Tải bản đầy đủ (.doc) (7 trang)

skkn t ba

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (122.95 KB, 7 trang )

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM NĂM HỌC 2015 – 2016
- Tên sáng kiến kinh nghiệm: “Giải pháp hình thành nề nếp học tập cho học

sinh lớp 4”
- Tác giả: Nguyễn Thị Thu Ba, chức vụ: giáo viên dạy lớp 4
Nội dung sáng kiến kinh nghiệm
Trong sự phát triển hiện nay, vấn đề giáo dục đào tạo ngày càng trở nên vô
cùng quan trọng. Để đưa đất nước phát triển nhanh và bền vững, Đảng và Nhà
nước rất coi trọng sự nghiệp giáo dục, chăm lo đến việc trồng người vì lợi ích
trăm năm của đất nước của dân tộc. Ngành giáo dục đã tiếp tục đổi mới để nâng
cao chất lượng toàn diện nhằm đào tạo con người có đủ đức tính: đức – trí – lao thể - mỹ. Đi đôi với chất lượng – kết quả học tập, công tác xây dựng nề nếp cho
học sinh là một trong những nhiệm vụ của người giáo viên tiểu học. Thực tế, nếu
học sinh khơng có nề nếp thì việc dạy học trên lớp sẽ khơng đạt hiệu quả cao.
Tôi luôn luôn tự nhủ phải học hỏi kinh nghiệm ở đồng nghiệp thật nhiều,
học hỏi qua sách báo, tài liệu, tôi đã cố gắng rèn luyện học sinh của mình, mong
muốn được góp phần nhỏ của mình vào việc đào tạo nên những thế hệ học sinh
trở thành những con người có ích cho xã hội.
I. Thực trạng và nguyên nhân:
1.Thực trạng:
Để nề nếp tốt cho học sinh chúng ta phải làm như thế nào cho có hiệu quả?
Đây chính là điều đầu tiên mà mỗi giáo viên cần quan tâm khi nhận lớp chủ
nhiệm. Có thể nói cơng tác chủ nhiệm là một cơng tác lớn bao gồm nhiều công
việc cụ thể được triển khai hàng ngày, hàng tuần và trong suốt cả năm học.
Khi nhận lớp chủ nhiệm mỗi giáo viên cần căn cứ vào tình hình thực tế và
chỉ tiêu nhà trường giao cho để lập kế hoạch cho công tác chủ nhiệm của lớp
mình. Biết cụ thể hố các nội dung cơng việc, phân cơng nhiệm vụ cho các thành
viên trong lớp, có kế hoạch theo dõi, đôn đốc, kiểm tra để đánh giá và rút kinh
nghiệm. Qua khảo sát chất lượng đầu năm, với nhiều nguyên nhân khác nhau như


do các em vốn học đã chậm, hay quên trừ, nhân, chia và thời gian nghỉ hè các em
khơng ơn luyện, ít đọc sách, truyện ... Ngồi ra nề nếp lớp cũng cịn nhiều hạn chế
như:
- Một số em cịn có tính cá biệt.
- Ý thức học tập và thực hiện các nội quy của trường của lớp chưa cao, đi
học chưa chuyên cần, vắng khơng có lí do, thiếu lễ phép, đơi khi cịn nói tục, chửi
thề ...
1


Qua thực trạng trên, tơi tiến hành tìm hiểu đối tượng học sinh ngay từ khi
nhận lớp. Tổng số học sinh trong lớp là 26 em. Kết quả khảo sát một số nề nếp cơ
bản đầu năm của học sinh như sau:
Ý thức nề nếp trật tự kỷ luật:
Số lượng
Tỉ lệ (%)
- Xếp hàng ra, vào lớp ngay ngắn trật tự
12
46,1
- Đi học đúng giờ
15
57,7
- Đầu giờ ôn bảng nhân, chia, bài khi chưa có cơ
10
38,5
Ý thức nề nếp học tập:
Số lượng
Tỉ lệ (%)
- Giữ gìn sách vở, đồ dùng cẩn thận
10

38,4
- Biết giơ tay phát biểu
13
50
- Chú ý nghe giảng
12
46,1
Ý thức nề nếp hành vi đạo đức:
Số lượng
Tỉ lệ (%)
- Lễ phép với thầy cô giáo, ông bà..
17
65,4
- Không chửi thề nói tục
15
57,7
- Ý thức về an tồn giao thơng
11
42,3
2. Ngun nhân:
Có rất nhiều ngun nhân dẫn đến nề nếp học sinh chưa cao điển hình là do
những nguyên nhân sau:
- Đa số các em là con gia đình nơng thơn ở vùng sâu, nhiều hộ kinh tế cịn
khó khăn, bố mẹ phải đi làm suốt ngày, thiếu sự quan tâm giáo dục con em ở nhà,
gây khơng ít khó khăn cho giáo viên đứng lớp.
- Một số giáo viên đến trường chỉ quan tâm nhiều đến việc dạy, chưa thực
sự quan tâm đến việc hình thành nề nếp và tìm hiểu tình cảm cuộc sống của các
em.
- Do các em có thói quen khơng tốt ngay ở các lớp học trước mà giáo viên
chưa phát hiện uốn nắn kịp thời.

- Do tác động ảnh hưởng từ môi trường xã hội bên ngoài nhà trường.
II. Các biện pháp/giải pháp đã thực hiện:
Để các em có sự chuyển biến nề nếp học tập tốt trong từng tuần, từng tháng
và học kỳ 1 các em phải có nề nếp học tập tốt, nếp học đó phải trở thành kỹ năng
của các em, ở lớp cô không cần nhắc nhở mà các em vẫn thực hiện tốt, ở nhà tự
giác ngồi học. Cuối năm vẫn duy trì được nếp đó và tiếp cho các năm sau các em
vẫn thực hiện thật tốt.
Chính vì vậy, muốn các em có nề nếp trong học tập cũng như trong sinh
hoạt, biết ngăn nắp, gọn gàng, khoa học trong từng hoạt động, người giáo viên
phải uốn nắn, rèn ngay cho các em ngay từ khi bước chân vào ngưỡng cửa nhà
trường. Nhìn chung một số em cịn có nề nếp học tập chưa cao, ra vào lớp tự do
khi chưa có cơ giáo ... Trước thách thức như vậy, để đáp ứng yêu cầu của trường
cũng như của ngành là không ngừng nâng cao chất lượng dạy học. Vì vậy việc
tìm ra các giải pháp để giúp các em học sinh có được nề nếp tốt, có ý thức cao
2


trong học tập và rèn luyện là một việc làm hết sức cần thiết đối với một giáo viên
chủ nhiệm.
Giáo viên cần xác định rõ học lực và hoàn cảnh của từng em, đề ra yêu cầu
cụ thể, có hướng giúp đỡ học sinh cá biệt. Tuy nhiên, trong từng tiết học mục đích
của giáo viên là đảm bảo chất lượng dạy và học, học sinh thật sự học mà vui, vui
mà học, khơng khí học tập khơng căng thẳng mà sơi nổi. Cụ thể như sau:
* Hình thành nề nếp trật tự kỷ luật:
- Mới nhận học sinh từ lớp dưới lên, giáo viên cần thể hiện sự nghiêm khắc
nhưng cũng phải dịu dàng thể hiện sự yêu thương các em. Tạo sự thân mật gần
gũi giữa thầy và trò. Biết kết hợp dạy học với các trò chơi.
- Giáo viên cần cương quyết, kiên trì huấn luyện lớp trưởng (do cả lớp bầu
chọn) để tự tin làm lớp trưởng, lớp trưởng phải được cả lớp tin tưởng, phải học
giỏi chăm ngoan và ln hồn thành tốt trong cơng việc mà cơ giáo giao.

Ví dụ:
+ Khi vào đầu buổi học lớp trưởng biết cách tự quản, điều động các bạn tự
lấy sách vở để ôn bài hoặc học bảng nhân, chia sao cho lớp thật trật tự khi chưa có
giáo viên vào lớp.
+ Trong lớp có bạn đi học trễ giáo viên nên nhắc ngay cho lớp trưởng nhắc
bạn đi học đúng giờ nhưng lời nói nhẹ nhàng mà thiết phục. Học sinh xếp hàng ra
vào lớp lớp trưởng điều động sao cho các bạn xếp hàng thẳng, nhanh và trật tự.
- Cuối tuần giáo viên sinh hoạt lớp để cả lớp cùng nhận xét, phát huy tuyên
dương các bạn tốt, khắc phục những điểm yếu. Giáo viên tôn trọng ghi nhận lại
những ý kiến của các em và qua đó giáo dục giúp các em phân biệt hành vi đúng,
sai. Giúp các em phát huy những mặt mạnh sẵn có. Song song với việc xây dựng
nề nếp trật tự, kỷ luật cho học sinh, giáo viên cũng rèn cho học sinh nề nếp tự
quản ngay từ ban đầu.
*Hình thành nề nếp học tập:
Trong giờ học ở các môn học học sinh phải làm theo hướng dẫn của cô giáo
thì tiết học mới đạt hiệu quả cao.
Khi học mơn tập đọc giáo viên chỉ cần ghi ký hiệu lên góc bảng, học sinh
tự biết mở sách, đọc theo cặp, đọc diễn cảm, tìm hiểu bài.
Tất cả những việc ấy đều cần có một nề nếp tốt, nếu khơng sẽ ảnh hưởng
tới chất lượng học tập trong giờ học.
Ví dụ: Trong phân mơn tập đọc, phần tìm hiểu bài ta có thể tổ chức thành
một trị chơi (tơi đố, tơi đố – đố gì, đố gì).
Trong mơn tốn phần luyện tập cho học sinh tìm kết quả bằng ơ chữ kì diệu
...
Do đó, cần hình thành nề nếp học tập, tạo thói quen cho học sinh giờ nào
việc nấy là việc làm cần thiết thì sẽ khơng thể thiếu.
Trong những giờ học tập trên lớp, để đảm bảo khơng khí “học mà vui, vui
mà học” giáo viên cần hướng dẫn học sinh có nề nếp giơ tay phát biểu ý kiến,
3



không phát biểu tự do, chăm chú lắng nghe giảng bài, hay có ý thức tham gia các
trị chơi học tập …Việc này cần có định hướng vì tâm lý lứa tuổi còn nhỏ lại chưa
bao giờ được uốn nắn trong việc học tập, nên khi giáo viên hỏi thì các em còn trả
lời tự do lúc giáo viên chưa cho phép. Chính vì vậy, tơi thấy rằng để dạy một tiết
học đủ thời gian 35 phút có chất lượng và đảm bảo được khơng khí học tập của
lớp thì phải đưa các em vào nề nếp học tập ngay từ đầu năm học.
+ Đối với giáo viên:
- Giáo viên phải biết năng lực học tập của mỗi học sinh để từ đó phân các
em thành nhiều nhóm: Phân hố theo đối tượng học sinh. Giáo viên là người có kế
hoạch phương pháp cụ thể nhằm giúp học sinh học tốt hơn.
- Giáo viên cần đến lớp sớm để cùng kiểm tra và dị bài với các em. Cơng
việc này cần được kiểm tra thường xuyên vào đầu giờ học để có hiệu quả hơn.
- Nếu trong lớp có học sinh học chưa tốt, giáo viên phải liên hệ với phụ
huynh hoặc ghé thăm gia đình để tìm hiểu nguyên nhân.
- Đối với học sinh có hồn cảnh khó khăn giáo viên cần tìm hiểu tận tình:
đến gia đình thăm hỏi đồng thời đề ra biện pháp hỗ trợ gíup đỡ các em.
- Giáo viên phải thường xuyên nhận xét để nắm được tình hình sức học của
các em kịp thời uốn nắn, giúp các các em thấy được lỗi của mình từ đó có hướng
khắc phục.
- Giáo viên sử dụng phương pháp: học mà chơi – chơi mà học, nhưng
khơng vì thế mà làm ảnh hưởng đến những lớp xung quanh.
Ví dụ: Trong khi học các em phải đảm bảo trật tự, khơng phát biểu chung
cả lớp. Cịn trong khi chơi các em cũng phải tuân thủ luật chơi, không la lớn
không đập bàn, phải biết trao đổi hợp tác với bạn để hồn thành nhiệm vụ giáo
viên giao...
Tóm lại, nếu giáo viên xây dựng tốt nề nếp học tập thì hiệu quả giảng dạy
sẽ cao, học sinh sẽ lĩnh hội đầy đủ những kiến thức mà giáo viên truyền thụ.
+ Đối với học sinh:
Để học sinh có thói quen giờ nào việc nấy thì giáo viên thực hiện tốt lần

lượt đầy đủ các môn học cần thiết. Các tiết học dạy đủ từ 35 đến 40 phút không
được kéo dài dễ gây học sinh mệt và chán nản. Thời gian đầu, tôi kiểm tra hằng
ngày từng em, khi các em đã thành thói quen thì các em tự thực hiện tốt, còn em
nào chưa tốt hay quên đồ dùng hoặc sách vở thì nhắc nhở nếu nhiều lần giáo viên
sẽ ghi vào sổ liên lạc và kết hợp cùng phụ huynh để khắc phục.
Việc ngăn nắp trong khi sắp xếp sách vở và đồ dùng học tập cũng là yếu tố
quan trọng dẫn đến học tập tốt, tôi hướng dẫn các em lấy sách vở trong cặp ra, để
vào học bàn, sách một bên, vở một bên, thực hiện theo ký hiệu của giáo viên yêu
cầu để vào học bàn.
B : lấy bảng con
S : sách Tiếng việt,Toán
V: vở
4


Em nào đã sắp xếp sách vở thì lấy vở nhanh, tôi cho các em thi đua xem em
nào, tổ nào làm nhanh mà trật tự. Khi cơ nói và viết u cầu trên bảng thì lúc đó
các em lấy sách vở của mơn đó ra và khi giáo viên giới thiệu bài học, viết tên bài
trên bảng thì các em mở đúng sách vở phần bài học. Giữa giáo viên và học sinh
có sự kết hợp nhịp nhàng.
Trong tiết học khi cần phát biểu tôi hướng dẫn học sinh nề nếp giơ tay phát
biểu. Khơng nói leo gây ồn ào trong lớp học. Trong giờ học khi gọi các em đọc
bài trong sách giáo khoa tôi luôn uốn nắn cách cầm sách không bẻ đôi, không bị
quăn mép, hướng dẫn cách đọc bài cho rõ có diễn cảm. Hoặc trong giờ chính tả
ngồi việc hướng dẫn các em viết đúng, viết đẹp mà các em còn phải biết cách sử
dụng tập sao cho khơng dơ, khơng vị mép vở sẽ làm nhăn vở … Việc rèn nề nếp
giữ vở sạch đẹp là vô cùng quan trọng trong việc rèn nề nếp học tập của người
học sinh.
+ Kết hợp với cha mẹ học sinh:
Buổi họp cha mẹ học sinh đầu năm, tôi đã đề ra yêu cầu để cha mẹ các em

cùng rèn nề nếp cho học sinh.
- Hằng ngày kiểm tra sách vở của con.
- Nhắc nhở các em học bài, làm bài.
- Chuẩn bị sách, vở và đồ dùng học tập cho con theo thời khóa biểu.
- Giáo dục con ý thức gọn gàng, ngăn nắp khi học tập và vui chơi.
- Thường xuyên theo dõi cùng giáo viên chủ nhiệm hoặc qua sổ liên lạc để
kịp thời đôn đốc, nhắc nhở học sinh nề nếp học tập ở lớp cũng như ở nhà.
Qua các biện pháp đã thực hiện, tơi nhận thấy muốn cho học sinh có nề nếp
học tập tốt phải hướng dẫn học sinh một cách tỉ mỉ từ việc chuẩn bị sách vở, đồ
dùng học tập ở nhà đến việc lấy vở cất vở khi chuyển tiết, nề nếp giơ tay phát
biểu, chú ý nghe giảng, giữ gìn sách vở đồ dùng học tập, làm bài, viết bài sao cho
kịp thời gian, giáo viên và phụ huynh kết hợp trong vài tuần đầu cho các em có
thói quen đi vào nề nếp. Giáo viên là người mẹ thứ hai của các em ở trường, vì
vậy các giờ học trên lớp, tơi ln uốn nắn các em từ những động tác ngồi ngay
ngắn khi viết bài.
Trong từng tiết học, từng công việc cụ thể các em đều được rèn tính ngăn
nắp, tính khoa học, nhanh nhẹn, khẩn trương để các em chủ động trong việc tiếp
thu kiến thức mới.
Những định hướng này góp phần hình thành cho học sinh lớp 4 có nề nếp
trong học tập tốt hơn và từ đó các em có hứng thú say mê trong học tập.
*Hình thành nề nếp hành vi đạo đức:
- Giáo viên luôn luôn là người làm gương, là tấm gương sáng cho các em
học sinh. Người thầy tốt sẽ sản sinh ra những học trò tốt.
- Việc động viên khen thưởng – nhắc nhở kịp thời, chính xác sẽ tạo cho học
sinh tính hăng say, tích cực tham gia vào các hoạt động của lớp cũng như của nhà
trường.
5


Ví dụ: Giáo viên quan sát mỗi ngày nghe hoặc phát hiện học sinh thưa với

cô giáo về hành vi đạo đức như: nói tục, chửi thề, khơng tn thủ luật giao
thơng ... thì giáo viên nhắc nhở, uốn nắn kịp thời ngay đầu buổi học của giờ đó
khơng đợi đến giờ sinh hoạt.
- Về mặt tâm lý học tiểu học: Quá trình sư phạm tổng thể là một quá diễn ra
cùng lúc hai q trình cơ bản khác: đó là quá trình giáo dục và quá trình dạy học.
Hai q trình này ln ln tác động lẫn nhau, chúng có mối quan hệ biện chứng
lâu dài và phức tạp: trong q trình giáo dục có sự góp mặt của q trình dạy học
và ngược lại.
- Nói cách khác: song song với việc dạy học cịn có các khâu giáo dục hành
vi đạo đức cho học sinh qua các môn học.
Ví dụ: Bài "Bảo vệ mơi trường" Qua bài học các em biết giữ vệ sinh thân
thể, giữ vệ sinh lớp học, sân trường … còn lồng qua các bài học của các môn học
khác. Tự giác bỏ rác vào thùng rác, biết nhắc nhở các bạn khác cùng thực hiện …
Tóm lại, người giáo viên ngồi việc dạy chữ còn dạy người sao cho các em
trở thành những người có ích cho xã hội, cho đất nuớc sau này.
III. Hiệu quả và khả năng áp dụng:
1. Hiệu quả
Xuất phát từ thực tiễn của lớp tôi đã thực hiện các biện pháp trên qua một
thời gian, tôi thấy lớp tôi có chuyển biến rõ rệt về nề nếp cũng như chất lượng học
tập. Trong giờ học kết hợp giữa giáo viên và học sinh rất nhịp nhàng, các em tiếp
thu bài tốt, khơng khí học tập sơi nổi, các em hứng thú trong học tập tiến bộ rõ
ràng. Việc rèn luyện nề nếp cho học sinh lớp 4 không những làm cho các em ln
có thói quen chuẩn bị tốt, đầy đủ đồ dùng học tập, có ý thức về nề nếp trong từng
mơn học mà cịn giúp các em chủ động sáng tạo hơn khi học tập.
Sau đây là bảng đối chiếu về nề nếp của học sinh trong quá trình rèn luyện.
Ý thức nề nếp trật tự kỷ luật:

Trước khi áp dụng
Số lượng
Tỉ lệ

(%)

- Xếp hàng ra, vào lớp ngay ngắn trật tự

- Đi học đúng giờ
- Đầu giờ ơn bảng nhân, chia, bài khi
chưa có cơ
Ý thức nề nếp học tập:

Sau khi áp dụng
Số lượng
Tỉ lệ
(%)

12
15
10

46,1
57,7
38,5

22
25
23

84,6
96,1
88,4


Số lượng

Tỉ lệ
(%)

Số lượng

Tỉ lệ
(%)

- Giữ gìn sách vở, đồ dùng cẩn thận
- Biết giơ tay phát biểu
- Chú ý nghe giảng
Ý thức nề nếp hành vi đạo đức:

10
13
12

38,4
50
46,1

17
26
22

65,3
100
84,6


Số lượng

Tỉ lệ
(%)

Số lượng

Tỉ lệ
(%)

- Lễ phép với thầy cô giáo, ông bà..
- Không chửi thề nói tục
- Ý thức về an tồn giao thông

17
15
11

65,4
57,7
42,3

25
23
22

96,1
88,4
84,6


6


Việc hình thành nề nếp cho học sinh lớp 4, không phải là việc làm đơn
giản, đây là cả một q trình dày cơng nghiên cứu, địi hỏi người thực hiện phải
thực sự tâm huyết với nghề, yêu thương trẻ, phải kiên trì, tỉ mỉ, vì đối tượng học
sinh lớp 4 chưa phải là lớn, các em cịn thích chơi hơn học nên địi hỏi giáo viên
phải thật chịu khó, bền bỉ, tránh thái độ nơn nóng, sốt ruột.
Đó là một số kinh nghiệm của tôi, mặc dù các biện pháp thực hiện chưa
nhiều, chưa phải là tối ưu. Song tơi đã áp dụng, thực hiện ở lớp tơi thì kết quả thu
được cũng tạm mĩ mãn, tạo cho tôi niềm tin tưởng, phấn khởi hơn nhiều trong quá
trình dạy học của mình.
2. Khả năng áp dụng sáng kiến:
Có thể áp dụng trong các tiết học ở cấp tiểu học trong phạm vi các trường
trong huyện.
Tuy nhiên, đây cũng là những kinh nghiệm của bản thân trong quá trình
nghiên cứu và viết sáng kiến kinh nghiệm này, ít nhiều cũng có những hạn chế
nhất định, mong các đồng nghiệp góp ý bổ sung đề đề tài được hồn thiện hơn.
Tơi xin chân thành cám ơn./.
Long Hưng A, ngày 20 tháng 3 năm 2016
Người viết báo cáo

Nguyễn Thị Thu Ba

7




Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×