Tải bản đầy đủ (.docx) (6 trang)

phương pháp luận phân tích hiệu quả kinh tế các dự án đầu tư

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (141.33 KB, 6 trang )

1
Họ và tên: Nguyễn Thị Mai
Msv: 11142758
Lớp:QLKT56A
Môn: QUẢN LÝ CHƯƠNG TRÌNH VÀ DỰ ÁN
Chuyên đề 2: Trình bày phương pháp luận phân tích hiệu quả kinh tế - xã hội các dự
án đầu tư.
Bài làm

PPL phân tích HQ KT-XH

Khái niệm, mục tiêu,ý nghĩa PTHQKT-XH

Phương pháp PTHQKT-XH

Điều kiện PTHQKT-XH

Đánh giá sự đóng góp DA vào việc TH mục

Điều chỉnh giá cả

tiêu KT

Định giá KT với SP đầu ra

Đánh giá đóng góp DA đối với các mục
tiêu khác

Định giá KT đối với đầu vào

Định giá KT của ngoại tệ



Tỷ suất chiết khấu XH

Phân tích HQ tổng hợp DAĐT


2

I. Khái niệm, mục tiêu và ý nghĩa phân tích hiệu quả kinh tế-xã hội các dự án đầu tư
1. Một số khái niệm
a) Dự án đầu tư
Nếu xét về mặt hình thức: Dự án đầu tư là một tập hồ sơ tài liệu trình bày một cách
chi tiết và có hệ thống các hoạt động, chi phí theo một kế hoạch để đạt được những kết quả và
thực hiện được những mục tiêu nhất định trong tương lai.
Xét về mặt nội dung, dự án đầu tư là một tập hợp các hoạt động có liên quan với nhau được
kế hoạch hoá nhằm đạt được các mục tiêu đã định bằng việc tạo ra các kết quả cụ thể trong
một thời gian nhất định, thông qua việc sử dụng các nguồn lực xác định.
Xét trên góc độ quản lý, dự án đầu tư là một công cụ quản lý việc sử dụng vốn, vật tư, lao
động để tạo ra các kết quả tài chính, kinh tế , xã hội trong một thời gian dài.
b) Phân tích hiệu quả kinh tế xã hội
Phân tích hiệu quả kinh tế xã hội là đánh giá dự án xuất phát từ lợi ích của toàn bộ
nền kinh tế quốc dân và của toàn xã hội.
c) Hiệu quả kinh tế xã hội các dự án đầu tư:
Là sự chênh lệch giữa các lợi ích mà nèn kinh tế thu được so với những hi sinh đóng
góp mà nền kinh tế xã hội đã bỏ ra để thực hiện dự án. Việc phân tích kinh tế xã hội của dự
án đầu tư là để đảm bảo cho trước khi ra quyết định đúng. Mặt khác, trên cơ sở phân tích kinh
tế xã hội nếu như mọt dự án đầu tư được chấp nhận sẽ là cơ sở để các cấp có thẩm quyền ra
quyết định thực hiện ưu đãi hay không ưu đãi đối với dự án
2. Mục tiêu của phân tích hiệu quả kinh tế xã hội các dự án đầu tư
Phân tích hiệu quả kinh tế xã hội của dự án đầu tư là một nội dung quan trọng và phức

tạp của phân tích dự án, có nhiệm vụ đánh giá hiệu quả của một dự án đầu tư trên quan điểm
toàn bộ nền kinh tế quốc dân, tức là phân tích đầy đủ, toàn diện những đóng góp thực sự của
dự án vào việc phát triển nền kinh tế quốc gia và việc thực hiện các mục tiêu kinh tế xã hội
của đất nước.
3. Ý nghĩa của phân tích hiệu quả kinh tế xã hội các dự án đầu tư.
Phân tích hiệu quả kinh tế xã hội các dự án đầu tư là công việc khó khăn và phức tạp xuất
phát từ nhiều điểm:
-

Thứ nhất, xác định hiệu quả kinh tế xã hội của một dự án đầu tư có tính dự báo trong một
tương lai có nhiều rủi ro không lường hết được.
Thứ hai, tính phức tạp trong việc phân tích hiệu quả kinh tế xã hội: tính đa mục tiêu và
lựa chọn theo nhiều tiêu thức khác nhau. Tính đa mục tiêu đòi hổi thu thập và xử lý khối
lượng thông tin lớn và liên quan đến nhiêu lĩnh vực của kinh tế và đời sống xã hội, của
trong nước và thông tin quốc tế, những thông tin liên quan trực tiếp đến dự án mà còn
phải những thông tin gián tiếp.


3
-

Thứ ba, nhiệm vụ của phân tích đòi hỏi sử dung những phương pháp tính toán phức tạp
không phải ai cũng có thể hiểu và vận dụng được
Phân tích hiệu quả kinh tế xã hội không chỉ được tiến hành ở giai đoạn cuối cùng của giai
đoạn lập dự án đầu tư mà được tiến hành ở tất cả các giai đoạn của quá trình này.

II. Điều kiện phân tích kinh tế xã hội các dự án đầu tư
1. Khái niệm giá kinh tế
Mục tiêu của phân tích kinh tế xã hội (gọi tắt là phân tích kinh tế) là đánh giá những
đóng góp thực sự của dự án cho nền kinh tế. Vì vậy giá cả sử dụng trong phân tích kinh tế

xã hội phải phản ánh được giá trị thực sự của hàng hoá dịch vụ, tức là giá cả phải phản
ánh được những chí phí hay lợi ích của chúng đối với nền kinh tế.
Nói khác đi, trong phân tích kinh tế xã hội, các yếu tố của đầu vào các dự án được
đánh giá theo cơ hội phí. Giá này phải phản ánh đồng thời các chi phí của sản xuất cận
biên cũng như lợi ích cận biên hay sự sẵn sàng trả tiền của người tiêu dùng và do đó phản
ánh được giá trị của kinh tế hàng hoá. Giá cả thoả mãn điều kiện như vậy chỉ có thể tìm
thấy trong một nền kinh tế cạnh tranh hoàn hảo, thực tế giá cả thị trường ít khi phản ánh
được giá trị kinh tế thực sự của nó do nhiều yếu tố, xuất phát từ tính không hoàn hảo của
thị trường như độc quyền, vấn đề thông tin, những ngoại ứng... và một phần cũng do sự
can thiệp của Nhà nước vào thị trường như hạn ngạch xuất, nhập, và các loại thuế khác..
2. Nguyên tắc định giá kinh tế
a) Nguyên tắc chung
Các hàng hóa và dịch vụ tham gia dự án được định giá kinh tế tùy theo tính chất kinh
tế của chúng. Đối với những hàng hóa được sử dụng cho tiêu dùng cuối cùng, giá kinh tế
sẽ được xác định bằng sự sẵn sàng trả tiền của người tiêu dùng. Nếu các hàng hóa và dịch
vj được sử dụng cho sản xuất, chi phí sản xuất cận biên là cơ sở định giá kinh tế.
b) Định giá kinh tế theo phương pháp điều chỉnh
1.Định giá kinh tế đối với sản phẩm đầu ra
2. Định giá kinh tế đối với đầu vào
3.Định giá kinh tế của ngoại tệ
4. Tỷ suất chiết khấu xã hội
Trong phân tích hiệu quả tài chính, chúng ta đã xem xét lãi suất tính toán (i) hay
suất thu lợi tối thiểu trên cơ sở quan điểm của nhà đầu tư, nhà doanh nghiệp. Nếu lãi
suất tính toán (i) cần được xác dịnh khi buớc vào phân tích hiệu quả tài chính thì tỉ
suất chiết khấu xã hội (Itt) cũng cần được xác định khi bước vào phân tích hiệu quả
kinh tế xã hội. Thực chất của lãi suất tính toán hay tỉ suất chiết khấu xã hội là giá sử


4
dụng vốn.Nếu tỉ suất tính toán là giá sử dụng vốn của doanh nghiệp thì tỉ suất chiết

khấu xã hội là giá sử dụng vốn của xã hội. Chức năng kinh tế chủ yếu của tỉ suất chiết
khấu xã hội là nhằm hỗ trợ cho việc sử dụng các nguồn vốn đầu tư của Nhà nuớc vào
mục đích thiết yếu nhất. Nếu tỉ suất tính toán là giá sử dụng vốn của doanh nghiệp thì
tỉ suất chiết khấu xã hội là nhằm hỗ trợ cho việc sử dụng các vốn đầu tư của Nhà nuớc
vào mục đích thiết yếu nhất. Nếu tỉ suất chiết khấu xã hội được xác định quá thấp sẽ
làm cho nhu cầu đối với vốn đầu tư Nhà nuớc vượt quá khả năng cung cấp vì quá
nhiều dự án đáp ứng được hiệu quả định mức. Nguợc lại, nếu quá cao thì rất ít dự án
thoả mãn tiêu chuẩn hiệu quả tuyệt đối và như vậy cung về vốn vuợt quá nhu cầu. Về
nguyên tắc phải được lựa chọn sao cho nhu cầu đối với nguồn đầu tư Nhà nuớc dao
dộng trên duới khả năng cung cấp.
Tỉ suất chiết khấu xã hội về nguyên tắc được quy định thống nhất trong cả nước
và được giữ không đổi theo thời gian.
Ðiều đó không có nghĩa là tỉ suất chiết khấu xã hội được áp dụng một cách máy
móc trong mọi ngành cũng như mọi dự án.
III. Phương pháp phân tích hiệu quả kinh tế xã hội của dự án đầu tư.
Việc xác định đúng đắn giá trị kinh tế phần nào đã góp phần vào việc đánh giá chính
xác hiệu quả kinh tế xã hôi và của dự án đầu tư. Phần còn lại là áp dụng các phương pháp
phân tích hiệu quả cho phù hợp để lựa chọn được những dự án có những đóng góp lớn nhất
vào việc thực hiện các mục tiêu kinh tế xã hội đã đặt ra.
1. Đánh giá sự đóng góp của dự án vào việc thực hiện mục tiêu kinh tế
a) Khái niệm:
Đánh giá hiệu quả kinh tế dự án tức là đánh giá đóng góp của dự án vào sự gia tăng thu nhập
quốc dân hay sự tăng trưởng của nên kinh tế. Việc đánh giá này về cơ bản cũng dựa vào
những phương pháp như trong phân tích tài chính như giá trị hiện tại thuần, tỉ suất hoàn vốn
nội bộ, tỉ lệ lợi ích/chi phí... Việc sử dụng những tiêu chuẩn này chấp nhận, bác bỏ hay so
sánh và lựa chọn các dự án đầu tư cũng được thực hiện tương tự như phân tích tài chính.
Tuy vậy có những điểm khác nhau quan trọng khi đánh giá hiệu quả trên các phương diện tài
chính và kinh tế. Đó là:
+ Thứ nhất, cơ sở đánh giá khác nhau: trong phân tích tài chính lấy lợi nhuận làm tiêu chuẩn
cơ bản, phân tích kinh tế lấy giá trị gia tăng làm tiêu chuẩn cơ bản.

+ Thứ hai, giá cả khác nhau: trong phân tích tài chính dùng giá thị trường, trong phân tích
kinh tế dùng giá kinh tế, kể cả tỉ giá hối đoái.
+ Thứ ba, lãi suất sử dụng: trong phân tích tài chính là lãi suất tính toán (itt) được xác định
trên cơ sở chi phí sử dụng vốn từ các nguồn vốn khác nhau, còn trong phân tích kinh tế, lãi
suất được sử dụng là lãi suất kinh tế (Iam) được xác định trên cơ sở lãi vay trên thị trường
vay vốn dài hạn thực tế của đất nước và khả năng tiếp nhận và cho vay trong nước cũng như
một số chính sách phát triển của Nhà nước.
b) Giá trị gia tăng:


5
Giá trị gia tăng là tiêu chuẩn cơ bản biểu thị cho toàn bộ các ảnh hưởng của dự án đối với
nền kinh tế. Dưới dạng tổng quát nhất, giá trị gia tăng là mức chênh lệch giữa giá trị đầu ra và
giá trị đầu vào mua từ các đơn vị khác (mua ngoài).
Việc đánh giá dự án đầu tư dựa vài giá trị gia tăng thuần. Giá trị gia tăng thuần do dự án tạo
ra bằng giá trị đầu ra trừ giá trị vật chất thường xuyên và các dịch vụ bên ngoài, trừ tổng chi
phí đầu tư.
NVA = D - (MI + I)
Trong đó:
NVA: giá trị gia tăng thuần dự kiến do dự án mạng lại.
D: giá trị đầu ra dự kiến của dự án (thường là doanh thu bán hàng)
MI: Giá trị đầu vào vật chất thường xuyên và các dịch mua ngoài
I: Tổng vốn đầu
Chú ý: Các giá trị đầu ra và đầu vào được tính toán trên cơ sở giá kinh tế đã được xác
định phần trên.
c) Giá trị gia tăng gián tiếp:
Một dự án đầu tư có thể dẫn đến việc xây dựng những dự án đầu tư mới khác, hiện đại hoá
hoặc mở rộng các đơn vị sản xuất đang hoạt động. Cũng như hỗ trợ cho khai thác công suất ở
những cơ sở khác. Giá trị gia tăng nhận được những dự án này được gọi là giá trị gia tăng
gián tiếp.

Việc xác định giá trị gia tăng gián tiếp chỉ đặt ra khi mối quan hệ nhân quả giữ dự án đang
xem xét và những dự án liên quan là rõ ràng và nhất quán. Giá trị gia tăng gián tiếp chỉ nên
giải thích khi sự phát sinh của chúng thực sự là do dự án đang xem xét gây ra. Hơn nữa, dự
án đầu tư có thể đem lại những lợi ích gián tiếp khác (như các lợi ích của khu vực được thừa
hưởng những công trình kết cấu hạ tầng của dự án, những lợi ích của các xí nghiệp đang sử
dụng lao động có được trong nghề nhờ vào dự án đang xem xét..) hoặc gây ra những chi phí
gián tiếp khác (như ô nhiễm...), những ảnh hưởng gián tiếp không thể lượng hoá được nên
được xem xét dưới những tác động khác - tác đông bổ sung.
Dưới đây chỉ xem xét phương pháp xác định giá trị gia tăng gián tiếp của một số dự án liên
quan có thể lượng hoá được. Để xác định được giá trị giá tăng gián tiếp trước tiên cần xác
định rõ những dự án khác hoặc những đơn vị đang hoạt động chịu ảnh hưởng trực tiếp của dự
án đang xem xét, bao gồm việc thành lập các dự án đầu tư mới cung cấp các đầu vào hoặc
tiếp nhận các đầu ra cho quá trình chế biến tiếp theo, các dự án hoặc các đơn vị đòi hỏi phải
hiện đại hoá hoặc mở rộng; các đơn vị sản xuất có thể phát huy công suất hiện có bỏ không
mà không cần vốn đầu tư bổ sung hoặc cần rất ít. Tiếp theo tính toán giá trị gia tăng cho từng
năm của các dự án có liên quan đã được xác định.


6
+ Nếu các dự án có liên quan là dự án đầu tư mới thì lấy tổng giá trị gia tăng dự án đã
được tạo ra.
+ Nếu các dự án có liên quan là dự án hiện đại hoá hoặc mở rộng, chỉ lấy phần giá trị
gia tăng bổ sung bằng hiệu số giữa giá trị gia tăng sau và trước khi hiện đại hoá.
+ Nếu là những đơn vị sản xuất có những năng lực chưa sử dụng, chỉ lấy phần giá trị
gia tăng thêm do kết quả sử dụng tốt hơn năng lực sẵn có.
2. Đánh giá các đóng góp của dự án đối với các mục tiêu khác:
Đánh giá sự đóng góp của dự án vào việc thực hiện mục tiêu tăng thu nhập quốc dân (mục
tiêu phát triển) đã được xem thông qua tiêu chuẩn cơ bản giá trị gia tăng tuyệt đối và tương
đối. Ngoài mục tiêu tăng thu nhập quốc dân, chiến lược phát triển kinh tế xã hội còn đặt ra
nhiều mục tiêu khác vì vậy cần phải xem xét một cách toàn diện sự đóng góp của dự án.

Thông thường người ta quan tâm đến những đóng góp sau đây của dự án đầu tư:
+ Đóng góp vào việc thực hiện mục tiêu giải quyết công ăn việc làm;
+ Đóng góp vào việc thực hiện mục tiêu phân phối thu nhập
+ Đóng góp vào việc thực hiện mục tiêu cải thiện cán cân thanh toán
+ Ảnh hưởng của dự án đối với môi trường
+ Ảnh hưởng của dự án đến các mục tiêu khác
3. Phân tích hiệu quả tổng hợp của dự án đầu tư
Phương pháp phân tích hiệu quả tổng hợp của các dự án đầu tư được mô tả như sau:

Trong đó:
: Mức độ đáp ứng tương đối mục tiêu i của dự án K
:Sự đáp ứng tuyệt đối mục tiêu i cả dự án K
Sự đáp ứng tuyệt đối lớn nhất mục tiêu i trong tất cả các dự án được xem xét ( =max)



×