Tải bản đầy đủ (.doc) (45 trang)

Thuyết minh đề tài nghiên cứu khoa học cấp nhà nước

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (335.56 KB, 45 trang )

Phụ lục II -TMĐT
BIỂU THUYẾT MINH ĐỀ TÀI
(Kèm theo Quyết định số 11 /2007/QĐ-BKHCN ngày 4 tháng 6 năm 2007
của Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ)
_______________________________________________________________________
___

THUYẾT MINH ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU
KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN CẤP NHÀ NƯỚC 1
I.

THÔNG TIN CHUNG VỀ ĐỀ TÀI

1

Tên đề tài: Nhân cách doanh nhân và văn hóa kinh doanh ở Việt Nam trong tiến trình
đổi mới và hội nhập quốc tế

2

Mã số của đề tài (được cấp khi hồ sơ trúng tuyển):……………

3

Loại đề tài:
- Đề tài thuộc Chương trình Khoa học xã hội và nhân văn 
"Xây dựng con người và phát triển văn hoá Việt Nam trong tiến trình đổi mới và
hội nhập quốc tế" .Mã số: KX.03/06-10.

4


Thời gian thực hiện: từ tháng 8 năm 2007 đến tháng 8 năm 2009

5

Kinh phí thực hiện:
Ghi số lượng kinh phí: 1800 (triệu đồng), trong đó:
- Nguồn ngân sách sự nghiệp khoa học: 1800 triệu đồng
- Nguồn khác: Không

6

Chủ nhiệm đề tài:
Họ và tên: Phùng Xuân Nhạ
Ngày, tháng, năm sinh: 3/6/1963

Nam/ Nữ: Nam

Học hàm, học vị: PGS, Tiến sĩ
Chức vụ: Hiệu trưởng
Điện thoại của tổ chức: (04) 7548491
0912062913

Nhà riêng: (04) 5636164

Fax: (04)7546765

Mobile:

E-mail:


Tên tổ chức đang công tác: Trường ĐH Kinh tế-ĐHQGHN
Địa chỉ tổ chức: 144 Xuân Thủy, Cầu Giấy, Hà Nội
Địa chỉ nhà riêng: 8A2, T5C, Ngõ 73, Đường Nguyễn Trãi, Thanh Xuân, Hà Nội
7
1

Thư ký đề tài:

Thuyết minh được trình bày và in trên khổ A4

1


Họ và tên: Nguyễn Thị Thanh Huệ
Ngày, tháng, năm sinh: 12/12/1980

Nam/ Nữ: Nữ

Học hàm, học vị: Thạc Sĩ
Chức vụ: Phó Trưởng phòng Hợp tác và Phát triển (C&D)
Điện thoại của tổ chức: (04) 7549048
0904509915

Nhà riêng: (04) 7221315

Fax: (04) 7546765

Mobile:

E-mail:


Tên tổ chức đang công tác: Phòng Hợp tác và Phát triển- Trường ĐH Kinh tế-ĐHQGHN
Địa chỉ tổ chức: 144 Xuân Thủy, Cầu Giấy, Hà Nội
Địa chỉ nhà riêng: Số 9, ngõ 202F Đội Cấn, Ba Đình, Hà Nội
8

Tổ chức chủ trì đề tài 2:
Tên tổ chức chủ trì đề tài: Trường ĐH Kinh tế-ĐHQGHN
Điện thoại: (04) 7548122

Fax: (04) 7546765

E-mail:
Website:
Địa chỉ: 144 Xuân Thủy, Cầu Giấy, Hà Nội
Họ và tên thủ trưởng tổ chức: PGS.TS. Phùng Xuân Nhạ
Số tài khoản: 0021000852075
Ngân hàng: Ngân hàng Vietcombank
Cơ quan chủ quản đề tài: Đại học Quốc gia Hà Nội
9

Các tổ chức phối hợp chính thực hiện đề tài: (nếu có)
1. Tổ chức 1 : Bộ môn văn hóa kinh doanh
Cơ quan chủ quản: Trường Đại học Kinh tế Quốc dân, Hà Nội
Điện thoại: (04).8.698775

Fax: 84-4-8.697472

Địa chỉ: 207 đường Giải phóng, quận Hai Bà Trưng , Hà Nội
Họ và tên thủ trưởng tổ chức: GS. TS Nguyễn Văn Thường

Số tài khoản: 431101.06000008
Ngân hàng: Nông nghiệp và phát triển nông thôn Nam Hà Nội
2. Tổ chức 2 : Trường Đại học Khoa học xã hội và Nhân văn
Cơ quan chủ quản: Đại học Quốc gia Hà Nội
Điện thoại: (04).8.584278

Fax: 84-4-8.583821

Tổ chức chủ trì đăng ký chủ trì đề tài là tổ chức có tư cách pháp nhân, có chức năng hoạt động phù hợp với
lĩnh vực chuyên môn của đề tài
2

2


Địa chỉ: 336 Nguyễn Trãi, quận Thanh Xuân, Hà Nội
Họ và tên thủ trưởng tổ chức: PGS.TS Nguyễn Văn Khánh
Số tài khoản: 0010000000706
Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam
3. Tổ chức 3 : Trung tâm đào tạo tư vấn và thông tin kinh tế
Cơ quan chủ quản: Liên hiệp các hội khoa học và kỹ thuật Việt Nam
Điện thoại: (04).5.571875

Fax: 84-4-5.571874

Địa chỉ: P206-208, Khách sạn Thể thao, Làng sinh viên Hacinco, quận Thanh Xuân, Hà Nội
Họ và tên thủ trưởng tổ chức: TSKH Nguyễn Văn Bẩy
Số tài khoản: 03201010001064
Ngân hàng Thương mại cổ phần Hàng hải chi nhánh Thanh Xuân, Hà Nội
4. Tổ chức 4 : Hiệp hội doanh nghiệp thành phố Hà Nội

Cơ quan chủ quản: Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội
Điện thoại: (04).2.122725

Fax: 84-4-7.674451

Địa chỉ: 445 Đội Cấn, quận Ba Đình, Hà Nội
Họ và tên thủ trưởng tổ chức: ông Nguyễn Hồng Sơn
Số tài khoản: 3110003554596300
Ngân hàng: Ngân hàng Thương mại cổ phần Quân đội
5. Tổ chức 5: Hiệp hội các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài
Cơ quan chủ quản: Bộ Kế hoạch và Đầu tư
Điện thoại: (04).8.437925

Fax: 84-4-8.232786

Địa chỉ: 65 Quốc Tử Giám, quận
Họ và tên thủ trưởng tổ chức: TS. Mai Thanh Hải
Số tài khoản: 102010000074928
Ngân hàng: Ngân hàng Công thương Đống Đa

10

Các cán bộ thực hiện đề tài:

(Ghi những người có đóng góp khoa học và chủ trì thực hiện những nội dung chính thuộc tổ chức
chủ trì và tổ chức phối hợp tham gia thực hiện đề tài, không quá 10 người kể cả chủ nhiệm đề tài)

3



TT
1

Họ và tên, học

Tổ chức

hàm học vị

công tác

PGS.TS Dương
Thị Liễu

Trường Đại
học Kinh tế
Quốc dân, Hà
Nội

Nội dung công việc tham gia

Thời gian làm việc
cho đề tài
(Số tháng quy đổi 3)

Chủ trì nội dung nghiên cứu 1

20 tháng

Cơ sở lý luận về nhân cách

doanh nhân và văn hoá doanh
nhân

2

TS. Nguyễn
Hoàng Ánh

3
PGS.TS. Vũ
Phương Thảo

4

5

PGS.TS Phùng
Xuân Nhạ

Trường Đại
học Ngoại
thương

Trường đại
học Kinh tế ĐHQGHN

Trường đại
học Kinh tế ĐHQGHN
Th.S. Nguyễn Thị
Thanh Huệ (thư

ký đề tài)

TS. Đỗ Minh
Cương

Chủ trì nội dung nghiên cứu 2
Văn hóa kinh doanh và tác
động của văn hóa kinh doanh
tới nhân cách doanh .
Chủ trì nội dung nghiên cứu 3
Kinh nghiệm của các nước
trong việc phát huy vai trò của
doanh nhân và văn hóa doanh
nhân trong xu thế hội nhập
quốc tế
Chủ trì nội dung nghiên cứu 4
Đánh giá tổng kết thực trạng
nhân cách, văn hoá doanh
nhân và văn hóa kinh doanh
VN sau 20 năm đổi mới

Viện Khoa học
Chủ trì nội dung nghiên cứu 5
tổ chức, Ban
Tổ chức Trung Dự báo xu thế biến đổi của văn
ương

hóa doanh nhân và văn hóa kinh
doanh Việt Nam trong tiến trình
đổi mới và hội nhập quốc tế


3

20 tháng

Một (01) tháng quy đổi là tháng làm việc gồm 22 ngày, mỗi ngày làm việc gồm 8 tiếng

4

15 tháng

15 tháng

10 tháng


6

Chủ trì nội dung nghiên cứu 6
Các giải pháp phát huy vai trò
của doanh nhân và văn hóa
kinh doanh đối với sự phát
triển của đất nước trong quá
trình hội nhập quốc tế.

10 tháng

PGS.TS Phùng
Xuân Nhạ và các
thành viên của đề

tài

Trường đại
học Kinh tế ĐHQGHN và
các tổ chức
phối hợp
nghiên cứu
(mục 9)

7

TS. Mai Thanh
Hải

Hiệp hội các
doanh nghiệp
có vốn đầu tư
nước ngoài

Tham gia nghiên cứu đề tài độc
lập, phối hợp điều tra, khảo sát

6 tháng

8

TS. Hoàng Văn
Hải

Trường Đại

học Thương
mại

Tham gia nghiên cứu đề tài độc
lập, phối hợp điều tra, khảo sát

6 tháng

9

Th.S Nguyễn Thị
Thu Thủy

Trung tâm đào
tạo tư vấn và
thông tin kinh
tế

Tham gia nghiên cứu đề tài độc
lập, phối hợp điều tra, khảo sát

6 tháng

II. MỤC TIÊU, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG ÁN TỔ CHỨC THỰC HIỆN ĐỀ TÀI
11 Mục tiêu của đề tài: (phát triển và cụ thể hoá định hướng mục tiêu theo đặt hàng)

-

12


Làm rõ khái niệm, đặc trưng của nhân cách doanh nhân và văn hóa kinh doanh;
Hệ thống hoá lý luận về nhân cách doanh nhân và văn hóa kinh doanh ở Việt Nam;
Đúc rút những bài học kinh nghiệm của các nước trong việc phát huy vai trò của
doanh nhân và văn hóa kinh doanh trong nền kinh tế thị trường và xu thế hội nhập
quốc tế;
Đánh giá tổng kết thực trạng nhân cách doanh nhân và văn hóa kinh doanh Việt
Nam sau 20 năm đổi mới;
Dự báo xu thế biến đổi nhân cách doanh nhân và văn hóa kinh doanh Việt Nam
trong tiến trình đổi mới và hội nhập quốc tế;
Đề xuất các giải pháp nhằm phát huy vai trò của doanh nhân và văn hóa kinh doanh
trong nền kinh tế thị trường và hội nhập quốc tế;
Hệ thống hóa cơ sở dữ liệu và lý luận (các nghiên cứu tình huống, sách chuyên khảo,
….) phục vụ cho công tác đào tạo đại học và sau đại học của Trường ĐH Kinh tếĐHQGHN, Trường ĐH Kinh tế Quốc dân, Trường ĐH Ngoại thương Hà Nội,
Trường ĐH Thương mại Hà Nội,... và tư vấn xây dựng văn hóa kinh doanh cho các
doanh nghiệp.
Tình trạng đề tài:

5


 Mới

Kế tiếp hướng nghiên cứu của chính nhóm tác giả
Kế tiếp nghiên cứu của người khác

13

Tổng quan tình hình nghiên cứu, luận giải về mục tiêu và những nội dung nghiên
cứu của đề tài:


13.1. Tổng quan tình hình nghiên cứu thuộc lĩnh vực của đề tài
(Mô tả, phân tích, đánh giá đầy đủ, rõ ràng mức độ thành công, hạn chế của các công trình
nghiên cứu trong và ngoài nước có liên quan và những kết quả nghiên cứu mới nhất trong
lĩnh vực nghiên cứu của đề tài)
A. Trong nước:
Vấn đề khai thác các nhân tố văn hoá cho phát triển kinh tế, kinh doanh đã được các
nhà khoa học Việt Nam rất quan tâm. Cho đến nay, có nhiều công trình nghiên cứu về vấn
đề này và đã được giới thiệu khá rộng rãi (xem danh mục các công trình nghiên cứu có liên
quan). Các tác giả đã đề cập nhiều khía cạnh khác nhau của văn hóa kinh doanh, trong đó
tập trung vào 3 vấn đề chính: (i) Nghiên cứu cơ sở lý luận của nhân cách doanh nhân, văn
hóa kinh doanh, (ii) Phân tích hiện trạng nhân cách doanh nhân, văn hóa kinh doanh Việt
Nam và (iii) Phân tích ảnh hưởng cơ chế chính sách, môi trường văn hoá xã hội đối với
doanh nhân, doanh nghiệp Việt Nam từ đó đề xuất các biện pháp nhằm khai thác các nhân tố văn
hoá trong hoạt động kinh tế, kinh doanh của Việt Nam.
Về cơ sở lý luận của doanh nhân, văn hóa kinh doanh (Phạm Xuân Nam, 1996; Đỗ
Minh Cương, 2001; Nguyễn Hoàng Ánh, 2002; Đinh Sơn Hùng, Lê Vinh Danh 2004; Dương
Thị Liễu, 2006), các tác giả đã nghiên cứu khá sâu sắc về mối quan hệ giữa văn hóa và kinh tế,
kinh doanh; tổng quan khá đầy đủ các quan niệm về triết lý kinh doanh, đạo đức kinh doanh,
về văn hóa doanh nghiệp, văn hóa doanh nhân, các nhân tố cấu thành, các nhân tố ảnh hưởng
tới chúng. Mặt khác, các tác giả cũng đã phác thảo những phương pháp, cách thức cơ bản để
tạo lập các nhân tố đó. Tuy nhiên, còn có nhiều sự khác nhau trong các đánh giá về nhân cách
doanh nhân và các yếu tố cấu thành văn hoá kinh doanh ở Việt Nam. Nguyên nhân chủ yếu của
tình trạng bất đồng này là chưa có sự thống nhất về khái niệm, đặc trưng của nhân cách doanh
nhân và văn hoá kinh doanh. Do đó, đề tài sẽ làm rõ các vấn đề có tính nền tảng này.
Từ nghiên cứu lý luận của nhân cách doanh nhân, văn hóa kinh doanh, một số tác giả đã
bước đầu phân tích tích hiện trạng của nhân cách doanh nhân và văn hóa kinh doanh Việt Nam
(Phùng Xuân Nhạ 2007; Trần Quốc Dân 2003; Dương Thị Liễu và đồng sự, 2004; Dương Thị
Liễu, 2004) qua điều tra, khảo sát một số doanh nghiệp ở các thành phố lớn như Hà Nội và
thành phố Hồ Chí Minh. Qua kết quả phân tích điều tra (trên các nội dung về phẩm chất, tính
cách đội ngũ doanh nhân; xác lập các tiêu chí văn hóa cho doanh nhân Việt Nam; phân tích


6


mối quan hệ biện chứng giữa tinh thần doanh nghiệp với văn hoá kinh doanh,….) các tác giả đã
cố gắng phác họa chân dung nhân cách doanh nhân và văn hóa kinh doanh Việt Nam. Tuy
nhiên, đối tượng khảo sát chưa đủ lớn, đủ thuyết phục để nhân diện nhân cách doanh nhân và
văn hóa kinh doanh Việt Nam. Đến nay cũng chưa có cuộc điều tra, khảo sát trên qui mô toàn
quốc (chọn các mẫu đặc trưng cho tất cả các vùng miền của cả nước) để tổng kết thực tiễn xây
dựng nhân cách doanh nhân, văn hoá kinh doanh Việt Nam qua 20 năm đổi mới. Đồng thời
cũng chưa có công trình nghiên cứu nào có cơ sở khoa học và thực tiễn thuyết phục để dự báo
về xu hướng biến đổi của văn hóa kinh doanh Việt Nam trong những năm hậu WTO. Đây chính
là những vấn đề còn bỏ ngỏ, cần được nghiên cứu.
Mặt khác, cũng đã có nhiều tác giả tập trung phân tích ảnh hưởng của cơ chế, chính
sách, môi trường văn hoá xã hội đối với doanh nhân, doanh nghiệp Việt Nam và đề xuất các
biện pháp nhằm khai thác các nhân tố văn hoá trong hoạt động kinh tế, kinh doanh của Việt Nam
( Phùng Xuân Nhạ 2006; Đỗ Huy,1996; Nguyễn Anh Dũng, 2000; Vũ Quốc Tuấn, 2001;
Nguyễn Quang Vinh, 2002; Lê Quý Đức, 2005). Các nghiên cứu này đã giới thiệu và đề
xuất được một số cách thức, phương thức cải thiện môi trường kinh doanh, phát huy vai trò
các nhân tố của văn hóa kinh doanh, nhưng chủ yếu mới dừng ở dạng các kiến nghị riêng lẻ
mà chưa được xây dựng thành một hệ thống cơ chế, chính sách, giải pháp cụ thể để xây
dựng đội ngũ doanh nhân Việt Nam biết kế thừa, phát huy những giá trị văn hoá của dân
tộc trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế. Do đó, đề tài sẽ kế thừa kết quả các nghiên cứu
trên để phân tích, tổng hợp các ảnh hưởng của môi trường thể chế đối với nhân cách doanh
nhân và văn hoá kinh doanh ở Việt Nam trong 20 năm đổi mới.
Điểm mới nổi bật của đề tài là làm rõ các đặc trưng của nhân cách doanh nhân, văn
hoá kinh doanh và hệ thống hóa lý luận, tổng kết kinh nghiệm thực tiễn về thực trạng của
nhân cách doanh nhân và văn hóa kinh doanh Việt Nam qua 20 năm đổi mới, dự báo xu thế
biến đổi của nhân cách doanh nhân, văn hóa kinh doanh Việt Nam giai đoạn hậu WTO, trên cơ sở
đó đề xuất được các giải pháp có tính hệ thống và khả thi cao nhằm phát huy vai trò của

doanh nhân đối với sự phát triển của đất nước.
Điểm mới khác có thể kể đến là kết quả nghiên cứu của đề tài không chỉ tư vấn cho các
cơ quan hữu trách trong việc xây dựng con người và văn hoá Việt Nam trong quá trình hội
nhập quốc tế mà còn hình thành được các nghiên cứu tình huống (case study), sách chuyên
khảo có giá trị phục vụ cho công tác đạo tạo nhiều doanh nhân tương lai trong các trường
đại học lớn của đất nước (Trường ĐH Kinh tế-ĐHQGHN, Trường ĐH Kinh tế quốc dân,…)
và tư vấn xây dựng văn hóa kinh doanh cho các doanh nghiệp. Hơn nữa, qua việc thực hiện
đề tài này sẽ hình thành được mối quan hệ liên kết bền vững giữa các đại học với các doanh
nghiệp ở nước ta. Đây là điểm mới có tính ứng dụng cao mà trước đó chưa có đề tài nào có
thể làm được.

7


B. Ngoài nước:
Các vấn đề của văn hóa kinh doanh đã được các nhà nghiên cứu nước ngoài quan
tâm từ những năm 70 của thế kỷ XX. Cuối thế kỷ XX, trong giáo trình giảng dạy về kinh
doanh của Mỹ và các nước phương Tây đã đề cập đến văn hoá như là một nhân tố không
thể thiếu của hoạt động kinh doanh.
Đã có những công trình nổi tiếng về Văn hóa doanh nghiệp (G.Hofstede, 1994;
Edgar Schein, 2004; John Kotter, 1992), về Đạo đức kinh doanh (Farrell, O.C, Fraedrich, J.
& Farrell, L., 2002) như là những nền tảng lý luận vững chắc để nghiên cứu sâu vào văn
hóa doanh nhân, văn hóa kinh doanh. Đã có những công trình nghiên cứu về vai trò của các
nhân tố văn hoá (như lễ hội, tập quán, truyền thống, hệ thống các giá trị của công ty, tinh
thần doanh nghiệp, các chuẩn mực đạo đức, triết lý công ty, văn hoá công ty, văn hóa của
người lãnh đạo doanh nghiệp...) trong hoạt động kinh doanh (P.Drucke,1989; T.Peter & R.
Waterman, 1996). Một số tác giả Trung quốc đã có nghiên cứu bước đầu về tinh thần
doanh nghiệp, trong đó nhấn mạnh vai trò của các nhân tố văn hoá (Quách Thái, 1995; L ưu
Vĩnh Thuỵ, 2000).
Hiện ngày càng có nhiều doanh nghiệp và doanh nhân nước ngoài vào Việt Nam

hoạt động kinh doanh, theo đó hiện tương sa thải nhân viên, đối xử không công bằng với
người làm công, hành vi bạo lực với nhân công ngày càng gia tăng mà nguyên chính của
hiện tượng đáng tiếc này là do chưa hiểu được sự khác biệt giữa các nền văn hoá, trong đó
đặc biệt là văn hoá kinh doanh. Đây chính là mảng vấn đề còn bỏ ngỏ, chưa có tác giả và
công trình nào nghiên cứu thỏa đáng. Đề tài sẽ nghiên cứu, phân tích sự khác biệt này thông
qua các hoạt động điều tra, phỏng vấn các doanh nghiêp nước ngoài đang kinh doanh ở
Việt Nam và khảo sát ở một số nước.

8


13.2 Luận giải về sự cần thiết, tính cấp bách, ý nghĩa lý luận và thực tiễn của đề tài
(Trên cơ sở tổng quan tình hình nghiên cứu, luận giải sự cần thiết, tính cấp bách, ý nghĩa lý
luận và thực tiễn của đề tài, nêu rõ cơ sở cho việc cụ thể hoá mục tiêu và những định hướng
nội dung chính cần thực hiện trong đề tài)
Trong lĩnh vực văn hoá đang nảy sinh ra những hiện tượng vô cùng phong phú và
phức tạp chưa từng có trong lịch sử của nhân loại. Những hiện tượng mới mẻ này đang tác
động mạnh mẽ cả tích cực và tiêu cực đối với dân tộc nói chung và đặc biệt đối với doanh
nhân và doanh nghiệp Việt Nam nói riêng. Nói tới văn hoá là nói tới những nguồn nội lực
để con người có thể gieo trồng, sáng tạo, xây dựng và điều chỉnh, cải tạo cuộc sống của
mình theo định hướng vươn tới những giá trị chân, thiện, mỹ. Được xem là nền tảng, là mục
tiêu và là động lực làm cho sự phát triển của con người và xã hội ngày càng thăng bằng và
bền vững hơn, văn hoá có tác dụng tích cực đối với sự phát triển của mỗi cá nhân cũng như
toàn bộ cộng đồng.
Trong sự nghiệp đổi mới hiện nay, Đảng ta đã khẳng định sự phát triển kinh tế phải
khai thác văn hoá như một nguồn lực, động lực để phát triển kinh tế. Lý luận và thực tiễn
của nhiều nước và nhiều doanh nghiệp đã chứng minh rằng việc phát huy một cách đúng
đắn, có hiệu quả các nhân tố văn hóa luôn là nguồn lực nội sinh của sự phát triển kinh tế,
kinh doanh. Việc đưa các nhân tố văn hoá vào hoạt động kinh tế và kinh doanh có văn hoá
là một nhân tố quan trọng đảm bảo sự phát triển bền vững của các quốc gia, các doanh

nghiệp.
Trên thực tế, sản xuất kinh doanh nói riêng, xây dựng và phát triển kinh tế - xã hội
nước ta nói chung đang ở trong giai đoạn lịch sử hết sức đặc biệt. Bối cảnh cạnh tranh thị
trường trong nước và thế giới ngày càng gay gắt và quá trình hội nhập quốc tế ngày càng
sâu sắc, phức tạp không phải chỉ về khía cạnh kinh tế mà cả khía cạnh văn hóa. Lộ trình hội
nhập với khu vực mậu dịch tự do ASEAN (AFTA), Tổ chức thương mại thế giới (WTO)
của Việt Nam không chỉ góp phần phát triển kinh tế xã hội mà thực chất là từng bước thực
hiện quá trình hội nhập hóa nền văn hoá-lịch sử của dân tộc ta nhưng vẫn giữ được bản sắc
văn hóa kinh doanh bởi khi chúng ta hội nhập đến đỉnh điểm, chỉ có văn hóa tạo ra sự khác
biệt trong sự đa dạng. Tuy nhiên, khi nhìn kỹ lại nền văn hoá truyền thống của dân tộc, bên
cạnh mọi thế mạnh vốn có, chúng ta còn thấy rất nhiều vấn đề về cả lý luận và thực tiễn
của văn hóa doanh nhân, văn hóa kinh doanh Việt Nam cần phải được nghiên cứu một cách
hệ thống và hoàn thiện hơn. Do hàng ngàn năm sống tự cấp tự túc bằng một nền kinh tế tiểu
nông sản xuất nhỏ là phổ biến, với chế độ phong kiến nông nghiệp cổ truyền thường xuyên
theo chính sách "trọng nông ức thương "là chủ yếu, hơn nữa lại mới vừa phải trải qua một
cuộc chiến tranh với cơ chế quan liêu bao cấp đã trở thành nếp vận hành của toàn bộ đời
sống xã hội kéo dài tận sau ngày giải phóng thống nhất đất nước, do cả những yếu tố chủ

9


quan của các doanh nhân Việt, đến hiện thời chúng ta vẫn chưa có được một nền văn hoá
kinh doanh Việt Nam đúng nghĩa, chưa có một đội ngũ doanh nhân văn hóa hùng mạnh biết
khai thác và nhân lên hệ thống giá trị văn hóa Việt Nam, học hỏi và kế thừa các giá trị văn
hóa kinh tế, kinh doanh thế giới để rút gắn, tăng tốc trong tiến trình hội nhập
Hiện có nhiều công trình nghiên cứu về bản sắc văn hóa kinh doanh trên phạm vi
từng doanh nghiệp và quốc gia, nghiên cứu xu thế hội nhập văn hóa trong bối cảnh toàn cầu
hóa, tuy nhiên các vấn đề lý luận về nhân cách doanh nhân, văn hóa kinh doanh mới chỉ
được nghiên cứu ở các khía cạnh khác nhau trong các công trình nghiên cứu độc lập mà
chưa được hệ thống hóa thành một cách hoàn chỉnh. Do vậy, yêu cầu xây dựng hệ thống lý

luận về nhân cách doanh nhân, văn hóa kinh doanh Việt Nam trở thành nền tảng quan trọng
để định vị bản sắc văn hóa kinh doanh Việt Nam. Mặt khác, qua 20 năm thực hiện chính
sách đổi mới (1986-2006), đến nay chúng ta vẫn chưa có một công trình tổng kết, đánh giá
hệ thống tất cả những chiều cạnh của nhân cách doanh nhân, văn hóa kinh doanh Việt Nam.
Đề tài là công trình nghiên cứu có tính hệ thống, toàn diện trong tổng kết, đánh giá thực
trạng nhân cách doanh nhân, văn hóa kinh doanh Việt Nam trong suốt 20 năm đổi mới vừa
qua, trên cơ sở đó dự báo xu thế biến đổi của nhân cách doanh nhân, văn hóa kinh doanh
Việt Nam trong tiến trình hội nhập khu vực và quốc tế, từ đó góp phần xây dựng con người
và phát triển văn hoá Việt Nam trong tiến trình đổi mới và hội hập quốc tế.
Trong lĩnh vực giáo dục và đào tạo, các trường đại học khối kinh tế nói chung và hai
Trường ĐH Kinh tế-ĐHQGHN và Trường ĐH Kinh tế quốc dân Hà Nội nói riêng có sứ
mạng đào tạo đội ngũ doanh nhân có kiến thức và trình độ cao, có khả năng làm việc trong
môi trường cạnh tranh quốc tế. Đề tài được thực hiện có ý nghĩa thiết thực đối với hai
trường ĐH nói trên trong việc nâng cao chất lượng đào tạo cho sinh viên khối ngành kinh
tế- những doanh nhân tương lai của đất nước và bồi dưỡng đội ngũ doanh nhân đông đảo
hiện nay thông qua các lớp bồi dưỡng ngắn hạn và tư vấn cho doanh nghiệp. Do đó, hiệu
quả của đề tài rất to lớn và đây cũng là sự khác biệt, độc đáo của đề tài.
Mặt khác, cho đến nay trên thế giới hiện chưa có công trình nghiên cứu nào về
“Nhân cách doanh nhân và văn hóa kinh doanh ở Việt Nam trong tiến trình đổi mới và hội
nhập quốc tế”. Do đó, việc thực hiện đề tài không chỉ góp phần xây dựng con thuyền văn
hóa kinh doanh Việt Nam ra biển lớn mà còn góp phần làm giảm bớt sự xung đột do khác
biệt văn hoá trong các doanh nghiệp nước ngoài ở Việt Nam hiện nay và làm phong phú
thêm văn hóa kinh doanh của nhân loại.
Như vậy, xây dựng nhân cách doanh nhân, văn hóa kinh doanh Việt Nam không chỉ
dừng lại một "triết lý" hoặc một "đạo lý" trong kinh doanh mà hơn nữa là việc xây dựng
một "trường phái kinh doanh Việt Nam", hình thành một thương trường luôn phát triển có
trật tự, kỷ cương, cùng một đội ngũ đông đảo doanh nhân có trình độ, phẩm chất văn hoá,

10



cùng môt hệ thống doanh nghiệp toả sáng những giá trị văn hoá dân tộc, đó chính là một
trong những nhiệm vụ quan trọng hàng đầu nhằm thực hiện mục tiêu phát triển bền vững
nền kinh tế đất nước gắn với các chiến lược xây dựng con người, văn hoá-xã hội giai đoạn
hiện nay. Vì vậy, việc thực hiện đề tài không chỉ là cần thiết, cấp bách mà còn có ý nghĩa lý
luận, thực tiễn cao.

14 Liệt kê danh mục các công trình nghiên cứu, tài liệu trong nước và ngoài nước có

liên quan đến đề tài đã trích dẫn khi đánh giá tổng quan:
(tên công trình, tác giả, nơi và năm công bố, chỉ nêu những danh mục đã được trích dẫn)
Tài liệu Tiếng Việt
1. Ban chấp hành TW Đảng khoá VIII. Nghị quyết Hội nghị lần thứ V. Về xây dựng và
phát triển văn hoá đậm đà bản sắc dân tộc. Báo Hà Nội Mới, số 10603, 1998.
2. Ban tư tưởng văn hoá Trung ương, Bộ Văn hoá-thông tin, Viện quản trị kinh doanh.
Văn hoá và kinh doanh. NXB Lao động, Hà Nội, 2001.
3. Bộ môn Văn hoá kinh doanh - Đại học KTQD. Văn hoá kinh doanh trong các doanh
nghiệp ở Hà Nội. Đề tài nghiên cứu khoa học cấp Bộ, mã số B2004-38-81.
4. Bộ môn Văn hoá kinh doanh - Đại học KTQD. Bài giảng Văn hoá kinh doanh. NXB
Đại học Kinh tế Quốc dân, 2006.
5. Phùng Xuân Nhạ, Jonathan Ortmans, Dexaix Anderson (chủ biên). Entrepreneurship
in Vietnam (Tinh thần doanh nhân Việt Nam, sách xuất bản bằng tiếng Anh). Nhà
Xuất bản Đại học Quốc gia Hà Nội, 2007.
6. Phùng Xuân Nhạ.Tác động của WTO đến sự phát triển của các doanh nghiệp vừa và
nhỏ của Việt Nam. Báo cáo hội thảo quốc tế 11/2006, Hà Nội.
7. Phùng Xuân Nhạ. Cơ sở khoa học của xây dựng quy trình đào tạo và phát triển tài
năng khoa học công nghệ, lãnh đạo quản lý và kinh doanh ở Việt Nam. Đề tài
nhánh cấp nhà nước (chủ trì, đề tài đã nghiệm thu 2006).
8. Phùng Xuân Nhạ. Xây dựng cơ sở khoa học và xây dựng các phương thức tạo nguồn
cho quy trình đào tạo, phát triển tài năng trong kinh doanh. Đề tài nhánh cấp nhà

nước (tham gia, đề tài đã nghiệm thu 2006).
9. Phùng Xuân Nhạ. The perspective of industrial development and industry-academy

11


cooperation in Vietnam. Báo cáo hội thảo quốc tế tại Đài Loan, 11/2005.
10. Bộ môn Văn hoá kinh doanh - Đại học KTQD. Văn hoá doanh nhân của doanh nhân
trên địa bàn Hà Nội. Đề tài nghiên cứu khoa học cấp Bộ, mã số B2006-06-18.
11. Dương Thị Liễu. Vai trò văn hoá trong phát triển kinh tế. Tạp chí Triết học, số 6,
2004.
12. Dương Thị Liễu. Văn hoá kinh doanh và một số giải pháp xây dựng văn hoá kinh
doanh Việt Nam. Tạp chí Triết học, số 6, 2005
13. Đinh Sơn Hùng, Lê Vinh Danh. Doanh nhân Việt Nam trên địa bàn thành phố Hồ
Chí Minh - hiện trạng và giải pháp phát triển. Đề tài NCKH Viện Kinh tế học thành
phố Hồ Chí Minh, 2004.
14. Đoàn Duy Thành. Diện mạo doanh nhân Việt Nam thế kỷ XXI, Doanh nghiệp Việt
Nam thời kỳ đổi mới. Phòng Thương Mại Công nghiệp Việt Nam, NXB Chính trị
Quốc gia
15. Đoàn Nhật Dũng. Xây dựng một thế hệ doanh nhân Việt Nam mới, vững bước tiến
vào thế kỷ XXI. Tạp chí Nghiên cứu kinh tế, số 11, 2001.
16. Đỗ Huy. Văn hoá kinh doanh ở nước ta - thực trạng và giải pháp. Tạp chí Triết học,
số 2, 1996.
17. Đỗ Minh Cương, Phương Kỳ Sơn. Vai trò con người trong quản lý doanh nghiệp.
NXB Chính trị Quốc gia, 1995.
18. Đỗ Minh Cương. Giáo trình văn hoá kinh doanh và triết lý kinh doanh. NXB Chính
trị Quốc gia, 2001.
19. Hồ Huy. Quá trình hình thành một số nét văn hoá doanh nghiệp tại công ty Mai
Linh. Báo cáo tại Hội thảo văn hoá doanh nghiệp do Phòng Thương mại Công nghiệp
tổ chức, 2003.

20. Hoàng Xuân Long. Góp bàn về tác động của văn hoá đến hoạt động kinh tế. Tạp chí
Thông tin lý luận, số 1, 1995.
21. Hoàng Vinh. Mấy vấn đề lý luận và thực tiễn xây dựng văn hoá ở nước ta. Viện Văn
hoá, NXB Văn hoá thông tin, Hà nội, 1999.
22. Hoàng Vinh. Bàn về thuật ngữ văn hóa và văn hóa doanh nghiệp, văn hóa doanh
nhân từ góc nhìn của văn hóa học xã hội. Tham luận tại Hội thảo Văn hóa doanh
nhân. Hà Nội, 23/9/2005.
23. Lê Lựu. Doanh nghiệp, doanh nhân Việt Nam - Văn hoá và trí tuệ. NXB Hội nhà
văn, Hà Nội, 2005.
24. Lê Minh Quốc. Doanh nghiệp Việt Nam xưa và nay tập 1 và 2. NXB Trẻ, 2004.
25. Lê Quý Đức. Mấy vấn đề về đạo đức doanh nhân Việt Nam hiện nay. Tạp chí Văn
hoá doanh nhân, 2005.
26. Lê Quý Đức. Sự hình thành tầng lớp doanh nhân Việt Nam. Tạp chí Văn hoá doanh

12


nhân, 2005.
27. Nguyễn Anh Dũng. Tinh thần kinh doanh của doanh nhân Việt Nam và chính sách,
biện pháp nhằm phát huy tinh thần kinh doanh trong sự nghiệp phát triển đất nước.
Đề tài NCKH cấp Bộ, Viện nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương, 2000.
28. Nguyễn Hải Kế. Văn hoá và kinh doanh trong xã hội Việt Nam cổ truyền. Đề tài
nghiên cứu khoa học, Đại học Quốc gia Hà Nội, 2000.
29. Nguyễn Hoàng Ánh. Giải pháp để xây dựng văn hoá doanh nghiệp tại Việt Nam
trong điều kiện hội nhập khu vực và thế giới. Đề tài cấp Bộ, mã số 2002-40-17.
30. Nguyễn Mạnh Quân. Giáo trình đạo đức kinh doanh và văn hoá doanh nghiệp. NXB
Lao động - Xã hội, Hà Nội, 2004.
31. Hồ Sĩ Quý: Văn hóa doanh nhân: Từ đời sống thực tế đến khái niệm học thuật.Tạp
chí Văn hóa dân gian, số 6 (102) năm 2005
32. Nguyễn Quang Vinh. Hoàn thiện và nêu cao hệ giá trị Việt Nam trong văn hóa kinh

doanh như một lợi thế của cạnh tranh và hội nhập kinh tế quốc tế. Trung tâm Khoa
học xã hội và nhân văn TP.HCM, 2002.
33. Phạm Xuân Nam. Văn hoá và kinh doanh. NXB KHXH, Hà Nội, 1996.
34. Phạm Xuân Nam. Văn hoá, đạo đức trong kinh doanh. Tạp chí Cộng sản số 3, 1999.
35. Phan Ngọc. Bản sắc văn hoá Việt Nam. NXB Văn học, Hà Nội, 2002.
36. Phan Văn Khải. Các doanh nhân trẻ Việt Nam phải có tầm và có tâm. Lao động và
Xã hội, số 235, 2004.
37. Phòng Thương mại và công nghiệp Việt Nam. Doanh nhân Việt Nam thời kỳ đổi
mới. NXB Chính trị Quốc gia, Hà Nội, 2003.
38. Phùng Xuân Nhạ. Cơ sở khoa học của xây dựng quy trình đào tạo và phát triển tài
năng khoa học công nghệ, lãnh đạo quản lý và kinh doanh ở Việt Nam. Đề tài độc
lập cấp Nhà nước (chủ trì nhánh), 2004.
39. Phùng Xuân Nhạ. Xây dựng cơ sở khoa học và xây dựng các phương thức tạo nguồn
cho quy trình đào tạo, phát triển tài năng trong khoa học- công nghệ, lãnh đạo quản
lý và kinh doanh. Đề tài độc lập cấp Nhà nước (tham gia nhánh đề tài), 2004.
40. Tôn Thất Nguyễn Thiêm. Thị trường, chiến lược, cơ cấu. cạnh tranh về giá trị gia
tăng, định vị và phát triển doanh nghiệp. NXB Thành phố Hồ Chí Minh, 2003
41. Tôn Thất Nguyễn Thiêm. Dấu ấn thương hiệu. Tài sản và giá trị (2 tập), NXB Trẻ, 2006.
42. Trần Ngọc Thêm. Văn hoá Việt Nam đối mặt với Kinh tế thị trường. Tạp chí Cộng
sản, số 16, 1995.
43. Trần Ngọc Thêm. Tìm về bản sắc văn hoá Việt Nam. NXB Tổng hợp Thành phố
HCM, 2004.
44. Trần Quốc Dân. Tinh thần doanh nghiệp - Giá trị định hướng của văn hoá kinh
doanh Việt Nam. NXB Chính trị Quốc gia, Hà nội, 2003.

13


45. Trần Quốc Dân. Sức hấp dẫn - Một giá trị văn hoá doanh nghiệp. NXB Chính trị
Quốc gia, Hà nội, 2005.

46. Trần Văn Giàu. Giá trị tinh thần truyền thống của dân tộc Việt Nam. NXB Khoa học
xã hội, Hà nội, 1980.
47. Viện nghiên cứu và đào tạo về quản lý. Tinh hoa quản lý. NXB Lao động xã hội, Hà
Nội, 2003.
48. Viện Thông tin Khoa học Xã hội - Trung tâm Khoa học xã hội và nhân văn Quốc
gia. Những vấn đề đạo đức trong điều kiện kinh tế thị trường. Trung tâm Khoa học xã
hội - Chuyên đề, Hà nội, 1996.
49. Viện Triết học - Trung tâm KHXH và NV Quốc gia. Tìm hiểu giá trị văn hoá truyền
thống trong quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá. NXB Chính trị Quốc gia, Hà
Nội, 2001.
50. Vũ Quốc Tuấn. Doanh nghiệp, doanh nhân trong cơ chế thị trường. NXB Chính trị
Quốc gia, Hà Nội, 2001.
Tài liệu dịch
51. Akio Morita. Chế tạo tại Nhật Bản (3 tập). NXB Chính trị Quốc gia, Hà Nội, 1996.
52. David H. Maister. Bản sắc văn hóa doanh nghiệp. NXB Thống kê, 2005.
53. Gaston Courois. Lãnh đạo và quản lý - một nghệ thuật. NXB Lao động Xã hội, 2002.
54. Geffrey G.Meredith, Robert E.Nelson, Philip A.Neck. Quản lý và tinh thần doanh
nghiệp. Viện nghiên cứu quản lý kinh tế TW, Trung tâm thông tin tư liệu, Hà nội, 1996.
55. G.Hofstede. Văn hoá kinh doanh. Tạp chí Người đưa tin UNESCO, Số 4, 1994.
56. James H. Donnelly, JR; James L. Gibson; John M. Ivancevich. Quản trị học căn
bản. NXB Thống kê, 2001
57. Jérome Ballet Franỗcoise de Bry. Doanh nghiệp và đạo đức. NXB Thế giới, 2005.
58. Lassarre, Philippe, Putti, Joseph. Chiến lược quản lý và kinh doanh. NXB Chính trị
Quốc gia, Hà nội, 1996.
59. Matsushita Konosuke. Quyết đoán trong kinh doanh. NXB Chính trị Quốc gia, Hà
nội, 1989.
60. Matt haig. Sự thật về 100 thương hiệu thất bại lớn nhất của mọi thời đại. NXB Tổng
hợp TP. Hồ Chí Minh, 2004.
61. Matt haig. Bí quyết thành công 100 thương hiệu hàng đầu thế giới. NXB Tổng hợp
TP. Hồ Chí Minh, 2005.

62. Michael Hamer, James Champy. Tái lập công ty - tuyên ngôn của cuộc cách mạng
trong kinh doanh. NXB Tổng hợp TP. Hồ Chí Minh-Sài Gòn Times Grop-Vapec, Tp.
Hồ Chí Minh, 1996.

14


63. P.Drucker. Quản lý trong thời đại bão táp. NXB Chính trị Quốc gia, Hà nội, 1989.
64. Robert R.Shook. Honda - sự thành công trên đất Mỹ. NXB Chính trị Quốc gia, Hà
nội, 1993.
65. Robinson. 72 vấn đề thực tiễn cần lưu ý trong kinh doanh tại Việt Nam. Tạp chí
Nghiên cứu kinh tế, số 2, 1996.
66. Ronan Gibson biên tập. Tư duy lại tương lai. NXB trẻ, Thời báo Kinh tế Sài gòn,
Trung tâm kinh tế Châu á - Thái Bình Dương, 2002
67. T.Peter & R. Waterman. Đi tìm sự xuất sắc, kinh nghiệm quản lý của các công ty
kinh doanh tốt nhất nước Mỹ (3 tập). Viện Kinh tế thế giới, Hà nội, 1989.
68. Uway ykaki. Bí mật của các doanh nghiệp chưa hề thất bại. NXB Khoa học-Kỹ
thuật, Hà nội, 1995.
69. Verne E.Hederson. Đạo đức trong kinh doanh. NXB Văn hoá, Hà nội, 1996.
70. Wiliam E.Heinecke, Jonathan Marsh. Gương doanh nhân. NXB Thành phố Hồ Chí
Minh, 2001.
71. William Ouchi. Thuyết Z. Viện Kinh tế thế giới, Hà nội, 1986.
Tài liệu Tiếng Anh
72. Casson, M. The Entrepreneur. An Economic Theory, second edition, Edward Elgar
Publishing, 2003.
73. Certo, S.C. Modern Management. (7th ed). Prentice Hall International, 1997.
74. Deal, T.E & Kennedy, A.A. Corporate Cultures. The rites and Rituals of Corporate
Life. Addison-Wesley, Reading, MA, 1982.
75. Drucker, P. Entrepreneurship in Business Enterprise, Journal of Business Policy, vol
1, 1970.

76. Farrell, O.C, Fraedrich, J. & Farrell, L. Business Ethics. Houghton Mifflin
Company, 2002.
77. Greger, K.R. A Positive Corporate Culture Is the Soul of Retention. Hotel and Motel
Management, Vol 214, No. 17, 1999.
78. Harris, P.R & Moran, R.T. Managing Culture Difference. Gulf Publishing Company,
1987.
79. Henderson, G. Cultural Diversity in the Workplace. Issues and Strategies. Westport,
Connecticut London, 1994.
80. Hill, C.W.L. International Business. IrWin/Mc Graw Hill, 1997.
81. Hill, C.W.L & Jones, G.R. Strategic Management second edition). Houghton Mifflin
Company, 1998.
82. Hofstede G. Culture and Organization - The Software of Mind. McGraw-Hill Book

15


Company, 1991.
83. Hodgetts, R.M & Luthans, F. International Management Culture, Strategy, Behavior.
McGraw-Hill Higher Education, 2000.
84. Killmann, R.H, Saxton, M.J & Associates, R.S. Gaining Control of the Corporate
Culture. Jossey Bass Inc, 1985.
85. Kotter, J.P & Heskett, J. Corporate Culture and Performance. Macmillan Publisher,
1992.
86. Per Davidsson. Researching Entrepreneurship. Springer Verlag New York, 2005.
87. Randlesome, C. & Brierley, W. Business Culture in Euroque. Butterworth
Heineman, 1995.
88. Schein, F. Corporate Culture and Leadership. Jossey Bass Publisher, 2004.
89. Stephen Covey. Principle - Centered Leadership, US/UK. Simon& Schusrer, 1989.
90. Terstra, V. & David, K. Cutural Environment of International. South-Western
Publishing Co., 1992.

91. Thomson, M.K. The Company Culture Cookbook. Prentice Hall, London, 2002.
92. Trompenars, F. & Woolliams, P. Business Across Cultures. Capstone Publisher,
2004.
93. Weber, M. The Protestant Ethic and The Rise of Capitalism. Charles Scribnes Sons
Press, 1958.
Các Website
http.//www.vneconomy.com.vn
http.//www.saigontimes.com.vn
http.//www.dddn.com.vn
http.//www.doanhnhanviet.net.vn
http.//www.doanhnhan.com
http.//www.vanhoadoanhnhanvietnam.net
http.//www.news.thuonghieuviet.com
http.//bwportal.com
http.//unicom.com.vn
http.//www.smenet.com.vn
http.//www.quantri.com.vn
http.//www.businessedge.com.vn
http.//www.business.gov.vn
15 Nội dung nghiên cứu của đề tài:

16


Xác định các nội dung nghiên cứu rõ ràng, có tính hệ thống, logíc, phù hợp cần
thực hiện để đạt mục tiêu đề ra; ghi rõ các chuyên đề nghiên cứu cần thực hiện
trong từng nội dung)
Nội dung nghiên cứu của đề tài được xây dựng thành những vấn đề chính như sau:
Nội dung 1: Cơ sở lý luận về nhân cách doanh nhân và văn hóa kinh doanh.
Nội dung 2: Văn hóa kinh doanh và tác động của văn hóa kinh doanh tới nhân cách doanh

nhân và văn hóa doanh nhân.
Nội dung 3: Kinh nghiệm của các nước trong việc phát huy vai trò của doanh nhân và văn
hóa doanh nhân trong xu thế hội nhập quốc tế
Nội dung 4: Đánh giá tổng kết thực trạng của nhân cách doanh nhân và văn hóa kinh doanh
Việt Nam sau 20 năm đổi mới
Nội dung 5: Dự báo xu thế biến đổi của nhân cách doanh nhân và văn hóa kinh doanh Việt
Nam trong tiến trình đổi mới và hội nhập quốc tế
Nội dung 6: Các giải pháp phát huy vai trò của doanh nhân và văn hoá kinh doanh đối với
sự phát triển của đất nước.
Để thực hiện được mục tiêu và các nội dung chính nêu trên, đề tài được thực hiện chi tiết
qua 6 nội dung:

Nội dung 1: Cơ sở lý luận về nhân cách doanh nhân và văn hoá doanh nhân
Các chuyên đề nghiên cứu chính:
1. Khái niệm và các tiêu chí phân loại doanh nhân
2. Khái niệm và đặc trưng của nhân cách doanh nhân
3. Khái niệm và đặc trưng của văn hoá doanh nhân
4. Ảnh hưởng của các yếu tố vĩ mô tới nhân cách doanh nhân và văn hoá doanh nhân.
Các đề tài độc lập và khảo sát:
1. Vai trò của doanh nhân đối với sự phát triển văn hóa doanh nhân.
2. Lịch sử hình thành, phát triển của văn hóa doanh nhân và nhân cách doanh nhân.
3. Vai trò của doanh nhân trong sự phát triển kinh tế tại Việt Nam.
4. Nhân cách doanh ở các vùng miền (Hà nội, TP. HCM, miền Trung, vùng đồng bằng,
miền núi,...)

17


5. Vai trò của văn hóa doanh nhân trong quá trình xây dựng và phát triển đất nước.
6. Văn hóa doanh nhân – Thời cơ và thách thức trong quá trình hội nhập.

7. Khảo sát quan niệm về doanh nhân, văn hóa doanh nhân và văn hóa kinh doanh của
các nhà doanh nhân, các nhà quản lý Việt Nam.
8. Khảo sát các tiêu chí xác định nhân cách doanh nhân Việt Nam.
Nội dung 2: Văn hóa kinh doanh và tác động của văn hóa kinh doanh tới nhân cách
doanh nhân
Các chuyên đề nghiên cứu chính:
1. Khái niệm và đặc trưng của văn hoá kinh doanh.
2. Các nhân tố cấu thành văn hóa kinh doanh.
3. Các nhân tố tác động đến văn hóa kinh doanh.
4. Tác động của văn hóa kinh doanh tới nhân cách doanh nhân.
Các đề tài độc lập và khảo sát:
1. Tác động của văn hóa Phương Đông và văn hóa Phương Tây tới văn hóa kinh doanh
Việt nam.
2. Quá trình hình thành và phát triển triết lý kinh doanh Việt Nam.
3. Vai trò của triết lý kinh doanh tới việc hình thành nhân cách doanh nhân.
4. Vai trò của đạo đức kinh doanh tới việc hình thành nhân cách doanh nhân
5. Vai trò của văn hóa xã hội tới sự hình thành văn hóa doanh nhân.
6. Ảnh hưởng của Nho giáo tới văn hóa kinh doanh VN.
7. Khảo sát hiện trạng triết lý kinh doanh VN.
8. Khảo sát các chuẩn mực đạo đức của các doanh nhân.
Nội dung 3: Kinh nghiệm của các nước trong việc phát huy vai trò của doanh nhân và
văn hóa doanh nhân trong xu thế hội nhập quốc tế
Các chuyên đề nghiên cứu chính:
1. Kinh nghiệm xây dựng văn hóa doanh nhân và phát huy vai trò của doanh nhân
Trung Quốc và bài học với VN.
2. Kinh nghiệm xây dựng văn hóa doanh nhân và phát huy vai trò của doanh nhân Nhật
Bản và bài học với VN.
3. Kinh nghiệm xây dựng văn hóa doanh nhân và phát huy vai trò của doanh nhân Ấn
Độ và bài học với VN.


18


4. Kinh nghiệm xây dựng văn hóa doanh nhân và phát huy vai trò của doanh nhân một
số nước Đông Nam Á và bài học với VN.
5. Kinh nghiệm xây dựng văn hóa doanh nhân và phát huy vai trò của doanh nhân một
số nước Phương Tây và bài học với VN.
Các đề tài độc lập và khảo sát:
1. Vai trò của doanh nhân Trung Quốc và những thay đổi trong văn hóa doanh nhân
TQ sau khi gia nhập WTO.
2. Quan điểm của Châu Âu về những ảnh hưởng của văn hoá kinh doanh Anh-Mỹ đối
với các doanh nghiệp Châu Âu.
3. Các chính sách thu hút doanh nhân và xây dựng văn hoá kinh doanh của
Singapore và bài học kinh nghiệm cho Việt Nam
4. Phát triển tinh thần doanh nhân trong hệ thống giáo dục của Ấn Độ và bài học kinh
nghiệp cho Việt Nam
5. Xu hướng phát triển của văn hoá doanh nhân ở Nhật Bản và văn hoá doanh nhân
Nhật Bản trong các công ty có vốn đầu tư của Nhật Bản ở Việt Nam.
6. Nhìn nhận của doanh nhân phương Tây về văn hoá kinh doanh Việt Nam.
7. Khảo sát về thực trạng văn hoá doanh nhân và xu hướng phát triển của nhân cách
doanh nhân và văn hóa doanh nhân của Nhật Bản
8. Khảo sát về thực trạng văn hoá doanh nhân và xu hướng phát triển của nhân cách
doanh nhân và văn hóa doanh nhân của Trung Quốc
9. Khảo sát về thực trạng văn hoá doanh nhân và xu hướng phát triển của nhân cách
doanh nhân và văn hóa doanh nhân của Singapo
10. Khảo sát về thực trạng văn hoá doanh nhân và xu hướng phát triển của nhân cách
doanh nhân và văn hóa doanh nhân của Thái Lan
11. Khảo sát về thực trạng văn hoá doanh nhân và xu hướng phát triển của nhân cách
doanh nhân và văn hóa doanh nhân của Pháp.
Nội dung 4: Đánh giá tổng kết thực trạng nhân cách, văn hoá doanh nhân và văn hóa

kinh doanh VN sau 20 năm đổi mới
Các chuyên đề nghiên cứu chính:
1.
2.
3.
4.
5.
6.

Sự phát triển của doanh nhan và nhân cách doanh nhân Việt Nam.
Sự phát triển của văn hóa kinh doanh Việt Nam.
Đạo đức kinh doanh Việt Nam.
Tác động của môi trường thể chế đối với nhân cách và văn hóa kinh doanh.
Tác động của môi trường văn hóa tới văn hóa kinh doanh và văn hóa doanh nhân.

19


5. Tác động của môi trường văn hóa tới văn hóa kinh doanh và văn hóa doanh nhân
Các đề tài độc lập và khảo sát:
1. Cải cách hành chính – những tác động tới văn hóa doanh nhân và
2. Văn hóa kinh doanh Việt Nam nhìn từ góc độ các của các doanh nhân nước ngoài
3. Khảo sát về nhân cách doanh nhân và văn hoá doanh nhân của một số địa phương
(Hà nội, TP Hồ Chí Minh, Đà Nẵng, Hải Phòng, Cần Thơ,...)
4. Khảo sát nhận thức của doanh nhân Việt Nam về văn hóa doanh nhân.
5. Nhận diện văn hóa doanh nghiệp VN.
Nội dung 5: Dự báo xu thế biến đổi của văn hóa doanh nhân và văn hóa kinh doanh
Việt Nam trong tiến trình đổi mới và hội nhập quốc tế
Các chuyên đề nghiên cứu chính:
1. Xu hướng xuất hiện những xung đột trong giao lưu văn hoá ở Việt Nam giai đoạn

hậu WTO.
2. Xu hướng biến đổi của môi trường kinh doanh ở Việt Nam
3. Xu thế hội nhập văn hoá kinh doanh Việt Nam với với văn hoá kinh doanh toàn cầu.
4. Xu thế phát triển với những đặc điểm riêng biệt của văn hoá kinh doanh Việt Nam.
5. Những thay đổi trong nhân cách doanh nhân và văn hoá kinh doanh ở Việt Nam giai
đoạn hậu WTO.
Các đề tài độc lập:
1. Nhận thức của doanh nhân Việt Nam về các giá trị văn hoá kinh doanh toàn cầu.
2. Nhìn nhận của các doanh nhân phương Tây về xu hướng phát triển của văn hoá kinh
doanh và doanh nhân Việt Nam.
3. Quan điểm của các doanh nhân trẻ Việt Nam về văn hoá kinh doanh Việt Nam trong
tương lai.
4. Dự báo những biến đổi trong văn hóa tiêu dùng.
5. Tác động của sự thay đổi cơ cấu kinh tế tới văn hóa doanh nhân VN
6. Ảnh hưởng của sự khác biệt văn hóa tới xu hướng biến đổi của văn hóa
doanh nhân VN
7. Phân tích định lượng ảnh hưởng của văn hóa doanh nghiệp tới sự phát triển của
doanh nghiệp bằng mô hình kinh tế lượng thông qua nghiên cứu trường hợp điển
hình của doanh nghiệp.
8. Nghiên cứu trường hợp điển hình về xây dựng văn hóa doanh nhân tiêu biểu của
VN.
9. Nghiên cứu trường hợp điển hình về xây dựng văn hóa doanh nghiệp tiêu biểu của
VN.

20


hình của doanh nghiệp
Nội dung 6: Các giải pháp phát huy vai trò của doanh nhân và văn hóa kinh doanh
đối với sự phát triển của đất nước trong quá trình hội nhập quốc tế

Nội dung này sẽ được xây dựng trên cơ sở các kết quả nghiên cứu của các nội dung
trước (1-5). Tuy nhiên, các giải pháp sẽ được kiến nghị, đề xuất tập trung vào các định
hướng chủ yếu sau:
1. Xây dựng, hoàn thiện môi trường thể chế để phát triển nhân cách doanh nhân và văn
hoá kinh doanh ở Việt Nam (tư vấn cho các cơ quan chính phủ).
2. Xây dựng văn hoá kinh doanh mạnh trong các doanh nghiệp (giảng dạy cho sinh
viên, các khoá bồi dưỡng kiến thức cho doanh nhân).
3. Giảm bớt sự xung đột về văn hoá trong các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài ở
Việt Nam (tư vấn cho các doanh nghiệp trong và ngoài nước).
4. Xây dựng mối liên kết giữa các doanh nghiệp và các trường đại học trong việc đào
tạo, bồi dưỡng, tư vấn về văn hoá kinh doanh (chuyển giao cho các cơ sở đào tạo và
các doanh nghiệp).
5. Xây dựng mô hình văn hoá doanh nhân trong nền kinh tế hiện đại (tư vấn cho các
doanh nhân)
Các đề tài độc lập:
1. Quan điểm và chiến lược của Đảng, Nhà nước Việt Nam về vai trò của doanh nhân
và văn hoá kinh doanh đối với phát triển đất nước.
2. Đãi ngộ và tôn vinh doanh nhân ở Việt Nam
3. Khai thác các giá trị văn hóa truyền thống nhằm phát triển văn hoá kinh doanh ở
Việt Nam.
4. Nâng cao nhận thức về văn hoá kinh doanh cho doanh nhân VN.
5. Chiến lược xây dựng đội ngũ doanh nhân ở các nước trên thế giới trong thế kỷ 21.
16 Các hoạt động phục vụ nội dung nghiên cứu của đề tài:
(giải trình các hoạt động cần thiết dưới đây phục vụ cho nội dung nghiên cứu của đề tài)

1. Sưu tầm tài liệu phục vụ nghiên cứu (các tài liệu chính);
+ 30 đầu sách nghiên cứu, sách chuyên đề, sách tham khảo

-


+ 10 tạp chí trong nước
Danh mục tài liệu dịch phục vụ nghiên cứu (các tài liệu chính). Hội thảo/ toạ đàm

khoa học (số lượng, chủ đề, mục đích, yêu cầu)

21


+ Số lượng: Khoảng 8-9 hội thảo: trong đó 2-3 hội thảo lớn và 6 hội thảo cho từng nội
dung chính của đề tài.
+ Chủ đề của 6 hội thảo cho các nội dung chính của đề tài như sau:
- Cơ sở lý luận về nhân cách doanh nhân và văn hóa doanh nhân
- Văn hóa kinh doanh và tác động của văn hóa kinh doanh tới nhân cách doanh nhân và
văn hóa doanh nhân
- Kinh nghiệm của các nước trong việc phát huy vai trò của doanh nhân và văn hóa doanh
nhân trong xu thế hội nhập quốc tế
- Đánh giá tổng kết thực trạng nhân cách, văn hoá doanh nhân và văn hóa kinh doanh VN
sau 20 năm đổi mới
- Dự báo xu thế biến đổi của văn hóa doanh nhân và văn hóa kinh doanh Việt Nam trong
tiến trình đổi mới và hội nhập quốc tế
- Các giải pháp phát huy vai trò của doanh nhân và văn hóa kinh doanh đối với sự phát
triển của đất nước trong quá trình hội nhập quốc tế
+ Mục đích/yêu cầu: lấy ý kiến chuyên gia để điều chỉnh, bổ sung các nội dung, kết quả
nghiên cứu và hoàn thiện báo cáo đề tài nhánh/toàn bộ đề tài.
1. Khảo sát/ điều tra thực tế trong nước (quy mô, địa bàn, mục đích/ yêu cầu, nội
dung, phương pháp)
+ Qui mô điều tra khoảng 700-1000 doanh nghiệp, trong đó có khoảng 100-150 doanh
nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài ở Việt Nam.
+ Địa bàn khoảng 17-20 tỉnh thành trên cả nước (mẫu điều tra đại diện cho tất cả các
vùng miền trong cả nước).

+Mục đích: Thu thập thông tin, kiểm định độ tin cậy của các kết quả phân tích và các
đánh giá, nhận định trong các nghiên cứu của đề tài.
+ Yêu cầu: Các mẫu điều tra phải đủ lớn, đại diện được cho các vùng miền
+ Nội dung: Trên cơ sở các vấn đề nghiên cứu của đề tài sẽ thiết kế các bảng hỏi (phiếu
điều tra) và các câu hỏi phỏng vấn một số doanh nhân tiêu biểu.
+ Phương pháp: điều tra chọn mẫu; phân tích thông kê, phỏng vấn trực tiếp và sử dụng
phần mền SPSS.
2. Khảo sát nước ngoài (quy mô, mục đích/ yêu cầu, đối tác, nội dung):

22


+ Nhằm tìm hiểu kinh nghiệm của các nước trong việc phát huy vai trò của doanh
nhân và văn hóa doanh nhân trong xu thế hội nhập quốc tế, để tài sẽ tổ chức các hoạt động
khảo sát ở nước ngoài:
-

Tổ chức 1 đoàn khoảng 3-5 người đến một số nước Châu Á (trong nội dung 3 của đề
tài).

-

Hỗ trợ kinh phí (vé máy bay hoặc ăn ở, mua tài liệu,...) cho một số nhà khoa học,
chuyên môn tham gia nghiên cứu đề tài tìm hiểu vấn đề họ nghiên cứu trong đề tài.
Công việc này được kết hợp với chuyến đi công tác nước ngoài của các thành viên
đề tài (không tổ chức chuyến đi riêng).

-

Một số cán bộ của để tài tham dự các hội thảo khoa học quốc tế có chủ đề liên quan

trực tiếp đến đề tài.

+ Mục đích: Tham khảo kinh nghiệm và trao đổi chuyên môn với các đồng nghiệp nước
ngoài về các nội dung nghiên cứu của đề tài.
+ Yêu cầu: Phái có nội dung, kế hoạch khảo sát cụ thể và kết quả (báo cáo thu hoạch) rõ
ràng, có tính khả thi cao. Chọn đúng đối tác để trao đổi kinh nghiệm. Chi phí thấp (tăng
cường kết hợp các hoạt động khảo sát với các chuyến công tác nước ngoài của các thành
viên nghiên cứu. Đồng thời, tăng cương liên hệ với nhau qua email để trao đổi về vấn đề
cần tham khảo kinh nghiêm của nước ngoài).
+ Đối tác dự kiến (tham quan, nghiên cứu về kinh nghiệm phát triển doanh nhân và văn
hoá doanh nhân):
- Trung Quốc: Đại học Bắc Kinh (đang có quan hệ hợp tác); Kinh tế và Tài chính
Thượng Hải, Đại học Thanh Hoa,…
- Ấn Độ: Học viện phát triển doanh nhân Ấn Độ và Học viện Quản lý Ấn Độ
- Nhật Bản: Đại học TOKYO (đang có quan hệ hợp tác); đại học Chuo và Đại học
Temple
1.

Hàn Quốc: Đại học quốc gia Seoul (đang có quan hệ hợp tác)

2. Thái Lan: trường Quản lý, Học viện Công nghệ Châu Á và Đại học Thammasat
3. Singapore: Đại học Quốc gia Singapore
4. Pháp: Các Đại học Paris 12 và 13 (đang có quan hệ hợp tác); Đại học Quản lý Châu
Âu (ESCP-EAP) và Trường Thương mại Cao cấp (HEC)
5. Pacific Century Institute- PCI (Hoa Kỳ)
(Đề tài sẽ tận dụng các quan hệ hợp tác sẵn có với các trường đại học trọng điểm ở các

23



địa bàn lựa chọn và PCI để phối hợp nghiên cứu nên sẽ tăng hiệu quả của công việc và
giảm được chi phí khảo sát ở nước ngoài).
17 Cách tiếp cận, phương pháp nghiên cứu, kỹ thuật sử dụng:

(Luận cứ rõ cách tiếp cận vấn đề nghiên cứu, phương pháp nghiên cứu, kỹ thuật dự kiến sử
dụng gắn với từng nội dung chính của đề tài; so sánh với các phương pháp giải quyết tương
tự khác và phân tích để làm rõ được tính ưu việt của phương pháp sử dụng)
+ Cách tiếp cận vấn đề nghiên cứu
Với quan điểm hiện đại nghiên cứu nhân cách doanh nhân và văn hóa kinh doanh trong
nền kinh tế thị trường và hội nhập quốc tế, để thực hiện tốt được nhiệm vụ của đề tài cần
phải có cách tiếp cận phù hợp:
- Tiếp cận hệ thống: đối tượng nghiên cứu của đề tài là nhân cách của con người
(doanh nhân) và các hành vi văn hóa của con người trong và ngoài doanh nghiệp. Nội dung
nghiên cứu của đề tài gồm một hệ các vấn đề phức hợp với nhiều công đoạn có liên hệ mật
thiết với nhau. Mặt khác, đề tài xem xét các nhân tố của văn hóa doanh nhân và văn hóa
kinh doanh Việt Nam theo quá trình biện chứng: giữ lại – loại bỏ - hiện đại hoá cho phù
hợp với thời đại mới.Do đó, cần phải tiếp cận có hệ thống thì mới không bị phiến diện, võ
đoán khi phân tích, nhận định về nhân cách của doanh nhân và văn hóa kinh doanh trong
doanh nghiệp.
- Tiếp cận tích hợp và liên ngành: Việc đánh giá nhân cách doanh nhân và văn hóa
kinh doanh cần phải xem xét ở nhiều góc độ khác nhau. Dưới góc độ nhân văn liên quan
đến các hành vi đạo đức, ứng xử, triết lý, trách nhiệm xã hội,…. Mặt khác, doanh nghiệp là
một tổ chức lợi nhuận nên các đối tượng nghiên cứu của đề tài chỉ được làm rõ thực sự nếu
được phân tích từ giác độ của khoa học quản lý kinh tế, cạnh tranh, môi trường thể chế, và
phải được kiểm định thực tế (điều tra) với các phương pháp phân tích hiện đại (SPSS)… Do
đó việc tích hợp các nội dung phù hợp từ nhiều ngành để phân tích, kiểm định sẽ làm rõ
được đặc trưng, biến đổi của nhân cách doanh nhân, văn hóa kinh doanh trong tiến trình đổi
mới và hội nhập quốc tế của đất nước.
- Tiếp cận diện và điểm: Văn hóa kinh doanh có sự khác biệt giữa các vùng miền trong
cả nước và giữa các nước, do đó cần phải nghiên cứu, điều tra trên diện rộng cả nước (khảo

sát chọn mẫu trên tất cả các vùng văn hóa của cả nước, khoảng 17-20 tỉnh/thành) và nghiên
cứu, khảo sát ở nhiều nước trên thế giới. Tuy nhiên, các đặc trưng văn hóa kinh doanh
thường thấy rõ nhất trong một số vùng miền (Bắc, Trung, Nam) và một số nước (Châu Ávăn hóa Phương Đông , Âu Mỹ- văn hóa Phương Tây,…), do đó để tài sẽ tập trung các hoạt
động khảo sát ở những vùng miền, quốc gia có đặc trưng văn hóa điển hình.
+ Phương pháp nghiên cứu, kỹ thuật sử dụng:

24


Do đối tượng nghiên cứu của đề tài phức tạp, có liên quan đến nhiều lĩnh vực nên đề
tài sẽ sử dụng các phương pháp nghiên cứu sau:
- Phương pháp kế thừa: Thu thập, tổng hợp, phân tích, đánh giá các tài liệu từ các
nghiên cứu trước, kế thừa có chọn lọc những tài liệu này. Kết quả của phương pháp này là
đánh giá được hiện trạng tài liệu (phương thức nghiên cứu, cách tiếp cận, phạm vi nghiên
cứu, kỹ thuật sử dụng, kết quả đạt được,...) theo các giai đoạn khác nhau để xây dựng kế
hoạch khảo sát bổ sung hợp lý .
- Khảo sát thực tiễn (Investigation): Do một số vấn đề nghiên cứu của đề tài còn khá
mới mẻ, do đó đỏi hỏi khảo sát thực tế ở các doanh nghiệp điển hình trên cả nước để xây
dựng hệ thống cơ sở dữ liệu phục vụ công tác nghiên cứu giai đoạn tiếp theo. Phương pháp
chọn mẫu luôn được tôn trọng khi tiến hành các cuộc khảo sát, điều tra xã hội học để đánh
giá thực trạng văn hóa kinh doanh Việt Nam.
- Nghiên cứu liên ngành (Interdisciplinary): Nội dung nghiên cứu của đề tài liên
quan đến nhiều lĩnh vực khoa học chuyên ngành như Xã hội học, Tâm lý học, Triết học,
Ngôn ngữ học, Văn hóa học, Kinh tế học, v.v…nên trong quá trình triển khai, phương pháp
nghiên cứu liên ngành trên được áp dụng.
- Phân tích định lượng (Qualitative Analysis): Để có được cơ sở chính xác cho
những giải pháp cụ thể, bên cạnh những phân tích định tính, một hướng tiếp cận quan trọng
là lượng hóa tối đa những thông tin và số liệu thành những hàm số tương quan để minh
chứng và dự báo cho những quyết định và giải pháp chính sách.
- Phương pháp chuyên gia (Specialists Brain Storming): Những nội dung nghiên cứu

của đề tài rất đa dạng, phong phú và không dễ có ngay được những nhận định mang tính duy lý
nên sử dụng ý kiến chuyên gia là một giải pháp rất cần thiết. Đề tài trưng cầu ý kiến chuyên
gia (qua phiếu điều tra) về đánh giá thực trạng văn hóa kinh doanh Việt Nam; về giải pháp giữ
gìn, khai thác, phát huy các nhân tố cấu thành văn hóa kinh doanh Việt Nam trong thực tiễn
hoạt động của các doanh nghiệp, về mô hình thí điểm ứng dụng các nhân tố văn hoá kinh
doanh vào hoạt động của các loại hình doanh nghiệp của Việt Nam.
- Phương pháp nghiên cứu khu vực học (Area Studies): Đối tượng nghiên cứu của đề
tài liên quan đến con người thuộc tất cả các vùng, miền trên cả nước nên cần phải có những
đợt khảo sát điều tra, lấy số liệu ở các địa phương. Tính đa dạng văn hoá đòi hỏi phải áp
dụng phương pháp phân vùng văn hoá và triển khai điều tra theo phương pháp nghiên cứu
khu vực học.
- Phương pháp nghiên cứu trường hợp điển hình (Case studies): Nghiên cứu một số
trường hợp ví dụ điển hình trong việc xây dựng văn hóa doanh nhân, văn hóa doanh

25


×