Tải bản đầy đủ (.doc) (19 trang)

MỘT SỐ BIỆN PHÁP HƯỚNG DẪN CHO TRẺ 25-36 THÁNG TUỔI HOẠT ĐỘNG GÓC

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (7.38 MB, 19 trang )

1. M U
1.1: Lý do chn ti
Cú th khng nh rng nhng mu chuyn v mụ hỡnh xõy dng, nhng tỡnh
hung chi gi b y cht ngu hng nh: Bỏc s i cu tụi vi! Con tụi b cỏ
su cn chy mỏu tay ri õy ny. Con cỏo chui vo nh mỡnh lỏy cp mt cỏi
bỏt ri, m gi in cho chỳ cnh sỏt n tỡm cỏi bỏt cho m. Nhng tỡnh
hung nh th ny chỳng ta cú th d dng bt gp tr khi chỳng chi cỏc trũ
chi xõy dng, lp ghộp, hay trũ chi gi b. ụi vi tr th gii xung quanh
tht mi m v vụ cựng hp dn.
Trng mm non l cỏi nụi nuụi dng ban u ,to iu kin cho tim
nng ang con p trong lũng tr. Do ú, vic giỏo dc tr ngay t nhng nm
u tiờn ca cuc sng l ht sc cn thit.Mt ngy trng mm non tr c
tham gia nhiu hot ng giỏo dc nh: Hot ng chi tp cú ch nh, hot
ng gúc, hot ng do chi ngoi tri. Trong ú hot ng gúc l hot ng
khụng th thiu c i vi tr. Bi vỡ nú l chic chỡa khoỏ m ra cho tr thy
nhng iu mi l trong cuc sng, giỳp tr cú c hi th hin m c, s thớch
ca chớnh bn thõn mỡnh, thụng qua hot ng gúc s hỡnh thnh tr tỡnh yờu
thiờn nhiờn, c tớnh cn cự chm ch. Với phơng châm: Hc bng chi, chi
m hc hot ng gúc giỳp tr m rng v hiu bit v th gii xung quanh,
bờn cnh ú cũn gúp phn giỳp tr phỏt trn ton din v th cht, nhn thc,
ngụn ng, tỡnh cm, k nng xó hi v thm m, kh nng giao tip, ng s
trong cuc sng.Trong thc t la tui nh tr nờn vic tham gia cỏc trũ chi
hot ng gúc ang cũn b ng cha quen. T nhn thc trờn, tụi thit ngh vic
trang b cỏc kin thc v nõng cao k nng hot ng gúc cho tr trong trng
mm non l vic lm ht sc cn thit v b ớch.
Chính vì vậy để phát huy c tớnh sỏng to v s ham hiu bit ca tr tôi
quyết định chọn đề tài Hng dn cho tr 25-36 thỏng hot ng gúc với
mong muốn góp sức nhỏ bé của mình trong việc nâng cao chất lợng chăm sóc

1



giáo dục trẻ Mầm non mà ở một góc độ nhất định nào đó đợc bắt đầu t chớnh
hot ng vui chi ca tr.
1.2: Mc ớch nghiờn cu:
Nghiờn cu vic t chc hot ng gúc cho tr 25-36 thỏng nhm a ra
mt s bin phỏp hng dn cho tr 25-36 thỏng tui hot ng gúc t kt qu
ti trng mm non Th trn Nga Sn.
1.3: i tng nghiờn cu:
Quỏ trỡnh t chc hot ng gúc cho tr 25-36 thỏng tui ti trng mm
non Th Trn Nga Sn,
1.4: Phng phỏp nghiờn cu:
- Phng phỏp nghiờn cu xõy dng c s lý lun
- Phng phỏp kho sỏt iu tra thc t, thu thp thụng tin
- Phng phỏp thng kờ, x lý s liu.
2. NI DUNG SNG KIN KINH NGHIM
2.1. C s lý lun ca sỏng kin kinh nghim:
Theo iu 23 lut GDMN 2005 ban hnh s 38/2005 QH11 ngy
14/6/2005 yờu cu v ni dung v phng phỏp GDMN ó ghi: Phng phỏp
giỏo dc mm non ch yu l thụng qua vic t chc cỏc hot ng vui chi
giỳp tr em phỏt trin ton din.
Theo chng trỡnh Giỏo dc mm non (Ban hnh kốm theo Thụng t s:
17/2009/TT-BGDT ngy 25 thỏng 7 nm 2009 ca B trng B Giỏo dc
v o to) cng ó nờu rừ: Mc tiờu ca giỏo dc mm non l giỳp tr em phỏt
trin v th cht, tỡnh cm, trớ tu, thm m, hỡnh thnh nhng yu t u tiờn
ca nhõn cỏch, chun b cho tr em vo lp mt; hỡnh thnh v phỏt trin tr
em nhng chc nng tõm sinh lớ, nng lc v phm cht mang tớnh nn tng,
nhng k nng sng cn thit phự hp vi la tui, khi dy v phỏt trin ti a
nhng kh nng tim n, t nn tng cho vic hc cỏc cp hc tip theo v
cho vic hc tp sut i


2


Vì vậy: Giáo dục mầm non hiện nay đã và đang tiếp tục tìm ra những
phương pháp mới để giảng dạy trong đó có nhu cầu về vui chơi hay còn gọi là
hoạt động góc cũng rất quan trọng và được phân bổ như một hoạt động chính
trong ngày, thông qua giờ hoạt động góc giúp trẻ rèn luyện trí nhớ, tính quan sát,
kỹ năng phân biệt, so sánh,… nhằm giúp trẻ khắc sâu kiến thức, trẻ hiểu thêm về
nội dung bài học, phát triển trí tuệ ở trẻ một cách toàn diện. Thông qua đồ chơi
tự tạo ở hoạt động góc còn giúp trẻ hiểu được nội dung của công việc thật mà trẻ
chưa hề thực hiện được.
2.2. Thùc tr¹ng vấn đề trước khi áp dụng sáng kiến kinh ngiệm:
Trêng mÇm non Thị Trấn lµ trường chất lượng cao của Huyện với cơ sở vật
chất đầy đủ, sạch đẹp có nhiều đồ dùng đồ chơi để phục vụ cho các góc chơi.
Được sự hướng dẫn và chỉ đạo sát sao về chuyên môn của phòng giáo dục
và sự quan tâm tạo điều kiện về mọi mặt của Ban giám hiệu nhà trường, đồng
nghiệp cùng nhau làm đồ dùng đồ chơi phục vụ cho các góc chơi theo chủ đề
phù hợp với độ tuổi trẻ.
Trẻ tới trường đều đặn, chuyên cần, có nề nếp nên tôi có thể dành nhiều
thời gian để cung cấp kiến thức cho trẻ.
Đa số phụ huynh nhiệt tình có nhận thức về việc học tập của mình, sẵn
sàng hỗ trợ và tìm kiếm nguyên vật liệu cho việc làm đồ dùng càng thêm phong
phú và đa dạng.
Bản thân tôi cũng có nhiều cố gắng trong quá trình tự học, tự rèn làm đồ
chơi phục vụ cho các góc.
Bên cạnh những thuận lợi trên trong quá trình thực hiện tôi còn gặp phải
một số khó khăn như thời gian dành cho việc làm đồ dùng ở các góc còn ít, hơn
nữa đồ dùng hoạt động góc phải luôn thay đổi theo từng chủ đề, đồ dùng, đồ
chơi phải đủ số lượng phục vụ cho hoạt động góc của trẻ.
Một số trẻ trong lớp còn có tính thụ động ít giao lưu trong hoạt động góc.

Khả năng chú ý có chủ định của trẻ còn kém, trẻ dễ dàng nhập cuộc chơi
nhưng cũng nhanh chóng tự rút ra khỏi trò chơi nếu không còn hứng thú.
3


* Kết quả khảo sát đầu năm:
Vào đầu năm học tôi đã tổ chức các hoạt động góc cho trẻ, qua đó tôi nhận
thấy rằng một số nhược điểm lớn là một số trẻ chưa tự xung phong nhận vai
chơi của mình mà chờ cô chỉ định, trẻ chưa tự chọn góc chơi cho chính trẻ, đa số
trẻ còn lẫn lộn giữa góc chơi này với góc chơi kia, trẻ không hứng thú, một số
trẻ chưa biết sử dụng đồ chơi đúng mục đích dẫn đến hoạt động góc đạt tỷ lệ
thấp. Cụ thể như sau:
Nội dung khảo sát

Tốt
SL %
lượng
Trẻ nhớ nội dung chơi
14 56%
trẻ
Trẻ có kiến thức chơi
13 52%
khảo Trẻ hứng thú tham gia chơi 15 60%
Trẻ chơi thành thạo tự tin
5 20%
sát
Số

Đạt
Chưa

Khá
TB
đạt
SL % SL % SL %
5 20% 5 20% 1 4%
6 24% 4 16% 2 8%
7 28% 3 12%
7 28% 13 52% 5 20%

2.3. Các giải pháp đã sử dụng để giải quyết vấn đề:
Căn cứ vào thực trạng trên tôi đã trăn trở tìm tòi và tìm ra các biện pháp tổ
chức hoạt động góc cho trẻ nhằm dạy trẻ tham gia vào hoạt động góc đạt kết quả
cao cụ thể như sau:
2.3. 1: Chuẩn bị nguyên vật liệu làm đồ dùng, đồ chơi ở các góc:
Muốn cho trẻ hoạt động tốt hoạt động này, thì ngay từ đầu năm học tôi đã
lên kế hoạch cho việc làm đồ dùng, đồ chơi phục vụ ở các góc, tôi không lên
một cách chung chung mà vạch ra rõ ràng cụ thể cho việc làm đồ dùng, đồ chơi.
Đồng thời phải nắm chắc những nguyên tắc cơ bản khi chọn nguyên vật liệu làm
đồ dùng, đồ chơi tự tạo phục vụ cho hoạt động góc như: Đảm bảo tính phù hợp,
an toàn cho trẻ về: Màu sắc, kích thước đồ dùng phải phù hợp an toàn, không
độc hại, không nguy hiểm cho trẻ. Nguyên vật liệu phải được vệ sinh trước khi
tái chế thành đồ chơi và còn phải đảm bảo tính phổ biến: Nguyên liệu sẵn có dễ
tìm kiếm ở địa phương có thể sử dụng vào nhiều nội dung khác nhau như:
Thùng catton xốp, đĩa video cũ, giấy báo có trang bìa quảng cáo, chai nhựa, vỏ
hộp sữa chua, hộp đựng cơm, vải vụn, chuỗi hạt, vỏ ốc, vỏ ngao, vỏ điệp, ống
4


chỉ, tăm tre, khối gỗ. Tất cả những nguyên vật liệu cần đảm bảo an toàn, không
gây độc hại, không sắc nhọn, không nặng nề đối với trẻ.


Đồ chơi từ các nguyên vật liệu tái sử dụng
Ngoài ra còn phải đảm bảo tính sáng tạo: Từ một loại vật liệu có thể tạo
hình thành nhiều đồ chơi khác nhau ở các góc cho trẻ. Ví dụ: Tôi dùng đĩa video
cũ cắt hình rẽ quạt, hình thoi, trang trí giấy decan cho trẻ xếp hình con cá hoặc
dùng bình nhựa làm ra một số đồ dùng trong gia đình như: Nồi cơm điện, đồ uốn
tóc hoặc dùng con ốc gạo xếp hình ngôi nhà, xếp ô tô, đoàn tàu; Giấy bìa báo vò
thành từng nắm nhỏ đắp núi, làm cây, làm lá. Từ những vải vụn, giấy màu làm
thành những con rối để cho trẻ chơi, may quần áo.
Cũng từ những nguyên vật liệu đó, trẻ sử dụng trong hoạt động góc và trẻ
làm ra nhiều sản phẩm như: Trẻ dùng hộp đựng cơm kết hợp với giấy thấm làm

5


ra một loại rau; dùng hộp giấy làm ra một số biển báo phương tiện giao thông;
dùng tăm tre xếp lại thành hình vuông, hình chữ nhật.
Đặc biệt việc chuẩn bị đồ dùng cần phải phù hợp với nội dung chủ đề. Ví
dụ: Chủ đề: Cây, rau, quả và những bông hoa đẹp cô giáo cần chuẩn bị đồ
dùng như: Lon nước yến, hộp giấy hình vuông, lá chuối, cành cây khô, giấy
màu, hồ dán, tranh ảnh, bài hát, bài thơ về chủ đề. Khi trẻ chơi ở các góc trẻ
có đủ đồ dùng để thực hiện một số nội dung như: nặn quả, nặn cánh hoa, xem
tranh ảnh về chủ đề cây, hoa, quả và những bông hoa đẹp, tận dụng khối xốp
để làm bánh sinh nhật để tổ chức sinh nhật cho những trẻ có ngày sinh trong
chủ đề. Tận dụng những cái quạt hư đem dán giấy lại để làm quạt cho những
lúc chơi trò chơi phản ánh sinh hoạt, cũng từ những chiếc quạt đó tôi có thể
hát múa sử dụng bằng quạt trong hoạt động có chủ định trẻ rất thích. Từ
những nội dung đó, nhằm hỗ trợ cho hoạt động chơi tập có chủ định giúp trẻ
sáng tạo hơn trong việc thực hiện một số hoạt động và giúp trẻ khắc sâu kiến
thức hơn.

Đồ chơi của trẻ nhà trẻ cần đa dạng và phong phú, màu săc phải hấp dẫn để
thu hút được sự chú ý của trẻ nhưng phải đảm bảo an toàn về mọi mặt cho trẻ.
Nhiều đồ chơi của trẻ có kích thước nhỏ nên làm lâu, đòi hỏi tôi phải chịu khó
kiên trì khi làm đồ chơi cho trẻ. Từ những gì bản thân tôi đã biết tôi còn hỏi
thêm ở các bạn đồng nghiệp để tạo ra các đồ dùng, đồ chơi phong phú hơn, phù
hợp với nội dung chơi. Ngoài ra tôi còn phải biết làm tăng cường hiệu quả đồ
chơi khi trẻ chơi ở các góc.
- Cô giáo chuẩn bị đồ chơi cho trẻ rất công phu và vất vả nhưng nếu chúng
ta không quan tâm việc sử dụng đồ chơi cho trẻ như thế nào thì sẽ giảm tác
dụng giáo dục của đồ chơi với trẻ.
Ví dụ: Lõi của ống chỉ nếu không quan tâm hướng dẫn trẻ cách sử dụng,
trẻ sẽ không biết cách chơi mà chỉ cầm ống chỉ lăn qua lăn lại. Nếu được gợi ý,
hướng dẫn. Từ 1 ống chỉ trẻ có thể dùng làm thân cây dừa, dùng để chơi xâu ống
chỉ vào dây.
6


Ở từng chủ đề, ngoài những đồ dùng đồ chơi làm mới tôi vẫn tiếp tục lựa
chọn đồ dùng đồ chơi trẻ đã chơi nhưng làm mới bằng cách ít sử dụng ở góc
chơi cũ mà di chuyển sang góc mới.
Ví dụ: Ở chủ đề “Gia đình” góc chơi với “Em bé” đồ chơi bát, thìa, cốc
trẻ cho búp bê ăn bột, uống nước. Sang chủ đề “Những con vật đáng yêu” góc
chơi “Bác sĩ khám bệnh “đồ chơi, bát, thìa cốc cũng được trẻ sử dụng cho các
con vật ăn và cho các con vật uống thuốc. Song sang chủ đề cây, hoa quả và
những bông hoa đẹp thì dùng bát, thìa,cốc để chơi bán hàng .
Để làm phong phú thêm góc chơi tôi dùng thùng giấy làm đường hầm
cho trẻ chui qua, nhằm tạo sự khéo léo, hứng thú cho trẻ. Kết quả sau một năm
nghiên cứu và áp dụng biện pháp này vào thực tiễn tại nhóm lớp tôi đã thấy trẻ
hứng thú, tích cực và chủ động hơn nhiều trong hoạt động góc.
2.3. 2: Cách tổ chức tốt cho trẻ chơi trong hoạt động góc


7


Muốn cho trẻ thực hiện hoạt động góc ở các góc một cách rõ ràng, cụ thể
và mang tính chặt chẽ thì ngoài những biện pháp trên còn có một biện pháp mà
tôi nghĩ cũng rất quan trọng đó là: Nội dung chơi ở các góc hoặc góc chơi này
nó liên kết với góc chơi kia bằng cách nào. Vì vậy, muốn trẻ chơi tốt thì tôi
cũng cần phải hiểu được ý nghĩa của từng trò chơi. Ví dụ: Trong trò chơi xây
dựng, lắp ghép thì cô phải hiểu được ý nghĩa của trò chơi xây dựng, lắp ghép đối
với trẻ là loại trò chơi biểu hiện khả năng tạo hình của trẻ, từ những khối gỗ,
khối nhựa, hộp giấy với những dạng kích thước khác nhau trẻ có thể lắp ghép,
xây dựng nên những công trình như ngôi nhà, đường đi.

Hình ảnh bé đang xếp ngôi nhà
Hoặc từ những vật liệu thiên nhiên như vỏ sò, vỏ ốc, đá, sỏi trẻ xây nên
vườn trường, vườn cây trong những công trình đó sáng kiến của trẻ được bộc lộ
rõ nét. Tuỳ theo hoàn cảnh sống, vốn sống và khả năng tưởng tượng mỗi trẻ đều
có những khả năng riêng biệt và được biểu hiện trong các công trình của mình.
Qua trò chơi thoả mản nhu cầu tìm hiểu về đặc điểm, tính chất của thế giới xung
quanh, đặc biệt là đồ vật xung quanh trẻ.

8


Thông qua trò chơi trẻ rèn luyện khả năng lắp ghép xây dựng, đồng thời
phát triển trí tưởng tượng, ý thức, tình cảm, tính tò mò, tính ham hiểu biết, … và
đó cũng là những phẩm chất cần thiết cho con người trong thời đại phát triển.
Trong trò chơi xây dựng , vốn sống không thể thiếu ở trẻ là những biểu
tượng về hình dạng, màu săc, kích thước của mô hình công trình xây dựng của

thế giới đồ vật do đó chia sẻ cùng trẻ bằng cách trò chuyện với trẻ về mô hình
mà trẻ đang xây dựng như con đang xây cái gì, cái này dùng làm gì. Hay để giúp
trẻ chơi một cách sáng tạo trong trò chơi phản ánh sinh hoạt, với nội dung chơi
chủ yếu của trẻ là phản ánh cuộc sống xã hội, vốn sống mà trẻ cần có là công
việc hành động, cùng các mối quan hệ, các sắc thái cảm xúc, thái độ, tính cách
của con người, được thể hiện ở các lĩnh vực khác nhau.Tôi thường xuyên khích
lệ trẻ bằng cách tán thưởng, gợi khen những dấu hiệu, sáng tạo, những cố gắng
dù rất nhỏ của trẻ trong khi chơi.

Hình ảnh bé tập làm nội trợ
(Ví dụ: Bác sĩ hôm nay có mệt không? Phải khám bệnh khám răng cho
bao nhiêu là bệnh nhân) chấp nhận kết quả của trẻ dù ở hình thức nào, cùng với

9


sự động viên kịp thời của người lớn sẽ củng cố lòng tin của trẻ vào hoạt động
.Khi chơi cùng người lớn bằng cách bắt chước trẻ có thêm kinh nghiệm chơi và
đến 1 lúc nào đó nó sẽ được trẻ tái hiện với những hình thức mới rất riêng của
trẻ. Khi chơi cùng với trẻ tôi trở thành người bạn chơi lớn tuổi có nhiều kinh
nghiệm. Đây là lúc tôi có thể phê diễn khả năng của mình bằng những tình
huống giả bộ mới, những cách chơi mới trong bối cảnh chơi hết sức tự nhiên
(Cô giáo trong vai mẹ quay sang con là 1 bé gái đang đứng yên nãy giờ, với các
muỗng ở trên tay và hốt hoảng nói: Cháy kìa con, cháy mất tiêu nồi cơm của mẹ
con minh rồi con có ngửi thấy mùi khét không? Có hả? con nhấc nồi xuống bếp
hộ mẹ với. Nhanh lên con nhớ coi chừng bỏng đấy. Thế trưa nay mẹ con mình
ăn bằng gì bây giờ).
Đối với trẻ 25-36 tháng trẻ thường thích các trò chơi chứa đựng cốt chuyện
như “Đi tàu hoả” với mỗi ga là một góc chơi sẽ giúp trẻ làm quen với các góc
chơi một cách thú vị (vừa đi vừa hát bài hát “Một đoàn tàu”, đến mỗi ga cô giáo

giới thiệu hoặc hỏi cho trẻ trả lời: Tên ga, tên góc chơi à trong ga có những thứ
gì?. Từ đó mà tôi nhận thấy trẻ trong lớp tôi đã hiểu hơn về các góc chơi, vai
chơi, cách chơi và tham gia chơi một cách tự tin, tích cực.
2.3. 3: Lồng tích hợp nội dung hoạt động góc vào các hoạt động:
Hoạt động góc là hoạt động chơi để trẻ được tiếp xúc với cuộc sống xã hội,
con người, thiên nhiên và mọi vật. Vì vậy để có được những kiến thức về cuộc
sống xung quanh để trẻ mở rộng hiểu biết và tham gia nhập vai chơi tốt. Tôi đã
lồng tích hợp nội dung hoạt động góc vào các hoạt động. Ví dụ:
Khi dạy hoạt động nhận biết tập nói đề tài: “Một số con vật nuôi trong gia
đình”
Trong lúc đàm thoại, quan sát tôi nhấn mạnh cho trẻ biết được môi trường
sống của các con vật như con gà sống phải có chuồng.
- Khi dạy hoạt động: Thơ
Đề tài “cô giáo của con”
Nội dung bài thơ nói về công việc của cô giáo.như:
10


“Cô dạy em ngồi ghế
Cô dạy em xếp hàng
Bạn sau nhường bạn trước
Dạy em viết chữ o….”
Từ đó giúp trẻ chơi trò chơi đóng vai cô giáo dễ dàng như; dạy em ngồi
ghế, dạy em xếp hàng…
Để trẻ tham gia vào các trò chơi đạt kết quả cao tôi còn thường xuyên cho
trẻ được hoạt động qua các góc mở ở mọi thời điểm trong ngày. Chẳng hạn hôm
nay cháu muốn chơi trò chơi “cho em bé ăn bột” cháu sẽ được thực hành các
thao tác qua góc mở cháu sẽ chọn lô tô các hình ảnh như em bé, bát, thìa, khăn
lau, chén uống nước và thực hiện theo từng bước


Hình ảnh góc mở cho trẻ được trải nghiệm

11


Sáng tạo ra các trò chơi mới ứng dụng từ phần mềm theo các lĩnh vực phát
triển của trẻ như: Lĩnh vực phát triển nhận thức, phát triển tình cảm kỹ năng xã
hội và thẩm mỹ….
Ví dụ:
+ Trò chơi: Hãy chọn đúng tôi
+ Trò chơi: Thước phim diệu kỳ
+ Trò chơi: Bé là họa sĩ nhí
+ Trò chơi: Ai nhanh nhất…..
Qua việc sáng tạo các trò chơi mới nhằm giúp trẻ phát triển trí thông minh,
tư duy, tưởng tưởng, phát triển ngôn ngử, thẩm mỹ cho trẻ…
- Vận dụng, lồng ghép các trò chơi mới vào hoạt động trong ngày, ở mọi
lúc, mọi nơi, ở hoạt động học và hoạt động góc một cách nhẹ nhàng, phù hợp
nhằm lôi cuốn trẻ thích thú hưởng ứng, tham gia nhiệt tình, phát triển các kỹ
năng cần thiết cho trẻ.
2.3.4: Xây dựng nề nếp hoạt động phân nhóm trẻ trong lớp.
Qua quá trình chăm sóc trẻ hàng ngày, tôi thường xuyên quan sát theo dõi
và nắm bắt được khả năng phân nhóm của từng trẻ với việc ghi chép sổ nhật ký
được theo dõi sát sao, với việc nhận xét, đánh giá trẻ hàng ngày từ đó xây dựng
chung kế hoạch đề ra biện pháp chăm sóc, giáo dục cho phù hợp với đặc điểm cả
nhân trẻ. Dựa theo đặc điểm của trẻ tôi đã đưa trẻ vào nề nếp hoạt động theo chế
độ sinh hoạt hàng ngày từ đó đưa ra các hoạt động điều chỉnh đến từng cá nhân
trẻ bởi vì mỗi trẻ có khả năng sử dụng đồ dùng, đồ chơi một cách khác nhau và
tôi đã phân loại từng nhóm trẻ sau:
Ví dụ:
Nhóm 1: Với trẻ nhút nhat, giao tiếp hạn chế, trẻ chưa biết chơi

Nhóm 2: Trẻ mạnh dạn, hiếu động, tự tin
Nhóm 3: Trẻ có kỹ năng nghe hiểu và hoạt động với đồ vật tốt
Với đặc điểm cá nhân của trẻ, tôi đã phân loại theo nhóm cho phù hợp. Tôi
tiến hành khảo sát và đánh giá kết quả khả năng nhận thức của trẻ. Trong quá
trình tổ chức cho trẻ hoạt động, cô bồi dưỡng kịp thời giúp trẻ tìm hiểu kinh
nghiệm chơi, khả năng nhận thức của trẻ. Trong quá trình tổ chức cho trẻ hoạt
động với đồ vật, cô bồi dường kịp thời giúp trẻ chơi nhiều, chơi thành thạo, khả

12


năng hoạt động với đồ vật có hiệu quả hơn, từ đó giúp trẻ hứng thú tham gia vào
hoạt động chơi, biết phối hợp với bạn chơi, chơi giao lưu với các nhóm hoạt
động khác. Bởi vì thế, theo tôi nghĩ nề nếp của trẻ trong một lớp đóng vai trò hết
sức quan trọng, có ảnh hưởng rất lớn đến khả năng nhận thức của trẻ. biết được
đặc điểm tâm lý từng nhóm trẻ. Nhóm, lớp đóng vai trò hết sức quan trọng, nó
ảnh hưởng rất lớn đên kết quả của hoạt động góc. Để đạt kết quả cao cần xây
dựng được nề nếp học tập tốt, từ khi mới nhận lớp tôi đã tiến hành ngay việc ổn
định lớp, vừa đi sâu, rèn nề nếp, tạo thói quen cho trẻ trong các hoạt động.
Ngoài ra tôi dựa theo phân nhóm trẻ bắt đầu tiến hành sắp xếp nhóm một cách
hợp lý:
* Trẻ nhút nhát cạnh trẻ mạnh dạn tự tin
* Trẻ chưa biết chơi cạnh trẻ có kỹ năng chơi tốt, giao tiếp tốt
* Trẻ hiếu động (Cá biệt) ngồi gần cô hơn để tiện cho việc quản lý và nhắc
nhở khi cần thiết.
Qua quá trình thử nghiệm trên, tôi đã ổn định được lớp, đưa các cháu vào
nề nếp từ đó động viên trẻ tập trung chú ý, hứng thú tham gia vào Hoạt động
góc. Tôi tổ chức thường xuyên Hoạt động góc để trẻ có được kỹ năng thao tác
với đồ vật, đồ chơi, kỹ năng quan sát, nghe hiểu, kỹ năng xếp chồng, xếp cạnh,
xếp sát, xếp kề. Sau mỗi lần tổ chức cho trẻ hoạt động tôi thấy trẻ rất hứng thú

và kỹ năng hoạt động tăng dần, đạt hiểu quả buổi chơi.
Đặc biệt qua phân nhóm trẻ cô nâng cao yêu cầu
Ví dụ: Khi xếp gara ô tô, ngoài xếp gara trẻ còn biết xếp cổng gara, xếp
đường vào gara, xếp hàng rào bao quanh. Cô kích thích trẻ nhút nhát, cô có thể
đặt câu hỏi như: Bác làm gì thế? Bác mua những thứ này cho ai? Bác xếp gara
để làm gì? Gara nhà bác để được bao nhiêu xe ô tô?... Làm thế này để động viên
khen ngợi, tôi thấy bác quả là nhà xây dựng giỏi.
Khai thác kinh nghiệm thực tế ở trẻ, tận dụng môi trường sẵn có và thực
hành nhiều nhất. Thường xuyên tổ chức hoạt động góc để nắm bắt tâm tư mong
muốn biểu đạt bản thân trẻ.
- Cân đối hài hòa các hoạt động, theo cá nhân và nhóm, trong lớp và ngoài
trời, tĩnh và động, hoạt đông do trẻ khởi xướng và do giáo viên tổ chức để Hoạt
động góc đạt hiểu quả hơn.
2.3. 5: Phối kết hợp với phụ huynh để được sự giúp đỡ của phụ huynh.
Tuyên truyền và phối hợp cho các bậc phụ huynh là việc làm quan trọng
mà giáo viên cần nắm bắt được. Vì thế bản thân tôi có nhiều kỹ năng tuyên

13


truyền, đến phụ huynh cùng nhau sưu tầm những đồ chơi phế thải mang đến
cùng cô làm đồ dùng cho trẻ chơi. Đồng thời tôi luôn lắng nghe, tiếp thu ý kiến
đóng góp của phụ huynh như phụ huynh thấy đồ chơi này không đảm bảo với trẻ
có ý kiến với tôi thì tôi sẵn sàng bỏ đồ chơi đó đi và thay thế đồ chơi phụ huynh
mới làm. Có như thế mới tạo được lòng tin đối họ để họ có thái độ hợp tác trong
công tác chăm sóc nuôi dưỡng giáo dục trẻ.
Tổ chức cho phụ huynh xem hoạt động góc của trẻ để phụ huynh thấy được
tầm quan trọng của việc thiết kế hoạt động góc và các hoạt động khác đối với
các phụ huynh. Những đồ dùng đồ chơi mà giáo viên thường sử dụng. Phụ
huynh học sinh rất vui mừng được cùng các con sưu tầm hoạ báo, tranh ảnh,

nguyên vật liệu, phế liệu. Qua đó tăng cường mối quan hệ, kết hợp giữa gia đình
và nhà trường trong việc chăm sóc, giáo dục trẻ.
Tôi thường xuyên gặp gỡ, trao đổi với phụ huynh về các trò chơi ở hoạt
động góc và qua đó nhờ họ giúp đỡ khi ở với gia đình.Ví dụ: Trong chủ đề “ gia
đình”, trò chơi” đóng vai cho em búp bê ăn” cô trao đổi với phụ huynh về tính
chất của các vai như chị nấu bột cho em, lấy bột ra bát và xúc cho em ăn…

Muốn có nguồn nguyên vật liệu dồi dào để cho trẻ được chơi ở các góc thì
ngoài đồ chơi trong nhà trường và đồ chơi cô giáo tự làm, tôi còn kêu gọi sự
14


phối hợp của phụ huynh mang các nguyên vật liệu phế thải như: vỏ hộp, len,
rơm để làm đò dùng.
Ngoài việc kết hợp với phụ huynh, tôi còn liên hệ với các em ở trường Tiểu
học, Trung học những đồ dùng thủ công mà học sinh đã làm. Tìm kiếm các loại
tranh ảnh, tờ lịch có tranh liên quan đến trò chơi. Tôi luôn quan sát quá trình
chơi và ghi chép lại những nguyên vật liệu, đồ chơi mà trẻ thích để cung cấp kịp
thời cho nhu cầu của trẻ.
2.4 Hiệu quả của sáng kiến đối với hoạt động giáo dục.
* Đối với trẻ :
Qua một thời gian áp dụng những biện pháp trên tôi nhận thấy trẻ trong lớp
tôi đang dạy có khả năng giao tiếp mạnh dạn hơn, sử dụng đồ dùng khéo léo
hơn, tạo ra nhiều sản phẩm đẹp hơn và có nhều sáng tạo khi tạo ra một sản
phẩm.
Biết thể hiện tình cảm giao lưu giữa bạn bè, giữa trẻ và cô, thích chơi cùng
bạn và có thái độ tự giác cùng bạn đến góc chơi, hứng thu tham gia chơi
* Kết quả khảo sát ban đầu:
Đạt


Nội dung khảo sát

Số

Tốt
SL

lượng

%

Chưa

Khá

đạt

TB

SL

%

SL

%

SL

%


trẻ

Trẻ nhớ nội dung chơi

14 56%

5

20%

5

20%

1

4%

khảo

Trẻ có kiến thức chơi

13 52%

6

24%

4


16%

2

8%

sát

Trẻ hứng thú tham gia

15 60%

7

28%

3

12%

5

7

28% 13

52%

5


20%

25

chơi
Trẻ chơi thành thạo tự tin

20%

* Kết quả khảo sát cuối năm:
Nội dung khảo sát

Đạt

Chưa
đạt
15


Tốt
SL

%

Khá

TB

SL


%

SL

%

Trẻ nhớ nội dung chơi

16 64%

6

24%

3

12%

Trẻ có kiến thức chơi

14 56%

7

28%

4

16%


Trẻ hứng thú tham gia chơi

20 80%

5

20%

Trẻ chơi thành thạo tự tin

13 52%

7

28%

5

20%

SL %

* Đối với giáo viên:
- Nắm chắc nội dung phương pháp tổ chức hoạt động góc cho trẻ
- Có nhiều kinh nghiệm trong việc sưu tầm nguyên vật liệu và làm đồ dùng
đồ chơi sáng tạo ứng dụng vào việc tổ chức hoạt động góc cho trẻ.
- Nâng cao tay nghề trong việc làm đồ dùng, đồ chơi.
- Tận dụng các nguyên vật liệu để làm đồ dùng, đồ chơi.
* Đối với phụ huynh:

- Phụ huynh có sự thay đổi trong cách nhìn nhận về các hoạt động giáo dục
cho trẻ. Đa số phụ huynh đã nhận thấy tầm quan trọng của hoạt động góc từ đó
có nhiều giúp đỡ cho giáo viên trong việc tìm kiếm nguyên vật liệu làm đồ dùng,
đồ chơi cũng như hỗ trợ trong việc giáo dục trẻ tại nhà.
3. KẾT LUẬN, KIẾN NGHỊ:
3.1: Kết luận
Việc cho trẻ hoạt động góc là một hoạt động vô cùng quan trọng hàng ngày
đối với trẻ không thể thiếu được.Vì thế là một giáo viên cần xác định đây là
nhiệm vụ quan trọng phải khắc phục mọi khó khăn chuẩn bị tốt đồ dùng, đồ chơi
để tổ chức cho trẻ hoạt động hàng ngày ở các góc, tạo điều kiện cho trẻ được
tiếp xúc với đồ chơi. Qua việc thực hiện áp dụng biện pháp mới tôi thấy trẻ thích
chơi hơn, sáng tạo hơn, linh động hơn, nhanh nhẹn hơn, thay vào sự nhàm chán
của trẻ ở những năm học trước bằng những sự hứng thú, tập trung, giúp trẻ chơi

16


với đồ chơi thể hiện được sự khéo léo, óc tưởng tượng, sự giao lưu giữa bạn bè
thông qua đồ chơi .
Giúp cho giáo viên thêm phần khéo léo, sáng tạo trong việc làm đồ dùng,
đồ chơi cho trẻ. Biết tìm ra các giải pháp để thực hiện tốt chất lượng chăm sóc
giáo dục trẻ.
Trên đây là một vài kinh nghiệm nhỏ của bản thân đã áp dụng vào hoạt
động góc của lớp tôi và cũng có một số kinh nghiệm rút ra từ thực tế của lớp
mình để áp dụng vào hoạt động góc. Bản thân tôi sẽ cố gắng học hỏi hơn nữa để
tìm ra những giải pháp tối ưu nhằm đáp ứng nhu cầu hoạt động góc cho trẻ theo
chương trình hiện hành.
3.2: Kiến nghị:
Xác nhận của thủ trưởng đơn vị


Nga sơn, ngày 5 Tháng 4 năm 2016
Tôi xin cam đoan đây là SKKN của mình viết
không sao chép nội dung của người khác.
NGƯỜI LÀM SKKN

Nguyễn Thị Hiền

17


Tài liệu tham khảo:
Cuốn: Những sáng kiến kinh nghiệm chọn lộc: Nâng cao chất lượng chăm sóc
giáo dục trẻ ( dành cho giáo viên)
Tác giả: Phan Lan Anh- Lý THị Hằng- Nguyễn Thanh Giang( Nhà xuất bản giáo
dục Việt Nam)
- Chuyên đề : Tổ chức hoạt động vui chơi
- Bồi dưỡng thường xuyên Mudun 39
- Bồi dưỡng thường xuyên chu kỳ (2004- 2007)- quyển 1- bài 4

18


MỤC LỤC:
1. MỞ ĐẦU
- Lý do chọn đề tài: ......................................................................Trang 1
- Mục đích nghiên cứu: ................................................................Trang 2
- Đối tượng nghiên cứu: ...............................................................Trang 2
- Phương pháp nghiên cứu: ..........................................................Trang 2
2. NỘI DUNG SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
- 2.1: Cơ sở lý luận của sáng kiến kinh ngiệm: ............................Trang 2

- 2.2: Thực trạng vấn đề trước khi áp dụng SKKN:..................... Trang 3
- 2.3: Các giải pháp đã sử dụng để giải quyết vấn đề:................. Trang 4
- 2.4: Hiệu quả của sáng kiến kinh nghiệm đối với
hoạt động giáo dục ...................................................................Trang 15
3: KẾT LUẬN, KIẾN NGHỊ:
- Kết luận :...................................................................................Trang 16
- Kiến nghị: ...............................................................................Trang 17
Tài liệu tham khảo :.....................................................................Trang 18

19



×