Tải bản đầy đủ (.doc) (23 trang)

Một số biện pháp chỉ đạo thực hiện giáo dục phát triển vận động cho trẻ mầm non tại trường mầm non Nga Giáp

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (5.35 MB, 23 trang )

MỤC LỤC
Tên đề mục
1. Mở đầu
1.1. Lý do chọn đề tài
1.2. Mục đích nghiên cứu
1.3.Đối tượng nghiên cứu
1.4. Phương pháp nghiên cứu
2. Nội dung sáng kiến kinh nghiệm
2.1. Cơ sở lý luận của sáng kiến kinh nghiệm
2.2. Thực trạng vấn đề trước khi áp dụng sáng kiến kinh
nghiệm
2.3. Các giải pháp đã sử dụng để giải quyết vấn đề.
- Giải pháp 1: Xây dựng kế hoạch chỉ đạo thực hiện
giáo dục phát triển vận động một cách khoa học, chặt
chẽ, làm tốt công tác bồi dưỡng chuyên môn nghiệp
vụ tới toàn bộ giáo viên.
- Giải pháp 2: Xây dựng chỉ đạo điểm và tổ chức cho
các lớp tham quan học tập.
- Giải pháp 3: Làm đồ dùng, đồ chơi để giáo dục vận
động và tạo môi trường vận động cho trẻ hoạt động
tốt.
- Giải pháp 4: Hướng dẫn giáo viên tổ chức tốt các
hoạt động giáo dục vận động cho trẻ.
- Giải pháp 5: Chỉ đạo giáo viên giáo dục phát triển
vận động thông qua các hoạt động học khác và ở mọi
lúc, mọi nơi.
- Giải pháp 6: Làm tốt công tác tuyên truyền, phối hợp
với cha mẹ trẻ và cộng đồng tham gia giáo dục phát
triển vận động cho trẻ.
2.4. Hiệu quả của sáng kiến kinh nghiệm đối với hoạt
động giáo dục, bản thân, đồng nghiệp và nhà trường


3. Kết luận, kiến nghị
3.1.Kết luận
3.2. Kiến nghị
Tài liệu tham khảo

Trang
1
2
2
2
2
2
2
4
4

8
9

12
13

16

17
19
19
19

1



1. MỞ ĐẦU
1.1. Lý do chọn đề tài:
Như chúng ta đã biết: Sự phát triển của khoa học kỹ thuật với lối sống hiện
đại đã khiến thói quen đi lại, lao động chân tay, luyện tập vận động của con
người gần như biến mất. Tình trạng lười vận động đã đặt con người nói chung
và trẻ em nói riêng vào trạng thái nguy hiểm tới sức khỏe một cách trầm trọng
và đang trở thành mối đe dọa lớn trong tương lai. Nếu như cách đây 30 năm, có
khoảng 80% trẻ em từ 4- 9 tuổi sáng dậy tập thể dục vận động, đi bộ tới trường
thì hiện nay con số này chỉ còn chưa đầy 20%, rất ít trẻ em chịu tập thể dục, đi
bộ tới trường do bố mẹ đi làm sớm, trẻ được cha mẹ, ông bà, anh chị đưa đi học
bằng các phương tiện.
Trẻ lứa tuổi mầm non là thời kỳ quan trọng nhất để thực hiện các hoạt động
phát triển thể chất. Giáo dục phát triển vận động là một trong những nhiệm vụ
của giáo dục phát triển thể chất nhằm góp phần phát triển toàn diện cho trẻ.
Thông qua giáo dục phát triển vận động với các bài tập vừa sức sẽ giúp cơ thể
trẻ thoải mái, kích thích hoạt động của các hệ cơ quan bên trong như hệ tuần
hoàn, hệ thần kinh, hệ hô hấp, tiêu hóa, tăng cường sức đề kháng cho cơ thể.
Việc giáo dục phát triển vận động góp phần tích cực vào giáo dục phát
triển nhận thức như tăng cường hiểu biết; làm phong phú thêm biểu tượng về bài
tập, các bộ phận trên cơ thể và tác dụng của bài tập đến chúng, yêu cầu luyện
tập. Với giáo dục phát triển thẩm mỹ, giáo dục phát triển vận động giúp trẻ nhận
thức đúng về cái đẹp trong trang phục luyện tập, các động tác vận động, có
mong ước được tạo ra cái đẹp trong luyện tập. Bên cạnh đó, giáo dục phát triển
vận động còn giúp trẻ phát triển tình cảm, kỹ năng xã hội vì vận động sẽ giúp trẻ
nâng cao nhận thức của bản thân, phẩm chất đạo đức như tinh thần tập thể, lòng
muốn giúp đỡ lẫn nhau, tính thẳng thắn, tính trung thực, đoàn kết…
Nhận thức được vai trò và tầm quan trọng của giáo dục phát triển vận động,
nhà trường cũng đã chỉ đạo thực hiện giáo dục vận động đến các nhóm lớp, giáo

viên tuy vậy trong quá trình tổ chức của các giáo viên trong nhà trường vẫn chưa
chủ động sáng tạo, đang còn thụ động, đa số trẻ còn sợ sệt, nhút nhát, chưa
mạnh dạn, tự tin trong vận động.
Vậy làm thế nào để phát huy tính chủ động sáng tạo của đội ngũ giáo viên,
giúp giáo viên trong nhà trường thực hiện tốt giáo dục phát triển vận động, mang
lại những kiến thức, sự mạnh dạn tự tin đến cho trẻ? Là một quản lý được phân
công nhiệm vụ phụ trách chuyên môn, trước vấn đề cấp bách đó tôi đã đi sâu
vào nghiên cứu và áp dụng:” Một số biện pháp chỉ đạo thực hiện giáo dục phát
triển vận động cho trẻ mầm non tại trường mầm non Nga Giáp”.
1.2. Mục đích nghiên cứu:
+ Tìm ra một số biện pháp chỉ đạo thực hiện trong giáo dục phát triển vận
động cho trẻ mầm non tại trường mầm non Nga Giáp.
+ Hướng dẫn giáo viên cách xây dựng, tổ chức hoạt động, làm đồ dùng đồ
chơi… phục vụ cho việc phát triển vận động cho trẻ.
2


+ Nâng cao chất lượng vận động cho trẻ trại trường mầm non Nga Giáp.
1.3. Đối tượng nghiên cứu:
Tập trung nghiên cứu một số biện pháp chỉ đạo thực hiện trong giáo dục
phát triển vận động cho trẻ tại trường mầm non Nga Giáp.
1.4. Phương pháp nghiên cứu:
+ Phương pháp nghiên cứu lý luận: Tham khảo các tài liệu liên quan đến
vấn đề phát triển vận động của trẻ.
+ Phương pháp điều tra: Theo phiếu điều tra và trao đổi trực tiếp.
+ Phương pháp thống kê, phân tích, tổng hợp kết quả điều tra.
+ Phương pháp tổng kết kinh nghiệm.
2. NỘI DUNG SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
2.1. Cơ sở lý luận của sáng kiến kinh nghiệm:
Có thể nói rằng, vận động là sự chuyển động của cơ thể con người trong đó

có sự tham gia của hệ xương, hệ cơ và sự điều khiển của hệ thần kinh. Khi trẻ
vận động gân, cơ, khớp cùng phối hợp vận động và phát triển. Do đó vận động
có ý nghĩa rất to lớn đối với hệ thần kinh và sự phát triển thể lực của trẻ.
Các nhà nghiên cứu đều cho rằng: Vận động có thể giúp con người loại bỏ
trạng thái tâm lý căng thẳng, làm cho con người quên đi âu sầu, phiền não, tâm
trạng vui vẻ lên. Trẻ em vốn có đặc điểm hiếu động, thích vận động. Vận động
cơ thể thích đáng có thể kích thích trung khu tình cảm của trẻ, làm cho trẻ vui
vẻ, tình cảm hưng phấn, vận động có thể chuyển dịch tâm lý, giảm thiểu việc tạo
ra các tình cảm không lành mạnh ở trẻ hoặc làm cho tình cảm không lành mạnh
của trẻ được loại bỏ vì vậy đối với trẻ mầm non, trẻ cần được phát triển các vận
động cơ bản( vận động thô) như: Đi, chạy nhảy, leo trèo, thăng bằng, bật…; các
vận động tinh như: vận động của bàn tay, sự khéo léo của các ngón tay, phối
hợp vận động mắt- tay, kỹ năng sử dụng các đồ dùng, dụng cụ; Phát triển nhóm
cơ, xương như: cơ tay, cơ chân,cơ lưng, cơ bụng… và trẻ thực hiện được các
vận động theo nhạc, nhịp điệu, hiệu lệnh bằng lời với các dụng cụ bóng, gậy,
vòng, quả…
Để nâng cao chất lượng giáo dục nói chung và chất lượng giáo dục phát
triển vận động cho trẻ nói riêng có hiệu quả, Bộ Giáo dục và đào tạo đã ra ban
hành kèm theo thông tư 17/2009/TT-BGDĐT ngày 25 tháng 7 năm 2009 của Bộ
trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo, giáo dục phát triển vận động là một nội dung
thuộc lĩnh vực phát triển thể chất, có vai trò quan trọng và cần thiết trong việc
rèn luyện cho trẻ. Bên cạnh đó thực hiện quyết định số 641/QĐTTg ngày 28
tháng 4 năm 2011 của thủ tướng Chính phủ, Vụ giáo dục mầm non xây dựng
chuyên đề:” Nâng cao chất lượng giáo dục phát triển vận động cho trẻ trong
trường mầm non” và đã được Sở Giáo Dục và Đào tạo Thanh Hóa, phòng Giáo
Dục và Đào tạo Huyện Nga Sơn tổ chức triển khai thực hiện từ năm 2013 đến
năm 2016.
Để thực hiện nội dung chuyên đề thì chúng ta phải nhận thức được rằng:
Đối với trẻ ở độ tuổi mầm non thì trẻ học qua sử dụng tất cả các giác quan, trẻ
3



học ở mọi lúc mọi nơi, tiếp thu kiến thức qua thực hành trải nghiệm. Trẻ học sẽ
nhớ tốt, nhớ lâu hơn. Khi trẻ được giáo dục vận động thường xuyên trẻ sẽ hứng
thú và lĩnh hội tốt những nội dung, kiến thức, khắc sâu kiến thức một cách vững
chắc làm tiền đề phát triển nhân cách cho trẻ sau này.
2.2. Thực trạng vấn đề trước khi áp dụng dụng sáng kiến kinh nghiệm.
* Những thuận lợi:
- Là trường chuẩn Quốc gia, tổ chức nuôi bán trú 100% tại trường nên có
đầy đủ cơ sở vật chất phục vụ cho quá trình chăm sóc- giáo dục và những trang
thiết bị cần thiết tối thiểu cho giáo dục vận động.
- Trường có khuôn viên thoáng mát, sạch sẽ có hệ thống đồ chơi ngoài trời
đảm bảo theo quy định.
- Được Đảng ủy – UBND, các ban ngành đoàn thể xã, hội cha mẹ học sinh
rất quan tâm đầu tư cơ sở vật chất, trang thiết bị cho nhà trường.
- Đa số cán bộ, giáo viên, nhân viên trong nhà trường đều đạt trình độ
chuẩn và trên chuẩn. Bước đầu đã xây dựng được kế hoạch tổ chức các hoạt
động giáo dục vận động cho trẻ.
- Tỷ lệ trẻ ra lớp đông, trẻ đến lớp đều ngoan, thông minh, nhanh nhẹn, đã
hình thành được một số kỹ năng cần thiết trong vận động.
* Những khó khăn:
- Mặc dù diện tích sân trường rộng nhưng được thiết kế thành nhiều đợt
khác nhau nên sự phân bổ khu vui chơi, khu vận động cho trẻ ở các nhóm lớp
trong cùng một thời gian chưa phù hợp.
- Nhà trường chưa có phòng tập thể chất riêng cho trẻ tập vào những hôm
trời nắng to hay trời mưa, trời rét. Thiếu khu vận động ngoài trời. Đồ dùng phục
vụ cho giáo dục vận động theo yêu cầu còn thiếu.
- Một số đồng chí cán bộ giáo viên vừa mới vào nghề nên khả năng vận
dụng sáng tạo trong các hoạt động giáo dục phát triển vận động chưa cao.
- Đa số trẻ chưa được hoạt động vận động một cách đầy đủ, chưa tham gia

vào các hoạt động một cách say sưa, tích cực, trẻ chưa manhn dạn,tự tin đang
còn nhút nhát, sợ sệt trong vận động.
* Kết quả của thực trạng: Từ những thực trạng trên, đầu năm học tôi tiến
hành khảo sát: Khả năng nhận thức, phương pháp giáo dục trẻ của giáo viên, và
khảo sát chất lượng các nội dung giáo dục vận động trên trẻ.
- Khảo sát cán bộ, giáo viên, nhân viên:
Tổng số 20 đồng chí. Trong đó: Giáo viên: 12; Cán bộ quản lý: 3; Nhân viên: 5
Tổng Nắm vững lý thuyết
chuyên đề giáo dục
số
phát
triển vận động.
Giáo
Viên
12

Nội dung, hình
thức, PP giáo dục
phát triển vận động
cho trẻ.

Xây dựng môi
trường tạo góc
vận động, làm đồ
dùng đồchơi cho
trẻ hoạt động vận
động.

Công tác tuyên
truyền, Phối

hợp với phụ
huynh GD phát
triển vận động
cho trẻ.

Kết quả
chung

Tốt

K

TB

Y

T

K

TB

Y

T

K

TB


Y

T

K

TB

Y

T

K

TB

Y

4

5

2

1

2

5


4

1

3

5

3

1

3

6

2

1

3

5

3

1

4



Tỉ lệ
%

33.3

41.7

16.7

8.3

16.7

41.7

33.
3

8.3

25

41.7

8.
3

25


25

50

16
.7

8.
3

41
.7

25

25

8.3

- Bảng khảo sát Trẻ: Tổng số trẻ đến trường đầu năm học: 240 cháu.
Trong đó: Mẫu giáo: 190 cháu; nhóm trẻ: 50 cháu.
* Đối với mẫu giáo:
Đạt
S
TT
1

Tổng
số
trẻ

190

2

190

3

190

Tốt
Nội dung

Số
trẻ

- Trẻ tập động tác phát triển
các nhóm cơ và hô hấp
55
- Trẻ tập luyện các kỹ năng
vận động cơ bản và phát
triển các tố chất trong vận 50
động.
- Trẻ tập cử động của bàn
tay, ngón tay, phối hợp tayMắt và sử dụng một số đồ 45
dùng, dụng cụ

Tỉ lệ
%


Số
trẻ

Tỉ lệ
%

Chưa đạt

TB

Khá
Số
trẻ

Tỉ lệ
%

Số
trẻ

Tỉ lệ
%

28.9

40

21.1

78


41.1

17

8.9

26.3

35

18.4

83

43.6

22

11.7

23.6

35

18.4

88

46.3


22

11.7

* Đối với nhà trẻ:
S
TT

Tổng
số trẻ

Đạt
Khá

Tốt

Chưa đạt
TB

Nội dung
Số
trẻ
1

50

2

50


3

50

- Trẻ tập động tác phát triển
các nhóm cơ và hô hấp
18
- Trẻ tập luyện các vận động
cơ bản và phát triển các tố 17
chất trong vận động ban đầu.
- Trẻ tập cử động của bàn
tay, ngón tay, phối hợp tay- 16
Mắt.

Tỉ lệ Số
%
trẻ

Tỉ lệ Số
%
trẻ

Tỉ lệ Số
%
trẻ

Tỉ lệ
%


36

17

34

10

20

5

10

34

10

20

16

32

7

14

32


9

18

18

36

7

14

Qua bảng khảo sát cho thấy kết quả chung trên giáo viên và trên trẻ còn
thấp; tỷ lệ giáo viên, trẻ đạt tốt, khá: đạt chưa cao; Tỷ lệ trung bình, Chưa đạt :
còn nhiều.
Với thực trạng trên để nâng cao chất lượng giáo dục phát triển vận động tôi
đã nghiên cứu tìm tòi sáng tạo và áp dụng các phương pháp mới nhằm nâng cao
chất lượng giáo dục vận động đến từng giáo viên, học sinh trong nhà trường.
2. 3. Các giải pháp đã thực hiện để giải quyết vấn đề:

5


Từ việc nhận thức và đánh giá về việc giáo dục phát triển vận động, về vai
trò của người quản lý, giáo viên trong trường cũng như những thuận lợi, khó
khăn tôi mạnh dạn đưa ra các giải pháp chỉ đạo thực hiện như sau:
Giải pháp 1: Xây dựng kế hoạch chỉ đạo thực hiện giáo dục phát triển
vận động một cách khoa học, chặt chẽ, làm tốt công tác bồi dưỡng chuyên
môn nghiệp vụ tới toàn bộ giáo viên.
a, Xây dựng kế hoạch thực hiện.

Vào đầu năm học, tôi đã xây dựng kế hoạch thực hiện xuyên suốt cả năm
học cho nhà trường. Để giáo viên xây dựng kế hoạch giáo dục phát triển vận
động phù hợp với nhóm lớp mình phụ trách, tôi đã yêu cầu giáo viên các nhóm
lớp khảo sát tình hình cháu của lớp mình về đồ dùng, khả năng vận động của trẻ
để nắm được những trẻ hiếu động, có thể lực tốt, những trẻ còn yếu kém hay
những trẻ bị khuyết tật... Khi xây dựng kế hoạch phải dựa vào đặc điểm của trẻ
lớp mình để đưa ra các vận động cho phù hợp.
Ví dụ: Đối với nhà trường, tôi xây dựng kế hoạch thực hiện giáo dục phát
triển vận động như sau:
Để một kế hoạch được thực hiện tốt, trước tiên tôi phải xác định được mục
tiêu của kế hoạch ấy, với kế hoạch thực hiện giáo dục phát triển vận động tôi xác
định mục tiêu như sau:
Nâng cao chất lượng GDPTVĐ giúp cơ thể trẻ phát triển tố chất nhanh, bền,
dẻo dai, mạnh khoẻ và khéo léo, cơ thể phát triển cân đối hài hoà góp phần nâng
cao tầm vóc và thể lực của trẻ em Việt Nam nói chung và trẻ xã Nga Giáp nói
riêng. Nâng cao chất lượng GDPTVĐ cho trẻ thông qua các hoạt động giáo dục
trong các trường mầm non.
Sau khi xác định được mục tiêu, tôi đã đề ra các nhiệm vụ và tổ chức thực
hiện kế hoạch đó: Tôi đã chỉ đạo giáo viên khảo sát thực trạng và xây dựng kế
hoạch thực hiện chủ đề cụ thể cho từng tháng. Đề nghị với ban giám hiệu nhà
trường đầu tư xây dựng các mô hình điểm về môi trường hoạt động, cơ sở vật
chất trang thiết bị, đồ dùng, dụng cụ cho các nhóm lớp ( ưu tiên cho các nhóm/
lớp thí điểm); tôi xây dựng kế hoạch thực hiện chương trình, xây dựng tài liệu
hướng dẫn, hệ thống bài tập vận động, băng đĩa hình/tiếng; tổ chức tốt các lớp
chuyên đề, tập huấn, hội thảo tại trường. Chọn điểm để chỉ đạo xây dựng mô
hình GDPTVĐ cho trẻ mầm non gồm các lớp: Mẫu giáo 5- 6 tuổi: Cô Mai Thị
Thành chủ nhiệm và nhóm trẻ 25- 36 tháng tuổi: cô Lê Thị Ngọc chủ nhiệm. Chỉ
đạo các nhóm/ lớp tích cực làm tốt công tác xã hội hóa giáo dục để tăng nguồn
lực cho việc thực hiện chuyên đề đạt hiệu quả cao.Tổ chức đánh giá rút kinh
nghiệm mô hình điểm để nhân ra diện rộng trong toàn trường. Chỉ đạo nhà trường

tuyên truyền, phối hợp với cha mẹ trẻ thực hiện hiệu quả các nội dung GDPTVĐ
cho trẻ mầm non.Tổ chức cuộc thi: “Tìm hiểu về phát triển thể chất cho trẻ trong
trường mầm non” qua mạng Internet. Tổ chức cho giáo viên tham quan, học hỏi
kinh nghiệm của một số trường điểm trong Huyện.

6


Với sự chỉ đạo của phòng giáo dục, tôi đã dự kiến thời gian thực hiện các
chủ đề trong năm từ đó xây dựng kế hoạch năm học cho từng độ tuổi, giao cho
các đồng chí giáo viên các khối mẫu giáo, nhà trẻ lên các mục tiêu, lựa chọn các
nội dung giáo dục vào chủ đề thực hiện dựa trên nguyên tắc từ dễ đến khó, từ
đơn giản đến phức tạp. Riêng với trẻ 5 tuổi, mục tiêu các chủ đề được bổ sung
các chỉ số trong bộ chuẩn phát triển trẻ em 5 tuổi. Sau khi tôi đã kiểm tra và góp
ý bổ sung, tôi đã tổ chức họp giáo viên để thống nhất và đưa vào thực hiện.
Qua giải pháp xây dựng kế hoạch thực hiện, giáo viên đã nắm rõ mục tiêu
của kế hoạch, nhiệm vụ phải thực hiện của bản thân cũng như của nhóm lớp.
Trên cơ sở kế hoạch năm học của nhà trường, giáo viên dễ dàng lựa chọn các
nội dung vận động để đưa vào các chủ đề thực hiện hơn. Không còn lúng túng
trong việc xây dựng kế hoạch chủ đề.
b, Bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ tới đội ngũ giáo viên.
Có thể nói rằng, việc nâng cáo chất lượng chuyên môn nghiệp vụ cho đội
ngũ giáo viên trong nhà trường là hết sức cần thiết đặc biệt là trong việc nâng
cao trong giáo dục phát triển vận động cho trẻ. Để cho giáo viên hiểu sâu và
nắm chắc các hình thức, nội dung, phương pháp tổ chức, tôi đãbồi dưỡng cho
toàn bộ giáo viên trong nhà trường như:
+ Bồi dưỡng lý thuyết: Bước vào đầu năm học, cùng với ban giám hiệu nhà
trường tôi đã tổ chức cho giáo viên dự lớp học bồi dưỡng chuyên môn do trường
tổ chức theo từng độ tuổi. Bồi dưỡng cho giáo viên nắm được đặc điểm phát
triển và khả năng vận động của trẻ ở các độ tuổi, mục tiêu, nội dung, các hoạt

động, phương pháp và hình thức phát triển vận động, hướng dẫn lồng ghép tích
hợp giáo dục phát triển vận động vào các hoạt động khác cho trẻ trong chương
trình giáo dục mầm non theo thông tư 17.
Đối với độ tuổi nhà trẻ bồi dưỡng cho giáo viên nắm chắc đặc điểm phát
triển và khả năng vận động của trẻ từ 6- 12 tháng tuổi; 12- 24 tháng tuổi; 24- 36
tháng tuổi; nội dung phát triển vận động.
Đối với độ tuổi mẫu giáo, đưa ra các nội dung để cho giáo viên nắm rõ hơn
về các hoạt động giáo dục phát triển thể chất cho trẻ như: Giờ thể dục, thể dục
sáng, phút thể dục( hay thể dục chống mệt mỏi), trò chơi vận động, dạo chơi
ngoài trời, tuần lễ sức khỏe ở trường mầm non, ngày hội thể dục thể thao ở
trường mầm non……… theo nội dung chuyên đề giáo dục phát triển vận động
cho trẻ mầm non giai đoạn 2013- 2016. Cách tổ chức các hoạt động phát triển
vận động ở trong lớp, ở ngoài trời…
Ví dụ: Tôi đưa ra để giáo viên nghiên cứu, thảo luận để từ đó giúp cho
giáo viên hiểu rõ hơn về hoạt động dạo chơi ngoài trời như:
+ Vị trí, vai trò của dạo chơi trong giáo dục phát triển vận động: Dạo chơi
với mục tiêu phát triển vận động được tổ chức vào buổi sáng khoảng 1 lần/ 1
tuần trong khuôn viên nhà trường hoặc 1 lần/ tháng nếu tổ chức ngoài khuôn
viên nhà trường.
+ Lựa chọn nội dung giáo dục vận động: Đi bộ thể dục; rèn luyện các kỹ
năng vận động theo hình thức cá nhân, nhóm nhỏ trong điều kiện tự nhiên;
7


chơi các trò chơi vận động; vận động tự do.
+ Cấu trúc và phương pháp hướng dẫn dạo chơi:
- Chuẩn bị: Cô giáo đề ra nhiệm vụ cần thực hiện, lựa chọn những phương
pháp sẽ sử dụng khi cho trẻ luyện tập các bài tập vận động đã định ( bài tập thể
dục, trò chơi vận động… quen thuộc đối với trẻ). Chuẩn bị địa điểm, những
dụng cụ luyện tập mang theo.

- Thực hiện cuộc dạo chơi: Cô cho trẻ xếp thành hàng dài theo cô cùng đi
bộ đến địa điểm dạo chơi. Tại địa điểm chơi, cô tổ chức cho các nhóm trẻ rèn
luyện các vận động đã học hay các trò chơi với bóng, gậy,vòng...
Cuối buổi dạo chơi , cô giáo cho trẻ chơi vận động nhẹ nhàng ( như liệu
pháp trò chơi hồi sức khỏe cho trẻ). Hết thời gian chơi, cô nhận xét về ý thức kỷ
luật, mức độ tham gia luyện tập, tuyên dương trẻ. Sau đó trẻ xếp hàng đi bộ
cùng cô về lớp.
Hay như chỉ cho giáo viên nắm rõ hơn về các hoạt động giáo dục phát triển
vận động có thể tổ chức ở ngoài trời:
+ Thể dục sáng; giờ thể dục
+ Trò chơi vận động: nhóm lớn, nhóm nhỏ, cá nhân/ bài tập có đồ dùngthiết bị,
+ Vận động tự do/trò chơi mới, trò chơi dân gian;
+Thể dục sau ngủ trưa; phút thể dục
+ Ngày hội thể dục thể thao.

Hình ảnh: Bồi dưỡng chuyên môn tại văn phòng nhà trường.
Trong các buổi sinh hoạt chuyên môn, tôi đã tổ chức cho giáo viên ôn lại
các nội dung giáo dục vận động, trò chơi vận động, các trò chơi dân gian,
phương pháp thực hiện hoạt động phát triển vận động của các độ tuổi bằng cách
cho giáo viên nói lại lần lượt các bước thực hiện hoạt động vận động, trò chơi
đồng thời nói cách hướng dẫn vận động, trò chơi đó.
8


Ví dụ: Trò chơi vận động:” Đuổi bắt bóng”- Nhóm trẻ 25-36 tháng.
Yêu cầu giáo viên nhắc lại mục đích, chuẩn bị và cách chơi như:
+ Mục đích: Rèn luyện vận động đi và chạy.
Rèn phản xạ nhanh nhẹn khéo léo cho trẻ.
+ Chuẩn bị: Sân chơi rộng rãi, bóng thể dục.
+ Cách chơi: Giáo viên chia trẻ thành các nhóm, mỗi nhóm từ 6- 8 trẻ và tổ chức

cho trẻ chơi theo nhóm. Giáo viên vừa gọi tên các trẻ vừa đẩy bóng lăn đi theo
các hướng khác nhau, trẻ chạy theo và nhặt bóng mang về cho cô. Giáo viên tiếp
tục đẩy bóng đi theo một hướng khác để trẻ chạy theo bóng lần thứ hai. Sau đó
cho nhóm thứ nhất tạm nghỉ, giáo viên tiếp tục trò chơi với nhóm tiếp theo.
Ví dụ: Vận động:” Đi nhắm mắt”- Độ tuổi: Mẫu giáo
TTCB: Trẻ đi dưới sàn nhà. Đứng quan sát nơi mình sẽ đi khoảng 1 phút,
sau đó nhắm lại, bước đi 5- 6 bước rồi mở mắt ra, bước tiếp 2- 3 bước rồi dừng
lại. Người phải giữ được thăng bằng khi đi.
+ Bồi dưỡng qua thực hành: Sau mỗi lần bồi dưỡng lý thuyết cho giáo viên,
để giáo viên hiểu rõ hơn về thực hành vận động, tôi tổ chức xây dựng các hoạt
động mẫu cho từng độ tuổi.
Ví dụ: Mẫu giáo 5 tuổi xây dựng hoạt động giờ vận động:” Ném xa bằng
một tay- Chạy nhanh 15 m”; Mẫu giáo 4 tuổi xây dựng hoạt động tuần lễ sức
khỏe; mẫu giáo 3 tuổi xây dựng hoạt động dạo chơi ngoài trời. Nhóm trẻ xây
dựng hoạt động phút thể dục tổ chức tập qua hình thức tổ chức trò chơi: “
Những chú vịt con xinh xắn: Vịt mẹ tìm con cạp cạp cạp, Vịt con tìm mẹ…
Trong quá trình dự giờ giáo viên tôi đã chọn và bồi dưỡng thêm cho giáo
viên những kỹ năng cơ bản, cách hướng dẫn theo khả năng của trẻ tại lớp đó.
Những hoạt động giáo viên còn lúng túng như phút thể dục, tuần lễ sức khỏe,
ngày hội thể dục thể thao tôi góp ý kỹ hơn để cho giáo viên nắm vững.
Với việc thực hiện giải pháp trên tôi thấy 100% giáo viên đã nắm vững
được cách xây dựng kế hoạch, kiến thức về giáo dục vận động được nâng lên
cao.
Giải pháp 2: Xây dựng chỉ đạo điểm và tổ chức cho các lớp tham quan
học tập.
Điểm chỉ đạo là nơi để giáo viên nhìn nhận đúng năng lực chuyên môn của
mình, phấn đấu học tập vươn lên để vững vàng hơn trong tay nghề do vậy bước
vào học kỳ I tôi đã lựa chọn điểm chỉ đạo là nhóm trẻ 25- 36 tháng và lớp mẫu
giáo lớn 5- 6 tuổi, nhóm lớp đảm bảo tốt các điều kiện về cơ sở vật chất, trang
thiết bị đồ dùng đồ chơi, giáo viên chủ nhiệm vững vàng về chuyên môn nghiệp

vụ, có khả năng thiết kế các hoạt động mẫu hay, sinh động, hình thức phong phú
để cho giáo viên trong trường học tập.
Đầu tiên tôi hướng dẫn các giáo viên việc xây dựng kế hoạch nội dung giáo
dục phát triển vận động cho cả năm. Ở mỗi độ tuổi khác nhau, giáo viên bám
vào đặc điểm tâm sinh lý của trẻ, điều kiện của nhóm lớp, của trường để xác
định mực tiêu, lựa chọn các nội dung giáo dục phát triển vận động cho phù hợp
với trẻ và đưa vào thực hiện ở các chủ đề, tuần, ngày.
9


Ví dụ: + Đối với nhóm trẻ 25- 36 tháng:
MỤC TIEU GD NĂM HỌC

NỘI DUNG GD NĂM HỌC

1. Thực hiện được các động tác
phát triển các nhóm cơ và hô hấp
Thực hiện được các động tác trong
bài tập thể dục: hít thở, tay, lưng/
bụng và chân.

1. Tập các động tác phát triển các nhóm cơ và
hô hấp
* Hô hấp: tập hít vào, thở ra.
* Tay: giơ cao, đưa ra phía trước, đưa sang
ngang, đưa ra sau kết hợp với lắc bàn tay.
* Lưng, bụng, lườn: cúi về phía trước, nghiêng
người sang 2 bên, vặn người sang 2 bên.
* Chân: ngồi xuống, đứng lên, co duỗi từng
chân..

* Các bài bản nhạc, bài hát khớp với lời ca:
+ Tập với cờ, gà trồng, tập với vòng, lái tàu hoả,
máy bay,tập với gậy, ô tô, cây cao cỏ thấp, bé
khoẻ,tập với khối gỗ, tập với dây nơ.
2. Thực hiện vận động cơ bản và 2. Tập các vận động cơ bản và phát triển tố chất
phát triển tố chất vận động ban vận động ban đầu
đầu
2.1. Giữ được thăng bằng trong vận − Tập đi, chạy:
động đi/chạy thay đổi tốc độ nhanh- + Đi theo hiệu lệnh, đi trong đường hẹp, đi có mang
vật trên tay, đi bước qua gậy kê cao, đi theo đường
chậm theo cô hoặc đi trong đường
ngoằn ngèo, chạy theo hướng thẳng, đứng co 1 chân.
hẹp có bê vật trên tay.
2.2. Thực hiện phối hợp vận động
− Tung bóng bằng 2 tay, tung bóng qua dây,tung
bắt bóng cùng cô, ném bóng về phía trước, ném bóng
tay - mắt: tung - bắt bóng với cô ở
khoảng cách 1m; ném vào đích xa 1- vào đích.
1,2m.
2.3. Phối hợp tay, chân, cơ thể trong
khi bò để giữ được vật đặt trên lưng.
2.4. Thể hiện sức mạnh của cơ bắp
trong vận động ném,đá bóng: ném
xa lên phía trước bằng một tay (tối
thiểu 1,5m).
3. Thực hiện vận động cử động
của bàn tay, ngón tay
3.1. Vận động cổ tay, bàn tay, ngón
tay - Thực hiện “múa khéo”.
3.2. Phối hợp được cử động bàn tay,

ngón tay và phối hợp tay-mắt trong
các hoạt động: nhào đất nặn; vẽ tổ
chim; xâu vòng tay, chuỗi đeo cổ.

+ Bò thẳng hướng và có vật trên lưng.
+ Bò, trườn chui qua cổng.
+ Bò, trườn qua vật cản.
+ Ném xa bằng một tay tối thiểu 1,5m
- Tập nhún bật:
− Bật tại chỗ. Bật qua vạch kẻ.
3. Tập các cử động của bàn tay, ngón tay và
phối hợp tay- mắt
− Xoa tay, chạm các đầu ngón tay với nhau, nhặt

được các vật nhỏ bằng ngón cái, ngón trỏ, rót,
nhào, khuấy, đảo, vò xé.
− Đóng cọc bàn gỗ, Nhón nhặt đồ vật, Tập xâu,
luồn dây, cài, cởi cúc, buộc dây, Chắp ghép hình,
Chồng, xếp 6-8 khối, Tập cầm bút tô, vẽ. Lật mở

10


trang sách.

Tiếp theo đó tôi quan tâm tới việc bồi dưỡng thực tế ở các lớp điểm, khi
chọn lớp điểm, tôi chọn các cháu phải cùng đồng đều một độ tuổi, giáo viên
nhiệt tình, năng động hơn, tác phong mẫu mực. Sau khi chọn điểm, tôi đã cùng
với giáo viên lớp điểm xây dựng kế hoạch và lựa chọn những nội dung cho cả
năm, xây dựng môi trường trong lớp( tạo góc vận động); xây dựng góc tuyên

tuyền, các đồ dùng đồ chơi phục vụ cho giáo dục vận động.
Ví dụ: - Tháng 9 thực hiện chủ đề:” Trường mầm non”: chỉ đạo cho lớp 56 tuổi do cô Mai Thị Thành chủ nhiệm xây dựng góc vận động và làm các đồ
dùng, đồ chơi vận động. Sau đó tổ chức cho toàn bộ giáo viên đến thăm quan
học tập cách làm, cách lựa chọn nguyên vật liệu, tính thẩm mỹ, khoa học của đồ
dùng.
Trên cơ sở giáo viên được dự giờ mẫu, cách tạo góc vận động,làm đồ dùng
đồ chơi… của các lớp điểm, tôi tổ chức cho giáo viên đi thăm quan các trường
điểm được phòng giáo dục và đào tạo huyện Nga Sơn chọn làm trường điểm
như: Trường mầm non Thị Trấn, trường mầm non Nga Lĩnh và trường mầm non
Nga Liên để giáo viên tự học hỏi những kinh nghiệm từ trường bạn như phương
pháp của hoạt động, hình thức lên lớp, cách lấy, cất đồ dùng, dụng cụ, cách làm
đồ dùng tự tạo trong hoạt động vận động cho trẻ.
Qua việc thực hiện chọn lớp điểm và dự các lớp điểm, trường điểm, tôi
thấy ở mỗi giáo viên có sự thi đua, học tập, chia sẻ kinh nghiệm cho nhau vì vậy
mà tính sáng tạo trong các hoạt động của giáo viên, sự nhanh nhẹn, mạnh dạn, tự
tin của các cháu tăng hơn trước rất nhiều.
Giải pháp 3: Làm đồ dùng, đồ chơi để giáo dục vận động và tạo môi
trường vận động cho trẻ hoạt động tốt.
a, Làm đồ dùng đồ chơi:
Giáo dục phát triển vận động cho trẻ không thể đạt hiệu quả cao nếu không
có đồ dùng học tập. Việc sử dụng đồ dùng, đồ chơi trong hoạt động giáo dục vận
động rất quan trọng, trẻ được dạy cách cầm, cách sử dụng các đồ dùng, đồ chơi.
Khi lựa chọn những đồ dùng, đồ chơi dạy vận động tôi hướng dẫn giáo
viên cân nhắc những điểm sau: Đồ dùng có màu sắc đẹp, hấp dẫn đồi với trẻ, dễ
phục hồi hoặc sửa chữa, dễ kiếm( hột, hạt…. ), dễ bảo quản hay cất giữ, an toàn
(Không độc hại, không có cạnh sắc, không nhọn..), rẻ tiền( tận dụng nguyên vật
liệu phế thải, đồ dùng mua và của địa phương).
Đối với trẻ mầm non, dồ dùng đồ chơi có tác dụng rất lớn đối với trẻ đặc
biệt là đồ dùng, đồ chơi, phát triển vận động. Cùng với việc thực hiện các
chuyên đề, năm học 2015- 2016 nhà trường vẫn đi sâu vào thực hiện chuyên đề

phát triển vận động. Nhà trường đã mua bổ sung thêm đồ dùng vận động như
bóng, vòng, gậy, thú nhún, cổng chui…theo danh mục đồ dùng- đồ chơi- thiết bị
dạy học tối thiểu của Bộ giáo dục và đào tạo quy định. Bên cạnh những đồ dùng
đồ chơi mua, tôi còn chỉ đạo giáo viên làm các đồ dùng phát triển vận động từ
những nguyên vật liệu phế thải, sẵn có tại địa phương.
11


Ví dụ: Làm ống chui, bập bênh bằng lốp xe ô tô, xe máy, gỗ; cổng chui
bằng vỏ chai C2, ống sữa; đường zích zắc bằng đũa ăn một lần; quả tạ bằng
bóng nhựa và ống nước…
Cách làm: Dùng các lốp xe máy đã bỏ đi sơn lại màu cho đẹp sau đó khoan
lỗ rồi nối từng cái lốp với nhau tạo ra một đoạn ống dài 1,6m. Dùng đoạn ống
dẫn nước bằng nhựa để trẻ cầm vừa tay, dùng 2 quả bóng nhựa xâu vào hai đầu
của ống tạo thành quả tạ cho trẻ cầm, dùng đũa ăn một lần dính trên bìa cát tông
và tạo thành đường zích zắc, 2 bên đường trang trí cỏ hoa cho đẹp…

Lớp 5
tuổi
A1

Hình ảnh: Làm đồ dùng, đồ chơi từ nguyên vật liệu của địa phương.
b, Xây dựng môi trường phát triển vận động.
+ Môi trường trong lớp: Tôi hướng dẫn giáo viên trong các nhóm lớp xây
dựng góc vận động, sắp xếp thiết bị, đồ chơi cho trẻ lớp mình phải chú ý đến các
hoạt động phát triển thể lực của trẻ theo hướng mở, được bố trí phù hợp, linh
hoạt, tạo điều kiện dễ dàng cho trẻ lựa chọn và sử dụng đồ vật, đồ chơi, tham gia
vào các góc chơi, đồng thời thuận tiện cho sự quan sát của giáo viên.
+ Với môi trường ngoài lớp, diện tích sân vườn được thiết kế phù hợp,
đảm bảo vệ sinh sạch sẽ, an toàn, khuôn viên xanh, thoáng đãng, tạo điều kiện

sân bãi tốt để trẻ chơi, luyện tập phát triển vận động. Ở khu vui chơi với thiết bị
đồ chơi liên hoàn, tôi cùng một số đồng chí giáo viên viết mũi tên, ký hiệu chỉ
dẫn gợi ý giúp trẻ biết nên chơi liên hoàn thiết bị nào trước, thiết bị nào sau…
Để giúp trẻ tham gia vận động tốt ở ngoài trời, tôi và các đồng chí trong
ban giám hiệu cùng giáo viên đã tạo được một khu vận động ở ngoài trời. Tại
khu vận động này, chúng tôi đã tạo ra các thiết bị vận động để lôi cuốn, thu hút
trẻ tham gia với những thiết bị tự tạo mới lạ.

12


Hình ảnh: Khu vận động ngoài trời của trường.
Tận dụng những mảng tường trống ngoài hiên, trong lớp, tôi hướng dẫn
cho các giáo viên cắt dán với những hình ảnh “ Bé cùng vận động” . Ảnh là các
trò chơi dân gian, chơi với bóng, chơi kéo co, chơi với đồ dùng thể dục….của
từng tuần, từng chủ đề phù hợp với từng nhóm lớp. Với những hình ảnh ngộ
nghĩnh giáo viên cho trẻ ngắm những hình ảnh để cho trẻ nhìn thấy và nói về
các trò chơi theo hiểu biết của mình, gây hứng thú, lòng yêu thích vận động của
trẻ.

Hình ảnh: Cắt dán các trò chơi vận động chủ đề ở mảng tường ngoài hiên.
Việc tạo môi trường và làm đồ dùng cho trẻ cũng là một trong những cách
để động viên, khích lệ trẻ tham gia vận động. Môi trường cho trẻ tập luyện
những kỹ năng vận động phải an toàn. Tạo cho trẻ cảm giác an toàn, giúp trẻ
mạnh dạn, tự tin thể hiện mình thông qua vận động và phối hợp giác quan. Song
song với việc tạo môi trường và làm các đồ dùng đồ chơi, tôi chỉ đạo các lớp tạo
ra một góc vận động trong lớp của mình, cho trẻ tạo ra những bức tranh về
13



những trò chơi vận động, những vận động cơ bản, giáo viên kết hợp với những
hình ảnh trẻ đã vẽ ghi lại tên trò chơi, vận động, cách chơi và cách vận động để
phụ huynh cũng được biết và chơi cùng với trẻ tại gia đình nhà mình.
Kết quả các lớp có đủ đồ dùng để thực hiện tất cả các bài tập cũng như các
trò chơi, các lớp đều có góc vận động, trong góc có nhiều loại đồ dùng đồ chơi,
tất cả các loại đồ chơi đều thu hút sự chú ý và tham gia của trẻ.
Giải pháp 4: Hướng dẫn giáo viên tổ chức tốt các hoạt động giáo dục
vận động cho trẻ.
Khi tổ chức các hoạt động phát triển vận động đối với mẫu giáo: Giờ thể
dục, thể dục sáng, phút thể dục, trò chơi vận động, dạo chơi ngoài trời, tuần lễ
sức khỏe, ngày hội thể dục thể thao….; đối với nhà trẻ: Thể dục sáng, giờ chơitập phát triển vận động, phút thể dục, bài tập thể dục sau giấc ngủ trưa… cần có
thời gian để trẻ luyện tập và kiên trì theo đuổi một hoạt động nào đó mà trẻ
muốn trải nghiệm thành công. Trẻ ở giai đoạn này rất hiếu động nhưng chúng ta
không thể coi rằng trẻ đã phát triển tất cả các kỹ năng vận động một cách tự
nhiên.
Đối với giờ thể dục của mẫu giáo: Đây là hình thức cơ bản để tổ chức hoạt
động giáo dục phát triển vận động cho trẻ, thường được thực hiện 1- 2 lần/ tuần/
lớp. Trong giờ thể dục có 3 phần khởi động, trọng động và hồi tĩnh. Mỗi phần có
nhiệm vụ phù hợp với việc lực chọn, sắp xếp bài tập vận động và cách thức tiến
hành chúng vì vậy tôi đã hướng dẫn cho các giáo viên cần lựa chọn các động
tác, bài tập, trò chơi để rèn luyện cho trẻ những kỹ năng, kỹ xảo vận động có
mục đích, có tổ chức, có hệ thống và có kế hoạch đảm bảo hợp lý, khoa học.
Ví dụ: Với phần trọng động: giai đoạn đầu là tập bài tập phát triển chung,
tôi hướng dẫn giáo viên chọn các động tác phát triển các nhóm cơ chính của cơ
thể theo thứ tự thực hiện: tay- vai; bụng- lượn; chân- bật, trong đó có động tác
hỗ trợ cho vận động cơ bản với số lần tập tăng từ 1- 2 lần. Nội dung số lần tập
mỗi động tác của bài tập phát triển chung phụ thuộc vào mức độ yêu cầu của bài
tập vận động cơ bản và phụ thuộc vào từng đối tượng của trẻ. Giai đoạn 2 là
thực hiện bài tập vận động cơ bản: Nếu có một vận động cơ bản thì có thể là vận
động mới hoặc trẻ đã quen thuộc. Nếu có 2 vận động cơ bản thì hoặc có 1 vận

động mới, 1 vận động đã và đang ở giai đoạn củng cố và hoàn thiện hay cả 2 đều
đang ở giai đoạn củng cố. Nếu có 3 vận động cơ bản thì thì tất cả đều ở giai
đoạn củng cố, Tôi hướng dẫn giáo viên nếu vận động nào có cường độ mạnh
hơn sẽ xếp sau. Giai đoạn 3 là trò chơi vận động( nếu có).
Hay như đối với hoạt động phút thể dục của nhà trẻ: Tôi hướng dẫn giáo
viên lựa chọn 3-4 bài tập đơn giản cho các nhóm cơ lớn( chân, cánh tay,vai,
chân). Các bài tập thường dùng trong phút thể dục như: Ai làm giống cô, cùng
chơi nào, trời mưa, chim bay…
Ngoài việc tổ chức tốt các hoạt động phát triển vận động, để giúp trẻ được
tham gia tập ở các hoạt động trong ngày, tôi đã chỉ đạo các lớp đưa nội dung tổ
chức các hoạt động giao lưu giữa các lớp trong khối vào các ngày không có hoạt
động vận động để tránh sự quá sức đối với trẻ. Các trò chơi trong hoạt động giao
14


lưu được sen kẽ hoạt động động và hoạt động tĩnh. Các hoạt động tĩnh thường
phát triển nhiều các cơ nhỏ như truyền bóng, lăn bóng và di chuyển theo
bóng…, trò chơi dân gian:” Cắp cua bỏ giỏ”; “ Mèo đuổi chuột”; “ Ném vòng cổ
chai”….Với các hoạt động phát triển cơ lớn như nhảy cao, nhảy xa, nhảy lò cò,
Giải pháp 5: Chỉ đạo giáo viên giáo dục phát triển vận động thông qua
các hoạt động học khác và ở mọi lúc, mọi nơi.
*Giáo dục phát triển vận động thông qua các hoạt động học có chủ định.
Trong mọi giờ hoạt động học có chủ định đều có thể tích hợp hoạt động
giáo dục phát triển vận động. Có thể là những vận động, trò chơi trẻ đã biết hoặc
vận động, trò chơi trẻ chưa biết. Việc lồng ghép các hoạt động vận động nhằm
củng cố bài học và thay đổi tư thế, hình thức trong hoạt động rất cần thiết, chính
vì vậy tôi đã chỉ đạo giáo viên đưa các nội dung vận động vào các hoạt động học
có chủ định.
Ví dụ: Với hoạt động làm quen chữ viết: Làm quen nhóm chữ a,ă, â. Khi
đến phần ôn luyện chữ cái, tôi hướng dẫn giáo viên tích hợp vận động bằng cách

cho trẻ bật chụm tách theo sơ đồ. Ở trong ô chụm giáo viên viết các chữ cái a, ă,
â. Yêu cầu trẻ khi bật chụm vào thì phải phát âm to chữ cái của có ở trong ô và
khi bật phải đúng kỹ thuật, không phạm luật.
Sơ đồ như sau:

x x x x x x x

x x

a
x x x x x x x

ă

â

x x

Hay như khi cho trẻ hoạt động làm quen với biểu tượng toán sơ đẳng. Sau
khi cho trẻ học đếm đến 6, tạo nhóm có 6 đối tượng, Nhận biết chữ số 6. Giáo
viên đã cho trẻ đứng thành 3 đội chơi lần lượt bước qua vật cản lên xếp bông
hoa sao cho mỗi bông hoa có 6 cánh.
Với hoạt động làm quen văn học: Sau khi nghe cô kể xong chuyện tích chu,
giáo viên tổ chức cho trẻ bật qua suối để đi lấy nước cho bà Tích Chu….
Qua hoạt động khám phá khoa học, sau khi trẻ được khám phá về các nhóm
chất dinh dưỡng, tôi hưỡng dẫn cho giáo viên tổ chức cho trẻ bò chui qua
cổng, dê bóng bằng 2 chân qua 3 hộp zích zắc, chuyển chất theo yêu cầu về kho.
Việc tích hợp vận động vào các hoạt động học có chủ định đã giúp trẻ được
tiếp cận và ôn luyện các vận động nhiều hơn, trẻ sẽ không lãng quên các
vận động mà từ đó trẻ sẽ nhớ tốt hơn.

* Giáo dục phát triển vận động thông qua ngày hội, ngày lễ và tổ chức
hội khỏe bé mầm non.

15


Qua các buổi sinh hoạt ngày hội, ngày lễ cũng cần giáo dục phát triển vận
động cho trẻ để giúp trẻ củng cố kiến thức đã học, học dưới hình thức biểu diễn
văn nghệ. Các ngày lễ như ngày hội bé đến trường, ngày nhà giáo Việt Nam….
Với những ngày này, tôi bàn với ban giám hiệu ngoài việc tập theo kịch bản tôi
khuyến khích thêm giáo viên cho thêm một vài tiết mục có nội dung vận động
như đồng diễn thể dục, tập aropic, nhảy dancing, chơi trò chơi dân gian. Cứ vài
ba tháng tôi hướng dẫn các giáo viên tổ chức hội thi: “ Ngày hội thể dục thể
thao”; “ Hội thi trò chơi dân gian và ca dao, đồng dao ” hay “ Hội khỏe bé mầm
non”; ở cấp độ lớp, cấp độ trường. Trong ngày hội, tôi hướng dẫn giáo viên lựa
chọn nội dung để tổ chức sao cho phù hợp với trẻ ở từng độ tuổi.
Ví dụ: Độ tuổi 5- 6 tuổi: Vận động cơ bản: Đi trên cầu thăng bằng, ném trúng
đích thẳng đứng, múc nước và xách nước bước qua vật cản. Trò chơi dân gian:
Cướp cờ.

Hình ảnh: Cô, trẻ, phụ huynh trong ngày hội thể dục thể thao.
Trong hội thi tôi hướng dẫn giáo viên có mời đông đảo các bậc phụ huynh
của trẻ tham gia. Tôi nhận thấy phụ huynh rất phấn khởi về những kết quả của
con mình, nó có tác dụng rất lớn đến việc đưa trẻ tới trường mầm non. Từ những
việc đó để phụ huynh có hướng bồi dưỡng, kèm cặp cho trẻ. Trong hội thi trẻ rất
hào hứng, mạnh dạn, tự tin tham gia vào vận động, các trò chơi dân gian.
Sau buổi tổ chức hội khỏe bé mầm non và phân được những đội nhất, nhì,
ba tôi đã lựa chọn những cháu 5 tuổi đạt giải nhất để bồi dưỡng các vận động
cho các cháu tham dự hội khỏe bé mầm non cấp Huyện. Qua hội thi cấp Huyện,
với sự mạnh dạn, tự tin trong vận động các bé trường tôi đã đạt giải nhất cấp

Huyện.
Trong các ngày hội, ngày lễ tôi chỉ đạo giáo viên nên dành nhiều thời gian
cho các cháu tham gia thi các vận động cơ bản, các trò chơi dân gian. Trong
cuộc thi, trẻ sẽ phải nhớ tên vận động, tên trò chơi, cách vận động, cách chơi,
16


luật chơi. Trong hội thi, trẻ có sự thi đua lẫn nhau như vậy những trẻ còn yếu sẽ
cố gắng hơn, những trẻ khá sẽ càng phát huy năng lực của mình…Và chất lượng
giáo dục vận động của trẻ từ đó cũng được nâng cao.
* Giáo dục phát triển vận động ở mọi lúc, mọi nơi.
Vào mỗi buổi sáng đón trẻ, ngoài việc nhắc trẻ chào ông, bà, bố, mẹ….giữ
vệ sinh tôi hướng dẫn các giáo viên nên trò chuyện với trẻ theo chủ đề của
chương trình học. Thông qua các giờ đón và trả trẻ, giáo viên cho trẻ xem một
số tranh ảnh đẹp có hình ảnh các bạn đang vận động sau đó hỏi trẻ tên các trò
chơi, các vận động, cách chơi….để giúp trẻ nhớ được tên vận động đó thông qua
tranh ảnh.
Ví dụ: Cho trẻ xem tranh ảnh các bạn đang chơi trò chơi:”Mèo đuổi chuột”.
Cô hỏi trẻ các bạn đang chơi trò chơi gì? ( Mèo đuổi chuột).Vì sao con biết đây
là trò chơi mèo đuổi chuột? ( vì con thấy các bạn đứng thành vòng rộng, giơ tay
lên cao và có một bạn đang đuổi bắt một bạn. và yêu cầu trẻ nói luật chơi.

Hình ảnh: Cô và trẻ cùng chơi trò chơi vận động:” Mèo đuổi chuột”
Hoặc khi thực hiện ở chủ đề: “Giao thông”. Hướng dẫn giáo viên tổ chức
cho trẻ hoạt động ngoài trời. Ở hoạt động có mục đích, cho trẻ quan sát về các
phương tiện giao thông đường bộ như xe đạp, xe máy….. Trong lúc trò chuyện
giáo viên đã cung cấp kiến thức cho trẻ về các phương tiện giao thông sau đó
cho trẻ làm vận động của các phương tiện như tàu chạy, lái xe ô tô, xe máy… .
Sau khi trò chuyện đến trò chơi vận động, tôi hướng dẫn giáo viên chọn các trò
chơi mà trẻ được quan sát tranh ảnh trong ngày như kéo co, đua ngựa, ném còn,

mèo đuổi chuột… để tổ chức cho trẻ chơi.
Qua thời gian thực hiện giải pháp này tôi thấy các giáo viên đã thật sự năng
động, sáng tạo, linh hoạt trong các hoạt động, các cháu mạnh dạn, tự tin, hồn
nhiên hơn nhiều, tích cực tham gia hoạt động.

17


Giải pháp 6: Làm tốt công tác tuyên truyền, phối hợp với cha mẹ trẻ và
cộng đồng tham gia giáo dục phát triển vận động cho trẻ.
Công tác phối hợp với các bậc cha mẹ, phụ huynh để thực hiện các mục
tiêu giáo dục của nhà trường là nhiệm vụ rất quan trọng ở trường mầm non.
Ngày nay khi khoa học công nghệ thông tin càng phát triển thì việc phát triển
vận động cho trẻ mầm non là rất cần thiết và phải có sự phối hợp nhịp nhàng
giữa cô giáo với các bậc phụ huynh. Sự kết hợp nhịp nhàng này có giá trị làm
cho trẻ ngày càng tiến bộ hơn. Tôi hướng dẫn các giáo viên cần cung cấp các cơ
hội cho các bậc cha mẹ, các thành viên của gia đình tham gia vào các hoạt động
của trường mầm non.
Qua thực tế một điều dễ thấy rằng: Tất cả mọi công việc trong trường muốn
đat kết quả tốt đều không thể không có sự ủng hộ của phụ huynh và cộng đồng,
vì vậy khi triển khai nội dung này tôi đã phối hợp với phụ huynh bằng nhiều
hình thức:
- Trong buổi họp phụ huynh đầu năm thông báo rõ mục đích, yêu cầu, nội
dung , giáo dục phát triển vận động với phụ huynh và đề nghị phụ huynh phối
hợp thực hiện.
- Viết lên bảng tuyên truyền những nội dung cần giáo dục, những nội dung cần
sự phối hợp của phụ huynh như xây dựng môi trường giáo dục vận động, những
tranh minh họa có nội dung giáo dục phát triển vận động để phụ huynh tham
khảo khi trẻ ở nhà.
- Hàng tuần tôi dành hai buổi sáng vào lúc đón trẻ ( thứ 2 và thứ 6) đọc lên loa

của nhà trường truyền tin những nội dung giáo dục phát triển vận động cho trẻ
để phụ huynh có nhận thức đúng và phối hợp với nhà trường về chăm sóc, giáo
dục con mình ở nhà.
- Ở dưới góc vận động của các nhóm lớp, tôi hướng dẫn giáo viên mỗi chủ đề
có danh sách các trò chơi, các vận động cơ bản, các nội dung của tuần lễ sức
khỏe… để phụ huynh nắm bắt được tại lớp và phối hợp với cô khi có những vấn
đề không hiểu về các vận động để cho trẻ có thể luyện tập ở nhà khi trẻ có hứng
thú.
- Thông qua hoạt động tập thể, hội, lễ của nhà trường: Cha mẹ có thể trực
tiếp tham gia tổ chức các hội khỏe, tuần lễ sức khỏe, hoạt động ngoại khóa về
giáo dục phát triển vận động do nhà trường hay cộng đồng tổ chức.
- Ban giám hiệu chỉ đạo cho giáo viên lên kế hoạch báo trước các bậc phụ huynh
về vấn đề gì mà nhà trường, cô giáo cần gia đình và nhà trường cần phối kết hợp
và hướng dẫn những việc mà phụ huynh cần biết về trẻ.
Ví dụ: Mời phụ huynh dự giờ các hoạt động dạy mẫu cũng như tổ chức “
Ngày hội thể dục thể thao” tại nhóm lớp … Đã được phụ huynh đồng tình ủng
hộ. Qua dự các hoạt động tuyên truyền kiến thức về phát triển vận động được
phụ huynh đóng góp ý kiến, phụ huynh thấy được công việc của cô giáo cũng
như công việc học hành của con em mình. Đặc biệt phụ huynh hiểu được
phương pháp giáo dục phát triển vận động từ đó hình thành cho trẻ kỹ năng và

18


thói quen trong vận động cho trẻ ở nhà góp phần hình thành nhân cách trẻ sau
này.
- Tổ chức cho phụ huynh thăm quan các nhóm lớp để phụ huynh nắm bắt
kịp thời về quá trình hoạt động của trẻ ở trên lớp, khi trẻ về nhà gia đình bớt
chút thời gian cùng vận động, chơi các trò chơi vận động, trò chơi dân gian với
trẻ.

* Kết quả: 100% phụ huynh đồng tình hưởng ứng với việc làm trên của
nhà trường, giáo viên chủ nhiệm đề ra, đóng góp kinh phí để giáo viên chủ
nhiệm tổ chức ngày hội thể thao, tuần lễ sức khỏe ở cấp lớp và hội khỏe bé mầm
non ở cấp trường. Đặc biệt phụ huynh tin tưởng, yên tâm, đưa con đến trường
ngày một đông hơn và về nhà phụ huynh đã cùng tham gia vận động với trẻ.
2.4. Hiệu quả của sáng kiến kinh nghiệm đối với hoạt động giáo dục, với
bản thân, đồng nghiệp và nhà trường.
Sau một năm thực hiện đề tài:” Một số biện pháp chỉ đạo thực hiện giáo
dục phát triển vận động cho trẻ mầm non tại trường mầm non Nga Giáp” đã đạt
được kết quả như sau:
- Về phía nhà trường và giáo viên
+ 100% giáo viên xây dựng kế hoạch tổ chức giáo dục phát triển vận động.
+ 100% các nhóm lớp có đủ trang thiết bị tối thiểu phục vụ cho trẻ vận động
+ 100% các nhóm lớp biết xây dựng môi trường giáo dục phát triển vận động.
+ 100% cán bộ giáo viên biết lồng ghép nội dung giáo phát triển vận động
vào các hoạt động của trẻ một cách sáng tạo.
- Về phụ huynh:
+ Nhận thức của phụ huynh về xây dựng môi trường giáo dục trong trường
mầm non được nâng lên rõ rệt, ban đại diện hội cha mẹ học sinh đã quan tâm
thiết thực đến công tác
+ Phụ huynh nắm bắt được một số kiến thức dạy trẻ như cách vận động,
cách chơi các trò chơi…trong độ tuổi của con em mình.
+ Phụ huynh tin tưởng, yên tâm vào chất lượng của nhà trường và đưa con
đến trường đi học ngày càng đông.
- Về học sinh:
+ Trẻ có kiến thức, kỹ năng hiểu về nội dung giáo dục vận động, các trò chơi
vận động, dân gian.
+ Trẻ tích cực hoạt động trải nghiệm nội dung giáo dục phát triển vận động.
+ Trẻ thích mạnh dạn, tự tin trong các hoạt động, không còn sợ sệt như đầu
năm học.

* Kết quả khảo sát cuối năm học:
- Khảo sát cán bộ, giáo viên, nhân viên: Tổng số 20 đồng chí. Trong đó
Tổng Nắm vững lý thuyết
số
chuyên đề giáo dục
Giáo phát triển vận động.
Viên

Nội dung, hình
thức, PP giáo dục
phát triển vận động
cho trẻ.

Xây dựng môi
trường tạo góc
vận động, làm đồ
dùng đồchơi cho
trẻ HĐVĐ

Công tác tuyên
truyền, Phối
hợp với phụ
huynh GD PT
VĐ cho trẻ.

Kết quả
chung

19



Tốt

K

TB

Y

T

K

TB

Y

T

K

TB

Y

T

K

TB


Y

T

K

TB

Y

12

5

6

1

0

6

5

1

0

7


5

0

0

6

6

0

0

6

5

1

0

Tỉ lệ
%

41.7

50


8.3

50

41.7

8.3

58
.3

41.7

50

50

50

41
.7

8.
3

- Bảng khảo sát Trẻ: Tổng số trẻ cuối năm học: 240 cháu.
Trong đó: Mẫu giáo: 190 cháu; nhóm trẻ: 50 cháu.
* Đối với mẫu giáo:
S
TT


Tổng
Số
trẻ

Tốt

190

2

190

3

190

Chưa đạt
TB

Nội dung
Số
trẻ

1

Đạt
Khá

- Trẻ tập động tác phát triển các

87
nhóm cơ và hô hấp
- Trẻ tập luyện các kỹ năng vận
động cơ bản và phát triển các tố
90
chất trong vận động.
- Trẻ tập cử động của bàn tay,
ngón tay, phối hợp tay- Mắt và sử
89
dụng một số đồ dùng, dụng cụ

Tỉ lệ
%

Số
trẻ

Tỉ lệ
%

Số
trẻ

Tỉ lệ
%

Số
trẻ

45.7


88

46.3

15

8

0

47.3

86

45.2

14

7.5

0

46.8

87

45.7

12


6.3

2

Tỉ lệ
%

1.2

* Đối với nhà trẻ:
S
TT

Tổng
số
trẻ
50

2

50

3

50

Chưa

TB


Nội dung

đạt
Số
trẻ

1

Đạt
Khá

Tốt

- Trẻ tập động tác phát triển các
nhóm cơ và hô hấp
28
- Trẻ tập luyện các vận động cơ
bản và phát triển các tố chất trong 28
vận động ban đầu.
- Trẻ tập cử động của bàn tay,
ngón tay, phối hợp tay- Mắt.
27

Tỉ lệ
%

Số
trẻ


Tỉ lệ
%

Số
trẻ

Tỉ lệ
%

Số
trẻ

56

19

38

4

8

0

56

20

40


3

6

0

54

18

36

4

8

1

Qua kết quả khảo sát trên giáo viên và trên trẻ cho thấy chỉ đạo thực hiện
giáo dục phát triển vận động bằng những biện pháp trên đạt kết quả cao hơn rất
nhiều so với những hoạt động bình thường. Tỉ lệ giáo viên, trẻ yếu còn ít, trẻ
trung bình giảm. Sở dĩ có kết quả như vậy là có sự chuẩn bị chu đáo về điều kiện
cho hoạt động, sáng tạo trong phương pháp giảng dạy, lồng ghép tích hợp phù
hợp với đặc điểm tâm sinh lý của trẻ.
3. KẾT LUẬN, KIẾN NGHỊ
3.1.Kết luận:
Đúng vậy, giáo dục mầm non giữ một vị trí quan trọng trong sự phát triển

20


Tỉ lệ
%

2


của xã hội, trong quá trình hình thành nhân cách con người. Do vậy, trong công
tác giáo dục mầm non phải được tiến hành một cách khoa học có mục đích, có
hệ thống nhằm tạo dựng những nền tảng ban đầu vững chắc cho quá trình phát
triển sau này của mỗi cá nhân trẻ là chủ nhân tương lai của đất nước.
Nhận thức được điều đó, sau khi vận dụng sáng kiến kinh nghiệm vào
thực tế chỉ đạo thực hiện, bản thân tôi thấy mình cần phải không ngừng học hỏi
nghiên cứu tài liệu, vận dụng linh hoạt hơn nữa các phương pháp, biện pháp,
hình thức phù hợp để giúp giáo viên, học sinh tiếp nhận các nội dung của giáo
dục phát triển vận động một cách tốt nhất và đạt kết quả cao nhất.
Qua một năm áp dụng các giải pháp đểnghiên cứu đề tài này, tôi đã rút ra
được bài học kinh nghiệm sau:
Trước hết phải xây dựng kế hoạch chỉ đạo thực hiện giáo dục phát triển vận
động một cách khoa học, chặt chẽ, làm tốt công tác bồi dưỡng chuyên môn
nghiệp vụ tới toàn bộ giáo viên.
Thực hiện nghiêm túc chương trình, nắm vững mục đích, yêu cầu đặt ra để
cung cấp kiến thức cho trẻ.
Tăng cường chỉ đạo điểm và tổ chức cho các lớp tham quan học tập.
Động viên giáo viên tích cực làm đồ dùng, đồ chơi phục vụ cho phát triển
vận động một cách phù hợp, không lạm phát. Tổ chức tốt các hoạt động giáo dục
vận động cho trẻ.
Làm tốt công tác tuyên truyền, phối hợp với cha mẹ trẻ và cộng đồng tham
gia giáo dục phát triển vận động cho trẻ.
Người phụ trách chuyên môn phải nẵm vững kiến thức, kỹ năng cơ bản của
hoạt động vận động và đặc biệt phải năng động sáng tạo, biết đổi mới phương

pháp dạy học, hình thức đa dạng, phong phú.
3.2. Kiến nghị.
Qua quá trình thực hiện đề tài tôi thấy còn rất khó khăn trong việc xây
dựng phòng thể chất cho trẻ do điều kiện nhà trường không có điều kiện và kinh
phí để thực hiện đề tài này, vì vậy tôi rất mong các cấp lãnh đạo hỗ trợ xây dựng
phòng tập thể chất cho nhà trường để chúng tôi thực hiện tốt hơn và hỗ trợ thêm
kinh phí để chúng tôi thực hiện tốt hơn. Hằng năm Sở giáo dục và Phòng giáo
dục cần tăng cường tài liệu, mở thêm các lớp chuyên đề về phát triển vận động
cho giáo viên tham khảo, học tập và nâng cao tay nghề.
Trên đây là sáng kiến kinh nghiệm : “Một số biện pháp chỉ đạo thực hiện
giáo dục phát triển vận động cho trẻ mầm non tại trường mầm non Nga Giáp” .
Tôi rất mong sự đóng góp, bổ sung của các cấp, của hội đồng xét duyệt để sáng
kiến của tôi được hoàn thiện hơn.
XÁC NHẬN CỦA THỦ TRƯỞNG ĐƠN VỊ

Nga Sơn, ngày10 tháng 4 năm 2016.
Tôi xin cam đoan đây là SKKN của
mình viết, không sao chép nội
dung của người khác
Người viết sáng kiến

21


Vũ Thị Từ
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Bộ giáo dục và đào tạo, Chương trình giáo dục mầm non( Ban hành kèm
thông tư số 17/ 2009/ TT- BGDĐT ngày 25 tháng 7 năm 2009 của Bộ trưởng bộ
Giáo dục và Đào tạo), NXB Giáo dục Việt Nam.
2. Đặng Hồng Phương, Giáo trình phương pháp giáo dục thể chất cho trẻ mầm

non, NXB Giáo dục.
3. Nguyễn Sinh Thảo, Nguyễn Thị Tuất, Các hoạt động phát triển vận động của
trẻ mầm non, NXB Giáo dục Việt Nam.
4. Trần Lan Hương, Trần Thị Nga, Nguyễn Thị Thanh Thủy, Nguyễn Thị Thư,
Hướng dẫn các hoạt động phát triển thể chất cho trẻ mầm non, NXB Giáo dục.
5. Trần Thu Hòa, Đặng Lan Phương, Nguyễn Thanh Huyền, Trò chơi và bài tập
phát triển vận động cho trẻ mẫu giáo( theo chương trình giáo dục mầm non),
NXB Giáo dục Việt Nam.
6. Nguyễn Bá Minh, Nguyễn Thị Mỹ Trinh, Bùi Thị Việt, Nguyễn Thị Thu Hà,
Hoàng Thị Dinh, Hướng dẫn tổ chức các hoạt động giáo dục phát triển vận
động cho trẻ trong trường mầm non, NXB Giáo dục Việt Nam.
7. Trần Thị Ngọc Trâm, Lê Thu Hương, Lê Thị Ánh Tuyết, Hướng dẫn thực
hiện chương trình giáo dục mầm non Mẫu giáo lớn( 5- 6 tuổi), NXB Giáo dục
Việt Nam.
8. Trần Thị Ngọc Trâm, Lê Thu Hương, Lê Thị Ánh Tuyết, Hướng dẫn thực
hiện chương trình giáo dục mầm non Mẫu giáo nhỡ( 4- 5 tuổi), NXB Giáo dục
Việt Nam.
9. Trần Thị Ngọc Trâm, Lê Thu Hương, Lê Thị Ánh Tuyết, Hướng dẫn thực
hiện chương trình giáo dục mầm non Mẫu giáo Bé( 3- 4 tuổi), NXB Giáo dục
Việt Nam.
10. Lê Thu Hương, Lê Thị Ánh Tuyết, Hướng dẫn thực hiện chương trình giáo
dục mầm non Nhà trẻ ( 3- 36 tháng tuổi), NXB Giáo dục Việt Nam.
11. Các văn bản hướng dẫn: Quyết định số 641/ QĐTTg ngày 28 tháng 4 năm
2011 của Thủ tướng Chính phủ, Vụ giáo dục mầm non xây dựng chuyên đề:”
Nâng cao chất lượng giáo dục phát triển vận động cho trẻ trong trường mầm
non”.
12. Công văn số 918/ KH/ SGDĐT- GDMN ngày 22/05/2014 của Sở Giáo dục
và Đào tạo về việc hướng dẫn xây dựng kế hoạch và thực hiện chuyên đề “Nâng
cao chất lượng giáo dục phát triển vận động cho trẻ trong trường mầm non,
giai đoạn 2013- 2016”.

13. Công văn số 03/ KH/ PGD- ĐT ngày 20/06/2014 của Sở Giáo dục và Đào
tạo về việc hướng dẫn xây dựng kế hoạch và thực hiện chuyên đề “Nâng cao
chất lượng giáo dục phát triển vận động cho trẻ trong trường mầm non, giai
đoạn 2013- 2016”.

22


23



×