Tải bản đầy đủ (.pdf) (232 trang)

Nghiên cứu, đánh giá tác động của biến đổi khí hậu đến sản xuất nông nghiệp tỉnh quảng nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (5.34 MB, 232 trang )

VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ VIỆT NAM
HỌC VIỆN KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ

Nguyễn Thị Liễu

NGHIÊN CỨU, ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG CỦA BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU
ĐẾN SẢN XUẤT NÔNG NGHIỆP Ở TỈNH QUẢNG NAM

LUẬN ÁN TIẾN SĨ ĐỊA LÝ

Hà Nội, năm 2017


VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ VIỆT NAM
HỌC VIỆN KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ

Nguyễn Thị Liễu

NGHIÊN CỨU, ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG CỦA BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU
ĐẾN SẢN XUẤT NÔNG NGHIỆP Ở TỈNH QUẢNG NAM

Chuyên ngành:

Địa lý Tài nguyên và Môi trường

Mã số:

62 44 02 19

LUẬN ÁN TIẾN SĨ ĐỊA LÝ


HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:
1. PGS.TS. Mai Trọng Thông
2. PGS.TS. Lại Vĩnh Cẩm

Hà Nội, năm 2017


i

LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan luận án nghiên cứu này là của riêng tôi, được thực hiện tại
viện Địa lý-Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam. Những kết luận và
điểm mới của luận án là trung thực và khơng sao chép của ai.
Tơi xin hồn tồn chịu trách nhiệm về lời cam đoan của mình.
Nghiên cứu sinh

Nguyễn Thị Liễu


ii
LỜI CẢM ƠN
Trong quá trình thực hiện luận án tại cơ sở đào tào là Viện Địa Lý - Viện
Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam, Nghiên cứu sinh (NCS) xin được được
gửi lời cảm ơn chân thành và sâu sắc của mình tới hai thầy hướng dẫn, PGS. TS.
Mai Trọng Thông và PGS.TS. Lại Vĩnh Cẩm đã chỉ bảo tận tình và giúp NCS có
được những kết quả nghiên cứu để hồn thành được luận án.
Để có thể hồn tất các thủ tục cũng như có những hướng dẫn cụ thể về quy
trình đào tạo của luận án, NCS xin được bày tỏ lòng cảm ơn đến lãnh đạo cơ sở đào
tạo là Viện Địa lý, Học Viện Khoa học và Công nghệ, Viện Hàn Lâm Khoa học và
Công nghệ Việt Nam, đặc biệt là bộ phận quản lý sau đại học. Nhờ có sự chỉ bảo

tận tình của tập thể các anh, chị mà NCS đã có thể từng bước hồn tất các chương
trình học tập cũng như các thủ tục trong quá trình bảo vệ luận án.
NCS cũng xin bày tỏ lòng cảm ơn sâu sắc của mình đến Viện Khoa học Khí
tượng Thủy văn và Biến đổi khí hậu, nơi đã cung cấp cho NCS rất nhiều tài liệu liên
quan đến lĩnh vực nghiên cứu của luận án. Bên cạnh đó, Viện cũng là nơi lưu giữ
nhiều nguồn số liệu quan trọng về khí hậu, khí tượng, cũng như kịch bản biến đổi
khí hậu và nước biển dâng,... mà NCS đã tham khảo trong q trình thực hiện luận
án. Ngồi ra, tại tỉnh Quảng Nam, NCS xin gửi lời cảm ơn đặc biệt đến Sở Nông
nghiệp và Phát triển Nông thôn tỉnh Quảng Nam; UBND và phịng Nơng nghiệp tại
các huyện đã cung cấp cho NCS các số liệu và thông tin phục vụ luận án.
Trong quá trình thực hiện luận án, NCS cũng xin dược gửi lời cảm ơn tới bạn
bè, những người đồng nghiệp đã giúp đỡ tận tình và có nhiều ý kiến đóng góp quý
báu cho luận án. Đặc biệt, NCS cũng xin gửi lời cảm ơn đến gia đình, đã tạo nhiều
điều kiện thuận lợi để NCS có nhiều thời gian để có thể hồn thành được luận án.
Nghiên cứu sinh

Nguyễn Thị Liễu


iii

DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
BĐKH

Biến đổi khí hậu

BTNMT

Bộ Tài nguyên và Môi trường


DSSAT

Decision Support System for Agrotechnology Transfer

ĐX

Đông xuân

HT

Hè Thu

ICASA

International Consortium for Agricultural Systems Applications

NN&PTNT

Nông nghiệp và Phát triển nông thôn

GDP

Tổng sản phẩm quốc nội

GTVT

Giao thông vận tải

GTSX


Giá trị sản xuất

IPCC

Ủy ban Liên Chính phủ về Biến đổi khí hậu

IMHEN

Viện Khoa học Khí tượng Thủy văn và Biến đổi khí hậu

KHCN

Khoa học Cơng nghệ

KTTV&BĐKH

Khí tượng Thủy văn và Biến đổi khí hậu

KT-XH

Kinh tế - xã hội

PCCCR

Ban chỉ huy phịng cháy chữa cháy rừng

RCP

Representative Concentration Pathways – Đường nồng độ khí
nhà kính đại diện


UBND

Ủy ban nhân dân

UNDP

Chương trình Phát triển Liên Hiệp quốc

UNFCCC

Công ước Khung của Liên Hiệp Quốc về Biến đổi khí hậu

ADB

Ngân hàng Phát triển Châu Á


iv
MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN ............................................................................................................ i
LỜI CẢM ƠN ................................................................................................................. ii
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT ............................................................................... iii
MỞ ĐẦU ......................................................................................................................... 1
1. Lý do lựa chọn đề tài ................................................................................................... 1
2. Mục tiêu nghiên cứu .................................................................................................... 2
3. Nhiệm vụ nghiên cứu ................................................................................................... 3
4. Phạm vi nghiên cứu của đề tài .................................................................................... 3
5. Luận điểm nghiên cứu ................................................................................................. 3
6. Những điểm mới của luận án ...................................................................................... 4

7. Nguồn tài liệu ............................................................................................................. 4
8. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài .................................................................... 5
9. Cấu trúc của luận án ................................................................................................... 5
Chương 1: TỔNG QUAN, CƠ SỞ LÍ LUẬN, PHƯƠNG PHÁP LUẬN VỀ ĐÁNH
GIÁ ẢNH HƯỞNG CỦA BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU ĐẾN HOẠT ĐỘNG SẢN XUẤT
NƠNG NGHIỆP .............................................................................................................. 6
1.1. Tổng quan tình hình nghiên cứu về đánh giá tác động của biến đổi khí hậu
trên thế giới và Việt Nam ................................................................................................ 6
1.1.1. Trên thế giới .................................................................................................... 6
1.1.2. Ở Việt Nam .................................................................................................... 10
1.2. Cơ sở lí luận về đánh giá ảnh hưởng của biến đổi khí hậu đến hoạt động
sản xuất nông nghiệp .................................................................................................... 21
1.2.1. Một số khái niệm cơ bản ............................................................................... 21
1.2.2. Cơ sở lý luận về đánh giá tác động của BĐKH đến ngành nông nghiệp ...... 24
1.2.3. Phương pháp nghiên cứu .............................................................................. 28
1.2.4. Các bước nghiên cứu ..................................................................................... 45
Chương 2: XU THẾ BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU VÀ DIỄN BIẾN CỦA THIÊN TAI
TỈNH QUẢNG NAM ................................................................................................... 47
2.1. Khái quát về đặc điểm tự nhiên, kinh tế -xã hội tỉnh Quảng Nam ......................... 47
2.1.1. Vị trí địa lý ..................................................................................................... 47
2.1.2. Đặc điểm địa chất ......................................................................................... 47
2.1.3. Đặc điểm địa hình, địa mạo .......................................................................... 49
2.1.4. Đặc điểm khí hậu .......................................................................................... 51


v
2.1.5. Đặc điểm thủy văn ......................................................................................... 52
2.1.6. Đặc điểm lớp phủ thực vật ............................................................................. 58
2.1.7. Đặc điểm thổ nhưỡng ................................................................................... 59
2.1.8. Đặc điểm kinh tế - xã hội.............................................................................. 60

2.2. Xu thế biến đổi khí hậu trên địa bàn tỉnh Quảng Nam từ 1980 – 2014 ................. 62
2.2.1. Độ lệch tiêu chuẩn và biến suất tương đối .................................................... 62
2.2.2. Xu thế biến đổi của nhiệt độ .......................................................................... 66
2.2.3. Xu thế biến đổi của lượng mưa ..................................................................... 69
2.2.4. Xu thế biến đổi của các hiện tượng thời tiết khí hậu cực đoan ..................... 69
2.2.5. Kịch bản biến đổi khí hậu và nước biển dâng năm 2016 tỉnh Quảng Nam .. 72
2.3. Diễn biến và thiệt hại do thiên tai tại tỉnh Quảng Nam ......................................... 78
2.3.1. Thực trạng và thiệt hại do bão, lũ lụt ............................................................. 80
2.3.2. Thực trạng và thiệt hại do hạn hán ................................................................ 85
2.3.3. Tổng hợp thiệt hại do thiên tai đối với ngành nơng nghiệp........................... 87
2.4. Tình hình xâm nhập mặn ........................................................................................ 89
Chương 3: ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG CỦA BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU ĐẾN SẢN XUẤT
NƠNG NGHIỆP TỈNH QUẢNG NAM ....................................................................... 93
3.1. Hiện trạng và những biến động trong hoạt động sản xuất nông nghiệp
tỉnh Quảng Nam giai đoạn từ 1999 đến 2014 ............................................................... 93
3.1.1. Hiện trạng sản xuất nông nghiệp tỉnh Quảng Nam ....................................... 93
3.1.2. Những biến động trong hoạt động sản xuất nông nghiệp tỉnh Quảng Nam
giai đoạn 1999-2014 ................................................................................................ 95
3.2. Tác động của biến đổi khí hậu đến hoạt động sản xuất nông nghiệp .................... 98
3.2.1. Tác động đến diện tích đất nơng nghiệp ........................................................ 98
3.2.2. Tác động của biến đổi khí hậu đến năng suất lúa tỉnh Quảng Nam ............ 104
3.2.3. Tác động của biến đổi khí hậu đến nhu cầu sử dụng nước tưới cho cây lúa115
3.3. Đề xuất các giải pháp thích ứng với biến đổi khí hậu trong ngành nơng nghiệp
tỉnh Quảng Nam .......................................................................................................... 119
3.3.1. Các giải pháp chung .................................................................................... 119
3.3.2. Các giải pháp cụ thể..................................................................................... 121
3.3.3. Sắp xếp theo thứ tự ưu tiên các giải pháp ứng phó trong ngành nghiệp
tỉnh Quảng Nam ..................................................................................................... 127
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ..................................................................................... 134



vi
NHỮNG CƠNG TRÌNH ĐÃ ĐƯỢC CƠNG BỐ CỦA TÁC GIẢ LIÊN QUAN
ĐẾN LUẬN ÁN ............................................................................................................... i
TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................................... ii
PHỤ LỤC ..................................................................................................................... viii
PHỤ LỤC 1: Các yếu tố khí tượng tỉnh Quảng Nam .................................................... iii
PHỤ LỤC 2: Các yếu tố khí tượng theo kịch bản BĐKH tại tỉnh Quảng Nam ............ xi
PHỤ LỤC 3: Tương quan giữa yếu tố khí tượng và năng suất lúa tỉnh Quảng Nam .. xix
PHỤ LỤC 4: Biến động năng suất thực tế và năng suất xu thế vụ Hè Thu
tỉnh Quảng Nam ....................................................................................................... xxxiii
PHỤ LỤC 5: Biến động năng suất thực tế và năng suất xu thế vụ Đông Xuân
tỉnh Quảng Nam ....................................................................................................... xxxvi
PHỤ LỤC 6. Phiếu điều tra...................................................................................... xxxix
PHỤ LỤC 7: Kết quả xử lý SPSS bằng các phiếu điều tra hộ gia đình về
các thơng tin liên quan đến sản xuất nông nghiệp và ảnh hưởng của BĐKH
đến kinh tế hộ gia đình ............................................................................................... xlvii
PHỤ LỤC 8: Mơ phỏng chi tiết Nhu cầu nước tướ tỉnh Quảng Nam từ mơ hình
CROPWAT ..................................................................................................................... li
PHỤLỤC 9: Minh họa số liệu mô phỏng trong mơ hình DSSAT cho năng suất lúa
tỉnh Quảng Nam .......................................................................................................... lviii


vii
DANH MỤC BẢNG
Bảng 1.1. Tác động của mực nước biển dâng khu vực châu Á ................................10
Bảng 1.2. Các đối tượng bị tác động và các yếu tố chịu tác động của BĐKH trong
ngành nông nghiệp ....................................................................................................25
Bảng 1.3. Đặc trưng phẫu diện đất VN 53 ................................................................38
Bảng 1.4. Hệ số sinh học của cây lúa........................................................................39

Bảng 2.1. Một số đặc trưng khí hậu khu vực tỉnh Quảng Nam ................................52
Bảng 2.2. Hệ thống các sơng chính trên địa bàn tỉnh................................................54
Bảng 2.3. Nguồn nước trên các sơng tại Quảng Nam ...............................................55
Bảng 2.4. Đặc trưng dịng chảy mùa lũ trên các sông tỉnh Quảng Nam ...................56
Bảng 2.6. Dịng chảy kiệt nhỏ nhất trên các sơng tỉnh Quảng Nam .........................57
Bảng 2.8: Trị số phổ biến của độ lệch tiêu chuẩn (S0C) và biến suất (Sr%) .............63
nhiệt độ trên địa bàn tỉnh Quảng Nam thời k 198 -2014 .......................................63
Bảng 2.1 . Phương trình xu thế lượng mưa tại trạm Tam K và Trà My thời k
1980 - 2014 ...............................................................................................................67
Bảng 2.11. Phương trình xu thế số ngày nắng nóng và mưa lớn tại trạm Tam K và
Trà My giai đoạn 1980 - 2014...................................................................................69
Bảng 2.12. Biến đổi của nhiệt độ (0C) so với thời k cơ sở của tỉnh Quảng Nam ...72
Bảng 2.13. Biến đổi của lượng mưa (%) so với thời k cơ sở ..................................75
tỉnh Quảng Nam theo kịch bản biển đổi khí hậu.......................................................75
Bảng 2.14. Kịch bản nước biển dâng theo các kịch bản RCP tỉnh Quảng Nam .............75
Bảng 2.15. Diện tích ngập tỉnh Quảng Nam ứng với mức ngập 5 cm, 8 cm và
100cm ........................................................................................................................76
Bảng 2.16. Mức độ biến đổi của số ngày nắng nóng và mưa lớn theo kịch bản biến
đổi khí hậu so với thời kì cơ sở tại 2 trạm Tam K và Trà My ................................78
Bảng 2.17. Mức độ ảnh hưởng của thiên tai .............................................................79
Bảng 2.18. Các loại hình thiên tai tác động đến kinh tế các hộ gia đình ..................80
Bảng 2.2 . Thống kê các đợt bão, lốc tỉnh Quảng Nam từ 1999 - 2014 ..................81
Bảng 2.21. Mực nước lớn nhất của một số trạm đo ..................................................82
Bảng 2.22. Đặc trưng trận lũ từ ngày 1/11 đến ngày 08/11/1999 ...........................83
Bảng 2.23. Đặc trưng trận lũ từ ngày 1 đến ngày 15/11/2 7 ................................83
Bảng 2.24. Thiệt hại do bão, lũ gây ra tại Quảng Nam từ 1999 – 2014 ...................84
Bảng 2.25. Thời gian không mưa liên tục dài nhất ở các địa phương ......................85
Bảng 2.26. Chỉ số khơ hạn trung bình ở Tam K và Trà My ...................................86
Bảng 2.27. Mức tăng độ dài mùa hạn do BĐKH ......................................................86



viii
Bảng 2.28. Thiệt hại do hạn hán ở Quảng Nam giai đoạn 1999 – 2014 ...................87
Bảng 2.29. Thiệt hại do thiên tai gây ra ở tỉnh Quảng Nam đối với ngành nông
nghiệp giai đoạn 1999 - 2014 ....................................................................................88
Bảng 2.31. Độ mặn lớn nhất trên các sông qua các năm ..........................................90
Bảng 3.1. Chuyển dịch cơ cấu kinh tế tỉnh Quảng Nam
giai đoạn 1999 – 2014 ..............................................................................................93
Bảng 3.2. Cơ cấu ngành nông – lâm – thủy sản tỉnh Quảng Nam
giai đoạn 1999 - 2014 ................................................................................................94
Bảng 3.4. Năng suất lúa Đông Xuân, Xuân Hè và Hè Thu tỉnh Quảng Nam
giai đoạn 1999 – 2014 ...............................................................................................96
Bảng 3.5. Kết quả tính tốn ngập lụt đất nông nghiệp năm 1999, 2 2 , 2 5 và
21

theo các cấp ngập đối với đất nông nghiệp tỉnh Quảng Nam ........................100

Bảng 3.6. Diện tích đất nơng nghiệp có khả năng bị ngập
tỉnh Quảng Nam với cấp ngập 5 cm và 8 cm ......................................................103
Bảng 3.7. Tiêu chuẩn kiểm nghiệm r ......................................................................106
Bảng 3.8. Biến động năng suất lúa thực tế và năng suất xu thế
vụ Đông Xuân và vụ Hè Thu tỉnh Quảng Nam giai đoạn 1999 – 2014 ..................107
Bảng 3.9. Sự biến động của năng suất lúa Đông Xuân và Hè thu tại các huyện/thành
phố tỉnh Quảng Nam ...............................................................................................109
Bảng 3.1 . Mối tương quan giữa điều kiện KTNN và năng suất lúa Quảng Nam .110
Bảng 3.11: Tóm lược sự thay đổi số liệu khí hậu đầu vào
của mơ hình động thái so với thời kì cơ sở .............................................................112
Bảng 3.12. Đánh giá mức độ sai số của mơ hình trong q trình
mơ phỏng năng suất lúa tại tỉnh Quảng Nam (tạ/ha-NSTT và NSMP) ..................112
Bảng 3.14. Kết quả tính tốn năng suất lúa vụ Hè Thu tỉnh Quảng Nam

theo kịch bản RCP 4.5 so với thời k cơ sở (1986-2005) .......................................114
Bảng 3.15. Nhu cầu tưới cho lúa ĐX, HT tại tỉnh Quảng Nam
thời kì 2 46-2 65 của kịch bản RCP4.5 và RCP 8.5 so với thời k cơ sở .............118
Bảng 3.16. Diện tích đất nơng nghiệp chuyển đổi sang ni trồng thủy sản..........123
Bảng 3.17. Mức độ ưu tiên theo lĩnh vực................................................................128
Bảng 3.18. Đánh giá mức độ ưu tiên theo khu vực .................................................129
Bảng 3.19. Đánh giá mức độ ưu tiên theo lĩnh vực dễ bị tổn thương của từng khu
vực ...........................................................................................................................129
Bảng 3.2 . Tính điểm theo nội dung đề xuất các giải pháp ....................................131
Bảng 3.21. Tổng hợp các bước xét chọn đề xuất giải pháp ....................................132
Bảng 3.22. Kết quả các giải pháp được sắp xếp theo thứ tự ưu tiên .......................132


ix
DANH MỤC HÌNH
Hình 1.1. Các chính sách về thích ứng với BĐKH ở Việt Nam ...............................13
Hình 1.2. Các chính sách về giảm nhẹ với BĐKH ở Việt Nam ...............................14
Hình 1.3. Sơ đồ tuyến và khu vực khảo sát thực địa……………………….….…29 a
Hình 1.4. Giới thiệu về việc mơ phỏng và dự báo của mơ hình DSSAT
trong lĩnh vực nơng nghiệp .......................................................................................34
Hình 1.5. Giao diện chính của mơ hình DSSAT .......................................................35
Hình 1.6. Kết quả mô phỏng năng suất hạt của thời k cơ sở ..................................38
và các thời k theo kịch bản BĐKH .........................................................................38
Hình 1.7. Dữ liệu đầu vào của mơ hình Cropwat......................................................44
Hình 1.8: Sơ đồ các bước nghiên cứu đánh giá ảnh hưởng của BĐKH đến
sản xuất nông nghiệp tỉnh Quảng Nam……………………………………..……45 a
Hình 2.1. Bản đồ hành chính tỉnh Quảng Nam ...................................................... 46 a
Hình 2.2. Mơ hình số độ cao tỉnh Quảng Nam .........................................................49
Hình 2.3. Mật độ sơng suối tỉnh Quảng Nam ...........................................................53
Hình 2.4. Xu thế diễn biến nhiệt độ trạm Tam K thời k 198 - 2014 ...................65

Hình 2.5. Xu thế biến đổi của nhiệt độ trạm Trà My thời k 198 - 2014 ................68
Hình 2.6. Xu thế biến đổi lượng mưa tại trạm Tam K và Trà My thời k 198 2014 ...........................................................................................................................68
Hình 2.7. Xu thế biến đổi số ngày nắng nóng tại trạm Tam K và Trà My thời k
1980- 2014 ................................................................................................................70
Hình 2.8. Xu thế biến đổi số ngày mưa lớn tại trạm Tam K và Trà My thời k
1980- 2014 ................................................................................................................70
Hình 2.9. Bản đồ nhiệt độ trung bình năm và lượng mưa trung bình năm
tỉnh Quảng Nam giai đoạn 1980-2014 ................................................................... 71 a
Hình 2.10. Bản đồ nhiệt độ tối cao và nhiệt độ tối thấp tỉnh Quang Nam
giai đoạn 198 -2014 ...............................................................................................71 b
Hình 2.11. Bản đồ lượng mưa mùa mưa và mùa khô tỉnh Quảng Nam
giai đoạn 198 -2014 ............................................................................................... 71 c
Hình 2.12. Bản đồ độ ẩm trung bình năm và tổng số giờ nắng tỉnh quảng Nam
giai đoạn 198 -2014 ...............................................................................................71 d
Hình 2.13. Kịch bản nước biển dâng cho tỉnh Quảng Nam ......................................76
Hình 3.1. Bản đồ hiện trạng sản xuất nông nghiệp tỉnh Quảng Nam năm 2 14 ... 94 a
Hình 3.2. Lưu lượng đỉnh lũ qua các năm tỉnh Quảng Nam - trạm Nơng Sơn .........99
Hình 3.3. Lưu lượng đỉnh lũ qua các năm tỉnh Quảng Nam - trạm Thành Mỹ ........99


x
Hình 3.4. Bản đồ ngập lụt năm 1999 tỉnh Quảng Nam…………………………..... 99 a
Hình 3.5. Bản đồ ngập lụt năm 2 2 tỉnh Quảng Nam…………………………..... 99 b
Hình 3.6. Bản đồ ngập lụt năm 2 5 tỉnh Quảng Nam…………………………… .99 c
Hình 3.7. Bản đồ ngập lụt năm 21

tỉnh Quảng Nam…………………………..... 99 d

Hình 3.8. Bản đồ ngập đất nông nghiệp năm 1999 tỉnh Quảng Nam,
cấp ngập -1m……........................................................................................................102a

Hình 3.9. Bản đồ ngập đất nơng nghiệp năm 2 2 tỉnh Quảng Nam,
cấp ngập -1m……........................................................................................................102b
Hình 3.10. Bản đồ ngập đất nông nghiệp năm 2 5 tỉnh Quảng Nam,
cấp ngập -1m……........................................................................................................102c
Hình 3.11. Bản đồ ngập đất nơng nghiệp năm 21 tỉnh Quảng Nam,
cấp ngập -1m……........................................................................................................102d
Hình 3.12. Bản đồ nguy cơ ngập đất nông nghiệp tỉnh Quảng Nam
do nước biển dâng với cấp ngập 8 cm ................................................................103 a
Hình 3.13. Biến trình năng suất lúa tỉnh Quảng Nam .............................................105
Hình 3.14. Biến động năng suất lúa vụ ĐX và HT tỉnh Quảng Nam .....................108
Hình 3.15. Mơ phỏng năng suất lúa vụ Đơng Xn tỉnh ở Quảng Nam.................113
Hình 3.16. Mơ phỏng năng suất lúa vụ Hè Thu tỉnh ở Quảng Nam .......................115
Hình 3.17. Bản đồ nhu cầu sử dụng nước tưới cho cây lúa
theo kịch bản BĐKH............................................................................................118 a


1
MỞ ĐẦU
1. Lý do lựa chọn đề tài
Biến đổi khí hậu (BĐKH) với sự nóng lên tồn cầu và mực nước biển dâng.
Nguyên nhân chủ yếu là do các hoạt động kinh tế - xã hội của con người gây phát
thải quá mức các khí nhà kính vào khí quyển. BĐKH khơng chỉ cịn là vấn đề mơi
trường mà là tác động mạnh mẽ đến phát triển bền vững.
Theo đánh giá của Ngân hàng Thế giới (WB-2

7), Việt Nam là một trong

những quốc gia sẽ bị ảnh hưởng nghiêm trọng của BĐKH và nước biển dâng, trong
đó vùng Đồng bằng sông Hồng (ĐBSH) và Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) bị
ngập nặng nhất. Nếu mực nước biển dâng 1m sẽ có khoảng 1 % dân số bị ảnh

hưởng trực tiếp, tổn thất đối với GDP nông nghiệp lên đến 25%.
Những biểu hiện của BĐKH đang ảnh hưởng đến nước ta ngày càng rõ nét
và cụ thể hơn: Bão lụt vào năm 2
lớn tại miền Trung, mùa Đông 2

7, 2009 bất thường đã gây những tổn thất rất to
7-2

8 khắc nghiệt khi nhiệt độ xuống thấp kỷ

lục và kéo dài nhiều ngày nhất trong lịch sử quan trắc khí tượng tại miền Bắc. Theo
thống kê, từ năm 1951 đến 2

7, đã có 116 cơn bão và áp thấp nhiệt đới đổ bộ vào

miền Trung, nhưng riêng đoạn lãnh thổ miền Trung từ Quảng Bình đến Bình Định,
bằng 37% số cơn bão đã vào Việt Nam trong cùng thời k . Cường độ bão ngày càng
mạnh, thời gian hoạt động của bão sớm hơn và kết thúc muộn hơn, vị trí đổ bộ của
bão vào phía Nam tăng dần là những điều đã được ghi nhận trong những năm gần
đây do ảnh hưởng của BĐKH.
Các lĩnh vực, ngành, địa phương dễ bị tổn thương chịu tác động mạnh mẽ
nhất của BĐKH là: tài nguyên nước, tài nguyên đất, sinh kế, biến đổi cơ cấu sản
xuất và an ninh lương thực, sức khoẻ, các vùng đồng bằng và dải ven biển.
BĐKH đang và sẽ tác động trực tiếp đến hiệu quả của sản xuất nông nghiệp,
cơ sở nền tảng của sản xuất nông nghiệp (hệ thống hạ tầng kỹ thuật như hệ thống
thủy lợi, hệ thống hồ chứa), đến hệ sinh thái nông nghiệp, hệ sinh thái rừng và đến
sinh kế, thu nhập, mức sống và sức khỏe của người dân (đặc biệt là những người
nghèo), làm cho cơ cấu sản xuất, tính đa dạng và độc lập kinh tế bị thay đổi.



2
Hậu quả của BĐKH đối với Việt Nam là nghiêm trọng và là một nguy cơ
hiện hữu cho mục tiêu xố đói giảm nghèo, cho việc thực hiện các mục tiêu thiên
niên kỷ và sự phát triển bền vững của đất nước.
Tại tỉnh Quảng Nam, tính riêng giai đoạn từ 1999 - 2 14 đã có 68 cơn bão;
38 đợt áp thấp nhiệt đới; 39 trận lũ; 77 đợt hạn hán đã ảnh hưởng gián tiếp và trực
tiếp đến tỉnh Quảng Nam, trong đó có những trận quy mơ lớn và có sức tàn phá
khốc liệt phải kể đến như: cơn bão số 4 (2
(2

5); cơn bão số 6 (2

6); cơn bão số 9

9), cơn bão số 11 (2 13), ước tính thiệt hại của các cơn bão này mang lại lên

đến hơn 4 nghìn tỷ đồng.
Theo tính tốn của Kịch bản BĐKH và nước biển dâng cho Việt Nam cập
nhật cho năm 2016, số liệu được cung cấp bởi Viện Khoa học KTTV&BĐKH, áp
dụng cho tỉnh Quảng Nam cho thấy: Với kịch bản RCP 4.5, vào thời k 2 8 -2099,
nhiệt độ trung bình năm so với thời k 1986-2

5 (thời k cơ sở) tăng 1,80C, lượng

mưa tăng 25,9%.
Ngành nông nghiệp tỉnh Quảng Nam bị ảnh hưởng khá nặng nề bởi BĐKH
trong những năm qua. Cụ thể, cơ cấu cây trồng, mùa vụ thay đổi rõ rệt (từ việc trồng
và canh tác 3 vụ lúa trước đây thì nay người dân địa phương chỉ có thể canh tác có 2
vụ), năng suất, sản lượng cây trồng, nhu cầu sử dụng nước tưới cho cây trồng cũng
đang trở thành thách thức trong điều kiện hạn hán ngày càng xảy ra thường xun và

kéo dài. Ngồi ra trong chăn ni cũng đã xuất hiện một số loại dịch bệnh mới làm
ảnh hưởng đén hoạt động sản xuất bình thường của ngành chăn nuôi tại địa phương.
Xuất phát từ thực tế trên, NCS đã chọn “Nghiên cứu, đánh giá tác động của
BĐKH đến sản xuất nông nghiệp ở tỉnh Quảng Nam” làm đề tài nghiên cứu của
luận án.
2. Mục tiêu nghiên cứu
1) Xác định được những ảnh hưởng của BĐKH đến hoạt động sản xuất nông
nghiệp trên địa bàn tỉnh Quảng Nam.
2) Dự báo được những tác động tiềm tàng của BĐKH và thiên tai đến hoạt
động sản xuất nông nghiệp trên địa bàn tỉnh Quảng Nam.
3) Đề xuất các giải pháp ứng phó nhằm phát triển ngành nơng nghiệp theo
hướng phát triển bền vững trong xu thế BĐKH.


3
3. Nhiệm vụ nghiên cứu
- Thực hiện đánh giá những biểu hiện của BĐKH tỉnh Quảng Nam thông qua
biến động của một số thiên tai như bão, lũ lụt, xâm nhập mặn, hạn hán.
- Tiến hành đánh giá thực trạng và biến động của hoạt động sản xuất nông
nghiệp trong giai đoạn từ năm 1999 đến 2014.
- Thực hiện đánh giá những tác động của BĐKH thông qua biến động của các
thiên tai đến hoạt động sản xuất nông nghiệp và đánh giá theo kịch bản BĐKH.
- Đề xuất một số giải pháp ứng phó với BĐKH nhằm đảm bảo sản xuất nông
nghiệp tỉnh Quảng Nam phát triển theo hướng bền vững.
4. Phạm vi nghiên cứu của đề tài
● Về khơng gian nghiên cứu
Ranh giới hành chính tỉnh Quảng Nam
● Về nội dung nghiên cứu
Nghiên cứu, đánh giá ảnh hưởng của BĐKH đến ngành nơng nghiệp (nghĩa
hẹp) qua các khía cạnh sau:

- Nghiên cứu ảnh hưởng của BĐKH đến diện tích đất nơng nghiệp có khả năng
bị ngập tỉnh Quảng Nam;
- Nghiên cứu ảnh hưởng của BĐKH đến năng suất lúa tỉnh Quảng Nam;
- Nghiên cứu ảnh hưởng của BĐKH đến nhu cầu sử dụng nước trong sản xuất
lúa tỉnh Quảng Nam.
● Về thời gian nghiên cứu
- Nghiên cứu các yếu tố khí tượng thủy văn trong giai đoạn từ (198 -2014) và
đến năm 2099 theo kịch bản BĐKH được cung cấp bởi Viện KHKTTV&BĐKH;
- Nghiên cứu chuỗi số liệu nông nghiệp (1999– 2014).
5. Luận điểm nghiên cứu
Luận điểm 1: Với điều kiện địa hình phân hóa phức tạp, lại nằm ở vùng duyên
hải miền Trung, là nơi chịu ảnh hưởng trực tiếp và mạnh mẽ của thiên tai, BĐKH đã
và đang gây nhiều tác động tiêu cực đến quá trình phát triển KT-XH của tỉnh Quảng
Nam nói chung và ngành nơng nghiệp nói riêng, đặc biệt là lĩnh vực trồng trọt.
Luận điểm 2: Phân tích, đánh giá sự biến động của diện tích đất nơng nghiệp
nghiệp; biến động năng suất cây trồng thông qua năng suất lúa; nhu cầu sử dụng
nước trong sản xuất lúa đã phần nào làm sáng tỏ được tác động tiềm tàng của
BĐKH đến hoạt động sản xuất nông nghiệp tỉnh Quảng Nam trong tương lai.


4
6. Những điểm mới của luận án
- Đã xác định được mối quan hệ giữa những biến động của các thiên tai, thời
tiết với những thiệt hại trong hoạt động sản xuất nông nghiệp tại tỉnh Quảng Nam
trong giai đoạn từ 1999 đến 2014;
- Đã đánh giá được tác động tiềm tàng của BĐKH đến hoạt động sản xuất nông
nghiệp tại tỉnh Quảng Nam theo các kịch bản BĐKH trên các khía cạnh như: biến
động về diện tích đất nơng nghiệp; biến động năng suất cây trồng thông qua năng
suất lúa; nhu cầu sử dụng nước trong sản xuất lúa tỉnh Quảng Nam;
- Đã đề xuất và đánh giá mức độ ưu tiên các giải pháp ứng phó với BĐKH và

thiên tai cho ngành nông nghiệp trên địa bàn tỉnh Quảng Nam nhằm đảm bảo mục
tiêu phát triển bền vững.
7. Nguồn tài liệu
- Số liệu khí tượng thủy văn tại các trạm ở Quảng Nam giai đoạn từ 198 -2014
và các số liệu kịch bản BĐKH được cung cấp bởi Viện Khoa học Khí tượng Thủy
văn và Biến đổi khí hậu (KTTV&BĐKH);
- Số liệu liên quan đến sản xuất nông nghiệp được NCS thu thập từ cơ quan của
Sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn (NN&PTNN) tỉnh Quảng Nam; Niên giám
thống kê tỉnh Quảng Nam năm từ 1999 - 2014 và Niên giám thống kê Việt Nam giai
đoạn 1999-2014;
- Số liệu về tình hình thiên tai lũ lụt, số liệu về thiệt hại do thiên tai lũ lụt đối
với sản xuất nông nghiệp được NCS thu thập từ báo cáo “Quản lý rủi ro thiên tai
tổng hợp tỉnh Quảng Nam đến năm 2 2 ” của Ủy ban Nhân dân tỉnh Quảng Nam;
Ban chỉ huy phòng chống lụt bão tỉnh Quảng Nam và các báo cáo liên quan khác;
- Nguồn tài liệu được NCS khai thác từ các đề tài, dự án, ấn phẩm khoa học
tiêu biểu khác như:
+) Dự án hợp tác quốc tế với Đan Mạch P1-VIE 08 “Đánh giá những tác động
của BĐKH đến điều kiện tự nhiên, môi trường và phát triển kinh tế - xã hội ở Trung
Trung Bộ Việt Nam” do Viện Địa lý chủ trì thực hiện;
+) Đề tài nghiên cứu khoa học cấp nhà nước KC08.13/06-1 : “Nghiên cứu ảnh
hưởng của BĐKH đến điều kiện tự nhiên, tài nguyên thiên nhiên, kinh tế - xã hội và


5
đề xuất giải pháp chiến lược giảm nhẹ, thích nghi phục vụ phát triển bền vững kinh
tế xã hội ở Việt Nam” của PGS.TS. Nguyễn Văn Thắng;
+) Hai ấn phẩm của Bộ NN&PTNN phát hành năm 2 12: 1/ Tác động của
BĐKH đến các lĩnh vực nông nghiệp và các giải pháp ứng phó và 2/ Một số điều
cần biết về BĐKH với nông nghiệp.
8. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài

8.1. Ý nghĩa khoa học của đề tài
- Luận án đã làm sáng tỏ cơ sở phương pháp luận trong việc nghiên cứu tác
động của BĐKH đến hoạt động sản xuất nông nghiệp trên địa bàn tỉnh Quảng Nam;
- Luận án đã tiến hành đánh giá tác động của BĐKH đến hoạt động sản xuất
nông nghiệp trên địa bàn tỉnh Quảng Nam bằng việc sử dụng các phương nghiên
cứu mới như phương pháp trọng lượng điều hịa, phương pháp mơ hình tính tốn
thơng qua các cơng cụ đánh giá như phần mềm DSSAT, Harmonic, Cropwat.
8.2. Ý nghĩa thực tiễn của đề tài
Kết quả nghiên cứu của luận án có thể làm tài liệu tham khảo cho các cơng
trình nghiên cứu khoa học có liên quan đến đánh giá tác động của BĐKH đến hoạt
động sản xuất nông nghiệp cho các địa phương khác trong cả nước. Bên cạnh đó,
kết quả của luận án có thể cung cấp cơ sở khoa học cho các cấp chính quyền tỉnh
Quảng Nam trong việc quản lý, điều chỉnh các quy hoạch phát triển như: quy hoạch
tổng thể kinh tế- xã hội tỉnh, quy hoạch ngành nông nghiệp trong bối cảnh BĐKH.
9. Cấu trúc của luận án
Ngoài phần mở đầu, kết luận, các phụ lục, luận án được cấu trúc thành 3
chương
Chương I. Tổng quan, cơ sở lý luận, phương pháp luận về đánh giá ảnh hưởng của
BĐKH đến hoạt động sản xuất nông nghiệp;
Chương II. Xu thế BĐKH và diễn biến của thiên tai tại tỉnh Quảng Nam;
Chương III. Đánh giá ảnh hưởng của BĐKH đến sản xuất nông nghiệp tại tỉnh
Quảng Nam.


6
Chương 1
TỔNG QUAN, CƠ SỞ LÍ LUẬN, PHƯƠNG PHÁP LUẬN VỀ
ĐÁNH GIÁ ẢNH HƯỞNG CỦA BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU ĐẾN
HOẠT ĐỘNG SẢN XUẤT NƠNG NGHIỆP
1.1. Tổng quan tình hình nghiên cứu về đánh giá tác động của biến đổi khí hậu

trên thế giới và Việt Nam
1.1.1. Trên thế giới
Các báo cáo chính thức xuất bản vào năm 2

7 của Uỷ ban Liên Chính phủ

về BĐKH (IPCC), Ngân hàng Thế giới (WB), Chương trình Phát triển của Liên
hiệp quốc (UNDP) đều cảnh báo Việt Nam nằm trong nhóm các quốc gia chịu tác
động cao do hiện tượng BĐKH và nước biển dâng. Báo cáo này như một lược khảo
các kết quả nghiên cứu dẫn chứng cho sự phỏng đoán về BĐKH ở Việt Nam.
Nghiên cứu về BĐKH đã được thực hiện trong các báo cáo của IPCC: báo
cáo đầu tiên của IPCC (được công bố tháng 8 năm 199 ) khẳng định các bằng
chứng khoa học về BĐKH đã gây tiếng vang lớn, tác động đến không chỉ các nhà
hoạch định chính sách mà cả cơng chúng. Đây cũng là cơ sở để các nước, các tổ
chức tham gia đàm phán và kết quả là Công ước khung của Liên hợp quốc về
BĐKH (UNFCCC) được ký kết vào năm 1992. Trên cơ sở của Báo cáo lần thứ
nhất, năm 1995 IPCC đã công bố Báo cáo đánh giá lần thứ hai với sự tham gia của
hơn 2

nhà khoa học và chuyên gia về BĐKH trên thế giới. Báo cáo được trình

bày tại Hội nghị lần thứ hai của các nước ký Công ước khung của Liên hợp quốc về
BĐKH tại Geneva tháng 6/1996. Báo cáo đánh giá lần thứ 3 của IPCC được công
bố vào năm 2

1. Báo cáo đã khẳng định bằng chứng của BĐKH do tác động của

con người là ngày càng rõ rệt, đồng thời Báo cáo cũng đưa ra chi tiết những tác
động của hiện tượng nóng lên toàn cầu với các khu vực trên thế giới. Báo cáo gần
đây nhất của IPCC, Báo cáo đánh giá lần thứ 4 được hoàn thành năm 2


7 [60].

Báo cáo đưa ra các luận chứng khoa học về BĐKH, các tác động và các giải pháp
ứng phó tiếp tục được công bố. Theo báo cáo lần thứ 4 của IPCC, đã có đầy đủ
chứng cứ về tác động của BĐKH trên toàn bộ các lục địa và hầu hết các đại dương,
đối với các hệ sinh thái tự nhiên và lục địa, điển hình là: (1) Thời gian sinh trưởng


7
của cây trồng trên vĩ độ cao của bán cầu Bắc đến sớm hơn; (2) Mùa sinh trưởng của
cây trồng ở Sahelian (Châu Phi) rút ngắn lại do thời tiết trở nên nóng hơn và khơ
hơn; (3) Nhiều vùng đất thấp biến mất và rừng ngập mặn thiệt hại nặng nề do ngập
lụt ven biển; (4) Nhiều loại dịch bệnh phát triển ở nhiều vùng nhất là khu vực vĩ độ
thấp,…IPCC đã khuyến cáo và thực hiện đánh giá tác động của BĐKH cho tất cả
các lĩnh vực và vùng lãnh thổ, đặc biệt là 5 lĩnh vực: nước, các hệ sinh thái, lương
thực, các dải ven biển và sức khỏe. Một số hệ sinh thái, một số ngành, vùng chịu tác
động của BĐKH đặc biệt là: (1) Các bình nguyên và vùng núi cao sẽ bị ảnh hưởng
của hiện tượng nóng lên; (2) Rừng ngập mặn, các đầm lầy ven biển; (3) Các dải san
hô của tất cả các vùng biển; (4) Tài nguyên nước ở các vùng nhiệt đới khô do lượng
mưa giảm, bốc hơi tăng; (5) Nông nghiệp ở một số vùng vĩ độ thấp do thiếu nước;
(6) Nước biển dâng đe dọa nghiêm trọng các vùng đồng bằng thấp. Trong báo cáo
của Nhóm cơng tác số II (WG II) có tên gọi “BĐKH năm 2 14: Tác động, thích
ứng và tính dễ bị tổn thương” [60]. Đây là báo cáo thứ hai trong chuỗi Báo cáo
Đánh giá Lần thứ 5 (AR5) của IPCC được công bố, báo cáo khẳng định rằng những
tác động của BĐKH đã xảy ra trên khắp các châu lục và xuyên qua các đại dương.
Thế giới vẫn còn thiếu sự chuẩn bị cho những rủi ro từ BĐKH. Bản báo cáo cũng
kết luận rằng có nhiều cơ hội để ứng phó với những rủi ro như vậy, mặc dù sẽ rất
khó để quản lý những rủi ro với mức độ cao của sự ấm lên toàn cầu. Báo cáo của
WG II chi tiết hóa các tác động cập nhật của BĐKH, những rủi ro trong tương lai từ

BĐKH, và các cơ hội cho hành động hiệu quả để giảm thiểu rủi ro. Báo cáo kết luận
rằng ứng phó với BĐKH liên quan đến việc lựa chọn rủi ro trong một thế giới thay
đổi. Bản chất của những rủi ro BĐKH ngày càng rõ ràng, mặc dù BĐKH cũng sẽ
còn tiếp tục tạo ra những bất ngờ. Báo cáo nhận diện những người dân, những
ngành công nghiệp và các hệ sinh thái trên thế giới dễ bị tổn thương và con người,
các cộng đồng, các hệ sinh thái dễ bị tổn thương ở khắp mọi nơi trên thế giới,
nhưng với tính dễ tổn thương khác nhau ở những nơi khác nhau.
Trong báo cáo đánh giá thứ 2 của nhóm cơng tác IPCC [61] đã đưa ra 228
phương pháp thích nghi khác nhau trong việc đối phó với BĐKH. Burtonet al
(1993) đã phân loại các phương pháp thích nghi thành các nhóm, đó là: (1) chấp
nhận tổn thất, (2) chia sẻ tổn thất, (3) làm giảm sự nguy hiểm, (4) ngăn chặn các tác


8
động, (5) thay đổi cách sử dụng, (6) thay đổi địa điểm, (7) nghiên cứu, và giáo dục,
(8) thông tin, (9) khuyến khích thay đổi hành vi.
Về ảnh hưởng của BĐKH đến các vùng lãnh thổ: Báo cáo đánh giá của
IPCC [60] đã phân tích và phỏng đốn các tác động của nước biển dâng đã công
nhận ba vùng châu thổ được xếp trong nhóm cực k nguy cơ do sự BĐKH là vùng
hạ lưu sông Mekong, sông Ganges - Brahmaputra (Bangladesh) và sông Nile (Ai
Cập).
Cũng theo đánh giá của IPCC (2
phát triển (OECD, 2

7) và tổ chức các nước hợp tác kinh tế

9) thì BĐKH tác động đến tất cả các châu lục và vùng lãnh

thổ, trong đó có có khu vực Châu Á, trong đó có Đơng Nam Á. Cụ thể:
- BĐKH có thể sẽ dẫn đến diện tích đất nơng nghiệp cần được tưới tiêu tăng

lên, trong khi tài nguyên nước sẵn có lại giảm đi. Nhiệt độ tăng lên 1 0C dự báo sẽ
làm tăng nhu cầu sử dụng nước trong tưới tiêu nông nghiệp lên đến 1 % tại những
vùng khô hạn và bán khô hạn ở Đông Á;
- Vào năm 2 5 , hơn 1 triệu người dân sẽ bị tác động trực tiếp của nước biển
dâng trong mỗi vùng đồng bằng Ganges-Brahamputra-Meghna tại Bangladesh và
Đông Nam Á là đồng bằng sông Mekong ở Việt Nam [60].
Ngân hàng Phát triển Châu Á (ADB, 1994) đã xếp Việt Nam nằm trong
nhóm quốc gia có nguy cơ tổn thương cao do tác động của hiện tượng BĐKH và
nước biển dâng.
Chương trình Hành động Thích ứng Quốc gia (NAPA) của Công ước khung
của Liên Hợp Quốc về BĐKH (UNFCCC) được áp dụng bởi các nước kém phát
triển vì u cầu thích ứng trước BĐKH ở các nước này đã trở nên cấp bách và họ
khơng có đủ năng lực để đánh giá tình trạng dễ bị tổn thương do BĐKH. Cách tiếp
cận mà NAPA đưa ra tập trung vào việc tăng cường khả năng thích ứng trước
những dao động khí hậu và giúp các nước này giải quyết các nhu cầu trước mắt do
các tác động có hại của BĐKH. NAPA sử dụng và xây dựng phương pháp dựa trên
những chiến lược ứng phó hiện tại từ cấp địa phương, chứ không dựa trên các kịch
bản dựa vào mơ hình để đánh giá giá tình trạng dễ bị tổn thương trong tương lai và
các giải pháp thích ứng tại cấp địa phương và trung ương. Sự tham gia của các bên
liên quan (quốc gia, ngành, địa phương) và các chiến lược ứng phó hiện tại là một
phần khơng thể thiếu của quy trình đánh giá [38].


9
Ở Châu Âu: Vào năm 1998, Mạng lưới Hỗ trợ Khí hậu châu Âu (European
Climate Support Network - ECSN) khởi xướng dự án Đánh giá Khí hậu châu Âu
(ECA) [21]. Dự án ECA bắt đầu từ năm 1992, có sự tham gia của 19 cơ quan khí
hậu của quốc gia khí tượng tồn châu Âu (NMS). Năm 1998, ECSN trở thành một
chương trình được Mạng lưới Khí tượng Châu Âu (EUropean METeorological
NETwork- EUMETNET) bảo trợ. Các câu hỏi quan trọng cần được trả lời là sự ấm

lên vừa qua có ảnh hưởng như thế nào đến sự xuất hiện của nhiệt độ và mưa cực trị.
Để trả lời câu hỏi này, một cuộc điều tra toàn châu Âu đã được tiến hành với sự
tham gia của gần như tất cả các Cơ quan Nghiên cứu khí hậu và các cơ quan dịch vụ
khí tượng trên tồn châu Âu. Họ cùng nhau tập hợp một bộ số liệu các chuỗi quan
trắc thời gian dài cần thiết cho phân tích các hiện tượng thời tiết cực đoan. Mục tiêu
chính của ECSN là cải thiện tổ chức hợp tác trong lĩnh vực khí hậu và các hoạt
động liên quan để mang đến cho tất cả người sử dụng dịch vụ khí hậu chất lượng tốt
nhất các dịch vụ sẵn có ở châu Âu thông qua quản lý hiệu quả nhất các nguồn lực
tập thể của họ.
Tại Hoa K , Chương trình Nghiên cứu Biến đổi toàn cầu của Hoa K
(United States Global Change Research Program - USGCRP) đã tiến hành nghiên
cứu “Đánh giá khí hậu quốc gia” bắt đầu từ năm 199 , dưới sự bảo trợ của Quỹ
Hoạt động Nghiên cứu Biến đổi Tồn cầu. Nhiệm vụ đặt ra trong chương trình này
là cứ bốn năm một lần phải đệ trình lên Tổng thống và Quốc hội báo cáo về đánh
giá, tích hợp và diễn giải các hoạt động nghiên cứu về biến đổi tồn cầu. Chương
trình Nghiên cứu quốc gia của Hoa K [12] đã tổng hợp các phương pháp và mơ
hình để xây dựng kịch bản BĐKH và phát triển KT - XH và để đánh giá những tác
động tiềm tàng của BĐKH đến tài nguyên ven biển, nông nghiệp, sức khỏe con
người, thực vật trên cạn, cuộc sống của các lồi vật hoang dã và ngư nghiệp.
Chương trình này cũng đưa ra những hướng dẫn thích ứng.
Hiện nay, trên thế giới cịn có rất nhiều những nghiên cứu về tác động hay ảnh
hưởng của BĐKH đến Nông nghiệp. Những nghiên cứu điển hình như: Tác động của
khí hậu đến Nông nghiệp ở Mỹ [67], nông nghiệp thế giới [67], ở Brazin [69,72], ở
Trung Quốc [62],…


10
Viện nghiên cứu chính sách lương thực quốc tế Mỹ đã nghiên cứu tác động
của BĐKH đến nông nghiệp [56]. Nghiên cứu này chỉ ra rằng ảnh hưởng của BĐKH
biểu hiện nhiệt độ trái đất tăng sẽ ảnh hưởng mạnh mẽ làm giảm năng suất Nông

nghiệp, sản lượng cây trông, vật ni và điều đó có mối liên hệ đối với giá cả thị
trường cho các mặt hàng nông sản.
Các nghiên cứu của WB, 2

7 đã dự báo sâu về tác động của nước biển dâng

đối với Nông nghiệp. Theo đó, nếu nước biển dâng 1m, vùng Nam Á sẽ mất đi
,29% diện tích đất tự nhiên, ,11% diện tích đất Nông nghiệp và 0,55% GDP. Trên
thực tế, chắc chắn thiệt hại sẽ lớn hơn nhiều nếu bao gồm cả các hiện tượng thời tiết
cực đoan, lũ lụt và hạn hán:
Bảng 1.1. Tác động của mực nước biển dâng khu vực châu Á
Đơn vị: %
Đối tượng

Nam Á
DT tự nhiên
0,29
Đất Nông nghiệp
0,11
DS bị ảnh hưởng
0,45
GDP bị ảnh hưởng
0,55

1m
2m
3m
4m
Đông Á Nam Á Đông Á Nam Á Đông Á Nam Á Đông Á
0,52

0,52
0,84
0,85
1,26
1,24
2,30
0,83
0,23
1,43
0,45
2,22
1,16
4,19
1,97
0,87
3,19
1,36
4,78
3,02
8,63
2,09
0,94
3,37
1,58
5,20
2,20
10,20

Nguồn: Wb (2007)
Trong những nghiên cứu đó đều nêu ra những khía cạnh ảnh hưởng BĐKH đến

sản xuất nơng nghiệp bằng việc nhận định và đưa ra những con số cụ thể về mức độ
ảnh hưởng. Tuy nhiên, do đặc tính từng quốc gia khác nhau với quá trình BĐKH nên
mức độ thiệt hại ước tính đến ngành nơng nghiệp cũng khác nhau, điều này được các
tác giả dẫn chứng và phân tích một cách rất chắc chắn và có tính khoa học cao.
1.1.2. Ở Việt Nam
Các báo cáo chính thức của Uỷ ban Liên Chính phủ về BĐKH (IPCC), Ngân
hàng Thế giới (WB), Chương trình Mơi trường của Liên hiệp quốc(UNDP) đều
cảnh báo Việt Nam là một trong năm quốc gia chịu tác động cao do hiện tượng
BĐKH và nước biển dâng. Đặc biệt, ĐBSCL là một trong ba đồng bằng trên thế
giới dễ bị tổn thương nhất bởi nước biển dâng. Nếu mực nước biển dâng cao 1m,
khoảng 41% diện tích ĐBSCL, 11% diện tích ĐBSH và 3% diện tích của các tỉnh
khác thuộc vùng ven biển bị ngập, thành phố Hồ Chí Minh bị ngập trên 2 % diện
tích; khoảng 1 - 12% dân số nước ta bị ảnh hưởng trực tiếp và tổn thất khoảng
10% GDP [60].


11
Dasgupta và các cộng sự (2

7) trong một nghiên cứu chính sách của Ngân

hàng Thế giới đã xếp Việt Nam vào 1 trong 5 nước bị ảnh hưởng nghiêm trọng nhất
bởi mực nước biển dâng. Báo cáo dự báo rằng: Mực nước biển tăng lên 1m sẽ ảnh
hưởng đến khoảng 5% diện tích đất của Việt Nam và 11% dân số cả nước, tác động
đến 7% diện tích đất nơng nghiệp và giảm GDP đến 1 %. Nếu mực nước biển tăng
3m sẽ ảnh hưởng tới 12% diện tích đất và 25% dân số, tác động đến 17% diện tích
đất nơng nghiệp và giảm 24% GDP. Trong đó, ĐBSH và ĐBSCL chịu ảnh hưởng
mạnh nhất. Rủi ro ở ĐBSCL, bao gồm cả hạn hán và lũ lụt, sẽ gia tăng với các trận
mưa có cường độ cao và các ngày hạn kéo dài (Peter và Greet, 2
Thuy Hanh và Furukawa (2


8). Pham Thi

7) dựa vào những ghi nhận ở trạm đo thuỷ triều ở

Việt Nam để kết luận về những bằng chứng của sự dâng lên của mực nước biển:
trung bình mỗi năm mực nước biển ở Việt Nam đã tăng trong khoảng 1,75 - 2,56
mm/năm [71].
Tác động của BĐKH đối với nước ta là rất nghiêm trọng, là nguy cơ hiện
hữu cho mục tiêu xố đói giảm nghèo, cho việc thực hiện các mục tiêu thiên niên kỷ
và sự phát triển bền vững của đất nước. Các lĩnh vực, ngành, địa phương dễ bị tổn
thương và chịu tác động mạnh mẽ nhất của BĐKH là: tài nguyên nước, nông nghiệp
và an ninh lương thực, sức khỏe; các vùng đồng bằng và dải ven biển.
Thông báo quốc gia lần thứ hai của Việt Nam cho Công ước Khung của Liên
Hợp Quốc về BĐKH (SRV, MONRE 2010) cho biết đến năm 21

, với tổng nhiệt

độ năm tăng từ 8 - 11%, số ngày nhiệt độ khơng khí trung bình trên 250C tăng rõ rệt
ở các khu vực. Giai đoạn nhiệt độ dưới 2 0C bị rút ngắn sẽ khiến nhu cầu nước tưới
trong nông nghiệp gia tăng; năng suất lúa vụ Xuân sẽ có xu hướng giảm so với năng
suất lúa vụ Mùa BĐKH cũng sẽ làm tăng dịch bệnh ở gia súc. Theo kịch bản BĐKH
2 12, vào năm 21 , mực nước biển sẽ tăng thêm 1 mét (2012). Với nguy cơ này,
Việt Nam sẽ chịu tổn thất mỗi năm chừng 17 tỉ USD [6].
Trong hơn 3 năm qua, do ảnh hưởng của BĐKH, tần suất và cường độ thiên
tai ngày càng gia tăng, gây ra nhiều tổn thất to lớn về người, tài sản, các cơ sở hạ tầng
về kinh tế, văn hoá, xã hội, tác động xấu đến môi trường. Đặc biệt là các loại thiên tai
như: bão, lũ, lũ quét, sạt lở đất, úng ngập, hạn hán, xâm nhập mặn và các thiên tai
khác đã làm thiệt hại đáng kể về người và tài sản, đã làm chết và mất tích hơn 5
người, giá trị thiệt hại về tài sản ước tính chiếm khoảng 1- 1,5% GDP/năm [8].



12
1.1.2.1. Các chính sách liên quan đến BĐKH tại Việt Nam
Nhận thức rõ những tác động nghiêm trọng của BĐKH đến sự phát triển bền
vững của đất nước, Chính phủ Việt Nam đã sớm tham gia và phê chuẩn Công ước
khung của Liên Hiệp quốc về BĐKH và Nghị định thư Kyoto, đồng thời đã sớm
phê duyệt Chiến lược quốc gia về BĐKH; Chương trình mục tiêu quốc gia ứng phó
với BĐKH; Chiến lược quốc gia về phịng chống và giảm nhẹ thiên tai; Chiến lược
phát triển bền vững Việt Nam giai đoạn 2 11-2020.
Nhiều Bộ, ngành, địa phương đã triển khai các chương trình, dự án nghiên
cứu tình hình diễn biến và tác động của BĐKH đến tài nguyên, môi trường, sự phát
triển kinh tế - xã hội, đề xuất và bước đầu thực hiện các giải pháp ứng phó.
Năm 2 8, UNDP kết hợp với Bộ Nơng nghiệp và Phát triển Nơng thơn tiến
hành hội thảo có tựa đề “Hướng tới một kế hoạch hành động về giảm nhẹ và thích
ứng với BĐKH trong nơng nghiệp và phát triển nông thôn”.
Hội thảo xác định vấn đề BĐKH hiện đang là vấn đề nóng bỏng của thế giới,
hậu quả của BĐKH lên các ngành kinh tế. Đồng thời nhấn mạnh đến những sự cố
thời tiết khắc nghiệt. Bên cạnh đó, xác định rõ Việt Nam là một trong 5 quốc gia
hàng đầu trên thế giới bị tổn thương nhiều nhất trong BĐKH và nhấn mạnh khi mực
nước biển dâng lên 1m thì ở Việt Nam sẽ có tác động tiêu cực tới 5% đất đai, 11%
tổng dân số, 7% Nông nghiệp và giảm 1 % GDP và với những dự lượng tăng 3 - 5
mét có nghĩa là có thể xảy ra thảm họa. Trong khn khổ Chương trình Việt Nam
và BĐKH, UNDP đã, đang hỗ trợ Việt Nam về kỹ thuật cho giảm thiểu khí thải
gây hiệu ứng nhà kính và thích ứng với BĐKH. Đồng thời xác định “năng lượng là
vấn đề trung tâm cho phát triển bền vững và chống BĐKH”. Một số hỗ trợ của
UNDP cho Việt Nam đó là: UNDP tích cực tun truyền vận động và hỗ trợ kỹ
thuật cho sự tham gia của Việt Nam tại Hội nghị Rio+2 và xây dựng Chiến lược
Tăng trưởng xanh cho Việt Nam (2 12), trong đó đưa ra chỉ tiêu giảm cường độ
phát thải khí nhà kính 8-1 % so với mức của năm 2 1 vào năm 2 2 và giảm mức

độ tiêu thụ năng lượng theo đơn vị GDP 1-1,5% mỗi năm. Phục vụ cho mục đích
phát triển và tăng trưởng xanh, UNDP đang phối hợp với khu vực tư nhân, người
lao động và các cộng đồng hỗ trợ xây dựng các Biện pháp Giảm nhẹ phát thải khí
nhà kính phù hợp với điều kiện của quốc gia (NAMA). NAMA sẽ được thực hiện
thí điểm ở nhiều ngành cơng nghiệp cho đến năm 2 16. Trong lĩnh vực hiệu suất sử
dụng năng lượng, UNDP đi đầu trong việc tăng cường năng lực, xây dựng các chính
sách mới và chuyển đổi thị trường nhằm tạo động lực nâng cao hiệu suất sử dụng
năng lượng và phát triển các loại năng lượng sạch. UNDP đã góp phần xây dựng


13
khung nhãn mác và tiêu chuẩn năng lượng ở Việt Nam nhằm đề ra các định mức về
năng lượng cho các công cụ và giảm mức sử dụng năng lượng ở cấp hộ gia đình,
đồng thời hỗ trợ chuyển giao cơng nghệ nhằm khuyến khích các cơng nghệ và các
cơ sở cung cấp dịch vụ sử dụng năng lượng với hiệu suất cao.

Nguồn: Viện KHKTTV&BĐKH

Hình 1.1. Các chính sách về thích ứng với BĐKH ở Việt Nam
Ở nước ta, để ứng phó với BĐKH và những tác động của nó thì đã có rất nhiều
các văn bản, chính sách liên quan đó là: Chương trình mục tiêu quốc gia ứng phó với
BĐKH; Chiến lược quốc gia về BĐKH; Chương trình hỗ trợ ứng phó với BĐKH; Kế
hoạch hành động quốc gia về BĐKH; Nghị quyết Trung ương VII về BĐKH.
Tất cả các chính sách trên đều đề ra những mục tiêu và nhiệm vụ thích ứng
và giảm nhẹ BĐKH của Việt Nam. Trong đó, Chương trình mục tiêu quốc gia về
BĐKH có thể nói là một chính sách vơ cùng quan trọng, đánh dấu bước ngoặt trong
việc đề ra các mục tiêu ứng phó với BĐKH tại Việt Nam [1]. Chương trình mục tiêu
quốc gia về BĐKH đã đề ra 9 nhiệm vụ và giải pháp thực hiện trong giai đoạn từ
2


9 đến sau 2 15, trong đó tập trung rất nhiều vào các hoạt động ứng phó với

BĐKH. Chính quyền địa phương của 63 tỉnh/thành phố ở Việt Nam đều đã xây
dựng và ban hành bản Kế hoạch Hành động ứng phó với BĐKH (KHHĐ). Mới đây,
Bộ Tài nguyên và Mơi trường (TN&MT) đã phê duyệt cơng văn chính thức, yêu
cầu tất cả các tỉnh phải cập nhật bản KHHĐ cho giai đoạn từ năm 2 15–2 2 . Với
Kế hoạch hành động ứng phó với BĐKH thì tất cả các tỉnh thành đều phải tiến hành
nội dung đánh giá ảnh hưởng của BĐKH đến các ngành, lĩnh vực tại địa phương
mình. Bên cạnh đó, các ngành đều phải xây dựng kế hoạch hành động ứng phó với
BĐKH cho riêng mình.


×