Tải bản đầy đủ (.doc) (22 trang)

MỘT SỐ BIỆN PHÁP CHỈ ĐẠO GIÁO VIÊN LÀM ĐỒ DÙNG ĐỒ CHƠI GIÁO DỤC PHÁT TRIỂN VẬN ĐỘNG Ở TRƯỜNG MẦM NON NGA YÊN

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (7.6 MB, 22 trang )

MỤC LỤC
A. MỞ ĐẦU
I. Lý do chọn đề tài.
II. Mục đích nghiên cứu.
III. Đối tượng nghiên cứu.
IV. Phương pháp nghiên cứu.
1. Phương pháp đàm thoại.
2. Phương pháp nghiên cứu.
3. Phương pháp thực hành.
4. Phương pháp thống kê toán học.
5. Phương pháp tuyên truyền.
6. Phương pháp tổng kết rút kinh nghiệm.
B. NỘI DUNG
I. Cơ sở lý luận.
II. Thực trạng.
III. Giải pháp và tổ chức thực hiện.
1. Xây dựng kế hoạch chỉ đạo làm đồ dùng đồ chơi giáo dục phát
triển vận động.
2. Tham quan, học tập kinh nghiệm ở trường bạn.
3. Tham mưu, tuyên truyền tạo nguồn nguyên vật liệu làm đồ dùng
đồ chơi phát triển vận động.
4. Tổ chức cô và trẻ cùng làm đồ dùng đồ chơi phát triển vận động
tự tạo.
5. Phát động giáo viên làm đồ dùng đồ chơi phát triển vận động tự
tạo ở khu phát triển ngoài trời và tai góc chơi của các nhóm lớp, sử
dụng trong mọi hoạt động, mọi lứa tuổi:
6. Kiểm tra, đánh giá giáo viên qua hoạt động dự giờ
7. Tổ chức hội thi đồ dùng đồ chơi sáng tạo.
IV. Hiệu quả

C. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ


I - Kết luận
II. Kiến nghị:

Trang
1
2

3
4
5
7
8
10
11
15
17
18
19
20

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1


A. MỞ ĐẦU
I. Lý do chọn đề tài.
Ngày nay, trong thời đại công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước, kinh tế
phát triển, đòi hỏi con người phải năng động sáng tạo, phải tự mình vươn lên
nắm bắt những tri thức khoa học, nhờ đó đồ chơi cho trẻ cũng rất phong phú,

hiện đại. Trong số đó có những loại đồ chơi bổ ích, nhưng cũng không ít đồ chơi
còn mang tính bạo lực, phi giáo dục, độc hại đối với trẻ em. Những loại đồ
dùng, đồ chơi (ĐDĐC) phù hợp để phát triển trí tuệ cho trẻ mang tính giáo dục
càng được bổ sung phong phú đa dạng bao nhiêu thì càng kích thích được trí
thông minh, tính tò mò ham hiểu biết cùng khám phá, sáng tạo của trẻ bấy nhiêu
. Chính vì vậy đồ dùng đồ chơi phải phù hợp với đặc điểm tâm sinh lý của trẻ
nhằm phát triển trí tuệ ở từng độ tuổi, từ đó mới có tác động góp phần hình
thành và phát triển trí tuệ ở trẻ.
Hơn nữa, đồ chơi, trò chơi là nhu cầu tự nhiên không thể thiếu trong cuộc
sống của trẻ, đặc biệt trong các hoạt động của trẻ ở trường Mầm non. Trẻ có nhu
cầu chơi với những ĐDĐC có màu sắc đẹp, mới lạ, phong phú và hấp dẫn. Để
thoả mãn được điều đó của trẻ, đòi hỏi người giáo viên Mầm non phải luôn sáng
tạo ra nhiều ĐDĐC giáo dục phát triến vận động mới lạ, hấp dẫn và phù hợp với
nội dung bài dạy, phù hợp với nội dung giáo dục trong các hoạt động và các chủ
đề.
Ở các cấp học từ tiểu học trở lên phương tiện học là sách giáo khoa, còn
đối với trẻ mầm non chưa biết đọc, chưa biết viết nên đồ dùng đồ chơi là dụng
cụ, là sách giáo khoa của trẻ, nó có vai trò quan trọng trong việc giáo dục trẻ. Nó
còn là phương pháp hữu hiệu để truyền thụ kiến thức cho trẻ. Vì trẻ lứa tuổi này
"Học bằng chơi - Chơi bằng học". Qua vui chơi giúp trẻ tiếp thu những kiến
thức, kỹ năng một cách tích cực. Đồ dùng đồ chơi có tác dụng lớn lao đến việc
hình thành và phát triển nhân cách trẻ. Chính những đồ dùng đồ chơi này giúp
trẻ được thao tác, được hoạt động, được trải nghiệm, được thể hiện những nhu
cầu cá nhân, được phát triển cân đối hài hoà, từ đó phát triển toàn diện.
Vì vậy đồ dùng đồ chơi hết sức cần thiết và quan trọng trong khi học cũng
như khi chơi đối với trẻ. Không những thế còn có ý nghĩa thật to lớn và sâu sắc
đối với trẻ, vì bất kỳ một trẻ em nào đều có nhu cầu chơi và rất yêu quý đồ chơi,
trẻ sống và hành động cùng với đồ chơi. Đồ chơi giúp trẻ tìm hiểu, khám khá thế
giới xung quanh. Đồ dùng đồ chơi còn giúp trẻ làm quen với những đặc điểm,
tính chất của nhiều đồ vật, biết được công dụng của chúng trong sinh hoạt hàng

ngày của trẻ. Hoạt động với đồ dùng đồ chơi vừa làm thoả mãn nhu cầu vui
chơi, vừa làm cho đôi bàn tay khéo léo, phát triển thể lực, phát triển tư duy,
tưởng tượng, sáng tạo...của trẻ.
Trong chương trình giáo dục mầm non hiện nay giáo dục phát triển vận
động thuộc lĩnh vực phát triển thể chất là lĩnh vực rất quan trọng góp phần phát
triển toàn diện cho trẻ mầm non. Chính vì vậy sáng tạo đồ dùng đồ chơi giáo
dục phát triển vận động có ý nghĩa và tác dụng rất lớn, đồ chơi giáo dục phát
triển vận động (GDPTVĐ) góp phần to lớn trong giáo dục phát triển trẻ toàn
2


diện qua (4 lĩnh vực đối với nhà trẻ), (5 lĩnh vực đối với mẫu giáo). Đồ chơi phát
triển vận động tự tạo có muôn hình, muôn vẻ bởi chúng được tạo ra từ những vật
có sẵn, dễ kiếm, dễ làm. Nguồn đồ chơi phát triển vận động tự tạo là vô tận,
luôn độc đáo, gần gũi hoạt động của trẻ và luôn đổi mới.
Từ những lý do trên, tôi đã đưa ra "Một số biện pháp chỉ đạo giáo viên
làm đồ dùng đồ chơi giáo dục phát triển vận động ở trường mầm non" làm đề
tài kinh nghiệm và chỉ đạo thực hiện trong năm học: 2015 - 2016.
II. Mục đích nghiên cứu.
- Nâng cao chất lượng làm đồ dùng đồ chơi giáo dục phát triến vận động
(LĐDĐCGDPTVĐ) cho trẻ mầm non, nhằm giúp trẻ phát triển toàn diện về đức
- trí - thể - mỹ và đặc biệt phát triển các tố chất vận động nhanh nhẹn, mạnh,
bền, dẻo dai và khéo léo, góp phần nâng cao tầm vóc và thể lực cho trẻ.
- Thu hút sự quan tâm của các cấp các ngành, các bậc phụ huynh quan
tâm đến việc mua sắm, làm (LĐDĐCGDPTVĐ) cho trẻ tại trường mầm non, để
từng bước chuẩn hóa, đầu tư xây dựng mô hình điểm về môi trường hoạt động
cơ sở vật chất, trạng thiết bị, dụng cụ, đồ dùng, đồ chơi nhằm tạo môi trường tốt
phục vụ cho việc tổ chức các hoạt động phát triển vận động cho trẻ. Từ đó giúp
trẻ hứng thú tham gia vào các hoạt động vận động ngày càng tốt hơn.
III. Đối tượng nghiên cứu.

Giáo viên, học sinh tại trường mầm non Nga Yên
IV. Phương pháp nghiên cứu.
Trong đề tài tôi đã chọn và sử dụng những phương pháp sau:
1. Phương pháp đàm thoại: Phương pháp này được sử dụng để cán bộ
giáo viên trong trường thảo luận về các ý tưởng tận dụng các nguyên vật liệu
thiên nhiên, nguyên vật liệu phế thải tạo ra đồ dùng đồ chơi phát tiển vận động ở
trường mầm non.
2. Phương pháp nghiên cứu lý luận: Bản thân tôi đã tiến hành đọc, tham
khảo tài liệu liên quan đế làm đồ dùng đồ chơi phục vụ cho quá trình chăm sóc –
giáo dục trẻ nói chung và phát triển vận động nói riêng. Phân tích tổng hợp hệ
thống hóa để xây dựng cơ sở khoa học của đề tài.
3. Phương pháp thực hành: Từ những kiến thức, những kinh nghiệm đã
nghiên cứu, thu thập được, chỉ đạo giáo viên thực hành làm ra được nhiều
ĐDĐC phục vụ giáo dục phát triển vận động cho trẻ.
4. Phương pháp thống kê toán học: Sử dụng phương pháp này để xử lý
số liệu đã khảo sát giúp ứng dụng chỉ đạo làm ĐDĐCGDPTVĐ cho trẻ của nhà
trường. Giúp cho việc đánh giá kết quả thực trạng được chính xác.
5. Phương pháp tuyên truyền: Sử dụng chỉ đạo giáo viên tuyên truyền
để phụ huynh tham gia tìm nguyên vật liệu và cùng làm ĐDĐC cùng cô giáo.
6. Phương pháp tổng kết rút kinh nghiệm: Phương pháp này giúp đánh
giá, khích lệ, động viên giáo viên tham gia, tích cực sáng tạo tạo ra nhiều đồ
dùng đồ chơi PTVĐ có giá trị.

3


B. NỘI DUNG
I. Cơ sở lý luận:
- Giáo dục mầm non có mục tiêu nhiệm vụ quan trọng nhằm giáo dục toàn
diện cho trẻ về thể chất, tình cảm, đạo đức, thẩm mỹ, là cơ sở để hình thành nên

nhân cách con người mới xã hội chủ nghĩa. Xuất phát từ quan niệm đổi mới ở
trường học mầm non, lấy hoạt động của trẻ là hoạt động chủ đạo, khuyến khích
cho giáo viên tìm tòi, khám phá, sáng tạo trong việc làm đồ dung đồ chơi (ĐD
ĐC) giáo dục phát triển vận động, phục vụ cho các hoạt động học và hoạt động
vui chơi của trẻ.
- Tài liệu bồi dưỡng thường xuyên cho giáo viên mầm non chu kỳ II - bài
11: Tìm và làm đồ chơi từ nguyên vật liệu có sẵn (sản xuất của vụ giáo dục mầm
non) có nêu trong nội dung, phương pháp và hướng hẫn cách làm ĐDĐC phục
vụ cho quá trình chăm sóc - giáo dục trẻ mầm non.
- Trong cuốn sách "Hướng dẫn làm đồ dùng đồ chơi bằng nguyên vật liệu
dễ tìm" của tác giả Phạm Thị Việt Hà (Nhà xuất bản giáo dục): Khi thiết kế đồ
dùng đồ chơi từ nguyên vật liệu dễ tìm phải nắm bắt được các nguyên tắc cơ bản
đó là: Đảm bảo tính sư phạm, hấp dẫn, kích thích tính tò mò của trẻ, một đồ
dùng đồ chơi có thể sử dụng cho nhiều hoạt động, nhiều trò chơi. Đảm bảo tính
phù hợp: màu sắc kích thước phù hợp, an toàn không động hại, không nguy
hiểm. Đảm bảo tính phổ biến: nguyên liệu dễ tìm có thể sử dụng phù hợp vào
nội dung giáo dục. Đảm bảo tính sáng tạo: từ một loại vật liệu có thể tạo thành
nhiều đồ chơi khác nhau, có ý tưởng mới trong khai thác sử dụng.
- Như điều 23 Luật Giáo dục năm 2005 yêu cầu về nội dung và phương
pháp giáo dục mầm non cũng nhấn mạnh: Phương pháp giáo dục mầm non chủ
yếu là thông qua việc tổ chức các hoạt động vui chơi để giúp trẻ phát triển toàn
diện. Để trẻ chơi tốt thì phải có đồ dùng, đồ chơi đáp ứng cho trẻ; ngoài nguồn
đồ chơi do giáo viên cung cấp thì nguồn đồ dùng, đồ chơi do trẻ tạo ra cũng vô
cùng đa dạng và phong phú.
- Giáo dục phát triển thể chất là một trong 5 mặt phát triển toàn diện của
trẻ ở độ tuổi mầm non. Phát triển thể chất đóng vai trò vô cùng quan trọng , đó
không phải chỉ là sự phát triển về hình thái cơ thể bên ngoài mà còn là yếu tố
giúp trẻ phát triển toàn diện về nhận thức, ngôn ngữ, thẩm mỹ, tình cảm.
- Nhận thức được tầm quan trọng trên, Bộ GD&ĐT đã ban hành công văn
số 808/BGDĐT-GDMN ngày 25/2/2014 về việc hướng dẫn thực hiện chuyên đề

“Nâng cao chất lượng giáo dục phát triển vận động cho trẻ trong trường mầm
non giai đoạn 2013 - 2016”.
Từ cơ sở trên, chúng ta phải suy nghĩ, tìm kiếm, thay thế, làm thêm và
sáng tạo đồ dùng đồ chơi giáo dục phát triến vận động cho trẻ.
Qua đó giáo viên biết mình phải làm gì? làm như thế nào để đem lại hiệu
quả cao, đảm bảo vệ sịnh, an toàn cho trẻ, phù hợp với khả năng sử dụng, đảm
bảo tính thẩm mỹ cho trẻ về ĐDĐCGDPTVĐ (Giáo dục phát triển vận động),
nâng cao trách nhiệm, trí tuệ, khả năng, nhiệt tình của mình. Thông qua làm

4


ĐDĐC phát huy tính tích cực, kiên trì, khéo léo của đôi bàn tay, tính sáng tạo,
đặc biệt đối với trẻ mầm non...nhằm nâng cao phát triển toàn diện cho trẻ.

II. Thực trạng:
* Trường mầm non Nga Yên là một trường nằm ở gần trung tâm Huyện
Nga Sơn. Là một xã mới xây dựng được nông thôn mới, trường mầm non đã đạt
chuẩn mức độ 1, đã học tập trung thành một khu chính.
- Nhà trường cũng luôn được sự quan tâm sát sao của phòng giáo dục, đặc
biệt là chuyên viên phòng Giáo dục Mầm non, Đảng uỷ - UBND, các ban ngành
đoàn thể, các nhà hảo tâm trong và ngoài xã quan tâm, ủng hộ đầu tư về cơ sở
vật chất, trang thiết bị dạy và học. Được sự quan tâm tạo điều kiện của Hiệu
trưởng về cơ sở vật chất cũng như tinh thần.
- Đội ngũ giáo viên trong trường có 19 đồng chí, trình độ chuyên môn
chuẩn trở lên, trong đó có trình độ trên chuẩn là: 18/19 đ/c = 95 %, trình độ
chuẩn 1/19 đ/c = 5%.
- Nhà trường có độ ngũ giáo viên trẻ, nhiệt tình, năng động, sáng tạo,
khéo tay, chịu khó thu thập những nguyên vật liệu, phế liệu sẵn có của địa
phương để làm đồ dùng đồ chơi cho trẻ.

- Giáo viên rất yêu nghề mến trẻ hết lòng vì sự nghiệp giáo dục mầm non,
giàu kinh nghiệm trong nghề nghiệp, có tinh thần đoàn kết, có chí hướng phấn
đấu.
- Nhà trường xây dựng kế hoạch chuyên đề phát triển vận động triển khai
tới toàn bộ cán bộ giáo viên trong trường để thực hiện. Tổ chức chuyên môn tới
toàn thể CBGV trong trường.
- Sân trường có 10 loại đồ dùng đồ chơi ngoài trời.
* Tuy nhiên, trong thực tế trường vẫn đang còn gặp nhiều khó khăn:
- Đa số nhân dân sống bằng nghề nông nghiệp, nghề buôn bán và đi công
ty nên chưa quan tâm đến con cái học hành. Việc đóng góp, mua sắm trang thiết
bị, đồ dùng, đồ chơi…cho trẻ phần nào cũng còn ảnh hưởng.
- Đồ dùng đồ chơi mua sẵn đang còn hạn chế, đồ chơi tự tạo đang còn
chưa đáp ứng yêu cầu của trẻ.
- Nhà trường cùng phụ huynh mua sắm đồ dùng đồ chơi mua sẵn cho trẻ
chưa đảm bảo về số lượng, chất lượng, chưa phong phú, đa dạng về chủng loại,
kích thước chưa đáp ứng tính tò mò, khám phá, ham hiểu biết, hứng thú của trẻ.
- Hơn nữa kinh phí cho việc mua đồ chơi, các nguyên vật liệu còn hạn
hẹp trong khi nhu cầu đồ dùng đồ chơi cho trẻ ngày càng tăng.
- Giáo viên ít có thời gian để nghiên cứu làm thêm những đồ dùng, đồ
chơi đúng theo nguyên tắc, tính giáo dục, tính kỹ thuật, tính kinh tế và tính mỹ
thuật, tính sáng tạo chưa cao.
- Khi làm ĐDĐCPTVĐ giáo viên còn phải tính toán nhiều đến kinh phí
và hiệu quả sử dụng.
- Trong trường một số giáo viên tiếp thu, học hỏi, tự học…còn hạn chế,
chưa hứng thú tham gia vào quá trình sáng tạo làm ĐDĐCGDPTVĐ với các

5


giáo viên khác nên ảnh hưởng đến chất lượng, làm cho việc chỉ đạo giáo viên

gặp nhiều khó khăn.
- Đặc biệt nhà trường chưa có phòng tập thể chất cho trẻ tập vào những
hôm trời nắng to, trời mưa. Thiếu khu vận động ngoài trời, đồ dùng dụng cụ thể
dục còn hạn chế. Một số giáo viên vận dụng đồ dùng phát triển vận động còn
lúng túng, chưa thường xuyên cho trẻ chơi các góc chơi phát triển vận động.
* Đứng trước thực trạng trên tôi đã khảo sát làm đồ dùng đồ chơi giáo dục phát
triển vận động của giáo viên, giáo viên và trẻ cùng làm đã được kết quả như sau:
Khảo sát giáo viên công tác tự làm ĐDĐC giáo dục phát triển vận động:
GV tham gia
Số
Hiểu được
Hiểu được
Có tính Có tính
Có kỹ
làm
lượng nguyên tắc tính giáo dục thẩm mỹ sáng tạo năng làm
ĐDĐCPTVĐ ĐDĐC làm ĐDĐC
của
làm
làm
ĐDĐC
PTVĐ
PTVĐ
ĐDĐCPTVĐ ĐDĐC
ĐDĐC
PTVĐ
PTVĐ
PTVĐ
Số
Tỷ

Số
Số
% Số GV %
Số % Số % Số %
lượng
lệ lượng GV
GV
GV
GV
GV
%
(bộ)
10/16 62
56
9/16 56 10/16 62 8/16 5 8/16 5 9/16 56
0
0
Khảo sát trẻ tích cực tham gia làm ĐDĐCGD phát triển vận động cùng cô:
Trẻ hiểu được kiến
Trẻ có kỹ năng làm
Số lượng trẻ tham gia làm
thức khi làm
ĐDĐCGDPTVĐ.
ĐDĐCGDPTVĐ
ĐDĐCGDPTVĐ.
Số trẻ
%
Số trẻ
%
Số trẻ

%
105/226
46.4
95/226
42
115/226
50.8
Từ những thực tế trên tôi luôn suy nghĩ phải làm thế nào để, khắc phục
nâng cao kiến thức, kỹ năng, hứng thú, tính sáng tạo, số lượng, tính thẩm mỹ,
tính phổ biến khi giáo viên làm ĐDĐCPTVĐ cùng trẻ, bằng cách chỉ đạo giáo
viên biết được thực tế của trường lớp mình, tổ chức cho giáo viên, giáo viên và
trẻ làm ĐDĐCPTVĐ bằng nhiều hình thức, giúp giáo viên thiết kế làm đồ dùng
đồ chơi GDPTVĐ trong các chủ đề phù hợp với từng độ tuổi, biết cách sử dụng
các nguyên vật liệu có hiệu quả, tạo điều kiện thu hút sự quan tâm của phụ
huynh.

III. Giải pháp và tổ chức thực hiện:
Thông qua thực trạng trên tôi đã đưa ra các biện pháp hữu hiệu nhất phù
hợp với thực tế của trường, giáo viên, nhóm lớp và của địa phương.
1. Xây dựng kế hoạch chỉ đạo làm đồ dùng đồ chơi giáo dục phát triển vận
động:
Đứng trước thực tế trên tôi mạnh dạn xây dựng kế hoạch phát động giáo
viên trong toàn trường làm đồ dùng đồ chơi phát triển vận động tự tạo phục vụ
cho việc dạy và học cô và trẻ nhằm nâng cao chất lượng chuyên đề và theo các
chủ đề ở mỗi độ tuổi rồi đưa ra ban giám hiệu thống nhất, sau đó triển khai đến
6


giáo viên trong trường. Chính vì vậy tôi đã đưa vào kế hoạch mỗi tuần, mỗi
tháng, chủ đề giáo viên tối thiểu phải làm 3 -5 loại đồ dùng đồ chơi phù hợp với

chủ đề. Phải đầy đủ chủng loại ĐDĐCPTVĐ bằng nguyên vật liệu, vừa là đồ
chơi cho hoạt động chơi - tập có chủ định đối với nhà trẻ, hoạt động học có chủ
định đối với trẻ mẫu giáo, vừa là hoạt động góc, hoạt động ngoài trời, trang trí
lớp theo chủ đề.
Việc làm đồ dùng đồ chơi phát triển vận động sẽ đánh giá vào các tiêu chí
thi đua xếp loại hàng tháng. Kế hoạch đưa ra hội đồng giáo viên ủng hộ nhiệt
tình và giáo viên hăng hái có trách nhiệm xem lại chương trình học của các chủ
đề, cụ thể hơn là các nhánh ở nhóm lớp mình để lựa chọn những loại đồ dùng đồ
chơi phát triển vận động để làm phù hợp với chủ đề mà mình có thể sáng tạo
làm được mang tính thẩm mỹ cao, gây hứng thú cho trẻ, đem lại hiệu quả cao
cho việc học và dạy. Đặc biệt trong việc triển khai kế hoạch tôi còn nhấn mạnh
về kế hoạch chuyên đề nâng cao chất lượng giáo dục phát triển vận động trong
năm để giáo viên lập kế hoạch cho phù hợp ở nhóm lớp mình phụ trách.
Ví dụ: Xây dựng kế hoạch chỉ đạo giáo viên làm đồ dùng đồ chơi giáo
dục phát triển vận động tháng 9/2015
Thời
Nội dung
Biện pháp
Kết quả
gian
Tuần I/9 - Xây dựng kế hoạch chỉ đạo giáo - Đôn đốc nhắc nhở - Tốt
viên làm đồ dùng đồ chơi giáo dục giáo viên thực hiện
phát triển vận động, hướng dẫn giáo đúng kế hoạch phù
viên xây dựng kế hoạch phù hợp với hợp với từng độ tuổi
nhóm lớp mình.
- Chấm điểm xây 90%
- Tạo môi trường giáo dục phát triển dựng môi trường giáo xếp loại
vận động ở trong và ngoài nhóm dục phát triển vận tốt
lớp.
động trong và ngoài

nhóm lớp.
- Tuyên truyền qua - 100%
- Qua buổi họp phụ huynh đầu năm buổi hội nghị, vào giờ phụ
tuyên truyền với các bậc phụ huynh đón, trả trẻ.
huynh
ủng hộ mua sắm cũng như vận động
ủng hộ
thu gom phế liệu của gia đình để - Đúc rút ra kinh - Tốt
giáo viên làm đồ chơi.
nghiệm cho bản thân.
- Tổ chức cho giáo viên đi thăm - Tư vấn cho giáo - 100%
quan trường điểm về giáo dục phát viên tìm kiếm phế giáo viển
triển vận động
liệu làm đồ dùng hiểu
- Chỉ đạo giáo viên làm những đồ phục vụ hoạt động có
dùng đồ chơi ở nhóm lớp mình còn chủ định, hoạt động
thiếu, chưa sáng tạo và định hướng vui chơi.
tìm phế liệu đó làm ra sản phẩm gì?
Tuần
- Chỉ đạo, khuyến khích giáo viên - Tổ chức sinh hoạt - Tốt
II/9
làm đồ dùng đồ chơi có thể phục vụ chuyên
môn
2
7


cho nhiều hoạt động.
- Các nhóm lớp chuẩn bị dạy các
hoạt động phải có đồ dùng trực

quan.
Tuần
- Chỉ đạo giáo viên thực hiện đúng
III/9
chương trình kế hoạch về phát triển
cơ thể và bảo vệ sức khỏe như thể
dục sáng, vận động cơ bản.
- Phát động làm đồ chơi ngoài trời
với nguyên liệu thiên nhiên (gỗ, sỏi,
cát, đá..) hoặc phế liệu an toàn (nệm
mút, lốp xe, vỏ chai..)
Tuần IV - Khảo sát đánh giá chất lượng giáo
viên tháng 9 (lần 1)

tuần/lần.
- Kiểm tra giờ dạy và - Tốt
lên kế hoạch của giáo
viên.
- Giáo viên thực hiện - 100%
đầy đủ chương trình. GV thực
hiện tốt.
- Tốt

- Tổ chức họp chuyên - 100%
môn hàng tháng, giáo CBGV
viên tự nhấn xét đánh xếp loại
giá bản thân
A
2. Tham quan, học tập kinh nghiệm ở trường bạn:
- Qua nhận biết, phân loại và nguyên tắc làm đồ dùng đồ chơi phát triển

vận động bằng nguyên vật liệu. Từ những hiểu biết đó giáo viên cần phải làm
gì?, làm như thế nào? mặc dù đã có ý tưởng rồi nhưng giáo viên vẫn chưa tự tin
khi mình làm ra một sản phẩm từ nguyên vật liệu đó một cách sáng tạo. Vì vậy
tôi đã bàn bạc, thống nhất trong ban giám hiệu trường tổ chức cho giáo viên đi
thăm quan một buổi ở trường Mầm non Thị Trấn là trường điểm về chuyên đề
giáo dục phát triển vận động, và là trường trong huyện có nhiều giáo viên khéo
tay làm đồ dùng đồ chơi tự tạo đẹp để cho giáo viên ở trường mình học tập rút
kinh nghiệm.
- Nhất là buổi dự chuyên đề “Nâng cao chất lượng giáo dục phát triển vận
động cho trẻ ở trường mầm non”, giáo viên được dự thực hành các giờ thể dục,
thể dục sáng, phút thể dục (hay thể dục chống mệt mỏi), trò chơi vận động, dạo
chơi ngoài trời, tuần lễ sức khỏe ở trường mầm non, ngày hội thể dục thể thao ở
trường mầm non, hoạt động phát triển vận động cá nhân đã được giáo viên dự và
rút kinh nghiệm. Từ đó giáo viên hiểu được các hoạt động, phương pháp và hình
thức tổ chức giáo dục phát triển vận động cho trẻ để học hỏi trường bạn hay
đồng nghiệp, trên mạng…rồi tìm tòi các nguyên vật liệu làm đồ dùng đồ chơi
vận động cho trẻ hoạt động.
- Qua buổi thăm quan, dự giờ thí điểm giáo viên rất phấn chấn với những
loại đồ dùng mà mình vừa được khám phá và được biết sử dụng vào các hoạt
động vận động cho trẻ. Các buổi sinh hoạt hàng tháng trích ra khoảng 40 - 60
phút để thảo luận: các giáo viên phải nắm bắt được kế hoạch cụ thể hàng tuần
hàng tháng của nhóm lớp mình như xác định nội dung trọng tâm của các giờ thể
dục - đó là các bài tập vận động cơ bản của phần trọng động, biết nội dung hỗ
trợ các bài tập phát triển chung ở phần trọng động, phần trò chơi vận động… tìm
đề tài để làm đồ dùng gì? cách chọn nguyên vật liệu ra sao?, cách làm thế nào?,
8


dùng những nguyên vật liệu gì để làm?...lại được các giáo viên đưa ra thảo luận
sôi nổi. Từ đó giáo viên hăng hái làm đồ dùng một cách rõ rệt. Không chỉ làm

đồ dùng theo kế hoạch mà giáo viên còn tự giác làm thêm những đồ dùng cho
các hoạt động học và các hoạt động chơi khác. Bằng những hiểu biết tôi gợi ý,
trao dồi hết khả năng của mình để giúp giáo viên làm đồ dùng đồ chơi phát triển
vận động.
- Hơn nữa để giúp giáo viên có cơ sở trong cách làm nhiều loại đồ chơi
khác nhau, đa dạng và phong phú. Tôi tham khảo, sưu tầm sách, báo, trên mạng
Itenel những sách có hướng dẫn làm đồ dùng đồ chơi phát triển vận động bằng
nguyên vật liệu dành cho trẻ mầm non nhất là tài liệu chuyên đề "Nâng cao chất
lượng giáo dục phát triển vận động cho trẻ mầm non”, chuyên đề “làm đồ dùng
đồ chơi" hè năm 2015, hướng dẫn triển lãm “Đồ dùng đồ chơi” cấp Huyện pô tô
ra cho giáo viên tham khảo thêm.
* 100% giáo viên hiểu, tự tin đưa ra các ý tưởng của mình trong việc làm
đồ chơi cho trẻ ở trường mầm non đạt hiệu quả tốt nhất.
3. Tham mưu, tuyên truyền tạo nguồn nguyên vật liệu làm đồ dùng đồ chơi
phát triển vận động:
3.1. Tham mưu với BGH, tuyên truyền phụ huynh hỗ trợ kinh phí mua
nguyên vật liệu làm ĐDĐCPTVĐ:
Đứng trước khó khăn trên là một phó hiệu trưởng phụ trách chuyên môn
của trường gần trung tâm thị trấn tôi đã tham mưu với BGH (Ban giám hiệu)
trường chưa đủ kinh phí mua nguyên liệu để giáo viên làm đồ dùng đồ chơi phát
triển vận động từ nguyên vật liệu để phục cho việc dạy và học của giáo viên và
trẻ là rất cần thiết. Vì vậy trong cuộc họp BGH tôi đã đưa ra ý kiến huy động sự
kinh phí của phụ huynh để mua thêm nguyên vật liệu cho giáo viên các nhóm
lớp làm ĐDĐCPTVĐ và được BGH nhất trí.
Trong cuộc họp phụ huynh đầu năm học nhà trường đã lên kế hoạch đóng
góp mua thêm nguyên vật liệu như kéo, keo 502, nến dính, xốp màu, Sơn, đinh,
thép… để giáo viên và giáo viên cùng trẻ làm ĐDĐCPTVĐ từ nguyên vật liệu
có sẵn, huy động mỗi trẻ là 20.000đ/ năm học và được phụ huynh đồng tình.
* Kết quả: 205/205 phụ huynh có mặt trong cuộc họp = 100% nhất trí cao
với kế hoạch của nhà trường đề ra.

3.2. Chỉ đạo giáo viên phối kết hợp với phụ huynh thu gom nguyên vật liệu
có sẵn ở mọi lúc mọi nơi:
Đồ chơi tự tạo có ưu điểm nổi bật là sẵn có, không tốn kém, thường xuyên
đổi mới, phong phú và đặc biệt sáng tạo. Để giáo viên, phụ huynh và trẻ có khả
năng tự tìm kiếm nguyên vật liệu sẵn có, trước hết cần phải định hướng một số
nguyên vật liệu cần thiết sẵn có ở địa phương: Mo cau, ống sữa, lon bia, hộp sữa
chua, hộp giấy, lọ keo dán, lõi ngô, cái mẹt, thúng, vỏ rau câu, vải vụn, mảnh gỗ,
queo sắt, lốp xe đạp - xe máy- ô tô hỏng, vành xe hỏng … tiếp theo phải phối
hợp chặt chẽ với phụ huynh để biết những nguyên vật liệu nào mà phụ huynh
cùng trẻ có thể sưu tầm được, từ đó phụ huynh hỗ trự cô giáo làm ĐDĐC phục
vụ phát triển vận động cho trẻ. Trên cơ sở đó tôi sẽ giao nhiệm vụ cho giáo viên
9


hướng dẫn phụ huynh và trẻ cách sưu tầm, lựa chọn thu nhặt và bảo quản các
nguyên vật liệu. Tuỳ vào từng nhiệm vụ và điều kiện cụ thể của giáo viên mà
quy định thời gian thực hiện ngắn hay dài. Có những nguyên vật liệu giáo viên
thu lượm được ngay trong trường: Vỏ hộp sữa, vỏ rau cau… Tôi hướng dẫn giáo
viên thu lượm, làm vệ sinh, để ráo, phơi khô …
Những nguyên, vật liệu phế thải ấy trong cuộc sống hàng ngày của mỗi
gia đình chúng ta, thường có rất nhiều các loại vỏ hộp bỏ đi sau khi sử dụng:
như vỏ sữa mút, chữa chua, lon bia, vải vụn, mảnh gỗ, cói, que đay, que cây điền
thanh, que trúc, trẩy…mang đến cho cô giáo trong giờ đón và trả trẻ. Tất cả
những thứ đó là nguồn vật liệu phong phú và đa dạng có thể làm ra rất nhiều loại
ĐDĐCPTVĐ hữu ích. Từ những nguồn phế thải đó chúng ta có thể thu gom lại
và có ý tưởng sáng tạo làm đồ dùng đồ chơi thì sẽ biến những nguyên vật liệu đó
thành những con vật, đồ vật rất ngộ nghĩnh, xinh xắn và đáng yêu làm sao, để
giúp trẻ hoà mình vào thế giới đồ vật nhiều điều huyền bí. Hơn nữa sẽ tiết kiệm
được rất nhiều tiền mua sắm vật liệu và đồ chơi cho trẻ, mang tính sáng tạo
phong phú cho nhiều đồ chơi cho trường, cho lớp học. Qua đó bồi dưỡng các kỹ

năng làm ĐDĐCPTVĐ sáng tạo cho đội ngũ cán bộ giáo viên mầm non là rất
thiết thực và có hiệu quả, đặc biệt là ý thức tuyên truyền với mọi người xung
quanh, từ giáo viên, trẻ và phụ huynh học sinh về bảo vệ môi trường và góp
phần nâng cao chất lượng giáo dục phát triển vận động.
Muốn có nguồn nguyên vật liệu dễ kiếm, rẻ tiền tiết kiệm được kinh phí,
đa dạng và dồi dào để làm đồ dùng giáo viên phải kết hợp cùng với phụ huynh
để tích luỹ những đồ phế thải trong môi trường sống thì mới có được. Trong
năm học có thể chia làm nhiều đợt huy động phụ huynh, cũng có thể phụ huynh
đem vào ngay. Qua những buổi họp phụ huynh, hoặc hàng tháng giáo viên các
nhóm lớp tuyên truyền trao đổi với phụ huynh kế hoạch làm đồ dùng đồ chơi
phát triển vận động cho các hoạt động học và hoạt động chơi cho cô và trẻ, cô
cần làm những đồ dùng đồ chơi nào?, cho chủ đề gì?, cần phụ huynh cung cấp
những đồ dùng phế phẩm gì? ví dụ như: Vỏ hộp sữa chua, váng sữa, hộp bánh
kẹo, lon bia, ống bơ, tre, nứa, luồng, mảnh - thanh gỗ, que đay, sỏi, ống nước
hỏng…. trước từ đầu năm học, đến các chủ đề thì huy động thêm. Cách làm này
được phụ huynh ủng hộ rất tích cực, vì hàng tuần, tháng được nhìn thấy sản
phẩm của cô giáo trưng bày ở các góc vận động rất nhiều đồ dùng tự tay cô làm
thật ngộ nghĩnh và đẹp mắt, phụ huynh không ngừng tấm tắc khen ngợi các cô
giáo thật sự khéo tay sáng tạo cao, từ đó ủng hộ tích cực hơn, nhất là ủng hộ
ngày công lao động đến để làm cùng cô giáo những đồ dùng cần chặt, cưa,
khoan...
Còn đối với học sinh: Hàng ngày nhắc nhở những trẻ có quà và những lọ
sữa, hộp thạch rau câu, lọ C, lọ váng sữa, sữa chua sau khi trẻ ăn xong để vào
hộp quy định để cô giáo làm đồ dùng, không những ở trường lớp mà về nhà trẻ
có các hộp, lọ cô cần trẻ thu gom lại mang đến lớp cho cô làm đồ dùng đồ chơi.
Cách huy động này giáo viên đã có rất nhiều nguyên liệu để làm đồ dùng đồ
chơi phát triển vận động và các đồ chơi khác.
10



* Với biện pháp này giúp giáo viên có nguồn nguyên liệu dồi dào và cũng
góp phần tạo cho môi trường nói chung và môi trường học tập của trẻ nói riêng
được xanh - sạch - đẹp hơn.
4. Tổ chức cô và trẻ cùng làm ĐDĐC phát triển vận động tự tạo:
Để tạo ra sản phẩm của cô làm, cô và trẻ cùng làm, cô hướng dẫn trẻ tự
làm để trưng bày trong góc vận động. Trước hết người giáo viên phải biết lựa
chọn, chọn làm đồ dùng đồ chơi phát triển vận động, hướng dẫn phù hợp với trẻ.
Khi giáo viên hướng dẫn trẻ làm không nên đặt ra trước loại sản phẩm bắt
trẻ làm theo mà chỉ nên gợi ý cho trẻ tự chọn mẫu đồ chơi, đồ dùng phát trỉển
vận động mà mình thích. Sau đó giáo viên mới hướng dẫn cụ thể phương pháp
thực hiện với từng loại đồ chơi sao cho phù hợp với từng cháu hay với tập thể.
Ví dụ: Có rất nhiều vỏ lọ rau cau, váng sữa giáo viên đưa ra và hỏi ý
tưởng của trẻ có thể làm được đồ chơi gì? (làm đường đi, vòng thể dục, gậy thể
dục, cổng chui). giáo viên đưa ra những vỏ lọ rau cau nhỏ bằng nhau và hỏi trẻ
xem sẽ làm gì? Giáo viên gợi ý cho trẻ làm đường đi, vòng thể dục, gậy thể dục,
cổng chui. Khi làm đường đi cần thêm những gì? (Xốp màu cắt cỏ hai bên
đường, vải dạ hay bạt cắt làm đường đi rồi gắn hộp váng sữa hay rau cau lên hai
bên đường, sau đó ta thêm cái gì? trang trí các bông hoa ở bên đường để tạo
đường đi sinh động hơn).
Ví dụ: Giáo viên hướng dẫn trẻ làm vòng, gậy thể dục: Đây là các lọ sữa
su su cô đã đục thủng sau đó phải làm gì để tạo thành cái vòng hay gậy thể dục?
(Lấy giây nhợ, hoặc thép nhỏ xâu qua rồi buộc lại tạo thành vòng hay xâu thép
qua tạo từng đoạn thành gậy thể dục). Hay tương tự cổng chui làm bằng lon bia
hoặc lọ C2 cũng gợi mở cho trẻ như vòng và gậy thể dục, rồi uốn cong tạo thành
cổng và gắn đế , sau đó trang trí thêm những bông hoa, hay mặt đuôi các con vật
bằng xốp mà trẻ thích tùy thuộc vào cấu tạo của mỗi đồ dùng đồ chơi sau đó
trang trí thêm rất sinh động, khi tập trẻ cầm ngám nghía những sản phẩm mà
mình đã làm nên từ đó trẻ trân trọng phản phẩm mình làm được và dữ dìn nó.
- Khi giáo viên gợi mở trẻ làm ĐDĐCPTVĐ nên lưu ý đến khả năng của
trẻ và nhu cầu ĐDĐCPTVĐ đang cần hay rèn kỹ năng cho trẻ thông qua ĐDĐC.

Ví dụ: Rèn kỹ năng vẽ, tô màu, cắt, dán bằng nguyên vật liệu như vải vụn
giấy đề can…Như vải vụn trẻ có thể xếp lấy kéo cắt thành các tua quả còn rồi
buộc lại để chơi trò chơi ném còn. Hay làm “guốc đơn”: cô chuẩn bị những
mảnh gỗ tạo thành bàn chân sau đó trẻ miệt mài vẽ, tô những nét trang trí trên
các đôi guốc đơn. Từ đó để tạo ra một sản phẩm vừa học hoặc rèn kỹ năng phân
loại từ đơn giản đến phức tạp các loại đồ chơi, xắp xếp chúng thành những đồ
dùng phục vụ cho việc học.
- Để tiến hành một hoạt động dạy trẻ làm đồ chơi bằng nguyên vật liệu
thiên nhiên khi có nguồn nguyên vật liệu phong phú.
Ví dụ: Đối với vùng nông thôn chúng tôi nguồn nguyên vật liệu thiên
nhiên từ que đay, bẹ đay, tre, nứa, trẩy, cói, bèo tây…có rất nhiều và phong phú.
Từ que đay: chuẩn bị sẵn cô và trẻ cùng làm gậy thể dục, bẹ đay hoặc cói khô
nhuộm màu dóc lại làm giây thừng để chơi kéo co hoặc chơi trò chơi cắp cua bỏ
11


giỏ hoặc dóc nhỏ làm giây xâu vòng ở nhà trẻ. Hay những cây nứa, trẩy dạy trẻ
làm cái sạp nhảy để chơi nhảy sạp, gậy làm đường đi để trẻ đi trong đường hẹp
trong đường hẹp, cần câu cá…

Hình ảnh cô và trẻ vẽ, tô, cắt vải vụn làm quả còn và vẽ tô guốc đơn, dóc dây
đay, cói làm giây thừng để chơi trò chơi dân gian kéo co và ném còn.
* Từ những nguyên vật liệu đơn giản, đồ vật sẵn có trong cuộc sống hàng
ngày đã giúp cô và trẻ làm lên những ĐDĐCPTVĐ vô giá giúp trẻ được trải
nghiệm. Vì vậy cần khuyến khích, tạo điều kiện cho trẻ được học mà chơi được
chơi mà học để tạo ra nhiều sản phẩm phong phú, đa dạng hơn nữa.
5. Phát động giáo viên làm đồ dùng đồ chơi phát triển vận động tự tạo ở
khu phát triển ngoài trời và tại góc chơi của các nhóm lớp, sử dụng trong
mọi hoạt động, mọi lứa tuổi.
5.1. Làm đồ dùng đồ chơi tự tạo phục vụ khu PTVĐ ngoài trời.

Để hưởng ứng phong trào làm đồ dùng đồ chơi phát triển vận động tôi đã
lên kế hoạch phát động mỗi giáo viên tìm kiếm 10 cái lốp xe máy hỏng, 5 lốp ô
tô cũ, 3 cây tre, luồng, giây nhợ, giây thép bỏ đi, sỏi, cát…để làm khu vận động
ngoài trời được giáo viên hưởng ứng thi đua nhau tìm kiếm, ngoài công việc ở
trường còn trang thủ khi hết giờ đi tìm kiếm lốp xe đạp cũ, xe ô tô cũ …để mang
đến trường cùng nhau thiết kế ra các đồ chơi phát triển vận động và đều được
chị em nhất trí. Trước khi làm tôi đã thảo luận tham khảo ý kiến của giáo viên
nên làm những đồ dùng đồ chơi gì? Sử dụng nó như thế nào? Tác dụng của đồ
chơi đó ra sao? Có phù hợp với trẻ mầm non và có độ bền, đảm bảo an toàn cho
trẻ hay không? Sắp xếp bố trí ở địa điểm nào? Các đồ chơi mua sẵn và đồ chơi
tự tạo khi đặt ở khu vực vận động ngoài trời nó có tính liên hoàn với nhau hay
không?. Tôi đưa ra các câu hỏi gợi mở cho giáo viên suy nghĩ và cùng nhau thảo
luận và đưa đến thồng nhất. Sau đó phân công nhiệm vụ cho khả năng của từng
giáo viên làm những công việc gì. Có giáo viên đi cọ rửa sạch các lốp xe, cô đi
cưa luồng làm đầu con hươu, làm bập bênh, cô thì chặt từng đoạn tre làm côn để
trẻ chơi đá bóng và làm đường đi mát xa chân cho trẻ, hay quét sơn, khoan
thủng từng lỗ của lốp ô tô để xâu giây nhợ đan lưới cho trẻ đi, trèo trên lốp ô tô
12


hay làm cầu dao động….Mọi giáo viên đều được bắt tay vào công việc của mình
làm cho không khí của buổi làm đồ chơi thêm phấn khởi hào hứng hơn.
Khi làm ra sản phẩm các đồ dùng đồ chơi được bố trí hợp lý, tăng cường
đủ các nội dung chơi, chú trọng phát triển vận động thô và vận động tinh gây
hứng thú và khuyến khích trẻ tham gia để phát triển toàn diện. Các đồ chơi tự
tạo bố trí xen kẽ hợp lý để trẻ được luyện tập các kỹ năng vận động cơ bản: đi,
chạy, nhảy, bò, trườn, trèo, tung, ném…
* Sau 2 tuần phát động làm đồ dùng đồ chơi các giáo viên đã hăng say
làm ra nhiều sản phẩm an toàn tiết kiệm để trẻ tham gia vào các hoạt động vận
động ngoài trời. Đặc biệt khi đến giờ đón trẻ về phụ huynh thường xuyên cho

con em mình ra chơi khu đồ chơi vận động tự tạo ngoài trời để chơi, thấy con
em mình chơi an toàn và thích thú làm phụ huynh phấn khởi hơn khi thấy trẻ
chơi với khu vui chơi này.

Hình ảnh các giáo viên đang làm đồ dùng đồ chơi phát triển vận động

Hình ảnh đồ dùng đồ chơi tự tạo trong khu PTVĐ ngoài trời
5.2. Làm đồ dùng đồ chơi phục vụ góc vận động trong nhóm lớp và sử
dụng trong mọi hoạt động cho mọi lứa tuổi.
Ngoài phát động làm đồ dùng đồ chơi phát triển vận động ngoài trời tôi
còn phát động chấm môi trường bên trong ở các góc vận động, và môi trường
tận dụng vỉa hè hành lang để tạo thêm cho trẻ vận động mọi lúc mọi nơi của các
13


nhóm lớp. Với nội dung trên các nhóm lớp đều thi đua sôi nổi làm cho lớp mình
nhiều đồ chơi vận động phù hợp với độ tuổi đang phụ trách, mỗi đồ chơi mang
một vẻ đẹp và cách sử dụng khác nhau, rất phong phú đa dạng, sử dụng cao
trong các hoạt động. Đã tạo cho lớp mình một góc vận động đẹp sắp xếp đồ
dùng đồ chơi hợp lý, vừa tầm phù hợp với trẻ và sáng tạo về nội dung. Giúp trẻ
được vận động ở mọi lúc mọi nơi, tạo môi trường trong lớp và ngoài lớp thêm
sinh động hơn.

Hình ảnh góc vận động ở lớp mẫu giáo5 tuổi(Hoa Hồng )và 4 tuổi (Nụ Sen)
Tôi thấy giáo viên không quản ngày, đêm tận dụng thời gian, tính sáng tạo
của mình để làm ra những sản phẩm thật có giá trị. Từ đó giúp giáo viên hiểu
sâu hơn về kiến thức giáo dục phát triển vận động, sáng tạo ra nhiều đồ dùng đồ
chơi không những dùng cho hoạt động phát triển vận động mà còn sử dụng vào
các hoạt động khác và nhất là thu hút được sự nhiệt tình của phụ huynh quan
tâm đến việc học - chơi của con em.

Từ những việc làm đó giáo viên đã sáng tạo làm ra rất nhiều sản phẩm
như các loại Cổng chui làm bằng lốp xe máy, hay lốp xe máy làm thành những
con sâu để trẻ “bò theo đường ngoằn ngèo” hay làm vòng “bật liên tục về phía
trước”, ống sữa bột làm ống để trẻ “đi theo đường dích dắc và dê bóng theo
đường dích dắc” hay ống cờ và ống sữa bột buộc giây trẻ chơi “đi cà kheo đơn”,
thùng giấy làm cổng chui. Bóng nhựa đổ bê tông bên trong bên ngoài móc bằng
len sợi và ống nước làm quả tạ, tre làm cầu khỉ và vót uốn cong làm vòng để trẻ
chơi ném vòng cổ chai, ống nước, chai chè xanh O độ và lon bia làm cột vòng
“ném trúng đích thẳng đứng”, vỏ chai nước mắm Nam Ngư và chai nước
khoáng bỏ sỏi nhuộm các màu vào chai nắp chặt lại dùng để trẻ làm “vật cản”
hay “bước qua chứng ngại vật” hay vỏ chai chơi ném pôlinh, hay tre - nứa luồng đan thành sọt để “ném bóng vào rổ”, lốp xe ô tô cũ làm “cầu thăng bằng”,
gỗ - bóng nhựa - vòng bi làm “đích quay thông minh”, Nhựa dẻo PC có cốt
trong bằng giây thép làm vòng thể dục, hộp giấy nồi cơm điện ngắn vỏ chai
nước mắm nhựa còn lấy thép hoặc tre vót uốn rồi buộc lại thành vòng cho trẻ
chơi trò chơi ném vòng cổ chai hay vải may túi cát - bao bố…từ những nguyên
vật liệu có sẵn ở địa phương có thể làm được nhiều đồ dùng khác nhau…
Vì thế việc giáo viên tự làm ĐDĐCPTVĐ cần phải tư duy như thế nào đối
với sản phẩm của mình làm ra. Khi giáo viên tự làm ĐDĐC, tạo ra các sản phẩm
mới thì cần cố gắng ưu tiên phục vụ cho nhiều hoạt động. Hoạt động học, hoạt
động góc, hoạt động ngoài trời, tuần lễ sức khỏe, ngày hội thể dục thể thao, hoạt
14


động phát triển vận động cá nhân và đặc biệt cho trẻ trải nghiệm thật nhiều trên
sản phẩm của mình làm ra. Từ đó để giáo viên thấy được sản phẩm làm ra của
mình thật có ích. Khi sử dụng nhiều tạo cho giáo viên có động cơ phấn khởi để
tiếp tục sáng tạo làm những đồ dùng đồ chơi tiếp theo có hiệu quả cao hơn nữa.
Ví dụ: Khi thể dục buổi sáng thường xuyên thay đổi ĐDĐC cho trẻ theo
tuần, lúc thì sử dụng vòng, lúc thì thay đổi gậy thể dục, nơ, cờ… sử dụng các đồ
dùng này phải phù hợp với nội dung bài học và chủ đề đang thực hiện. Từ đó trẻ

được trải nghiệm, sử dụng có hiệu quả và ghi nhớ đặc điểm của bản thân.
Khi giáo viên lựa chọn đồ chơi phải phù hợp với mọi hoạt động, mọi lứa
tuổi thì phải nắm bắt được các hoạt động, hay hoạt động học như “Bước lên
xuống bục cao” với nội dung này phải lựa chọn bục là những khối gỗ các cô sưu
tầm bằng những gốc cây khô, hay đoạn gỗ nhờ phụ huynh cưa bằng, cao đúng
theo quy định rồi lấy giấy ráp đánh sạch quét sơn tạo ra những gốc cây ở trong
khu rừng trẻ được hóa vai làm các con vật sống trong khu rừng để thực hiện vận
động bước lên xuống khối gỗ. Những khối gỗ (gốc cây) đó mang ra ngoài sân
vận động ngoài trời rồi dán những lốt bàn chân cắt bằng giấy đề can dán lên trên
mặt gốc cây để gần nhau rồi trẻ bước theo bàn chân bước từ gốc cây này sang
gốc cây kia. Giáo viên biết cách giữ gìn, bảo vệ môi trường, biết tiết kiệm, thấy
được ý nghĩa của đồ chơi mình làm.
Ví dụ: Hoạt động chơi - tập có chủ định đối với nhà trẻ: Cô làm lá sen
bằng xốp hay tận dụng vải vụn màu xanh cắt lượn tạo thành lá sen sau đó lấy len
màu dính xung quanh tạo thành viền lá và gân lá. Hay với bài tập “bật xa 25 - 30
cm của lứa tuổi mẫu giáo bé giáo viên cho trẻ làm những chú ếch chơi trong
đầm sen làm động tác bật nhảy của các chú ếch bật qua những khe nước và khe
nước được thiết kế đặt cách nhau các lá sen là 25 - 30cm để nhảy trúng vào
những lá sen kẻo bị rơi xuống nước thì các chú ếch phải nhảy thật khéo léo.
Hoặc lá sen còn sử dụng vào vận động cơ bản “bật liên tục qua 5 ô” trẻ cũng làm
các chú ếch nhảy lên 5 lá sen đặt khoảng cách đúng quy định, trẻ sử dụng xong
cô có thể giặt những lá sen đó cho sạch và sử dụng lá sen đó vào hoạt động múa.
Ví dụ: Khi cho trẻ hoạt động học có chủ định ở trẻ mẫu giáo 5 tuổi môn
thể dục với đề tài “Ném trúng đích thẳng đứng” hay “Ném xa bằng 1 tay” thì
đều phải sử dụng túi cát nên khi may các túi cát bằng vải các giáo viên đã cắt
may các chữ số từ 1 đến 10 cho trẻ lên lấy túi cát ném theo thứ tự từ 1 đến 10 và
mỗi một bạn lên ném lấy đúng số tiếp theo của bạn trước đã ném. Qua hình thức
trên giúp trẻ vừa vận động và cũng vừa được nhận biết các chữ số theo thứ tự từ
1 đến 10.
* Từ những sản phẩm giáo viên làm ra được chúng ta trân trọng thì sẽ

cảm thấy phấn khởi, có ý nghĩa từ đó giáo viên có ý thức giữ gìn, tôn trọng sản
phẩm của mình làm ra tốt hơn. Giúp trẻ chú ý học bài đạt kết quả hơn.
Ngoài sử dụng đồ dùng đồ chơi phục vụ cho khu phát triển vận động
ngoài trời, góc chơi vận động của các nhóm lớp và phục vụ cho các hoạt động
giáo dục trẻ. Giáo viên ở các nhóm lớp còn tận dụng vỉa hè, hành lang vẽ, cắt
dán những hình ảnh các vận động ở mọi lúc mọi nơi để cho trẻ vận động như:
15


“Bật chụm - tách qua năm ô” bằng cách vẽ một trái cây có lá làm chụm, rồi hai
trái cây ghép đôi với nhau tạo thành tách, hay lấy giấy đề can cắt thành các mặt
con gấu dán khoảng cách để trẻ đi theo đường dích dắc, hoặc giấy đề can cắt bàn
chân - tay dán cho trẻ bước - đi theo lốt bàn chân - bò theo bàn tay; Hay dán
con đường có cỏ hai bên bằng giấy đề can như đường hẹp, đường ngoằn ngèo,
đường dích dắc, hoặc cắt riềm ngoài của năm bông hoa và cắt đường tròn ở giữa
cho trẻ “bật liên tục vào năm ô”.
* Kết quả: 100% các nhóm lớp tận dụng vỉa hè, hành lang của lớp mình
thiết kế các bài tập, trò chơi vận động phù hợp với độ tuổi lớp mình để vận động
mọi lúc, mọi nơi một cách có hiệu quả tốt nhất.
Hơn nữa cán bộ giáo viên đã tập trung làm đồ dùng phục vụ “Hội khỏe
bé mầm non” cấp trường, từ đó trẻ được thực hành các vận động, các trò chơi
vận động một cách tích cực, giúp trẻ nhanh nhen, mạnh dạn, năng động, tự tin,
khéo léo, có sức khỏe, sự dẻo dai, tích cực hứng thú tham gia vào các hoạt động,
đặc biệt các kỹ năng vận động của trẻ tiến bộ rõ rệt. Vì vậy trong “Hội khỏe bé
mầm non” cấp trường tổ chức đạt kết quả tốt. Từ những kỹ năng trên trong “Hội
khỏe bé mầm non” Cấp Huyện trường đã đạt giải nhì và đứng thứ 3/27 trường
trong toàn huyện.
6. Kiểm tra, đánh giá giáo viên qua hoạt động dự giờ.
Để biết được giáo viên có thường xuyên làm đồ dùng đồ chơi phục vụ cho
các hoạt động học và hoạt động chơi của trẻ. Mỗi chủ đề tôi lên kế hoạch kiểm

tra theo kế hoạch hay kiểm tra đột xuất, lần lượt kiểm tra các giáo viên hoạt
động chơi - tập có chủ định đối với nhà trẻ, hoạt động học có chủ định đối với
mẫu giáo, hoạt động góc, hoạt động dạo chơi ngoài trời, hoạt động ngoài trời,
hoạt động chiều… để đánh giá kết quả giảng dạy cũng như giáo viên làm đồ
dùng đồ chơi phát triển vận động và sử dụng đồ dùng đồ chơi phát triển vận
động vào các hoạt động của trẻ có thực chất, hữu hiệu hay không. Cũng từ đó
làm căn cứ xếp loại thi đua giáo viên theo hàng tháng. Nhưng kết quả cho thấy
thật bất ngờ, đến lớp nào cũng thấy bàn tay khéo léo của cô giáo thể hiện rất
nhiều ở góc chơi, trên những mảng tường cũng thể hiện hình ảnh vận động riêng
biệt. Đồ dùng đồ chơi phát triển vận động các cô tạo nên rất sinh động, ngộ
nghĩnh và có độ bền cao.
Ví dụ: - Nhóm lớp 18 - 24 tháng tuổi cô Năm nổi bật ở chủ đề: Rau củ,
quả và những bông hoa đẹp: Ngoài các đồ dùng đồ phát triến vận động cơ bản,
Cô đã tạo nên rất nhiều rau, củ quả, hoa bằng nguyên liệu củ cà rốt làm bằng lõi
ngô và bọc xốp gia cam hay vải dạ màu cam xung quanh, lá bằng bẹ ngô nhuộm
màu xanh hay xốp màu xanh lấy nến dính dính lại đã tạo nên rất nhiều củ cà rốt
thật đẹp để chơi trò chơi vận động “Nào cùng vui” các chú thỏ đi kiếm ăn, để
các củ cà rốt để ở vòng tròn bằng giây thừng dóc đay hay cói nhuộm màu, trẻ
làm động tác “trời nằng, trời mưa” hết bài hát tất cả sẽ chạy vào vòng tròn lấy củ
cà rốt cùng làm động tác thỏ ăn cà rốt trẻ rất thích. Hay cô làm trái bằng tất các
màu nhồi bông vào may lại lấy xốp dạ hay vải bóng màu xanh tạo thành tai của
quả hoặc cuống cô đã tạo được rất nhiều quả khác nhau để trẻ vận động cơ bản “
16


Bò trong đường hẹp”, chạy dích dắc qua các chướng ngại vật lên hái quả” sau đó
chạy về bỏ vào giỏ đi về cuối hàng, trẻ phấn khởi hào hứng làm các động tác rất
khéo léo hái được rất nhiều quả. Hoặc làm những cây rau bằng xốp, vải bóng
hay vải dạ…rất xinh xắn để trẻ chơi trò chơi vận động: “gà trong vườn rau”.
Hay trong chủ đề “Những con vật đáng yêu”: Cô đã dùng giấy đề can, giấy rô ki

làm mũ Chó Sói, mũ Thỏ, Cò để chơi trò chơi vận động: “Chó sói xấu tính”, “
Cò bắt ếch”. Những đồ dùng đồ chơi này có thể sử dụng vào các hoạt động môn
học khác.
- Nhóm lớp 25 - 36 tháng cô Thủy nổi bật là hoạt động góc chơi với các
đồ chơi vận động. Cô đã làm lên những con giống nhún bằng lốp xe ô tô, luồng,
ống nước đã tạo nên những con hươu cao cổ sau đó cô dùng màu quét tạo những
đốm của con hươu trông thật xinh. Hay lốp ô tô cắt đôi, lấy tấm ván để lên trên
tạo thành yên ngựa rồi lấy đinh vít vít lại cho chắc chắn, rồi làm đế để con ngựa
nhún đứng được cho trẻ bập bênh, sau đó lấy màu trang trí mắt, mồm, tai, đuôi
của con ngựa nhìn rất đẹp trẻ rất thích chơi với đồ chơi vận động tự tạo này trẻ
thấy khác lạ.

Hình ảnh trẻ đang chơi con nhún tự tạo ở góc vận động
- Lớp 3 - 4 tuổi cô Phương nổi bật là chủ đề phương tiện giao thông: Cô
đã dùng thùng bìa cát tông máy giặt, tủ lạnh trang trí tạo nên đường hầm (cổng)
để trẻ chui qua. Giấy rôki, giấy màu các loại hay vải dạ tạo nên những chiếc mũ,
nơ hình tròn hình vuông để trẻ thực hiện vận động cơ bản “Bò chui qua cổng”
một đội đội mũ đèn tròn, một đội đội mũ đèn vuông, sau đó trẻ đóng giả làm
những chiếc ô tô chạy qua đường hầm, tham quan mọi miền đất nước. Hai đội
thi đua xem đoàn xe đèn vuông hay đoàn xe đèn tròn chui qua đường hầm nhanh
nhất, trẻ thi đua nhau làm những chiếc ô tô chui qua hầm rất nhanh. Chơi trò
chơi vận động: “ô tô chạy theo tín hiệu đèn” cô dùng bìa cát tông, giấy bóng
màu đỏ, xanh, vàng, bóng điện, dây điện, công tắc để làm đèn biển báo giao
thông: Bẻ vuông góc bìa cát tông thành hình hộp chữ nhật ngắn lại, lấy giao
khoét 6 lỗ tròn hai bên, lắp 3 bóng điện làm đền xanh, vàng, đỏ mỗi bên 3 đèn
và mỗi bóng láp giây điện có công tắc, sau đó lấy bóng kính các màu xanh,
vàng, đỏ để dán lại tạo thành đèn tín hiệu giao thông. Còn vô lăng làm bằng giây
17



bơm nước hỏng các màu xanh, gia cam, vàng, đỏ cắt thành từng đoạn sau đó lấy
cút nước nối hai đầu với nhau tạo thành vô lăng cho trẻ làm tài xế, Trẻ làm tài xế
chạy theo nền nhạc bài hát “Em tập lái ô tô” (trẻ cầm vô lăng chạy vòng tròn , đi
chậm, đi nhanh hay dừng lại theo tín hiệu đèn của cô. Cũng đồ dùng đồ chơi này
cô cho trẻ chơi trò chơi vận động: “Đèn tín hiệu giao thông”, ở vận động cơ bản
“trèo lên xuống ghế”. Hơn nữa “đèn giao thông” còn được sử dụng ở các hoạt
động học có chủ định: Khám phá khoa học; Thực hành đèn tín hiệu giao thông.
- Lớp 5 - 6 tuổi (Hoa Hồng) cô Lệ nổi bật chủ đề “Ngành nghề”: Ngoài
các đồ dùng vòng, gậy, túi cát, vật cản….Cô đã lấy vải may thành các bao thóc
và bỏ một ít trấu vào trong, cắt xốp - giấy đề can màu vàng làm ngôi sao để trẻ
tập vận động cơ bản “bật xa 50cm. Ném xa bằng 1 tay” hình thức thông qua
chương trình “Chúng tôi là chiến sĩ” các chiến sĩ thể hiện các phần thi nếu đội
nào thắng ban tổ chức sẽ tặng cho 1 bao thóc và ngôi sao cho các thành viên của
đội. Cũng qua trò chơi “Bé làm chú bộ đội”, vận động cơ bản: Bật qua vật cản Bò chui qua cổng. Các chú bộ đội phải bật qua vật cản sau đó bò chui qua cổng,
nếu chú bộ đội nào hoàn thành tốt nhiện vụ sẽ được tặng cho một cái mũ tai bèo
làm bằng lá sen tươi rửa sạch hay phơi héo, có thể khô rồi xâu quai để tặng cho
các chú bộ đội rồi về cuối hàng. Những đồ dùng đồ chơi PTVĐ phù hợp với trẻ,
với trường, địa phương giúp trẻ rất thích, thể hiện hết khả năng của mình trong
hoạt động.
Khi làm ĐDĐCPTVĐ giáo viên đã biết kết hợp nhiều màu sắc để tạo đồ
dùng đẹp, sinh động, hợp sở thích của trẻ. Chất liệu làm đồ dùng đẹp, bền, giá
thành thấp tiết kiệm, hiệu quả sử dụng cao.
* Từ thực tế kiểm tra, dự giờ các nhóm lớp tôi nhận thấy việc giáo viên
tích cực làm đồ dùng đồ chơi sáng tạo đã giúp cho trẻ hứng thú trong các hoạt
động và chú ý tập trung hơn. Mỗi hoạt động chơi hay hoạt động chơi - tập có
chủ định (Đối với nhà trẻ), hoạt động học có chủ định (Đối với mẫu giáo) có đủ
đồ dùng sẽ giúp trẻ hứng thú vận động một cách tích cực, không nhàm chán như
trước nữa. Nhờ đó chất lượng dạy và học tăng lên rõ rệt.
7. Tổ chức hội thi đồ dùng đồ chơi sáng tạo.
Tổ chức hội thi đồ dùng đồ chơi sáng tạo nhằm đánh giá tổng kết lại thành

quả lao động và sáng tạo miệt mài của toàn thể giáo viên trong trường nhằm
nâng cao quá trình giảng dạy của mình. Hơn nữa cũng giúp cho giáo viên có cơ
hội giao lưu, học hỏi kinh nghiệm lẫn nhau về cách làm đồ dùng, đồ chơi nói
chung đồ dùng đồ chơi phát triến vận động nói riêng. Từ đó mà tôi đã phối kết
hợp với Công Đoàn, Đoàn Thanh Niên lên kế hoạch phát động một năm tổ chức
hai lần: phát động phong trào lấy thành tích chào mừng ngày Nhà Giáo Việt
Nam 20/11 và ngày 8/3. Thật sự hội thi đồ dùng đồ chơi sáng tạo và chú trọng
đồ dùng đồ chơi phát triển vận động tự tạo là một ngày hội mỗi một loại đồ
dùng mang sắc thái riêng, một vẻ đẹp riêng, thật sự là một rừng muôn màu,
muôn vẻ của các đồ chơi, nhưng tất cả đều nhằm phục vụ vào việc dạy, học của
cô và trò. Qua đó thể hiện sự khéo léo, kiên trì, yêu nghề mến trẻ của các giáo
viên.
18


Ở mỗi hội thi mỗi giáo viên được trưng bày sản phẩm mà mình cho là
đẹp, có ý nghĩa nhất mang đến hội thi. Ban tổ chức thành lập ban giám khảo là
đại diện cho BGH, BCH Công Đoàn, BCH Đoàn Thanh niên thống nhất chấm
thi theo 5 tiêu chí: Tính kỹ thuật: 10 điểm - Tính kinh tế: 10 điểm, Tính giáo dục
(Tính Sư phạm): 10 điểm - Tính thẩm mỹ: 10 điểm, - Tính sáng tạo: 10 điểm.

Hình ảnh trưng bày SP trong hội thi ĐDĐC cấp Trường
Bằng khả năng và bàn tay khéo léo, sáng tạo của các cô giáo đã mang đến
hội thi những bộ đồ chơi đẹp mắt, hấp dẫn thật sự có giá trị, sinh động an toàn
và hiệu quả sử dụng cao, phù hợp với đặc điểm tâm sinh lý của trẻ mầm non đáp
ứng yêu cầu của việc thực hiện chương trình giáo dục trẻ mầm non theo hướng
tích hợp của các chủ đề, những đồ dùng đồ chơi, đặc biệt đồ dùng dồ chơi phát
triển vận động thật sự thân thiện và gần gũi với trẻ mầm non. Sau hội thi nhà
trường đã chọn ra ba bộ đồ dùng đồ chơi đặc sắc nhất để dự hội thi “Triển lãm
đồ dùng đồ chơi” cấp Huyện đó là bộ đồ dùng đồ chơi: Mô hình “Trường mầm

non” của lớp 5 - 6 tuổi cô Lệ, mô hình “Một số phương tiện giao thông đường
bộ, đường thủy” của lớp cô Hòa và mô hình “Đồ dùng đồ chơi vận động” ở lớp
cô Thủy. Đặc biệt làm bộ đồ dùng vận động liên hoàn phục vụ 3 vận động “ Đi
trên đường gồ ghề” “Bò chui qua qua ống” “ Ném trúng đích nằm ngang hoặc
đích thẳng đứng”. Kết quả dự hội thi “Triển lãm đồ dùng đồ chơi” cấp Huyện
đạt giải nhì.

Hình ảnh trưng bày SPĐDĐCPTVĐ của nhà trường dự hội thi “Triển lãm
ĐDĐC” cấp Huyện

IV. Hiệu quả
Với việc suy nghĩ, tìm tòi và tích cực chỉ đạo giáo viên làm ĐDĐCPTVĐ
bằng nguyên vật liệu thiên nhiên và phế liệu của toàn giáo viên trong trường qua
một năm học tôi thấy rằng:
19


- Giáo viên làm ĐDĐCPTVĐ phong phú, hấp dẫn hơn, được nâng cao
thêm kiến thức, kỹ năng, sáng tạo, đặc biệt đưa giờ học, giờ chơi phát triển vận
động của trẻ thêm hứng thú, bổ sung, củng cố kiến thức cho trẻ một cách nhẹ
nhàng và hiệu quả cao.
- Từ việc giáo viên làm ĐDĐCPTVĐ phục vụ cho hoạt động học, chơi,
trang trí sân trường, lớp của trẻ, tôi thấy giáo viên có ý thức đi sâu vào nhgiên
cứu, học hỏi cách làm, nâng cao khả năng vận dụng sáng tạo, biết tận dụng
nguyên vật liệu sẵn có hiện nay, hứng thú trong việc tìm, làm đồ dùng đồ chơi
phát triển vận động tự tạo….và biết cách sử dụng đồ dùng trong các hoạt động,
chủ đề.
Kết quả cho thấy: việc chỉ đạo giáo viên làm đồ dùng đồ chơi phát triến
vận động rất có ý nghĩa, đã thu được kết qủa cao hơn so với đầu năm.
Khảo sát giáo viên công tác tự làm đồ dùng đồ chơi phát triển vận động:

GV tham
Số
Hiểu được Hiểu được Có tính
Có tính
Có kỹ
gia làm
lượng nguyên tắc tính giáo
thẩm mỹ sáng tạo
năng
ĐDĐCPTV ĐDĐC
làm
dục của
làm
làm
làm
Đ
PTVĐ ĐDĐCPT ĐDĐCPT ĐDĐCPT ĐDĐCP ĐDĐCP



TVĐ
TVĐ
Số
Tỷ
Số
Số
%
Số
%
Số % Số % Số %

lượng lệ lượng GV
GV
GV
GV
GV
GV
%
(bộ)
16/16 10
159
13/
81 15/16 93
13/ 8 12/ 75 13/ 81
0
16
16
1
16
16
Khảo sát trẻ tích cực tham gia làm đồ dùng đồ chơi cùng cô:
Trẻ hiểu được kiến
Trẻ có kỹ năng làm
Số lượng trẻ khi làm
thức khi làm
ĐDĐCPTVĐ.
ĐDĐCPTVĐ
ĐDĐCPTVĐ.
Số trẻ
%
Số trẻ

%
Số trẻ
%
197/226
87.2
175/226
77
221/226
98
* Đối với phụ huynh:
Việc tổ chức cho giáo viên làm ĐDĐCPTVĐ được phụ huynh đồng tình
hưởng ứng, đến cuối năm có tới 90% phụ huynh tham gia thu thập nguyên vật
liệu, 5% phụ huynh giúp ngày công, đem về nhà làm hay đến trường làm cùng
cô tạo điều kiện giúp giáo viên hoàn thành tốt công việc của mình.

C. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
I. Kết luận
- Qua một năm thử nghiệm tôi thấy rằng việc tận dụng những nguyên vật
liệu thiên nhiên và phế liệu ở xung quanh làm ra những ĐDĐCPTVĐ là một
điều hết sức kỳ diệu có trong cuộc sống. Luôn tạo điều kiện cho giáo viên được
học, được làm một cách hứng thú…từ đó giúp giáo viên rèn luyện sự kiên trì,
khéo léo, sáng tạo của bản thân.
- ĐDĐCPTVĐ làm ra sử dụng được trong nhiều hoạt động.

20


- Việc sử dụng đồ chơi phát triển vận động tự làm ở các chủ đề giúp cho
nội dung học và nội dung chơi phong phú sinh động hơn, trong khi hoạt động trẻ
được thực hiện nhiều thao tác với đồ chơi, có nhiều trẻ tham gia chơi, đồng thời

tăng cường giữa cô và trẻ cùng tham gia chuẩn bị đồ chơi.
- Việc chỉ đạo giáo viên làm ĐDĐCPTVĐ rất bổ ích và có nhiều ý nghĩa
sâu sắc, được các giáo viên tham gia nhiệt tình cũng như việc hưởng ứng, từ
phía các bậc phụ huynh.
- Ngoài ra tôi còn tham khảo thêm sách vở, các bạn đồng nghiệp để tạo
thêm vốn hiểu biết và kinh nghiệm cho mình.
- Luôn sưu tầm tài liệu tham khảo, hướng dẫn giáo viên làm đồ dùng đồ
chơi nói chung và đồng đồ chơi phát triển vận dộng nói riêng không ngừng chỉ
đạo giáo viên sưu tầm, lựa chọn, cách làm đồ dùng đồ chơi phục vụ các hoạt
động học và chơi của trẻ đầy đủ.
- Luôn động viên khuyến khích tinh thần giáo viên, yêu nghề, yêu trường
lớp, để xứng đáng với niềm tin yêu của nhân dân.
II. Kiến nghị
Đề nghị Phòng Giáo dục Đào tạo - Sở Giáo Dục Đào Tạo hàng năm tổ
chức hội thi “Triển lãm đồ dùng đồ chơi tự tạo” trong đó có đồ dùng đồ chơi
phát triển vận động để giáo viên tạo ra nhiều đồ dùng đồ chơi phục vụ quá trình
chăm sóc - giáo dục trẻ đạt kết quả tốt.
Với những vấn đề trong bài sáng kiến kinh nghiệm của tôi, tôi rất mong
được sự ủng hộ của các ban ngành chỉ đạo, sự thông cảm và hiểu rõ hơn về việc
chỉ đạo giáo viên làm đồ dùng đồ chơi phát triển vận động, để đáp ứng nhu cầu
đặc điểm, tâm sinh lý, phát triển vận động của lứa tuổi mầm non, tạo thêm điều
kiện về vật chất cũng như tinh thần để mọi trẻ em đều có quyền bình đẳng, được
phát triển toàn diện về mọi mặt.
Trên đây, là bài viết sáng kiến kinh nghiệm của tôi về việc chỉ đạo giáo
viên làm đồ dùng đồ chơi phát triển vận động tự tạo. Rất mong được sự góp ý
của Hội đồng khoa học ngành cấp trên cũng như của các bạn đồng nghiệp.
Tôi xin chân thành cảm ơn!
XÁC NHẬN CỦA THỦ TRƯỞNG
Nga Yên, ngày 12 tháng 4 năm 2016
ĐƠN VỊ

Tôi xin cam đoan đây là SKKN của mình
viết, không sao chép nội dung của
người khác.
Người viết

Mai Thị Hà

21


TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Nguyễn Bá Minh, Hướng dẫn tổ chức các hoạt động giáo dục phát
triển vận động cho trẻ trong trường mầm non. NXB Giáo dục.
2. Hoàng Thị Dinh, Nguyễn Thị Hiền, Nuyễn Thị Bích Thảo, Nguyễn
Thùy Dương, Các bài trập phát triển vận động và trẻ chơi vận động cho trẻ nhà
trẻ và trẻ mẫu giáo. NXB Giáo dục.
3. Trần Lan Hương - Trần Thị Nga - Nguyễn Thị Thanh Thùy - Nguyễn
Thị Thư, Hướng dẫn các động phát triển thể chất cho trẻ mầm non. NXB Giáo
dục.
4. Nguyễn Thị Hiếu - Nguyễn Thị Thanh Giang - Nguyễn Minh Huyền Trương Đắc Nguyên - Trần Thu Hòa, Tuyển chọn giáo án cho trẻ mẫu giáo 3 - 4
tuổi, 4 - 5 tuổi, 5 - 6 tuổi, lĩnh vực phát triển thể chất. NXB Giáo dục.
5. Nguyễn Sinh Thảo – Nguyễn Thị Tuất, Các hoạt dộng phát triển vận
động của trẻ mầm non. NXB Giáo dục
6. Phạm Thị Việt Hà "Hướng dẫn làm đồ dùng đồ chơi bằng nguyên vật
liệu dễ tìm" NXB giáo dục.
7. Chương trình giáo dục mầm non. NXB Giáo dục.
8. TS Trần Thị Ngọc Trâm - Lê Thu Hương - Lê Thị Ánh Tuyết, Hướng
dẫn tổ chức thực hiện chương trình giáo dục mầm non nhà trẻ (3 - 36 tháng tuổi)
Mẫu giáo (3 - 6 tuổi). NXB Giáo dục.
9. Chương IV, Điều 30: Yêu cầu về thiết bị, Đồ dùng đò chơi, tài liệu.

Điều lệ trường mầm non.
10. Đại cương tâm sinh lý trẻ mầm non
11. Tài liệu bồi dưỡng thường xuyên cho giáo viên mầm non chu kỳ II.
NXB Giáo dục.
12. Bộ GD&ĐT, Công văn số 808/BGDĐT-GDMN ngày 25/2/2014 về
việc hướng dẫn thực hiện chuyên đề “Nâng cao chất lượng giáo dục phát triển
vận động cho trẻ trong trường mầm non giai đoạn 2013 - 2016”
13. Bộ Trưởng BGD&ĐT, TT số: 02/2014/TT- BGDĐT, ngày
08/02/2014.

22



×