Tải bản đầy đủ (.doc) (44 trang)

Phân tích thiết kế hệ thống quản lý trường học

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (342.86 KB, 44 trang )

Phân tích thết kế hệ thống quản lý trường
THPH Nguyễn Huệ
1.Xác định sơ đồ ngữ cảnh:
Sơ đồ ngữ cảnh là sơ đồ hình học được xây dựng theo điểm công tác nào đó
dùng để làm rõ mối quan hệ thông tin giữa các điểm công tác của hệ thống.
Từ hồ sơ phát biểu bài toán ta thấy điểm trung tâm là Ban quản lý, các điểm
công tác khác là: đội cờ đỏ, phụ huynh, học sinh, lớp, giáo viên. Đội cờ đỏ theo
dõi thi đua giữa các lớp và báo kết quả về cho ban quản lý. Ban giám hiệu chỉ đạo,
yêu cầu báo cáo đến Ban quản lý và sẽ nhận được thông tin thống kê kết quả thi
đua của các lớp và thông tin học tập của các học sinh. Phụ huynh cuối mỗi 3 tháng
hoặc học kỳ sẽ được nhận phiếu học tập của con em. Giáo viên có nhiệm vụ đưa
sổ điểm để ban quản lý cập nhật vào hệ thống mỗi tháng và sẽ nhận lại được thông
tin điểm của học sinh vào cuối mỗi kỳ và năm học. Học sinh sẽ phải nộp các thông
tin cá nhân cho ban quản lý và sẽ nhận được phiếu học tập vào cuối mỗi kỳ, năm.
Lớp sẽ nộp sổ đàu bài cho ban quản lý cập nhật vào hệ thống cuối mỗi tuần và
nhận được thông tin của lớp mình cuối mỗi tuần, đợt, tháng , năm.
Trong sơ đồ ngữ cảnh có
+Tác nhân trung tâm là: Ban quản lí
+Tác nhân trong là: Giáo viên, ban giám hiệu, đội cờ đỏ
+Tác nhân ngoài: Phụ huynh, Lớp, Học sinh
Phân tích các tác nhân:
* Học sinh: có nhiệm vụ cung cấp thông tin cá nhân cho Ban quản lí
và sẽ nhận được kết quả học tập cuối mỗi kì năm học. Đây là thành phần sống còn
của hệ thống là nguồn cung cấp thống tin cho hệ thống và là nguyên nhân kích
hoạt hệ thống.
Luồng dữ liệu giữa học sinh và Ban quản lí là: Học sinh cung cấp dữ liệu
cho Ban quản lí là thông tin cá nhân, điểm học tập (do các giáo viên chấm), Ban
quản lí trả lại cho các học sinh là phiếu học tập.
* Lớp: từ lớp ta có các thông tin thi đua của lớp mỗi tuần, mỗi tháng,
mỗi đợt thi đua, là nguồn cung cấp thông tin cho việc quản lí thi đua. Đồng thời
lớp cũng sẽ nhận kết quả thi đua của mình vào cuối mỗi tuần tháng cuối mỗi đợt


thi đua. Đây là nguồn cung cấp và là nơi thu nhận thông tin từ hệ thống nên đây là
tác nhân ngoài.
Luồng dữ liệu giữa lớp và Ban quản lí : Từ lớp Ban quản lí có sổ đầu bài
đánh giá việc nề nếp học tập, các thông tin thi đua (từ sổ theo giỏi của cờ đỏ),
thông tin điểm thưởng điểm phạt từ các đợt thi đua, các thông tin về lớp như
phòng học sỉ số…(do ban giám hiệu cung cấp). Ban quản lí trả lại cho lớp thông
tin thi đua cuối mỗi tuần, đợt thi đua.
* Phụ huynh: là nơi thu nhận kết quả của học sinh cứ ba tháng, cuối
mỗi kì mỗi năm học. Đây là tác nhân ngoài của hệ thống.


Luồng dữ liệu giữa phụ huynh và Ban quản lí : Là các phiếu học tập của
học sinh được Ban quản lí cung cấp.
*Giáo viên: có nhiệm vụ chấm điểm cho học sinh và lưu vào sổ
điểm các nhân. Cuối mỗi tháng sẽ nộp lại cho ban quản lí nhật vào hệ thống. Đồng
thời sẽ nhận lại kết quả điểm của mỗi học sinh cuối mỗi kì,mỗi năm học từ hệ
thống.
Luồng dữ liệu giữa giáo viên và Ban quản lí là: giáo viên cung cấp
sổ điểm cho Ban quản lí. Ban quản lí trả lại các phiếu điểm cho giáo viên.
*Cờ đỏ: do ban quản lí cử ra nhằm theo dõi chấm điểm thi đua của
các lớp.
Luồng dữ liệu giữa cờ đỏ và Ban quản lí là: đội cờ đỏ cung cấp sổ
theo dỏi (có chấm điểm thi đua) cho Ban quản lí.
*Ban giám hiệu: hệ thống thống kê báo cáo về tình hình học tập thi
đua của toàn trường đồng thời hổ trợ cho Ban giám hiệu. Hệ thống cũng nhận
những thông tin chỉ đạo, quyết định của Ban giám hiệu (thay đổi khung điểm thi
đua, khung tính điểm trung bình của học sinh), những thông tin về quản lí đơn vị
lớp (phòng học sĩ số, giáo viên chủ nhiệm).
Luồng dữ liệu giữa Ban giám hiệu và Ban quản lí: Ban quản lí cung
cấp những thống kê báo cáo. Ban giám hiệu ra quyết định chỉ đạo Ban quản lí điều

khiển hệ thống.
*Ban quản lí: có nhiệm vụ thu thập các thông tin để cập nhật hệ
thống kích hoạt điều khiển hệ thống đồng thời tương tác với các tác nhân khác như
phân tích trên.
Từ việc phân tích trên ta có sơ đồ ngữ cảnh như sau:


Sơ đồ ngữ cảnh:


2. Xác định sơ đồ chức năng nghiệp BFD:
*Xác định sơ đồ chức năng nghiệp vụ BFD của hệ thống thông tin quản lý
trường THPT (quản lý điểm, quản lý thi đua và quản lý thông tin cá nhân): dựa
vào thực tế khảo sát của bài toán hệ thống sẽ có các chức năng chính sau :
1) Quản lý thông tin học sinh và lớp học
2) Quản lý điểm thi đua giữa các lớp
3) Quản lý điểm học tập của học sinh
4) Thống kê , báo cáo và in ấn kết quả ( học tập ,thi đua )
1.

Quản lý thông tin học sinh và lớp học :
a ) Quản lý thông tin học sinh :
Thông tin học sinh mà ban quản lý cần quản lý ở đay bao gồm : mã học

sinh, họ và tên, giới tính, ngày sinh, địa chỉ hiện nay, họ tên cha, họ tên mẹ ,số
điện thoại, nguyên quán . Trong chức năng quản lý thông tin của học sinh ban
quản lý sẽ thực hiện việc nhập mới danh sách về thông tin của học sinh vào đầu
mỗi năm học đối với các học sinh mới trúng tuyển vào lớp 10 của trường, ngoài ra
các học sinh vừa mới chuyển học vào trường cũng sẽ được ban quản lý nhập mới
đầy đủ các thông tin vào hệ thống

→ Như vậy hệ thống quản lý thông tin học sinh sẽ có thêm chức năng con thứ
nhất là nhập mới thông tin học sinh
Thông tin của học sinh có thể thay đổi vì một số lý do nào đó ví dụ như địa
chỉ liên lạc hay số điện thoại gia đình bị thay đổi thì việc cập nhật lại thông tin vào
hệ thống cũng là rất cần thiêt đối với bộ phận quản lý học sinh.
Để chỉnh sửa thì ban quản lý sẽ trực tiếp thực hiện việc thay đổi này và sau đó cập
nhật vào hệ thống .
→ Như vậy để quản lý được thông tin học sinh hệ thống sẽ có thêm chức năng con
thứ hai là sửa đổi thông tin học sinh
Để biết được đầy đủ thông tin của một học sinh nào đó ví dụ như muốn
xem đầy đủ thông tin cá nhân của học sinh Nguyễn Văn A chẳng hạn thì ban quản


lý có thể dựa vào chức năng quản lý thông tin học sinh này để đưa ra được các
thông tin cá nhân một cách nhânh chóng và chính xác, công việc này sẽ được hệ
thống tìm kiếm khi người quản lý nhập một thông tin nào đó của học sinh ví dụ
như tên, thì hệ thống sẽ hiển thị được tất cả các thông tin của học sinh cần tìm hiện
đang lưu trữ trong hệ thống .
→ Để thực hiện được việc xem đầy đủ thông tin của một học sinh thì hệ thống
quản lý học sinh này sẽ có thêm chức năng con thứ ba là tìm kiếm thông tin của
học sinh
Thông tin cá nhân của học sinh sẽ được lưu trữ trong suốt các năm học tại
trường và vẫn được lưu trữ đến một khoảng thời gian cho phép nào đó (tuỳ theo
cách quản lý của mỗi trường ) quá thời gian đó hệ thống sẽ tự động xoá các thông
tin đã lưu trữ đó dĩ nhiên mỗi học sinh khi ra trường đã được nhận đầy đủ các
thông tin ,các hồ sơ học bạ của mình , công việc lưu trữ này nhằm giúp cho các
học sinh đã ra trường muốn tìm lại thông tin của mình khi không còn các loại giấy
tờ hoặc nhằm giúp cho ban giám hiệu trong việc thống kê theo dõi , và giúp cho hệ
thống không bị cồng kềnh và lãng phí không gian lưu trữ .
→ Như vậy hệ thống quản lý học sinh sẽ có thêm chức năng con thứ tư là : xoá

thông tin học sinh
b ) Quản lý thông tin về các lớp
Quản lý thông tin về lớp học bao gồm quản lý : mã lớp , tên lớp , năm học ,
phòng học , sĩ số , giáo viên chủ nhiệm . Đầu năm học ban quản lý sẽ nhập đầy đủ
thông tin của các lớp và lưu vào hệ thống
Tương tự như quản lý thông tin cá nhân của học sinh chức năng quản lý thông tin
về các lớp sẽ bao gồm bốn chức năng con sau :
-

Nhập mới thông tin về lớp

-

Chỉnh sửa thông tin về lớp

-

Xoá thông tin về lớp

-

Tìm kiếm thông tin về lớp

2.Quản lý điểm học tập của học sinh :


Điểm của học sinh sẽ được lưu trữ theo từng môn học mỗi môn (về cơ bản )
bao gồm các cột điểm sau :
• 1-2 cột điểm miệng
• 2 cột điểm 15 phút

• 1-2 cột điểm thực hành
• 1 cột điểm thưởng
• 1-2 cột điểm một tiết
• 1 cột điểm thi học kỳ
Để theo dõi điểm của các học sinh ban quản lý sẽ dựa vào sổ điểm của giáo
viên để lấy thông tin cập nhật vào hệ thống
→ Như vậy để quản lý được điểm của các học sinh ban quản lý phải thực hiện
việc nhập điểm để thực hiện được việc quản lý này hệ thống quản lý điểm của học
sinh sẽ có chức năng con thứ nhất là : nhập mới điểm của học sinh
Ngoài ra ban quản lý còn có thể thực hiện việc sửa đổi điểm của học sinh
khi gặp sai sót hoặc nhầm lẫn và hệ thống sẽ tự động cập nhật vào hệ thống
→ Như vậy chức năng quản lý điểm của học sinh sẽ có chức năng con thứ hai là :
sửa đổi điểm của học sinh
Ngoài ra để quản lý điểm của học sinh ban quản lý cần theo dõi cả kết quả
trung bình năm và kết quả xếp loại của từng học sinh
Điểm trung bình được tính theo công thức sau :
Trung bình môn = trung bình (miệng +15 phút + thực hành +
+1 tiết *2 )
Trung bình học kỳ từng môn = 1/3*(trung bình môn *2+điểm thi học
kỳ)
Quy cách xếp loại :
• Xuất sắc
• Giỏi

: ĐTB >=9
: 8<= ĐTB < 9


• Khá


: 6.5<=ĐTB <8

• Trung bình : 5<=ĐTB< 6.5
• Yếu

: 3.5<= ĐTB<5

• Kém

: ĐTB <3.5

→ Như vậy hệ thống quản lý điểm của học sinh sẽ có thêm 2 chức năng
con là : tính điểm trung bình và xếp loại học sinh
Ngoài ra hệ thống còn hộ trợ cho ban quản lý trong việc tìm kiếm thông tin
về điểm của các môn học
→ Như vậy hệ thống quản lý điểm sẽ có thêm chức năng con thứ năm là :
tìm kiếm điểm theo môn học
Tương tự như quản lý thông tin của lớp và thông tin cá nhân của học sinh
hệ thống quản lý điểm của học sinh sẽ có thêm chức năng con đó là xóa điểm của
môn học
3.Quản lý thi đua giữa các lớp :
Ban quản lý phong trào thi đua thực hiện việc quản lý thi đua của các lớp
thông qua đội sao đỏ, các thông tin thi đua bao gồm : theo dõi việc xếp hàng, học
sinh đi trễ, vi phạm đồng phục, vệ sinh lớp, sinh hoạt 15 phút đầu giờ, số học sinh
vắng, chuồn tiết … .Như vậy ban quản lý thi đua có nhiệm vụ nhập mới thông tin
thi đua của từng lớp vào hệ thống để tiện cho việc quản lý thi đua của từng lớp
→ Như vậy chức năng quản lý thi đua sẽ có thêm chức năng con thứ nhất đó là :
Nhập mới thông tinthi đua của từng lớp
Tương tự như chức năng quản lý điểm của học sinh chức năng quản lý
điểm thi đua sẽ bao gồm các chức năng con sau : sửa thông tin thi đua , xoá thông

tin thi đua , tính điểm thi đua, tìm kiếm, cập nhật lại khung điểm.
Ngoài ra để ra quyết định cuối cùng (khen thưởng hay khiển trách )thì ban
quản lý sẽ cần thêm chức năng con đó là : xếp vị thứ thi đua của từng lớp
4.Thống kê ,in ấn kết quả (học tập và thi đua).


Việc thống kê bao gồm : thống kê nề nếp hoạt động của các lớp ,tình hình
học tập của các học sinh ..
a ) Thống kê thi đua của các lớp :
Thông thường thứ hai đầu tuần trường sẽ tổ chức chào cờ để đánh giá hoạt
động của cả tuần và đưa ra phương hướng hoạt động của tuần tới việc thống ke
này sẽ giúp cho ban quản lý có được các quyết đinh khen thưởng hay khiển trách
cho từng khối lớp
→ Như vậy để thực hiện được công việc này thì chức năng thống kê thi đua sẽ có
thêm chức năng con thứ nhất là : Thống kê theo tuần
Ngoài ra trong các tháng, đợt thi đua như : kỉ niệm ngày nhà giáo việt nam,
ngày quốc tế phụ nữ, ngày thành lập trường, ngày sinh của bác ,tháng thi đua học
tốt… thì hệ thống sẽ thống kê theo tháng, theo đợt này để ban quản lý có được các
quyết định kịp thời
→ Như vậy chức năng thống kê sẽ bao gồm các chức năng con khác như : Thống
kê theo tháng , đợt
Tương tự trong từng kỳ học năm học hệ thống sẽ sử dụng chức năng thống
kê con : Thống kê theo kỳ học .năm học
b ) Thống kê theo học tập :
Cuối mỗi kỳ học, năm học hệ thống sẽ thực hiện việc thống kê nhằm tổng
kết lại tình hình học tập của học sinh từng kỳ học, năm học nhằm đưa ra các quyết
định khen thưởng đối với các học sinh có thành tích học tập tốt , đồng thời giúp
cho việc báo cáo kết quả cho từng phụ huynh được nhânh và chính xác
→ Như vậy để thực hiện được chức năng này sẽ có thêm các chức năng con đó là :
Thống kê theo kỳ học ,Thống kê theo năm học

* Công việc thống kê sẽ giúp ban giám hiệu trong việc ra quyết định khen
thưởng, xử phạt, đề ra các mục tiêu cần đạt được hay duy trì các hoạt động đã đạt
kết quả tốt ….Sau khi thống kê hệ thống sẽ thực hiện việc in ấn để đưa kết quả lên
ban giám hiệu hay phụ huynh học sinh
Sơ đồ chức năng “Quản Lý Trường Trung Học Phổ Thông ”


Giải thích các khối chức năng của hệ thống thông tin “Quản Lý Trường
Trung Học Phổ Thông ”
1.Quản lý thông tin :
1.1.Theo học sinh:
Quản lý thông tin của học sinh bao gồm quản lý : mã học sinh ( mã học
sinh này được ban quản lý nhập vào cơ sở dữ liệu khi học sinh mới bắt đầu vào
trường ,mỗi học sinh có một mã học sinh riêng biệt), họ và tên học sinh, ngày
tháng năm sinh, địa chỉ liên lạc, số điện thoaị liên lạc( nếu có ), giới tính ( nam,
nữ), họ tên cha, họ tên mẹ, quê quán và mã lớp.
a) Chức năng nhập mới : chức năng này cho phép người quản lý nhập
mới đầy đủ các thông tin của học sinh cần quản lý bao gồm mã học sinh, họ tên
,ngày sinh,giới tính, địa chỉ, điện thoại, quê quán, họ tên cha, họ tên mẹ, mã lớp.
Chức năng này khi được kích hoạt sẽ tạo ra một bảng các thông tin trắng bao gồm
các cột thông tin : mã học sinh, họ tên, giới tính, ngày sinh, địa chỉ, điện thoại ,quê
quán ,họ tên cha,họ tên mẹ, mã lớp.
b) Chức năng sửa thông tin : Chức năng này cho phép người quản lý

sửa một hay tất cả các thông tin ( họ tên , địa chỉ, giới tính,ngày sinh, điện thoại
,quê quán ,họ tên cha ,họ tên mẹ , mã lớp) của học sinh
c) Chức năng xoá thông tin : Chức năng này cho phép hệ thống xóa tất
cả các thông tin của học sinh theo một điều kiện cho trước ví dụ như: xóa tất cả
thông tin của học sinh đã được lưu trữ cách đay 3 năm
d) Chức năng tìm kiếm : Chức năng này cho phép tìm kiếm thông tin


của một học sinh .Khi người quản lý nhập tên học sinh thì hệ thống sẽ trả về tất cả
các thông tin bao gồm mã học sinh, ngày sinh,giới tính, địa chỉ , điện thoại, quê
quán, họ tên cha, họ tên mẹ, tên lớp đang học ( thông qua mã lớp trong bảng
hocsinh và mã lớp trong bảng lớp ) nếu có học sinh này trong cơ sở dữ liệu ngược
lại hiển thị thông báo “Không có học sinh này ”
1.2.Theo lớp :


Quản lý thông tin theo lớp học bao gồm quản lý các thông tin về mã lớp
học ,tên lớp học , phòng học , sĩ số của lớp,mã giáo viên chủ nhiệm .Mỗi lớp học
sẽ có một mã lớp học riêng biệt .
a) Chức năng nhập mới :Chức năng này cho phép ban quản lý nhập các
thông tin về lớp học bao gồm ( mã lớp học ,tên lớp học ,sĩ số ,phòng học ,mã giáo
viên chủ nhiệm ) của khối lớp 10 .Khi người quản lý sử dụng chức năng này hệ
thống sẽ tạo ra 5 bảng trắng thông tin để người quản lý nhập thông tin các lớp vào
cơ sở dữ liệu
b) Chức năng sửa thông tin lớp : Chức năng này cho phép người quản
lý sửa một hoặc tất cả các thông tin của lớp học khi gặp một sai sót nào đó .
c) Chức năng tìm kiếm : Khi cần tìm kiếm thông tin về một lớp học
nào đó thì người quản lý sẽ sử dụng chức năng này , khi người quản lý nhập thông
tin về tên lớp và năm học cần xem thì hệ thống sẽ cung cấp đầy đủ các thông tin
như : mã lớp học , sĩ số , phòng học , tên giáo viên chủ nhiệm ( thông qua trường
mã giáo viên chủ nhiệm trong bảng giáo viên và trường mã giáo viên chủ nhiệm
trong bảng lớp) nếu có lớp này trong cơ sở dữ liệu ngược lại hiển thị thông báo
“Không có lớp này trong cơ sở dữ liệu ”
d) Chức năng xoá thông tin : Chức năng này cho phép hệ thống xóa tất
cả các thông tin của lớp theo một điều kiện cho trước ví dụ như : xóa tất cả thông tin
của lớp đã được lưu trữ được 3 năm
2.Quản lý điểm học tập :

Quản lý điểm học tập của học sinh bao gồm quản lý điểm theo từng môn
học và mỗi môn học sẽ bao gồm nhiều loại điểm khác nhau bao gồm : điểm
miệng, điểm 15 phút , điểm 1 tiết , điểm thực hành, điểm thưởng , điểm thi học kỳ
mỗi loại điểm sẽ có hệ số điểm khác nhau ví dụ như điểm miệng ,15 phút ,thực
hành , điểm thưởng sẽ có hệ số điểm là 1, điểm một tiết sẽ có hệ số điểm = 2 . Và
mỗi loại điểm sẽ có số cột điểm khác nhau ví dụ như : điểm miêng, điểm ,15 phút ,
điểm thưởng sẽ là 1, điểm thực hành =(1 hoặc 2 tuỳ theo môn học ) , điểm 1
tiết=2, điểm thi học kỳ =1. Hệ số điểm và các cột điểm này được sử dụng cho từng


học kỳ. Quản lý điểm của học sinh sẽ sử dụng các bảng dữ liệu sau : Bảng học
sinh ,bảng môn học (mã môn học ,tên môn học ,hệ sô) ,bảng hạnh kiểm ( mã hạnh
kiểm ,tên hạnh kiểm ) ,bảng điểm ( mã loại điểm ,tên loại điểm,hệ số)
a) Chức năng nhập mới : Khi nhận được bảng điểm từ giáo viên người
quản lý sẽ nhập đầy đủ các loại điểm của từng môn học cho từng học sinh .Khi
nhập điểm người quản lý sẽ chọn môn học để nhập điểm cho các loại điểm khác
nhau của môn đó
b) Chức năng sửa : Người quản lý sẽ sử dụng chức năng này khi cần
sửa đổi một hay một số loại điểm nào đó của môn học được chọn .
c) Chức năng xoá : Hệ thống cung cấp chức năng này nhằm xóa điểm
của tất cả các môn của học sinh theo một điều kiện nào đó ví dụ như điểm học
sinh được lưu cách thời gian hiện tại 3 năm
d) Chức năng tính điểm trung bình: Chức năng sẽ tính điểm trung bình
từng môn học của học sinh sau đó tính điểm trung bình học kỳ của từng học
sinh .Khi sử dụng chức năng này người quản lý phải chọn môn học sau đó sẽ sử
dụng chức năng tính điểm trung bình từng môn rồi sử dụng chức năng tính điểm
trung bình học kỳ ( chức năng tính điểm trung bình học kỳ bao gồm cả việc tính
điểm trung bình từng môn học . Quy cách tính điểm trung bình được tính như trên
d) Chức năng xếp loại : Chức năng này sẽ thực hiện việc xếp loại học
tập của từng học sinh theo quy cách xếp loại ở trên .

e) Chức năng tìm kiếm : Chức này cho phép người quản lý thực hiện
việc tìm kiếm thông tin điểm của học sinh .Khi nhập tên học sinh và tên môn học
hệ thống sẽ hiển thị tất cả điểm của từng loại điểm của môn học của học sinh đó .
3.Quản lý thi đua :
Quản lý thi đua bao gồm quản lý các giờ học của từng lớp , quản lý nề nếp ,
lao động và các hoạt động khác của mỗi lớp trong đó các thông tin thi đua được
đánh giá như sau :
Giờ học : Giờ này được từng giáo viên giảng dạy đánh giá trong từng tiết học bao
gồm :


Giờ A : + 10 điểm
Giờ B : + 5 điểm
Giờ C : -5 điểm
Giờ D : -10 điểm
Điểm nề nếp : điểm này được đánh giá dựa vào tác phong của học sinh bao gồm
Đi học muộn : -1 điểm /học sinh
Vắng không phép : -2 điểm /học sinh
Chuồn giờ : -2 điểm/học sinh
Vi phạm trang phục : -1 điểm/học sinh
Uống rượu ,hút thuốc: -5điểm /học sinh
Đánh nhau vô lễ với giáo viên : -10 điểm/học sinh
Phá hoại làm thiệt hại tài sản của trường :-10 điểm /học sinh
Tập thể lớp bị cảnh cáo dưới cờ : -20 điểm/lần
Thông tin thi đua sẽ được đánh giá dựa trên điểm giờ học do giáo viên đánh giá
vào sổ đầu bài của mỗi lớp và thông tin nề nếp do đội cờ đỏ cung cấp trong ngày ,
các điểm hoạt động sẽ được bổ sung khi có các hoạt động ( hoạt độngnày dựa vào
phong trào thi đua của từng trường )
a) Chức năng nhập mới : Ban quản lý thi đua sẽ dựa vào sổ cờ đỏ của


đội cờ đỏ , sổ đầu bài của lớp, và các điểm hoạt động khác do ban quản lý chấm
điểm khi trường có các hoạt động như ( lao động công ích, thi đua tuần học tốt
…) để nhập thông tin thi đua cho từng lớp .Khi sử dụng chức năng này hệ thống
sẽ cung cấp một bảng điểm giờ học (bao gồm 5 cột cho 5 tiết trong ngày ) ,bảng nề
nếp (bao gồm 8 cột con mặc định là 0 cho các cột đi học muộn , vắng không
phép,chuồn giờ,trangphục,uống rược hút thuốc, đánh nhau & vô lễ, phá hoại tài
sản,kỷ luật trước cờ) ,một cột điểm cho tên hoạt động và một cột để đánh giá điểm
cho hoạt động đó .Thông tin thi đua này sẽ được nhập mới từng ngày (thứ 2->thứ
7)


b) Chức năng sửa :Khi gặp một sai sót nào đó người quản lý thi đua sẽ
sử dụng chức năng này để sửa đổi thông tin cho từng lớp . người quản lý thi đua sẽ
chọn lựa mục cần sửa đổi thông tin để thay đổi .
c) Chức năng xoá: Chức năng này giúp hệ thống xoá bỏ các thông tin
thi đua của mỗi lớp đã được lưu trữ quá thời gian quy định ( ví dụ như thông tin
thi đua đã được lưu trữ >= 3 năm)
d) Chức năng tính điểm thi đua : Chức năng này cho phép hệ thống
thực hiện việc tính điểm thi đua cho mỗi lớp trong từng ngày .Công thức tính điểm
là cộng các điểm đã được đánh giá theo hệ số 1
e) Chức năng xếp vị thứ : Sau mỗi tuần học người quản sẽ thực hiện

việc xếp vị thứ của mỗi lớp dựa vào chức năng này , vị thứ sẽ được xếp theo số
điểm tổng kết được trong một tuần, vị thứ được đánh từ 1-> số lớp ( cao nhất sẽ
đánh là 1 và tăng dần vị thứ theo số điểm giảm dần ).Vị thứ sẽ được xếp theo từng
khối lớp ( 10,11,12)
f) Chức năng tìm kiếm : Chức năng này cho phép người quản lý thi
đua tìm kiếm thông tin thi đua của từng lớp như : xếp loại thi đua trong tuần…,khi
đó người quản lý chỉ cần nhập tên lớp cần tìm kiếm thông tin sau đó chọn mục thi
đua càn tìm kiếm hệ thông sẽ trả về kết quả tìm kiếm được .

g) Chức năng cập nhật khung dữ liệu:
4.Thống kê
4.1Thống kê thi đua :
Thống kê thi đua là thống kê kết quả thi đua của từng lớp theo mục nào đó (
tuần ,tháng ,năm, đợt thi đua,kỳ học ,năm học…) .Hệ thống sẽ thực hiện việc
thống kê số lượng lớp có kết quả thi đua tốt ,chưa tốt …( dựa vào một mức điểm
chuẩn nào đó ).Người quản lý sẽ dựa vào thông tin thống kê này để có quyết định
khen thưởng , xử lý hay đề ra các phương án quản lý thi đua mới .
4.2 Thống kê học tập :
Thống kê học tập được thống kê theo từng kỳ học ,năm học đưa .Chức
năng thống kê này đưa ra được các kết quả như số học sinh có kết quả học tập


giỏi, khá ,xuất sắc ,học sinh nào có kết quả cao nhất theo khối học hay điểm học
tập cao nhất trường …để ban giám hiệu nhà trường đưa ra kết quả khen thưởng …
Như vậy cuối cùng ta xây dụng được sơ đồ chức năng nghiệp vụ BFD
như sau:


3. Xác định sơ đồ DFD:
Căn cứ vào việc phân rã chức năng của sơ đồ BFD, chúng ta có thể
mô tả một DFD theo nhiều mức khác nhau. Mỗi mức được thể hiện trong một
hoặc nhiều trang.
Mức 0: (còn gọi là mức bối cảnh), chỉ gồm một DFD trong đó chỉ có một chức
năng duy nhất (chức năng tổng quát của hệ thống trao đổi các luồng thông tin với
các đối tác). Tên của trang mức 0 là tên của hệ thống chỉ có tác nhân ngoài không
có tác nhân trong. Dựa vào việc phân tích đặc tả yêu cầu, sơ đồ chức năng sơ đồ
ngữ cảnh ta có:
*các tác nhân ngoài là: học sinh, lớp, phụ huynh. Còn tác nhân trung tâm
là hệ thống Quản lí trường trung học phổ thông.

* Học sinh có nhiệm vụ cung cấp thông tin cá nhân cho hệ thống và sẽ nhận
được kết quả học tập cuối mỗi kì năm học. Đây là thành phần sống còn của hệ
thống là nguồn cung cấp thống tin cho hệ thống và là nguyên nhân kích hoạt hệ
thống.
Luồng dữ liệu giữa học sinh và hệ thống là: Học sinh cung cấp dữ liệu cho
hệ thống là thông tin cá nhân, điểm học tập (do các giáo viên chấm), hệ thống trả
lại cho các học sinh là phiếu học tập.
* Từ lớp ta có các thông tin thi đua của lớp mỗi tuần, mỗi tháng, mỗi đợt
thi đua, là nguồn cung cấp thông tin cho việc quản lí thi đua. Đồng thời lớp cũng
sẽ nhận kết quả thi đua của mình vào cuối mỗi tuần tháng cuối mỗi đợt thi đua.
Đây là nguồn cung cấp và là nơi thu nhận thông tin từ hệ thống.
Luồng dữ liệu giữa lớp và hệ thống: Từ lớp hệ thống có sổ đầu bài đánh giá
việc nề nếp học tập, các thông tin thi đua (từ sổ theo giỏi của cờ đỏ), thông tin
điểm thưởng điểm phạt từ các đợt thi đua, các thông tin về lớp như phòng học sỉ
số…(do ban giám hiệu cung cấp). Hệ thống trả lại cho lớp thông tin thi đua cuối
mỗi tuần, đợt thi đua.
* Phụ huynh là nơi thu nhận kết quả của học sinh cứ ba tháng, cuối mỗi kì
mỗi năm học. Đây là tác nhân ngoài của hệ thống.
Luồng dữ liệu giữa phụ huynh và hệ thống: Là các phiếu học tập của học
sinh được hệ thống cung cấp.
Tiến trình trung tâm: là hệ thống Quản lí trường trung học phổ thông điều
khiển việc quản lí điểm, quản lí thông tin của học sinh, quản lí thi đua giữa các
lớp. Hệ thống còn thống kê báo cáo lên ban giám hiệu tình hình học tập thi đua
của toàn trường đồng thời hổ trợ việc ra quyết định của Ban giám hiệu.
Từ việc phân tích trên ta có sơ đồ DFD ở mức 0 như sau:


Mức 1 : (còn gọi là mức đỉnh) chỉ gồm 1 DFD. Dựa vào việc phân rã chức
năng ở mức 0 ta phân thành 4 chức năng con sau: “ Quản lí điểm”, “Quản lí
thi đua”, “ Quản lí thông tin”, “ Thống kê”.

*Các tác nhân trong là: Giáo viên, Cờ đỏ, Ban giám hiệu, Ban quản lí.
+Giáo viên: có nhiệm vụ chấm điểm cho học sinh và lưu vào sổ
điểm các nhân. Cuối mỗi tháng sẽ nộp lại cho ban quản lí nhật vào hệ thống. Đồng
thời sẽ nhận lại kết quả điểm của mỗi học sinh cuối mỗi kì,mỗi năm học từ hệ
thống.
Luồng dữ liệu giữa giáo viên và hệ thống là: giáo viên cung cấp sổ
điểm cho hệ thống. Hệ thống trả lại các phiếu điểm cho giáo viên.
+Cờ đỏ: do ban quản lí cử ra nhằm theo dõi chấm điểm thi đua của
các lớp.
Luồng dữ liệu giữa cờ đỏ và hệ thống là: đội cờ đỏ cung cấp sổ theo
dỏi (có chấm điểm thi đua) cho hệ thống.
+Ban giám hiệu: hệ thống thống kê báo cáo về tình hình học tập thi
đua của toàn trường đồng thời hổ trợ cho Ban giám hiệu. Hệ thống cũng nhận


những thông tin chỉ đạo, quyết định của Ban giám hiệu (thay đổi khung điểm thi
đua, khung tính điểm trung bình của học sinh), những thông tin về quản lí đơn vị
lớp (phòng học sĩ số, giáo viên chủ nhiệm).
Luồng dữ liệu giữa Ban giám hiệu và hệ thống: hệ thống cung cấp
những thống kê báo cáo. Ban giám hiệu ra quyết định chỉ đạo hệ thống.
+Ban quản lí: có nhiệm vụ thu thập các thông tin để cập nhật hệ
thống kích hoạt điều khiển hệ thống.
*Tác nhân ngoài là: Học sinh, Lớp, Phụ huynh.
+ Học sinh: có nhiệm vụ cung cấp thông tin cá nhân cho hệ thống và
sẽ nhận được kết quả học tập cuối mỗi kì năm học. Đây là thành phần sống còn
của hệ thống là nguồn cung cấp thống tin cho hệ thống và là nguyên nhân kích
hoạt hệ thống.
Luồng dữ liệu giữa học sinh và hệ thống là: Học sinh cung cấp dữ
liệu cho hệ thống là thông tin cá nhân, điểm học tập (do các giáo viên chấm), hệ
thống trả lại cho các học sinh là phiếu học tập.

+ Lớp: Từ lớp ta có các thông tin thi đua của lớp mỗi tuần, mỗi
tháng, mỗi đợt thi đua, là nguồn cung cấp thông tin cho việc quản lí thi đua. Đồng
thời lớp cũng sẽ nhận kết quả thi đua của mình vào cuối mỗi tuần tháng cuối mỗi
đợt thi đua. Đây là nguồn cung cấp và là nơi thu nhận thông tin từ hệ thống.
Luồng dữ liệu giữa lớp và hệ thống: Từ lớp hệ thống có sổ đầu bài
đánh giá việc nề nếp học tập, các thông tin thi đua (từ sổ theo giỏi của cờ đỏ),
thông tin điểm thưởng điểm phạt từ các đợt thi đua, các thông tin về lớp như
phòng học sỉ số…(do ban giám hiệu cung cấp). Hệ thống trả lại cho lớp thông tin
thi đua cuối mỗi tuần, đợt thi đua.
+ Phụ huynh là nơi thu nhận kết quả của học sinh cứ ba tháng, cuối
mỗi kì mỗi năm học.
Luồng dữ liệu giữa phụ huynh và hệ thống: Là các phiếu học tập của
học sinh được hệ thống cung cấp.
*Các tiến trình: Quản lí điểm, Quản lí thông tin học sinh, Quản lí thi đua,
Thống kê báo cáo in ấn.
+Quản lí điểm: Hệ thống nhận thông tin từ sổ điểm của giáo viên,
dựa vào khung điểm do Ban giám hiệu qui định để quản lí điểm cho các học sinh
đưa thông tin điểm vào kho dữ liệu và phiếu học tập cho phụ huynh.
+Quản lí thi đua: Hệ thống nhận thông tin từ sổ theo dõi của cờ đỏ,
sổ đầu bài và dựa vào khung điểm thi đua để tính điểm thi đua và xếp vị thứ, đưa
thông tin thi đua vào kho dữ liệu và trả về cho lớp.
+Quản lí thông tin: Dựa vào thông tin lớp từ Ban giám hiệu, thông
tin cá nhân của các học sinh (do học sinh cung cấp) và lưu trử thông tin vào kho
dữ liệu


+Thống kê: Hệ thống dựa vào các thông tin được lưu trữ ở kho dữ
liệu để thống kê báo cáo tình hình học tập thi đua lên Ban giám hiệu vào cuối mỗi
kì năm học.
Từ việc phân tích trên ta có sơ đồ DFD ở mức 1 như sau:


Mức 2.1: Tiếp tục phân rã mức 1 của sơ đồ DFD ta phân rã chức năng
“Quản lí điểm” như sau:
* Tác nhân trong là: Giáo viên, Đội cờ đỏ, Ban giám hiệu, Ban quản lí.
+Giáo viên: có nhiệm vụ chấm điểm cho học sinh và lưu vào sổ
điểm các nhân. Cuối mỗi tháng sẽ nộp lại cho ban quản lí nhật vào hệ
thống. Đồng thời sẽ nhận lại kết quả điểm của mỗi học sinh cuối mỗi kì,mỗi
năm học từ hệ thống.
Luồng dữ liệu giữa giáo viên và hệ thống là: giáo viên cung cấp sổ
điểm cho hệ thống. Hệ thống trả lại các phiếu điểm cho giáo viên.
+Cờ đỏ: do ban quản lí cử ra nhằm theo dõi chấm điểm thi đua của
các lớp.
Luồng dữ liệu giữa cờ đỏ và hệ thống là: đội cờ đỏ cung cấp sổ theo
dỏi (có chấm điểm thi đua) cho hệ thống.
+Ban giám hiệu: hệ thống thống kê báo cáo về tình hình học tập thi
đua của toàn trường đồng thời hổ trợ cho Ban giám hiệu. Hệ thống cũng nhận
những thông tin chỉ đạo, quyết định của Ban giám hiệu (thay đổi khung điểm thi


đua, khung tính điểm trung bình của học sinh), những thông tin về quản lí đơn vị
lớp (phòng học sĩ số, giáo viên chủ nhiệm).
Luồng dữ liệu giữa Ban giám hiệu và hệ thống: hệ thống cung cấp
những thống kê báo cáo. Ban giám hiệu ra quyết định chỉ đạo hệ thống.
+Ban quản lí: có nhiệm vụ thu thập các thông tin để cập nhật hệ
thống kích hoạt điều khiển hệ thống.
*Tác nhân ngoài: học sinh, lớp, phụ huynh.
+ Học sinh: có nhiệm vụ cung cấp thông tin cá nhân cho hệ thống và
sẽ nhận được kết quả học tập cuối mỗi kì năm học. Đây là thành phần sống còn
của hệ thống là nguồn cung cấp thống tin cho hệ thống và là nguyên nhân kích
hoạt hệ thống.

Luồng dữ liệu giữa học sinh và hệ thống là: Học sinh cung cấp dữ
liệu cho hệ thống là thông tin cá nhân, điểm học tập (do các giáo
viên chấm), hệ thống trả lại cho các học sinh là phiếu học tập
+ Lớp: Từ lớp ta có các thông tin thi đua của lớp mỗi tuần, mỗi
tháng, mỗi đợt thi đua, là nguồn cung cấp thông tin cho việc quản lí thi đua. Đồng
thời lớp cũng sẽ nhận kết quả thi đua của mình vào cuối mỗi tuần tháng cuối mỗi
đợt thi đua. Đây là nguồn cung cấp và là nơi thu nhận thông tin từ hệ thống.
Luồng dữ liệu giữa lớp và hệ thống: Từ lớp hệ thống có sổ đầu bài
đánh giá việc nề nếp học tập, các thông tin thi đua (từ sổ theo giỏi của cờ đỏ),
thông tin điểm thưởng điểm phạt từ các đợt thi đua, các thông tin về lớp như
phòng học sỉ số…(do ban giám hiệu cung cấp). Hệ thống trả lại cho lớp thông tin
thi đua cuối mỗi tuần, đợt thi đua.
+ Phụ huynh là nơi thu nhận kết quả của học sinh cứ ba tháng, cuối
mỗi kì mỗi năm học.
Luồng dữ liệu giữa phụ huynh và hệ thống: Là các phiếu học tập của
học sinh được hệ thống cung cấp.
*Tiến trình: Nhập, sửa, xoá, tính điểm, xếp loại, tìm kiếm.
+Nhập: hệ thống nhận thông tin từ sổ điểm của giáo viên và hạnh
kiểm của học sinh từ lớp và lưu trử thông tin nhập được vào hệ thống.
+Sửa: hệ thống nhận thông tin điểm thay đổi từ giáo viên sửa chửa
và cập nhật vào hệ thống.
+Xoá: Hệ thống cho phép xoá các thông tin điểm.
+Tìm kiếm: Khi có yêu cầu tìm kiếm thông tin điểm từ Ban quản lý,
hệ thống cho phép truy xuất thông tin từ kho dữ liệu điểm và trả về kết quả tìm
kiếm điểm cho Ban quản lý.
+Tính điểm: hệ thống dựa vào thông tin điểm từ kho dữ liệu, tiến
hành tính điểm theo định kỳ hay theo yêu cầu của ban Quản lý.Sau khi tính thông
tin được lưu trử vào kho dữ liệu và cho Ban Quản lý nếu có yêu cầu.



+Xếp loại: Hệt thống lấy thông tin điểm đã tính và hạnh kiểm từ kho đồng
thời dựa vào khung xếp loại do ban Giám hiệu cung cấp để tiến hành xếp loại cho
học sinh. Thông tin xếp loại được lưu trử vào kho dữ liệu. Sơ đồ như sau:


Mức 2.2: Tiếp tục phân rã mức 1 của sơ đồ DFD ta phân rã chức năng
“Quản lí thi đua ” như sau:
* Tác nhân trong là: Đội cờ đỏ, Ban quản lí.
+Cờ đỏ: do ban quản lí cử ra nhằm theo dõi chấm điểm thi đua của
các lớp.
Luồng dữ liệu giữa cờ đỏ và hệ thống là: đội cờ đỏ cung cấp sổ theo
dỏi (có chấm điểm thi đua) cho hệ thống.
+Ban quản lí: có nhiệm vụ thu thập các thông tin để cập nhật hệ
thống kích hoạt điều khiển hệ thống.
*Tác nhân ngoài: Lớp.
+ Lớp: Từ lớp ta có các thông tin thi đua của lớp mỗi tuần, mỗi
tháng, mỗi đợt thi đua, là nguồn cung cấp thông tin cho việc quản lí thi đua. Đồng
thời lớp cũng sẽ nhận kết quả thi đua của mình vào cuối mỗi tuần tháng cuối mỗi
đợt thi đua. Đây là nguồn cung cấp và là nơi thu nhận thông tin từ hệ thống.
Luồng dữ liệu giữa lớp và hệ thống: Từ lớp hệ thống có sổ đầu bài
đánh giá việc nề nếp học tập, các thông tin thi đua (từ sổ theo giỏi của cờ đỏ),
thông tin điểm thưởng điểm phạt từ các đợt thi đua, các thông tin về lớp như
phòng học sỉ số…(do ban giám hiệu cung cấp). Hệ thống trả lại cho lớp thông tin
thi đua cuối mỗi tuần, đợt thi đua.
* Tiến trình: Nhập, sửa, xoá, tính điểm, xếp vị thứ,tìm kiếm, cập nhật
khung điểm.
+Nhập: hệ thống nhận thông tin thi đua từ sổ theo dõi (từ cờ đỏ) và
sổ dầu bài (từ lớp) để cập nhật và lưu trử thông tin nhập được vào hệ thống.
+Sửa: hệ thống nhận thông tin thi đua từ sổ theo dõi (từ cờ đỏ) và sổ
dầu bài (từ lớp) để sửa chửa và cập nhật vào hệ thống.

+Xoá: Hệ thống cho phép xoá các thông tin thi đua.
+Tìm kiếm: Khi có yêu cầu tìm kiếm thông tin thi đua từ Ban quản
lý, hệ thống cho phép truy xuất thông tin từ kho dữ liệu điểm và trả về kết quả tìm
kiếm điểm cho Ban quản lý.
+Tính điểm: hệ thống dựa vào thông tin thi đua từ kho dữ liệu và
khung điểm, tiến hành tính điểm theo định kỳ hay theo yêu cầu của ban Quản lý.
Sau khi tính, thông tin được lưu trử vào kho dữ liệu và trả về cho lớp, Ban Quản
lý.
+Xếp vị thứ: Hệ thống lấy thông tin thi đua (đã tính điểm) từ kho
tiến hành xếp vị thứ cho các lớp. Thông tin xếp vị thứ được lưu trử vào kho dữ
liệu và trả về cho ban quản lý và cho lớp.


+Cập nhật khung điểm: hệ thống cho phép cập nhật khung điểm và
hệ thống (khung điểm do ban Quản lý cung cấp).

Sơ đồ như sau:


Mức 2.3: Tiếp tục phân rã mức 1 của sơ đồ DFD ta phân rã chức
năng “Quản lí thông tin ” như sau:
* Tác nhân trong : Giáo viên.
+Giáo viên: có nhiệm vụ chấm điểm cho học sinh và lưu vào sổ
điểm các nhân. Cuối mỗi tháng sẽ nộp lại cho ban quản lí nhật vào hệ
thống. Đồng thời sẽ nhận lại kết quả điểm của mỗi học sinh cuối mỗi kì,mỗi
năm học từ hệ thống.
Luồng dữ liệu giữa giáo viên và hệ thống là: giáo viên cung cấp sổ
điểm cho hệ thống. Hệ thống trả lại các phiếu điểm cho giáo viên.
* Tác nhân ngoài: Lớp,Học sinh.
+ Học sinh: có nhiệm vụ cung cấp thông tin cá nhân cho hệ thống và

sẽ nhận được kết quả học tập cuối mỗi kì năm học. Đây là thành phần sống còn
của hệ thống là nguồn cung cấp thống tin cho hệ thống và là nguyên nhân kích
hoạt hệ thống.
Luồng dữ liệu giữa học sinh và hệ thống là: Học sinh cung cấp dữ
liệu cho hệ thống là thông tin cá nhân, điểm học tập (do các giáo viên chấm), hệ
thống trả lại cho các học sinh là phiếu học tập
+ Lớp: Từ lớp ta có các thông tin thi đua của lớp mỗi tuần, mỗi
tháng, mỗi đợt thi đua, là nguồn cung cấp thông tin cho việc quản lí thi đua. Đồng
thời lớp cũng sẽ nhận kết quả thi đua của mình vào cuối mỗi tuần tháng cuối mỗi
đợt thi đua. Đây là nguồn cung cấp và là nơi thu nhận thông tin từ hệ thống.
Luồng dữ liệu giữa lớp và hệ thống: Từ lớp hệ thống có sổ đầu bài
đánh giá việc nề nếp học tập, các thông tin thi đua (từ sổ theo giỏi của cờ đỏ),
thông tin điểm thưởng điểm phạt từ các đợt thi đua, các thông tin về lớp như
phòng học sỉ số…(do ban giám hiệu cung cấp). Hệ thống trả lại cho lớp thông tin
thi đua cuối mỗi tuần, đợt thi đua.
*Tiến trình: Quản lý thông tin lớp, quản lý thông tin cá nhân.
+Quản lý thông tin lớp: hệ thống dựa vào thông tin lớp để thực hiện
việc quản lý thông tin lớp.
+Quản lý thông tin học sinh: hệ thống dựa vào thông tin học sinh (do
HS cung cấp) để thực hiện việc quản lý thông tin học sinh.

Sơ đồ như sau:


Mức 2.4 : Tiếp tục phân rã mức 1 của sơ đồ DFD ta phân rã chức năng
“Thống kê ” như sau:
* Tác nhân trong : Ban quản lý, Ban giám hiệu.
+Ban giám hiệu: hệ thống thống kê báo cáo về tình hình học tập thi
đua của toàn trường đồng thời hổ trợ cho Ban giám hiệu. Hệ thống cũng nhận
những thông tin chỉ đạo, quyết định của Ban giám hiệu (thay đổi khung điểm thi

đua, khung tính điểm trung bình của học sinh), những thông tin về quản lí đơn vị
lớp (phòng học sĩ số, giáo viên chủ nhiệm).
Luồng dữ liệu giữa Ban giám hiệu và hệ thống: hệ thống cung cấp
những thống kê báo cáo. Ban giám hiệu ra quyết định chỉ đạo hệ thống.
+Ban quản lí: có nhiệm vụ thu thập các thông tin để cập nhật hệ
thống kích hoạt điều khiển hệ thống.
* Tác nhân ngoài: Lớp,Học sinh, Phụ huynh.
+ Học sinh: có nhiệm vụ cung cấp thông tin cá nhân cho hệ thống và
sẽ nhận được kết quả học tập cuối mỗi kì năm học. Đây là thành phần sống còn
của hệ thống là nguồn cung cấp thống tin cho hệ thống và là nguyên nhân kích
hoạt hệ thống.
Luồng dữ liệu giữa học sinh và hệ thống là: Học sinh cung cấp dữ
liệu cho hệ thống là thông tin cá nhân, điểm học tập (do các giáo viên chấm), hệ
thống trả lại cho các học sinh là phiếu học tập
+ Lớp: Từ lớp ta có các thông tin thi đua của lớp mỗi tuần, mỗi
tháng, mỗi đợt thi đua, là nguồn cung cấp thông tin cho việc quản lí thi đua. Đồng
thời lớp cũng sẽ nhận kết quả thi đua của mình vào cuối mỗi tuần tháng cuối mỗi
đợt thi đua. Đây là nguồn cung cấp và là nơi thu nhận thông tin từ hệ thống.
Luồng dữ liệu giữa lớp và hệ thống: Từ lớp hệ thống có sổ đầu bài
đánh giá việc nề nếp học tập, các thông tin thi đua (từ sổ theo giỏi của cờ đỏ),
thông tin điểm thưởng điểm phạt từ các đợt thi đua, các thông tin về lớp như


phòng học sỉ số…(do ban giám hiệu cung cấp). Hệ thống trả lại cho lớp thông tin
thi đua cuối mỗi tuần, đợt thi đua.
+ Phụ huynh là nơi thu nhận kết quả của học sinh cứ ba tháng, cuối
mỗi kì mỗi năm học.
Luồng dữ liệu giữa phụ huynh và hệ thống: Là các phiếu học tập của
học sinh được hệ thống cung cấp.
*Tiến trình : thống kê thi đua, thống kê học tập, in ấn.

+Thống kê thi đua : Ban quản lý yêu cầu hệ thống kê tình hình thi
đua của toàn trường. Hệ thống dựa vào thông tin lưu trử ở kho thi đua để thống kê,
trả kết quả cho ban quản lý. Đồng thời cung cấp thông tin cho tiến trình in ấn để
báo cáo lên ban giám hiệu, trả về kết quả thi đua cho lớp.
+Thống kê học tập : Ban quản lý yêu cầu hệ thống kê tình hình học
tập của toàn trường. Hệ thống dựa vào thông tin lưu trử ở kho học tập để thống kê,
trả kết quả cho ban quản lý. Đồng thời cung cấp thông tin cho tiến trình in ấn để
báo cáo lên ban giám hiệu, trả về kết quả học tập cho học sinh và phụ huynh.

Sơ đồ như sau :


×