Tải bản đầy đủ (.pdf) (131 trang)

Giải pháp thúc đẩy ứng dụng thành tựu khoa học và công nghệ vào sản xuất nông nghiệp ở tỉnh bắc ninh

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.6 MB, 131 trang )

VIỆN HÀN LÂM
BỘ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ
KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM VIỆN CHIẾN LƯỢC VÀ CHÍNH SÁCH
HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI
KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ

NGUYỄN THỊ NGUYỆT HẰNG

GIẢI PHÁP THÚC ĐẨY ỨNG DỤNG THÀNH TỰU
KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ VÀO SẢN XUẤT
NÔNG NGHIỆP Ở TỈNH BẮC NINH

Chuyên ngành: Quản lý Khoa học và Công nghệ
Mã số: 60.34.04.12

LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN LÝ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ

Người hướng dẫn khoa học: TS. Hoàng Xuân Long

Hà Nội - 2016


LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan: Luận văn này là công trình nghiên cứu thực sự của cá
nhân tôi, được thực hiện dưới sự hướng dẫn khoa học của TS. Hoàng Xuân Long.
Các số liệu sử dụng trong luận văn có trích dẫn nguồn rõ ràng, không sao
chép của người khác. Các kết luận nghiên cứu trong luận văn được đúc kết từ cơ sở
lý luận đến thực tiễn của vấn đề luận văn cần giải quyết.
Tôi xin chịu trách nhiệm về nghiên cứu của mình./.
Học viên


Nguyễn Thị Nguyệt Hằng


MỤC LỤC
MỞ ĐẦU ....................................................................................................................1
Chương 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ ỨNG DỤNG THÀNH
TỰU KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ VÀO SẢN XUẤT NÔNG NGHIỆP ......7
1.1. Khái niệm khoa học, công nghệ, thành tựu khoa học và công nghệ .................7
1.2. Đặc điểm hoạt động ứng dụng thành tựu khoa học và công nghệ vào sản
xuất nông nghiệp ....................................................................................................13
1.3. Những yếu tố ảnh hưởng đến hoạt động ứng dụng thành tựu KH&CN vào
sản xuất nông nghiệp ..............................................................................................20
1.4. Kinh nghiệm ứng dụng thành tựu khoa học và công nghệ trên thế giới và
trong nước ...............................................................................................................15
Chương 2. THỰC TRẠNG ỨNG DỤNG THÀNH TỰU KHOA HỌC VÀ
CÔNG NGHỆ VÀO SẢN XUẤT NÔNG NGHIỆP Ở TỈNH BẮC NINH.........24
2.1. Bối cảnh ảnh hưởng tới hoạt động ứng dụng các thành tựu khoa học và
công nghệ ở tỉnh Bắc Ninh .....................................................................................24
2.2. Thực trạng ứng dụng các thành tựu khoa học và công nghệ trong sản xuất
nông nghiệp ở tỉnh Bắc Ninh ..................................................................................27
2.3. Những yếu tố ảnh hưởng đến việc ứng dụng thành tựu khoa học và công
nghệ vào sản xuất nông nghiệp tỉnh Bắc Ninh .......................................................33
2.4. Những hạn chế và nguyên nhân trong hoạt động ứng dụng thành tựu khoa
học và công nghệ vào sản xuất nông nghiệp tỉnh Bắc Ninh...................................54
Chương 3. GIẢI PHÁP THÚC ĐẨY ỨNG DỤNG THÀNH TỰU KHOA
HỌC VÀ CÔNG NGHỆ VÀO SẢN XUẤT NÔNG NGHIỆP Ở TỈNH BẮC
NINH ........................................................................................................................58
3.1. Định hướng của Tỉnh về phát triển khoa học và công nghệ phục vụ sản
xuất nông nghiệp đến năm 2020 .............................................................................58
3.2. Các giải pháp thúc đẩy ứng dụng thành tựu khoa học và công nghệ vào sản

xuất nông nghiệp tỉnh Bắc Ninh .............................................................................61
KẾT LUẬN ..............................................................................................................80
TÀI LIỆU THAM KHẢO ......................................................................................81
PHỤ LỤC .................................................................................................................90


DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
Chữ viết tắt

Chữ viết đầy đủ

CGCN

Chuyển giao công nghệ

CN

Công nghệ

CNH-HĐH

Công nghiệp hóa - Hiện đại hóa

CNSH

Công nghệ sinh học

DN

Doanh nghiệp


KH&CN

Khoa học và Công nghệ

KT-XH

Kinh tế - xã hội

NC&PT

Nghiên cứu và phát triển

NN

Nông nghiệp

NN&PTNT

Nông nghiệp và phát triển nông thôn

NNCNC

Nông nghiệp công nghệ cao

NSNN

Ngân sách nhà nước

SXNN


Sản xuất nông nghiệp

TBKT

Tiến bộ kỹ thuật


DANH MỤC CÁC BẢNG

TT

Tên bảng

Trang

Bảng 1.1: Phân bổ mẫu điều tra hộ ...........................................................................99
Bảng 1.2: Một số thông tin về nhóm hộ điều tra.....................................................101
Bảng 1.3: Trình độ lao động của hộ năm 2015 .......................................................102
Bảng 1.4: Tình hình sử dụng đất đai và quy mô sản xuất của các hộ điều tra ........103
Bảng 1.5: Nhu cầu sử dụng đất nông nghiệp năm 2015 .........................................104
Bảng 1.6: Mức thu trung bình từ mỗi nguồn thu của các hộ ..................................104
Bảng 1.7: Khả năng tài chính của hộ năm 2015 .....................................................105
Bảng 1.8: Chuyển dịch nguồn lực tài chính của hộ năm 2015 so với năm 2011 ....106
Bảng 1.9. Về nhận thức, nhu cầu và năng lực tiếp thu các thành tựu KH&CN vào
SXNN ....................................................................................................107
Bảng 1.10. Thông tin về tiếp cận với các chính sách hỗ trợ của nhà nước .............108
Bảng 1.11. Thông tin về năng lực nghiên cứu và triển khai ...................................108
Bảng 1.12. Thông tin về chuyển giao công nghệ cho nông dân .............................109
Bảng 1.13. Khó khăn trong hoạt động chuyển giao ................................................109

Bảng 1.14. Thông tin về hoạt động ứng dụng thành tựu KH&CN (đối với 10 cơ
quan nghiên cứu, triển khai ở địa phương) ............................................109
Bảng 1.15. Thông tin về khả năng đổi mới giai đoạn 2016-2020 ...........................109
Bảng 1.16. Thông tin về liên kết .............................................................................109
Bảng 1.17. Thông tin về các chính sách hỗ trợ của Nhà nước................................110
Bảng 1.18. Những bức xúc trong hoạt động chuyển giao và ứng dụng thành tựu
KH&CN trong SXNN............................................................................110
Bảng 1.19. Thông tin về năng lực nghiên cứu và triển khai ...................................111
Bảng 1.20. Thông tin về tiếp nhận và chuyển giao công nghệ cho nông dân.........111
Bảng 1.21. Khó khăn trong việc tiếp nhận các thành tựu KH&CN ........................111
Bảng 1.22. Khó khăn trong việc chuyển giao các thành tựu KH&CN cho nông dân 111
Bảng 1.23. Thông tin về liên kết .............................................................................112


Bảng 2.1. Tình hình thực hiện các đề tài, dự án KH&CN trong lĩnh vực Nông
nghiệp của tỉnh giai đoạn 2011-2015 phân theo loại hình đơn vị thực
hiện ........................................................................................................112
Bảng 2.2. Tình hình thực hiện các nhiệm vụ KH&CN trong lĩnh vực trồng trọt ..113
Bảng 2.3. Tình hình thực hiện các nhiệm vụ KH&CN trong lĩnh vực chăn nuôi,
thủy sản ..................................................................................................113
Bảng 2.4. Tình hình thực hiện 1 số chính sách khuyến khích của nhà nước trong
hoạt động chuyển giao các thành tựu KH&CN cho nông dân ..............114
Bảng 2.5. Tình hình thực hiện chính sách hỗ trợ sản xuất nông nghiệp .................114
Bảng 2.6. Tổng hợp nhân lực trong các cơ quan nghiên cứu-triển khai ở TW.......114
Bảng 2.7. Tổng hợp nhân lực hệ thống khuyến nông của tỉnh ...............................114
Bảng 2.8. Các khó khăn của đơn vị trong hoạt động CGCN ..................................115
Bảng 2.9. Các khó khăn của đơn vị trong hoạt động CGCN ..................................115
Bảng 2.10. Các khó khăn của doanh nghiệp trong quá trình CGCN ......................115
Bảng 2.11. Thông tin về liên kết doanh nghiệp ......................................................116
Bảng 1.24. Thông tin về chính sách hỗ trợ .............................................................116

Bảng 1.25. Những bức xúc trong hoạt động chuyển giao và ứng dụng thành tựu
KH&CN trong SXNN............................................................................116
Bảng 3.1. Tốc độ tăng trưởng GRDP tỉnh Bắc Ninh qua các năm .........................117
Bảng 3.2. Cơ cấu GDP chia theo khu vực kinh tế (theo giá thực tế) ......................118
Bảng 3.3. Giá trị sản xuất nông nghiệp (giá cố định 1994) ....................................121
Bảng 3.4. Cơ cấu giá trị sản xuất nông nghiệp (theo giá thực tế) ...........................121
Bảng 3.5. Tình hình suy giảm đất nông nghiệp qua các năm: ................................122
Bảng 3.6. Giá trị sản phẩm trên một đơn vị diện tích đất nông nghiệp ..................123
Bảng 3.7. Sản lượng lương thực có hạt ...................................................................123


DANH MỤC CÁC BIỂU ĐỒ

TT

Tên biểu

Trang

Biểu đồ 1.3. Trình độ lao động của hộ năm 2015 ...................................................102
Biểu đồ 3.1. Tốc độ tăng trưởng GDP tỉnh Bắc Ninh qua các năm ........................118
Biểu đồ 3.2. Cơ cấu tổng sản phẩm trong tỉnh GDP (theo giá thực tế) ..................119
Biểu đồ 3.3. Giá trị sản xuất nông nghiệp (giá cố định 1994) ................................121
Biểu đồ 3.4. Cơ cấu giá trị sản xuất nông nghiệp (theo giá thực tế) .......................122
Biểu đồ 3.5. Diện tích đất nông nghiệp ...................................................................122
Biểu đồ 3.6. Giá trị sản phẩm trên đơn vị diện tích đất nông nghiệp .....................123
Biểu đồ 3.7. Sản lượng lương thực có hạt ...............................................................124


MỞ ĐẦU

1. Tính cấp thiết của đề tài
Sản xuất nông nghiệp đóng một vai trò rất quan trọng trong toàn bộ quá trình
phát triển của đất nước. Để có một nền nông nghiệp phát triển cao, bền vững, đủ sức
hội nhập với thế giới, Đảng ta chủ trương đẩy mạnh CNH - HĐH, ứng dụng thành
tựu KH&CN vào SXNN, nâng cao năng suất, chất lượng và sức cạnh tranh của nông
sản chủ lực của từng địa phương. Đây là một chủ trương lớn, có ý nghĩa quyết định
đối với con đường phát triển của Việt Nam nói chung, tỉnh Bắc Ninh nói riêng.
Bắc Ninh nằm trong tam giác kinh tế trọng điểm Hà Nội - Hải Phòng Quảng Ninh gắn với vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ, tiếp giáp trực tiếp và là cửa
ngõ phía Đông Bắc của Thủ đô Hà Nội, là tỉnh thuộc vùng nông nghiệp truyền
thống Đồng bằng Sông Hồng với diện tích 822,7km2, dân số 1.154.660 người năm
2015 [3, tr.37]. Trong thời gian qua thực hiện chủ trương của Đảng và Nhà nước về
phát triển khoa học và công nghệ, Tỉnh ủy, HĐND và UBND tỉnh đã ban hành các
Nghị quyết, Chỉ thị, Chương trình, Kế hoạch triển khai thực hiện sâu rộng và có
hiệu quả các chủ trương trên nhằm tập trung mọi nguồn lực đẩy mạnh công nghiệp
hoá, hiện đại hoá; phát triển công nghiệp công nghệ cao; nông nghiệp phát triển
toàn diện theo hướng hiện đại, bền vững, xây dựng nông thôn mới; nâng cao chất
lượng nguồn nhân lực và an sinh xã hội.
Nhìn chung, các cơ chế, chính sách về KH&CN trên địa bàn tỉnh trong thời
gian qua đã tập trung vào công tác tăng cường, khuyến khích các hoạt động nghiên
cứu, ứng dụng và chuyển giao các tiến bộ KH&CN vào sản xuất và đời sống. Trên
cơ sở đó, hoạt động ứng dụng và chuyển giao KH&CN đã góp phần thúc đẩy phát
triển sản xuất, kinh doanh, cải thiện thu nhập, nâng cao điều kiện sống và làm việc,
nhất là trong sản xuất nông nghiệp và xây dựng nông thôn mới; có ý nghĩa to lớn
vào sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá nông nghiệp và nông thôn của tỉnh.
Tại Đại hội Đảng bộ tỉnh Bắc Ninh lần thứ XIX nhiệm kỳ 2015-2020 đã đề
ra: “Nâng cao tiềm lực khoa học và công nghệ, khả năng nghiên cứu-triển khai, ứng
dụng, tiếp thu và làm chủ các tiến bộ kỹ thuật, tạo bước chuyển mạnh trong phát
1



triển và nhân rộng mô hình ứng dụng góp phần nâng cao năng suất, chất lượng,
sức cạnh tranh của sản phẩm và hiệu quả sản xuất - kinh doanh… Gắn việc ứng
dụng nhanh các thành tựu của khoa học-kỹ thuật và phát triển khoa học, công nghệ
cao vào sản xuất…”. Trong quy hoạch phát triển kinh tế-xã hội đến năm 2020 của
tỉnh, với định hướng ưu tiên phát triển công nghiệp, đô thị, diện tích đất nông
nghiệp sẽ giảm khoảng 40%, từ 52.962 ha năm 2005 xuống còn 35.058 ha năm 2020,
trong khi dự báo dân số sẽ tăng đến hơn 1.200.000 người vào năm 2020. Vì vậy, mục
tiêu chủ yếu trong lĩnh vực nông nghiệp là “Tập trung phát triển ngành nông nghiệp
theo hướng công nghệ cao, nâng cao chất lượng, hiệu quả, giá trị gia tăng cao, tạo
công ăn việc làm, tăng thu nhập của nông dân, đảm bảo an ninh lương thực, thực
phẩm, ổn định xã hội...Thực hiện chuyển dịch cơ cấu nông nghiệp và kinh tế nông
thôn theo hướng phát trển mạnh chăn nuôi, thủy sản gắn với an toàn dịch bệnh, giảm
dần tỷ lệ lao động nông nghiệp trong nông thôn, nâng cao thu nhập, cải thiện đời
sống nông dân, ưu tiên đầu tư cho các loại cây, con có hiệu quả cao”.
Tuy nhiên, trong thời gian qua hoạt động ứng dụng và chuyển giao các thành
tựu KH&CN vào trong lĩnh vực SXNN trên địa bàn tỉnh vẫn còn những tồn tại như:
Công tác ứng dụng và chuyển giao KH&CN vào sản xuất và đời sống chưa trở
thành phong trào rộng khắp, nhiều tiến bộ kỹ thuật chậm đưa vào ứng dụng trong
thực tiễn; chưa có nhiều các công nghệ mới, công nghệ tiên tiến phù hợp được
chuyển giao ứng dụng vào sản xuất; mức độ ứng dụng, quy mô chuyển giao còn
nhỏ lẻ; mối liên kết trong quá trình quản lý, triển khai ứng dụng còn hạn chế; nhân
lực KH&CN còn thiếu và yếu trong công tác chuyển giao thành tựu KH&CN... Do
đó, chưa phát huy triệt để vai trò cũng như đưa KH&CN trở thành động lực thúc
đẩy phát triển nông nghiệp của tỉnh nhà. Vì vậy, vấn đề đặt ra là cần phải nghiên
cứu, phân tích, đánh giá để chỉ ra những tồn tại, nguyên nhân nhằm đề xuất được
các giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động ứng dụng thành tựu KH&CN vào sản
xuất trong lĩnh vực nông nghiệp.
Xuất phát từ thực tế trên, tôi lựa chọn nghiên cứu đề tài: “Giải pháp thúc
đẩy ứng dụng thành tựu khoa học và công nghệ vào sản xuất nông nghiệp ở
tỉnh Bắc Ninh” để viết luận văn thạc sỹ với mong muốn cung cấp cái nhìn tổng

2


quát từ cơ sở lý luận đến thực tiễn ứng dụng thành tựu KH&CN. Từ đó, đề xuất giải
pháp nhằm thúc đẩy quá trình ứng dụng thành tựu KH&CN vào sản xuất nông
nghiệp góp phần khai thác, phát huy vai trò của KH&CN, khơi dậy tiềm năng, thế
mạnh của địa phương.
2. Tình hình nghiên cứu của đề tài
Đảng và Nhà nước đã xác định, KH&CN là quốc sách hàng đầu, việc ứng
dụng thành tựu KH&CN vào phát triển KT-XH nói chung, nông nghiệp (NN) nói
riêng là đề tài đã và đang thu hút nhiều nhà khoa học tập trung nghiên cứu dưới
nhiều góc độ khác nhau. Đã có một số công trình nghiên cứu tiêu biểu như:
- Phan Xuân Dũng: Khoa học, công nghệ cho công nghiệp hoá, hiện đại
hoá nông nghiệp, nông thôn, Tạp chí Cộng sản, số 11, 6/1999.
- Chu Tuấn Nhạ: Tác động của khoa học, công nghệ đến chuyển đổi cơ cấu
kinh tế nông nghiệp, nông thôn, Tạp chí Khoa học xã hội, số 3/2000.
- Nguyễn Đức Lợi: Vận dụng tiến bộ khoa học, công nghệ trong phát triển
nông nghiệp nước ta, Luận án Tiến sỹ kinh tế, Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí
Minh, Hà Nội, 2000.
- Nguyễn Tiến Thịnh: Xã hội hoá các hoạt động chuyển giao và ứng dụng
tiến bộ KH&CN trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh, tác giả đề tài nhánh thuộc đề tài Xã hội
hoá các hoạt động khoa giáo trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh, năm 2001.
- Ngô Anh Thư: Ứng dụng tiến bộ khoa học, công nghệ vào sản xuất nông
nghiệp ở tỉnh Bình Định. Thực trạng và giải pháp, Luận văn Thạc sỹ kinh tế, Học
viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh, Hà Nội, 2003.
- Cao Quang Xứng: Tiến bộ khoa học, công nghệ và tiến trình hình thành
kinh tế tri thức ở Việt Nam, Luận văn Thạc sỹ kinh tế, Học viện Chính trị Quốc gia
Hồ Chí Minh, Hà Nội, 2003.
- Các tác giả Phạm Đỗ Chí, Đặng Kim Sơn, Trần Nam Bình, Nguyễn Tiến
Triển trong cuốn sách Làm gì cho nông thôn Việt Nam, Nhà xuất bản Thành phố Hồ

Chí Minh, 2005.
- Phạm Xuân Thăng: Nâng cao hiệu quả hoạt động các mô hình chuyển giao
kỹ thuật và công nghệ tiến bộ trong sản xuất nông nghiệp của thanh niên nông thôn
3


tỉnh Hải Dương. Luận văn thạc sỹ Quản lý KH&CN, Trường Đại học Khoa học Xã
hội và Nhân văn Hà Nội, 2010.
Các nghiên cứu nêu trên chủ yếu xoay quanh vấn đề liên quan đến các hoạt
động ứng dụng thành tựu KH&CN vào lĩnh vực KT-XH nói chung, đồng thời, xác
định vai trò, mối quan hệ, tác động của KH&CN đến quá trình CNH - HĐH trong
nông nghiệp, nông thôn; đã đề cập đến hoạt động ứng dụng tiến bộ KH&CN vào
sản xuất nông nghiệp, xây dựng mô hình chuyển giao cho đối tượng cụ thể (đoàn
viên thanh niên). Tuy nhiên, các nghiên cứu trên chủ yếu đề cập đến việc nghiên
cứu và triển khai chuyển giao KH&CN trên phạm vi cả nước, không bàn đến điều
kiện đặc thù của từng địa phương nói chung và Bắc Ninh nói riêng; một số đề tài đã
khảo sát các mô hình chuyển giao công nghệ trong sản xuất nông nghiệp nhưng
chưa đề cập đến các khía cạnh liên quan đến chủ thể chuyển giao công nghệ cho
nông nghiệp và một khía cạnh quan trọng khác là: cần phải có những giải pháp gì để
có thể khuyến khích các hoạt động chuyển giao công nghệ cho nông nghiệp nhằm
phù hợp với bối cảnh mới hiện nay.
Câu hỏi đặt ra ở đây là: thực trạng ứng dụng KH&CN vào sản xuất nông
nghiệp trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh hiện nay như thế nào?; gặp những khó khăn gì?;
những yếu tố nào ảnh hưởng tới việc ứng dụng KH&CN vào sản xuất nông nghiệp
trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh hiện nay?; cần có những giải pháp gì để thúc đẩy nhanh
hơn quá trình ứng dụng các thành tựu KH&CN vào thực tế sản xuất nông nghiệp?
cũng đang là những trăn trở của các nhà khoa học, nhà quản lý.
Trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh, hoạt động ứng dụng thành tựu KH&CN vào sản
xuất nông nghiệp đã được triển khai trong nhiều năm qua, tuy nhiên, hiệu quả còn
hạn chế. Do đó, cần phải có giải pháp thúc đẩy ứng dụng thành tựu KH&CN vào

thực tế sản xuất nói chung và nông nghiệp nói riêng. Vì vậy, kết quả của luận văn
mong muốn đưa ra được một số giải pháp góp phần thúc đẩy ứng dụng thành tựu
KH&CN vào sản xuất nông nghiệp trên địa bàn tỉnh.
3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
- Mục đích nghiên cứu: Trên cơ sở hệ thống hóa lý luận về ứng dụng các
thành tựu KH&CN vào sản xuất nông nghiệp; đánh giá thực trạng và phân tích
4


những yếu tố ảnh hưởng từ đó đề xuất các giải pháp nhằm tăng cường ứng dụng
thành tựu KH&CN vào sản xuất nông nghiệp trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh.
- Nhiệm vụ nghiên cứu: Để thực hiện được mục tiêu nghiên cứu nêu trên,
luận văn tập trung giải quyết một số vấn đề sau:
- Hệ thống hóa cơ sở lý luận về KH&CN, ứng dụng thành tựu KH&CN vào
sản xuất nông nghiệp ở Việt Nam.
- Đánh giá thực trạng ứng dụng thành tựu KH&CN vào sản xuất nông nghiệp
ở tỉnh Bắc Ninh.
- Phân tích những yếu tố ảnh hưởng tới việc ứng dụng thành tựu KH&CN
vào sản xuất nông nghiệp ở tỉnh Bắc Ninh
- Đề xuất giải pháp nhằm thúc đẩy ứng dụng thành tựu KH&CN vào SXNN
ở tỉnh Bắc Ninh, góp phần nâng cao hiệu quả sản xuất, thu nhập cho nông dân.
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
- Đối tượng nghiên cứu: Hoạt động ứng dụng các thành tựu KH&CN vào
SXNN ở tỉnh Bắc Ninh, cụ thể là đối với cây trồng và vật nuôi thông qua các đề tài,
dự án KH&CN áp dụng trong lĩnh vực sản xuất nông nghiệp.
- Phạm vi nghiên cứu:
+ Về không gian: Luận văn chỉ tập trung nghiên cứu ứng dụng thành tựu
KH&CN vào SXNN tỉnh Bắc Ninh, đưa tiến bộ KH&CN vào lĩnh vực sản xuất cây
trồng và vật nuôi trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh hiện nay.
+ Về thời gian: Các tư liệu sử dụng chủ yếu giai đoạn 2011-2015; Đưa ra

định hướng và giải pháp giai đoạn 2016-2020.
5. Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu
- Phương pháp luận: Xuất phát từ cơ sở lý luận của các nhà kinh điển, nhà
khoa học trong và ngoài nước, các chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước ta
về nghiên cứu, ứng dụng cho KH&CN vào phát triển nông nghiệp. Luận văn có sự
kế thừa những thành tựu đạt được trong việc đưa KH&CN vào sản xuất nông
nghiệp của các đồng nghiệp đã có các công trình nghiên cứu trước đó.
- Phương pháp nghiên cứu: Luận văn sử dụng các phương pháp sau:
5


+ Phương pháp phân tích tài liệu: phân tích và tổng hợp các tài liệu liên
quan đến nội dung đề tài (cơ sở lý thuyết liên quan, các báo cáo tổng hợp của Sở
KH&CN, Sở NN&PTNT, hồ sơ các nhiệm vụ KH&CN về công tác nghiên cứu,
chuyển giao, ứng dụng tiến bộ KH&CN trong lĩnh vực sản xuất nông nghiệp; các tài
liệu khảo sát thực tiễn…)
+ Phương pháp thu thập, xử lý số liệu liên quan đến các đơn vị thực hiện
hoạt động ứng dụng thành tựu KH&CN, chuyển giao công nghệ; các cán bộ quản
lý, các DN, các hộ nông dân tiếp nhận thành tựu KH&CN vào sản xuất.
6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận văn
- Luận văn góp phần hệ thống hóa các cơ sở lý luận liên quan đến thành tựu
KH&CN, ứng dụng thành tựu KH&CN vào sản xuất nông nghiệp;
- Phân tích, đánh giá thực trạng và những yếu tố ảnh hưởng tới ứng dụng
KH&CN vào sản xuất nông nghiệp tỉnh Bắc Ninh; Những thành tựu đạt được,
những hạn chế tồn tại cần khắc phục và nguyên nhân dẫn đến tồn tại này trong quá
trình ứng dụng thành tựu KH&CN vào sản xuất nông nghiệp tỉnh Bắc Ninh;
- Đề xuất những giải pháp nhằm thúc đẩy ứng dụng thành tựu KH&CN vào
sản xuất nông nghiệp tỉnh Bắc Ninh. Từ đó, làm cơ sở tham mưu, kiến nghị với
UBND tỉnh Bắc Ninh, Sở KH&CN trong thực tiễn quản lý nhà nước về KH&CN.
Đồng thời, làm cơ sở tham khảo trong quá trình hoạch định các chính sách liên quan

đến hoạt động KH&CN trên địa bàn tỉnh.
7. Cơ cấu của luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo, nội dung của
luận văn gồm 3 chương:
- Chương 1: Cơ sở lý luận và thực tiễn về ứng dụng thành tựu khoa học và
công nghệ vào sản xuất nông nghiệp
- Chương 2: Thực trạng ứng dụng thành tựu khoa học và công nghệ vào sản
xuất nông nghiệp ở tỉnh Bắc Ninh
- Chương 3: Giải pháp thúc đẩy ứng dụng thành tựu khoa học và công nghệ
vào sản xuất nông nghiệp ở tỉnh Bắc Ninh
6


Chương 1
CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ ỨNG DỤNG THÀNH TỰU
KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ VÀO SẢN XUẤT NÔNG NGHIỆP
1.1. Khái niệm khoa học, công nghệ, chuyển giao công nghệ, thành tựu khoa
học và công nghệ
1.1.1. Khái niệm về Khoa học, Công nghệ, chuyển giao công nghệ
1.1.1.1. Khái niệm khoa học
Khoa học, tiếng Latin là “Scientia”, “Science” là hệ thống tri thức gồm
những quy luật về tự nhiên, xã hội và tư duy, được tích lũy trong quá trình nhận
thức thực tiễn, thể hiện bằng những khái niệm, phán đoán, học thuyết.
Theo Từ điển Bách khoa Việt Nam (T2, 2002), Khoa học, theo nghĩa rộng
nhất, đó là sự nghiên cứu một cách có hệ thống các hiện tượng vật chất hoặc xã hội.
Theo nghĩa hẹp, đó là sự nghiên cứu các hoạt động vật chất hoặc xã hội bằng các
phương thức như quan sát, thí nghiệm, trắc nghiệm, trắc lượng, nghiên cứu các quy
luật phổ biến và giải thích. Một lĩnh vực tri thức đặc biệt theo cả hai ý nghĩa nêu
trên (tức là khoa học xã hội) (trong sự so sánh với ý thức hệ, ảo thuật, tôn giáo)
Theo Luật Khoa học và công nghệ năm 2013 “Khoa học là hệ thống tri thức

về bản chất, quy luật tồn tại và phát triển của sự vật, hiện tượng tự nhiên, xã hội và
tư duy”.
Những quan niệm trên cho thấy, bản chất của khoa học là hệ thống tri thức
mang tính quy luật. Nó có vai trò đặc biệt quan trọng: nhận thức và cải tạo thế giới
tự nhiên, phục vụ nhu cầu tồn tại, phát triển của con người và xã hội. Trong luận
văn này, tác giả thống nhất sử dụng khái niệm Khoa học theo tinh thần của Luật
Khoa học và Công nghệ năm 2013 của Nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt
Nam.
Như vậy, hoạt động khoa học là một dạng hoạt động đặc biệt của đời sống
xã hội, là sự khám phá của con người đối với các hiện tượng, thuộc tính vốn tồn tại
một cách khách quan, từ đó làm thay đổi nhận thức của con người và biến chúng
thành hiện thực. Phạm vi ảnh huởng của khoa học rất lớn. Xã hội càng phát triển thì
7


khoa học cũng ngày càng phát triển và phân ngành của khoa học càng chi tiết hóa
và phức tạp hóa hơn.
1.1.1.2. Khái niệm công nghệ
Thuật ngữ Công nghệ có nguồn gốc từ tiếng Hy Lạp “Technologia” có nghĩa
là một thuật ngữ ám chỉ đến các công cụ và mưu mẹo của con người. Trong tiếng
Anh, Công nghệ là “Technology” có nghĩa là “tài nghệ học”, sự tinh xảo của tay
nghề, một nghệ thuật hay một kỹ năng, bí quyết… để đạt tới sản phẩm chất lượng
cao của nghề thủ công trước đó. Tùy theo ngữ cảnh và góc độ nghiên cứu mà thuật
ngữ công nghệ có thể được hiểu khác nhau.
Theo tác giả J.Baranson, năm 1976, công nghệ là tập hợp các kiến thức về
một quy trình hoặc/và các kỹ thuật chế biến cần thiết để sản xuất ra các vật liệu, cấu
kiện và sản phẩm công nghiệp hoàn chỉnh.
Theo Nawar Sharif, năm 1986 đã đưa ra một định nghĩa khá khái quát về
công nghệ. Công nghệ là một hệ thống tri thức về quá trình chế biến vật chất
và/hoặc thông tin, về phương tiện và phương pháp chế biến vật chất và/hoặc thông

tin. Công nghệ là một tập hợp phần cứng và phần mềm, bao gồm 4 yếu tố: phần kỹ
thuật (vật thể), phần thông tin, phần con người và phần thiết chế tổ chức.
Một số tổ chức quốc tế đã đưa ra các định nghĩa về công nghệ khác nhau:
- Tổ chức UNCTAD năm 1972 cho rằng, công nghệ là một đầu vào cần thiết
cho sản xuất, nó được mua bán trên thị trường như một hàng hóa.
- Tổ chức PRODEC năm 1982 cho rằng, công nghệ là một loại kỹ năng, kiến
thức, thiết bị và phương pháp được sử dụng trong sản xuất công nghiệp, chế biến và
dịch vụ.
- Ngân hàng thế giới năm 1985 đưa ra định nghĩa: Công nghệ là phương
pháp chuyển hoá các nguồn thành sản phẩm, gồm ba yếu tố:
+ Thông tin về phương pháp.
+ Phương tiện, công cụ sử dụng phương pháp để thực hiện việc chuyển hoá.
+ Sự hiểu biết phương pháp hoạt động như thế nào và tại sao?
- Tổ chức OECD, gồm các nước phát triển châu Âu, Nhật Bản, Mỹ và
Canada lại có một định nghĩa chung: Công nghệ được hiểu là một tập hợp các kỹ
8


thuật, mà bản thân chúng được định nghĩa là một tập hợp các hành động và quy tắc
lựa chọn chỉ dẫn việc ứng dụng có trình tự các kỹ thuật đó mà theo hiểu biết của
con người thì sẽ đạt được một kết quả định trước (và đôi khi được kỳ vọng) trong
một hoàn cảnh nhất định.
Trên cơ sở tập hợp và khái quát các định nghĩa về công nghệ nêu trên, tác giả
Trần Ngọc Ca, năm 1987 đã đưa ra khái niệm về công nghệ như sau: Công nghệ có
thể được hiểu như mọi loại hình kiến thức, thông tin, bí quyết, phương pháp (gọi là
phần mềm) được lưu giữ dưới các dạng khác nhau (con người, ghi chép...) và mọi
loại hình thiết bị, công cụ, tư liệu sản xuất (gọi là phần cứng) và một số tiềm năng
khác (tổ chức, pháp chế, dịch vụ...) được áp dụng vào môi trường thực tế để tạo ra
các loại sản phẩm và dịch vụ. [11, tr10-11]
Luật Khoa học và Công nghệ năm 2013: Công nghệ là giải pháp, quy trình,

bí quyết kỹ thuật có kèm theo hoặc không kèm theo công cụ, phương tiện dùng để
biến đổi nguồn lực thành sản phẩm. Theo quan điểm này, công nghệ bao gồm phần
cứng (công cụ, phương tiện…) và phần mềm (kỹ năng, bí quyết, kinh nghiệm…).
Cũng cần lưu ý thêm, công nghệ là tập hợp chứ không phải tổng số, nguồn lực bao
gồm nhân lực, vật lực, tài lực. Sản phẩm của công nghệ có thể dưới dạng hữu hình
hoặc vô hình, vật thể hoặc phi vật thể.
Trong phạm vi nghiên cứu của luận văn, tác giả đi theo quan điểm của Luật
Khoa học và Công nghệ năm 2013. Theo đó công nghệ là toàn bộ hệ thống công cụ,
phương tiện kỹ thuật, bí quyết, phương pháp tổ chức, quản lý nhằm khai thác, biến
đổi nguồn lực thành các sản phẩm hàng hoá, dịch vụ, nhằm đáp ứng nhu cầu của
con người.
1.1.1.3. Khái niệm chuyển giao công nghệ:
Theo tác giả Trần Ngọc Ca, năm 1988: “CGCN là một quá trình đưa công
nghệ từ một môi trường này sang một môi trường khác bằng mọi hình thức khác
nhau để sản xuất ra sản phẩm, thực hiện dịch vụ hoặc cho các mục đích khác. Như
vậy CGCN bao hàm cả chuyển giao mất tiền (mua - bán) và chuyển giao không mất
tiền”.

9


Theo Luật chuyển giao công nghệ, năm 2006:
- CGCN là chuyển giao quyền sở hữu hoặc quyền sử dụng một phần hoặc
toàn bộ công nghệ từ bên có quyền CGCN sang bên nhận công nghệ.
- CGCN có thể tại Việt Nam, từ nước ngoài vào Việt Nam hoặc từ Việt Nam
ra nước ngoài. Dịch vụ chuyển giao công nghệ là hoạt động hỗ trợ quá trình tìm
kiếm, giao kết và thực hiện hợp đồng CGCN. Hoạt động CGCN bao gồm: CGCN
và dịch vụ CGCN
Trong phạm vi nghiên cứu của luận văn, tác giả đi theo quan điểm của Luật
chuyển giao công nghệ, năm 2006. Theo đó chuyển giao công nghệ là chuyển giao

quyền sở hữu hoặc quyền sử dụng một phần hoặc toàn bộ công nghệ từ bên có
quyền chuyển giao công nghệ sang bên nhận công nghệ.
1.1.2. Khái niệm thành tựu khoa học và công nghệ
1.1.2.1 Thành tựu khoa học và công nghệ
Theo Từ điển Bách khoa Việt Nam (T1,2002), thành tựu là những kết quả
đạt được, có ý nghĩa lớn sau một quá trình hoạt động thành công.
Theo Wikipedia.org, thành tựu khoa học và công nghệ là những kết quả có
hàm lượng cao về nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ, được tích hợp từ
thành tựu khoa học và công nghệ hiện đại, nhằm tạo ra sản phẩm có chất lượng, tính
năng vượt trội, trị giá gia tăng cao và thân thiện với môi trường; đóng một vai trò
rất quan trọng đối với việc hình thành ngành sản xuất, dịch vụ mới hoặc hiện đại
hóa, công nghiệp hóa các ngành sản xuất dịch vụ hiện có.
Ngày nay, trong quá trình phát triển của xã hội, những tri thức khoa học
thuộc các lĩnh vực khác nhau luôn được phát triển do những yêu cầu của sản xuất và
đời sống. Quá trình nghiên cứu, tạo ra những “cái mới” và phát triển liên tục những
tri thức mới của con người về thế giới tự nhiên, xã hội và tư duy gọi là những thành
tựu khoa học. Những thành tựu khoa học đó lại phát huy tác dụng đối với thực tiễn
thông qua công nghệ cụ thể. Nói cách khác, sự tăng lên về trình độ hiểu biết của con
người được đánh dấu bằng sự xuất hiện của những thành tựu khoa học. Đến lượt
mình, những thành tựu khoa học đó lại được cụ thể hóa thông qua các công nghệ
sản xuất cụ thể.
10


Trong sản xuất, thành tựu KH&CN, xét về nội dung được phát triển theo một
số hướng chính, bao gồm: cơ khí hoá, điện khí hoá, tự động hoá, điện tử và tin học,
vật liệu mới, công nghệ tin học… Nó đang trở thành lực lượng sản xuất trực tiếp,
tần suất phát minh mới và thời gian ứng dụng vào sản xuất ngày càng ngắn, phạm vi
ứng dụng ngày càng mở rộng, mang tính liên ngành, thậm chí liên quốc gia đem lại
hiệu quả kinh tế cao.

Trong điều kiện nền kinh tế thị trường, xu hướng hội nhập kinh tế quốc tế.
Từ đó, đặt ra cho chúng ta phải làm sao đẩy mạnh ứng dụng thành tựu KH&CN vào
sản xuất và đời sống có hiệu quả. Thành tựu KH&CN là động lực, yếu tố có tính
chất quyết định đối với sự phát triển KT-XH, làm cho lực lượng sản xuất ngày càng
hoàn thiện, năng suất lao động tăng lên.
1.1.2.2. Thành tựu khoa học và công nghệ trong nông nghiệp
Sự phong phú và đa dạng của sản xuất nông nghịêp với những đặc điểm
riêng của nó làm cho việc ứng dụng thành tựu KH&CN vào SXNN cũng rất đa dạng
và phong phú:
- Xét dưới góc độ là một quan hệ kinh tế, người ta phân chia thành từng loại
sau đây:
+ Thành tựu KH&CN về công cụ sản xuất là kết quả của việc đưa vào sản
xuất những công cụ sản xuất mới, tăng năng suất lao động, nâng cao chất lượng
công việc, cải tạo đất…;
+ Thành tựu KH&CN theo ngành, tức là đưa thành tựu KH&CN vào các
ngành trồng trọt, chăn nuôi, lâm nghiệp, nuôi trồng thuỷ sản, từng sản phẩm trong
NN. Chẳng hạn như đưa thành tựu KH&CN vào sản xuất lúa gạo, cây ăn trái, chăn
nuôi gia súc, gia cầm…;
+ Theo công việc, SXNN là sự tiếp nối liên tiếp các khâu như làm đất, sản
xuất giống, gieo trồng, chăm sóc, thu hoạch trong ngành trồng trọt hay sản xuất
giống, thức ăn gia súc, chăm sóc nuôi dưỡng đàn gia súc, gia cầm trong ngành chăn
nuôi. Việc ứng dụng một cách đồng bộ sẽ tạo nên tính hệ thống nhằm đạt mục tiêu
hiệu quả tổng hợp của SXNN.
11


- Xét dưới góc độ kỹ thuật, thành tựu KH&CN cũng được phân loại dựa
trên các tiêu chí sau:
+ Về vật tư kỹ thuật cho sản xuất: những vật tư kỹ thuật như giống mới, phân
hoá học, thuốc bảo vệ thực vật, thuốc thú y… Các yếu tố này có mối quan hệ chặt chẽ

với nhau, trong đó tính chất tiền đề của yếu tố giống đòi hỏi một loạt các tiêu chuẩn
kỹ thuật phù hợp về phân bón hoặc thức ăn gia súc, về chăm sóc nuôi dưỡng…;
+ Về quy trình kỹ thuật và những biện pháp kỹ thuật mới: việc hình thành
nên những tiêu chuẩn kỹ thuật SXNN nói lên sự chủ động của con người đối với sự
vận động bên trong của sinh vật (cây trồng, vật nuôi). Tác dụng của thành tựu
KH&CN đảm bảo phát huy một cách có hiệu quả những tiến bộ về vật tư, kỹ thuật
cho sản xuất;
+ Trong lĩnh vực kỹ thuật tổ chức quản lý và điều phối các quan hệ kinh tế
trong lĩnh vực tái SXNN. Đây là những đổi mới trong quan điểm, chính sách, biện
pháp quản lý vĩ mô và vi mô. Nhờ có kỹ thuật tổ chức, sắp xếp, điều phối nhân sự
và hoạt động sản xuất kinh doanh đã tăng thêm tính hiệu quả.
Nhìn chung, những thành tựu KH&CN được ứng dụng vào SXNN có những
nội dung khác nhau. Song, chúng đều có những bộ phận hợp thành như nhau trên cơ
sở thỏa mãn các yêu cầu sau:
Thứ nhất, tính khoa học và mới mẻ của thành tựu KH&CN. Sự thừa nhận về
giá trị khoa học của công trình được công bố là thành công đạt được trong nghiên
cứu, còn giá trị thực tiễn của thành tựu KH&CN được thể hiện qua việc so sánh với
những CN sản xuất đã có trước đó. Chẳng hạn ưu thế cho năng suất cao của giống
lúa lai, tính khoa học và hiệu quả của phương pháp bón phân hợp lý, tính triệt để
của một loại thuốc trừ sâu, thuốc diệt cỏ…
Thứ hai, những tiêu chuẩn cụ thể về yêu cầu kỹ thuật của một thành tựu
KH&CN. Chẳng hạn: thời gian sinh trưởng của một giống lúa mới, trọng lượng hay
kích thước hạt lúa, thành phần dinh dưỡng trong tiêu chuẩn thức ăn của bò sữa…
Những tiêu chuẩn đó là những thành phần cụ thể của một thành tựu KH&CN.

12


Thứ ba, cơ chế vận hành hay phương thức kết hợp các yếu tố vật chất của
thành tựu KH&CN. Yêu cầu này đặc biệt cần thiết cho người ứng dụng thành tựu

KH&CN vào sản xuất vì nó chứa đựng những chỉ dẫn cụ thể về quy tắc hành động.
Thứ tư, những hạn chế của nó về mặt kỹ thuật và phạm vi ứng dụng. Ở đây
chúng ta sẽ thấy được mức độ của sự tiến bộ, tức là mức độ thoả mãn về kỹ thuật
của quá trình sản xuất. Có những điều mà ở những thời điểm nhất định, thành tựu
KH&CN chưa đạt được mong đợi của người sản xuất. Đó là những hạn chế, do đó
đòi hỏi phải có sự xuất hiện thành tựu KH&CN mới [13, tr.13-14].
1.2. Đặc điểm hoạt động ứng dụng thành tựu khoa học và công nghệ vào sản
xuất nông nghiệp
Hoạt động ứng dụng thành tựu KH&CN trong SXNN có 5 đặc điểm cơ bản
như sau:
- Một là, để nghiên cứu tạo ra được những thành tựu KH&CN trong SXNN
phải mất thời gian tương đối dài, đặc biệt là các nghiên cứu về giống cây trồng, vật
nuôi. Các giống cây con mới muốn đưa vào sản xuất đại trà thành công phải trải qua
các công đoạn: Kiểm định giống, khảo nghiệm giống, khu vực hoá giống với thời
gian khá dài.
- Hai là, những thành tựu KH&CN trong SXNN được ứng dụng theo phạm vi
nhất định do có những đòi hỏi nhất định về điều kiện tự nhiên (đất, nước, khí hậu…),
nguồn lực thực hiện (vốn đầu tư, trình độ và kinh nghiệm người sản xuất…).
- Ba là, các thành tựu KH&CN trong SXNN khi đưa vào thực tiễn sản xuất
thường là những kỹ thuật dễ học hỏi để ứng dụng, phù hợp với trình độ ứng dụng của
phần lớn các tác nhân tham gia SXNN là những hộ nông dân sản xuất nhỏ, phân tán.
Tuy nhiên, đặc điểm này cũng góp phần làm cho các thành tựu KH&CN trở nên dễ
bắt chước, dễ làm theo - một trong những đặc tính quan trọng của hàng hoá công và
do vậy việc thực thi các quyền và nghĩa vụ theo quy định pháp luật vể sở hữu trí tuệ
gặp nhiều khó khăn, đòi hỏi cần có sự can thiệp của các cơ quan quản lý nhà nước.
- Bốn là, nghiên cứu, chuyển giao và ứng dụng KH&CN trong SXNN chứa
đựng nhiều yếu tố rủi ro do SXNN phân bố trên địa bàn rộng lớn, chịu ảnh hưởng
13



rất lớn về thiên tai, dịch bệnh. Hiệu quả ứng dụng các thành tựu KH&CN trong
SXNN rất khác nhau giữa các vùng miền, ứng dụng thành tựu KH&CN do sự khác
biệt lớn về điều kiện tự nhiên, nguồn lực, về trình độ chuyên môn, về khả năng đầu
tư và qui mô sản xuất.
- Năm là, hoạt động nghiên cứu, chuyển giao và ứng dụng KH&CN trong
SXNN cơ bản không vận hành theo cơ chế thị trường mà tồn tại dưới dạng “hàng
hóa công” nên hoạt động nghiên cứu và chuyển giao chủ yếu theo “đơn đặt hàng”
của Nhà nước và người nhận chuyển giao không phải chi trả hoặc chỉ phải trả rất ít
chi phí. Đây là đặc điểm cần được lưu ý khi xây dựng chính sách khuyến khích,
thúc đẩy chuyển giao, ứng dụng KH&CN trong SXNN [4, tr.3].
1.3. Những yếu tố ảnh hưởng đến hoạt động ứng dụng thành tựu KH&CN vào
sản xuất nông nghiệp
Ứng dụng thành tựu KH&CN trong SXNN chịu tác động của nhiều nhóm
yếu tố, có thể được phân chia thành các nhóm yếu tố như sau:
- Nhóm yếu tố về chính sách: Hệ thống Luật pháp về KH&CN tạo ra hành
lang pháp lý cho các hoạt động nghiên cứu và ứng dụng KH&CN, chuyển giao
TBKT trong SXNN. Chính sách là công cụ điều tiết hữu hiệu của Chính phủ nhằm
hướng hoạt động nghiên cứu và ứng dụng KH&CN, chuyển giao TBKT trong
SXNN phục vụ các mục tiêu chiến lược phát triển NN trong từng thời kỳ. Nhằm
khuyến khích, thúc đẩy nghiên cứu và ứng dụng thành tựu KH&CN, chuyển giao
TBKT trong SXNN, Chính phủ có thể sử dụng một hệ thống các nhóm chính sách
khác nhau: chính sách quản lý KH&CN, chính sách đầu tư cho hoạt động nghiên
cứu và ứng dụng KH&CN, chuyển giao TBKT trong SXNN, chính sách đãi ngộ
cho đội ngũ cán bộ nghiên cứu và chuyển giao ngành nông nghiệp, chính sách
khuyến khích, thúc đẩy chuyển giao TBKT trong SXNN...
- Nhóm yếu tố về nguồn nhân lực: Nguồn nhân lực chất lượng cao là yếu tố
có vai trò quan trọng nhất trong nghiên cứu và ứng dụng thành tựu KH&CN,
chuyển giao TBKT trong SXNN. Kết quả của hoạt động nghiên cứu và ứng dụng
KH&CN, chuyển giao KHKT phụ thuộc rất lớn vào số lượng và chất lượng nguồn
14



nhân lực này - không chỉ là lực lượng cán bộ nghiên cứu và chuyển giao mà còn bao
gồm cả nhân lực tiếp nhận chuyển giao là đối tượng ứng dụng các TBKT.
- Nhóm yếu tố về cơ sở vật chất kỹ thuật và tài chính liên quan đến hoạt
động nghiên cứu, chuyển giao, ứng dụng: Hoạt động nghiên cứu và ứng dụng
thành tựu KH&CN, chuyển giao TBKT trong SXNN sẽ gặp rất nhiều khó khăn,
hiệu quả hoạt động thấp nếu hệ thống cơ sở vật chất kỹ thuật và lượng kinh phí
phục vụ nghiên cứu và ứng dụng KH&CN, chuyển giao TBKT nghèo nàn, lạc hậu
và không được quan tâm đầu tư đúng mức.
- Nhóm yếu tố về sự phát triển của thị trường KH&CN: Cũng như nhiều
loại thi trường hàng hoá khác, thị trường KH&CN là nơi gặp gỡ giữa bên cung và
bên cầu về kết quả nghiên cứu KH&CN. Sự phát triển của thị trường khoa học,
công nghệ là yếu tố ảnh hưởng khá mạnh đến hiệu quả của công tác nghiên cứu và
ứng dụng KH&CN, chuyển giao TBKT trong SXNN [4, tr.4-5].
1.4. Kinh nghiệm ứng dụng thành tựu khoa học và công nghệ trên thế giới và
trong nước
1.4.1. Kinh nghiệm thế giới
1.4.1.1. Kinh nghiệm ở Trung Quốc
Ngày 9/2/2006 tại Bắc Kinh, Hội đồng Nhà nước Trung Quốc đã ban hành
Định hướng Quốc gia về chương trình phát triển KH&CN trung và dài hạn (20062020). Kế hoạch trung và dài hạn này đặt ra viễn cảnh đưa Trung Quốc trở thành
một “xã hội định hướng đổi mới” vào năm 2020, và trở thành một nước dẫn đầu thế
giới về khoa học và công nghệ vào năm 2050. Điểm nổi bật của Kế hoạch là coi đổi
mới như một chiến lược quốc gia và đầu tư cho nghiên cứu và phát triển (NC&PT)
của Trung Quốc sẽ đạt mức 2% GDP vào năm 2010 và 2,5% GDP vào năm 2020,
đồng thời tỷ lệ đóng góp của tiến bộ KH&CN cho tăng trưởng kinh tế sẽ là hơn
60%. Một trong các mục tiêu nổi bật của Kế hoạch là “KH&CN nông nghiệp phải
đạt được trình độ tiên tiến trên thế giới, để nâng cao tính cạnh tranh trong nông
nghiệp và đảm bảo an ninh lương thực quốc gia”. Để thúc đẩy SXNN phát triển,
Trung Quốc đã xác định phương hướng nghiên cứu KH&CN NN như sau: “1), Biến

15


đổi các công nghệ nghề nông thông thường bằng cách áp dụng công nghệ cao nhằm
nâng cao năng suất nông nghiệp toàn diện theo cách bền vững. Đặt vấn đề ưu tiên
cho việc tiến hành nghiên cứu ứng dụng công nghệ sinh học, đẩy mạnh sự tích hợp
và tương hợp của các công nghệ nông nghiệp; 2), Mở rộng dây chuyền sản xuất
nông nghiệp nhằm đạt được sự cải tiến nông nghiệp tổng thể, ưu tiên phát triển các
công nghệ tinh chế trong sản xuất nông nghiệp, giảm thất thoát sau thu hoạch, đưa
vào ứng dụng thương mại dây chuyền cung ứng xanh. Phát triển các công nghệ và
thiết bị chế biến và giám sát an toàn thực phẩm. 3), Phát triển các công nghệ sản
xuất thuốc trừ sâu và phân bón thân môi trường, thao tác nông nghiệp chính xác, tận
dụng phế thải nông và lâm nghiệp; 4), Phát triển nền nông nghiệp theo mô hình nhà
máy (factory-like) nhằm tăng năng suất lao động trong các hoạt động nông nghiệp.
Các chủ đề ưu tiên: 1), Phát triển, bảo tồn các nguồn tài nguyên di truyền,
đổi mới và nuôi cấy đích các giống mới; 2), Thực hành nghề nông lành mạnh trong
chăn nuôi gia súc, gia cầm và thủy sản, liên kết phòng tránh và kiểm soát dịch bệnh;
3). Chế biến sâu, các phương tiện bảo quản và vận chuyển nông sản tiên tiến; 4).
Phát triển và sử dụng tích hợp sinh khối nông lâm nghiệp; 5), An toàn sinh thái
nông lâm nghiệp và lâm nghiệp hiện đại; 6), Phát triển và sản xuất phân bón, thuốc
diệt cỏ, thuốc trừ sâu thân môi trường và phát triển các công nghệ nông nghiệp thân
môi trường; 7), Phương tiện và thiết bị nông nghiệp đa chức năng; 8), Nông nghiệp
chính xác và tin học hóa kèm theo; 9). Phát triển ngành sữa hiện đại [14, tr.24-25].
Để đưa thành tựu KH&CN vào SXNN, Trung Quốc cũng có những sáng tạo
trong việc xây dựng các tổ chức sản xuất kinh doanh NN tạo điều kiện thuận lợi cho
việc đưa thanh tựu KH&CN vào sản xuất, trong đó đáng chú ý là các tổ chức
kiểu công ty và nông hộ và hiệp hội kỹ thuật chuyên ngành lấy kỹ thuật làm mối
liên hệ.
Tổ chức hợp tác công ty và nông hộ là hình thức tổ chức sản xuất lấy xí
nghiệp sản xuất hoặc xí nghiệp tiêu thụ chuyên môn hoá làm trung tâm, dựa vào ưu

thế tiền vốn, kỹ thuật, thiết bị, nghiên cứu khoa học và thị trường của công ty để tổ
chức các vùng, hộ sản xuất phân tán ứng dụng thành tựu KH&CN vào sản xuất phù
16


hợp với yêu cầu của thị trường. Đây là hình thức tổ chức sản xuất có hiệu quả vì nó
bao quát quá trình từ sản xuất đến tiêu thụ, gắn lợi ích của nông hộ và công ty, bảo
đảm quyền lợi của nông dân [15, tr.183].
Do vậy, nhờ ứng dụng thành tựu KH&CN vào SXNN, nền NN Trung Quốc
đã có sự phát triển mạnh mẽ từ sau khi tiến hành cải cách kinh tế.
1.4.1.2. Kinh nghiệm ở Thái Lan
Trong các nước ASEAN, Thái Lan được đánh giá là một quốc gia có nền NN
khá phát triển, với rất nhiều giống cây con đặc sản có giá trị kinh tế cao. Đây là kết
quả của một quá trình, với sự hội tụ thành công của nhiều yếu tố, trong đó có đóng
góp quan trọng của các nhà khoa học, những người đã luôn gắn các sản phẩm
nghiên cứu của mình với nhu cầu của thị trường và vì lợi ích thiết thực của người
nông dân.
Trong thời gian qua, Chính phủ Thái Lan đã ra sức “chấn hưng” nền nông
nghiệp của đất nước và hướng đến mục tiêu SXNN bền vững với những chính sách
hết sức cởi mở cho nông dân cũng như bất cứ nhà đầu tư nào trong và ngoài nước
muốn tham gia vào lĩnh vực trồng trọt, chăn nuôi. Chính phủ khuyến khích, hỗ trợ
thành lập các trung tâm nghiên cứu, ứng dụng các tiến bộ kỹ thuật trong nông
nghiệp, đặc biệt chú trọng đến việc chuyển đổi giống cây trồng, vật nuôi có ưu thế,
phù hợp với từng vùng thổ nhưỡng. Kiên trì tuyên truyền, vận động người dân học
hỏi, nâng cao kiến thức, kỹ năng trong SXNN; tăng cường công tác bảo hiểm xã
hội, giải quyết tốt vấn đề về vốn và nợ, thiết lập các hệ thống đảm bảo rủi ro cho
nông dân.
Thái Lan rất chú ý đầu tư vào công tác nghiên cứu, triển khai trong NN nhằm
giúp nông dân có kiến thức sản xuất, tiếp cận thị trường nông sản trong nước và thế
giới. Chính phủ Thái Lan đã cho xây dựng các trung tâm nghiên cứu NN ở từng

vùng. Cả nước Thái Lan có 6 trung tâm nghiên cứu về cây trồng vật nuôi đặt ở các
vùng. Nhiệm vụ của các trung tâm này là nghiên cứu các giống cây trồng, vật nuôi
để đưa vào sản xuất trong vùng; chuyển giao kỹ thuật cho người nông dân huấn
luyện đào tạo nghề cho các tầng lớp nhân dân trong vùng. Chi phí cho nghiên cứu
17


được Chính phủ tài trợ. Công tác khuyến nông để đưa thành tựu KH&CN vào sản
xuất cũng rất được chú ý. Chính phủ đã chi cho công tác triển khai NN lớn hơn gấp
1,7 lần so với công tác nghiên cứu. Các nguồn chi nghiên cứu triển khai NN được
tập trung cho các nông sản xuất khẩu có giá trị và vị trí chiến lược đối với nền kinh
tế. Cục triển khai NN Thái Lan (DOAE) là cơ quan khuyến nông hoạt động có hiệu
quả của nhà nước. Cơ quan này hàng năm sử dụng nguồn kinh phí 1.358 triệu bạt
(54 triệu USD) cho công tác khuyến nông [1, tr.8]. Cơ quan khuyến nông không chỉ
triển khai các kỹ thuật mới thông qua tham quan, đào tạo mà còn sản xuất một khối
lượng lớn các loại hạt giống mới phục vụ sản xuất. Song song với các chương trình
ưu tiên sản xuất hàng nông sản, thủy sản xuất khẩu, chính phủ còn mở rộng cửa để
thu hút các nhà đầu tư vào lĩnh vực chế biến nông sản, chú trọng đến công nghệ
hiện đại để tạo nên những sản phẩm có sức cạnh tranh mạnh trên thị trường lớn. Do
vậy, hàng nông sản của Thái Lan hết sức đa dạng, mẫu mã đẹp, có độ tin tưởng về
an toàn vệ sinh thực phẩm và đã được các thị trường khó tính như Mỹ, Nhật, EU
chấp nhận. Từ những cách làm đó đã đưa nền NN Thái Lan trở thành một nền NN
lớn, một cường quốc về xuất khẩu gạo của thế giới.
1.4.2. Kinh nghiệm trong nước
1.4.2.1. Kinh nghiệm ở tỉnh Lâm Đồng
Lâm Đồng là tỉnh có nhiều tiềm năng, lợi thế về tài nguyên đất đai, nguồn
nước, nguồn nhân lực và điều kiện sinh thái phù hợp phát triển sản xuất nông
nghiệp hàng hóa, nhất là những loại nông đặc sản có ưu thế như rau, hoa cao cấp có
nguồn gốc ôn đới và á nhiệt đới, là địa phương thu hút nguồn vốn FDI trong nông
nghiệp khá lớn, tạo cơ hội cho nông dân tiếp cận và ứng dụng nhanh các tiến bộ kỹ

thuật trong sản xuất. Toàn tỉnh hiện có 43.084 ha sản xuất theo hướng ứng dụng
công nghệ cao, chiếm 16,4% diện tích đất canh tác, gồm cây rau 12.655,2 ha, cây
hoa 2.424 ha, cây đặc sản 105 ha, cây chè 5.854 ha, cây cà phê 18.341 ha, lúa chất
lượng cao 3.705 ha. Tổng đàn bò sữa toàn tỉnh đạt 15.720 con, đã xây dựng nhà
máy chế biến sữa với công suất 40 tấn/ngày. Đến nay, trên địa bàn tỉnh Lâm Đồng
có 04 doanh nghiệp được Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn công nhận là
18


×