A. ĐẶT VẤN ĐỀ
Mục tiêu giáo dục mầm non là hình thành cho trẻ những yếu tố nhân cách đầu
tiên của con người, con người phát triển toàn diện về 5 mặt: Nhận thức, thể chất,
ngôn ngữ, tình cảm-xã hội và thẩm mỹ. Để đạt được mục tiêu giúp trẻ phát triển
toàn diện thì ta cần phải kết hợp hài hoà giữa nuôi dưỡng, chăm sóc và giáo dục đó
là điều tất yếu.
Ngày nay cùng với sự phát triển chung của xã hội, mỗi gia đình đều có cuộc sống
đầy đủ, sung túc hơn, trình độ dân trí cũng ngày được nâng cao. Chính vì vậy việc
chăm sóc giáo dục trẻ cũng được gia đình và xã hội đặc biệt quan tâm. Việc nuôi
dưỡng và chăm sóc trẻ mầm non có một vị trí quan trọng trong sự nghiệp giáo dục
con người. Nhiệm vụ vô cùng quan trọng đặt ra cho chúng ta phải có đội ngũ làm
công tác chăm sóc nuôi dưỡng và giáo dục có đủ điều kiện để thực hiện mục tiêu cơ
bản trên, trong đó đội ngũ cán bộ giáo viên có vai trò then chốt là lực lượng nòng
cốt quyết định chất lượng chăm sóc nuôi dưỡng và giáo dục trẻ trong trường Mầm
non. Cùng với nhiệm vụ phòng chống suy dinh dưỡng cho trẻ em, hiện nay là vấn
đề đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm là mối quan tâm đặc biệt của toàn xã hội.
Trong những năm gần đây đã xảy ra rất nhiều vụ ngộ độc thực phẩm ở các địa
phương, làm ảnh hưởng đến sức khỏe và tính mạng của nhiều người.
Trường mầm non là nơi tập trung đông trẻ, bản thân trẻ còn non nớt, chưa chủ
động, có ý thức được đầy đủ về dinh dưỡng và vệ sinh an toàn thực phẩm, nếu để
xẩy ra ngộ độc thực phẩm trong cơ sở giáo dục Mầm non thì hậu quả khôn lường.
Vì vậy, giáo dục dinh dưỡng, đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm, xây dựng mô
hình thực phẩm sạch, đề phòng ngộ độc thức ăn là vấn đề có ý nghĩa thực tế vô
cùng quan trọng. Mặc dù nhà trường chúng tôi chưa có trường hợp nào ngộ độc
thức ăn nhưng việc tuyên truyền trong nhà trường đã được chú ý, chất lượng bữa ăn
được cải thiện, gia đình trẻ và lực lượng xã hội đã có sự thay đổi trong nhận thức
1
hành động về tầm quan trọng của công tác chăm sóc nuôi dưỡng và giáo dục trẻ
trong độ tuổi mầm non.
Từ các cơ sở trên cho thấy tầm quan trọng của vấn đề chăm sóc nâng cao chất
lượng nuôi dưỡng và vệ sinh an toàn thực phẩm trong trường Mầm non nói chung
và Mầm non Nga Liên nói riêng là một vấn đề quan trọng .
Là một phó hiệu trưởng nhà trường phụ trách chăm sóc và nuôi dưỡng bản thân
tôi thật sự băn khoăn trăn trở, làm thế nào để đảm bảo an toàn tuyệt đối cho trẻ tại
trường Mầm non, đặc biệt là an toàn thực phẩm. Do vậy, tôi chọn đề tài “ Một số
biện pháp nâng cao chất lượng nuôi dưỡng và đảm bảo vệ sinh an toàn thực
phẩm trong trường mầm non”. Đây là một thông điệp giúp cho toàn thể cộng
đồng quan tâm đến sức khoẻ của trẻ và cùng nhau thực hiện đảm bảo vệ sinh an
toàn thực phẩm.
B. GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ
I. CƠ SỞ LÝ LUẬN
Với trẻ Mầm non còn rất nhỏ sức khoẻ đóng vai trò quan trọng trong sự phát
triển cơ thể. Trẻ khoẻ mạnh mới tham gia chơi đùa cùng bạn bè và học tập mới
được tốt. Vì thế việc chăm sóc nuôi dưỡng để trẻ phát triển và lớn lên trong một
môi trường giáo dục tốt thì nhiệm vụ của mỗi chúng ta phải chăm sóc nuôi dưỡng
trẻ ngay từ khi còn nhỏ. Như chúng ta đã biết cơ thể trẻ em đang ở trạng thái phát
triển dần dần các cơ quan chưa ổn định .Vì vậy khi chăm sóc nuôi dưỡng trẻ không
đảm bảo về nhu cầu dinh dưỡng và rèn luyện thân thể trẻ không hợp lý sẽ kìm hãm
sự phát triển của trẻ, trẻ sẽ dễ đau ốm bệnh tật. Việc chăm sóc nuôi dưỡng không
chu đáo sẽ ảnh hưỡng không nhỏ đến sự phát triển thể chất của trẻ.
Bản thân tôi là một phó hiệu trưởng phụ trách công tác chăm sóc trong nhà
trường, mà để trẻ học tốt thì việc chỉ đạo công tác nuôi dưỡng trong nhà trường
đóng vai trò quan trọng. Thực tế trên địa bàn của trường có rất nhiều khó khăn gây
cản trở trong công việc, trường nằm trên địa bàn nông thôn, 95% theo đạo thiên
2
chúa giáo và phần đa phụ huynh đều sống bằng nghề nông đời sống gặp rất nhiều
khó khăn nên việc chăm sóc sức khoẻ cho trẻ của phụ huynh chưa được quan tâm
chú ý.
Vì vậy theo sự thống kê của nhà dinh dưỡng hiện nay có sự chênh lệch về sức
khoẻ trẻ em nông thôn và thành thị, trẻ em nông thôn tỷ lệ suy dinh dưỡng nhiều
hơn trẻ em ở thành thị, chúng ta phải suy nghĩ và tìm ra những biện pháp để tăng
cường sức khoẻ cho trẻ.
Thực phẩm vô cùng cần thiết và quan trọng đối với con người, nếu sử dụng
thực phẩm không tốt, không đảm bảo vệ sinh rất dễ bị ngộ độc. Vì vậy vấn đề vệ
sinh an toàn thực phẩm giữ vị trí vô cùng quan trọng đối với sức khỏe của mọi
người nhất là trẻ nhỏ.
Như chúng ta đã biết trên các kênh thông tin, các tài liệu “ nâng cao chất
lượng bữa ăn và vệ sinh an toàn thực phẩm và đề phòng ngộ độc” của cục quản lý
chất lượng vệ sinh an toàn thực phẩm thuộc bộ Y tế năm 2000. Ngộ độc thực phẩm
có thể xẩy ra với bất kỳ một ai, gây nguy hiểm đến tính mạng hoặc ảnh hưởng lâu
dài đến sức khỏe con người. Ngộ độc thực phẩm có thể tránh được, để phòng tránh
ngộ độc thực phẩm người tiêu dùng, các trường mầm non tổ chức bán trú phải xây
dựng các biện pháp hữu hiệu để thực hiện.
II. THỰC TRẠNG CỦA VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
1. Thực trạng chung
Nga Liên là một xã vùng biển, phần đông là theo Đạo Thiên Chúa, nền kinh tế
chủ yếu bằng nông nghiệp và thủ công nghiệp, đời sống của nhân dân còn gặp
nhiều khó khăn. Việc tạo điều kiện cho con em đến trường ăn, ngủ tại trường để
đảm bảo dinh dưỡng đang còn gặp khó khăn.
2. Thuận lợi
3
Trường Mầm Non Nga Liên được xây dựng tại khu trung tâm của xã, có đủ
điều kiện về cơ sở vật chất, trang thiết bị để phục vụ cho hoạt động học tập và hoạt
động vui chơi cuả trẻ.
Nhà trường có đội ngũ cán bộ giáo viên trình độ đạt chuẩn và trên chuẩn, nhiệt
tình, năng động trong công tác giảng dạy, có phẩm chất đạo đức tốt, gương mẫu
trong mọi công việc.
3. Khó khăn
Bên cạnh đó nhân dân trong xã phần đông theo đạo thiên chúa giáo, trình độ nhận
thức có hạn chế. Người dân chưa thực hiện tốt công tác kế hoạch hóa gia đình, con
đông nên việc đưa con đến trường mà nhất là trường Mầm Non còn chưa thường
xuyên
Giáo viên nuôi dưỡng có 4 đồng chí nhưng không có đồng chí nào có bằng
nghiệp vụ chế biến do vậy việc chế biến thức ăn như thế nào để đảm bảo tốt việc
nuôi dưỡng cũng là một vấn đề gặp rất nhiều nan giải.
4. Kết quả của thực trạng
Số lượng trẻ bị suy dinh dưỡng đầu năm cao 15,9%: khảo sát chất lượng đầu năm
toàn trường có: 344 cháu
Kênh bình thường là : 289/344 đạt tỉ lệ: 84,1%.
Kênh suy dinh dưỡng là: 55/344 đạt tỉ lệ: 15,9%.
Tỷ lệ suy dinh dưỡng còn cao so với yêu cầu của trường chuẩn.
Đội ngũ giáo viên làm công tác nuôi dưỡng không có chuyên môn trong công
tác nuôi dưỡng
Mức đóng góp cho trẻ ăn tại trường (11.000 đồng/trẻ/ngày) còn thấp so với giá
cả thị trường hiện nay vì vậy chế độ dinh dưỡng và khẩu phần ăn của trẻ không
đảm bảo.
III. CÁC BIỆN PHÁP ĐỂ TỔ CHỨC THỰC HIỆN
1. Bồi dưỡng đội ngũ giáo viên và nhân viên cấp dưỡng.
4
Tôi xác định giáo viên đứng lớp và cô nuôi có vai trò quan trọng như nhau
nếu cô đứng lớp đảm bảo cho chất lượng giáo dục trẻ, thì cô nuôi có vai trò hết sức
quan trọng trong việc đảm bảo sức khỏe của các cháu, vì vậy việc lựa chọn, sắp xếp
bố trí cô nuôi là rất quan trọng .
Ban giám hiệu nhà trường đã lựa chọn, sắp xếp bố trí cô cấp dưỡng là người có
năng khiếu chế biến, biết xây dựng thực đơn hợp lý và có sức khỏe tốt. Tổ chức
bồi dưỡng cho đội ngũ cán bộ giáo viên những kiến thức cơ bản về phòng chống
suy dinh dưỡng, nội dung và hình thức giáo dục dinh dưỡng cho trẻ mầm non
Nhà trường mở lớp chuyên để tổ chức bồi dưỡng kiến thức vệ sinh an toàn thực
phẩm cho 26/26 cán bộ giáo viên để triển khai bồi dưỡng các nội dung tìm hiểu về
pháp lệnh tiêu chuẩn qui định của Bộ y tế, viện dinh dưỡng về vệ sinh an toàn thực
phẩm trong trường mầm non, các văn bản chỉ thị về vệ sinh an toàn thực phẩm tại
nhóm lớp, qui định điều kiện đảm bảo an toàn thực phẩm tại các nhà bếp.
Tạo điều kiện cho giáo viên tham gia tích cực các lớp chuyên đề về giáo dục
dinh dưỡng và vệ sinh an toàn thực phẩm do phòng giáo dục triển khai.
Trong năm học 4 giáo viên phụ trách việc nuôi dưỡng đã được tập huấn về việc
đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm và đã được cấp giấy chứng nhận do trung tâm y
tế dự phòng huyện mở.
Bồi dưỡng kiến thức chăm sóc nuôi dưỡng cho cô nuôi, giáo viên qua các đợt
hội thảo chuyên đề, những vấn đề chủ yếu như định lượng khẩu phần ăn, các chất
dinh dưỡng cần đạt để cung cấp calo cho trẻ. Nâng cao kiến thức kỹ năng xử lý khi
trẻ bị ngộ độc thực phẩm đối với giáo viên và cô nuôi .
Bồi dưỡng củng cố cho cô nuôi về qui trình bếp một chiều, cách bảo quản thực
phẩm, rau củ, quả, vệ sinh dinh dưỡng , vệ sinh an toàn thực phẩm. Các thao tác qui
5
trình chế biến, cách lựa chọn thực phẩm tươi ngon.
Phân công rõ từng người từng công việc cụ thể, thực hiện đúng dây chuyền chế
biến.
Giáo viên nhân viên trong trường Mầm non là lực lượng quyết định chất lượng
chăm sóc giáo dục trẻ mầm non nói chung, việc bồi dưỡng về nhận thức cung cấp
các kiến thức và kỹ năng thực hành như cách chọn thực phẩm, cách bảo quản thực
phẩm, cách xây dựng thực đơn, xây dựng khẩu phần ăn cho trẻ, cách chế biến thực
phẩm, cách vệ sinh thực phẩm và vệ sinh nhà bếp là những vấn đề được bồi dưỡng
và cập nhật thường xuyên, những kiến thức về chăm sóc sức khoẻ cho trẻ ở từng độ
tuổi, cách xử lý một số tình huống đặc biệt như trẻ khó ăn khó ngủ, trẻ khó thích
nghi với điều kiện mới đến trường, cách tổ chức và quản lý môi trường lớp học vệ
sinh và an toàn cho trẻ, cách tổ chức các hoạt động giúp trẻ làm quen với “Dinh
dưỡng dành cho bé”, “Bé tập làm nội trợ”. Đó là những nội dung bồi dưỡng rất
thiết thực với đội ngũ giáo viên và nhân viên cấp dưỡng .Giáo viên, nhân viên điều
được khám sức khỏe theo qui định, vệ sinh quần áo, đầu tóc, nhất là vệ sinh đôi tay,
khi chế biến phải đeo khẩu trang, tạp dề, thức ăn phải phù hợp với độ tuổi đảm bảo
chế biến ngon, hấp dẫn an toàn
2. Xây dựng thực đơn, nguồn cung cấp thực phẩm, tổ chức bữa ăn dinh dưỡng
* Xây dựng thực đơn
Là người phụ trách và trực tiếp xây dựng thực đơn, tính khẩu phần ăn cho trẻ tôi
đã ứng dụng phần mềm quản lý mầm non vào việc tính khẩu phần ăn cho trẻ định
lượng clo ban đầu chỉ đạt: Nhà trẻ 790/826kclo, mẫu giáo 978/1029kclo theo định
lượng chuẩn một ngày của trẻ ở trường mầm non. Với định lượng như thế thì không
đạt 70% định lượng một ngày của trẻ ở trường mầm non, vì vậy tôi phải nghiên cứu
để thay đổi thực đơn phù hợp đảm bảo về định lượng dinh dưỡng cho trẻ bằng cách
6
thay đổi thực đơn theo tuần, theo mùa phù hợp với tình hình thực tế của địa phương
và nguồn cung cấp thực phẩm.
Khi xây dựng thực đơn phải chú ý đến các món ăn của trẻ nhất là khâu chế biến
như băm nhỏ, thái nhỏ, nấu phải nhừ, mềm kể cả rau . Các món ăn mặn ta có thể
chế biến thêm nước sốt kèm theo để trẻ dễ ăn hơn. Ở lứa tuổi mầm non đòi hỏi nhu
cầu dinh dưỡng và năng lượng cũng vô cùng quan trọng, vì thế khi chế biến các
món ăn cũng phải đặc biệt quan tâm về khẩu vị và trạng thái của thức ăn .
Ăn uống còn phụ thuộc vào điều kiện khí hậu theo từng mùa . Như mùa hè nóng
bức nhu cầu về các món có nhiều nước tăng lên và những món canh chua , canh cua
… trẻ rất thích ăn . Còn về mùa đông thời tiết lạnh ta có thể sử dụng các món xào ,
rán thuộc các món ăn hầm nhừ ăn nhiều hơn.
Còn về thực phẩm các loại rau quả ta nên dùng mùa nào thức đó không cần thiết
phải sử dụng thực phẩm trái mùa .
Ví dụ: Tôi đã biết vận dụng vào thực tế và nguồn thực phẩm theo mùa để xây
dựng thực đơn 1 tuần hợp lý đảm bảo dinh dưỡng cho trẻ.
Thứ 2
Cơm
Canh rau
mồng tơi
nấu cua ghẹ
Thịt rim
Muối vừng
Thứ 3
Cơm
Canh rau
ngót
nấu
thịt
Ruốc cá
Thứ 4
Thứ 5
Thứ 6
Cơm
Cơm
Cơm
Canh rau Canh rau Canh rau
láo
nháo cải nấu tôm mồng
tơi
Bữa trưa
nấu cua
Thịt xào giá nấu cua
Thịt sốt cà đỗ
Thịt
đậu
chua
phụ sốt cà
Muối lạc
chua
Miến dong Phở thịt nạc Cháo gà
Chè
đậu Cháo lươn
Bữa chiều
nấu thịt
đen
Sau khi thay đổi thực đơn định lượng dinh dưỡng đã được cân đối và đảm bảo theo
từng độ tuổi. Nhà trẻ đạt từ 809-826 đạt 70% định lượng chuẩn, mẫu giáo đạt từ
1012-1029 đạt 70% định lượng chuẩn quy định
* Nguồn cung cấp thực phẩm: Lựa chọn nguồn cung cấp thực phẩm để đáp ứng
nhu cầu dinh dưỡng và đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm là một vấn đề
7
Vo u thỏng 9 hng nm nh trng t chc hp ban lónh o nh trng
v cỏc on th thng nht ch n ung, thc n n ung v mi cỏc
khỏch hng v ký hp ng thc phm.
Ngun cung cp thc phm phi cú iu kin cung cp thng xuyờn v
cú trỏch nhim trc phỏp lut v cht lng v v sinh an ton thc phm,
m bo giỏ c hp lý, n nh. Thc phm hp ng vi nh trng phi
c kim tra m bo v cht lng, v s lng hng ngy thỡ nhõn viờn
mi ký nhn v ch bin, các cơ sở hợp đồng phải đáp ứng yêu cầu vệ sinh; nhà
cửa nơi giết mổ gia súc, gia cầm , nơi cất dựng thực phẩm phải thoáng mát, sạch sẽ,
hợp vệ sinh ,ngời bán phải có ý thức bảo quản tốt che đậy, cất giữ không cho ruồi
nhặng bụi bám vào u tiên cho các bậc phụ huynh có điều kiện trên tham gia hợp
đồng bán thực phẩm cho nhà trờng hợp đồng với giá gốc và rẻ hơn so với thị trờng
từ 1 đến hai giá
Mt s loi rau c qu
8
*Tổ chức bữa ăn dinh dưỡng
Để được bé khoẻ, bé ngoan cần sự giúp đỡ của hai phía gia đình và nhà trường.
Trẻ ở giai đoạn đến trường là giai đoạn hết sức quan trọng, trẻ cần được chăm sóc
tốt để phát triển thể lực, trí lực. Việc tổ chức cho trẻ bữa ăn dinh dưỡng là một
trong những biện pháp nhằm nâng cao sức khoẻ cho trẻ. Đối với cơ thể trẻ còn nhỏ
phát triển thay đổi từng ngày nếu được nuôi dưỡng tốt thì trẻ sẽ khoẻ mạnh thông
minh, trái lại việc nuôi dưỡng không tốt thì sẽ bị suy dinh dưỡng ốm đau bệnh tật
ảnh hưởng đến sự phát triển toàn diện cơ thể trẻ.
Vì thể ở trường chúng tôi đã tổ chức bữa ăn dinh dưỡng vào ngày cuối tuần thực
đơn được thay đổi bằng các nguồn thực phẩm có nhiều dinh dưỡng như: Bún bò,
sữa đậu nành… Qua một thời gian theo dõi bữa ăn dinh dưỡng cuối tuần đã giúp
cho trẻ phấn khởi chờ đợi bữa ăn, ăn hết xuất và rất ngon miệng. Cùng với việc tổ
chức bữa ăn dinh dưỡng nhà trường đã thành lập ban phòng chống suy dinh dưỡng
hiệu trưởng làm trưởng ban, hiệu phó phụ trách chăm sóc làm phó ban. Chúng tôi
có nhiệm vụ theo dõi sức khoẻ ở lớp, tuyên truyền phối hợp với phụ huynh để phụ
huynh đóng góp thêm các nguồn thực phẩm mà gia đình sẵn có như rau sạch để bổ
sung thêm vào bữa ăn cho trẻ. Hằng tháng đánh giá kết quả sức khoẻ trẻ qua sổ
theo dõi trẻ suy dinh dưỡng và hằng quý kiểm tra sức khoẻ đối với những trẻ tăng
cân. Ngoài ra tôi còn xây dựng các biện pháp phối hợp với phụ huynh để bồi dưỡng
cho trẻ suy dinh dưỡng bằng các thực phẩm như : Chuối ,nước cam ,trứng gà
,trứng cút ,sữa …Với những thực phẩm nêu trên một phần nào đó cũng bổ sung
được một số chất mà cơ thể trẻ còn thiếu..
3. Tuyên truyền kiến thức về việc nâng cao chất lượng dinh dưỡng và vệ sinh
an toàn thực phẩm tới các bậc phụ huynh
9
Trường mầm non Nga Liên đầu năm có 15,9% trẻ em dưới 5 tuổi đến trường
là suy dinh dưỡng, tình trạng này do đâu có nhiều nguyên nhân nhưng có lẽ điều
cốt lõi nhất là chúng ta chưa có biện pháp trong việc chăm sóc trẻ một cách hợp lý.
Gia đình là một tế bào của xã hội nếu gia đình biết quan tâm đến sức khoẻ của trẻ,
có trách nhiệm với con em mình thì việc chăm sóc nuôi dưỡng giữa gia đình và nhà
trường cùng thống nhất với nhau. Vì vậy đầu năm học Ban giám hiệu nhà trường
cùng bàn bạc triển khai đến các lớp đầu năm học tổ chức họp phụ huynh để trao đổi
tình hình sức khoẻ của các cháu. Đầu năm học nhà trường phối hợp với trạm y tế
cân đo khám sức khỏe và lập bảng theo dõi sức khoẻ trẻ treo ở lớp để phụ huynh
nắm và kết hợp cùng thực hiện.
Phát động giáo viên và phụ huynh viết bài tuyên truyền về dinh dưỡng và vệ sinh
an toàn thực phẩm những bài viết hay nhà trường chọn và gửi cho đài truyền thanh
xã tuyên truyền trên loa truyền thanh của xã nhằm tuyên truyền rộng rãi đến toàn
thể nhân dân.
Ngoài ra nhà trường xây dựng góc tuyên truyền với phụ huynh tuyên truyền cho
phụ huynh biết kiến thức nuôi dạy con theo khoa học, triệu chứng cách phòng
chống một số bệnh thông qua các lần họp và tiếp xúc với phụ huynh, để phụ huynh
thấy được hiệu quả của việc ăn theo đúng chế độ.
10
Phối hợp với phụ huynh sáng tác thơ ca hò vè về dinh dưỡng giúp cho phụ huynh
có những kiến thức về dinh dưỡng:
Ví dụ :
Nghe vẻ nghe ve
Thêm vào ăn quả
Nghe vè dinh dưỡng
Mẹ (Cô ) bảo ăn rau
Muốn cho trẻ khoẻ
Thịt cá ăn vừa
Da dẻ hồng hào
Dầu mở đừng thừa
Gạo khoai đủ cả
Ngăn ngừa béo phị
Với hình thức tuyên truyền này một phần nào đó giúp cho phụ huynh có một số
kiến thức trong công tác chăm sóc và có những biện pháp kịp thời đối với trẻ suy
dinh dưỡng.
Đối với giáo viên dạy hoạt động khám phá khoa học đề tài “Cơ thể của bé” cô
tích hợp bài vè dinh dưỡng để giáo dục các cháu rèn luyện thân thể và ăn uống đầy
đủ các chất dinh dưỡng :
Nghe vẻ nghe ve
Ăn dặm uống sữa
Thức ăn kha khá
Nghe vè dinh dưỡng
Hợp lý vệ sinh
Giàu chất vitamin
Muốn cho khẻo đẹp
Ăn đúng khẩu phần
Dinh dưỡng ăn vừa
Thể dục hằng ngày
Không thừa không thiếu
Chất đường chất béo
Sức khẻo dẻo dai
Nào là chất đạm
Các con nên nhớ
Ngày ăn ba bữa
Cần phải ăn nhiều
Những lời khuyên trên
Với chức năng là một hiệu phó quản lý công tác bán trú trong nhà trường .Tôi tham
mưu với ban giám hiệu đưa nội dung tuyên truyền các tài liêu về vệ sinh dinh
dưỡng và an toàn thực phẩm lồng ghép trong các cuộc họp. Qua đó đối với các
cháu suy dinh dưỡng nhà trường phối hợp với phụ huynh tăng nguồn dinh dưỡng
trong các bữa ăn hàng ngày của trẻ để trẻ phát triển. Tuyên truyền qua tranh tự vẽ
11
và tranh tuyên truyền dinh dưỡng và an toàn thực phẩm của các cơ quan chức năng
cung cấp, tích hợp vào các chương trình giảng dạy.
Ví dụ: - Qua trò chơi “ cửa hàng bán rau quả” khi mua hàng cháu phải biết chọn
những thực phẩm tươi ngon thực phẩm không bị dập nát.
- Qua trò chơi “ nấu ăn” cháu biết rửa tay và vệ sinh đồ dùng trước khi chế
biến, dùng nước sạch để chế biến thức ăn, sau khi nấu chín phải đậy cẩn thận.
- Trò chơi học tập “Xếp nhanh thành nhóm ”Chuẩn bị : Tranh lô tô về các
loại thực phẩm, mỗi cháu có một bàn cờ dinh dưỡng có vẽ hình đại diện các
nhómLuật chơi: Cô phát cho mỗi trẻ một bàn cờ và các tranh về các loại thực
phẩm, hai cháu sẽ chơi oẳn tù tì cháu nào thắng sẽ được chọn một con bài lô tô sắp
vào bàn cờ theo đúng 4 nhóm thực phẩm – cháu nào sắp đúng và nhanh hơn cháu
đó sẽ thắng cuộc (Ví dụ: Khi cháu chọn tranh lô tô có hình tôm cua cháu phải đặt
vào nhóm chất đạm hay cháu có tranh lô tô về rau quả cháu gắn vào nhóm vitamin
chất khoáng .v..v ) Qua trò chơi này giúp trẻ nhận biết và nhớ lâu được các nhóm
thực phẩm qua đó cháu biết nhóm nào nên ăn nhiều và nhóm nào ăn hạn chế.
Đối với phụ huynh tuyên truyền cho phụ huynh cách chăm sóc bảo vệ sức khỏe
cho trẻ - nhắc nhở phụ huynh không mua quà bánh cho cháu đưa vào lớp để tránh
xảy ra tình trạng ngộ độc thực phẩm hạn chế xả rác bừa bãi trong trường lớp. Có
những phụ huynh quá nuông chiều con khi đón con từ trường về phụ huynh mua
những bánh ram, kẹo gặp những trường hợp này giáo viên trao đổi với phụ huynh
nếu cho cháu ăn những thức ăn này tối về cháu sẽ không ăn cơm được rất ảnh
hưởng đến sức khỏe của cháu. Nếu chúng ta giải thích rõ ràng thì dù có thương con
đến mấy thì phụ huynh sẽ không bao giờ cho cháu ăn những thức ăn đó vào trước
bữa ăn
12
Hình ảnh phụ huynh đang tham gia buổi tuyên truyền về giáo dục dinh dưỡng và vệ sinh an toàn thực phẩm
4. Các biện pháp phòng nhiễm bẩn vệ sinh an toàn thực phẩm, vệ sinh nơi chế
biến và công tác phối hợp đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm
Trước khi chế biến thực phẩm sống, nhân viên cấp dưỡng rửa dụng cụ: Dao,
thớt sạch sẽ tránh để nhiễm khuẩn, rêu mốc trên dao thớt.
Thức ăn chín phải đảm bảo đủ thời gian và nhiệt độ, không để thực phẩm sống tiếp
xúc với thực phẩm chín.
Giáo dục kiến thức về vệ sinh an toàn thực phẩm cho nhân viên về cách xử lý thực
phẩm từ khâu chọn nguyên liệu thực phẩm đến chế biến và bảo quản thực phẩm vì
vệ sinh an toàn thực phẩm là trách nhiệm của toàn dân.
Thực hiện tốt biện pháp phòng tránh ngộ độc bằng cách thường xuyên kiểm tra
các thực phẩm của đối tác trước khi ký nhận thực phẩm hàng ngày và phát hiện
những thực phẩm không đảm bảo chất lượng và số lượng.
Đưa nội dung an toàn thực phẩm vào chương trình chăm sóc giáo dục trẻ phù hợp
với từng độ tuổi.
13
Nơi chế biến thực phẩm luôn thường xuyên giữ vệ sinh sạch sẽ có dụng cụ riêng
cho thực phẩm sống và chín.
Dụng cụ cho trẻ ăn uống như: Bát, thìa, ly… phải được rửa sạch để ráo trước khi sử
dụng.
Bếp nấu ăn đảm bảo đủ ánh sáng và không khí.
Bếp thực hiện quy trình một chiều để đảm bảo vệ sinh.
Nhà bếp luôn luôn hợp vệ sinh, đảm bảo bếp không bị bụi, có đủ dụng cụ cho nhà
bếp và đồ dùng ăn uống cho trẻ, có đủ nguồn nước sạch cho trẻ phục vụ ăn uống.
Ngoài ra trong nhà bếp có bảng tuyên truyền 10 nguyên tắc vàng về vệ sinh an toàn
thực phẩm cho mọi người cùng đọc và thực hiện. Phân công cụ thể ở các khâu: chế
biến theo thực đơn, theo số lượng đã quy định của nhà trường, đảm bảo nhu cầu
dinh dưỡng và hợp vệ sinh.
Đối với nhân viên nấu ăn phải thường xuyên kiểm tra sức khoẻ trước khi làm
việc vào đầu năm học mới, và sau sáu tháng làm việc tiếp theo. Trong quá trình chế
biến thức ăn cho trẻ đầu tóc gọn gàng, móng tay luôn cắt ngắn và sạch sẽ, tuyệt đối
không được bốc thức ăn khi chia cho trẻ.
Nhà trường phối hợp cùng với công đoàn tổ chức xây dựng vườn rau cho bé tại
ngay sân trường để góp phần cung cấp dinh dưỡng và cải thiện bữa ăn cho trẻ luôn
đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm.
Cọ rửa vệ sinh các dụng cụ chế biến thực phẩm hàng ngày sau khi sử dụng.
Thùng rác thải, nước gạo… luôn được thoát và để đúng nơi quy định, các loại
rát thải được chuyển ra ngoài hàng ngày kịp thời.
Nhân viên phải mặc trang phục trong khi nấu ăn: đeo tạp dề, đội mũ khi chế
biến, đeo khẩu trang trước khi chia thức ăn và rửa tay bằng xà phòng tiệt trùng.
Hàng ngày trước khi bếp hoạt động, nhà trường đã có kế hoạch phân công cụ
thể các nhân viên cấp dưỡng thay phiên nhau đến sớm làm công tác thông thoáng
phòng cho không khí lưu thông và lau dọn sàn nhà, kệ bếp, kiểm tra hệ thống điện,
14
ga trước khi hoạt động. Nếu có điều gì biểu hiện không an toàn thì nhân viên cấp
dưỡng báo ngay với lãnh đạo nhà trường để biết và kịp thời xử lý.
Ngoài công tác vệ sinh hàng ngày, định kỳ, hàng tháng phải tổng vệ sinh xung
quanh nhà bếp, vệ sinh nhà bếp – dụng cụ nhà bếp – dụng cụ ăn uống nơi sơ chế
thực phẩm sống-khu chế biến thực phẩm-chia cơm-nơi để thức ăn chín…
Khu nhà bếp chế biến thực phẩm được đảm bảo vệ sinh và tránh xa nhà vệ sinh, bãi
rác, khu chăn nuôi…không có mùi hôi thôi xãy ra khi chế biến thức ăn.
Dao thớt sau khi chê biến luôn được rửa sạch để ráo hàng ngày và được sử
dụng đúng giữa thực phẩm sống và chín.
Người không phận sự không được vào bếp.
5. Vệ sinh môi trường
a. Nguồn nước:
Nước là một loại nguyên liệu không thể thiếu được và nó được sử dụng nhiều
công đoạn chế biến thực phẩm và vệ sinh trong sinh hoạt hàng ngày đối với trẻ.
Nước nhiễm bẩn sẽ tạo nguy cơ không tốt đến sức khoẻ của trẻ. Nếu dùng nước
an toàn trong chế biến thực phẩm phải là nước sạch lấy từ giếng khoan, nước máy,
nước giếng… và nước cũng phải được kiểm định về vệ sinh thường xuyên. Nhà
trường đã sử dụng nguồn nước sạch và luôn được sát trùng, nếu có biểu hiện khác
thường thì nhân viên nhà bếp báo ngay cho nhà trường và nhà trường báo ngay với
cơ quan y tế để điều tra và xử lý kịp thời nếu nước nhiễm bẩn sẽ gây ra ngộ độc
thức ăn trong ăn uống, và các chứng bệnh ngoài da của trẻ.
Nước uống luôn được đun sôi để nguội và đựng vào bình có nắp đậy bằng Inoox,
tất cả các lớp đều có bình đựng nước và bình đựng nước được cọ rửa hàng ngày.
b. Xử lý chất thải
Đối với trường bán trú có rất nhiều loại chất thải khác nhau như:Nước thải, khí
thải, rác thải… Nước thải từ nhà bếp, khu vệ sinh tự hoại, rác thải từ rau củ, rác từ
thiên nhiên lá cây, các loại nilông, giấy lộn, đồ sinh hoạt thừa, vỏ hộp sữa…Nếu
15
không có biện pháp xử lý tốt sẽ làm ô nhiễm môi trường. Rát thải đã được nhà
trường ký kết hợp đồng với phòng vệ sinh môi trường thu gom và xử lý hàng ngày,
vì vậy khuôn viên trường lớp không có rát thải tồn đọng và mùi hôi thối.
Trường có cống thoát nước ngầm để không có mùi hôi. Khu vệ sinh đại tiểu tiện
luôn được nhân viên vệ sinh thường xuyên cọ rửa sạch sẽ.
Xây dựng môi trường xanh sạch đẹp là một trong các tiêu chí hưởng ứng phong
trào xây dựng “Trường học thân thiện, học sinh tích cực” và nhà trường đã phát
động đến toàn thể cán bộ viên chức, các bậc cha mẹ học sinh và các cháu cùng
nhau xây dựng môi trường sư phạm xanh – sạch -đẹp. Đây là phong trào đã được
cán bộ viên chức và toàn thể cha mẹ học sinh, các cháu học sinh đồng tình hưởng
ứng cho nên cảnh quan môi trường, lớp học luôn xanh mát. Ngoài ra sân sau nhà
trường còn có vườn rau cho cô và trẻ cùng chăm bón. Vườn rau này cũng là nguồn
cung cấp rau cho nhà bếp và thật sự là vườn rau sạch để có những bữa canh thật an
toàn và ngon miệng cho trẻ.
6. Thành lập ban chỉ đạo và làm tốt công tác kiểm tra
* Thành lập ban chỉ đạo
Nhà trường thành lập ban chỉ đạo y tế học đường gồm:
1 đ/c Ban giám hiệu phụ trách phần chăm sóc cho trẻ
1 đ/c phụ trách y tế.
1 đ/c đại diện cha mẹ học sinh.
Ban chỉ đạo xây dựng kế hoạch thực hiện đề ra các mục tiêu và các giải pháp
để nâng cao chất lượng dinh dưỡng và đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm. Ngoài
ra ban chỉ đạo còn lập bảng phân công công việc cụ thể cho từng thành viên trong
ban chỉ đạo để theo dõi việc thực hiện kế hoạch đã đề ra, để kịp thời xử lý các vấn
đề có liên quan xảy ra.
Ban chỉ đạo có trách nhiệm đẩy mạnh công tác vệ sinh an toàn thực phẩm và
phòng chống các dịch bệnh trong nhà trường
16
Tổ chức tuyên truyền bằng các hình thức như: Xây dựng góc tuyên truyền, viết
bài tuyên truyền, trao đổi với phụ huynh trong các giờ đón trẻ để phối hợp tốt.
Đưa nội dung giáo dục môi trường, an toàn thực phẩm vào các giờ hoạt động
chung nhằm giúp trẻ tích cực tham gia giữ vệ sinh đảm bảo an toàn thực phẩm như
lao động tự phục vụ, giữ vệ sinh môi trường, rèn thói quen vệ sinh cá nhân và các
hành vi văn minh nơi công cộng, tạo môi trường thân thiện trong trường lớp Mầm
non. Phối hợp với y tế, tài nguyên môi trường tổ chức hỗ trợ cho công tác an toàn
thực phẩm, lên kế hoạch phun thuốc diệt côn trùng ít nhất một lần trong một năm
học để cảnh quan môi trường luôn sạch đẹp đảm bảo vệ sinh.
Tuyên truyền phổ biến kiến thức nuôi con theo khoa học, cách giữ vệ sinh môi
trường tới các bậc cha mẹ học sinh và có biện pháp phối hợp chặt chẽ.
10 nguyên tắc vàng về vệ sinh an toàn thực phẩm cho người làm bếp và 10 lời
khuyên dinh dưỡng hợp lý cho phụ huynh và nhân dân cần biết.
* Làm tốt công tác kiểm tra và giám sát
Kiểm tra, đánh giá là một khâu của việc tổ chức thực hiện của người quản lý,
và cũng là biện pháp có hiệu nghiệm, để khắc phục bệnh quan liêu đây là một việc
làm cần thiết mà bất cứ người quản lý nào cũng phải tiến hành .
Việc giám sát kiểm tra vệ sinh an toàn thực phẩm trong trường mầm non phải
thường xuyên liên tục không được xem nhẹ .
Hàng ngày ngoài việc kiểm tra, khâu tiếp phẩm nhà trường còn phối hợp với hội
phụ huynh học sinh, Y tế cùng ban giám hiệu kiểm tra định kỳ hoặc đột xuất rút
kinh nghiệm, điều chỉnh kịp thời các nội dung như: Kiểm tra việc thực hiện nội qui
bếp ăn, việc thực hiện mười lời khuyên vàng, kiểm tra việc thực hiện vệ sinh môi
trường( môi trường trong và ngoài lớp học, vệ sinh phòng bếp, hệ thống thoát nước,
sử lý rác thải ...), kiểm tra khẩu phần ăn của trẻ theo tuần, tháng, quí. Kiểm tra vệ
sinh cá nhân trẻ , các kỹ năng rửa tay, lau mặt .... đối với mẫu giáo lớn. Đối với các
lớp bé , nhà trẻ kiểm tra việc cô vệ sinh cho trẻ ...).
17
IV. KIỂM NGHIỆM
1. Đối với cán bộ giáo viên và nhà trường
Trong năm học nhà trường đảm bảo an toàn tuyệt đối về vệ sinh an toàn thực
phẩm bếp ăn của nhà trường đã được trung tâm y tế dự phòng kiểm tra và công
nhận bếp ăn đảm bảo về vệ sinh an toàn thực phẩm
100% cán bộ viên chức hiểu và nắm được công tác đảm bảo vệ sinh an toàn thực
phẩm cho trẻ ăn bán trú trong trường Mầm non.
Tập thể cán bộ viên chức từ nhân viên phục vụ đến cán bộ lãnh đạo đều có ý thức
trách nhiệm cao trong quá trình giữ vệ sinh chung đặc biệt là vệ sinh an toàn thực
phẩm.
2. Đối với trẻ
Qua thời gian tiến hành các biện pháp để nâng cao chất lượng chăm sóc nuôi
dưỡng nêu trên góp phần hạn chế tỷ lệ suy dinh dưỡng trong nhà trường đến cuối
năm học chất lượng sức khoẻ của trẻ đã được nâng cao rõ rệt. Tỷ lệ trẻ suy dinh
dưỡng giảm so với đầu năm xuống còn 6,1% cụ thể:
Kênh bình thường là : 323/344 đạt tỉ lệ: 93,9%.
Kênh suy dinh dưỡng là: 21/344 đạt tỉ lệ: 6,1%.
Trong năm học không có cháu nào bị ngộ độc thực phẩm. Trẻ được đảm bảo vệ
sinh an toàn thực phẩm, biết giữ vệ sinh cá nhân, vệ sinh môi trường thông qua các
giờ học tích hợp, vui chơi, ca dao, đồng dao…Nhà trường có 10 cháu tham gia dự
thi “ Bé khỏe, bé ngoan” cấp huyện đạt 8 giải nhì, 2 giải 3. Ngoài ra trẻ biết được
một số lao động để giữ vệ sinh nơi công cộng, vệ sinh môi trường như: không vứt
rác, khạc nhổ nơi công cộng, biết bỏ rác đúng nơi quy định, vệ sinh lớp học hàng
ngày… và biết được công tác giữ vệ sinh rất quan trọng đối với sức khoẻ con
người.
3. Đối với các bậc cha mẹ học sinh
18
Qua công tác tuyên truyền của giáo viên phụ huynh đã hiểu được việc chăm sóc
nuôi dưỡng trẻ trong trường mầm non là rất quan trọng, phụ huynh đã đầu tư cho
trẻ đến trường và ăn ngủ tại trường đạt 100%.
Tất cả các bậc cha mẹ học sinh đồng tình ủng hộ về cách giữ vệ sinh và phòng
chống các bệnh nhiễm khuẩn xãy ra trong nhà trường. Đã có sự phối hợp chặt chẽ
trong công tác giáo dục trẻ biết giữ vệ sinh chung, vệ sinh cá nhân và cùng nhau
làm tốt công tác chăm sóc giáo dục trẻ.
C. KẾT LUẬN VÀ ĐỀ XUẤT
I. KẾT LUẬN
Nâng cao chất lượng nuôi dưỡng và đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm là mối
quan tâm lớn của toàn xã hội hiện nay. Vai trò của người cán bộ quản lý một
trường có tổ chức ăn bán trú 100% thì đây là một trách nhiệm nặng nề mà đòi hỏi
người cán bộ quản lý luôn luôn năng động, sáng tạo và đầu tư có hiệu quả trong
công tác xây dựng và tiếp cận với tất cả các hoạt động trong trường mầm non.
Mục đích của đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm trong trường mầm non là giúp
trẻ khỏe mạnh, nhanh nhẹn, khơi dậy ở trẻ tính tò mò ham hiểu biết…Chính vì vậy
mà mỗi chúng ta cần phải quan tâm và đầu tư có hiệu quả vào trong công tác chăm
sóc và giáo dục trẻ để giúp trẻ có một sức khỏe tốt. Đó là những kinh nghiệm quý
báu theo chúng ta đi suốt những năm tháng trong công tác làm công tác chăm sóc
giáo dục trẻ và nhất là những người làm công tác lãnh đạo tại các trường mầm non
có tổ chức ăn bán trú.
Qua nhiều năm thực hiện tổ chức chương trình chăm sóc giáo dục trẻ có tổ chức
ăn bán trú, bản thân tôi nhận thấy đây là bài học giúp cho toàn thể cán bộ giáo viên
có một kiến thức cơ bản về mọi mặt trong công tác chăm sóc giáo dục trẻ ở trường
lớp mầm non, đặc biệt là cách giữ vệ sinh an toàn thực phẩm trong trường lớp mầm
non.
19
Thường xuyên đổi mới công tác quản lý, chỉ đạo có hiệu quả về công tác chăm
sóc sức khỏe cho trẻ.
Tuyên truyền sâu rộng đến tất cả các bậc cha mẹ học sinh và cộng đồng thấy
được tầm quan trọng của nuôi dưỡng và đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm trong
trường mầm non trong công tác chăm sóc giáo dục trẻ.
II. ĐỀ XUẤT:
Để có điều kiện thực hiện tốt về công tác chăm sóc giáo dục trẻ, đề nghị Lãnh
đạo các cấp quan tâm đầu tư cơ sở vật chất xây dựng bổ sung cơ sở vật chất phục
vụ cho công tác nuôi dưỡng. Nhà trường cùng các bậc phụ huynh tăng cường công
tác xã hội hóa giáo dục mua sắm trang thiết bị đầy đủ phục vụ cho công tác nuôi
dưỡng và chăm sóc trẻ.
Nga Liên, ngày 10 tháng 4 năm 2012
Người viết SKKN
Phạm Thị Tuyết
20