Tải bản đầy đủ (.doc) (2 trang)

Tất cả vì yêu cầu phát triển của doanh nghiệp và doanh nhân Việt Nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (85.32 KB, 2 trang )

TẤT CẢ VÌ YÊU CẦU PHÁT TRIỂN CỦA DOANH NGhIỆP
VÀ DOANH NHÂN VIỆT NAM
"Bài phát biểu của thủ tướng PHAN VĂN KHẢI trong buổi gặp gỡ cộng đồng Doanh
nghiệp Việt Nam" (phần1)
"...Sự nghiệp phát triểnkinh tế,xã hội của nước ta đang đứng trước những cơ hội thách
thức mới,đòi hỏi phải đẩy nhanh hơn nữa tốc độ tăng trưởng đi đôi với nâng caochất
lượng kinh tế -xã hội,đương đầu với áp lực cạnh tranhgay gắt trong tiến trình hội nhập
kinh tế quốc tế.Chúng ta phải tranh thủ thời gian, biến thời cơ thành sức mạnh để vượt
qua khó khăn, thách thức , thể hiện rõ bản lĩnh của dân tộcta,một dân tộc có truyền
thống kiên cường,có trí tuệ, khả năng và dũng khí chiến thắng nghèo nàn ,lạc hậu,xây
dựng đất nước giàu mạnh...
...Tuy lượng doanh nghiệp có bước phát triển mạnh trong mấy năm qua, nhưng tính
theo số dân thì bình quân gần 1.000 người mới có một doanh nghiệp,chỉ bằng 1/6 so
với tỉnh Quảng Đông Trung Quốc, băng1/10,1/20các nước kinh tế phát triển.Các con
số cho thấy nươc ta có nhu cầu rất lớn và còn rất nhiều tiềm năng để phát triển đội ngũ
doanh nghiệp...
...Phải thẳng thắn thừa nhận rằng đội ngũ doanh nghiệp và doanh nhân của ta còn nhỏ
bé,có nhiều mặt yếu kém;trong đó , khâu yếu nhất là hiệu quả và sức mạnh cạnh tranh
của sản phẩm và của doanh nghiệp còn rất thấp.Ai cũng biết là sản phẩm kém sức
cạnh tranh,không tiếp thu được thì doanh nghiệp bị thua lỗ, thậm chí còn phá sản.Thế
nhưng, do d nghiệp còn ỷ lại vào hàng rào bảo hộ,môt số doanh nghiệp Nhà nước còn
trông chờ vào cơ chế bao cấp của Nhà nước và dựa vào lợi thế độc quyền kinh
doanh.nên ý chí vươn lên nâng cao sức cạnh tranh nhìn chung còn thấp , trong khi
chúng ta đang phải thực hiện các cam kết hội nhập kinh tế quốc tế...
... Để nâng cao sức cạnh tranh và hiệu quả của doanh nghiệp, phải có sự phối hợp
đồng bộ và nỗ lực của Nhà nước, của các hiệp hội và các doanh nghiệp; trong đó yếu
tố quyết định nhất là ý chí phấn đấu của bản thân doanh nghiệp.
Trước hết, doanh nghiệp phải xây dựng cho mình chiến lược kinh doanh trong từng
thời kỳ,dựa trên cơ sở nghiên cứu đánh giá xu hướng của thị trường và lợi thế cạnh
tranh của doanh nghiệp; từ đó mà điều chỉnh cơ cấu sản phẩm ,dịch vụ ,thị trường,
phương thức kinh doanh, nhằm nâng cao sức cạnh tranh, nâng cao khẳ năng thích ứng


với thị trường...
...Hai là, phải đăc biệt coi trọng yếu tố con người, với nhận thức con người có trình độ
công nghệ sản xuất và quản lý tiên tiến là yếu tố quyết định thành bại trong cuộc cạnh
tranh gay gắt hiện nay.Con người nói ở đây không chỉ la bao gồm đội ngũ lao động(kể
cả những người quản lý)trong doanh nghiệp mà cả những người hoạt động trong các
hiệp hội doanh nghiệp, trong các lĩnh vực khoa học, công nghệ,dịch vụ như thông tin,
tư vấn,đào tạo, nghiên cứu thị trường...vv. những tầng lớp xã hội mới nảy sinh từ công
cuộc đổi mới và phát triển kinh kế. Chính vì vậy, toàn xã hội cũng như mỗi doanh
nghiệp cần đầu tư hơn nữa cho việc đào tạo bồi dưỡng nguồn nhân lực.
Ba là,phải đề cao văn hoá trong kinh doanh, xây dưng truyền thống và uy tín của


doanh nghiệp,trươc hết bằng việc kinh doanh đúng pháp luật và tôn trọng chữ "tín".
Đối với doanh nghiệp và doanh nhân, lơi nhuận là động lực trực tiếp; song người kinh
doanh có văn hoá luôn luôn đăt lợi ích của cộng đồng, của đất nước ...Người làm quản
lý Nhà nước cần nhấn mạnh:dân có giàu, nước mới mạnh;nhà kinh doanh phải có ý
thức sâu sắc rằng nước càng giàu mạnh thì doanh nghiệp càng có môi trường và điều
kiên thuận lợi, càng có vị thế trong làm ăn.Với tinh thần đó , doanh nghiệp phải xây
dựng nên nếp quản lý kinh doanh minh bạch và trung thực, thực hiện nghiêp túc các
quy định của pháp luật, tích cực tham gia các hoạt động xẵ hội, khăc phục những hành
vi gian lận thương mại, làm hàng giả,trốn thuế lậu thuế, gian lận sổ sách, đầu cơ, chụp
giật, lừa đảo , phô trương lãng phí vv.. Văn hoá kinh doanh phải được tiếp nối từ thế
hệ này qua thế hệ khác , trở thành truyền thống liền với thương hiệu, được thể hiện
xuyên suốt trong hàng hoá và dịch vụ, trong hành vi ứng xử của mọi người lao động
trong doanh nghiệp.
Các hội và hiệp hội, đặc biệt là hiệp hội doanh nghiệp,cần được phát triển rộng để tập
hợp sức mạnh trên cơ sở tự nguyện, nhằm thực hiện những công việc mà từng thành
viên không làm được hoặc làm không hiệu quả ...Trong nước , một mặt, chu ý phổ
biến,hướng dẫn hội viên thực hiện hiêm túc pháp luật, đấu tranh với những hành vi sai
trái luật,, thiếu văn hoá trong kinh doanh; mặt khác, thường xuyên tập hợp ý

kiến,nguyện vọng của hội viên để đề bạt với cơ quan Nhà nước, góp phần làm cho thể
chế kinh tế được đổi mới sát với cuộc sống và được tổ chức thực hiện nghiêm minh.
Trong quan hệ quốc tế, cần tích cực mở rộng hợp tác , tham gia các tổ chức khu vực
và quốc tế có liên quan, đồng thời nêu cao vai trò của hiệp hội trong việc bảo vệ lơi
ích của doanh nghiệp, hội viên khi gặp rào cản và tranh chấp thương mại từ các nước
đối tác.
"còn nữa"



×