Tải bản đầy đủ (.doc) (186 trang)

Giáo trình Xã hội học

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (743.35 KB, 186 trang )

XÃ HỘI HỌC
XÃ HỘI HỌC
Tác giả: Nguyễn Xuân Nghĩa

Chương 1. XÃ HỘI HỌC LÀ GÌ
Sự quyến rũ của xã hội học nằm ở quan niệm của nó. Quan điểm này
luôn khiến chúng ta phải nhìn dưới một nhãn quan mới ngay chính thế giới
mà chúng ta đã sống suốt cả cuộc đời.
Peter Berger
Đời sống xã hội của con người có thể được tìm hiểu dưới nhiều góc độ
khác nhau và xã hội học chỉ là một trong các phương thức tiếp cận thực tại
trên. Tuy nhiên, cũng như các khoa học khác, để được khẳng định là một bộ
môn khoa học riêng biệt, xã hội học cần làm rõ những đặc trưng trong quan
điểm, trong lối tiếp cận, trong phương pháp cũng như trong các kỹ thuật
nghiên cứu của mình.

I. XÃ HỘI HỌC: MỘT BỘ MÔN KHOA HỌC XÃ HỘI
Xã hội học là một bộ môn khoa học có nguồn gốc xuất hiện chỉ trong
những thế kỷ gần đây. Chỉ đến năm 1838, nhà khoa học xã hội Pháp Auguste
Comte lần đầu tiên mới sử dụng thuật ngữ xã hội học (sociologie – là một từ
kết hợp bởi hai từ gốc là socius, societas và logos), để chỉ một bộ môn có một
cách nhìn mới về xã hội của con người.
Một cách tổng quát, xã hội học là một bộ môn nghiên cứu khoa học về
xã hội con người, về các ứng xử và quan hệ của con người trong các nhóm,
trong các tổ chức hình thành nên xã hội. Nhưng định nghĩa ngắn gọn này còn
khá mơ hồ, chưa cho phép ta phân biệt xã hội học với các bộ môn khác như
tâm lý học, dân tộc học.


Các nhà xã hội học đã nỗ lực khắc phục khó khăn này bằng cách nêu
lên những lãnh vực cụ thể của hành vi xã hội, của ứng xử xã hội mà họ quan


tâm tìm hiểu, như: con người cư xử như thế nào trong gia đình, tại sao có
những người giàu người nghèo, tại sao có những người phạm vào tội ác…
Hai khuynh hướng lớn về đối tượng của xã hội học
Cuối thế kỷ XIX, Max Weber và E. Durkheim đã đưa ra hai lối nhìn về
xã hội và về xã hội học khác nhau mà sau này đã ảnh hưởng nhiều đến các
nhà xã hội học, các trường phái xã hội học đương đại.
Theo M. Weber xã hội học phải tập trung nghiên cứu các hành động xã
hội (action sociale). Hành động xã hội khác hành động giản đơn bởi lẽ trong
hành động xã hội, tác nhân hành động phải quan tâm đến những tác nhân
khác. Hành động xã hội phải có một ý nghĩa với người khác, phải quan tâm
người khác đã giải thích nó như thế nào và phản ứng ra làm sao. Có nhiều
loại hình hành động xã hội, nhưng M. Weber đặc biệt lưu ý đến hành động xã
hội duy lý vì nó là một trong những đặc điểm chi phối xã hội hiện đại.
Từ quan niệm về hành động xã hội, M. Weber cho rằng xã hội học phải
mang tính lãnh hội (sociologie compréhensive), bởi lẽ nhà xã hội học phải tìm
hiểu quan điểm, ý đồ, sách lược của các tác nhân xã hội mới có thể lý giải ý
nghĩa của hành động. Như vậy hành động xã hội không thể được phân tích
riêng lẻ mà phải được phân tích trong những mối tương tác xã hội. Do đó nhà
xã hội học cũng phải phân tích, nhận thức được khoảng cách giữa những
mục tiêu ban đầu và kết quả có được. Khoảng cách này xảy ra do có nhiều
tác nhân với các sách lược khác nhau và do hậu quả kết tụ (agrégation)
những ứng xử cá nhân đơn lẻ.
Những nhà xã hội học theo khuynh hướng này thường sử dụng
phương pháp định tính trong nghiên cứu các hiện tượng xã hội. Phương pháp
này chủ yếu tìm hiểu những mối liên hệ lô gích giữa các hiện tượng xã hội
bằng cách so sánh những điểm giống nhau, khác nhau để tìm ra tính tương
đồng về cơ cấu, về chức năng giữa các hiện tượng.


Khuynh hướng thứ hai do E. Durkheim khởi xướng, quan niệm xã hội

học phải nghiên cứu các sự kiện xã hội (faits sociaux). Các sự kiện xã hội là
biểu hiện của ý thức tập thể. Durkheim đã phân biệt, ý thức cá nhân là tập
hợp những sở thích, xu hướng hoàn toàn có tính cách cá nhân, trong khi ý
thức tập thể được hình thành do những chuẩn mực, giá trị của cả một nhóm
xã hội. Từ đó Durkheim định nghĩa những sự kiện xã hội là tập hợp những
hành động, tư tưởng và tình cảm từ bên ngoài do xã hội áp đặt cho cá nhân.
Như vậy sự kiện xã hội không có tính cá nhân và là điều xã hội muốn chia sẻ
với các thành viên qua quá trình xã hội hóa.
Các sự kiện xã hội là những sự kiện có tính cách tập thể, nghĩa là
không phải sự kiện của một cá nhân đơn độc mà là của nhiều cá nhân, trong
mối quan hệ các cá nhân. Thật ra, vấn đề không đơn giản như vậy, vì như R.
Aron đã nhận xét, các hiện tượng của con người, hiện tượng nhân văn đều ít
nhiều mang tính cách xã hội, bởi lẽ các hiện tượng này được sản sinh trong
các tập thể và các tập thể này sẽ tác động lên chúng. Các hiện tượng xã hội
còn có tính khách quan – khách quan không chỉ trong các sự kiên có thể quan
sát được, mà còn trong ý nghĩa É. Durkheim đã đề cập, là những sự kiện có
sức cưỡng chế lên hành vi của con người, ví như các tín niệm (beliefs), các
giá trị. Các sự kiện xã hội còn mang tính tổng quát. Tổng quát không phải là
những đặc thù trong các sự kiện mà là những nét chung, những tương đồng
của những sự kiện cụ thể. Và cuối cùng sự kiện xã hội phải là những sự kiện
thực nghiệm – nghĩa là có thực, chứ không phải là những cái mong muốn,
những cái phải có.
Từ quan điểm về sự kiện xã hội, E. Durkheim cho rằng xã hội học phải
có tính khách quan. Xã hội học không thể nghiên cứu những sự kiện xã hội từ
những cá nhân bởi lẽ sự kiện xã hội thuộc về ý thức tập thể chứ không phải ý
thức cá nhân. Do đó một sự kiện xã hội phải được giải thích do một sự kiện
xã hội khác có trước – như trường hợp ông giải thích về tự tử. Cũng vì nhấn
mạnh đến tính khách quan mà Durkheim đã đề nghị: “Phải phân tích các sự



kiện xã hội như các đồ vật”, có nghĩa là có thể quan sát được quá trình
nghiên cứu các sự kiện xã hội.
Từ những luận điểm trên các nhà xã hội học theo khuynh hướng này
thường sử dụng phương pháp nghiên cứu định lượng để tìm hiểu các hiện
tượng xã hội. Với phương pháp định lượng, vấn đề nghiên cứu được thao tác
hóa thành những chỉ báo, những biến số cụ thể, có thể đo lường được. Và
nghiên cứu xã hội học là nhằm đi tìm những mối quan hệ giữa các biến số,
những tính quy luật của những biến số.
Như vậy hiện tượng xã hội là một hiện tượng phức tạp và ta có thể
nghiên cứu chúng dưới nhiều lối tiếp cận khác nhau, dưới nhiều góc độ khác
nhau: tâm lý, kinh tế, pháp luật, xã hội… Nhưng nội dung cụ thể trên phần
nào làm rõ hơn đối tượng của xã hội học. Nhưng cần phải nói ngay nét đặc
thù của xã hội học không phải là nghiên cứu cái gì, bởi lẽ nhiều bộ môn khoa
học xã hội cũng cùng nghiên cứu những hiện tượng xã hội nêu trên – mà là
nghiên cứu thế nào. Điều đó có nghĩa là phải thấy đặc thù của xã hội học
trong lối nhìn, trong góc độ, trong nhãn quan nghiên cứu của nó.
Nhãn quan xã hội học:
Trong nghiên cứu của mình, các nhà xã hội học có thể sử dụng những
lối tiếp cận khác nhau. Nhưng mọi nhà xã hội học đều phải có nhãn quan
phân tích xã hội học.
Trước hết, cuộc sống xã hội của con người là một hệ thống đan xen
các mối quan hệ giữa những cá nhân. Các mối quan hệ này có thể được
phân tích tối thiểu dưới hai góc độ: góc độ tâm lý học và góc độ xã hội học.
Nhà tâm lý nghiên cứu các mối quan hệ giữa các cá nhân để tìm hiểu sự hình
thành và phát triển nhân cách của các con người cụ thể. Trong khi nhà xã hội
học đặt các quan hệ liên cá nhân đó (relations interpersonnelles) trong một
bối cảnh rộng lớn hơn của các nhóm, các tổ chức, các định chế, trong đó các
mối tương quan này được hình thành. Nói cách khác, xã hội học đặt trọng
tâm vào khía cạnh xã hội của các mối quan hệ trên và qua đó để tìm hiểu tổ
chức xã hội của con người và sự phát triển của nó.



Khi nghiên cứu các hiện tượng xã hội, đặc trưng của xã hội học là
nghiên cứu xem những điều hiện xã hội, những lực xã hội ảnh hưởng như thế
nào lên ứng xử, lên những mối quan hệ giữa con người. Điều kiện xã hội là
những thực thể của đời sống mà chúng ta đã cùng nhau tạo ra, xuất phát từ
tương tác của con người. Những điều kiện xã hội khác những điều kiện sinh
lý và những điều kiện tâm lý. Những điều kiện sinh lý tác động đến ứng xử và
nhu cầu của chúng ta xét như là một sinh vật. Còn các dữ kiện tâm lý là
những dữ kiện liên quan đến hành vi của chúng ta với tư cách là những cá
nhân.
Trước một hiện tượng xã hội như ly hôn, thông thường người ta có thể
giải thích rằng những cặp vợ chồng ly hôn là do họ không còn có thể chung
sống với nhau nữa, hoặc do quan hệ giữa họ bị gãy đổ do những căng thẳng
kinh tế, hoặc do căng thẳng trong công việc, do chồng rượu chè, hay do
không chung thủy… Những lý do này đều có thực, khi ta tìm hiểu nguyên
nhân của những trường hợp riêng biệt. Nhưng còn nhiều nguyên nhân khác
nữa. Lấy thí dụ những trường hợp ly hôn ở Mỹ trong khoảng thời gian 1890–
1982. Trong thế kỷ qua, tỷ lệ ly hôn ở Mỹ đã gia tăng gấp mười lần, như vậy
bên cạnh những nguyên nhân của từng cá nhân cụ thể trong quyết định ly
hôn, những điều kiện xã hội có tác động của chúng: cũng trong khoảng thời
gian trên, lực lượng phụ nữ tham gia thị trường lao động càng gia tăng (năm
1900 chỉ 1/5 phụ nữ làm việc ngoài gia đình, năm 1984: 1/2), thêm vào đó là
các phong trào, các kỹ thuật kiểm soát sinh sản cũng gia tăng sự chọn lựa
của phụ nữ, ly hôn cũng không còn bị xem là một tội lỗi như cách đây một thế
kỷ.
Trước hiện tượng tự tử của một cá nhân cũng vậy, nhà tâm lý có thể
tìm hiểu những động cơ nào đã dẫn cá nhân đó đến hành động trên, có thể là
sự buồn phiền, chán nản, mặc cảm tội lỗi… Trong khi nhà xã hội học chú
trọng những đặc điểm tầng lớp xã hội của cá nhân đó như giới tính, nghề

nghiệp, tôn giáo, tình trạng gia đình, giàu nghèo… để tìm xem tại sao tự tử
ảnh hưởng đến tầng lớp này hơn tầng lớp khác. Đó là điều mà E. Durkheim


đã thực hiện trong công trình nghiên cứu về tự tử của ông. Ông đã đưa ra lý
thuyết là những người hội nhập tốt mặt xã hội – nghĩa là họ bị ràng buộc với
người khác về mặt tình cảm và nghĩa vụ – thì ít tự tử hơn những người cô
đơn mặt xã hội. Qua các số liệu cụ thể, ông cho thấy suất tự tử những người
thuộc nam giới, theo đạo Tin lành, những người giàu có, độc thân cao hơn
những thành phần xã hội khác (nữ giới, theo đạo Công giáo, có gia đình…).
Như vậy, theo thuật ngữ của Peter Berger, nhãn quan xã hội học chú trọng
đến cái tổng quát trong cái đặc thù. Có nghĩa là nhà xã hội học phải nhận ra
được những khuôn mẫu tổng quát của đời sống xã hội qua các ứng xử của
các cá nhân cụ thể. Trong khi thừa nhận cá nhân là những thực thể duy nhất,
độc đáo nhà xã hội học đồng thời cũng nhận ra các cá nhân đều thuộc về các
thành phần, các tầng lớp riêng biệt và các thành phần, tầng lớp xã hội đều
ứng xử khác nhau.
Có được nhãn quan xã hội học còn có nghĩa là thấy được cái độc đáo
trong cái bình thường. Đây là điều mà C. W. Mills gọi là trí tưởng tượng xã hội
học. Điều này không có nghĩa nhà xã hội học quan tâm đến những yếu tố kỳ
quái trong xã hội. Đúng hơn, nhà xã hội học phải thoát khỏi những lối giải
thích khuôn sáo, để nhìn thế giới với đôi mắt mới mẻ, khám phá được những
dữ kiện mới khác với những nếp nghĩ hằng ngày, tìm ra được cái gì quan
trọng mà lối giải thích thường ngày không đề cập đến. Muốn vậy, trước những
hoàn cảnh cụ thể ta phải lùi lại tìm những lý giải tổng quát hơn, tìm ra những
phân lớp của đối tượng mà ta đang nghiên cứu.
Trong cuộc sống thường ngày, người ta thường giải thích các hiện
tượng xã hội bằng “lẽ thường tình” (common sense). Ví như, người ta áp
dụng quan điểm “sinh học” để lý giải các chức năng của hôn nhân, của sự
phân công giới tính trong gia đình, quan điểm “tâm lý học” để giải thích hiện

tượng tự tử, hay quan điểm “ đạo đức” khi giải thích về hiện tượng tội phạm.
Thật ra các lối giải thích trên mang nhiều dấu ấn của các nền văn hóa đặc
thù. Ví như cuộc nghiên cứu của Mead ở tộc người Arapesh tại Tân Ghinê
cho thấy những phụ nữ ở đây đảm nhận những công việc nặng nhọc, còn đàn


ông thì nằm chung với vợ trong và sau thời kỳ họ sinh nở, cùng chia sẻ nỗi
đau và khó khăn của người phụ nữ. Hay ở tộc người Tchambuli, đàn ông
trang điểm sắc đẹp ngồi lê, đôi mách, làm những vật dụng để bán, trong khi
phụ nữ chủ động trong hôn nhân, đi tìm chồng, dữ dội trong quan hệ tình dục
và đi buôn bán để nuôi gia đình (Bilton, 1993).
Những lối giải thích các hiện tượng xã hội thường gặp khác là theo
“thuyết cá nhân” hay theo “thuyết tự nhiên”. Thuyết cá nhân cho rằng sự kiện
chỉ có thể được hiểu và giải thích thông qua các hành vi của cá nhân trong sự
kiện đó, như khi người ta giải thích bằng những lý do cá nhân các hiện tượng
tự tử, sự nghèo đói, các xung đột trong xí nghiệp. Thuyết tự nhiên giả định
các hành vi cá nhân là do bản năng, do số phận, do tiền định một cách tự
nhiên như vậy, như khi người ta giải thích về hôn nhân, về vai trò người phụ
nữ, về nhân cách…
Nhãn quan xã hội học, trái lại, như đã trình bày ở trên là đi tìm những
yếu tố, điều kiện xã hội, những sức ép xã hội, những yếu tố văn hóa, xã hội
nào đã quy định những hành vi, những mối quan hệ giữa các cá nhân.
Một đôi khi, nhãn quan xã hội học, trực giác phân tích xã hội học đến
với ta một cách tự nhiên. Khi tiếp xúc với một xã hội khác, việc nhận thức
được các điều kiện xã hội đến với ta dễ dàng hơn. Cũng vậy, những thành
phần xã hội có kinh nghiệm bị gạt ra bên lề xã hội dễ nhận thấy những tác
động của điều kiện xã hội hơn những người khác. Hay khi xã hội rơi vào một
giai đoạn khủng hoảng thì mọi người dễ nhìn hoàn cảnh xã hội dưới nhãn
quan xã hội học hơn.
Ngày nay, nhãn quan xã hội học còn đòi hỏi phải nhìn và giải thích các

hiện tượng xã hội trong bối cảnh toàn cầu hóa, bởi lẽ do sự phát triển của
khoa học kỹ thuật, của thông tin, các xã hội càng ngày càng có liên hệ với
nhau, tương thuộc nhau; nhiều vấn đề xã hội nghiêm trọng phải được giải
quyết trên cấp độ toàn cầu và nhất là, biết được cuộc sống của người khác sẽ
giúp chúng ta hiểu được xã hội của chính mình nhiều hơn.
Lợi ích của nhãn quan xã hội học:


Trước hết nhãn quan xã hội học nâng cao sự am hiểu của chúng ta về
thế giới, về xã hội bằng cách phê phán, đánh giá lại những “chân lý” mà ta đã
chấp nhận một cách mặc nhiên, giúp giảm bớt định kiến xã hội.
Thứ đến, khi phân tích mối tương quan giữa hành vi, ứng xử của con
người trong cơ cấu và vận hành của tổ chức xã hội, nhãn quan xã hội học
giúp ta hiểu hơn những cơ hội cũng như những hạn chế, những bó buộc cũng
như những khả năng chúng ta gặp phải trong cuộc sống.
Cuối cùng, nhãn quan xã hội học giúp cho chúng ta tham gia tích cực
hơn các hoạt động trong xã hội, giúp tổ chức có hiệu quả các quá trình hoạt
động xã hội. Việc phân tích cơ cấu và biến chuyển xã hội cho phép đưa ra
các dự báo phục vụ việc vạch kế hoạch, chính sách đáp ứng nhu cầu phát
triển của xã hội.

II. TỪ TƯ TƯỞNG XÃ HỘI ĐẾN KHOA HỌC XÃ HỘI
Mặc dù tư tưởng xã hội đã có từ lâu, kể từ khi lịch sử của con người
được ghi nhận, nhưng xã hội học như là một bộ môn khoa học chỉ phát triển
từ thế kỷ 19 và 20. Những giải thích của các nhà triết học Hi lạp và La Mã
trước đây về con người và xã hội chủ yếu dựa vào những giả định mơ hồ
không kiểm chứng được về bản chất của con người và không giải thích được
một cách hệ thống cơ cấu và vận hành của xã hội. Nhưng những khám phá
khoa học vào thế kỷ 17 đưa đến ý tưởng về sự tiến bộ, đối lập với những ý
tưởng trước đây cho rằng con người lệ thuộc vào sự an bài của thượng đế.

Điển hình cho việc giải thích sự phát triển của tư tưởng con người trong
khi lãnh hội thế giới là quan điểm của A. Comte về “định luật ba giai đoạn”
(law of the three stages). Theo ông tư tưởng con người đã tiến hóa qua ba
giai đoạn: giai đoạn thần học (theological stage) là giai đoạn con người quan
niệm xã hội là sự phản ánh của các lực lượng siêu tự nhiên, con người tin
tưởng vào sự an bài của thượng đế. Giai đoạn này đã kéo dài đến thời Trung
cổ. Giai đoạn siêu hình học (metaphysical stage) được đánh dấu khi con


người dùng khái niệm “bản chất” để giải thích các sự kiện nhân văn và xã hội
(như quan niệm của Nho giáo “Nhân chi sơ tính bản thiện”, hay quan niệm
“con người là chó sói của con người” của Hobbes sau này). Cả hai giai đoạn
này không giải thích xã hội bằng chính xã hội mà bằng những yếu tố ngoại lai.
Và cuối cùng, giai đoạn khoa học (scientific stage), khởi đầu cách đây vài thế
kỷ, cho rằng thế giới vật chất và xã hội tuân theo những quy luật khách quan
mà con người có thể khám phá được và khoa học là con đường duy nhất giúp
con người khám phá ra những quy luật này. Đó chính là quan điểm duy
nghiệm (empiricism).
Đồng thời vào thế kỷ 18, các cuộc cách mạng khoa học kỹ thuật và
chính trị ở châu Âu và Bắc Mỹ đã thay đổi toàn diện xã hội và đem lại những
viễn tưởng mới cho đời sống xã hội của con người. Từ một lối sống chủ yếu
dựa trên nông thôn, nông nghiệp, và thủ công con người đã chuyển sang một
nếp sống đô thị, công nghiệp. Tuy nhiên lối sống mới cũng mang tính nghịch
lý: một mặt gia tăng năng suất lao động, đem lại một lối sống đa dạng, nhưng
mặt khác phá vỡ xã hội cổ truyền, đem lại những vấn đề xã hội mới như thất
nghiệp, nghèo đói, ô nhiễm.
Từ những ý tưởng chớm nở trong thời kỳ trên đã nảy sinh ý định xây
dựng một khoa học về xã hội con người. Đó là xã hội học. Bộ môn này đã
phát triển ở châu Âu vào thế kỷ 19, đã phát triển rất sớm ở Pháp và ở Đức, và
sau đó ở Anh, ở Mỹ.

Tuy nhiên, xã hội học với tư cách là một ngành khoa học độc lập chỉ
phát triển mạnh từ sau thế chiến thứ hai. Chúng ta có thể nêu lên một số
nhân tố ảnh hưởng đến quá trình phát triển này:
− Những thảm họa của chiến tranh do chủ nghĩa phát xít gây nên làm
con người ý thức hơn việc nghiên cứu sự vận hành của xã hội; đồng thời
những tiến bộ khoa học cũng đem lại cho con người những vấn đề xã hội
mới: sự bùng nổ dân số, nghèo đói, tội ác, thất nghiệp…


− Trong việc giải quyết những vấn đề xã hội, cải tạo xã hội, con người
thấy cần thiết phải có kiến thức về xã hội. Phải nghiên cứu sâu xa xã hội mới
có thể biến đổi chúng.
– Cuộc cách mạng thông tin đại chúng đã đem lại nhiều hiểu biết hơn
về các hiện tượng xã hội, các lối sống, các nền văn hóa khác nhau.
− Trong mọi vấn đề của xã hội, trong mọi lãnh vực hoạt động, càng
ngày càng đòi hỏi những kiến thức về con người, về xã hội, bởi lẽ các vấn đề
xã hội nếu chỉ được giải quyết thuần túy dưới góc độ kỹ thuật hay góc độ kinh
tế đều không đem lại kết quả mong muốn.
Trong suốt cả giai đoạn hình thành và cả trong giai đoạn hiện nay,
những tư tưởng, ý kiến, lối tiếp cận của các nhà xã hội học tiền phong vẫn
chiếm một vị trí quan trọng, vì họ đã đặt ra những vấn đề mà các xã hội công
nghiệp phải đối phó, phải giải quyết.
Auguste Comte (1798–1857):
Cũng như những nhà triết học xã hội khác vào thời ông ta, A. Comte
chịu ảnh hưởng sâu xa khoa vật lý học. Ông chia xã hội học thành hai bộ
phận tương ứng với hai ngành vật lý. “Tĩnh học xã hội” – bộ môn này chú
trọng nghiên cứu sự ổn định và trật tự xã hội và vấn đề tại sao xã hội liên kết
được với nhau. Bộ môn “Động thái xã hội” nghiên cứu những vấn đề về biến
chuyển và bất ổn định xã hội. Cũng như khoa vật lý muốn tìm hiểu những quy
luật của sự chuyển động, bộ môn xã hội học cũng phải nghiên cứu tìm ra

những quy luật của biến chuyển xã hội. Tìm kiếm những quy luật xã hội là mối
quan tâm hàng đầu của các nhà xã hội học tiền phong.
A. Comte cũng đã phát triển khái niệm thực nghiệm (positivism) – có
nghĩa là áp dụng những phương pháp khoa học để tìm hiểu xã hội và biến
chuyển của nó. Áp dụng khái niệm này vào việc tìm hiểu các xã hội hiện đại,
Comte nhấn mạnh rằng xã hội học phải dựa trên sự quan sát cẩn thận, phải
thường xuyên đưa vào các phương pháp thống kê. Nhưng đồng thời ông ta
cũng thừa nhận rằng có lẽ xã hội học ít tính cách thực nghiệm hơn do những


khó khăn về mặt thực tế, về mặt đạo đức khi phải can thiệp vào đời sống của
con người.
Một phương pháp khác được sử dụng bởi những nhà xã hội học thực
nghiệm đó là phương pháp đối chiếu. Khi sử dụng phương pháp này các nhà
xã hội học có thể so sánh cách thức theo đó các xã hội khác nhau được tổ
chức như thế nào và cũng có thể so sánh các xã hội sơ khai với các xã hội
hiện đại. Phương pháp này cho ta nhiều kết quả lý thú, nhưng đồng thời cũng
chỉ có tính cách tương đối, bởi lẽ mỗi xã hội đều mang tính đặc thù trong
không gian và thời gian. Đối với Comte, các khả năng để so sánh các xã hội
và các nền văn minh khác nhau xem ra hầu như là vô hạn. Tóm lại, ý tưởng
đóng góp độc đáo của A. Comte là sự cần thiết của một bộ môn khoa học mới
về tổ chức và lịch sử xã hội con người, đó là xã hội học.
Herbert Spencer (1820–1903):
Một khuôn mặt điển hình khác của xã hội học vào thời kỳ đó là H.
Spencer, ông đã dùng lý thuyết tiến hóa để giải thích biến chuyển xã hội. Các
công trình của Spencer về xã hội đã thu hút được sự chú ý quan trọng của
giới trí thức vào cuối thế kỷ 19. Khác với Comte, Spencer cho rằng các xã hội
không nhất thiết phải trải qua các giai đoạn phát triển, thay vào đó ông đặt
câu hỏi tại sao biến chuyển xã hội đã xảy ra. Biến chuyển xã hội đã xảy ra bởi
vì các thành viên trong xã hội phải thích ứng với các biến chuyển trong môi

trường họ đang sống, có thể là những biến chuyển trong môi trường thiên
nhiên hoặc trong môi trường xã hội như sự gia tăng dân số, hoặc do những
phương pháp sản xuất thực phẩm tốt hơn đã được tạo ra. Trong khi phát triển
lý thuyết về tiến hóa xã hội, Spencer đã vay mượn những ý tưởng của C.
Darwin, do đó lý thuyết của ông còn được gọi là lý thuyết Darwin xã hội
(social darwinism).
Karl Marx (1818–1883):
Ngược lại với Comte và Spencer, K. Marx tập trung nghiên cứu vai trò
của mâu thuẫn trong biến chuyển xã hội. Ông cho rằng những hình thái xã hội
mới được hình thành từ mâu thuẫn và xung đột trong các hình thái cũ. Marx


đã phê bình gắt gao chủ nghĩa tư bản và tiên đoán nó sẽ bị thay thế bởi chủ
nghĩa xã hội. Không có một nhà xã hội học tiền phong nào đã có ảnh hưởng
sâu rộng trên bộ môn khoa học mới này như là K. Marx. Nhưng Marx không
tự gọi mình là nhà xã hội học. Đúng hơn ông nghĩ mình trước hết là một nhà
triết học và sau đó là nhà kinh tế chính trị học. Ông thừa nhận đã bàn đến
những vấn đề xã hội học, nhưng những công trình của ông còn bao trùm lên
nhiều lãnh vực khác như triết học, kinh tế học, lý thuyết chính trị và sử học.
Marx được xem là một trong những nhà sáng lập bộ môn xã hội học
đương đại là do lý thuyết về biến chuyển xã hội và sự phân tích của ông về
mâu thuẫn xã hội. Nhưng khác với những nhà xã hội học cùng thời, Marx
không dựa trên những sự tương đồng với khoa vật lý và khoa sinh vật. Lý
thuyết của ông về biến chuyển xã hội có tính chất xã hội học vì nó dựa trên
những xung đột giữa những giai cấp lớn trong xã hội; nó đã không đề cập đến
những biến cố riêng biệt nào hoặc những cá nhân lãnh tụ đặc biệt nào.
Những vấn đề trung tâm Marx nghiên cứu là tại sao các cuộc cách mạng lại
xảy ra và đặc biệt tại sao chủ nghĩa tư bản đã thay thế một hình thái của tổ
chức xã hội trước đó là chế độ phong kiến, thông qua các cuộc cách mạng
vào thế kỷ 18.

Marx cho rằng quyền sở hữu tư liệu sản xuất đã đem lại sự bất bình
đẳng về kinh tế và chính trị. Mặc dù thừa nhận tính sáng tạo của lực lượng
sản xuất trong chủ nghĩa tư bản, ông cho rằng giai cấp công nhân đã bị bóc
lột bởi giai cấp tư sản là những người sở hữu tư liệu sản xuất. Giai cấp công
nhân sẽ nhận thức được thực trạng của mình và đấu tranh xây dựng một xã
hội mới, xã hội xã hội chủ nghĩa.
Lý thuyết của Marx luôn hữu ích đối với những nhà xã hội học khi phân
tích vai trò của mâu thuẫn trong biến chuyển xã hội. Và ước mơ về bình đẳng,
về công bằng xã hội luôn là suy nghĩ của những nhà xã hội học chân chính.
Max Weber (1864–1920):
Một nhà xã hội học tiền phong khác là Max Weber. Ông đã tìm cách mô
tả những nét cơ bản của các xã hội mới phát sinh từ những cuộc cách mạng


chính trị và xã hội từ thế kỷ 18 là 19. Weber nghiên cứu những điều kiện hình
thành nên những lối ứng xử kinh tế và chính trị có tính cách “duy lý” (rational)
xuất hiện trong xã hội. Những nghiên cứu của ông đã ảnh hưởng đến bản
chất và hướng đi của xã hội học hiện đại.
Có lẽ không một nhà sáng lập xã hội học nào chịu ảnh hưởng sâu đậm
các lý thuyết mác–xít về xung đột và biến chuyển xã hội như là Max Weber.
Weber thường dùng những ví dụ rút từ lịch sử các xã hội trên khắp thế giới.
Max Weber là một nhà xã hội học lớn, các công trình của ông bao trùm nhiều
khía cạnh, ông nghiên cứu về các tôn giáo trên thế giới, về tổ chức thư lại
(bureaucracy) của nhiều xã hội khác nhau, bản chất của các thành thị, sự
hình thành của chủ nghĩa tư bản, các loại hình khác nhau của tổ chức chính
trị, vai trò của các lãnh tụ trong các biến chuyển xã hội và tương quan của các
tổ chức kinh tế đối với các biến chuyển xã hội. Weber sử dụng các dữ kiện
lịch sử để trả lời cho vấn đề chính yếu ông đưa ra: với những điều kiện nào
các ứng xử chính trị và kinh tế có tính cách duy lý đã xuất hiện trong các xã
hội khác nhau. Khi nói đến ứng xử duy lý Weber muốn ám chỉ các hành động

dựa trên sự tính toán, được đánh giá theo những tiêu chuẩn khách quan,
nghĩa là đối lập với các niềm tin, các giá trị dựa trên truyền thống… Điều này
không có nghĩa là Weber không đánh giá cao tầm quan trọng của tôn giáo
trong xã hội hoặc ông không biết đến giá trị của truyền thống. Ông chỉ đơn
giản nêu lên nhận định, xã hội nào đang tìm cách áp dụng tính duy lý vào
khoa học, vào kinh doanh, vào chính trị và đặc biệt vào luật học – đều đang
trở thành những xã hội hùng cường hơn trên sân khấu thế giới. Đối với
Weber sự bành trướng của tính duy lý này trong ứng xử của các cá nhân
trong đời sống hằng ngày là nét đặc trưng của các xã hội hiện đại. Một trong
các tác phẩm quan trọng của Max Weber là “Đạo Đức Tin Lành và Tinh Thần
Của Chủ Nghĩa Tư Bản” (1904). Trong cuốn sách này, M. Weber tìm hiểu
tương quan giữa các ý tưởng tôn giáo và giai đoạn đầu phát triển của chủ
nghĩa tư bản. Ông cho thấy giáo huấn của Tin Lành đã dẫn tới việc đầu tư
hơn là tiêu thụ, sự đầu tư này đến lượt nó khuyến khích sự phát triển chủ
nghĩa tư bản tại các xã hội theo đạo Tin Lành. Như vậy, Weber chứng minh


vai trò quan trọng của tôn giáo trong việc đưa đến những thay đổi trên bình
diện kinh tế. Nhưng đồng thời ông cũng đề cập đến tính đa dạng của các
nguyên nhân (pluralité des causes) và như vậy chủ nghĩa tư bản hiện đại còn
do những nguyên nhân chính trị, kinh tế khác nữa.
Một đóng góp khác của M. Weber là phương pháp lãnh hội
(compréhension) trong xã hội học. Đối với ông, lối giải thích xã hội học phải đi
tìm hiểu ý nghĩa của các tác nhân xã hội trong các hoạt động xã hội của họ,
như ông ta đã tìm hiểu những động cơ đạo đức ở những nhà tư bản theo đạo
Calvin.
Cũng trên bình diện phương pháp luận, Max Weber đã đưa ra khái
niệm loại hình lý tưởng (ideal type) – là một sự mô tả có tính cách trừu tượng
bất cứ hiện tượng xã hội nào bằng cách nêu lên những đặc trưng cơ bản của
hiện tượng xã hội này. Nhưng việc trừu tượng hóa này phải dựa trên những

sự kiện và loại hình lý tưởng này không mang một sự phê phán giá trị.
É. Durkheim (1859–1917):
Nhưng có lẽ nhà xã hội học có ảnh hưởng nhất của thời kỳ đầu này là
É. Durkheim. É. Durkheim là nhà xã hội học đầu tiên có một địa vị trong một
đại học lớn. Có được điều này là do công trình khoa học của ông về vấn đề tự
tử. Trong nghiên cứu này ông đã vạch ra một lối tiếp cận mới cho nghiên cứu
xã hội học. Bằng việc trình bày các số liệu thống kê có thể kiểm chứng được
về tỷ suất tự tử trong các xã hội khác nhau, ông đã có thể chứng minh, có thể
tiên đoán được ở nơi đâu và khi nào có suất tự tử cao. Các nguyên nhân tâm
lý có thể có giá trị đối với trường hợp tự tử của một cá nhân nào đó, nhưng
Durkheim cho thấy rằng các biến số xã hội như là tôn giáo hay là sự dao động
về kinh tế có thể giải thích sự khác biệt về số người tự tử ở các địa phương,
các xã hội khác nhau.
Một đóng góp khác của Durkheim là quan niệm của sự kiện xã hội (fait
social). Hầu như mọi nhà xã hội học đều tin rằng vấn đề tự tử có thể được
giải thích chủ yếu bởi trạng thái tinh thần của cá nhân như sự chán nản hoặc
mặc cảm tội lỗi. Nhưng Durkheim cho thấy rằng ở một số xã hội một vài hình


thức tự tử là do áp đặt của các nhóm xã hội đối với cá nhân, ví như tục Suttee
ở Ấn Độ. Và công trình nghiên cứu của Durkheim cho thấy rằng trong các xã
hội mà tài sản cá nhân có thể tăng hay giảm một cách đột ngột, suất tự tử có
thể cao hơn các xã hội trong đó các điều kiện kinh tế ít dao động. Theo ông,
sự kiện xã hội là một sự kiện bên ngoài cá nhân, khách quan, có sức ép lên
ứng xử của cá nhân và phải có tính thực nghiệm (É. Durkheim, 1993.).
Như vậy, hai trong các nguyên tắc quan trọng mà E. Durkheim đòi hỏi
khi phân tích sự kiện xã hội là phải xem sự kiện xã hội khách quan: “Phải xử
lý các sự kiện xã hội như những đồ vật” và “cái xã hội phải được giải thích
bằng cái xã hội”.
Nhãn quan xã hội học của Durkeim nhấn mạnh việc nghiên cứu các cơ

cấu xã hội và sự vận hành của chúng. Suốt cuộc đời con người tham gia vào
nhiều loại “hình cơ cấu xã hội khác nhau như: gia đình, học đường, quân đội,
xí nghiệp, nghiệp đoàn, giáo hội, đảng phái… Lối ứng xử của chúng ta với tư
cách là những cá nhân thường được giải thích rõ hơn bằng cách qui chiếu
vào các vai trò, vị trí của chúng ta trong tổ chức và khi tìm hiểu chức năng các
cơ cấu này. Và cũng theo ông ta, sự cố kết trong xã hội là do sự hội nhập
(intégration) của những cá nhân và do sự tồn tại của một nền đạo đức được
xây dựng một cách hợp lý dựa trên những giá trị tập thể.
Như vậy, các nhà sáng lập của bộ môn xã hội học hiện đại có khuynh
hướng tư duy ở cấp độ vĩ mô. Các công trình của họ thường đề cập đến các
xã hội tổng thể và cho thấy các đặc điểm của các xã hội đó ảnh hưởng thế
nào tới ứng xử của con người và biến chuyển xã hội.

III. SỰ HÌNH THÀNH KHOA HỌC XÃ HỘI HỌC ĐƯƠNG ĐẠI VÀ CÁC
LÝ THUYẾT CỦA NÓ
Xã hội học phát sinh từ châu Âu nhưng vào những năm đầu thế kỷ 20,
bộ môn này tìm thấy ở Bắc Mỹ đặc biệt là ở Hoa Kỳ – một mảnh đất màu mỡ
để phát triển. Ở đây, trước hết, sức ép của nhu cầu cần những thông tin thực
nghiệm liên quan đến điều kiện xã hội đang biến đổi cực kỳ nhanh chóng do


quá trình công nghiệp hóa, nền đạo đức Tin lành với tinh thần duy lý hóa, chủ
nghĩa thực dụng với tiêu chuẩn hiệu năng hàng đầu, các môi trường đại học
cởi mở và canh tân…đã thúc đẩy tiến hành nhiều cuộc nghiên cứu xã hội học
có tính chất thực nghiệm và cũng đã hình thành nhiều trường phái xã hội học.
Ta có thể kể đến hai trường phái riêng biệt xuất hiện trong các đại học Mỹ vào
những năm trước thế chiến thứ II: trường phái Chicago sử dụng các phương
pháp nghiên cứu dựa sự quan sát, nghiên cứu thực địa, đặc biệt chú trọng
nghiên cứu tương quan giữa cá nhân và xã hội, do giả định rằng trật tự xã hội
là kết quả của một quá trình tương tác xã hội phức tạp giữa những cá nhân.

H. Blumer đã gọi quan điểm này là “tương tác biểu tượng”. Trong khi đại bộ
phận các đại học ở miền Đông như Harvard, Colombia quan tâm đến những
nghiên cứu xã hội ở cấp độ trung mô và vĩ mô, như T. Parsons với lý thuyết
chức năng của ông ta đã ảnh hưởng sâu sắc xã hội học Bắc Mỹ cho đến
những năm sau thế chiến thứ hai.
Sau thế chiến thứ II và mãi đến những năm của thập niên 90, xã hội
học càng phát triển với nhiều lý thuyết, nhiều trường phái đa dạng:
– Xã hội học ở Mỹ (và nói chung xã hội học anglo–saxon) với các lý
thuyết như: xã hội học phê phán của Alvin Gouldner, của R. W. Friedrichs, của
C. W. Mills; các biến thể của lý thuyết tương tác biểu tượng với các tác giả E.
Goffman, H. S.Becker, A. Strauss, H. Garfinkel; lý thuyết “gán nhãn” (théorie
de létiquage) với E. Lemert, de J. Gusfield, H.S. Becker; lý thuyết đóng kịch
với nhà xã hội học Canada Goffman, Glaser, Strauss; trào lưu phương pháp
luận dân tộc học (ethnomethodology) với Garfinkel, Cicourel, Sudnow…; lý
thuyết xã hội học lịch sử đổi mới với N. Elias, Tilly, Wallerstein, C. Geertz, R.
Bellah, Anderson…
– Xã hội học Pháp hồi sinh với “tứ trụ” nổi tiếng: P. Bourdieu với lý
thuyết cơ cấu phái sinh (structurahsme génétique) A. Tourain với lý thuyết
hành động (actionnalisme); M. Crozier với mô hình chiến lược (modèle
stratégique); R. Boudon với lý thuyết cá nhân phương pháp luận
(individualisme méthodoiogique)…


- Xã hội học Đức vẫn với các truyền thống duy nghiệm, mác–xít và hiện
tượng luận, nhưng cũng nổi bật lên các khuôn mặt mới tiếng tăm như
J.Habermas, N. Luhmann…
− Xã hội học mác–xít không chỉ có ảnh hưởng ở Đông âu mà còn tác
động mạnh mẽ xã hội học tại Đức, Pháp, Ý, châu Mỹ Latinh…
Xã hội học cổ điển và xã hội học đương đại đa dạng như vậy, nhưng để
có một cái nhìn hệ thống, ta tạm phân ra các ranh giới như sau, dựa trên các

nguyên lý, các cấp độ nghiên cứu và nội dung nghiên cứu xã hội học.
1. Dựa trên những nguyên lý nghiên cứu ta có thể phân ra các
khuynh hướng:
Khuynh hướng duy khách thể (objectiviste): những nhà xã hội học
thuộc khuynh hướng này xem các sự kiện xã hội; các hiện tượng tập thể là ở
bên ngoài cá nhân. Do đó ta có thể nghiên cứu chúng một cách khách quan
như nghiên cứu các sự vật và không quan tâm đến những động cơ cá nhân.
Như trường hợp É. Durkheim khi ông nghiên cứu hiện tương tự tử ông đã
không đề cập đến những động cơ cá nhân.
Trái lại, những nhà xã hội học khác, như M. Weber, lại nghiên cứu hiện
tượng xã hội từ những ý nghĩa mà cá nhân gán cho những hiện tượng này.
Lối tiếp cận này được gọi là duy chủ thể (subjectiviste). Bằng lối tiếp cận lãnh
hội (compréhension) M. Weber đã giúp hiểu được sự phát triển của chủ nghĩa
tư bản vào thế kỷ 16 một phần phát xuất từ những nguyên tắc đạo lý chi phối
cuộc sống của các nhà tư bản chủ nghĩa theo đạo Calvin vào thời bấy giờ.
Cũng có một số nhà nghiên cứu cố gắng phối hợp trong nghiên cứu
của mình cả hai lối tiếp cận trên, như P. Boudieu ở Pháp hay A. Giddens ở
Anh. Nhà xã hội học Pháp P. Bourdieu khi nghiên cứu về sự phân bố sinh
viên theo học các đại học ở Pháp, ông đã dựa trên những dữ kiện định lượng
để cho thấy rằng những sinh viên thuộc các tầng lớp xã hội bên dưới thường
theo các phân khoa không được đánh giá cao ở đại học, nhưng đồng thời các


sinh viên này qua việc học tập cũng cảm thấy một sự thành đạt cá nhân, và tự
nhận thấy đang đi theo một “sứ mệnh” cao cả.
2. Dựa trên cấp độ nghiên cứu, có thể phân biệt ba cấp độ nghiên
cứu trong xã hội học như sau:
Xét về mức độ phức tạp, các nhà xã hội học nghiên cứu các hành vi xã
hội dưới ba cấp độ khác nhau. Xã hội học vi mô (micro sociology) quan tâm
đến các hành vi xảy ra ở cấp độ cá nhân và trong các nhóm nhỏ. Điều này có

nghĩa xã hội học nghiên cứu những khuôn mẫu tương tác giữa một số ít
người. Đây là xu hướng nghiên cứu của các nhà xã hội học như E.Goffman,
G. H. Mead, H. Becker, các nhà xã hội học thuộc lý thuyết tương tác, thuộc
trường phái Chicago… Xã hội học ở mức độ trung mô (middle level) quan tâm
đến việc nghiên cứu các cơ cấu xã hội xem chúng ảnh hưởng thế nào đến
cuộc sống của những con người đang tham gia các cơ cấu xã hội này như
thế nào. Các nhà xã hội học ở đại học Colombia Mỹ như P. Lazarfeld, R.
Merton thường tiến hành những cuộc nghiên cứu trên các dữ kiện định lượng
được thâu thập ở cấp độ quốc gia, họ không quan tâm đưa ra một khung khổ
lý thuyết để quy chiếu, và cũng không muốn đi đến những kết luận có tầm
khái quát. Xã hội học vĩ mô (macro sociology) cố gắng giải thích các quá trình
xã hội ảnh hưởng thế nào đến dân cư, đến các giai cấp xã hội và đôi khi đến
cả toàn thể xã hội. Ví như những cuộc nghiên cứu xem việc chuyển đổi từ
những ngành công nghiệp nặng sang những ngành công nghiệp kỹ thuật cao
đã ảnh hưởng thế nào đến đời sống của công nhân hay như cuộc nghiên cứu
xem những tình cảm dân tộc của thời kỳ sau thế chiến thứ nhất đã làm nảy
sinh chủ nghĩa phát xít như thế nào. Các nhà xã hội học theo xu hướng này
thường đặt vấn đề nghiên cứu trong khung khổ xã hội bao quát, xem đó như
là một hệ thống trừu tượng bao gồm những thành tố có quan hệ lệ thuộc
nhau. Và chính trong tương quan với các khung lý thuyết phân tích trên mà ta
tiến hành nghiên cứu ý nghĩa của hiện tượng đang được quan sát. Đó là
khuynh hướng nghiên cứu của T. Parsons và của bộ môn xã hội học tại đại
học Harvard Mỹ và nói chung khuynh hướng xã hội học Pháp, Đức.


3. Dựa trên lối nhìn về xã hội, các chủ đề và nội dung nghiên cứu có
thể phân ra khuynh hướng nghiên cứu về sự hội nhập xã hội (mô hình lý
thuyết cơ cấu–chức năng), về sự bất bình đẳng, sự thống trị trong xã hội (mô
hình lý thuyết mâu thuẫn xã hội) và về mối quan hệ xã hội tác động qua lại
(mô hình lý thuyết tương tác biểu tượng).

Theo thuật ngữ của nhà xã hội học Kuhn, trong khi tìm hiểu xã hội các
nhà xã hội học bị hướng dẫn bởi một hay nhiều “lộ trình”, hay mô hình lý
thuyết (theoretical paradigm). Mô hình lý thuyết là một hình ảnh căn bản về xã
hội, nó điều hướng suy nghĩ và nghiên cứu của nhà nghiên cứu.
+ Mô hình lý thuyết tương tác biểu tượng (Symbolic interactionist
paradigm):
Mô hình lý thuyết này chịu ảnh hưởng sâu đậm lý thuyết hành động xã
hội của M. Weber. Nhà xã hội học người Đức này nhấn mạnh nhu cầu phải
thấu hiểu hiện tượng xã hội từ quan điểm của những người trong cuộc. Như
đã đề cập, ông nhấn mạnh vai trò của ý nghĩa mà con người gán cho sự vật,
của tư tưởng và của cách con người suy nghĩ quan niệm về xã hội.
Chịu ảnh hưởng của M. Weber, trường phái Chicago như chúng ta đã
đề cập – chú trọng nghiên cứu những mối quan hệ tâm lý–xã hội. Mô hình lý
thuyết này quan tâm nghiên cứu xem đời sống trong các nhóm xã hội chi phối
thế nào nhận thức và ứng xử của con người. Ví như công trình nghiên cứu
của G.H Mead và F. Znaniecki The Polish peasants in Poland and America
(1927). Trong công trình này các ông nghiên cứu xem những lối ứng xử của
người nông dân Balan khi đến định cư ở Mỹ và với thời gian tại sao đã thay
đổi và thay đổi như thế nào. Các ông tìm hiểu việc thích ứng với đời sống đô
thị đã tạo nên những mô thức ứng xử thế nào nơi người nông dân Balan.
Cuộc nghiên cứu của hai ông cho thấy rằng môi trường của người di dân
càng bị xáo trộn, càng vô trật tự (do ảnh hưởng của việc nhập cư, do thất bại
trong việc thích ứng với những điều kiện mới), thì xem ra có nhiều khả năng
cá nhân những người di dân càng có những hành vi mang tính chất chống lại
xã hội.


Một quan điểm nghiên cứu khác của trường phái Chicago này là quan
điểm tương tác biểu tượng (symbolic interactionism), nghiên cứu xem cơ cấu
xã hội hiện nay được hình thành như thế nào trong quá trình tác động hỗ

tương của con người. Hai tác giả điển hình của mô hình lý thuyết này là G. H.
Mead (1863–1931) và E. Goffman. Mead chú trọng mối quan hệ giữa cá nhân
và xã hội, ông cho rằng cái tôi (self) là sản phẩm của tương tác xã hội. Và
chính thông qua những tương tác này mà các cơ cấu xã hội lớn hơn được
hình thành. Ví như, trường học thường có một số qui tắc thành văn và bất
thành văn, chính thức và phi chính thức mà mọi học sinh sẽ học hỏi hay kinh
nghiệm thấy khi trao đổi, khi tương tác với những học sinh các lớp trên. Và
chính qua các tương tác này mà các quy tắc của tổ chức được “xây dựng” và
thay đổi. Việc nghiên cứu quá trình này được gọi là lối tiếp cận tương tác biểu
tượng. Goffman áp đụng lối tiếp cận này trong việc nghiên cứu sự tương tác
trong đời sống hằng ngày, như việc chào hỏi, nghiên cứu đời sống trong các
viện cứu tế, các lối ứng xử trên đường phố, tại những nơi công cộng.
Trên cơ sở của lý thuyết này đã hình thành một số lối tiếp cận khác như
phân tích tâm kịch (dramaturgical analsis) của E. Goffman (1922–82), phân
tích trao đổi xã hội (social exchange analysis) của G. Homans và P. Blau.
Mô hình lý thuyết này cho phép chúng ta nhìn xã hội một cách cụ thể
hơn, không còn bị chi phối bởi những cơ cấu xã hội trừu tượng. Và xã hội là
một tổng hòa các mối tương tác xã hội của cá nhân. Tuy nhiên nếu chỉ chú
trọng các mối tương tác cụ thể thường ngày, có nguy cơ sẽ bỏ qua ảnh
hưởng của những cơ cấu xã hội lớn hơn như các yếu tố văn hóa, chủng tộc,
giai cấp, giới tính…
+ Mô hình lý thuyết cơ cấu chức năng (Structuro– functionalist
paradigm):
Những người tiên phong trong mô hình lý thuyết này là H. Spencer và
É. Durkheim. Durkheim cho rằng mỗi yếu tố của xã hội giữ vai trò của một bộ
phận trong việc giúp xã hội tồn tại, ví như tôn giáo giúp cho việc hội nhập xã
hội. Sau này, ở Mỹ, Talcott Parsons (1902–1979) tiếp tục tư tưởng của


Spencer và của Durkheim. Ở các đại học Colombia, Harward và Yale, các nhà

xã hội học đầu đàn quan tâm trước tiên đến những cấu trúc xã hội ở cấp độ vĩ
mô. Mô hình lý thuyết cơ cấu– chức năng do họ đề xướng nghiên cứu xã hội
vận hành như thế nào để thực hiện các chức năng cơ bản trong đời sống con
người.
Mô hình lý thuyết này quan niệm xã hội là một hệ thống có nhiều bộ
phận khác nhau, chúng liên kết với nhau nhằm đưa đến cố kết xã hội và ổn
định xã hội. Mô hình lý thuyết này dựa trên hai tiền đề:
a) trước hết nó giả định xã hội bao gồm những cơ cấu xã hội, thường
được định nghĩa như là những khuôn mẫu hành vi khá ổn định. Những cơ
cấu xã hội quan trọng nhất là những bộ phận chính yếu của xã hội, đó là gia
đình, hệ thống chính trị, hệ thống kinh tế và những định chế văn hóa (giải trí,
nghệ thuật tôn giáo…);
b) thứ đến, mỗi yếu tố của cơ cấu xã hội phải được hiểu dưới góc độ
chức năng xã hội, xét như là các kết quả của sự vận hành xã hội với tính
cách là một toàn thể. Như vậy mỗi bộ phận xã hội có một hay nhiều chức
năng để xã hội tồn tại.
Một nhà xã hội học Mỹ khác có nhiều đóng góp cho mô hình lý thuyết
này là R.K. Merton, học trò của T. Parsons. ông bổ túc thêm, bất cứ một bộ
phận nào của xã hội cũng có hơn một chức năng và có những chức năng dễ
được nhận ra hơn những chức năng khác. Vì vậy, ông phân biệt hai loại chức
năng: chức năng công khai (manifest) và chức năng tiềm ẩn (latent). Chức
năng công khai là chức năng mà mọi thành viên trong xã hội đều biết, trong
khi chức năng tiềm ẩn là những kết quả không được nhận biết, không ý thức
được. Thí dụ, xe ôtô là một phương tiện để đi lại, nhưng nó cũng có những
chức năng tiềm ẩn: khi buồn người ta lái xe đi chơi, trong xã hội Mỹ, nó củng
cố giá trị của người Mỹ về sự độc lập của cá nhân, nó cũng có thể là biểu
tượng của địa vị xã hội. Mô hình lý thuyết này còn có xu hướng cho rằng mọi
kết cấu xã hội đều có ích đối với mọi xã hội. Nhưng Merton cho rằng không
phải mọi yếu tố của kết cấu xã hội đều thực sự cần thiết, mà đôi lúc nó phản



chức năng (dysfunctionnal) – nghĩa là nó có thể gây những kết quả bất lợi cho
sự vận hành của xã hội. Ví như xe hơi có thể gây ô nhiễm. Hay lòng yêu
nước có chức năng gây đoàn kết trong một quốc gia, nhưng cũng có thể đẩy
một quốc gia vào một cuộc chiến tranh hủy diệt và tốn kém (ví như trường
hợp của Irak trong cuộc chiến tranh vùng Vịnh). Theo mô hình lý thuyết này,
những khuôn mẫu xã hội có tính phản chức năng có thể thay đổi với thời
gian. Do ô nhiễm, người ta phải cải tiến xe hơi để bớt thải khí độc hại.
Mô hình lý thuyết cơ cấu–chức năng là một mô hình lý thuyết lớn trong
xã hội học, nét nổi bật nhất của mô hình này cho ta một cái nhìn về xã hội
như là một toàn thể trật tự, ổn định và dễ hiểu. Từ những năm 1960 mô hình
lý thuyết này được sử dụng rộng rãi trong xã hội học, nhưng trong những thập
kỷ vừa qua nó bị phê phán gắt gao. Tại sao có thể giả định xã hội có một trật
tự “tự nhiên”, trong khi các khuôn mẫu xã hội thay đổi theo không gian và thời
gian. Mô hình này phản ánh một ý thức hệ bảo thủ, biện minh cho hiện trạng
khi quan niệm rằng mọi kết cấu xã hội đều hữu ích. Nó cũng đề cao thái quá
sự thống nhất xã hội, hội nhập xã hội và như vậy đã giảm thiểu những khác
biệt do các yếu tố bất bình đẳng như giai cấp, chủng tộc, giới tính… Thêm
vào đó nó nhấn mạnh sự ổn định xã hội nên đã không giải thích được những
xung đột xã hội hoặc biến chuyển xã hội.
+ Mô hình lý thuyết mâu thuẫn xã hội (social-conflict paradigm):
Từ sau thế chiến thứ II, mô hình lý thuyết chức năng bị đặt thành vấn
đề và cũng từ đó người ta tìm đến mô hình lý thuyết mâu thuẫn xã hội
(social–conflict paradigm), nhấn mạnh đến vai trò của xung đột và quyền lực
trong việc giải thích không chỉ chuyển biến xã hội mà cả tính liên kết của xã
hội.
Mô hình lý thuyết này quan niệm rằng xã hội là một hệ thống có những
bất bình đẳng xã hội và xung đột, chúng tạo nên những chuyển biến xã hội.
Trong khi mô hình lý thuyết cơ cấu–chức năng xem xã hội như là một hệ
thống giản đơn, liên kết, hội nhập với nhau và như vậy coi nhẹ những hậu

quả do bất bình đẳng xã hội gây ra, thì ngược lại mô hình lý thuyết mâu thuẫn


mô tả xã hội như một thực thể bị phân chia bởi những bất bình đẳng xã hội
liên quan đến giai cấp, chủng tộc, giới tính, tuổi tác… Mô hình này xem những
khuôn mẫu của bất bình đẳng là hệ luận của sự phân phối không đồng đều
cho các tầng lớp dân cư khác nhau các tài nguyên trong xã hội như tiền tài,
quyền lực, giáo dục, uy tín xã hội…
Trong khi mô hình cơ cấu–chức năng thừa nhận có những yếu tố phản
chức năng cho toàn xã hội, thì mô hình mâu thuẫn nhấn mạnh rằng có những
yếu tố hữu ích cho một số người thì lại phản chức năng đối với một số người
khác. Ví dụ, hệ thống trường dự bị đại học ở Mỹ chỉ có ích lợi cho con em
thuộc tầng lớp trên. Hay như hệ thống kiểm định “khả năng đại học” chỉ dễ
hiểu đối với các học sinh da trắng, con em những gia đình khá giả, và ngay
đối với những học sinh thông minh thuộc các tầng lớp khác thì hệ thống kiểm
định này rất mông lung, mơ hồ.
Trước bất kỳ vấn đề gì, mô hình lý thuyết mâu thuẫn thường đặt các
câu hỏi như: thành phần xã hội nào hưởng lợi, thành phần nào bị thiệt hại
trước biện pháp, trước vấn đề trên. Mô hình lý thuyết này xem xã hội như một
đấu trường tranh giành quyền lợi giữa các thành phần xã hội khác nhau. Hơn
thế nữa, các thành phần thống trị – ví như người giàu, nam giới, dân tộc chủ
thể – thưởng cố gắng bảo vệ quyền lợi của họ bằng cách duy trì nguyên
trạng.
Một số nhà xã hội học sử dụng mô hình lý thuyết này không chỉ nhằm
giải thích các hiện tượng xã hội mà còn nhằm biến đổi xã hội cho công bằng
hơn (Macionis, 1997).
Thật ra, không mô hình lý thuyết nào độc lập với các mô hình lý thuyết
khác, bởi lẽ mỗi mô hình lý thuyết nhấn mạnh các vấn đề khác nhau, và quan
sát những góc độ khác nhau của đời sống xã hội. Chúng ta cần kết hợp các
mô hình lý thuyết này và việc kết hợp này gia tăng khả năng thông hiểu và

giải thích các khía cạnh đa dạng của xã hội con người.
Để đơn giản hóa, chúng ta tạm đưa ra những nét chính yếu nhất trong
ba mô hình lý thuyết nói trên.


Bảng tóm tắt ba mô hình lý thuyết chính trong nghiên cứu xã hội học

hình lý
thuyết
1.

Cấp

Quan niệm về

Các vấn đề căn bản

độ

xã hội

nêu ra

Vi mô

Các lãnh vực
nghiên cứu sở
trường

− Xã hội là một − Con người kinh − Những vấn đề


Tương

tiến trình các nghiệm về xã hội như về gia đình; về

tác biểu

tương tác xã thế nào? Trong sự giáo dục; các loại

tượng

hội trong các tương tác con người hình
bối

cảnh

trị

liệu;

cụ đã sản sinh ra, duy truyền thông đã

thể, dựa trên trì, thay đổi các khuôn xảy ra như thế
truyền
biểu

thông mẫu xã hội như thế nào…
tượng; nào? Cá nhân nỗ lực

nhận thức của uốn nắn nhận thức về



nhân

về thực tại của kẻ khác

thực tại xã hội như thế nào? Từ tình
là khác nhau và huống này đến tình
thay đổi.

huống khác, ứng xử
của cá nhân đã thay
đổi ra làm sao?

− Là một hệ − Xã hội được hội –

2. Cơ

Trung

cấu

mô, vĩ thống các bộ nhập như thế nào? những

-Chức



năng


Nghiên

cứu

tổ

chức

phận có tương Những bộ phận chủ chính thức; việc
quan; mỗi bộ yếu của xã hội là gì? phát
phận có những Chúng tương tác với chính
hệ

quả

triển
sách

các


chức nhau như thế nào? hội; cải cách các

năng đối với sự Đâu là những hệ quả cơ cấu xã hội;
vận hành của của chúng đối với sự lượng giá các luật
xã hội như một vận hành.

lệ

mới;


nghiên

toàn thể.

cứu trong khoa
học quản lý.

3. Mâu

Vĩ mô



một

hệ − Xã hội được phân −

Nghiên

cứu


thuẫn

thống có những chia như thế nào? trong

xã hội

bất bình đẳng; Đâu là những khuôn học; các phong

có một bộ phận mẫu bất bình đẳng xã trào
hưởng lợi hơn hội chủ yếu? Tại sao nghiên

chính

cứu

trị
hội;
sự

bộ phận khác; một vài tầng lớp xã tranh giành quyền
sự

bất

bình hội cố bảo vệ quyền lực, mâu thuẫn và

đẳng sẽ đưa lợi của mình? Các biến chuyển trong
tới mâu thuẫn, thành phần khác
đưa

tới

các tổ chức.

biến

chuyển xã hội.
Ba mô hình lý thuyết trên vẫn còn là ba mô hình chủ yếu trong nghiên

cứu xã hội học. Nhưng trong hai thập niên vừa qua đã xuất hiện một số quan
điểm, lập trường mới. Những quan điểm mới này xuất phát từ các phong trào
đấu tranh nữ quyền, phong trào của những nhóm thiểu số, những dân tộc
thuộc địa, những nhóm bị gạt ra bên lề xã hội. Họ phê phán những lý thuyết
xã hội học cổ điển chỉ là tiếng nói của những người da trắng, của nam giới,
của phương Tây…Do vậy nhiều lãnh vực, vấn đề quan trọng đối với các
thành phần xã hội khác đã không được đề cập đến một cách đầy đủ, hay
được trình bày dưới những góc độ khác, đầy định kiến.

IV. CÁC LÃNH VỰC NGHIÊN CỨU CỦA XÃ HỘI HỌC
Trong quan niệm của một số nhà xã hội học Tây phương, xã hội học là
một khoa học chứ không phải là một triết học xã hội (social philosophy). Triết
học là một hệ thống các ý tưởng, các giá trị và triết học xã hội là một khoa học
qui phạm (science normative) – là một hệ thống các tư tưởng suy tư con
người phải hành động với nhau như thế nào, trong khi xã hội học nghiên cứu
con người ứng xử với nhau như thế nào, và hậu quả của những lối ứng xử
này ra sao (P.B Horton, C.L. Hunt, 1985).
Xã hội học đặt trọng tâm vào việc nghiên cứu quan hệ của con người
trong xã hội. Đặc biệt, chú trọng nghiên cứu sự hình thành các kết cấu trong


Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×