Tải bản đầy đủ (.docx) (101 trang)

nghiên cứu ảnh hưởng của biến đổi khí hậu đến sản xuất nông nghiệp vùng đồng bằng ven biển tỉnh thừa thiên huế và đề xuất sinh kế cho phát triển bền vững

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.91 MB, 101 trang )

1
PHẦN MỞ ĐẦU
1. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI
Trên Thế giới hiện nay đang đặt ra rất nhiều vấn đề mang tính chất báo động
đòi hỏi con người phải có hành động nhanh chóng. Các vấn đề này luôn luôn tương
tác qua lại với nhau và ảnh hưởng nghiêm trọng tới sự tồn tại và phát triển của con
người. Trong đó, BĐKH và những tác động của nó là một trong những vấn đề nóng
bỏng nhất, là mối quan tâm hàng đầu của các quốc gia.
BĐKH được coi là vấn đề quan trọng tác động tới tiến trình phát triển bền
vững trên toàn thế giới. Theo kết quả nghiên cứu của Ban Liên Chính Phủ về
BĐKH (IPCC), từ khi loài người bước vào thời kỳ công nghiệp (giữa thế kỷ XVIII)
phát thải khí nhà kính từ hoạt động công nghiệp và phá rừng đã làm nhiệt độ bề mặt
Trái đất không ngừng tăng lên và hậu quả là mực NBD cao, hoạt động của các
nhiễu động khí quyển tăng và mạnh dẫn tới những thiên tai như bão, lốc, mưa lớn,
hạn hán thậm chí cả những đợt băng giá, lũ quét và sạt lỡ đất,…
Đối với Việt Nam là một trong những quốc gia đứng đầu trên Thế giới về mức
độ tổn thương do BĐKH gây ra. Ngân hàng Thế giới đã cảnh báo nếu mực nước
biển tăng 1 m ở Việt Nam sẽ mất 5% diện tích đất đai, 10% dân số bị ảnh hưởng,
giảm 7% sản lượng nông nghiệp và 10% thu nhập quốc nội GDP. Khu vực miền
Trung nói chung và tỉnh Thừa Thiên Huế nói riêng là nơi gánh chịu nhiều thiên tai
như bão, lũ lụt, hạn hán, rét đậm, rét hại, lốc,… BĐKH ở đây không còn là nguy cơ
mà đã trở thành hiện thực rõ ràng, thiên tai và các hiện tượng thời tiết cực đoan
đang ngày càng trở nên thường xuyên hơn với cường độ mạnh hơn, ảnh hưởng đến
nhiều lĩnh vực khác nhau.
Chương trình mục tiêu quốc gia ứng phó với BĐKH của Bộ TN&MT đã nhận
định rằng Nông nghiệp là một trong những lĩnh vực dễ bị tổn thương nhất do tác
động của BĐKH. BĐKH có tác động lớn đến sinh trưởng, năng suất cây trồng, thời
vụ gieo trồng, làm tăng nguy cơ lây lan sâu bệnh hại cây trồng. BĐKH ảnh hưởng
1
2
đến sinh sản, sinh trưởng của gia súc, gia cầm. BĐKH gây nguy cơ thu hẹp diện


tích đất nông nghiệp.
Vùng ĐBVB tỉnh Thừa Thiên Huế bao gồm cả vùng cát ven biển, vùng đầm phá,
vùng cát nội đồng và vùng phù sa của các hệ thống sông kéo dài theo chiều dài của Tỉnh.
Đây là vùng dễ chịu tổn thương bởi tác động của BĐKH. Sinh sống ở đây chủ yếu là cư
dân nông nghiệp, đời sống của họ vốn có nhiều khó khăn nay còn khó khăn hơn do
thường xuyên hứng chịu bão tố, ngập lụt và các biểu hiện khác của BĐKH.
Như vậy, tình trạng BĐKH đã và đang ảnh hưởng nghiêm trọng đến SXNN ở
vùng ĐBVB tỉnh Thừa Thiên Huế. Trước thực trạng đó, việc thực hiện đề tài:
“Nghiên cứu ảnh hưởng của biến đổi khí hậu đến sản xuất nông nghiệp vùng
đồng bằng ven biển tỉnh Thừa Thiên Huế và đề xuất sinh kế cho phát triển bền
vững” là hết sức cần thiết. Đề tài nhằm phân tích, đánh giá những ảnh hưởng của
BĐKH đến hoạt động SXNN nơi đây. Đồng thời trên cơ sở đó đưa ra các giải pháp,
kế sách thích hợp để góp phần giải quyết vấn đề về sinh kế, ổn định và nâng cao chất
lượng cuộc sống của người dân địa phương theo hướng bền vững.
2. MỤC TIÊU VÀ NHIỆM VỤ CỦA ĐỀ TÀI
a. Mục tiêu của đề tài
Xác định được mức độ ảnh hưởng của BĐKH đến hoạt động SXNN ở vùng
ĐBVB tỉnh Thừa Thiên Huế, đồng thời đề xuất được các giải pháp về sinh kế cho
người dân theo hướng bền vững.
b. Nhiệm vụ của đề tài
- Khái quát về điều kiện tự nhiên và KT – XH của khu vực ĐBVB tỉnh Thừa
Thiên Huế
- Điều tra những biểu hiện cụ thể của BĐKH ở vùng ĐBVB tỉnh Thừa Thiên Huế
- Xác định mức độ ảnh hưởng của BĐKH đến hoạt động nông nghiệp trên địa
bàn, cụ thể là ngành nông nghiệp trồng trọt và NTTS
- Đánh giá mức độ tác động của BĐKH đến diện tích đất nông nghiệp theo
kịch bản BĐKH ở vùng ĐBVB tỉnh Thừa Thiên Huế
2
3
- Nghiên cứu về sinh kế người dân trên địa bàn và đề xuất được các giải pháp

nhằm giảm thiểu ảnh hưởng của BĐKH và phát triển sinh kế cho người dân theo
hướng bền vững.
3. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU
a. Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của đề tài là các hoạt động SXNN (cụ thể đề tài nghiên
cứu về ngành trồng trọt và NTTS) của người dân, các cán bộ quản lý, cán bộ
chuyên môn và người dân ở vùng ĐBVB tỉnh Thừa Thiên Huế.
b. Giới hạn phạm vi nghiên cứu
* Giới hạn về không gian
Việc nghiên cứu ảnh hưởng của BĐKH đến SXNN là một vấn đề liên quan
đến nhiều nơi, nhiều khu vực khác nhau. Tuy nhiên, do giới hạn về thời gian cũng
như các điều kiện nghiên cứu nên đề tài chỉ tiến hành nghiên cứu trong phạm vi
vùng ĐBVB tỉnh Thừa Thiên Huế bao gồm phần lãnh thổ vùng đồng bằng tiếp giáp
với biển và chịu ảnh hưởng của biển. Để thuận lợi cho việc nghiên cứu và thống kê
số liệu, đề tài sẽ xác định ranh giới không gian nghiên cứu theo ranh giới hành
chính các xã của vùng ĐBVB tỉnh Thừa Thiên Huế:
- Huyện Phú Lộc: Lăng Cô, Vinh Mỹ, Vinh Hưng, Vinh Hải, Vinh Giang, Vinh
Hiền, Lộc Tiến, Lộc Thủy, Lộc Vĩnh, Lộc Bình.
- Huyện Phú Vang: Thuận An, Phú Thuận, Phú Dương, Phú Mậu, Phú An, Phú
Hải, Phú Xuân, Phú Diên, Phú Thanh, Phú Mỹ, Phú Thượng, Phú Hồ, Vinh Xuân,
Phú Lương, Phú Đa, Vinh Thanh, Vinh An, Vinh Phú, Vinh Thái, Vinh Hà.
- Thị xã Hương Trà: Hải Dương, Hương Phong.
- Huyện Quảng Điền: Sịa, Quảng Thái, Quảng Ngạn, Quảng Lợi, Quảng Công,
Quảng Phước, Quảng Vinh, Quảng An, Quảng Thành, Quảng Thọ, Quảng Phú.
- Huyện Phong Điền: Điền Hương, Điền Môn, Điền Lộc, Điền Hòa, Điền Hải,
Phong Hải, Phong Chương, Phong Bình, Phong Hòa, Phong Hiền.
3
4
* Giới hạn về nội dung
- Do điều kiện về thời gian, kinh phí hạn hẹp nên đề tài chỉ tập trung nghiên

cứu mức độ ảnh hưởng của BĐKH đến SXNN trên các phương diện như diện tích
đất nông nghiệp, cơ cấu mùa vụ, năng suất, sản lượng (ngành trồng trọt và NTTS).
- Khi xác lập các giải pháp sinh kế cho người dân, đề tài tìm hiểu về các giải
pháp hay các hướng sinh kế có sẵn, trên cơ sở lý luận và thực tiễn, đề tài đề xuất và
hoàn thiện chúng.
4. CÁC PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
Để thực hiện nhiệm vụ nhằm đạt được các mục tiêu đề ra, quá trình thực hiện
cần sử dụng các phương pháp chủ yếu sau:
a. Phương pháp thu thập, thống kê, tổng hợp tài liệu
Đây là phương pháp khá phổ biến và mang lại hiệu quả cao trong quá trình
nghiên cứu của luận văn. Qua quá trình điều tra, khảo sát thực địa khu vực ĐBVB
tỉnh Thừa Thiên Huế, đề tài đã tổng hợp những tài liệu, số liệu về BĐKH (nhiệt độ,
lượng mưa và các thiên tai) và những ảnh hưởng của BĐKH đến SXNN ở địa bàn
nghiên cứu. Ngoài ra, đề tài còn tham khảo các thông tin, tài liệu sách báo, tạp chí,
luận văn, niên giám thống kê. Các nguồn thông tin từ các sở, ban ngành liên quan
thuộc tỉnh Thừa Thiên Huế như Sở TN&MT, Sở KH&CN, Sở NN&PTNT, Chi cục
Thống kê,… nguồn tài liệu sau khi thu thập, được thống kê, tổng hợp, đối chiếu và
xây dựng một bức tranh chung về điều kiện tự nhiên, KT – XH, hiện trạng SXNN
phục vụ cho việc nghiên cứu, đánh giá những ảnh hưởng của BĐKH cũng như xây
dựng các tiêu chí để đề xuất các giải pháp về sinh kế bền vững.
b. Phương pháp điều tra xã hội học và khảo sát thực địa
Ngoài các nguồn tài liệu thu thập được, để thực hiện nội dung của đề tài, tiến
hành khảo sát thực địa trên địa bàn nghiên cứu nhằm tạo ra sự liên kết chặc chẽ giữa
cơ sở lý thuyết và thực tiễn từ đó rút ra những kết luận nghiên cứu. Tác giả đã tiến
hành khảo sát theo điểm, tuyến ở vùng ĐBVB tỉnh Thừa Thiên Huế, bao gồm các xã
trong giới hạn phạm vi của đề tài thuộc các huyện Phú Lộc, Phú Vang, Quảng Điền,
Phong Điền, thị xã Hương Trà. Cùng với quá trình đi thực địa, đề tài còn tiến hành
4
5
tham vấn trực tiếp các cán bộ và người dân trên từng địa bàn nghiên cứu để tăng thêm

tính trung thực, khách quan cho nguồn số liệu. Thu thập thông tin nghiên cứu định
lượng bằng bảng phỏng vấn cấu trúc, bảng thông tin này sử dụng các câu hỏi được
sắp xếp theo trật tự và đảm bảo các nguyên tắc xã hội học. Trong quá trình này, đề tài
có thể nắm rõ hơn về các đặc điểm của từng địa phương trên cơ sở đó đề xuất những
giải pháp về sinh kế thích hợp nhất.
c. Phương pháp bản đồ và GIS
Trong nghiên cứu địa lý, bản đồ là phương pháp hỗ trợ đắc lực, thể hiện trực
quan nhất về lãnh thổ và các đặc trưng không gian của đối tượng nghiên cứu. Đề tài
nghiên cứu hệ thống bản đồ có liên quan như: bản đồ địa hình, khí hậu, bản đồ thổ
nhưỡng, thảm thực vật. Đồng thời, ứng dụng thông tin địa lý (GIS) xây dựng các
bản đồ vị trí dải ĐBVB tỉnh Thừa Thiên Huế và các bản đồ dự báo diện tích ngập
do NBD theo kịch bản BĐKH.
d. Phương pháp so sánh – đối chiếu
Phương pháp này giúp thấy được sự BĐKH cả về mặt không gian và thời gian.
Đối chiếu các thông tin thứ cấp và thông tin sơ cấp qua các mốc thời gian để đưa ra
những kết luận khách quan nhất, đồng thời so sánh ở các mốc thời gian khác nhau
để thấy rõ ảnh hưởng của BĐKH đến SXNN.
e. Phương pháp chuyên gia
Để đảm bảo tính khoa học và chính xác trong nghiên cứu, phương pháp
chuyên gia là phương pháp không thể thiếu trong nghiên cứu bất kỳ một chuyên
ngành nào. Một phần do năng lực tác giả còn hạn chế và cơ bản BĐKH có tác động
đến nhiều lĩnh vực, vì thế tác giả đã tham khảo các chuyên gia thuộc các sở, ban
ngành như Sở KH&CN, Sở TN&MT… các giảng viên thuộc các chuyên ngành
khác nhau đã nghiên cứu về BĐKH.
5. Ý NGHĨA KHOA HỌC VÀ THỰC TIỄN
a. Ý nghĩa khoa học
Kết quả nghiên cứu góp phần khẳng định BĐKH toàn cầu đang ngày càng tăng và
mức độ tác động của nó lên nhiều phương diện khác nhau. Qua đó, chứng minh cho sự
5
6

hoàn chỉnh của hệ thống lớp vỏ cảnh quan trên Trái đất. Bên cạnh đó, đề tài cũng bổ
sung cơ sở khoa học về vấn đề đánh giá mức độ ảnh hưởng của BĐKH đến các lĩnh vực
cụ thể.
b. Ý nghĩa thực tiễn
Đề tài cung cấp những thông tin cần thiết về tác động của BĐKH lên SXNN
và đề xuất các giải pháp sinh kế cho người dân thích ứng với BĐKH. Các kết quả
trong đề tài cũng như các giải pháp đề xuất được nghiên cứu với tính khoa học và
thực tiễn cao, có thể dùng tham khảo cho các ban ngành, người dân địa phương
trong việc xây dựng chiến lược phát triển KT – XH vào tài liệu tham khảo có giá trị
cho những người quan tâm về hướng nghiên cứu này.
6. CẤU TRÚC CỦA LUẬN VĂN
Ngoài phần mở đầu, kết luận, kiến nghị, tài liệu tham khảo và phụ lục, nội
dung chính của luận văn gồm có 3 chương:
Chương 1. Tổng quan các vấn đề nghiên cứu
Chương 2. Ảnh hưởng của biến đổi khí hậu đến sản xuất nông nghiệp vùng
đồng bằng ven biển tỉnh Thừa Thiên Huế
Chương 3. Dự báo ảnh hưởng của biến đổi khí hậu đến sản xuất nông nghiệp
và đề xuất giải pháp về sinh kế bền vững trên lãnh thổ nghiên cứu
6
7
CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN CÁC VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
1.1. CƠ SỞ LÝ LUẬN CHUNG
1.1.1. Khái niệm biến đổi khí hậu
Theo Chương trình mục tiêu quốc gia về ứng phó với BĐKH: “BĐKH là sự
biến đổi trạng thái của khí hậu so với trung bình và/hoặc dao động của khí hậu duy
trì trong một khoảng thời gian dài, thường là vài thập kỷ hoặc dài hơn. BĐKH có
thể là do các quá trình tự nhiên bên trong hoặc các tác động bên ngoài, hoặc do
hoạt động của con người làm thay đổi thành phần của khí quyển hay trong khai
thác sử dụng đất” [2].
Theo Công ước khung của Liên Hợp Quốc về BĐKH (UNFCCC) đã định

nghĩa: “BĐKH là những ảnh hưởng có hại của khí hậu, là những biến đổi trong
môi trường vật lý hoặc sinh học gây ra những ảnh hưởng có hại đáng kể đến thành
phần, khả năng phục hồi hoặc sinh sản của các hệ sinh thái tự nhiên, của các hệ
thống KT - XH hoặc đến sức khỏe và phúc lợi của con người” [3].
Như vậy, BĐKH là sự biến động trạng thái trung bình của khí quyển toàn cầu
hay khu vực theo thời gian từ vài thập kỷ đến hàng triệu năm (IPCC, 2007). Trong
thời gian từ thế kỷ XX đến nay thì sự BĐKH được gây ra chủ yếu do con người, do
vậy thuật ngữ BĐKH (hoặc còn được gọi là sự ấm lên toàn cầu – Global warming)
được coi là đồng nghĩa với BĐKH hiện đại.
1.1.2. Nguyên nhân của biến đổi khí hậu
a. Nguyên nhân tự nhiên
- Sự hoạt động nội tại của Trái đất như núi lửa
- Thay đổi vị trí của Trái đất so với Mặt trời
- Sự thay đổi trong hoạt động của Mặt trời
- Do sự đảo trục của Trái đất
- Do sự biến đổi của các khối nước trong vòng tuần hoàn nước đại dương
b. Nguyên nhân do con người
7
8
Theo nhận định của TS. Crutzen, thực ra BĐKH toàn cầu đã bắt đầu từ cuối thế
kỷ XVIII, sự nhiễu loạn của các hệ tự nhiên của Trái đất, được khẳng định phần lớn là
do hoạt động của con người, đã tạo nên kỷ nguyên mới “kỷ nguyên con người”.
“Sự tăng nhiệt độ Trái đất quan sát được trong 50 năm qua là một bằng chứng
mới lạ, được khẳng định là do ảnh hưởng của các hoạt động của con người” (Hội
thảo quốc tế GEA, 2005, Nhật Bản).
Tác động của con người là yếu tố chủ quan đóng vai trò quan trọng trong
BĐKH toàn cầu. Từ lâu con người đã tiến hành sử dụng nhiên liệu hóa thạch, quá
trình đốt quá nhiều nhiên liệu hóa thạch và phá rừng, con người đã chuyển một
lượng lớn cacbon đã được tích lũy hàng triệu năm trong thạch quyển vào khí quyển.
Dòng cacbon chuyển vào khí quyển bằng lượng khí CO

2
rất lớn là nguyên nhân
chính (thành phần chính tạo nên hiệu ứng nhà kính) làm cho khí hậu toàn cầu ấm
lên một cách nhanh chóng.
Vì vậy, nguyên nhân chính làm BĐKH Trái đất được cho là do sự gia tăng các
hoạt động tạo ra các chất thải khí nhà kính (N
2
O, CH
4
, H
2
S, các khí CFC và nhất là
CO
2
), các hoạt động khai thác quá mức các bể hấp thụ khí nhà kính như sinh khối,
rừng, các hệ sinh thái biển, ven bờ và đất liền khác.
Đánh giá khoa học của IPCC cho thấy, việc tiêu thụ năng lượng do đốt nhiên
liệu hóa thạch trong các ngành sản xuất năng lượng, công nghiệp, giao thông, vận
tải, xây dựng,… đóng góp khoảng 46% vào sự nóng lên toàn cầu, phá rừng nhiệt
đới đóng góp khoảng 18%, SXNN khoảng 9%, các ngành sản xuất hóa chất (CFC,
HCFC) khoảng 24%, còn lại (3%) là từ các hoạt động khác (IPPC, 2007).
1.1.3. Biểu hiện của biến đổi khí hậu
BĐKH trên Trái đất được thể hiện thông qua một số biểu hiện sau:
- Sự nóng lên của khí quyển và Trái đất nói chung
- Sự thay đổi thành phần và chất lượng khí quyển có hại cho môi trường sống
của con người và các sinh vật trên Trái đất
- Sự dâng cao mực nước biển do băng tan, dẫn tới sự ngập úng ở các vùng đất
thấp, các đảo nhỏ trên biển
8
9

- Sự di chuyển của các đới khí hậu tồn tại hàng nghìn năm trên các vùng khác
nhau của trái đất dẫn tới nguy cơ đe dọa sự sống của các loài sinh vật, các hệ sinh
thái và hoạt động của con người
- Sự thay đổi cường độ hoạt động của quá trình hoàn lưu khí quyển, chu trình
tuần hoàn nước trong tự nhiên và các chu trình sinh địa hóa khác
- Sự thay đổi năng suất sinh học của các hệ sinh thái, chất lượng và thành phần
của thủy quyển, sinh quyển và các địa quyển
Bằng chứng về sự nóng lên của hệ thống khí hậu được thể hiện ở sự gia tăng
nhiệt độ trung bình của không khí và đại dương trên toàn cầu, tình trạng băng tan và
tăng mực nước biển trung bình trở nên phổ biến. 11 trong số 12 năm qua (1995 –
2006) được xếp vào những năm có nhiệt độ bề mặt Trái đất nóng kỷ lục (từ năm
1850). Theo báo cáo của IPCC (2007), xu thế nhiệt độ tăng trong 100 năm (1906 –
2005) là 0,74
0
C (0,56
0
C đến 0,92
0
C), lớn hơn xu thế được đưa ra trong báo cáo đánh
giá lần thứ 3 của IPCC là 0,6
0
C (từ 0,4
0
C đến 0,8
0
C) (1901 – 2000). Sự gia tăng nhiệt
độ đang trở nên phổ biến trên toàn cầu và tăng nhiều hơn ở các khu vực vĩ độ cao ở
phía Bắc, khu vực đất liền nóng lên nhanh hơn các khu vực đại dương. Những thay
đổi về nồng độ khí nhà kính trong khí quyển, các sol khí, độ che phủ đất và bức xạ
mặt trời đã làm thay ðổi cân bằng nãng lýợng của hệ thống khí hậu. Lýợng khí thải

nhà kính trên toàn cầu do con ngýời ðã tăng khoảng 70% so với thời kỳ trước cách
mạng công nghiệp, trong khoảng thời gian từ 1970 đến 2004 (IPCC, 2007).
Trong 100 năm qua, lượng mưa có xu hướng tăng ở khu vực vĩ độ cao hơn 30
0
.
Tuy nhiên, lượng mưa lại có xu hướng giảm ở khu vực nhiệt đới từ giữa những năm
1970. Hiện tượng mưa lớn có dấu hiệu tăng ở nhiều khu vực trên thế giới (IPCC,
2007).
Mực nước biển toàn cầu đã tăng trong thế kỷ XX với tốc độ ngày càng cao. Hai
nguyên nhân chính làm tăng mực nước biển là sự giãn nở nhiệt của đại dương và sự
tan băng. Số liệu quan trắc mực nước biển trong thời kỳ 1961 – 2003 cho thấy tốc độ
tăng của mực nước biển trung bình toàn cầu khoảng 1,8 ± 0,5 mm/năm, trong đó đóng
9
10
góp do giãn nở nhiệt khoảng 0,42 ± 0,12 mm/năm và tan băng khoảng 0,7 ± 0,5
mm/năm (IPCC, 2007).
Ngoài ra, những biểu hiện rõ nét và thu hút nhiều sự quan tâm nhất hiện nay là
sự gia tăng về cả tần suất cũng như cường độ các hiện tượng thời tiết và khí hậu cực
đoan như bão, lũ, hạn hán, XNM…
1.1.4. Vấn đề thích ứng với biến đổi khí hậu
BĐKH không còn là vấn đề của một quốc gia riêng lẻ mà là vấn đề chung của
toàn cầu. BĐKH tác động đến những yếu tố cơ bản của đời sống con người trên phạm
vi toàn cầu như: nước, lương thực, năng lượng, sức khỏe và môi trường. Hàng trăm
triệu người trên thế giới có thể lâm vào nạn đói, thiếu nước, lụt lội và bệnh tật do Trái
đất nóng lên và NBD. Chính vì thế, thích ứng với BĐKH ngày càng trở thành vấn đề
cấp bách và quan trọng.
Thích ứng với BĐKH là sự điều chỉnh hệ thống tự nhiên hoặc con người đối
với hoàn cảnh hoặc môi trường thay đổi, nhằm mục đích giảm khả năng bị tổn
thương do dao động và BĐKH hiện hữu hoặc tiềm tàng và tận dụng các cơ hội do
nó mang lại.

Thích ứng còn có nghĩa là tất cả những phản ứng đối với BĐKH nhằm làm giảm
những tác động tiêu cực do BĐKH gây ra. Cây cối, động vật và con người không thể
tồn tại một cách đơn giản như trước khi có BĐKH nhưng hoàn toàn có thể thay đổi các
hành vi của mình để thích ứng và giảm thiểu các rủi ro từ những thay đổi đó.
Ngoài ra, thích ứng còn đòi hỏi sự đánh giá về các công nghệ và biện pháp
khác nhau nhằm phòng tránh những hậu quả bất lợi của BĐKH bằng cách ngăn
chặn hoặc hạn chế chúng, bằng cách nhanh chóng tạo ra sự thích ứng với BĐKH và
phục hồi một cách có hiệu quả sau những tác động của chúng hay bằng cách lợi
dụng những tác động tích cực.
Không có một công thức chung nào cho sự thành công của quá trình thích ứng.
Các quốc gia đối mặt với các loại hình và mức độ rủi ro khác nhau, xuất phát điểm
khác nhau về trình độ phát triển con người và tiềm năng công nghệ và tài chính. Về
lý thuyết, mọi quốc gia và mọi người đều có khả năng thích ứng. Thích ứng diễn ra
10
11
ở cả trong tự nhiên và hệ thống KT - XH. Tất cả các lĩnh vực KT - XH đều phải
thích ứng ở mức độ nhất định với BĐKH và ngay cả sự thích ứng này cũng thay đổi
để phù hợp với các điều kiện mới của BĐKH [2].
1.1.5. Sinh kế và sinh kế bền vững
Sinh kế thường được hiểu là việc làm để kiếm ăn và mưu sinh (từ điển Tiếng
Việt). Tức là bao gồm năng lực tiềm tàng, tài sản (cửa hàng, nguồn tài nguyên, đất
đai, đường sá,…).
Sinh kế bền vững bao gồm con người, năng lực và kế sinh nhai, gồm có lương
thực, thu nhập và tài sản của họ. Ba khía cạnh tài sản là tài nguyên, dự trữ và tài sản
vô hình như dư nợ và cơ hội. Sinh kế bền vững khi nó bao gồm hoặc mở rộng tài
sản địa phương và toàn cầu mà chúng phụ thuộc vào và lợi ích ròng tác động đến
sinh kế khác. Sinh kế bền vững về mặt xã hội khi nó có thể chống chịu hoặc hồi
sinh từ những thay đổi lớn và có thể cung cấp cho thế hệ tương lai (Chambers và
Conway, 1992).
1.2. TỔNG QUAN VỀ BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU

1.2.1. Biến đổi khí hậu trên thế giới
a. Biến đổi khí hậu trong quá khứ
Trong quá khứ, khí hậu Trái đất đã có những thay đổi với quy mô thời gian từ
vài triệu năm đến vài trăm năm. Những vụ núi lửa phun trào mạnh, đưa vào khí
quyển một lượng khói bụi khổng lồ ngăn cản ánh sáng Mặt trời xuống Trái đất, có
thể làm lạnh bề mặt Trái đất trong một thời gian dài. Sự thay đổi của dòng chảy đại
dương cũng làm thay đổi sự phân bố của nhiệt độ và lượng mưa.
Quá trình băng hà và không băng hà bắt đầu xảy ra từ khoảng hai triệu năm
TrCN. Trong thời gian này, nhiệt độ bề mặt Trái đất thường biến động 5 – 7
0
C. Tuy
nhiên, có thể có những biến động tới 10 – 15
0
C ở các vùng vĩ độ trung bình và vĩ độ
cao thuộc Bắc bán cầu. Ở thời kỳ không băng hà, khoảng 125.000 – 130.000 năm
TrCN, nhiệt độ trung bình ở Bắc bán cầu cao hơn thời kỳ tiền công nghiệp 2
0
C
(giữa thế kỷ XVIII).
11
12
Trái đất trải qua thời kỳ băng hà cuối cùng khoảng 18.000 năm TrCN. Trong
thời kỳ này, băng bao phủ phần lớn Bắc Mỹ, Bắc Âu và Bắc Á với mực nước biển
thấp hơn hiện nay tới 120m. Thời kỳ băng hà này kết thúc vào khoảng 10.000 –
15.000 năm TrCN.
Cách đây khoảng 12.000 năm, Trái đất ấm lên đáng kể đến khoảng 10.500 năm
TrCN. Sau đó Trái đất lạnh đi đột ngột, kéo dài khoảng 500 năm, rồi cũng đột ngột
chấm dứt và ấm trở lại.
Khoảng 5.000 – 6.000 năm trước, nhiệt độ không khí ở vĩ độ trung bình của
Bắc bán cầu cao hơn hiện nay 1 – 3

0
C. Trong thời kỳ cuối băng hà, có những thay
đổi nhỏ trong nhiệt độ trái đất và Trái đất cũng ấm hơn. Chẳng hạn, sa mạc Sahara
trong khoảng từ 12.000 – 14.000 năm TrCN là vùng có cây cỏ, các loài cá và chim
thú. Từ khoảng 4.000 năm TrCN, khí hậu Trái đất trở nên khô hạn, nhiều hồ bị cạn.
Có nhiều chứng cớ cho thấy, khoảng 5.000 – 6.000 năm TrCN, nhiệt độ cao hơn
hiện nay [35].
b. Biến đổi khí hậu hiện nay
Theo báo cáo đánh giá lần thứ tư của IPCC năm 2007, nhiệt độ trung bình toàn
cầu đã tăng khoảng 0,74
0
C trong thời kỳ 1906 – 2005 và tốc độ tăng của nhiệt độ
trong 50 năm gần đây gần gấp đôi so với 50 năm trước đó. Nhiệt độ trên lục địa
tăng nhanh hơn so với trên đại dương (IPCC, 2007).
Trong 100 năm qua, lượng mưa có xu hướng tăng ở khu vực vĩ độ cao hơn
30
0
C. Tuy nhiên, lượng mưa lại có xu hướng giảm ở khu vực nhiệt đới từ giữa
những năm 1970. Hiện tượng mưa lớn có dấu hiệu tăng ở nhiều khu vực trên thế
giới (IPCC, 2007).
Nóng lên toàn cầu làm tan băng, dẫn đến gia tăng mực nước biển. Từ năm
1961, mực nước biển trung bình trên toàn cầu dâng cao với tốc độ trung bình là 1,8
mm/năm (từ 1,3 – 2,3 mm/năm) và từ năm 1993 ở mức 3,1 mm/năm (từ 2,4 – 3,8
mm/năm), do sự dãn nở vì nhiệt, tan các mũ băng và những tảng băng ở vùng cực,
sự nóng lên toàn cầu làm giảm lượng băng và tuyết. Dữ liệu vệ tinh từ năm 1978
của NASA chỉ ra rằng, diện tích băng ở biển Bắc Cực giảm trung bình khoảng
12
13
2,7%/thập kỷ (dao động từ 2,1 - 3,3%/thập kỷ), mức giảm lớn nhất trong mùa hè là
7,4%/thập kỷ (dao động từ 5,0 - 9,8%/thập kỷ). Độ che phủ băng và tuyết ở vùng

núi nhìn chung giảm ở cả hai bán cầu.
Từ năm 1900 đến 2005, lượng mưa tăng đáng kể ở các khu vực phía Đông của
Bắc và Nam Mỹ, Bắc Âu, Bắc và Trung Á, nhưng giảm ở Sahel, Địa Trung Hải,
Nam Phi và các khu vực Nam Á. Tổng diện tích bị ảnh hưởng bởi hạn hán đã tăng
lên từ những năm 1970.
Trong hơn 50 năm qua, số ngày lạnh, đêm lạnh và sương giá ít hơn ở hầu hết
các khu vực đất liền và tăng số ngày nóng, đêm nóng. Các đợt sóng nhiệt trở nên
thường xuyên hơn ở hầu hết các khu vực đất liền, tần xuất của các hiện tượng như
mưa lớn tăng ở hầu hết các khu vực và kể từ năm 1975 phạm vi ảnh hưởng của mực
nước biển cao tăng trên toàn thế giới.
Nhiệt độ trung bình của Bắc bán cầu trong nửa sau của thế kỷ XX cao hơn bất
kỳ giai đoạn 50 năm nào trong 500 năm gần đây và có thể cao nhất trong ít nhất
1.300 năm qua. Bằng chứng quan sát được từ tất cả các châu lục và hầu hết các đại
dương chỉ ra rằng, nhiều hệ thống tự nhiên đang bị ảnh hưởng bởi BĐKH, đặc biệt
là nhiệt độ tăng.
(a) Nhiệt độ bề mặt trung bình toàn cầu
(b) Mực nước biển dâng trung bình toàn cầu
(c) Lớp phủ băng tuyết ở Bắc bán cầu
Hình 1.1. Thay đổi nhiệt độ, mực nước biển dâng và độ che phủ băng tuyết
ở Bắc bán cầu (IPCC, 2007)
13
14
Băng ở hai cực đang tan với tốc độ nhanh chóng. Các dòng sông băng trên thế
giới đang bị thu hẹp lại và ngày càng mỏng hơn. Do nước biển hấp thụ nhiều nhiệt
hơn băng nên khi diện tích băng nhỏ lại, lượng nhiệt hấp thụ tăng lên làm cho băng
tan nhiều hơn. Dưới tác động của BĐKH, lớp băng của đảo Greenland có thể tan chảy
với tốc độ 400 tỷ tấn mỗi năm. Trong thời gian từ năm 2000 đến 2010, đảo băng này đã
mất 229 km
2
[35].

1.2.2. Biến đổi khí hậu ở Việt Nam
a. Biểu hiện của biến đổi khí hậu ở Việt Nam
* Nhiệt độ
Trong khoảng 50 năm qua (1951 – 2000), nhiệt độ trung bình năm ở Việt Nam
đã tăng lên 0,7
0
C. Nhiệt độ trung bình năm của 4 thập kỷ gần đây (1961 – 2000) cao
hơn trung bình năm của 3 thập kỷ trước đó (1931 – 1960). Nhiệt độ trung bình năm
của thập kỷ 1991 – 2000 ở Hà Nội, Đà Nẵng, Hồ Chí Minh đều cao hơn trung bình
của thập kỷ 1931 – 1940 lần lượt là 0,8, 0,4 và 0,6
0
C. Năm 2007, nhiệt độ trung
bình năm ở cả 3 nơi trên đều cao hơn trung bình của thập kỷ 1931 – 1940 từ 0,8 –
1,3
0
C và cao hơn thập kỷ 1991 – 2000 từ 0,4 – 0,5
0
C [3].
Tính trung bình cho cả nước, nhiệt độ mùa đông ở nước ta đã tăng lên 1,2
0
C
trong 50 năm qua. Nhiệt độ tháng VII tăng khoảng 0,3 – 0,5
0
C/50 năm trên tất cả
các vùng khí hậu của nước ta. Xu hướng chung của nhiệt độ là tăng trên hầu hết các
khu vực trên cả nước, tuy nhiên có những khu vực nhỏ thuộc vùng ven biển Trung
Bộ và Nam Bộ như Thừa Thiên Huế, Quảng Ngãi, Tiền Giang có xu hướng giảm
của nhiệt độ.
Mức thay đổi nhiệt độ cực đại trên toàn Việt Nam nhìn chung giao động trong
khoảng từ -3

0
C đến 3
0
C. Mức thay đổi nhiệt độ cực tiểu chủ yếu dao động trong
khoảng -5
0
C đến 5
0
C. Xu thế chung của nhiệt độ cực đại và cực tiểu là tăng, tốc độ
tăng của nhiệt độ cực tiểu nhanh hơn so với nhiệt độ cực đại, phù hợp với xu thế
chung của BĐKH toàn cầu [3].
14
15
* Lượng mưa
Lượng mưa mùa mưa (tháng V – X) giảm từ 5 đến hơn 10% trên đa phần diện
tích phía Bắc nước ta và tăng khoảng 5 đến 20% ở các vùng khí hậu phía Nam trong
50 năm qua. Xu thế diễn biến của lượng mưa năm tương tự như lượng mưa mùa
mưa, tăng ở các vùng khí hậu phía Nam và giảm ở các vùng khí hậu phía Bắc. Khu
vực Nam Trung Bộ có lượng mưa mùa khô, mùa mưa và lượng mưa năm tăng mạnh
nhất so với các vùng khác ở nước ta, nhiều nơi đến 20% trong 50 năm qua. Lượng
mưa ngày cực đại tăng lên ở hầu hết các vùng khí hậu, nhất là trong những năm gần
đây. Số ngày mưa lớn cũng có xu thế tăng lên tương ứng, nhiều biến động mạnh xảy
ra ở khu vực miền Trung [3].
* Nước biển dâng
Số liệu mực nước quan trắc ở các trạm hải văn ven biển Việt Nam cho thấy xu
thế biến đổi mực nước biển trung bình năm không giống nhau. Xu thế biến đổi trung
bình của mực nước biển dọc bờ biển Việt Nam là khoảng 2,8 mm/năm. Số liệu mực
nước đo đạc từ vệ tinh từ năm 1993 đến 2010 cho thấy, dải ven bờ Việt Nam, khu vực
ven biển Trung Trung Bộ và Tây Nam Bộ có xu hướng tăng mạnh hơn, trung bình
cho toàn dãi ven biển Việt Nam tăng khoảng 2,9 mm/năm. Theo số liệu quan trắc

trong khoảng 50 năm qua ở các trạm Cửa Ông và Hòn Dấu, mực nước biển trung
bình đã tăng lên khoảng 20 cm, phù hợp với xu thế chung của toàn cầu [3].
* Thiên tai và các hiện tượng thời tiết cực đoan gia tăng
- Hạn hán bao gồm hạn tháng và hạn mùa có xu thế tăng lên nhưng với mức độ
không đồng đều giữa các vùng và giữa các nơi trong từng vùng khí hậu. Hiện tượng
nắng nóng có dấu hiệu gia tăng rõ rệt ở nhiều vùng trong cả nước, đặc biệt là Trung
Bộ và Nam Bộ.
- Số lượng xoáy thuận nhiệt đới hoạt động trên khu vực biển Đông có xu
hướng tăng nhẹ, trong khi đó số cơn ảnh hưởng hoặc đổ bộ vào đất liền Việt Nam
không có xu hướng biến đổi rõ ràng. Khu vực đổ bộ của các cơn bão và áp thấp
nhiệt đới vào Việt Nam có xu hướng lùi dần về phía Nam lãnh thổ nước ta; số lượng
các cơn bão rất mạnh có xu hướng gia tăng; mùa bão có xu hướng kết thúc muộn
15
16
hơn trong thời gian gần đây. Tuy nhiên, mức độ ảnh hưởng của bão đến nước ta có
xu hướng mạnh lên [3].
b. Kịch bản biến đổi khí hậu, nước biển dâng ở Việt Nam
Các kịch bản phát thải khí nhà kính được chọn để tính toán xây dựng kịch bản
BĐKH cho Việt Nam là kịch bản phát thải thấp (kịch bản B1), kịch bản phát thải
trung bình (kịch bản B2, A1B) và kịch bản phát thải cao (kịch bản A2, A1FI).
* Về nhiệt độ
Nhiệt độ mùa đông có thể tăng nhanh hơn so với nhiệt độ mùa hè ở tất cả các
vùng khí hậu của nước ta. Nhiệt độ ở các vùng khí hậu phía Bắc có thể tăng nhanh
hơn so với các vùng khí hậu phía Nam.
- Theo kịch bản phát thải thấp: đến cuối thế kỷ XXI, nhiệt độ trung bình năm tăng
từ 1,6 đến lớn hơn 2,2
0
C trên đại bộ phận diện tích phía Bắc (từ Thừa Thiên Huế trở
ra). Mức tăng nhiệt độ từ 1,0 đến 1,6
0

C ở đại bộ phận diện tích phía Nam (từ Quảng
Nam trở vào).
(a) (b) (c)
Hình 1.2. Mức tăng nhiệt độ trung bình (
o
C) mùa đông (a), mùa xuân (b)
và mùa hè (c) vào cuối thế kỷ XXI theo kịch bản phát thải thấp
- Theo kịch bản phát thải trung bình: đến cuối thế kỷ XXI, nhiệt độ tăng từ 1,9
đến 3,1
0
C ở hầu khắp diện tích cả nước, nơi có mức tăng cao nhất là khu vực từ Hà
Tĩnh đến Quảng Trị với mức tăng trên 3,1
0
C. Một phần diện tích Tây Nguyên và
Tây Nam Bộ có mức tăng thấp nhất, từ 1,6 đến 1,9
0
C.
(a) (b) (c)
Hình 1.3. Mức tăng nhiệt độ trung bình (
o
C) mùa đông (a), mùa xuân (b)
và mùa hè (c) vào cuối thế kỷ XXI theo kịch bản phát thải trung bình
- Theo kịch bản phát thải cao: đến cuối thế kỷ XXI, nhiệt độ trung bình năm có
mức tăng chủ yếu từ 2,5 đến cao hơn 3,7
0
C trên hầu hết diện tích nước ta. Nơi có
mức tăng thấp nhất, từ 1,6 đến 2,5
0
C là ở một phần diện tích thuộc Tây Nguyên và
Tây Nam Bộ.

16
17
(a) (b) (c)
Hình 1.4.Mức tăng nhiệt độ trung bình (
o
C) mùa đông (a), mùa xuân (b)
và mùa hè (c) vào cuối thế kỷ XXI theo kịch bản phát thải cao
* Về lượng mưa:
- Theo kịch bản phát thải thấp: lượng mưa tăng đến 5% vào giữa thế kỷ XXI,
và trên 6% vào cuối thế kỷ 21. Mức tăng thấp nhất là ở Tây Nguyên, chỉ vào
khoảng dưới 2% vào giữa và cuối thế kỷ 21.
Hình 1.5. Mức thay đổi lượng mưa năm (%) vào giữa (a) và cuối thế kỷ XXI (b)
theo kịch bản phát thải thấp
- Theo kịch bản phát thải trung bình: mức tăng phổ biến của lượng mưa năm
trên lãnh thổ Việt Nam từ 1 – 4% (vào giữa thế kỷ) và từ 2 – 7% (vào cuối thế kỷ).
Tây Nguyên là khu vực có mức tăng thấp hơn so với các khu vực khác trên cả nước,
với mức tăng khoảng dưới 1% vào giữa thế kỷ và từ dưới 1 đến gần 3% vào cuối
thế kỷ XXI.
(a) (b)
Hình 1.6. Mức thay đổi lượng mưa năm (%) vào giữa (a) và cuối thế kỷ 21 (b)
theo kịch bản phát thải trung bình
- Theo kịch bản phát thải cao: lượng mưa năm vào giữa thế kỷ tăng phổ biến từ 1
– 4%, đến cuối thế kỷ mức tăng có thể từ 2 đến trên 10%. Khu vực Tây Nguyên có
mức tăng ít nhất, khoảng dưới 2% vào giữa thế kỷ và từ 1 – 4% vào cuối thế kỷ XXI.
17
18
Hình 1.7. Mức thay đổi lượng mưa năm (%) vào giữa (a) và cuối thế kỷ 21 (b)
theo kịch bản phát thải cao
* Kịch bản nước biển dâng
- Theo kịch bản phát thải thấp (B1): Vào giữa thế kỷ XXI, trung bình trên toàn

Việt Nam, mực NBD trong khoảng từ 18 – 25 cm. Đến cuối thế kỷ XXI, mực NBD
cao nhất ở khu vực từ Cà Mau đến Kiên Giang trong khoảng từ 54 – 72 cm; thấp
nhất ở khu vực Móng Cái trong khoảng từ 42 – 57 cm. Trung bình toàn Việt Nam,
mực NBD trong khoảng từ 49 – 64 cm.
- Theo kịch bản phát thải trung bình (B2): Vào giữa thế kỷ XXI, trung bình
trên toàn Việt Nam, mực NBD trong khoảng từ 24 – 27 cm. Đến cuối thế kỷXXI,
mực NBD cao nhất ở khu vực từ Cà Mau đến Kiên Giang trong khoảng từ 62 – 82
cm; thấp nhất ở khu vực Móng Cái trong khoảng từ 49 – 64 cm. Trung bình toàn
Việt Nam, mực NBD trong khoảng từ 57 – 73 cm.
- Theo kịch bản phát thải cao (A1FI): Vào giữa thế kỷ XXI, trung bình trên
toàn Việt Nam, mực NBD trong khoảng từ 26 – 29 cm. Đến cuối thế kỷ XXI, mực
NBD cao nhất ở khu vực từ Cà Mau đến Kiên Giang trong khoảng từ 85 – 105 cm;
thấp nhất ở khu vực Móng Cái trong khoảng từ 66 – 85 cm. Trung bình toàn Việt
Nam, mực NBD trong khoảng từ 78 – 95 cm [3].
18
19
Hình 1.8. Kịch bản nước biển dâng cho các khu vực ven biển Việt Nam
c. Thích ứng với biến đổi khí hậu ở Việt Nam
Nhận thức rõ những tác động hiện hữu và nguy cơ tiềm tàng của BĐKH đến
sự phát triển bền vững của đất nước, Chính phủ Việt Nam đã sớm tham gia và phê
chuẩn Công ước khung của Liên Hợp Quốc về BĐKH năm 1994 và phê chuẩn Nghị
định thư Kyoto năm 2002. Trong thời gian qua, Việt Nam đã tham gia nhiều hoạt
động của khu vực và toàn cầu về BĐKH. Việt Nam đã tham gia tất cả các Hội nghị
của các bên (từ COP 1 đến COP 16) về BĐKH.
Bộ TN&MT được Chính phủ giao nhiệm vụ là đầu mối quốc gia để triển khai
Công ước khung và Nghị định thư Kyoto. Bộ này đã phối hợp với các Bộ, Ngành
liên quan xây dựng Chương trình Mục tiêu Quốc gia ứng phó với BĐKH. Chương
trình đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt ngày 02/12/2008 và trở thành định
hướng và chiến lược cơ bản quốc gia để ứng phó với BĐKH.
Mục tiêu chiến lược của Chương trình Mục tiêu quốc gia ứng phó với BĐKH là

đánh giá được mức độ tác động của BĐKH đối với các lĩnh vực, ngành và địa
phương trong từng giai đoạn và xây dựng được kế hoạch hành động có tính khả thi để
ứng phó hiệu quả với BĐKH cho từng giai đoạn ngắn hạn và dài hạn, nhằm đảm bảo
sự phát triển bền vững của đất nước, tận dụng các cơ hội phát triển nền kinh tế theo
hướng cacbon thấp và tham gia cùng cộng đồng quốc tế trong nỗ lực giảm nhẹ
BĐKH, bảo vệ hệ thống khí hậu Trái đất.
19
20
Nhiều Bộ, Ngành và địa phương đã triển khai các chương trình, dự án nghiên
cứu diễn biến và tác động của BĐKH đến tài nguyên, môi trường, sự phát triển KT –
XH, đề xuất và bước đầu thực hiện những giải pháp ứng phó. Bộ TN&MT đã xây
dựng kế hoạch hành động ứng phó với BĐKH giai đoạn 2011 – 2015. Bộ NN&PTNT
cũng đã đưa ra Khung Chương trình hành động thích ứng với BĐKH cho ngành
NN&PTNTgiai đoạn 2008 – 2020. Một số Tsỉnh thành đã và đang xây dựng Kế
hoạch hành động ứng phó với BĐKH cho riêng Tỉnh mình.
Việt Nam đang tiếp tục thực hiện các hoạt động nghiên cứu về thích ứng với
BĐKH. Các hoạt động này nhằm trả lời những câu hỏi: Những khu vực nào của đất
nước sẽ phải chịu ảnh hưởng nhiều nhất của BĐKH; những ngành kinh tế nào sẽ
chịu ảnh hưởng xấu; có những hoạt động nào thu được lợi ích từ những hậu quả
tiềm năng của BĐKH; những biện pháp nào có thể giảm được nhiều nhất tác động
xấu của BĐKH; làm thế nào để lồng ghép sự thích ứng vào những chiến lược phát
triển ưu tiên khác.
Những biện pháp truyền thống ứng phó với BĐKH như xây dựng hệ thống đê,
mương, các công trình điều tiết và phân lũ, dự báo thời tiết,… đang được khai thác
tích cực. Những chiến lược thích ứng với BĐKH hiện nay sẽ thay đổi khái niệm về
sự thích ứng từ bị động đối phó thành chủ động phòng ngừa, đưa những ảnh hưởng
tiềm ẩn của BĐKH như là một chỉ dẫn quan trọng cho việc hoạch định chính sách,
khác với kiểu thích ứng “trông và chờ” truyền thống. Trọng tâm nhất của những
phương án thích ứng được nhằm vào những lĩnh vực dễ bị ảnh hưởng nhất của đất
nước do BĐKH trong tương lai, bao gồm: tài nguyên nước, nông nghiệp, lâm nghiệp,

thủy sản, năng lượng, giao thông vận tải, y tế, vùng ven biển,… [35].
1.3. LỊCH SỬ NGHIÊN CỨU VÀ CÁC QUAN ĐIỂM TIẾP CẬN
1.3.1. Lịch sử nghiên cứu
a. Tình hình nghiên cứu trên thế giới
BĐKH từ lâu đã trở thành sự quan tâm đặc biệt của các quốc gia trên thế giới.
Rất nhiều công trình nghiên cứu ra đời cùng các giải pháp giảm nhẹ và thích ứng
trong nông nghiệp.
20
21
Trên thế giới đã tổ chức nhiều hội nghị, hội thảo và nhiều tổ chức ra đời như
IUCN, WWF, UNESCO, IPCC,… nhằm cứu vãn loài người trước sự tác động của
BĐKH hiện nay. Năm 1992, hội nghị quốc tế do Liên hiệp quốc triệu tập họp tại
Rio de Janeiro đã thông qua Công ước khung của Liên hiệp quốc về BĐKH
(UNFCCC). Sau hội nghị quốc tế về BĐKH, Ủy ban Liên Chính phủ về BĐKH của
Liên hiệp quốc (IPCC) được thành lập, thu hút sự tham gia của hàng ngàn nhà khoa
học trên thế giới. Năm 1997, tại hội nghị Kyoto, Chương trình khung về BĐKH
mang tầm quốc tế của Liên hiệp quốc được thông qua với 165 quốc gia và bắt dầu
có hiệu lực vào tháng 02/2005.
Trong báo cáo “Climate forecasting and application in Banglades” tại Hội
tham vấn quốc gia, Peter và Robert (2001) đã nghiên cứu sử dụng công nghệ thông
tin trong cảnh báo thiên tai. Việc cảnh báo sớm lên trước 2 tháng có thể giúp bà con
nông dân chủ động gieo trồng, thu hoạch trước khi mùa mưa bão xuất hiện. Ngoài
ra việc dự báo sớm trước 48 – 72 giờ sẽ giúp nông dân có thời gian di tản, kê cao tài
sản, di chuyển động vật nuôi lên địa điểm cao hơn.
Các tác giả Parry (2002), Vlek và nnk (2004), Zalikhanov (2004), I.Burton và
B.Lim (2005) đã nghiên cứu tác động của BĐKH đến nông nghiệp, đồng thời đưa
ra những biện pháp thích ứng ở các quốc gia khác nhau. Các giải pháp thích ứng
trong nông nghiệp thường được đưa ra bằng các hình thức như thay đổi mùa vụ sản
xuất, ngày gieo trồng, cải thiện nguồn cung cấp nước và hệ thống thủy lợi, quản lý
đầu vào, lựa chọn giống cây trồng và kỹ thuật trồng phù hợp để giảm tình trạng áp

lực cao do BĐKH gây ra,…
Năm 2007, Ramamasy và Baas qua quá trình nghiên cứu đã xuất bản cuốn
sách “Climate variability and change: adaptation to drought in Bangladest”. Sự thay
đổi về khí hậu đã làm gia tăng tần xuất hạn hán cho nhiều vùng ở Bangladest và gây
thiệt hại lớn đến SXNN. Cuốn sách đã trình bày nhiều thông tin về những biểu hiện,
ảnh hưởng của hạn hán cũng như lựa chọn cách thích ứng trong nông nghiệp ở các
vùng hạn Bangladest. Ngoài ra, các tác giả còn giới thiệu ứng dụng của dự báo thời
tiết vào nâng cao năng lực thích ứng cho cộng đồng dân cư nơi đây.
21
22
Năm 2008, Lyndsay Erin Kean đã nghiên cứu năng lực thích ứng BĐKH của
các nhà chức trách tại Ontario, Canada. Nghiên cứu này chỉ ra một số biện pháp
thích ứng và nâng cao năng lực quản lý bằng các thể chế, kế hoạch, chính sách của
các cấp chính quyển và các nguồn tài nguyên nước ở quy mô đầu nguồn thông qua
sự hợp tác của các Thành phố, Tỉnh, Chính phủ, các bên liên quan và các thành viên
của cộng đồng.
Năm 2009, nghiên cứu “Đông Nam Á và những hòn đảo ở Thái Bình Dương:
ảnh hưởng của BĐKH đến năm 2030” đã xác định và tóm tắt các nghiên cứu mới
nhất, đánh giá của các chuyên gia liên quan đến tính dễ bị tổn thương do tác động
của BĐKH như: mực NBD, nhu cầu cấp nước, thay đổi trong nông nghiệp, hủy hoại
sinh thái, cơ sở hạ tầng và các mẫu bệnh.
Ngoài các nghiên cứu cá nhân, nhiều tổ chức phi chính phủ đã chủ trì hoặc
phối hợp tổ chức nhiều dự án về phòng tránh, giảm nhẹ thiên tai và thích ứng với
BĐKH. Tổ chức UNDP của Liên hiệp quốc đã phối hợp với các tổ chức khác (WB,
ADB,…) tài trợ nhiều dự án quốc tế. Đặc biệt nhiều dự án đã xây dựng được các
mô hình sinh kế thích ứng rất hiệu quả cho những vùng bị ảnh hưởng, nâng cao thu
nhập cho nông hộ.
b. Tình hình nghiên cứu ở Việt Nam
Ngân hàng Phát triển Châu Á (ADP, 1994) đã xếp Việt Nam, đặc biệt là vùng
Đồng bằng sông Cửu Long, nằm trong nhóm quốc gia có nguy cơ tổn thương cao

do tác động của hiện tượng BĐKH và NBD. Hiệp định khung về BĐKH của Liên
hiệp quốc (UNFCCC, 2003) đã dẫn chứng Thông báo đầu tiên của Việt Nam về
BĐKH (SRV, MONRE 2003) cho biết trong suốt 30 năm vừa qua, mực nước quan
trắc dọc theo bờ biển Việt Nam có dấu hiệu gia tăng, Bộ TN&MT ước tính đến năm
2050 mực nước biển sẽ gia tăng thêm 33 cm và đến năm 2100 sẽ tăng thêm 1,0 m.
Với nguy cơ này, Việt Nam sẽ chịu tổn thất mỗi năm chừng 17 tỷ USD.
Nguyễn Đức Ngữ, Nguyễn Trọng Hiệu (1990) đã nghiên cứu “BĐKH Việt
Nam trong khoảng 100 năm gần đây”, thông qua chuỗi các số liệu đã chứng minh
được sự BĐKH ở Việt Nam về nhiệt độ, lượng mưa, mực NBD và dự báo sự
BĐKH, đề xuất các giải pháp ứng phó đối với Việt Nam.
22
23
Năm 2002, Trung tâm nghiên cứu và hợp tác quốc tế Canada (CECI) đã công bố
công trình nghiên cứu “Xây dựng năng lực thích ứng với BĐKH ở miền trung Việt
Nam”. Công trình nghiên cứu này nhằm củng cố năng lực để thiết lập, xây dựng các
chiến lược thích ứng cho cộng đồng thông qua việc ứng phó với thiên tai, lồng ghép
việc phòng và giảm thiếu rủi ro, thiệt hại và kế hoạch phát triển của địa phương.
Năm 2003, dưới sự tài trợ của GEF/UNDP, Viện Khí tượng Thủy văn, Bộ
TN&MT đã đưa ra “Thông báo đầu tiên của Việt Nam cho công ước khung của
Liên hiệp quốc về BĐKH”, báo cáo về tình hình phát thải khí nhà kính của Việt
Nam trong năm 1994, những tác động tiềm tàng của BĐKH và biện pháp thích ứng
cho các ngành KT - XH của Việt Nam.
Viện Khí tượng Thủy văn, Bộ TN&MT (2007) đã có công trình nghiên cứu “Tác
động của NBD và các biện pháp thích ứng của Việt Nam” đã nêu lên sự dâng cao của
mực nước biển qua các thời kỳ và các biện pháp thích ứng cần thiết.
Viện Khí tượng Thủy Văn vào năm 2008 đã triển khai dự án “Tăng cường
năng lực quốc gia ứng phó với BĐKH ở Việt Nam” nhằm giảm nhẹ thiệt hại và
kiểm soát phát thải khí nhà kính. Công trình này đã đưa ra một khung thể chế cho
việc thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia về BĐKH.
Lê Văn Ân (2010) có bài viết “Các biến động môi trường và tài nguyên tự

nhiên do NBD và các động thái cần thực thi nhằm hạn chế biến động giảm nhẹ thiên
tai” tại hội thảo Khoa học Địa lý. Bài viết đã đánh giá sự dâng cao nguồn nước biển
trên thế giới, Việt Nam, nêu lên các biến động cơ bản của tài nguyên, môi trường do
NBD và các giải pháp cần thiết để hạn chế.
Bộ TN&MT (2012) đã công bố “Kịch bản BĐKH và NBD” dưới sự kế thừa
kịch bản BĐKH và NBD những năm trước và tình hình diễn biến thực tế của
BĐKH tại Việt Nam đã đưa ra: những biểu hiện của BĐKH, NBD trên thế giới và
Việt Nam; xây dựng kịch bản BĐKH, NBD cho Việt Nam. Đây là định hướng cho
Bộ, Ngành, Địa phương đánh giá tác động của BĐKH và triển khai kế hoạch hành
động nhằm thích ứng, giảm thiểu những tác động tiềm tàng của BĐKH.
23
24
c. Tình hình nghiên cứu ở tỉnh Thừa Thiên Huế
Thừa Thiên Huế là một trong những khu vực ở nước ta chịu ảnh hưởng khá
nặng nề của thiên tai như bão, mưa lớn gây lũ lụt, gió Tây Nam khô nóng gây hạn
hán gây hậu quả nghiêm trọng, tàn phá môi trường sinh thái, ảnh hưởng cho sản
xuất và đời sống của người dân đặc biệt là hoạt động SXNN. Do đó, việc nghiên
cứu về BĐKH ở tỉnh Thừa Thiên Huế đã được rất nhiều nhà khoa học cũng như các
ban ngành quan tâm.
Các công trình nghiên cứu đã đánh giá được sự tác động của BĐKH trên địa
bàn tỉnh Thừa Thiên Huế cũng như đối với từng lĩnh vực khác nhau, khả năng thích
ứng của cộng đồng,… Cùng với đó, việc đánh giá các mô hình thích ứng với BĐKH
cũng được các nhà nghiên cứu rất quan tâm. Kết quả nghiên cứu đã phần nào cho
thấy những tác động cụ thể của BĐKH trên địa bàn Tỉnh. Trên cơ sở đó, các tác giả
cũng đã đưa ra được các giải pháp cụ thể nhằm thích ứng với BĐKH của từng địa
phương. Theo thống kê chưa đầy đủ, một số công trình nghiên cứu tiêu biểu như:
Ảnh hưởng của BĐKH toàn cầu lên tỉnh Thừa Thiên Huế; mô hình thích ứng với
BĐKH cấp cộng đồng tại cùng trũng thấp ở tỉnh Thừa Thiên Huế; khả năng thích
ứng với BĐKH của người dân ở vùng ĐBVB tỉnh Thừa Thiên Huế…
Nhìn chung, cho đến nay đã có nhiều các công trình nghiên cứu khác nhau về

ảnh hưởng của BĐKH đến tài nguyên, môi trường hay các hoạt động KT – XH ở
lãnh thổ nghiên cứu. Đây là cơ sở dữ liệu quan trọng được sử dụng trong quá trình
nghiên cứu. Song, đối với lãnh thổ nghiên cứu thì hiện nay vẫn chưa có công trình
nào đánh giá một cách đầy đủ các tác động cũng như đề xuất giải pháp sinh kế bền
vững trong bối cảnh BĐKH hiện nay.
1.3.2. Các quan điểm tiếp cận
a. Quan điểm hệ thống
Khu vực ĐBVB tỉnh Thừa Thiên Huế là một bộ phận trong hệ thống lãnh thổ
Việt Nam và của toàn cầu. Vì vậy, nghiên cứu BĐKH ở vùng ĐBVB phải đứng trên
quan điểm hệ thống để rút ra được mối quan hệ qua lại của khí hậu địa phương, của
Việt Nam và toàn thế giới. Đồng thời, khi nghiên cứu ảnh hưởng của BĐKH đến
24
25
SXNN phải xem xét, phân tích trong mối quan hệ với ảnh hưởng đến nền nông
nghiệp của Tỉnh để thấy rõ được sự thay đổi, mức độ tác động ở tầm nhìn rộng hơn.
Cùng với đó, việc đề xuất các giải pháp cũng đặt trong toàn bộ hệ thống tự nhiên
của lãnh thổ nghiên cứu để đảm bảo các giải pháp hợp lý nhằm thích ứng với
BĐKH ở khu vực nghiên cứu nói riêng và toàn tỉnh Thừa Thiên Huế nói chung.
b. Quan điểm tổng hợp
Khí hậu ở bất cứ quy mô nào đều được hình thành bởi sự tác động tổng thể của
3 nhóm nhân tố: bức xạ mặt trời, hoàn lưu khí quyển và bề mặt đệm. Vì vậy, khi
nghiên cứu khí hậu nói chung và bất kỳ hướng vận động nào của khí hậu đều phải
xem xét tất cả các nhân tố tác động, rút ra được nhân tố chủ đạo. Quan điểm tổng
hợp cũng yêu cầu các giải pháp phải thực thi đầy đủ và mỗi giải pháp phải được tiến
hành trong mối quan hệ tổng hợp với các giải pháp khác.
c. Quan điểm lịch sử - viễn cảnh
Trong tự nhiên, các đối tượng địa lý đều có quá trình phát sinh và phát triển,
tức là thường xuyên có những thay đổi, biến động theo thời gian. BĐKH đã phản
ánh sự vận động của đối tượng theo thời gian, do đó khi nghiên cứu cần phải đứng
trên quan điểm lịch sử - viễn cảnh, thông qua số liệu nhiều năm để rút ra các quy

luật và xu hướng BĐKH, làm cơ sở khoa học cho phân tích ảnh hưởng của BĐKH
đến SXNN, dự báo tác động cho tương lai cũng như đề xuất các giải pháp mang
tính khả thi cao và hiệu quả.
d. Quan điểm lãnh thổ
Bên cạnh những đặc điểm chung của toàn bộ khu vực, quốc gia, vùng ĐBVB
tỉnh Thừa Thiên Huế còn có những đặc trưng riêng về tự nhiên, KT – XH. Vì vậy,
khi nghiên cứu ảnh hưởng của BĐKH ở khu vực cần dựa trên quan điểm lãnh thổ
để phản ánh đúng tính chất và mức độ ảnh hưởng của nó, từ đó đề xuất các giải
pháp thích hợp với lãnh thổ nghiên cứu.
e. Quan điểm phát triển bền vững
Phát triển bền vững là yêu cầu vừa là mục tiêu trong các chiến lược phát triển
hiện nay. Để sự phát triển KT – XH không mâu thuẫn với bảo vệ môi trường và
25

×