A. ĐẶT VẤN ĐỀ
Đất nước Việt Nam ta đang hòa nhập và phát triển cùng với thế giới một nền
kinh tế tri thức và một xã hội thông tin đầy khó khăn và thử thách. Sự phát triển
như vũ bão của ngành khoa học và công nghệ đã đem lại những thành tựu to lớn
trong mọi hoạt động của con người, bên cạnh sự phát triển không ngừng của khoa
học công nghệ đòi hỏi con người phải đa năng, có khả năng xử lý các vấn đề phát
sinh trong cuộc sống một cách nhanh chóng, có hiệu quả. Cùng với sự đổi mới
chung của nghành Giáo Dục thì Giáo Dục Mầm Non nói riêng với mục tiêu phát
triển cũng từng bước có những đổi mới ứng dụng công nghệ thông tin vào trong
các hoạt động giảng dạy.
Công nghệ thông tin ( CNTT) phát triển đã mở ra những hướng đi mới cho
nghành giáo dục trong việc đổi mới phương pháp và hình thức dạy học. Hiện nay
các trường Mầm non có điều kiện đầu tư, trang bị Tivi, đầu video, xây dựng phòng
đa năng với hệ thống máy tính, nối mạng Internet…tạo diều kiện cho người giáo
viên Mầm Non ứng dụng Công nghệ thông tin vào trong giảng dạy. Qua đó người
giáo viên mầm non không những phát huy được tối đa khả năng làm việc của mình
mà còn trở thành người giáo viên năng động sáng tạo và hiện đại, phù hợp với sự
phát triển của người giáo viên trong thời đại công nghệ thông tin. Việc áp dụng
công nghệ thông tin vào các hoạt động giảng dạy thể hiện rõ rệt nhất qua giáo án
điện tử. Tuy nhiên đây là việc làm còn mới mẻ, chưa có sự thông nhất về mặt hình
thức. Chính vì thế mà giáo viên thực hành việc ứng dụng công nghệ thông tin gặp
không ít khó khăn.
Là giáo viên Mầm Non – tôi cũng đã nhận thấy được việc ứng dụng công
nghệ thông tin vào các hoạt động giảng dạy có ý nghĩa và có tác dụng to lớn trong
giáo dục nhằm giúp trẻ phát triển toàn diện như: trí tuệ, đạo đức, thẩm mỹ… Mặt
khác, ứng dụng công nghệ thông tin còn giúp trẻ nhận biết thế giới xung quanh,
giúp trẻ giao tiếp với mọi người. Bên cạnh đó thì việc làm thế nào để giúp trẻ hứng
1
thú trong hoạt động học tập, vui chơi, và để trẻ hoạt động tích cực. Điều này làm
tôi suy nghĩ cố gắng tìm tòi mọi biện pháp như soạn giáo án điện tử, sáng tác trò
chơi điện tử, sưu tầm trò chơi vận dụng vào các hoạt động hằng ngày nhằm kích
thích trẻ tự nguyện tham gia vào hoạt động một cách tích cực, nhẹ nhàng thoải mái.
Với mong muốn vận dụng những hình thức mới lạ, hấp dẫn tới trẻ,thu hút trẻ tìm
hiểu, khám phá để trẻ tiếp thu kiến thức một cách tích cực đạt hiệu quả tốt, tôi
quyết định chọn đề tài “Ứng dụng công nghệ thông tin vào các hoạt động giảng
dạy tại nhóm lớp 18 – 24 tháng tuổi” do tôi chủ nhiệm tại trường MN Nga Thanh.
B. GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ
I, Cơ sở lý luận:
Chúng ta đang sống trong một xã hội mà người ta gọi là một xã hội tri thức hay
một xã hội thông tin. Máy vi tính và những kỹ thuật liên quan đã đóng vai trò chủ
yếu trong việc lưu trữ, truyền tải thông tin và tri thức. Với những phương tiện công
nghệ như: máy vi tính, máy chụp hình, loa, đàn, đài caset,… Trẻ rất hứng thú khi
được tiếp cận với chúng.Vì thế công nghệ thông tin cũng là phương tiện phát triển
trí tuệ, giáo dục đạo đức, giáo dục thẩm mỹ, phát triển thể chất và có sự tác động
mạnh đến giao tiếp, sự tự tin của trẻ .
- Công nghệ phần mềm phát triển mạnh, trong đó các phần mềm giáo dục cũng
đạt được những thành tựu đáng kể như: bộ Ofice, Cabri, Crocodile, SketchPad/
GeomasterSketchPad, Maple/Mathenatica, ChemWin,…
hệ thống WWW,
Elearning và các phần mền đóng gói, tiện ích khác. Các phần mềm này rất tiện ích
và trở thành công cụ đắc lực hỗ trợ cho việc thiết kế giào án điện tử và giảng dạy
trên máy tính, máy chiếu, bảng tương tác cũng như trên các thiết bị hỗ trợ khác như
ti vi, đầu đĩa, đàn, đài. vừa tiết kiệm được thời gian cho người giáo viên, vừa tiết
kiệm được chi phí cho nhà trường mà vẫn nâng cao được tính sinh động, hấp dẫn,
hiệu quả của giờ dạy. Nếu trước đây giáo viên mầm non phải rất vất vả để có thể
tìm kiếm những hình ảnh, biểu tượng, đồ dùng phục vụ bài giảng thì giờ đây với
việc ứng dụng CNTT, giáo viên có thể khai thác internet tìm kiếm nguồn tài
2
nguyên giáo dục phong phú, đa dạng, chủ động quay phim, chụp ảnh là tư liệu cho
bài giảng điện tử. Chỉ cần kích chuột, vài giây sau hình ảnh những con vật ngộ
nghĩnh, những bông hoa đủ màu sắc thật tươi sáng, những hàng chữ biết đi và
những con số biết nhảy múa theo tiếng nhạc hiện ngay ra thu hút được sự chú ý, tò
mò khám phá của trẻ. Đây có thể coi là một phương pháp ưu việt phù hợp với đặc
điểm tâm sinh lý của trẻ, vừa thực hiện được nguyên tắc “lấy trẻ làm trung tâm”
một cách dễ dàng.
II, Thực trạng của vấn đề nghiên cứu:
2.1 Thực trạng chung:
2.1.1 Về cơ sở vật chất, điều kiện:
- Do trường mới xây, cơ sở vật chất còn nhiều thiếu thốn, hiện tại trường mới chỉ
có sân chơi và các phòng học. Phòng chức năng như phòng vi tính, phòng âm nhạc
cho trẻ là chưa có.
- Nhà trường đầu tư một số phương tiện hiện đại như: dàn loa máy, máy tính kết
nối mạng internet.
- Đồ dùng đồ chơi tương đối đầy đủ cho công tác giảng dạy.
2.1.2 Về phía phụ huynh:
- Do điều kiện kinh tế của địa phương còn khó khăn, các bậc phụ huynh còn quá
chú trọng đến việc làm ăn, phát triển kinh tế, ít quan tâm đến việc học hành của
con. Chưa hiểu hết tầm quan trọng của bậc học mầm non. Nhiều phụ huynh chỉ coi
trọng vấn đề học tập của trẻ khi trẻ bắt đầu học làm quen với chữ cái và vào lớp
một, còn với trẻ nhà trẻ hầu như không quan tâm đến.
- Một số phụ huynh nhiệt tình ủng hộ tạo điều kiện cho giáo viên làm đồ dùng đồ
chơi ở lớp đáp ứng nhu cầu giảng dạy.
2.2 Thực trạng đối với giáo viên:
- Phương pháp ứng dụng CNTT vào trong các hoạt động giảng dạy hiện đang còn
là việc làm mới mẻ, nhiều giáo viên tỏ thái độ e ngại, lúng túng, nhất là các giáo
3
viên trung tuổi. Một số giáo viên trẻ chỉ ứng dụng CNTT khi có các đợt thao giảng,
thi giáo viên giỏi trường.
- Bản thân được tham gia lớp học bồi dưỡng 100 tiết tin học dành cho cán bộ giáo
viên do phòng giáo dục huyện Nga sơn tổ chức.
- Bản thân có tính tìm tòi sáng tạo, nhiệt tình trong công tác chuyên môn và được
sự chỉ dẫn tận tình của Ban giám hiệu.
- Được sự động viên quan tâm giúp đỡ kịp thời của Ban giám hiệu.
2.3 Thực trạng đối với trẻ:
- 14/14 = 100% cháu lớp tôi lần đầu làm quen với việc đến trường mầm non. Trẻ
còn nhút nhát, hay quấy khóc, không tích cực hoạt động.
- Ngôn ngữ của trẻ còn hạn chế, nhiều trẻ phát âm chưa rõ ràng mạch lạc, chưa diễn
tả được ý của mình đối với người khác.
Qua khảo sát đầu năm trên tổng số trẻ 14 cháu, kết quả khảo sát như sau:
Nội dung khảo sát
Kết quả đầu năm
Số trẻ hứng thú
9/14 = 65 %
Lĩnh vực phát triển nhận thức
9/14 = 65 %
Lĩnh vực phát triển thể chất:
8/14 = 57 %
Lĩnh vực phát triển ngôn ngữ:
7/14 = 50 %
Lĩnh vực phát triển thẩm mỹ; tình cảm
7/14 = 50%
và kỹ năng xã hội:
III, Giải pháp và tổ chức thực hiện:
3.1 Tự bồi dưỡng nâng cao trình độ CNTT cho bản thân:
-
Mặc dù, tôi được tham gia lớp học bồi dưỡng 100 tiết tin học dành cho giáo
viên, nhưng mới chỉ dừng lại ở việc soạn thảo văn bản.Tôi tự nhận thấy mình còn
phải học hỏi thêm nhiều về cách sử dụng các phương tiện CNTT. Vì thế tôi đã tự đi
học hỏi các đồng nghiệp cách sử dụng một số phương tiện như: đài caset, âm li,
4
loa, máy tính…..Tiếp đó, tôi bắt đầu học cách sử dụng USB, cách coppy các dữ
liệu, bài hát, thông tin trên mạng về USB.
Kết quả: là tôi đã sử dụng thành thạo một số phương tiện CNTT như đài, âm
li, loa, máy tính, USB.Tôi đã biết cách coppy dữ liệu, biết tải các thông tin trên
mạng về máy tính…..
- Nhận thấy máy tính là phương tiện rất hữu ích cho công tác dạy và học, tôi đã tự
mua một bộ máy vi tính đặt ngay tại lớp để tiện cho việc ứng dụng công nghệ thông
tin vào trong các hoạt động giảng dạy tại lớp.
- Nắm bắt đặc điểm tâm, sinh lý của trẻ lứa tuổi 18 – 24 tháng : qua quan sát tôi
nhận thấy trẻ lứa tuổi này rất chăm chú khi xem các đoạn phim quảng cáo có nội
dung ngắn, hình ảnh sinh động, trẻ nhún nhẩy, lắc lư người theo tiếng nhạc vui và
trẻ nhớ rất lâu các lời thoại ngắn trong đoạn video quảng cáo đó. Tôi tự đặt câu hỏi
cho mình “Làm thế nào để thay những bài giảng đơn điệu bằng những đoạn phim
có nội dung giáo dục do chính mình tạo ra?” Tôi đã nghĩ ngay đến việc thiết kế
giáo án điện tử.
- Tôi lên mạng vào Google tìm kiếm tài liệu hướng dẫn cách thiết kế giáo án điện
tử. Đồng thời tôi liên hệ và học hỏi kiến thức thực tế từ thầy giáo dạy tin học. Tôi
đã xây dựng được các bước thiết kế bài giảng điện tử như sau:
* Bước 1: Tôi lựa chọn các hình ảnh thể hiện trong giáo án.
Phần này hết sức quan trọng vì nó ảnh hưởng rất lớn đến sự thành công của
một giáo án điện tử. Chính thế mà việc sưu tầm các hình ảnh trên mạng cũng mất
nhiều quá trình vì các hình ảnh được lựa chọn phải là các hình ảnh có nền trắng
hoặc là ảnh tách nền nhằm cho trẻ khi trực quan hình ảnh chỉ tập trung nhìn rõ hình
ảnh và không bị phân tán bởi các chi tiết khác. Thêm vào đó khi chọn cỡ cho hình
ảnh tôi lựa chọn tìm kiếm hình ảnh có kích cỡ lớn khoảng từ 300 x 400 trở lên để
lúc thể hiện lên Slide khi cần kéo phóng to hình ảnh vẫn giữ độ sắc nét cho trẻ dễ
nhìn. Đối với các hình ảnh không tìm thấy trên mạng, tôi dùng máy điện thoại chụp
lại, copy vào máy và thể hiện lên bài giảng.
5
* Bước 2: Tôi thiết kế các slide.
- Tôi mở biểu tượng powerpoint
- Để tạo slide mới: tôi nhấn đồng thời Ctrl+M hoặc kích chuột vào new slide
- Để có phông chữ thống nhất thì tôi kích chuột vào Format chọn Replace fonts. Ở
ô With tôi chọn phông chữ Vn.Tme.
- Để copy sang nhiều file: tôi đưa con trỏ chuột vào cạnh của slide, ấn giữ Ctrl kéo
xuống thì được thêm một slide.
- Để cho chữ to – nhỏ: tôi đã bôi đen chữ sau đó ấn đồng thời Ctrl + (to ra); Ctrl –
(nhỏ lại)
- Để có nền đẹp: tôi kích chuột vào Slide show
Animation schemes
Desings
templates. Sau đó nháy chuột phải vào hình nền mình chọn.
* Bước 3: Tôi làm hiệu ứng
Tôi đưa các hình ảnh vào slide rồi làm hiệu ứng như sau: tôi chọn đối tượng làm
hiệu ứng, kích chuột vào slide show, chọn Custom Animations, chọn Add effects,
tùy chọn hiệu ứng rồi nhấn ok.
Lưu ý: Để tránh cho việc rối mắt chữ trong bài giảng tôi chỉ dùng một màu đỏ
sen cho tất cả các Slide, chọn màu nền là màu vàng nhạt. Riêng về hiệu ứng nếu
dùng quá nhiều sẽ gây rối nên tôi lựa chọn một nhóm hiệu ứng nhất định bao gồm:
Peek In ( từ dưới vào giữa), Wedge (tách ra), Strips (nhiều mảnh), wheel (xoay
tròn).
* Bước 4: Tôi chèn âm thanh, chèn video:
- Để chèn âm thanh tôi kích chuột vào Insert
from file
tìm âm thanh cần chèn
nhấn Ok
- Để chèn video, tôi kích chuột vào Insert
file
tìm video cần chèn
Movies and sounds
nhấn Ok
Sounds
chọn Automaticaly.
Movies and sounds
Movies from
chọn Automaticaly.
- Tuy nhiên có nhiều trường hợp không lấy hoàn toàn file nhạc hoặc video mà chỉ
lấy một phần thì tôi đã tham khảo chương trình chuyên cắt nhạc Boilsoft Video
6
Splitter tại websize sau để cắt bớt đi một số chi tiết không
phù hợp.
* Bước 5: Trình chiếu
- Nhấn F5
- Muốn quay trở lại thì tôi kích chuột phải vào màn hình rồi chọn End show
Trên đây là các bước để thiết kế được một giáo án điện tử. Sau khi thiết kế
xong giáo án điện tử thì tôi lại bắt đầu xây dựng hệ thống bài giảng đảm bảo tính
khoa học, dễ tìm kiếm, dễ sử dụng.
- Tôi tạo một thư mục với tên gọi “ hệ thống bài giảng điện tử 18 – 24”. Trong thư
mục này chứa các thư mục con:
Hệ thống bài giảng điện tử 18 – 24
Hình
ảnh
Bài
giảng
Kho
thơ
Kho
truyện
Câu
đố
Trò
chơi
Bài
hát
Tôi tạo các thư mục con ở thư mục bài giảng mang tên các chủ đề. Ở mỗi thư mục
“chủ đề” chứa các bài giảng điện tử của chủ đề đó. Còn lại tôi sưu tầm các hình ảnh
ở trên mạng về lưu trữ trong thư mục “hình ảnh”; các bài thơ lưu ở “kho thơ”; các
câu truyện thì lưu ở “kho truyện”; các câu đố hay thì lưu ở “câu đố”; các bài hát
phù hợp với lứa tuổi thì lưu ở thư mục “bài hát”…
* Sau khi có một số vốn kinh nghiệm về CNTT, tôi đã chủ động lên một hoạt
động dạy chuyên đề “Ứng dụng công nghệ thông tin vào trong giảng dạy”. Tuy
nhiên ở chuyên đề này theo tinh thần tự học tập, tôi đưa ra mục tiêu thiết kế giáo án
điện tử dưới hình thức toàn bộ đều là trò chơi và bài tập, với đề tài “ Bé có thể đi
khắp nơi bằng xe đạp”
7
- Để thực hiện chuyên đề này tôi đã gặp không ít khó khăn khi tư liệu của đề tài này
rất ít và hầu như không có. Đa số các hình ảnh xe đạp mà tôi sưu tầm được trên
mạng không phù hợp, màu sắc không rõ nét ( xanh, đỏ) đối với nhà trẻ, về bài hát,
nhạc, tiếng còi xe cũng hiếm hoi vì đa số các file nhạc có phần đuôi không thích
ứng với phần chèn âm thanh trong chương trình PowerPoint.
Tôi đã tìm tòi và giải quyết khó khăn như sau:
Vì là người tự thiết kế bài giảng cho mình nên tôi không ngại các thao tác.
Vướng mắc lớn nhất trong phần này là tư liệu và tôi giải quyết vấn đề này bằng
cách thiết kế tất cả các hình ảnh từ bánh xe, khung xe,… bằng công cụ trên thanh
Drawing và dùng thao tác Group để nhóm các hình ảnh lại với nhau. Kèm thêm là
các hình ảnh được chụp lại từ điện thoại và chèn vào slide làm hình ảnh
Mặt khác tôi tham khảo chương trình chuyển đổi đuôi file thu âm AMR
thành MP3 cho file nhạc converter tại websize sau
Hiệu quả:
- Nhờ nỗ lực tôi đã thiết kế thành công giáo án điện tử.
- Trẻ hứng thú khi được tiếp thu các kiến thức qua các bài tập trò chơi , được quan
sát các hoạt động của xe đạp, vai trò của xe đạp ( chở người, chở hàng).
3.2 Công tác tham mưu phối kết hợp trong việc ứng dụng công nghệ thông
tin vào trong các hoạt động giảng dạy tại nhóm lớp:
3.2.1 Tham mưu với nhà trường:
- Để nâng cao kiến thức về CNTT, ngay từ đầu năm học tôi đã kiến nghị lên Ban
giám hiệu (BGH) nhà trường mời thầy giáo dạy tin học về tập huấn bồi dưỡng tin
học cho chị em giáo viên trong trường 2 ngày, đã được các đồng chí trong BGH
đồng ý và triển khai thực hiện tháng 8/2012 đạt kết quả tốt.
- Trong các đợt học chuyên đề, tập huấn phần mềm do phòng giáo dục huyện Nga
Sơn tổ chức thì trường tôi cũng đã tạo điều kiện cho tôi được đi tiếp thu chuyên đề,
nâng cao kiến thức cho bản thân.
8
- Nhận thức được vai trò to lớn của CNTT tôi đã tham mưu với nhà trường trong
việc đầu tư trang thiết bị như: khuyến khích các giáo viên chủ nhiệm mỗi lớp mua
một bộ máy vi tính để sử dụng tại lớp, nối mạng internet tới từng phòng, nhóm lớp.
Đầu tư mua máy chiếu, màn chiếu, đàn……
Kết quả: trường tôi mỗi lớp đều có một bộ máy vi tính và được kết nối mạng
internet. Trường đã mua được máy chiếu, đã có bộ loa. Tuy nhiên, do kinh phí hạn
hẹp nên chưa thể mua được đàn, màn chiếu, hiện tại nhà trường phối hợp với
trường tiểu học tại xã để mượn màn chiếu.
- Tôi đã phối hợp với các đồng nghiệp, cùng nhau trao đổi kiến thức về sử dụng các
thiết bị CNTT, cách soạn giảng, cách ứng dụng CNTT vào trong các hoạt động
giảng dạy.
3.2.2 Tham mưu với các cấp lãnh đạo địa phương; phối hợp với các đoàn thể
chính trị xã hội trong xã:
- Tôi đã đề nghị với nhà trường tham mưu với UBND xã đầu tư cơ sở vật chất cho
nhà trường, xây dựng thêm 3 phòng học và phòng chức năng nhất là hỗ trợ xây
phòng vi tính, phòng âm nhạc.
- Tôi đã viết bài tuyên truyền về vấn đề trẻ 18 – 24 tháng tuổi tiếp thu kiến thức qua
CNTT và đưa trên loa phát thanh của xã tuyên truyền tới người dân về bậc học
mầm non, về vai trò của CNTT đối với sự phát triển của trẻ. Từ đó giúp phụ huynh
hiểu và quan tâm tới bậc học mầm non hơn.
- Tôi đã kết hợp với đoàn thanh niên của xã tổ chức các buổi lao động dọn vệ sinh
đường làng, ngõ xóm gây quỹ để mua sắm thêm một số thiết bị CNTT phục vụ cho
công tác giảng dạy.
- Tôi đã phối hợp với Phụ nữ của xã tuyên truyền vận động đến từng gia đình có
con em ở lứa tuổi 18 – 24 tháng, để huy động phụ huynh đưa trẻ tới trường.
3.2.3 Phối kết hợp chặt chẽ với phụ huynh:
- Ngay từ đầu năm học tôi đã tổ chức họp phụ huynh, triển khai các nội dung, yêu
cầu phát triển của lứa tuổi 18 – 24 tháng để phụ huynh nắm được vai trò, tầm quan
9
trọng của bậc học mầm non nói chung và lứa tuổi nhà trẻ nói riêng. Tuyên truyền
tới các bậc phụ huynh sức ảnh hưởng to lớn của CNTT đối với sự phát triển của trẻ.
Từ đó, vận động phụ huynh ủng hộ lớp một số phương tiện CNTT còn thiếu.
- Một số gia đình các bé có điều kiện sử dụng các phương tiện hiện đại như máy
tính kết nối mạng internet, tôi đã trao đổi với phụ huynh các nội dung kiến thức cần
bổ sung cho trẻ ở nhà thông qua hộp thư điện tử.
Kết quả:
- Phụ huynh của toàn trường đã trích quỹ và đầu tư cho trường bộ âm li, một ti vi.
- Phụ huynh lớp tôi đã ủng hộ thêm cho lớp được một đài nhỏ và một USB.
- 100 % phụ huynh được tuyên truyền và nhận thức được vai trò, tác dụng của
CNTT đối với sự phát triển của trẻ.
3.3 Ứng dụng CNTT vào trong các hoạt động giảng dạy.
Ở lứa tuổi 18 – 24 tháng , kiến thức của trẻ còn đơn giản, trẻ thích màu sắc
nổi bật (xanh, đỏ, vàng), thích sự vật chuyển động, có âm thanh vui tai. Vì vậy
phần lớn các hoạt động ở nhà trẻ đều có thể ứng dụng công nghệ thông tin vào
giảng dạy.
Tuy nhiên, ta phải làm rõ rằng việc ứng dụng công nghệ thông tin vào trong bài
giảng không đơn thuần chỉ là giáo án điện tử được thiết kế bởi chương trình
PowerPoint mà đó cũng bao gồm nhiều các phương tiện công nghệ thông tin khác
như tivi, đầu đĩa, đàn, đài, mạng internet…Vì thế việc lựa chọn đề tài và phương
tiện ứng dụng công nghệ thông tin trong giảng dạy cũng vô cùng phong phú đa
dạng
* Ở hoạt động vận động:
Tùy theo từng đề tài, có thể với đề tài “Đi theo hướng thẳng có mang vật trên tay
– Lăn bóng”:
Tôi sử dụng đài nhạc cho trẻ khởi động theo nhạc bài hát ‘‘một đoàn tàu”,
tập bài tập phát triển chung theo nhịp bài “Thể dục buổi sáng”.., hay khi trẻ thực
10
hiện vận động cơ bản, chơi trò chơi vận động tôi cũng sử dụng một bản nhạc có nội
dung phù hợp với chủ đề để gây hứng thú cho trẻ.
- Với đề tài khác, ví dụ: “Bò chui qua cổng” tôi đã thay đổi hình thức bằng cách
cho trẻ tập theo màn hình ti vi:
+ Khởi động: Tôi cho trẻ nối đuôi nhau làm đoàn tàu theo video nhạc bài hát: “một
đoàn tàu”.
+ Trọng động:
Tôi mở video nhạc bài “ ồ sao bé không lắc” và cho trẻ tập bài tập phát triển
chung theo các động tác minh họa bài này.
Sau đó, tôi cho trẻ xem video các bé đang bò chui qua cổng. Tôi hỏi trẻ: các bé
trong ti vi đang làm gì? (đang bò).Tôi phân tích cho trẻ thấy “các bé đang bò chui
qua cổng, bò bằng bàn tay, cẳng chân, khi tới cổng thì hơi cúi đầu xuống để không
chạm cổng…”
Tôi làm mẫu và phân tích động tác cho trẻ quan sát và hiểu rõ hơn. Sau đó tôi cho
trẻ bò thi với các bé trong video clip. Tôi bật nhạc nhỏ vui nhộn tạo không khí vui
vẻ cho trẻ hoạt động.
- Hoặc với đề tài “Bước qua vật cản” Tôi đã sử dụng nhiều phương tiện CNTT như
đàn, đài, ti vi.
11
+ Khởi động: Tôi cho trẻ nối đuôi nhau làm đoàn tàu đi nhanh, chậm, đi thường
theo tiếng đàn. Tiếng đệm đàn nhỏ, tiết tấu chậm thì đi chậm; tiếng đàn to vừa, tiết
tấu bình thường thì đi bình thường; tiếng đàn to, tiết tấu nhanh thì đi nhanh.
+ Trọng động:
Tôi mở đài nhạc bài hát“ ồ sao bé không lắc” và cho trẻ tập bài tập phát triển
chung theo các động tác minh họa bài này.
Sau đó, tôi cho trẻ xem video các bé đang bước qua vật cản (thân cây nhỏ). Tôi
hỏi trẻ: các bé trong ti vi đang làm gì? (đang đi). Tôi nói: “trên đường đến nhà bạn
Búp bê có một cây nhỏ bị gãy chắn ngang đường vì vậy các bé phải bước qua cây
nhỏ đấy”. Tôi làm mẫu và phân tích động tác cho trẻ quan sát và hiểu rõ hơn. Sau
đó tôi cho trẻ bước qua vật cản giống các bé trong video clip. Tôi bật nhạc nhỏ vui
nhộn tạo không khí vui vẻ cho trẻ hoạt động.
Kết quả: 100% trẻ hứng thú hoạt động và đa số trẻ thưc hiện tốt các yêu cầu đề ra.
* Ở hoạt động kể chuyện theo tranh, thơ: tôi thiết kế giáo án điện tử .
Ví dụ: với đề tài “mẹ tắm cho bé”, tôi thiết kế các Slide có hình ảnh động:
mẹ ngồi bên chậu nước, tay cầm khăn
tắm đang lau người cho bé Lan, Lan
cười rất tươi. Tôi chèn âm thanh tiếng
cười của trẻ con vào cho sinh động.
Tổ chức hoạt động:
+ Sau khi cho trẻ chơi “dung dăng
dung dẻ” dẫn trẻ đến nhà bạn Lan
chơi. Tôi trình chiếu slide 1 giới thiệu
đây là mẹ bạn Lan, tôi click chuột cho
bạn Lan đi từ ngoài vào và giới thiệu đây là bạn Lan.
+ Tôi trình chiếu slide 2, kể 2 lần.
Đàm thoại:
• Tôi click chuột slide 3 cho hình ảnh mẹ xuất hiện to hết màn hình, hỏi trẻ: ai
12
đây? Trẻ trả lời “mẹ”, tôi khuyến khích nhiều trẻ phát âm từ “mẹ”.
• Sau đó, tôi lại click chuột cho hình ảnh bé Lan xuất hiện to hết màn hình, hỏi
trẻ “ai đây?”, Trẻ trả lời“ bạn Lan”, tôi khuyến khích nhiều trẻ phát âm từ “bạn
Lan”
• Tôi click chuột trình chiếu slide 4 “mẹ đang tắm cho bé Lan”, hỏi trẻ “mẹ
đang làm gì?” ( tắm bé). Tôi giảng nội dung câu truyện.…..
Kết quả: 14/14 cháu hoạt động tích cực, trẻ chỉ trỏ vào màn hình, miệng bi
bô nói “mẹ”,“tắm”,“bé” rồi vỗ tay, cười ,..đạt được yêu cầu đặt ra một cách rất nhẹ
nhàng, thoải mái.
* Ở hoạt động nhận biết tập nói, nhận biết phân biệt:
Tôi sưu tầm các hình ảnh phù hợp với đề tài và thiết kế giáo án điện tử.
Ví dụ: với đề tài “nhận biết tập nói con gà – con vịt”, tôi sưu tầm các hình ảnh
con gà, con vịt và một số con vật nuôi trong gia đình, rồi làm hiệu ứng như gà đang
mổ thóc, gà vẫy cánh, gà gáy, vịt đang bơi. Tôi chèn các file âm thanh tiếng kêu
của gà, vịt vào các slide để cho trẻ nghe.
Tổ chức hoạt động:
+ Khi tổ chức ở phần ổn định:
Tôi mời trẻ đi thăm trang trại chăn nuôi nhà bạn búp bê. Tôi click slide 1: hình
ảnh nhà Búp bê có rất nhiều các con vật: gà, vịt, mèo chó, lợn,… Dù tôi chưa hỏi gì
nhưng trẻ mới chỉ nhìn thấy các hình ảnh đã thi nhau gọi tên các con vật. Khi tôi
hỏi trẻ: nhà bạn Búp bê nuôi những con vật gì? Trẻ trả lời tên con vật nào thì tôi
click cho hình ảnh con vật đó to lên rồi trở lại bình thường để thu hút trẻ. Tôi khái
quát lại các ý kiến của trẻ.
+ Trong khi dạy bài mới:
Tôi click slide 2: con gà đang kiếm ăn
Khi hình ảnh con gà vừa xuất hiện, trẻ
thi nhau nói “ con gà; gà;….”
Tôi đàm thoại với trẻ:
13
Con gì đây? ( con gà)
Con gà đang làm gì? ( mổ thóc, kiếm ăn,..)
Tôi khuyến khích nhiều trẻ phát âm từ “con gà, mổ thóc, kiếm ăn”
Tôi click slide 3: gà gáy
Vừa nhìn thấy hình ảnh gà đang giang cánh, vươn cổ lên thì đã có một số trẻ khum
tay trước miệng giả làm tiếng gà gáy o o o…trẻ cười thích thú.
Tôi hỏi trẻ: “Tiếng gà gáy thế nào?” (ò ó o o o)
Tôi bật âm thanh tiếng gà gáy cho trẻ nghe. Trẻ đua nhau bắt chước tiếng gà gáy.
Sau đó tôi cho trẻ tạo dáng gà mổ thóc, bắt chước tiếng gà gáy.
Nhận biết tập nói con vịt tương tự.
Khi trẻ thấy hình ảnh
con gà con vịt trẻ rất thích
xúm lại nhìn, chỉ trỏ ê a,…
Như vậy tôi đã cung cấp kiến
thức chuẩn xác, giúp trẻ có cái
nhìn trực quan sinh động về
hình ảnh con gà, con vịt, các
hoạt động, tiếng kêu, thức ăn,
… của gà, vịt. Trẻ hứng thú
phát âm gọi tên, nói các hoạt động, giả làm tiếng kêu, bắt chước tạo dáng các con
vật gà, vịt.
* Ở hoạt động với đồ vật:
Tôi cho trẻ xem các hình ảnh hoạt động phù hợp với nội dung đề tài, sau đó đàm
thoại hướng dẫn trẻ cách hoạt động với đồ vật. Quá trình trẻ hoạt động tôi bật nhạc
nhỏ bài hát có nội dung phù hợp với chủ đề gây hứng thú cho trẻ.
Ví dụ ở đề tài: “bé tập sử dụng cốc, bát, thìa”
Tôi cho trẻ xem các video clip cho bé ăn, cho bé uống nước, mẹ nựng, vỗ về em
bé như thế nào.
14
Tôi đàm thoại hướng dẫn trẻ về cách cầm thìa, cốc, cách bế em, vỗ về em. Tôi
cho trẻ chơi “cho Búp bê ăn, uống”, tôi bật nhạc nhỏ bài hát “em ngoan hơn búp
bê” cho trẻ nghe.
(Hình ảnh bé tập sử dụng cốc, bát, thìa)
* Ở hoạt động âm nhạc:
Tôi sưu tầm các hình ảnh, thiết kế các slide thể hiện nội dung các bài hát,
chèn nhạc không lời ( đề tài dạy hát) hoặc chèn nhạc và lời của bài hát đó ( đề tài
nghe hát) cho trẻ trực quan, đàm thoại giúp trẻ hình tượng hóa nội dung bài hát, trẻ
dễ nhớ tên bài hát, lời bài hát, nhớ giai điệu bài hát và hiểu nội dung bài hát đó.
Ví dụ: Ở đề tài nghe hát “cháu yêu bà”.
Tôi sưu tầm hình ảnh ông, bà, bố mẹ, bé, và hình ảnh cụ bà có mái tóc bạc trắng,
nụ cười tươi đang ngồi nắm tay em bé ở sân, trên bầu trời có mây trắng trôi bồng
bềnh. Tôi chèn file nhạc bài hát “cháu yêu bà” vào slide cho trẻ vừa nghe nhạc, vừa
quan sát hình ảnh.
15
- Ở phần ổn định: tôi trò chuyện với trẻ về những người thân trong gia đình bạn Bi,
kể đến đâu tôi cho xuất hiện hình ảnh để trẻ kiểm chứng lại. Sau đó tôi cho trẻ xem
lại hình ảnh bà nhằm hướng trẻ tập trung vào đàm thoại về bà.
- Khi dạy bài mới: Tôi cho trẻ xem hình ảnh bà và cháu, rồi kết hợp giới thiệu bài
hát “ cháu yêu bà”.
+ Tôi bật nhạc cho trẻ nghe 2 lần, rồi hỏi trẻ tên bài hát? “ cháu yêu bà”
+ Tôi bật cho trẻ nghe 2 lần liên tiếp nữa, rồi đàm thoại: Tên bài hát? Do ai sáng
tác?
Bài hát viết về ai? (bà) .Tôi click chuột cho hình ảnh bà xuất hiện.
Tóc bà như thế nào? (trắng) .Tôi clich chuột khoanh tròn tóc của bà và khoanh tròn
đám mây trên bầu trời để trẻ nhận thấy sự giống nhau giữa màu tóc của bà và màu
của mây…..
- Tôi bật nhạc cho trẻ nghe hát và trẻ nhún nhẩy, lắc lư người vận động theo nhịp
bài hát một cách thích thú.
Kết quả: 14/14 trẻ hứng thú hoạt động, trẻ nhớ tên bài hát, hiểu nội dung bài
hát, thích được nghe hát.
Tùy từng đề tài, có đề tài tôi lại không sử dụng giáo án điện tử mà tôi chỉ
16
sử dụng đài nhạc cho trẻ nghe hát. Và cũng có những đề tài tôi sử dụng đàn, ti vi để
thay đổi hình thức kích thích trẻ hoạt động.
Kết quả: Trẻ rất hứng thú và đây là một trong những hoạt động giúp cho lĩnh
vực phát triển ngôn ngữ của trẻ đạt hiệu quả tốt
3.4 Ứng dụng CNTT trong việc sử dụng các trò chơi phục vụ các hoạt động
giảng dạy:
Vì lứa tuổi nhà trẻ, yêu cầu kiến thức rất đơn giản tập chung chủ yếu vào
nhận biết phân biệt hình dạng, màu sắc cơ bản, âm thanh,...nên tôi cũng đã ứng
dụng CNTT sáng tạo một số trò chơi đơn giản phù hợp với lứa tuổi phục vụ cho
các hoạt động giảng dạy.
* Trò chơi 1: bắt chước tạo dáng
Tôi sưu tầm hình ảnh động về dáng đi, các hoạt động của các con vật, đồ vật như
gà gáy, gà kiếm ăn, vịt vẫy cánh, vịt bơi, chó đang đi, chó chạy, ngựa chạy, chim
bay, ô tô chạy ,....Tôi sắp xếp các hình ảnh theo từng chủ đề, từng nhóm rồi làm
hiệu ứng.
Ví dụ: Chủ đề động vật tôi nhóm các động vật nuôi trong gia đình lại với
nhau, các động vật sống trong rừng với nhau, các động vật sống dưới nước lại với
nhau.
Tổ chức cho trẻ chơi:
Tôi giới thiệu cho trẻ tên trò chơi, phổ biến cách chơi. Sau đó tôi trình chiếu các
slide, mỗi slide là hình ảnh động về một con vật, một dáng đứng hoặc dáng đi.
- Slide 1: hình ảnh con gà đang vẫy cánh. Tôi hỏi trẻ con gì đây? ( con gà) Con gà
đang làm gì? ( vẫy cánh). Chúng mình cùng vẫy cánh giống con gà nào!
- Slide 2: con bò đang ăn cỏ. Tôi hỏi trẻ con gì đây? ( con bò ) Con bò đang làm
gì? (ăn cỏ). Chúng mình cùng tạo dáng bò ăn cỏ nào!
Các slide khác tương tự, tôi khuyến khích động viên trẻ chơi.
Kết quả: 14/14 cháu thích thú tạo dáng, gọi tên con vật, màu sắc con vật và
một vài đặc điểm nhận biết con vật.
17
* Trò chơi 2: Bắt chước tiếng kêu các con vật.
Tôi cũng sưu tầm các hình ảnh các con vật, mỗi slide là hình ảnh một con vật và
chèn tiếng kêu của con vật đó.
Cách chơi: cho trẻ xem hình ảnh của con vật, hỏi trẻ tên con vât ?, Con vật đó kêu
như thế nào? (trẻ bắt chước tiếng kêu của con vật đó).Sau đó tôi click chuột cho trẻ
nghe âm thanh tiếng kêu của con vật đó.
* Trò chơi 2: chọn hoa.
Tôi sưu tầm rất nhiều các loại hoa với màu sắc khác nhau, cho trẻ lên chọn hoa và
gọi tên theo yêu cầu của cô: chọn hoa to, hoa nhỏ, chọn hoa màu đỏ, hoa màu
vàng,.....
* Trò chơi 3: chọn hình
Tôi thiết kế các hình vuông, hình tròn, hình chữ nhật, hình tam giác với các màu
sắc cơ bản.
Cách chơi 1: Cho trẻ chọn hình theo tên gọi, gọi tên hình.
Cách chơi 2: Cho trẻ chọn hình theo màu sắc rồi gọi tên hình, gọi tên màu sắc.
Cách chơi 3: Cho trẻ chọn các hình để xếp thành hình theo yêu cầu của cô.
Ví dụ: xếp hình tam giác và hình chữ nhật thành hình ngôi nhà cho búp bê.
Kết quả : Trẻ hứng thú chơi các trò chơi, qua đó trẻ giúp phát triển ngôn ngữ, phát
triển nhận thức, phát triển tính thẩm mỹ cho trẻ.
IV, Kiểm nghiệm:
Từ khi áp dụng các biện pháp trên đến nay tôi đã thu được một số kết quả đáng kể
như sau:
18
* Đối với trẻ:
Nội dung khảo sát
Kết quả đầu năm
Kết quả cuối năm
Số trẻ hứng thú
9/14 = 65 %
14/14 = 100 %
Lĩnh vực phát triển nhận thức
9/14 = 65 %
12/14 = 88 %
Lĩnh vực phát triển thể chất:
8/14 = 57 %
13/14 = 93 %
Lĩnh vực phát triển ngôn ngữ:
7/14 = 50 %
12/14 = 88 %
Lĩnh vực phát triển thẩm mỹ; tình
7/14 = 50%
11/14 = 81 %
cảm và kỹ năng xã hội:
* Đối với giáo viên:
- Nâng cao trình độ tin học cho bản thân.
- Có kinh nghiệm trong việc ứng dụng công nghệ thông tin vào trong các hoạt động
giảng dạy tại lứa tuổi 18 – 24 tháng.
C KẾT LUẬN VÀ ĐỀ XUẤT:
Từ việc áp dụng các biện pháp trên vào giảng dạy đạt kết quả tốt, tôi đã rút ra
một số bài học kinh nghiệm sau:
- Giáo viên cần mạnh dạn không ngại khó, tự thiết kế và sử dụng bài giảng của
mình sẽ giúp cho giáo viên rèn luyện được nhiều kỹ năng và phối hợp tốt cho các
phương pháp dạy học tích cực khác.
- Khi thiết kế bài giảng điện tử cần chuẩn bị trước nội dung, tư liệu (Video, hình
ảnh); chọn giải pháp cho sử dụng công nghệ, sau đó mới bắt tay vào soạn giảng.
Nếu sử dụng MS Powerpoint làm công cụ chính cần lưu ý về font chữ, màu chữ
(Xanh/ đen - trắng, vàng / đỏ) và hiệu ứng đơn giản tránh gây mất tập trung vào nội
dung bài giảng.
- Nội dung bài giảng điện tử cần cô đọng, xúc tích, các mô phỏng cần sát chủ đề.
Trong một slide không nên có nhiều hình, nhiều chữ. Lựa chọn hệ thống câu hỏi
19
phù hợp để khắc phục tình huống sư phạm phát sinh như nhắc lại kiến thức, dàn
bài, hết giờ.
- Giáo viên cần tham gia các lớp soạn giảng bài điện tử, thường xuyên truy cập vào
các trang wed: Bachkim.vn, dayhocintel.org, giaovien.net….Mỗi trường cần có câu
lạc bộ “ Giáo án CNTT” để trao đổi và rút kinh nghiệm, tiếp thu những công nghệ
mới, trao đổi những cách làm hay.
- Mỗi trường cần trang bị thêm phòng đa năng và đầu tư đồng bộ như: máy chiếu,
máy tính nối mạng, máy ảnh, đàn, đài, âm li, loa….phục vụ cho công tác giảng dạy
đạt hiệu quả tốt.
- Sở giáo dục cần có văn bản hướng dẫn, chỉ đạo các trường triển khai Ứng dụng
công nghệ thông tin vào các hoạt động giảng dạy. Các hội thi giáo viên giỏi cần ưu
tiên người sử dụng CNTT hiệu quả để kích thích lòng đam mê sáng tạo phục vụ
cho sự nghiệp giáo dục.
- Các nhà quản lý giáo dục cần sớm đưa ra tiêu chí đánh giá tiết dạy có sử dụng
CNTT, Chuẩn bài giảng điện tử để có cơ sở thẩm định, tạo ra ngân hàng bài giảng
có chất lượng.
Trên đây là một số bài học kinh nghiệm rút ra trong quá trình ứng dụng
CNTT vào trong các hoạt động giảng dạy lứa tuổi 18 – 24 tháng của bản thân tôi.
Tôi xin mạnh dạn trình bày với các bạn đồng nghiệp mong được sự đóng góp của
các đồng chí trong Hội đồng khoa học ngành và các đồng nghiệp. Để từ đó bản
thân tôi rút ra được các kinh nghiệm sâu sắc hơn khi ứng dụng công nghệ thông tin
vào trong các hoạt động giảng dạy lứa tuổi 18 – 24 tháng đạt kết quả tốt.
XÁC NHẬN CỦA THỦ TRƯỞNG ĐƠN VỊ
Nga Thanh, ngày 05 tháng 04 năm 2013
Tôi xin cam đoan đây là SKKN do mình viết,
không sao chép nội dung của người khác
Người viết:
20
Nguyễn Thị Thu
21