Tải bản đầy đủ (.doc) (20 trang)

MỘT SỐ BIỆN PHÁP CHỈ ĐẠO GIÁO VIÊN LÀM ĐỒ DÙNG ĐỒ CHƠI SÁNG TẠO

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (4.04 MB, 20 trang )

A. ĐẶT VẤN ĐỀ
Ngày nay, trong thời đại công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước, kinh tế
phát triển, đòi hỏi con người phải năng động sáng tạo, phải tự mình vươn lên
nắm bắt những tri thức khoa học, nhờ đó đồ chơi cho trẻ cũng rất phong phú,
hiện đại. Trong số đó có những loại đồ chơi bổ ích, nhưng cũng không ít đồ chơi
còn mang tính bạo lực, phi giáo dục, độc hại đối với trẻ em. Những loại đồ
dùng, đồ chơi (ĐDĐC) phù hợp để phát triển trí tuệ cho trẻ mang tính giáo dục
càng được bổ sung phong phú đa dạng bao nhiêu thì càng kích thích được trí
thông minh, tính tò mò ham hiểu biết cùng khám phá, sáng tạo của trẻ bấy
nhiêu. Chính vì vậy đồ dùng đồ chơi phải phù hợp với đặc điểm tâm sinh lý của
trẻ nhằm phát triển trí tuệ ở từng độ tuổi, từ đó mới có tác động góp phần hình
thành và phát triển trí tuệ ở trẻ.
Hơn nữa, đồ chơi, trò chơi là nhu cầu tự nhiên không thể thiếu trong cuộc
sống của trẻ, đặc biệt trong các hoạt động của trẻ ở trường Mầm non. Trẻ có nhu
cầu chơi với những ĐDĐC có màu sắc đẹp, mới lạ, phong phú và hấp dẫn. Để
thoả mãn được điều đó của trẻ, đòi hỏi người giáo viên Mầm non phải luôn sáng
tạo ra nhiều ĐDĐC mới lạ, hấp dẫn và phù hợp với nội dung bài dạy, phù hợp
với nội dung giáo dục trong các hoạt động và các chủ đề.
Ở các cấp học từ tiểu học trở lên phương tiện học là sách giáo khoa, còn
đối với trẻ mầm non chưa biết đọc, chưa biết viết nên đồ dùng đồ chơi là dụng
cụ, là sách giáo khoa của trẻ, nó có vai trò quan trọng trong việc giáo dục trẻ. Nó
còn là phương pháp hữu hiệu để truyền thụ kiến thức cho trẻ. Vì trẻ lứa tuổi này
"Học bằng chơi - Chơi bằng học". Qua vui chơi giúp trẻ tiếp thu những kiến
thức, kỹ năng một cách tích cực. Đồ dùng đồ chơi có tác dụng lớn lao đến việc
hình thành và phát triển nhân cách trẻ. Chính những đồ dùng đồ chơi này giúp
trẻ được thao tác, được hoạt động, được trải nghiệm, được thể hiện những nhu
cầu cá nhân, được phát triển cân đối hài hoà, từ đó phát triển toàn diện.
Vì vậy đồ dùng đồ chơi hết sức cần thiết và quan trọng trong khi học cũng
như khi chơi đối với trẻ. Không những thế còn có ý nghĩa thật to lớn và sâu sắc
đối với trẻ, vì bất kỳ một trẻ em nào đều có nhu cầu chơi và rất yêu quý đồ chơi,
trẻ sống và hành động cùng với đồ chơi. Đồ chơi giúp trẻ tìm hiểu, khám khá thế


giới xung quanh. Đồ dùng đồ chơi còn giúp trẻ làm quen với những đặc điểm,
tính chất của nhiều đồ vật, biết được công dụng của chúng trong sinh hoạt hàng
ngày của trẻ. Hoạt động với đồ dùng đồ chơi vừa làm thoả mãn nhu cầu vui
chơi, vừa làm cho đôi bàn tay khéo léo, phát triển tư duy, tưởng tượng...của trẻ.
Từ những lý đo trên, tôi đã đưa ra "Một số biện pháp chỉ đạo giáo viên
làm đồ dùng đồ chơi sáng tạo " làm đề tài kinh nghiệm và chỉ đạo thực hiện
trong năm học: 2012 - 2013.

1


B. GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ
I. Cơ sở lý luận:
- Giáo dục mầm non có mục tiêu nhiệm vụ quan trọng nhằm giáo dục toàn
diện cho trẻ về thể chất, tình cảm, đạo đức, thẩm mỹ, là cơ sở để hình thành nên
nhân cách con người mới xã hội chủ nghĩa. Xuất phát từ quan niệm đổi mới ở
trường học mầm non, lấy hoạt động của trẻ là hoạt động chủ đạo, khuyến khích
cho giáo viên tìm tòi, khám phá, sáng tạo trong việc làm đồ dung đồ chơi (ĐD
ĐC), phục vụ cho các hoạt động học và hoạt động vui chơi của trẻ.
- Sáng tạo đồ dùng đồ chơi tự tạo có ý nghĩa và tác dụng rất lớn, đồ chơi
tự tạo góp phần to lớn trong giáo dục phát triển trẻ toàn diện qua (4 lĩnh vực đối
với nhà trẻ), (5 lĩnh vực đối với mẫu giáo). Đồ chơi tự tạo có muôn hình, muôn
vẻ bởi chúng được tạo ra từ những vật có sẵn, dễ kiếm, dễ làm. Nguồn đồ chơi
tự tạo là vô tận, luôn độc đáo, gần gũi hoạt động của trẻ và luôn đổi mới.
- Tài liệu bồi dưỡng thường xuyên cho giáo viên mầm non chu kỳ II - bài
11: Tìm và làm đồ chơi từ nguyên vật liệu có sẵn (sản xuất của vụ giáo dục mầm
non) có nêu trong nội dung:
+ Đồ chơi tự tạo có ưu điểm nổi bật là sẵn có, không tốn kém, thường
xuyên đổi mới, phong phú và đặc biệt sáng tạo.
+ Đồ chơi tự tạo là dung cụ học tập đơn giản, dễ dàng phục vụ hoạt động

chơi của trẻ. Cách thức chơi với đồ chơi và những thứ đồ chơi mà trẻ thích thay
đổi theo sự phát triển của trẻ. Càng có nhiều cách để trẻ chơi với đồ chơi thì trẻ
càng học được nhiều.
+ Nhu cầu đồ chơi của trẻ là thiết yếu và vô tận. Tuy nhiên, có thể chúng
ta không có tiền mua hoặc không có khả năng mua tất cả đồ chơi cho trẻ. Để
thoả mãn hoạt động vui chơi của trẻ, chúng ta có thể tự làm đồ chơi cho trẻ. Đồ
chơi tự tạo được làm từ nguyên vật liệu dễ kiếm đa dạng và cũng dễ chế tạo, sản
phẩm gần gũi với hoạt động của trẻ và luôn đổi mới.
- Như sách "Hướng dẫn làm đồ dùng đồ chơi bằng nguyên vật liệu dễ tìm"
của tác giả Phạm Thị Việt Hà ( Nhà xuất bản giáo dục): Khi thiết kế đồ dùng đồ
chơi từ nguyên vật liệu dễ tìm phải nắm bắt được các nguyên tắc cơ bản như
sau:

2


+ Đảm bảo tính sư phạm: có tác dụng hình thành, củng cố các khái niệm
về toán, về khám phá khoa học, hấp dẫn, kích thích tính tò mò của trẻ, trẻ có thể
thao tác với đồ chơi trong nhiều trò chơi.
+ Đảm bảo tính phù hợp: màu sắc kích thước phù hợp, an toàn không
động hại, không nguy hiểm.
+ Đảm bảo tính phổ biến: nguyên liệu dễ tìm có thể sử dụng phù hợp vào
nội dung giáo dục.
+ Đảm bảo tính sáng tạo: từ một loại vật liệu có thể tạo thành nhiều đồ
chơi khác nhau, có ý tưởng mới trong khai thác sử dụng.
- Sách "Hướng dẫn tạo hình bằng nguyên vật liệu thiên nhiên" của tác giả
Phạm Thị Việt Hà (Nhà xuất bản giáo dục) có viết: Con người ngày nay có xu
hướng trở về với thiên nhiên. Một trong điều kỳ diệu thú vị mà thiên nhiên mang
đến cho chúng ta là hoa, lá, hột hạt, vỏ cây, sỏi đá, mo cau, vỏ trứng, … Với sự
khéo léo của đôi bàn tay và trí tưởng tượng phong phú, chúng ta sẽ tạo ra nhiều

sản phẩm tạo hình hấp dẫn và thú vị từ những nguyên vật liệu thên nhiên. Hãy
kiên trì và chịu khó tìm tòi một chút, sẽ có những sản phẩm, bức tranh sinh
động.
Trên cơ sở đó, chúng ta phải suy nghĩ, tìm kiếm, thay thế, làm thêm và
sáng tạo đồ dùng đồ chơi cho trẻ.
Từ đó giáo viên biết mình phải làm gì? làm như thế nào để đem lại hiệu
quả cao, đảm bảo vệ sịnh, an toàn cho trẻ, phù hợp với khả năng sử dụng, đảm
bảo tính thẩm mỹ cho trẻ về ĐDĐC sáng tạo, nâng cao trách nhiệm, trí tuệ, khả
năng, nhiệt tình của mình. Thông qua làm ĐDĐC phát huy tính tích cực, kiên
trì, khéo léo của đôi bàn tay, tính sáng tạo, đặc biệt đối với trẻ mầm non….nhằm
nâng cao phát triển toàn diện cho trẻ.

II. Thực trạng:
* Trường mầm non Nga Trường là một trường nằm ở vùng đồng chiêm
trũng. Là một xã khó khăn trong huyện nhưng Trường đã học tập trung thành
một khu chính.
- Nhà trường cũng luôn được sự quan tâm sát sao của phòng giáo dục, đặc
biệt là chuyên viên phòng Giáo dục Mầm non, Đảng uỷ - UBND, các ban ngành
đoàn thể, các nhà hảo tâm trong và ngoài xã quan tâm, ủng hộ đầu tư về cơ sở
vật chất, trang thiết bị dạy và học. Được sự quan tâm tạo điều kiện của Hiệu
trưởng về cơ sở vật chất cũng như tinh thần.

3


- Trường đã xây dựng được 7 phòng học kiên cố và một khu vệ sinh cho
trẻ (từ quỹ trái phiếu chính phủ, Từ Ngân hàng Công Thương Việt Nam Chi
nhánh tại Sầm Sơn).
- Bàn ghế đã đầy đủ và đúng quy cách, đội ngũ giáo viên trong trường có
19 đồng chí, trình độ chuyên môn chuẩn trở lên, trong đó có trình độ trên chuẩn

là: 14/19 đ/c = 73,7 %, trình độ chuẩn 5/19 đ/c = 26,3 %.
- Đầu năm nhà trường sắp xếp, phân công giáo viên đứng lớp đúng độ
tuổi phù hợp với trình độ, năng lực của mỗi giáo viên.
- Nhà trường có độ ngũ giáo viên trẻ, nhiệt tình, năng động, sáng tạo,
khéo tay, chịu khó thu thập những nguyên vật liệu, phế liệu sẵn có của địa
phương để làm đồ dùng đồ chơi cho trẻ.
- Giáo viên rất yêu nghề mến trẻ hết lòng vì sự nghiệp giáo dục mầm non,
giàu kinh nghiệm trong nghề nghiệp.
* Tuy nhiên, trong thực tế trường vẫn đang còn gặp nhiều khó khăn:
- Đa số nhân dân sống bằng nghề nông nghiệp nên kinh tế còn nhiều khó
khăn. Việc đóng góp, mua sắm trang thiết bị, đồ dùng, đồ chơi…cho trẻ hoạt
động còn hạn chế.
- Nhà trường chưa đạt chuẩn quốc gia, vì cơ sở vật chất đang còn thiếu
thốn, có 8 nhóm lớp nhưng mới có 7 phòng học, còn thiếu 1 phòng và các phòng
chức năng. Đặc biệt các lớp chưa có tủ góc (mới đủ cho lớp 5 tuổi), đồ dùng đồ
chơi mua sẵn đang còn thiếu, đồ chơi tự tạo đang còn chưa đáp ứng yêu cầu của
trẻ, cũng như cấp trên và chưa đảm bảo thực hiện chương trình giáo dục mầm
non mới hiện nay.
- Nhà trường cùng phụ huynh mua sắm đồ dùng đồ chơi mua sẵn cho trẻ
chưa đảm bảo về số lượng, chất lượng, chưa phong phú, đa dạng về chủng loại,
kích thước chưa đáp ứng tính tò mò, khám phá, ham hiểu biết, hứng thú của trẻ.
- Hơn nữa kinh phí cho việc mua đồ chơi, các nguyên vật liệu còn hạn
hẹp trong khi nhu cầu đồ dùng đồ chơi cho trẻ ngày càng tăng.
- Giáo viên ít có thời gian để nghiên cứu làm thêm những đồ dùng, đồ
chơi đúng theo nguyên tắc, tính giáo dục và tính thẩm mỹ chưa cao.
- Khi làm ĐDĐC giáo viên còn phải tính toán nhiều đến kinh phí và hiệu
quả sử dụng.
- Trong trường một số giáo viên tiếp thu, học hỏi, tự học…còn hạn chế,
chưa hứng thú tham gia vào quá trình sáng tạo làm ĐDĐC với các giáo viên


4


khác nên ảnh hưởng đến chất lượng, làm cho việc chỉ đạo giáo viên gặp nhiều
khó khăn.
* Đứng trước thực trạng trên tôi đã khảo sát làm đồ dùng đồ chơi của giáo
viên, giáo viên và trẻ cùng làm đã được kết quả như sau:
Khảo sát giáo viên công tác tự làm đồ dùng đồ chơi:
GV tham
gia làm
ĐDĐC

Số lượng
ĐDĐC

Hiểu được
nguyên tắc
làm ĐDĐC

Số
Tỷ
lượng lệ
GV
%
11/17 65

Số lượng
(bộ)

Số

GV

%

96

10/17

58,
8

Hiểu được
tính giáo
dục của
ĐDĐC
Số
%
GV

Có tính
thẩm mỹ
làm
ĐDĐC
Số %
GV

11/17

9/17 53 9/17 53 10/17 59


65

Có tính
sáng tạo
làm
ĐDĐC
Số %
GV

Có kỹ
năng làm
ĐDĐC
Số
GV

Khảo sát trẻ tích cực tham gia làm đồ dùng đồ chơi cùng cô:
Trẻ hiểu được kiến
thức khi làm ĐDĐC.
Số trẻ
%
80/159
50.3

Trẻ có kỹ năng làm
ĐDĐC.
Số trẻ
%
45/159
28,3


Số lượng trẻ tham gia
ĐDĐC
Số trẻ
%
52/159
32,7

Từ những thực tế trên tôi luôn suy nghĩ phải làm thế nào để, khắc phục
nâng cao kiến thức, kỹ năng, hứng thú, tính sáng tạo, số lượng, tính thẩm mỹ khi
giáo viên làm ĐDĐC cùng trẻ, bằng cách chỉ đạo giáo viên biết được thực tế của
trường lớp mình, tổ chức cho giáo viên, giáo viên và trẻ làm ĐDĐC bằng nhiều
hình thức, giúp giáo viên thiết kế làm đồ dùng đồ chơi trong các chủ đề phù hợp
với từng độ tuổi, biết cách sử dụng các nguyên vật liệu có hiệu quả, tạo điều
kiện thu hút sự quan tâm của phụ huynh?

III. Giải pháp và tổ chức thực hiện:
Thông qua thực trạng trên tôi đã đưa ra các biện pháp hữu hiệu nhất phù
hợp với thực tế của trường, giáo viên, nhóm lớp và của địa phương.
1. Xây dựng kế hoạch chỉ đạo làm đồ dùng đồ chơi sáng tạo:

5

%


Đứng trước thực tế trên tôi mạnh dạn xây dựng kế hoạch phát động giáo
viên trong toàn trường làm đồ dùng đồ chơi tự tạo phục vụ cho việc dạy và học
cô và trẻ nhằm nâng cao chất lượng theo các chủ đề ở mỗi độ tuổi rồi đưa ra ban
giám hiệu thống nhất rồi triển khai đến giáo viên trong trường. Chính vì vậy tôi
đã đưa vào kế hoạch mỗi tháng, chủ đề giáo viên tối thiểu phải làm 4 -5 loại đồ

dùng đồ chơi phù hợp với chủ đề. Phải đầy đủ chủng loại ĐDĐC bằng nguyên
vật liệu, vừa là đồ chơi cho hoạt động chơi - tập có chủ định đối với nhà trẻ, hoạt
động học có chủ định đối với trẻ mẫu giáo, vừa là hoạt động góc, hoạt động
ngoài trời, trang trí lớp theo chủ đề.
Việc làm đồ dùng đồ chơi sẽ đánh giá vào các tiêu chí thi đua xếp loại xếp
loại hàng tháng. Kế hoạch đưa ra hội đồng giáo viên ủng hộ nhiệt tình và giáo
viên hăng hái có trách nhiệm xem lại chương trình học của các chủ đề ở nhóm
lớp mình để lựa chọn những loại đồ chơi để làm phù hợp với chủ đề mà mình có
thể sáng tạo làm được mang tính thẩm mỹ cao, gây hứng thú cho trẻ, đem lại
hiệu quả cao cho việc học và dạy.
2. Tham quan, học tập kinh nghiệm ở trường bạn:
- Qua nhận biết, phân loại và nguyên tắc làm đồ dùng đồ chơi bằng
nguyên vật liệu. Bằng những hiểu biết đó giáo viên cần phải làm gì?, làm như
thế nào? mặc dù đã có ý tưởng rồi nhưng giáo viên vẫn chưa tự tin khi mình làm
ra một sản phẩm từ nguyên vật liệu đó một cách sáng tạo. Vì vậy tôi đã bàn bạc,
thống nhất trong ban giám hiệu trường tổ chức cho đi thăm quan một ngày ở
trường Mầm non Thị Trấn, trường mầm non Nga Liên, là những trường trong
huyện có nhiều giáo viên khéo tay làm đồ dùng tự tạo đẹp để cho giáo viên ở
trường mình học tập rút kinh nghiệm.
- Nhất là được bạn bè, đồng nghiệp giới thiệu trường mầm non Tân Sơn
thành phố Thanh Hoá nhiều giáo viên khéo tay làm đồ dùng đồ chơi sáng tạo.
Tôi liền liên hệ với đồng chí hiệu trưởng là bạn học cùng lớp đại học với tôi, chị
nhất trí, sắp xếp cho đoàn của trường tôi đi thăm quan.
- Qua buổi thăm quan giáo viên rất phấn chấn với những loại đồ dùng mà
mình vừa được khám phá. Các buổi sinh hoạt hàng tháng trích ra khoảng 40 - 60
phút để thảo luận: đề tài làm đồ dùng gì? cách chọn nguyên vật liệu ra sao?,
cách làm thế nào?, dùng những nguyên vật liệu gì để làm?...lại được các giáo
viên đưa ra thảo luận sôi nổi. Từ đó giáo viên hăng hái làm đồ dùng một cách rõ
6



rệt. Không chỉ làm đồ dùng theo kế hoạch mà giáo viên còn tự giác làm thêm
những đồ dùng cho các hoạt động học và các hoạt động chơi khác. Bằng những
hiểu biết tôi gợi ý, trao dồi hết khả năng của mình để giúp giáo viên làm đồ dùng
đồ chơi.
- Hơn nữa để giúp giáo viên có cơ sở trong cách làm nhiều loại đồ chơi
khác nhau, đa dạng và phong phú… tôi tham khảo, sưu tầm sách, báo, trên mạng
Itenel những sách có hướng dẫn làm đồ dùng đồ chơi bằng nguyên vật liệu dành
cho trẻ mầm non nhất là tài liệu chuyên đề "làm đồ dùng đồ chơi" hè năm 2012
pô tô ra cho giáo viên tham khảo thêm từ đó đưa ra ý tưởng của mình trong việc
làm đồ chơi cho trẻ ở trường mầm non.
3. Tham mưu, tuyên truyền tạo nguồn nguyên vật liệu làm đồ dùng đồ chơi:
3.1. Tham mưu, BHG tuyên truyền phụ huynh hỗ trợ kinh phí mua nguyên
vật liệu lầm ĐDĐC:
Đứng trước khó khăn trên là một phó hiệu trưởng phụ trách chuyên môn
của trường tôi đã tham mưu với BGH (Ban giám hiệu) trường chưa đủ kinh phí
mua nguyên liệu để giáo viên làm đồ dùng đồ chơi từ nguyên vật liệu để phục
cho việc dạy và học của giáo viên và trẻ là rất cần thiết. Vì vậy trong cuộc họp
BGH tôi đã đưa ra ý kiến huy động sự kinh phí của phụ huynh để mua thêm
nguyên vật liệu cho giáo viên các nhóm lớp làm ĐDĐC và được BGH nhất trí.
Trong cuộc họp phụ huynh đầu năm học nhà trường đã lên kế hoạch đóng
góp mua thêm nguyên vật liệu như kéo, keo, nến dính, xốp màu, len mới… để
giáo viên và giáo viên cùng trẻ làm ĐDĐC từ nguyên vật liệu có sẵn, huy động
mỗi trẻ là 10.000đ (năm ngàn đồng)/ năm học và được phụ huynh đồng tình.
* Kết quả: 156/156 phụ huynh có mặt trong cuộc họp = 100% nhất trí cao
với kế hoạch của nhà trường đề ra.
3.2. Chỉ đạo giáo viên phối kết hợp với phụ huynh thu gom nguyên vật liệu
có sẵn ở mọi lúc mọi nơi:
Đồ chơi tự tạo có ưu điểm nổi bật là sẵn có, không tốn kém, thường xuyên
đổi mới, phong phú và đặc biệt sáng tạo. Để giáo viên, phụ huynh và trẻ có khả

năng tự tìm kiếm nguyên vật liệu sẵn có, trước hết cần phải định hướng một số
nguyên vật liệu cần thiết sẵn có ở địa phương: Vỏ ốc, vỏ lá cây, vỏ hến, cọng
rơm, hộp giấy, lọ keo dán, lõi ngô … tiếp theo phải phối hợp chặt chẽ với phụ
huynh để biết những nguyên vật liệu nào mà phụ huynh cùng trẻ có thể sưu tầm
7


được: các loại vỏ hộp, giấy cứng, hạt lúa, ngô, vỏ hến, vỏ trai, hạt nhãn, hạt
bưởi…Trên cơ sở đó tôi sẽ giao nhiệm vụ cho giáo viên hướng dẫn phụ huynh
và trẻ cách sưu tầm, lựa chọn thu nhặt và bảo quản các nguyên vật liệu. Tuỳ vào
từng nhiệm vụ và điều kiện cụ thể của giáo viên mà quy định thời gian thực hiện
ngắn hay dài. Có những nguyên vật liệu giáo viên thu lượm được ngay trong
trường: Vỏ hộp sữa, lá cây, đá sỏi nhỏ… Tôi hướng dẫn giáo viên thu lượm, làm
vệ sinh, để ráo, phơi khô …
Những nguyên, vật liệu phế thải ấy trong cuộc sống hàng ngày của mỗi
gia đình chúng ta, thường có rất nhiều các loại vỏ hộp bỏ đi sau khi sử dụng:
như vỏ sữa mút, chữa chua, hộp dầu gội đầu, hộp kem, phấn, kem đánh răng
bằng nhựa, lõi giấy vệ sinh, sữa tắm, lon bia, hộp rau câu, que kem, lọ keo dán
hay nguyên vật liệu bằng thiên nhiên các lá cây tươi, lá khô ở ngoài vườn, ngoài
đồng như rơm, bẹ ngô, lõi ngô, cói, hoặc hột hạt…mang đến cho cô giáo trong
giờ đón và trả trẻ. Tất cả những thứ đó là nguồn vật liệu phong phú và đa dạng
có thể làm ra rất nhiều loại ĐDĐC hữu ích. Từ những nguồn phế thải đó chúng
ta có thể thu gom lại và có ý tưởng sáng tạo làm đồ dùng đồ chơi thì sẽ biến
những nguyên vật liệu đó thành những con vật, đồ vật rất ngộ nghĩnh, xinh xắn
và đáng yêu làm sao, để giúp trẻ hoà mình vào thế giới thiên nhiên nhiều điều
huyền bí. Hơn nữa sẽ tiết kiệm được rất nhiều tiền mua sắm vật liệu và đồ chơi
cho trẻ, mang tính sáng tạo phong phú cho nhiều đồ chơi cho trường, cho lớp
học. Qua đó bồi dưỡng các kỹ năng làm ĐDĐC sáng tạo cho đội ngũ cán bộ
giáo viên mầm non là rất thiết thực và có hiệu quả, đặc biệt là ý thức tuyên
truyền với mọi người xung quanh, từ giáo viên, trẻ và phụ huynh học sinh về

bảo vệ môi trường và góp phần nâng cao chất lượng giáo dục.
Muốn có nguồn nguyên vật liệu dễ kiếm, rẻ tiền tiết kiệm được kinh phí,
đa dạng và dồi dào để làm đồ dùng giáo viên phải kết hợp cùng với phụ huynh
để tích luỹ những đồ phế thải trong môi trường sống thì mới có được. Trong
năm học có thể chia làm nhiều đợt huy động phụ huynh, cũng có thể phụ huynh
đem vào ngay. Qua những buổi họp phụ huynh, hoặc hàng tháng giáo viên các
nhóm lớp tuyên truyền trao đổi với phụ huynh kế hoạch làm đồ dùng đồ chơi
cho các hoạt động học và hoạt động chơi cho cô và trẻ, cô cần làm những đồ
dùng đồ chơi nào? cho chủ đề gì? cần phụ huynh cung cấp những đồ dùng phế
phẩm gì? ví dụ như: Vỏ lọ dầu gôi đầu, hộp sữa chua, hộp thuốc, hộp bánh kẹo,
lon bia, ống bơ, hòn sỏi, lõi ngô, bẹ ngô đẹp, mo cau…. trước từ đầu năm học
đến các chủ đề thì huy động thêm. cách làm này được phụ huynh ủng hộ rất tích
cực, vì hàng tuần, tháng được nhìn thấy sản phẩm của cô giáo trưng bày ở các
góc rất nhiều đồ dùng tự tay cô làm rất ngộ nghĩnh và đẹp mắt, phụ huynh
8


không ngừng tấm tác các cô giáo thật sự khéo tay sáng tạo cao, từ đó ủng hộ tích
cực hơn.
Còn đối với học sinh: Hàng ngày nhắc nhở những trẻ có quà và những hộp sữa,
hộp thạch rau câu, lọ C sau khi trẻ ăn xong để vào hộp quy định để cô giáo làm
đồ dùng, không những ở trường lớp mà về nhà trẻ có các hộp, lọ cô cần trẻ thu
gom lại mang đến lớp cho cô làm đồ dùng đồ chơi. Cách huy động này giáo viên
đã có rất nhiều nguyên liệu để làm đồ dùng đồ chơi . Với biện pháp này giúp
giáo viên có nguồn nguyên liệu dồi dào và cũng góp phần tạo cho môi trường
nói chung và môi trường học tập của trẻ nói riêng được xanh, sạch, đẹp.
4. Tổ chức cô và trẻ cùng làm ĐDĐC tự tạo:
Để tạo ra sản phẩm của cô làm, cô và trẻ cùng làm, cô hướng dẫn trẻ tự
làm để trưng bày trong các góc. Trước hết người giáo viên phải biết lựa chọn,
chọn làm đồ dùng đồ chơi, hướng dẫn phù hợp với trẻ.

Khi giáo viên hướng dẫn trẻ làm không nên đặt ra trước loại sản phẩm bắt
trẻ làm theo mà chỉ nên gợi ý cho trẻ tự chọn mẫu đồ chơi, đồ dùng mà mình
thích. Sau đó giáo viên mới hướng dẫn cụ thể phương pháp thực hiện với từng
loại đồ chơi sao cho phù hợp với từng cháu hay với tập thể.
Ví dụ: Có rất nhiều vỏ hộp sữa giáo viên đưa ra và hỏi ý tưởng của trẻ có
thể làm được đồ chơi gì? (làm ô tô, đoàn tàu, ngôi nhà). giáo viên đưa ra những
hộp sữa nhỏ bằng nhau và hỏi trẻ xem sẽ làm gì? Giáo viên gợi ý cho trẻ làm
đoàn tàu, khi làm đoàn tàu sẽ cần thêm cái gì? (dán giấy màu bọc xung quanh,
làm đầu tàu là vỏ hộp sữa dựng đứng, cửa tàu cắt xốp màu thành hình chữ nhật
gắn dựng đứng, cắt xốp màu đen hình tròn làm bánh… làm sao cho phù hợp).
Ví dụ: Giáo viên hướng dẫn trẻ làm con vịt bằng bông, giáo viên vẽ hình
ảnh con vịt trước, sau đó hướng dẫn trẻ lấy cuộn bông đã chuẩn bị sẵn chia nhỏ
rồi vo tròn để vào hộp, bạn thì bôi hồ, bạn thì lấy bông đã vẽ dán vào hình con
vịt đã vẽ sẵn cứ như thế sẽ tạo thành con vịt, rồi trang trí mắt, râu, mồm, đuôi
tai, móng chân, bằng len, bông nhuộm màu rất ngộ nghĩnh.

9


Hình ảnh minh họa vịt làm bằng bông
Khi giáo viên gợi mở trẻ làm ĐDĐC nên lưu ý đến khả năng của trẻ và
nhu cầu ĐDĐC đang cần hay rèn kỹ năng cho trẻ thông qua ĐDĐC.
Ví dụ: Rèn kỹ năng xé dán bằng nguyên vật liệu như lá cây khô…để tạo
bức tranh trong 1 bài thơ vừa học hoặc rèn kỹ năng phân loại từ đơn giản đến
phức tạp các loại đồ chơi, xắp xếp chúng thành những đồ dùng phục vụ cho việc
học.
Để tiến hành một hoạt động dạy trẻ làm đồ chơi bằng nguyên vật liệu
thiên nhiên khi có nguồn nguyên vật liệu phong phú.
Ví dụ: Đối với vùng nông thôn chúng tôi nguồn nguyên vật liệu thiên
nhiên từ rơm, bẹ ngô, lá khô, bèo tây…có rất nhiều và phong phú. Từ rơm:

chuẩn bị sẵn cô và trẻ cùng làm con chim, con gà bằng rơm: cô làm thân con
chim, gà bằng lõi vệ sinh cô thắt lõi vệ sinh lại tạo thành đầu, thân con vật, trẻ
nhặt từng sợi rơm đẹp óng rồi trẻ và cô cùng phủ lần lượt rơm tạo thành phần
đầu, thân, đuôi theo ý định của mình, sau đó lấy chỉ quấn xung quanh con vật,
trẻ cắt mắt - mỏ bằng xốp các màu gắn lên con vật đã tạo xong (điểm chi tiết
phụ của con vật). Hay cô và trẻ đi chăm sóc vườn rau nhổ cỏ, rửa, phơi khô

10


mang vào làm con chim bằng cỏ: gốc cỏ làm đầu, thân cỏ làm đuôi, rễ cỏ làm
mỏ, tạo các phần này bằng chỉ buộc lại thành con chim…các sản phẩm này trẻ
rất hứng thú, say mê làm. Hay làm con chim bằng lá cây khô lá cây tươi, trẻ và
cô đã tạo ra bức tranh con chim rất đẹp và ngộ nghĩnh.

Hình ảnh minh họa con chim bằng rơm, con chim bằng lá cây
Từ những nguyên vật liệu đơn giản, đồ vật sẵn có trong cuộc sống hàng
ngày đã giúp cô và trẻ làm lên những ĐDĐC vô giá giúp trẻ được trải nghiệm.
Vì vậy cần tạo điều kiện cho trẻ được học mà chơi được chơi mà học để tạo ra
nhiều sản phẩm.
5. Phát động giáo viên làm đồ dùng đồ chơi sáng tạo, sử dụng trong mọi
hoạt động, mọi lứa tuổi:
Tôi thấy giáo viên không quản ngày, đêm tận dụng thời gian, tính sáng tạo
của mình để làm ra những sản phẩm thật có giá trị. Khi tâm sự giáo viên mạnh
dạn nói với tôi là: "Cũng nhờ vào sự chỉ đạo của BGH và nhất là được sự nhiệt
tình của phụ huynh quan tâm đến việc học - chơi của con em”.
Từ những việc làm đó giáo viên đã sáng tạo làm ra rất nhiều sản phẩm
như các loại tranh rối gập, tranh tạo bằng len, bông, ngao, những bộ con vật gà
mẹ, gà con, gà trống được làm từ những cuộn len màu các loại, các con vật được
làm bằng hộp sữa chua, băng hát hỏng và xốp như con thiên nga. Hộp váng sữa

làm con lợn, chú mèo, ngao, trai làm con cá - cua. Các mảng tường trang trí
bằng các con ngao, hến và len, xốp, vải rất đẹp, nhiều những đồ dùng khác…
Vì thế việc giáo viên tự làm ĐDĐC cần phải tư duy như thế nào đối với
sản phẩm của mình làm ra. Khi giáo viên tự làm ĐDĐC, tạo ra các sản phẩm
mới thì cần cố gắng ưu tiên phục vụ cho nhiều hoạt động. Hoạt động học, hoạt
11


động góc, trang trí các mảng tường, lớp học và đặc biệt cho trẻ trải nghiệm thật
nhiều trên sản phẩm của mình làm ra. Từ đó để giáo viên thấy được sản phẩm
làm ra của mình thật có ích. Khi sử dụng nhiều tạo cho giáo viên có động cơ
phấn khởi để tiếp tục sáng tạo làm những đồ dùng đồ chơi tiếp theo có hiệu quả
cao hơn nữa.
Ví dụ: Trong hoạt động học có chủ định khám phá khoa học "Làm quen
với toán " về các khối. Để trẻ dễ liên hệ số lượng với các khối đã học, giáo viên
đã tận dụng những ngày sinh nhật của trẻ, cho trẻ gói quà tặng nhau bằng các
khối do cô và trẻ sưu tầm để trẻ quan sát và nhận xét (số lượng các khối bằng
tháng sinh của trẻ). Từ đó trẻ được trải nghiệm, sử dụng có hiệu quả và ghi nhớ
đặc điểm của bản thân.
Khi giáo viên lựa chọn đồ chơi phải phù hợp với mọi hoạt động, mọi lứa
tuổi thì phải nắm bắt được các hoạt động, hay hoạt động các môn học như hộp
sữa chua cắt tạo thành những bông hoa sen, giấy đề can cắt tạo thành lá sen. Lấy
thép dẻo quấn giấy đề cam màu nâu làm cuống lá sen, cuống hoa sen, sản phẩm
này có thể sử dụng trong hoạt động chơi - tập có chủ định ở nhà trẻ như hoạt
động thơ: Ếch con làm mô hình con ếch ngồi trên lá sen. Hoặc hoa sen được sử
dụng trong lớp mẫu giáo nhỡ 4 -5 tuổi hoạt động học có chủ định: Hoạt động
Thơ: Em yêu nhà em" cũng dùng hoa sen làm đầm hoa và hoa sen còn sử dụng
trong hoạt động " thơ: Hạt gạo làng ta " của lớp 5 - 6 tuổi
Ví dụ: Trong hoạt động góc giáo viên sử dụng đồ chơi của mình làm ra,
xây dựng mô hình theo chủ đề, từ đó giáo viên thấy được các ĐDĐC tuy giống

nhau nhưng có thể sử dụng được với các chủ đề khác nhau, tạo ra các mô hình
phù hợp các chủ đề đó. Giáo viên biết cách giữ gìn, biết bảo vệ môi trường, biết
tiết kiệm, thấy được ý nghĩa của đồ chơi mình làm.
Ví dụ: Hoạt động chơi - tập có chủ định đối với nhà trẻ giáo viên làm hình
ảnh con voi bằng vải vụn, len, xốp vẽ hình ảnh con vật, lấy len hay xốp cắt và
viền theo hình ảnh, lấy keo dán bôi đều rồi rắc vải vụn theo ý định của mình từ
màu cho đến vị trí và trang trí xung quanh hình ảnh bằng xốp hoặc len.. Con Voi
có tác dụng sử dụng vào môn nhận biết tập nói: "Con Voi", thơ: "Con Voi

12


Hình ảnh con voi làm bằng vải vụn, len
Sản phẩm đồ chơi giáo viên cần được trưng bày nơi đẹp, dễ quan sát để
trẻ có thể dễ lấy, dễ cất.
Ví dụ: Giáo viên để sản phẩm làm ra ở các góc, trang trí tuỳ nội dung chủ
đề, trang trí các mảng lớn, ứng dụng vào từng nội dung để trẻ có thể tự học như
cây hoa - quả gắn chữ cái, chữ số đối với trẻ 5- 6 tuổi. (trẻ làm cùng cô)

13


Hình ảnh cây gắn chữ số và chữ cái trong góc học tập
Ví dụ: - Hoạt động âm nhạc: Tận dụng những vỏ hộp thạch làm thành
những chiếc kèn, xắc xô hay lõi ống chỉ mấy khâu bằng nhựa và quả bóng bàn,
gắn lại rồi bọc viền trang trí hoa văn tạo thành cái micơrô cho trẻ biểu diễn.
- Hoạt động khám phá môi trường xung quanh, phát triển thể chất: tận
dụng xốp ép, xốp màu, bột màu, hộp dầu xả, hộp sữa, bìa các tông to, lõi vệ
sinh, bóng nhựa cũ, …để tạo thành mô hình động vật sống trong rừng" có cây,
nấm, voi, hưu, thỏ, nhiều nấm, cà rốt được tạo bằng những nguyên vật liệu đó.

- Hoạt động tạo hình, làm quen văn học, chữ cái: Từ vỏ loại hồ dán đã hết,
vỏ hộp sinh tố các loại, miếng xốp ép, bát, đĩa nhựa, đĩa hát hỏng, xốp ép, xốp
màu, hột hạt vải vụn len, làm con thỏ, con gà… Hay que kem lấy màu nước vẽ
hình ảnh lên và mỗi một que tương ứng với một chữ cái ở dưới như: Vẽ "con
vịt" trong 6 que kem, 1 chữ cái là 1 que kem từ "con vịt" có 6 chữ cái rời để trẻ
ghép hình thành từ "con vịt" khi cho trẻ chơi trò chơi hoạt động học có chủ định
hoạt động chữ cái trẻ 5 - 6 tuổi.
Từ những sản phẩm giáo viên làm ra được chúng ta trân trọng thì sẽ cảm
thấy phấn khởi, có ý nghĩa từ đó giáo viên có ý thức giữ gìn, tôn trọng sản phẩm
của mình làm ra tốt hơn. Giúp trẻ chú ý học bài đạt kết quả hơn.
14


6. Kiểm tra, đánh giá giáo viên qua hoạt động dự giờ.
Để biết được giáo viên có thường xuyên làm đồ dùng đồ chơi phục vụ cho
các hoạt động học và hoạt động chơi của trẻ. Mỗi chủ đề tôi lên kế hoạch kiểm
tra theo kế hoạch hay kiểm tra đột xuất, lần lượt các giáo viên đủ các hoạt động
chơi - tập có chủ định đối với nhà trẻ, hoạt động học có chủ định đối với mẫu
giáo, hoạt động góc, hoạt động dạo chơi ngoài trời, hoạt động ngoài trời, hoạt
động chiều… để đánh giá kết quả giảng dạy cũng như giáo viên làm đồ dùng đồ
chơi và sử dụng đồ dùng đồ chơi vào các hoạt động của trẻ có thức chất, hữu
hiệu hay không. Cũng từ đó làm căn cứ xếp loại thi đua giáo viên theo hàng
tháng. Nhưng kết quả cho thấy thật bất ngờ, đến lớp nào cũng thấy bàn tay khéo
léo của cô giáo thể hiện rất nhiều ở các góc chơi, trên những mảng tường của
từng chủ đề và trên hững hoạt động. Đồ dùng đồ chơi các cô tạo nên rất sinh
động, ngộ nghĩnh và rất đáng yêu làm sao.
Ví dụ: - Lớp 4- 5 tuổi cô Sáu nổi bật ở chủ đề: Thế giới động vật: Cô đã tạo
nên một gà mái, gà trống và một đàn gà con nguyên liệu bằng cuộn len màu
khác nhau trang trí mỏ, chân, mắt, đuôi rất đẹp. Hay chú gà bằng vỏ trai, len, rồi
chú vịt bằng vỏ trứng. Chú mèo bằng hộp váng sữa làm thân, quả bóng nhỏ làm

đầu. Con lợn làm bằng hộp váng sữa, hay hộp sữa chua, các bộ phận khác của
con vật trên lấy xốp trang trí các bộ phận phụ. Hoạt động trong khám phá khoa
học về những con vật sống trong gia đình, hoặc hoạt động toán thêm bớt tạo
nhóm…trẻ rất thích, hứng thú học.
Hay trong chủ đề giao thông: Cô đã dùng đĩa hát, ống mút, hộp sữa chua làm
chiếc xe đạp: đĩa hát làm bánh xe, ống mút to làm khung xe, ông mút sữa tươi
làm ghi đỗng xe, hộp sữa chua làm giỏ xe…nhìn cái xe rất là xinh sắn.

Hình ảnh xe đạp làm bằng ống mút, đĩa CD
15


- Lớp cô Hằng nổi bật là chủ đề thế giới thực vật: Cô giáo đã tạo nên rất
nhiều cây, hoa, quả bằng nguyên vật liệu: Cô đã dùng hộp keo đã hết cắt bỏ đế
rồi cắt nhỏ thành cánh hoa đồng tiền và nhuộm màu theo ý thích của hoa, lấy
thép quấn giấy đề can màu xanh, nâu làm cuống hoa lấy xốp, lấy giấy đề can ép
lại, lấy thép dẻo làm cuống có thể cắm vào lọ, hay lấy đế lọ dầu ăn cắt bỏ phần
trên, bọc giấy, xốp rồi đổ si xăng, khi đổ lấy ống mút sữa cắm xuống và cắm
những bông hoa hay lá được lấy ra thêm bớt trong hoạt động toán. Cô còn làm
các bông hoa đào, hoa mai, lá bằng xốp gắn vào cành đào, hay quả chín để trẻ dễ
tháo ra gắn vào học toán số lượng, hoạt động góc trong góc xây dựng. Hơn nữa
với bạt ngàn cây dừa rất đẹp làm bằng xốp, cành cây chọn thế của cây rồi cắt
xốp nâu bện lại quấn xung quanh cành cây tạo thành vỏ thân cây dừa và cắt xốp
làm lá cây, quả dừa.
Cây hoa và cỏ hàng rào được làm từ xốp màu, lọ keo dán

- Lớp cô Oanh 25 - 36 tháng tuổi nổi bật trong chủ đề: Những con vật
đáng yêu. Từ chai nước rửa bát, hộp râu câu, lọ keo nước, đôi tất cũ, vải vụn vỏ
ngao, có thể phun sơn hay giữ nguyên màu, cô cắt thành cây rau cải trắng, cải
bắp, cây xà lách, dưa chuột, bí đao, mướp, cà tím, quả táo để dạy trẻ.

- Lớp 5- 6 tuổi cô Thắm với chủ đề: Nghề nghiệp trong nhánh bộ đội: cô
đã lấy vỏ lõi vệ sinh, làm chú bộ đội, lấy hộp thạch rau câu nhỏ cắt bỏ phần trên
làm mũ rồi bọc giấy đề can màu xanh bộ đội. Cho trẻ hoạt động học có chủ
định: Thơ: Chú bộ đội hành quân trong mưa" hay sử dụng trong hoạt động góc
như góc xây dựng doanh trại bộ đội….

16


Hay chủ đề thế giới động vật: cô đã cho trẻ chơi trò chơi “ghép hình” từ
hòn sỏi cho trẻ lấy bút màu nước vẽ trang trí mai, mồm, mắt… tạo thành con rùa
thật là đẹp, trẻ hứng thú say sưa lắp ghép.

Hình ảnh minh họa trẻ đang choi ghép hình con vật
Khi làm ĐDĐC giáo viên đã biết kết hợp nhiều màu sắc để tạo đồ dùng
đẹp, sinh động, hợp sở thích của trẻ. Chất liệu làm đồ dùng đẹp, bền, giá thành
thấp tiết kiệm, hiệu quả sử dụng cao.
Từ thực tế kiểm tra, dự giờ các nhóm lớp tôi nhận thấy việc giáo viên tích
cực lầm đồ dùng đồ chơi sáng tạo đã giúp cho các cháu hứng thú trong tất cả các
hoạt động trẻ chú ý tập trung hơn. Mỗi hoạt động chơi, mỗi hoạt động chơi - tập
có chủ định (ĐVNT), hoạt động học có chủ định (ĐVMG) có đủ đồ dùng sẽ
giúp trẻ say sưa khám phá một cách tích cực, không nhàm chán như trước nữa.
Nhờ đó chất lượng dạy và học tăng lên rõ rệt.
7. Tổ chức hội thi đồ dùng đồ chơi sáng tạo:
Tổ chức hội thi đồ dùng đồ chơi sáng tạo nhằm đánh giá tổng kết lại thành
quả lao động và sáng tạo miệt mài của toàn thể giáo viên trong trường nhằm
nâng cao quá trình giảng dạy của mình. Hơn nữa cũng giúp cho giáo viên có cơ
hội giao lưu, học hỏi kinh nghiệm lẫn nhau về cách làm đồ dùng, đồ chơi. Từ đó
mà tôi đã phối kết hợp với Công Đoàn, Đoàn Thanh Niên lên kế hoạch phát
động một năm tổ chức hai lần: phát động phong trào lấy thành tích chào mừng

ngày Nhà Giáo Việt Nam 20/11. Thật sự hội thi đồ dùng đồ chơi sáng tạo là
một ngày hội mỗi một loại đồ dùng mang sắc thái riêng, một vẻ đẹp riêng, thật
17


sự là một rừng muôn màu, muôn vẻ của các đồ chơi, nhưng tất cả đều nhằm
phục vụ vào việc dạy học của cô và trò. Qua đó thể hiện sự khéo léo, kiên trì,
yêu nghề mến trẻ của các giáo viên.
Ở mỗi hội thi mỗi giáo viên được trưng bày sản phẩm mà mình cho là
đẹp, có ý nghĩa nhất mang đến hội thi. Ban tổ chức thành lập ban giám khảo là
đại diện cho BGH, BCH Công Đoàn, BCH Đoàn Thanh niên thống nhất chấm
thi theo 5 tiêu chí: Sử dụng nguyên vật liệu: 10 điểm - Về số lượng: 10 điểm, về
giáo dục: 10 điểm - Về thẩm mỹ: 10 điểm, - Về giá trị sử dụng (Tính sáng tạo):
10 điểm.

Hình ảnh trưng bày SP trong hội thi ĐDĐC cấp trường
Bằng khả năng và bàn tay khéo léo, sáng tạo của các cô giáo đã mang đến
hội thi những bộ đồ chơi đẹp mắt, hấp dẫn thật sự có giá trị, sinh động an toàn
và hiệu quả sử dụng cao, phù hợp với đặc điểm tâm sinh lý của trẻ mầm non đáp
ứng yêu cầu của việc thực hiện chương trình giáo dục trẻ mầm non theo hướng
tích hợp của các chủ đề, những đồ dùng đồ chơi thật sự thân thiện và gần gũi với
trẻ mầm non.

IV. Kiểm nghiệm:
Với việc suy nghĩ, tìm tòi và tích cực chỉ đạo giáo viên làm ĐDĐC bằng
nguyên vật liệu thiên nhiên và phế liệu trong toàn giáo viên trong trường qua
một năm học tôi thấy rằng:
- Giáo viên làm ĐDĐC phong phú, hấp dẫn hơn, được nâng cao thêm kiến
thức, kỹ năng, sáng tạo, đặc biệt đưa giờ học, giờ chơi của trẻ thêm thích thú, bổ
sung, củng cố kiến thức cho trẻ một cách nhẹ nhàng và hiệu quả cao.

- Từ việc giáo viên làm ĐDĐC phục vụ cho hoạt động học, chơi, trang trí
lớp của trẻ, tôi thấy giáo viên có ý thức đi sâu vào nhgiên cứu, học hỏi cách làm,
nâng cao khả năng vận dụng sáng tạo, biết tận dụng nguyên vật liệu sẵn có hiện
18


nay, hứng thú trong việc tìm, làm đồ dùng đồ chơi sáng tạo….và biết cách sử
dụng đồ dùng trong các chủ đề.
Kết quả cho thấy: việc chỉ đạo giáo viên làm đồ dùng đồ chơi rất có ý
nghĩa, đã thu được kết qủa cao hơn so với đầu năm.
Khảo sát giáo viên làm đồ dùng đồ chơi:
GV tham
gia làm
ĐDĐC
Số
lượng
GV
17/17

Tỷ
lệ
%
10
0

Số lượng
ĐDĐC

Hiểu được
nguyên tắc

làm ĐDĐC

SL (bộ)

Số
%
GV
(SGV)
17/17 10
0

190

Hiểu được Có tính
Có tính
tính giáo
thẩm mỹ
sáng tạo
dục của
làm
làm
ĐDĐC
ĐDĐC
ĐDĐC
Số
% Số
% Số
%
GV
GV

GV
17/17 10
0

16/17 94 17/17 10
0

Có kỹ
năng làm
ĐDĐC
Số
GV

16/17 94

Khảo sát trẻ tích cực tham gia làm đồ dùng đồ chơi cùng cô:
Trẻ hiểu được kiến
thức khi làm ĐDĐC.
Số trẻ
%
130/159
81,7

Trẻ có kỹ năng làm
ĐDĐC.
Số trẻ
%
106/159
66,7


%

Số lượng trẻ khi làm
ĐDĐC
Số trẻ
%
156/159
98

* Đối với phụ huynh:
Việc tổ chức cho giáo viên làm ĐDĐC được phụ huynh đồng tình hưởng
ứng, đến cuối năm có tới 90% phụ huynh tham gia thu thập nguyên vật liệu, tạo
điều kiện giúp giáo viên hoàn thành tốt công việc của mình.

C. KẾT LUẬN VÀ ĐỀ XUẤT
Qua việc nghiên cứu đề tài trên tôi rút ra một số bài học kinh nghiệm:
- Qua một năm thử nghiệm tôi thấy rằng việc tận dụng những nguyên vật
liệu thiên nhiên và phế liệu ở xung quanh làm ra những ĐDĐC là một điều hết
sức kỳ diệu có trong cuộc sống. Luôn tạo điều kiện cho giáo viên được học,
được làm một cách hứng thú…từ đó giúp giáo viên rèn luyện sự kiên trì khéo
léo sáng tạo của bản thân.
- ĐDĐC làm ra sử dụng được trong nhiều hoạt động.

19


- Việc sử dụng đồ chơi tự làm ở các chủ đề giúp cho nội dung học và nội
dung chơi phong phú sinh động hơn, trong khi hoạt động trẻ được thực hiện
nhiều thao tác với đồ chơi, có nhiều trẻ tham gia chơi, đồng thời tăng cường
giữa cô và trẻ cùng tham gia chuẩn bị đồ chơi.

- Việc chỉ đạo giáo viên làm ĐDĐC rất bổ ích và có nhiều ý nghĩa sâu
sắc, được các giáo viên tham gia nhiệt tình cũng như việc hưởng ứng, từ phía
các bậc phụ huynh.
- Ngoài ra tôi còn tham khảo thêm sách vở, các bạn đồng nghiệp để tạo
thêm vốn hiểu biết và kinh nghiệm cho mình.
- Luôn sưu tầm tài liệu tham khảo, hướng dẫn giáo viên làm đồ dùng đồ
chơi, không ngừng chỉ đạo giáo viên sưu tầm, lựa chọn, cách làm đồ dùng đồ
chơi phục vụ các hoạt động học và chơi của trẻ đầy đủ.
- Luôn động viên khuyến khích tinh thần giáo viên, yêu nghề, yêu trường
lớp, để xứng đáng với niềm tin yêu của nhân dân.
Với những vấn đề trong bài sáng kiến kinh nghiệm của tôi, tôi rất mong
được sự ủng hộ của các ban ngành chỉ đạo, sự thông cảm và hiểu rõ hơn về việc
chỉ đạo giáo viên làm đồ dùng đồ chơi, để đáp ứng nhu cầu đặc điểm, tâm sinh
lý của lứa tuổi mầm non, tạo thêm điều kiện về vật chất cũng như tinh thần để
mọi trẻ em đều có quyền bình đẳng, được phát triển toàn diện về mọi mặt.
Trên đây, là bài viết sáng kiến kinh nghiệm của tôi về việc chỉ đạo giáo
viên làm đồ dùng đồ chơi sáng tạo. Rất mong được sự góp ý của Hội đồng khoa
học ngành cấp trên cũng như của các bạn đồng nghiệp.
Tôi xin chân thành cảm ơn!
XÁC NHẬN CỦA THỦ TRƯỞNG ĐƠN VỊ

Nga Trường, ngày 14 tháng 4 năm 2013
Tôi xin cam đoan đây là SKKN của
mình viết không sao chép
nội dung của người khác.
Người viết

Mai Thị Hà

20




×