ thứ hai của mình. Cho nên trẻ khi ở trong
một môi trường hoàn toàn mới lạ trẻ sẽ khó tiếp cận và thích nghi ngay
được. Nhiệm vụ của cô giáo mầm non là phải tạo cho trẻ mẫu giáo lớn một
tâm thế vững vàng, sẵn sàng bước vào lớp 1 để trẻ tiếp cận môi trường mới
một cách tốt nhất, nhằm giúp trẻ tiếp thu kiến thức tốt ở bậc học tiểu học đạt
hiệu quả nhất.
Chính vì những lí do đó tôi đã chọn đề tài “Một số biện pháp chuẩn bị
tâm thế cho trẻ 5 tuổi vào lớp 1”, Trong thời gian đứng lớp 5- 6 tuổi B2


tôi đã nghiên cứu tài liệu, tìm hiểu, so sánh và phân tích từ đó tôi rút ra một
số biện pháp cụ thể để áp dụng vào thực tế ở lớp nhằm giúp trẻ có một tâm


thế vững vàng để vào lớp 1 để trực tiếp, tiếp cận môi trường mới một cách
tốt nhất, nhằm giúp trẻ tiếp thu kiến thức ở bậc học phổ thông một cách hoàn
thiện nhất.
2. Phạm vi và đối tượng nghiên cứu:
Tôi nghiên cứu đề tài “Một số biện pháp chuẩn bị tâm thế cho trẻ 5
tuổi vào lớp 1” trong năm học 2013- 2014.
Đối tượng: Là học sinh lớp 5- 6 tuổi B2.
Tổng số: 25 cháu.
3. Mục đích nghiên cứu:
Tạo cho trẻ chuẩn bị tâm thế trong khi còn đang học ở lớp mẫu giáo 5
tuổi ở trường mầm non.
Tạo tiền đề cho sự phát triển ngôn ngữ của trẻ, đáp ứng nhu cầu đổi
mới hình thức tổ chức và phương pháp giáo dục trẻ 5 tuổi, để trẻ có tâm lý
vững vàng khi bước vào lớp 1 ở trường phổ thông.
4. Phương pháp nghiên cứu:
Để chuẩn bị tốt tâm thế cho trẻ 5 tuổi vào lớp 1 tôi đã tập trung nghiên
cứu và sử dụng một số phương pháp như sau:
+ Phương pháp nghiên cứu tài liệu: Tập san, chuyên đề hè, tạp chí giáo dục
mầm non.
+ Phương pháp nghiên cứu về tâm sinh lý trẻ.
+ Phương pháp khảo sát.


PHẦN NỘI DUNG
1.Cơ sở lý luận của vấn đề:
Bước vào lớp 1 trẻ ở giai đoạn chuyển từ hoạt động vui chơi là hoạt
động chủ đạo sang hoạt động học là hoạt động chủ đạo.
Bản chất của hai quá trình dạy học ở hai bặc học: mẫu giáo và tiểu
học ( cụ thể là lớp 1) , khác hẳn nhau: Hoc mẵu giáo theo phương châm “
Học mà chơi, chơi mà học” còn việc học ở lớp là nhằm mục đích tiếp thu

kiến thức rmột cách nghiêm túc. Trẻ mẫu giáo lớn chuyển sang một môi
trường học tập hoàn toàn mới lạ, khác với môi trường mẫu giáo nên rất bỡ
ngỡ rễ bị hoang mang,lo lắng dao động về mặt tâm lý. Việc chuẩn bị tâm thế
cho trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi vào lớp 1 là hết sức cần thiết vì đó là một trong
những mục tiêu của ngành học mầm non chính xuất phát từ các lý do đã nêu
ở trên , bản thân tôi luôn là một giáo viên có nhiều kinh nghiệm dạy trẻ mấu
giáo, nắm được những đặc điểm tâm sinh lý của trẻ cũng như tâm lí của phụ
huynh, tôi thấy việc chuẩm bị tâm thế cho trẻ 5 tuổi vào lớp 1 là đièu hét sức
cần thiết và quan trọng. Chính vì thế mà tôi quyết định chọn đề tài “ Một số
biện pháp chuẩn bị tâm thế cho trẻ 5 tuổi vào lớp 1”. Với mong muốn cùng
chia sẻ những kinh nghiệmcủa bản thân với đồng nghiệp.
2. Thực trạng của vấn đề:
2.1:Thuận lợi
Được sự quan tâm chỉ đạo của phòng giáo dục việt yên, UBND xã
việt tiến, các cấp ban ngành nên trường mầm non việt tiến 1 đã được công
nhận trường chuẩn quốc gia.
Cơ sở vật chất phòng học rộng rãi thoáng mát, sạch sẽ có sân chơi
rộng.
Bản thân được đào tạo về chuyên môn, và được tham dự các lớp bồi
dưỡng chuyên môn do phòng giáo dục tổ chức.


Bản thân luôn gần gũi yêu mến trẻ, nhiệt tình với công việc.
2.2 Khó khăn:
Tôi phụ trách lớp 5 tuổi B2 số trẻ là 25 cháu, qua khảo sát đầu năm tôi
thấy về thể lực và nhận thức của các cháu còn hạn chế cụ thể là:
Chiều cao cân nặng bình thường đạt 80%
Suy dinh dưỡng, thấp còi 20%
Trẻ nói ngọng, nói lắp là 10%
Trẻ nói lủng củng chưa lôgic từ ngữ, ngữ pháp 15%

Nhận biết phép đo, đếm của trẻ còn chậm 50%
Một số hoạt động khác trẻ còn nhút nhát chưa hứng thú với việc vào
lớp 1 là 30%
Một số phụ huynh còn chưa quan tâm tới con em mình đặc biệt là
tâm thế ,tri thức, một số kỹ năng thích ứng với hoạt động học tập ở lớp 1
trường tiểu học.
3. Các biện pháp đã tiến hành để giải quyết vấn đề.
Bước vào trường tiểu học, trẻ phải thay đổi, thích ứng với môi trường
mới khác với trường mầm non. Hoạt đọng chủ đạo được thay thế từ vui chơi
thoải mái sag học tập có kỷ luật, gò bó hơn.
Để đảm bảo về sức khoẻ ũng như sự phát triển bình thường về tâm lý
của trẻ khi vào lớp 1. Tôi luôn trao đổi với phụ huynh chuẩn bị tốt một số
điều kiện cho trẻ vào lớp 1 như sau:
3.1 Chuẩn bị tốt cho trẻ về thể lực.
Thể lực là điều kịên quan trọng ảnh hưởng trực tiếp đến quá trình
học tập của trẻ. Thể chất phát triển tốt là tạo thuận lợi cho trẻ phát huy tư
chất thông minh nhanh nhẹn khéo léo, dẻo dai, tỉ mỉ,…
Trẻ có thể lực tốt, khoè mạnh, tăng cân đều, da hồng hào tất cả các
yếu tố này giúp trẻ tích cực tham gia vào các hoạt động học tập và vui chơi


đạt kết tốt nhất. Chính vì xác định được tầm quan trọng của vấn đề này.
Ngay từ những ngày đầu trẻ từ mẫu giáo nhỡ lên lớp mẫu giáo lớn tôi đã kết
hợp với nhà trường và trạm y tế xã cân đo và khám sức khoẻ định kì cho trẻ
để chấm kênh vào biểu đồ theo dõi tình trạng sức khoẻ của trẻ. Dựa trên kết
quả khám và chấm kênh đó phân loại sức khoẻ , bệnh tật của từng trẻ tôi
theo dõi ghi kết quả lên bảng sức khoẻ để phụ huynh tiện theo dõi và cùng
phối hợp với nhà trường đưa ra biện pháp chăm sóc trẻ tốt hơn. Hàng ngày ở
lớp với những trẻ có tình trạng sức khoẻ yếu, thể trạng bé nhỏ, bị bệnh về
đường hô hấp, còi xương, ăn chậm, ít ngủ. Tôi ân cần động viên trẻ trong

bữa ăn, trước khi đi ngủ, trước tập thể lớp, thưởng bé ngoan, chú ý đến bữa
ăn của trẻ, trao đổi với phụ huynh cho trẻ uống sữa thêm.
Ví dụ: Đối với tình trạng sức khoẻ của cháu Đoàn Hảo trong lớp cháu
bị mắc bệnh còi xương, bé nhỏ chậm lớn, và rất bị ốm, bị sốt, khi ăn hay bị
ghê cổ, bị nôn nên cháu không tăng cân, người luôn trong trạng thái mỏi mệt
không tập trung vào các hoạt độngcủa lớp. Tôi và cô giáo cùng dạy đã kết
hợp với phụ huynh thường xuyên quan tâm tới cháu trong bữa ăn, trong giấc
ngủ,để ý đến sức khoẻ của cháu như: Luôn giữ ấm cho cháu vào mùa đông,
thường xuyên lau mồ hôi cho cháu vào mùa hè, để giảm bớt lần mắc bệnh
cho cháu, những cháu lười ăn,ăn hay bị nôn tôi luôn chú ý, quan tâm nhắc
nhở động viên trẻ xúc lấy ăn, khi các bạn trong lớp ăn gần xong, cô ngồi
cùng trẻ xúc cơm giúp cháu ăn và động viên trẻ ăn nhanh tránh để cơm bị
vữa, trẻ hay bị nôn cô nhắc trẻ không xúc cơm đầy miệng nếu bị nôn không
tiếp tục bắt trẻ ăn, cho trẻ nghỉ ngơi một lúc sau đó cho trẻ ăn bánh ngọt
hoặc ăn cơm cùng cô để không bị đói khi ngủ.
Bên cạnh đó tôi trao đổi tình hình cụ thể với từng gia đình một số
cháu ăn quá khoẻ dễ có nguy cơ béo phì để cùng phụ huynh thống nhất xây
dựng khẩu phần bữa ăn trong ngày đảm bảo đủ chất, đủ lượng cho cháu.


Song song với việc quan tâm đến chế độ ăn uống, bữa ăn của trẻ. Đồng thời
cũng phải chú trọng đến giấc ngủ.Luôn luôn đảm bảo ngủ đúng giờ, đủ giấc,
ngủ sâu, ngủ say. Phòng ngủ luôn yên tĩnh, ấm áp về mùa đông, mát mẻ về
mùa hè cho trẻ ngủ tốt .
Cho trẻ cả lớp đều được ngủ hết. cô cần chú ý đến một số cháu khó
ngủ như cháu Nhật Linh, Ngọc Lan, Phương Uyên, Bá Bản tôi trao đổi với
gia đình để kết hợp nhắc nhở động viên trẻ kịp thời, buổi tối nhắc nhở trẻ đi
ngủ sớm để sáng mai lên lớp đúng giờ. Bởi vì có những cháu hay đi ngủ
muộn, thường đi học không đúng giờ.
Kết quả qua học kì 1 cho thấy các cháu có su thế phát triển tốt hơn,

cháu đỡ ốm, tăng cân đều, da dẻ hồng hào, trẻ tích cực tham gia vào các hoạt
động chung của lớp. Điều này làm cho gia đình của cháu cũng như các cô
trong trường hài lòng và khấn khởi.
3.2 Chuẩn bị tốt cho trẻ về mặt trí tuệ.
Trong mỗi chúng ta ai cũng mong muốn con em mình bước vào lớp 1
một cách tốt nhất nên ta không thể không chuẩn bị tốt cho trẻ về tri thức. Bởi
tri thức là vô cùng quan trọng và cần thiết cho trẻ đây cũng là tiền đề vững
chắc giúp trẻ có một trí tuệ tốt, thông minh, nhanh trí, nắm bắt được những
kiến thức do cô giáo truyền đạt ở lứa tuổi mẫu giáo sẽ rất thuận lợi cho trẻ
bước vào lớp 1.
Để chuẩn bị cho trẻ vào lớp 1ta phải đáp ứng nhu cầu nhận thức của
trẻ ở lứa tuổi này được thực hiện thông qua hoạt động học tập như: Làm
quen văn học, khám phá khoa học, làm quen với toán, làm quen chữ cái,
hoạt động vui chơi…. Trẻ mẫu giáo lớn đến cuối năm phải đạt được nhu
cầu, nhu cầu của các hoạt động,môn học. Đó chính là hành trang và vốn hiểu
biết rất cần thiết để trẻ bước vào lớp 1 tự tin và vững vàng.


Rèn luyện các thao tác trí tuệ là khích thích những hứng thú đối với
hoạt động trí óc như thích khám phá những điều mới lạ, muốn biết được bản
chất của sự vật, hiện tượng, các mối quan hệ qua lại của các sự vật, hiện
tượng đó. Vì vậy mà trẻ mẫu giáo lớn rất hay đặt các câu hỏi mà các câu hỏi
không chỉ đơn giản ở các dạng như: ai?, cái gì?, ở đâu?, mà còn hỏi các dạng
như: tại sao?, Như thế nào?, vv..
Chính vì vậy giáo viên phải là người bạn giúp trẻ thoả mãn được
những câu hỏi, băn khăn suy nghĩ của trẻ. Ngoài các môn học mang tính tìm
hiểu khám phá môi trường xung quanh của trẻ chúng ta còn đặc biệt quan
tâm và rèn kĩ năng cho trẻ hai môn học đó là: Làm quen với toán và làm
quen chữ viết. Bởi hai môn học này là hai môn cơ bản chủ yếu nhất của trẻ
lớp 1.

Tôi biết ở lớp 1 trẻ cũng học chương trình toán gần giống với mẫu
giáo lớn và chữ cái cũng vậy trẻ phải nhận biết được 29 chữ cái, tô 29 chữ
cái đó.
Vì thế việc chú trọnghai môn học này là vô cùng cần thiết. Nên chúng
tôi đã xác định đây là hai môn học trọng tâm để dành nhiều thời gian cũng
như đầu tư rèn kĩ năng cho trẻ
Ví dụ: với môn làm quen với toán: Trẻ phải biết đếm, thêm bớt phân
chia trong phạm vi 10, nhận biết các khối, độ lớn, chiều cao của vật định
hướng trong không gian, lấy bản thân trẻ làm chuẩn để xác định hướng trong
không gian, lấy một vật bất kì để xác định hướng trong trong không gian của
đối tượng.
Định hướng về thời gian: Dạy trẻ nhận biết các thời điểm trong ngày,
các ngày trong tuần, các mùa trong năm,…biết các thao tác đo,… ở lớp tôi
cũng có nhiều cháu kiến thức về toán còn yếu vì thế tôi cùng cô giáo ở lớp


đã lên kế hoạch cụ thể rèn trẻ yếu để trẻ tiếp thu kiến thức về toán đồng thời
đều với các bạn trong lớp và đáp ứng nhu cầu so với độ tuổi.
Với môn làm quen chữ viết tôi dạy trẻ phát âm chuẩn các chữ cái, có
một số cháu còn ngọng âm “N” và âm “L” chúng tôi sửa sai triệt để cho trẻ
để trẻ phát âm đúng. Những cháu còn hay quên các chữ khó nhớ chúng tôi
thường xuyên dạy trẻ bằng cách cứ vào thời gian hết giờ tổ cức hoạt động
ghép lại các trẻ đó ra, ngồi cùng các bạn thông thạo chữ cái để học cùng bạn.
Tôi thấy cách thức này đem lại hiệu quả rất cao, trẻ hứng thú tham gia
và thuộc bài. Tôi đặc biệt quan tâm đến những cháu tô bài còn xấu và ngồi
chưa đúng tư thế, cầm bút chưa đúng cách, tôi thường rèn những cháu đó
vào những buổi chiều để giúp trẻ tiến bộ.
3.3 Chuẩn bị về ngôn ngữ cho trẻ.
Ngôn ngữ phát triển tôt là phương tiện quan trọng để giúp trẻ phát
triển trí tuệ tiếp thu kiến thức học tập ở trường phổ thông, hình thành và phát

triển kĩ năng nghe, nói, tiền đọc, tiền viết, đó Là nền tảng để trẻ hiểu biết về
thế giới chữ viết và tiếp nhận nhiều tri thức mới. thông qua các hoạt động,
các buổi tham quan, mở rộng vốn từ về thế giới xung quanh, tập cho trẻ diễn
đạt rõ ràng mạch lạc. Để chuẩn bị tốt cho trẻ về ngôn ngữ tiếng việt. Cần tổ
chức các hoạt động học tập rèn một số kĩ năng như.
Kĩ năng tập đọc: cho trẻ tập cầm, mở sách khi đọc, xem. Rèn kĩ năng
ngồi đúng tư thế, phát âm và nhận dạng đúng 29 chữ cái tiếng việt trong cụm
từ dưới hình thức trò chơi,
+ Tìm chữ cái đã học thông qua bài thơ.
+ Tìm từ phù hợp với hình.
Ví dụ: tìm chữ cái “ b, d, đ ” trong thơ: Cây dừa.
Luyện phát âm thông qua thơ, đồng dao ví dụ bài: Đi cầu đi quán.
các hoạt động trải nghiệm với việc đọc theo gợi ý của tranh ảnh, đọc truyện


tranh chữ to giúp trẻ hiểu mối quan hệ giữa lời nói, chữ viết, cách đọc, nhận
biết chữ cái đầu tiên và chữ cái cuối cùng trong cụm từ,…
Kĩ năng tiền viết: cho trẻ tập cầm bút để vở ngồi tô, vẽ đúng tư thế,
tập tô, vẽ một số nét cơ bản, làm quen với qui trình tô, viết chữ cái, các hoạt
động trải nghiệm với việc viết, vẽ, tô, sao chép chữ, tô chữ.
Phát triển vốn từ cho trẻ tập nói đúng ngữ pháp, nói đúng ngữ pháp là điều
kiện tốt cho tư duy phát triển.
Trẻ thường hay gặp những khó khăn nhất định trong việc dùng từ, sắp
xếp, diễn đạt ý làm cho cô giáo và người lớn phải dựa vào tình huống giao
tiếp để trả lời điều trẻ hỏi.
Ví dụ trẻ hỏi: mẹ ơi! tại sao con gà trống lại “kêu” ( gáy) ò ó o… mà
con gà mái lại không biêt “kêu” ?
Cô ơi! Làm sao mà điện không có tay mà lại “ giật” được?
Cô ơi! tại sao có cô tấm quả thị “chui” ra?
Bố ơi! Sao xe máy của bố nó đi “mạnh” (nhanh) hơn xe đạp của anh An

con?.vv..
Do vốn từ của trẻ chưa phong phú, khả năng hiểu nghĩa của từ, mô
hình ngữ pháp, tư duy còn hạn chế. Theo tôi đây cũng là một trong những
hướng thiết thực cần chuẩn bị cho trẻ mẫu giáo lớn vào lớp 1. Với lí do đó
tôi có thể rèn các kĩ năng trên thông qua các giờ học nhất là:( hoạt động làm
quen với toán, văn học, hoạt động vui chơi, hoạt động ngoài trời, khám phá
khoa học…)
Thông qua các hoạt động trên tôi thấy những trẻ trong lớp có tính tích
cực giao tiếp, ngôn ngữ phát triển tương đối cao, trẻ thường đặt câu hỏi, sắp
xếp câu từ dễ dàng đặt câu hỏi hơn các trẻ khác.
Vì vậy người lớn cần chủ động tìm hiểu nắm bắt được những khó
khăn hạn của trẻ để có sự tác động, uốn nắn kịp thời và phù hợp với trẻ, tổ


chức cho trẻ giao tiếp thường xuyên một cách tích cực để giúp trẻ phát triển
ngôn ngữ, giúp trẻ có được công cụ, phương tiện, cần thiết để tư duy tìm
hiểu về thế giới xung quanh. điều này là cơ sở giúp trẻ vững vàng hơn khi
bước vào l.
Đây cũng là một trong những căn cứ vào đặc điểm tâm sinh lí của trẻ
mẫu giáo lớn thích tò mò, ham tìm hiểu về thế giới xung quanh trẻ. Mà vấn
đề đặt ra là người lớn cần tạo những điều kiện thuận lợi để khích thích, nuôi
dưỡng và phát triển nhu cầu đó của trẻ giúp trẻ có thể chỉ từ sự tò mò ban
đầu trở lên sy mê, hứng thú và đó cũng là một cách người lớn chuẩn bị cho
trẻ vào lớp 1.
3.4 Chuẩn bị tốt tinh thần:
Được chuẩn bị tốt về mặt tinh thần đối với trẻ cũng rất quan trọng. Trẻ
có một tâm thế tốt , luôn luôn vui vẻ, thích thú trong mọi công việc và đặc
biệt là luôn vươn tới, luôn mong mỏi mình sẽ được đi học lớp 1 đó là một
điều rất tốt.
Vì vậy, tôi luôn động viên, khích lệ trẻ ngoan, biết vâng lời người lớn,

hoàn thành các nhiệm vụ người lớn giao cho.
Ví dụ: “ câu hỏi này khó nhưng nếu ai trả lời được câu hỏi này sẽ được lên
lớp đấy!...
Thông qua việc trẻ được lên lớp 1 ta dùng làm động lực để nêu các
đức tính tốt cho trẻ, rèn luỵện tính tự giác, ý thức tổ chức kỷ luật, tính tự lập,
ý thức đoàn kết, nhường nhịn, giúp đỡ bạn bè…
Những đức tính này rất cần thiết cho trẻ ở lứa tuổi mẫu giáo, xong đặc
biệt quan trọng với trẻ khi vào lớp 1. Bởi vì đặc thù của hai bậc học khác
nhau: ở mẫu giáo lúc nào cũng có cô ở bên cạnh, còn khi lên học tiểu học thì
không phải lúc nào trẻ cũng ở gần cô giáo. Mà có lúc trẻ tự chơi, chơi tự do
một mình hoặc chơi với các bạn…


Thông qua việc tổ chưc sinh nhật cho trẻ ở lớp ngoài ý nghĩa cho trẻ
biết quan tâm, yêu quí bạn bè, thích tham gia vào hoạt động tập thể nó còn
góp phần giúp trẻ hiêu rằng mình đã bước sang 6 tuổi, đã lớn khôn và chững
chạc hơn nhiều để chuẩn bị vào lớp1.
Mặt khác tôi cho trẻ tham gia một số hoạt động sau:
Cho trẻ thăm quan trường tiểu học mà trẻ chuẩn bị được học.
Giới thiệu đồ dùng học tập của lớp 1 như: Cặp, sách, bút, vở,…nói
chuyện với trẻ về những thay đổi sắp tới khi trẻ bước vào môi trường học
tập mới.
Hướng dẫn trẻ giao tiếp với thày cô giáo và các bạn ở trường tiểu học.
Hướng dẫn trẻ những kỹ năng vệ sinh cá nhân, tính tự lập và khả
năng tự phục vụ trong sinh hoạt.
Ví dụ: Cháu Bích Ngọc nói với mẹ:
Chuẩn bị cho trẻ tốt về mặt tinh thần sẽ cho trẻ có tâm lý thoải mái, tự
tin, sẵn sàng bước vào lớp 1 không lo sợ, rụt rè, thiếu tự tin.
Tóm lại: Vậy việc chuẩn bị tâm thế cho trẻ mẫu giáo lớn vào lớp 1 ta
phải làm tốt các yếu tố trên, các yếu tố này đều rất quan trọng không thể tách

rời nhau được và không thể thiếu một trong các yếu tố đó trong quá trình
chuẩn bị tâm thế cho trẻ vào lớp 1.
4. Hiệu quả của sáng kién kinh nghiệm.
Qua sự chuẩn bị tâm thế cho trẻ vào lớp 1 như các biện pháp nêu trên tôi
đã thu được những kết quả sau:
Về thể lực. các cháu trong lớp đều khoẻ mạnh, tăng cân đều, vận động
nhanh nhẹn, ít mắc một số bệnh thông thường.


Kết quả khám sức khoẻ định kì cho thấy
Tổng số trẻ
Bình thường
Suy dinh dưỡng
Thấp còi
25 cháu
24 cháu
1
%
96%
4%
Về nhận thức: trẻ thông minh nhanh nhẹn và đạt được yêu cầu của độ tuổi
thông qua khảo sát, đánh giá trẻ
Tổng số trẻ
Mức 1
Mức 2
Mức 3
Mức 4
25 cháu
1
24

Tổng chỉ số đạt được
13/19
18/19
%
4%
96%
Về phát triển ngôn ngữ: Trẻ nói năng rõ ràng mạch lạc hơn, trẻ nhận biết và
phát âm chuẩn 29 chữ cái, biết cách mở vở, cầm bút,ngồi đúng tư thế.
Tổng số trẻ
Mức 1
Mức 2
25 cháu
Tổng chỉ số đạt được
%
Về mặt tinh thần, tình cảm kĩ năng xã hội:

Mức 3
1 cháu
23/31
4%

Mức 4
24 cháu
30/31
96%

Trẻ phát huy được nhiiêù đức tính tốt, hạn chế tính xấu.
100% trẻ đều rất ngoan ngoãn lễ phép, yêu mến các cô, với các bạn, với
mọi người xung quanh, rất thích được đi học lớp 1.


PHẦN KẾT LUẬN
1. Bài học kinh nghiệm:


Qua những năm dạy trẻ lớp mẫu giáo 5-6 tuổi đó tôi rút ra được kinh
nghiệm cho bản thân trong việc chuẩn tâm thế cho trẻ 5-6 tuổi vào lớp 1 như
sau:
Chuẩn bị cho trẻ 5 tuổi trước khi vào lớp 1 được tiến hành thường
xuyên từ thấp đến cao, từ đơn giản đến phức tạp. Thông qua các trò chơi hay
các hoạt động hấp dẫn để tạo sự phát triển tối đa, các năng lực của cá nhân
trẻ. Tuyệt đối tránh nôn nóng ép buộc trẻ học trứơc những gì mà sẽ được học
ở trường sau này.
Để việc chuẩn bị tâm thế cho trẻ mẫu giáo lớn vào lớp 1 được tốt yêu
cầu giáo viên phải nắm chắc đặc điểm tâm lý của lứa tuổi. Giáo viên phải
được nghiên cứu chương trình giáo dục mầm non, vào lớp 1, nghiên cứu
tham khảo những tài liệu và sách, báo về tâm sinh lí lứa tuổi để đảm bảo có
phương hướng, biện pháp hình thức đúng đắn trên quá trình giáo dục trẻ và
đảm bảo cho giáo viên không chỉ là cô giáo mà còn là người bạn gần gũi
thân thiết với trẻ.
Tham khảo chương trình học tập của học sinh lớp 1 để tổ chức các
hoạt động giáo dục của mầm non để trẻ thích ứng nhanh chóng với nội dung
nhiệm vụ của hoạt động học tập khi trẻ vào lớp 1.
Gia đình cần thực hiện một cách nghiêm túc mục tiêu, nhiệm vụ mà
trường mầm nn đã vạch ra. Tạo ra mọi thuận lợi cho nhà trường thực hiện có
hiệu quả cao công tác chuản bị tâm thế cho trẻ vào lớp 1.
Giáo viên phải biết bám sát vào sự chỉ đạo của ban giám hiệu nhà
trường thông qua các buổi họp chuyên môn, họp định kì, họp sơ kết để trên
cơ sở đó có kế hoạch, biện pháp, hình thức phù hợp với tình hình đặc điểm
của lớp mình. Cần có ý kiến báo cáo đề xuất kịp thời với ban giám hiệu
trong quá trình chăm sóc giáo dục trẻ để đảm bảo sao cho trẻ được cham sóc

tốt về thể chát và tinh thần.


Phải biết lắng nghe, tham khảo, học hỏi kinh nghiệm, góp ý của ban
giám hiệu cùng đồng nghiệp, để chọn lọc và tiếp thu ý kiến hay.
Trên đây là một số kinh nghiệm tôi đà thu được trong thực tế cũng
như quá trình công tác tại trường mầm non với việc chuẩn bị tâm thế cho trẻ
5 tuổi vào lớp 1 ở lớp 5 tuổi B2 làm rất tốt, nay tôi xin được mạnh dạn trình
bày trong khuôn khổ bài viết. Tôi rất mong được sự góp ý của các đồng chí
lãnh đạo, các bạn đồng nghiệp để bài sáng kiến kinh nghiệm của tôi được
đầy đủ và hoàn thiện hơn.
2. Ý nghĩa của sáng kiến kinh nghiệm:
Chuẩn bị tâm thế cho trẻ mẫu giáo vào lớp 1 là điều kiện thuận lợi cho
sự phát triển ở giai đoạn tiếp theo và đây cũng là điều kiện quan trọng và
tiếp thu lĩnh hội những biểu tượng sơ đẳng về thế giới xung quanh thông qua
nhận thức cảm tính và tư duy trực quan ở lứa tuổi mẫu giáo. Và nhờ có vốn
hiểu biết phong phú về thế giới xung quanh dưới dạng biểu tượng, nhờ có tư
duy trực quan, ngôn ngữ của trẻ phát triển ở tuổi mẫu giáo mà vào lớp 1 trẻ
tiếp thu dễ dàng những tri thức khoa học mang tính khái quát ở trường phổ
thông, và tư duy khái quát, tư duy lôgíc phát triển.
3. Khả năng ứng dụng:
Trên đây là một số kinh nghiệm sáng kiến của bản thân tôi đã ứng dụng
vào trong thực tế giảng dạy, được các đồng nghiệp trong trường áp dụng. Có
được kết quả trên là nhờ sự quan tâm chu đáo của phòng GD&ĐT, của Ban
giám hiệu nhà trường đã tạo mọi điều kiện về cơ sở vật chất, đồ dùng, tài
liệu giảng dạy, về chuyên môn trong quá trình truyền đạt kiến thức cho trẻ.
Qua nghiên cứu và thực hiện kinh nghiệm chuẩn bị tâm thế cho trẻ lớp
mẫu giáo lớn vào lớp 1, bản thân tôi rất lấy làm hài lòng từ đó đã thúc đẩy
tôi tiếp tục tìm tòi nghiên cứu, để có thêm những kinh nghiệm vào công tác



chăm sóc giáo dục trẻ tại lớp mình. Tôi chỉ mong rằng đề tài nghiên cứu của
tôi sẽ được hưởng ứng rộng rãi đến các lớp trong toàn trường.
4. Những kiến nghị, đề xuất
Để đạt hiệu quả tốt trong hoạt động giáo dục chuẩn bị tâm thế cho trẻ
mẫu giáo lớn vào lớp 1 cá nhân tôi có một số ý kiến sau:
Bộ Giáo dục mầm non nghiên cứu, bổ xung thêm tài liệu, tạp san, tài
liệu bồi dưỡng hè cho quản lí cán bộ giáo viên mầm non, câu chuyện, tranh
ảnh có nội dung phù hợp với mục tiêu của đề tài.
Bổ xung, hỗ trợ thêm trang thiết bị, đồ dùng phục vụ các môn học như:
Băng hình, tranh ảnh…. Giúp giáo viên thực hiện có hiệu quả hơn.
Tổ chức cho giáo viên đi giao lưu học hỏi chuyên môn các trường bạn
trong và ngoài huyện để giáo viên có thêm kinh nghiệm chăm sóc giáo dục
trẻ.
Xin trân thành cảm ơn!
Việt Tiến, Ngày 20 tháng 5 Năm 2014
Người viết:

Giáp Thị Thảo

MỤC LỤC


Bìa
Trang phụ bìa
Mục lục
Phần mở đầu
1. Lý do chọn đề tài
2. Phạm vi và đối tượng nghiên cứu
3. Mục đích nghiên cứu

4. Phương pháp nghiên cứu
Phần nội dung
1. sở lý luận của vấn đề
2. Thực trạng của vấn đề
2.1 Thuận lợi
2.2 Khó khăn
3. Các biện pháp đã tiến hành giải quyết vấn đề
3.1 chuẩn bị tốt cho trẻ về thể lực
3.2 Chuẩn bị tốt cho trẻ về mặt trí tuệ
3.3 Chuẩn bị tốt ngôn ngữ cho trẻ
3.4 Chuẩn bị tốt về mặt tinh thần cho trẻ
4. Hiệu quả của sáng kiến kinh nghiệm
Phần kết luận
1. Những bài học kinh nghiệm
2. Ý nghĩa của sáng kiến kinh nghiệm
3. Khả năng ứng dụng, triển khai
4. Những kiến nghị, đề xuất
Tài liệu tham khảo


Tài liệu tham khảo
1. Giáo dục học mầm non tập III Nhà xuất bản Đại Học Sư Phạm
2. Tài liệu bồi dưỡng năm học 2011- 2012 Sở giáo dục và đào tạo
3. Tạp chí Giáo dục mầm non số 2 năm 2012 Bộ giáo dục và đào tạo
4. Tạp chí giáo dục mầm non số 4 năm 2005 Bộ giáo dục và đào tạo



×