Tải bản đầy đủ (.docx) (6 trang)

BẢN NHẬN xét LUẬN văn THẠC sĩ của PHẢN BIỆN

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (92.82 KB, 6 trang )

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc Lập – Tự Do – Hạnh Phúc
--------------------------------------

Mẫu CH11

BẢN NHẬN XÉT LUẬN VĂN THẠC SĨ CỦA PHẢN BIỆN


Tên học viên: Vương Trung Hiếu



Tên đề tài: Quản lý vốn đầu tư xây dựng cơ bản từ ngân sách nhà nước ở Bộ Tài
chính



Chuyên ngành: Quản lý kinh tế



Họ và tên người nhận xét:



Cơ quan công tác:

Mã số: ……………………………

NỘI DUNG NHẬN XÉT


I. PHẦN NHẬN XÉT:
1. Về tính cấp thiết, ý nghĩa khoa học, thực tiễn của đề tài
Xây dựng cơ bản là việc tạo dựng hạ tầng cốt lõi để đảm bảo cho sự vận hành và phát
triển của mỗi đơn vị, tổ chức hay mỗi địa phương, mỗi quốc gia. Do vậy, mỗi tổ chức, địa
phương, quốc gia luôn chú trọng huy động và tập trung nguồn lực tài chính để đầu tư xây
dựng, phát triển hạ tầng.
Đối với các tổ chức hành chính sự nghiệp, thì đa phần nguồn vốn phục vụ cho xây dựng
cơ bản là từ nguồn ngân sách nhà nước. Điều này, đặt ra vấn đề là trong bối cảnh nguồn lực
vốn từ ngân sách cấp còn hạn chế thì phải quản lý làm sao cho hiệu quả, tránh thất thoát, lãng
phí là vấn đề đặt ra đối với các tổ chức cũng như cơ quan quản lý nhà nước.
Xuất phát từ nhận định trên, việc lựa chọn và nghiên cứu vấn đề “Quản lý vốn đầu tư
xây dựng cơ bản từ ngân sách nhà nước ở Bộ Tài chính” là một vấn đề cấp thiết và có ý nghĩa
thực tiễn.
2. Độ tin cậy của số liệu và tính hiện đại của luận văn
Về cơ bản số liệu sử dụng trong luận văn là đáng tin cậy
3. Ưu điểm và nhược điểm về nội dung, kết cấu và hình thức của luận văn
3.1. Ưu điểm
- Về cơ bản các nội dung của các chương, mục tiết là phù hợp.
- Phương pháp nghiên cứu là phù hợp
3.2. Hạn chế
- Bộ Tài chính là cơ quan vừa có chức năng quản lý vốn đầu tư xây dựng cơ bản ở cấp vĩ
mô, vừa phải quản lý vốn đầu tư xây dựng cấp cho chính đơn vị. Đề tài chỉ nghiên cứu quản lý
/STORAGE1/VHOST/CONVERT.123DOC.VN/DATA_TEMP/DOCUMENT/MHU1490685529-2953681-14906855296395/MHU1490685529.DOCX

603101 QLKT: 603401

Mã số ngành QTKD: 603405 – KTĐN: 603107 – TCNH: 603420 - KTCT:


Mẫu CH11


vốn đầu tư xây dựng trong các đơn vị thuộc Bộ Tài chính, do vậy phần tính cấp thiết, mục đích,
giới hạn về nội dung cần mô tả rõ ràng hơn.
- Cơ sở lý luận tại chương 1, mặc dù chương mục tiết là phù hợp nhưng nội dung nghiên cứu
lại khá sơ sài, đa phần mới mô tả, giới thiệu qua về các vấn đề (tổng thể dài 14/ 70 trang)
- Chương 2, phần 2.2.1. Phát hiện các vấn đề cần nghiên cứu; 2.2.2. Xác định câu hỏi nghiên
cứu đã được trình bày trong phần mục đích, nhiệm vụ và câu hỏi nghiên cứu ở phần Mở đầu
nên không cần thiết phải trình bày lại.
- Chương 2, cũng chưa mô tả được các vấn đề như chỉ tiêu nghiên cứu; quá trình, kết quả thu
thập dữ liệu làm cơ sở cho việc phân tích, nhận định trong chương 3. Do vậy, một số nhận định
trong chương 3 chưa có được độ tin cậy cao, đồng thời LV cũng không có trích dẫn cho các
nhận định này.
II. PHẦN CẦU HỎI:
Nhiều đơn vị thành lập Ban Quản lý các dự án. Với Bộ Tài chính quản lý ngân sách nhà
nước về xây dựng cơ bản qua các Ban này như thế nào, mô hình ra sao?
III. KẾT LUẬN (Cần ghi rõ mức độ đồng ý hay không đồng ý nội dung đề tài và các yêu cầu chỉnh sửa,…)
Với những ý kiến và đánh giá như trên, tôi đồng ý để học viên bảo vệ luận văn của mình,
và sau bảo vệ tiến hành chỉnh sửa và bổ sung những gì cần thiết.
Kính mong Hội đồng đánh giá luận văn Thạc sĩ đồng ý.

Hà Nội,ngày
XÁC NHẬN CHỮ KÝ

/STORAGE1/VHOST/CONVERT.123DOC.VN/DATA_TEMP/DOCUMENT/MHU1490685529-2953681-14906855296395/MHU1490685529.DOCX

603101 QLKT: 603401

tháng 12 năm 2016

NGƯỜI NHẬN XÉT


Mã số ngành QTKD: 603405 – KTĐN: 603107 – TCNH: 603420 - KTCT:


CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc Lập – Tự Do – Hạnh Phúc
--------------------------------------

Mẫu CH11

BẢN NHẬN XÉT LUẬN VĂN THẠC SĨ CỦA PHẢN BIỆN


Tên học viên: Nguyễn Thị Thu



Tên đề tài: Quản lý rủi ro tín dụng tại Ngân hàng Thương mại cổ phần công thương
Việt Nam – Chi nhánh Thanh Hóa



Chuyên ngành: Quản lý kinh tế



Họ và tên người nhận xét: TS. Nguyễn Viết Lộc




Cơ quan công tác: Đại học Quốc gia Hà Nội

Mã số: …………………………

NỘI DUNG NHẬN XÉT
I. PHẦN NHẬN XÉT:
1. Về tính cấp thiết, ý nghĩa khoa học, thực tiễn của đề tài
Hệ thống các ngân hàng thương mại có vai trò quan trọng trong hệ thống tài chính nói
chung. Nó giúp cho việc vận hành, lưu thông tiền tệ phục vụ cho các giao dịch kinh tế trong
nền kinh tế quốc dân.
Tín dụng là một trong các hoạt động chủ yếu của các ngân hàng thương mại, là việc các
ngân hàng cam kết và cung cấp cho các khách hàng của mình các khoản vốn với những điều
kiện đi kèm nhằm đảm bảo khoản vay được sử dụng đúng mục đích và khách hàng thực hiện
đúng cam kết thanh toán nợ. Các cam kết này là tương đối chặt chẽ, và trong điều kiện thuận
lợi thì những khoản vay này sẽ mang lại nguồn lợi nhuận cho các ngân hàng thương mại. Tuy
nhiên, trong một số trường hợp cả khách quan, chủ quan, khách hàng không hoặc không thể
thực hiện được nghĩa vụ thanh toán đầy đủ, toàn bộ khoản vay sẽ dẫn tới tổn thất cho ngân
hàng.
Do vậy, việc nghiên cứu vấn đề “Quản lý rủi ro tín dụng tại Ngân hàng Thương mại
cổ phần công thương Việt Nam” là một vấn đề cấp thiết và có ý nghĩa thực tiễn.
2. Độ tin cậy của số liệu và tính hiện đại của luận văn
Về cơ bản số liệu sử dụng trong luận văn là đáng tin cậy
3. Ưu điểm và nhược điểm về nội dung, kết cấu và hình thức của luận văn
3.1. Ưu điểm
- Về cơ bản các nội dung của các chương, mục tiết là phù hợp
- Kết cấu luận văn cân đối giữa các chương mục
- Phương pháp nghiên cứu là phù hợp
/STORAGE1/VHOST/CONVERT.123DOC.VN/DATA_TEMP/DOCUMENT/MHU1490685529-2953681-14906855296395/MHU1490685529.DOCX

603101 QLKT: 603401


Mã số ngành QTKD: 603405 – KTĐN: 603107 – TCNH: 603420 - KTCT:


Mẫu CH11

3.2. Hạn chế
- Chương 2, chủ yếu trình bày về phương pháp luận, chưa mô tả rõ, cụ thể về việc áp
dụng các phương pháp này trong luận văn. Cần bổ sung thêm các mô tả về lựa chọn chỉ tiêu
nghiên cứu, quá trình thu thập dữ liệu, kết quả thu thập, phân tích dữ liệu thực tế để làm tăng
thêm độ tin cậy cho các dữ liệu và các nhận định thực trạng tại chương 3
II. PHẦN CẦU HỎI:
Trong phần giải pháp mục 4.2.2 đổi mới công tác dự báo rủi ro tín dụng có nêu “ các
báo cáo do khách hàng lập thường không qua kiểm toán, không có cơ quan chức năng xác
định tính trung thực của báo cáo” vậy việc thẩm định thông tin khách hàng dựa chủ yếu vào
tiêu chí gì? Độ tin cậy ra sao? Có khó khăn, thuận lợi gì?
III. KẾT LUẬN (Cần ghi rõ mức độ đồng ý hay không đồng ý nội dung đề tài và các yêu cầu chỉnh sửa,…)
Với những ý kiến và đánh giá như trên, tôi đồng ý để học viên bảo vệ luận văn của mình,
và sau bảo vệ tiến hành chỉnh sửa và bổ sung những gì cần thiết.
Kính mong Hội đồng đánh giá luận văn Thạc sĩ đồng ý.

Hà Nội,ngày
XÁC NHẬN CHỮ KÝ

tháng 12 năm 2016

NGƯỜI NHẬN XÉT

TS. Nguyễn Viết Lộc


/STORAGE1/VHOST/CONVERT.123DOC.VN/DATA_TEMP/DOCUMENT/MHU1490685529-2953681-14906855296395/MHU1490685529.DOCX

603101 QLKT: 603401

Mã số ngành QTKD: 603405 – KTĐN: 603107 – TCNH: 603420 - KTCT:


CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc Lập – Tự Do – Hạnh Phúc
--------------------------------------

Mẫu CH11

BẢN NHẬN XÉT LUẬN VĂN THẠC SĨ CỦA PHẢN BIỆN


Tên học viên: Tạ Thị Phương Thảo



Tên đề tài: Quản lý nhà nước đối với thương mại hàng hóa trên địa bàn thị xã Tam
Điệp – tỉnh Ninh Bình



Chuyên ngành: Quản lý kinh tế



Họ và tên người nhận xét: TS. Nguyễn Viết Lộc




Cơ quan công tác: Đại học Quốc gia Hà Nội

Mã số: …………………………

NỘI DUNG NHẬN XÉT
I. PHẦN NHẬN XÉT:
1. Về tính cấp thiết, ý nghĩa khoa học, thực tiễn của đề tài
Hàng hóa, thương mại hàng hóa là một trong các yếu tố xác định sự tăng trưởng và
phát triển kinh tế của mỗi địa phương. Do vậy, các địa phương luôn cố gắng tạo môi trường
và điều kiện thuận lợi cho thương mại hàng hóa phát triển.
Tuy nhiên, việc phát triển như thế nào cho phù hợp, phát huy được thế mạnh, lợi thế
cạnh tranh của từng địa phương thì đòi hỏi chính quyền mỗi địa phương phải có những định
hướng thông qua việc quy hoạch phát triển, xây dựng chính sách, thực hiện, hỗ trợ các hoạt
động xúc tiến thương mại, cũng như việc duy trì hoạt động thanh kiểm tra giám sát để các tổ
chức, cá nhân hoạt động sản xuất kinh doanh theo đúng định hướng, đóng góp cho sự phát
triển của địa phương.
Do vậy, việc nghiên cứu vấn đề “Quản lý nhà nước đối với thương mại hàng hóa trên địa
bàn thị xã Tam Điệp – tỉnh Ninh Bình” là một vấn đề có ý nghĩa thực tiễn.
2. Độ tin cậy của số liệu và tính hiện đại của luận văn
Về cơ bản số liệu sử dụng trong luận văn là đáng tin cậy
3. Ưu điểm và nhược điểm về nội dung, kết cấu và hình thức của luận văn
3.1. Ưu điểm
- Về cơ bản các nội dung của các chương, mục tiết là phù hợp
- Kết cấu luận văn cân đối giữa các chương mục
- Phương pháp nghiên cứu là phù hợp
3.2. Hạn chế


/STORAGE1/VHOST/CONVERT.123DOC.VN/DATA_TEMP/DOCUMENT/MHU1490685529-2953681-14906855296395/MHU1490685529.DOCX

603101 QLKT: 603401

Mã số ngành QTKD: 603405 – KTĐN: 603107 – TCNH: 603420 - KTCT:


Mẫu CH11

- Trong phạm vi nghiên cứu về không gian có xác định “Đề tài tập trung nghiên cứu
QLNN bao gồm quản lý nhà nước của trung ương và quản lý của chính quyền thị xã Tam Điệp”
nhưng trong nội dung không thấy có đề cập đến việc nghiên cứu ở trung ương hay ở cấp vĩ
mô. Do vậy cần điều chỉnh lại phạm vi nghiên cứu.
- Việc phân tích kết quả khảo sát về thực trạng, đưa ra nhận định tại chương 3 (VD như
trang 68, có nhận định “ Đối với công tác thanh tra, kiểm tra, giám sát đối với hoạt động
thương mại hàng hóa ở địa bàn Tam Điệp, ở cấp trung ương 5% ý kiến cho rằng diễn ra
thường xuyên, 35% cho rằng …”,..), trong khi đề tài chỉ tiến hành khảo sát ở cấp địa phương,
do vậy cần diễn đạt rõ hơn, để tránh nhầm lẫn.
- Phần đánh giá chung về hạn chế tương đối sơ sàn, chưa bám sát hơn với việc phân
tích thực trạng ở mục 3.2; (các nhận định đưa ra, nhưng gần như không thấy phản ánh trong
vệc phân tích thực trạng)
- Phần đề xuất giải pháp trong chương 4 cũng cần căn cứ vào các nhận định điểm
mạnh, điểm yếu được chỉ ra trong phần đánh giá chung ở chương 3 thì mới đảm bảo tính khả
thi (để phát huy các điểm mạnh, hạn chế điểm yếu).
II. PHẦN CẦU HỎI:
Điểm yếu nhất của công tác quản lý nhà nước về thương mại hàng hóa và giải pháp cho
nó là gì?
III. KẾT LUẬN (Cần ghi rõ mức độ đồng ý hay không đồng ý nội dung đề tài và các yêu cầu chỉnh sửa,…)
Với những ý kiến và đánh giá như trên, tôi đồng ý để học viên bảo vệ luận văn của mình,
và sau bảo vệ tiến hành chỉnh sửa và bổ sung những gì cần thiết.

Kính mong Hội đồng đánh giá luận văn Thạc sĩ đồng ý.

Hà Nội,ngày
XÁC NHẬN CHỮ KÝ

tháng 12 năm 2016

NGƯỜI NHẬN XÉT

TS. Nguyễn Viết Lộc

/STORAGE1/VHOST/CONVERT.123DOC.VN/DATA_TEMP/DOCUMENT/MHU1490685529-2953681-14906855296395/MHU1490685529.DOCX

603101 QLKT: 603401

Mã số ngành QTKD: 603405 – KTĐN: 603107 – TCNH: 603420 - KTCT:



×