Tải bản đầy đủ (.pdf) (1 trang)

Bài tập tết vật lý 10

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (232.75 KB, 1 trang )

BÀI TẬP VỀ NHÀ
Bài 1: Một bình thủy tinh kín chứa khí có nhiệt độ ban đầu là 270C, áp suất 1,5 atm. Hỏi phải nung nóng
khí đến nhiệt độ nào để áp suất khí trong bình là 2atm?
Bài 2: Một ống thủy tinh một đầu kín, một đầu hở có chiều dài 50cm đặt dựng đứng. Lượng khí trong ống
ngăn cách với bên ngoài bằng một cột thủy ngân cao 20cm đầy đến miệng ống. Biết: ban đầu, nhiệt
độ trong ống bằng 270C, áp suất khí quyển 76cmHg. Sau đó, người ta hơ nóng khí trong bình để đẩy
thủy ngân ra ngoài. Hỏi đến nhiệt độ nào thủy ngân bị đẩy hết ra ngoài?
Bài 3: Một căn phòng có thể tích V1 = 120m3 lúc đầu không khí trong phòng có nhiệt độ t1= 00C, áp suất
p1 = 76cmHg, lúc sau nhiệt độ tăng lên t2= 100C và áp suất p2 = 78cmHg. Tìm thể tích không khí
thoát ra khỏi phòng.
Bài 4: Một bình cầu thủy tinh chứa một lượng khí ở 170C. Hỏi áp suất khí sẽ giảm bao nhiêu lần nếu 40%
lượng khí thoát ra khỏi bình và nhiệt độ khí giảm xuống 70C?
Bài 5: Một lượng khí Heli có khối lượng m =1g ở nhiệt độ t = 1270C, thể tích V1 = 4lít biến đổi trạng thái
theo 2 giai đoạn:
- Giai đoạn 1: Đẳng nhiệt thể tích tăng gấp đôi.
- Giai đoạn 2: Đẳng áp trở lại thể tích ban đầu.
Xác định các thông số còn lại của 3 trạng thái.
Bài 6: Có hai bình chứa hai loại khí khác nhau có thể tích lần lượt là V1 = 3,2 lít và V2=4,8lít. Các bình
được nối thông với nhau bằng một ống nhỏ có khóa K. Ban đầu khóa K đóng, áp suất trong các bình
là p1  1,6at , p2  3,8at . Mở khóa K nhẹ nhàng để khí trong 2 bình thông với nhau sao cho nhiệt độ
không đổi. Tính áp suất của hỗn hợp khí đó. Coi 2 khí không xảy ra tác dụng hóa học khi tiếp xúc.
Bài 7: Dùng bơm tay để bơm không khí ở áp suất p0  105 N m2 vào một quả bóng cao su có thể tích 3
lít. Bơm có chiều cao 42cm và đường kính xylanh là 5cm. Hỏi phải bơm bao nhiêu lần để không khí
trong quả bóng có áp suất p  5.105 N m2 trong hai trường hợp sau:
a. Trước khi bơm trong quả bóng không có không khí.
b. Trước khi bơm trong quả bóng đã có không khí ở áp suất p0  105 N m2 .
Bài 8: Do trọng lượng của xe nên giữa lốp xe và mặt đường tiếp xúc nhau bằng diện tích S tùy thuộc vào
áp suất không khí trong vỏ xe. Sau 10 lần bơm, diện tích tiếp xúc là S1  30cm2 . Hỏi sau bao nhiêu
lần bơm nữa thì diện tích tiếp xúc là S2  20cm2 . Biết rằng: trọng lượng xe cân bằng với áp suất lực
của không khí trong lốp xe, thể tích sau mỗi lần bơm là như nhau, lúc ban đầu lốp xe không có không
khí, thể tích lốp xe và nhiệt độ không đổi.


Bài 9: Một bọt khí ở đáy hồ sâu nổi lên trên mặt nước, người ta đo được khi lên mặt nước nó lớn gấp 1,2
lần ở đáy hồ. Tính độ sâu h của đáy hồ. Biết trọng lượng riêng của nước là d  104 N m3 , áp suất khí
quyển là p0  105 N m2 , nhiệt độ nước trong hồ không đổi.
Bài 10: Một bình chứa không khí ở điều kiện chuẩn được đậy kín bởi nắp đậy có khối lượng m. Tiết diện
của miệng bình là 10cm3. Khi đun nóng không khí trong bình lên đến 1000C thì nắp bình bị bật lên
vừa hở miệng bình và không khí thoát ra ngoài. Tìm khối lượng m của nắp đậy. Biết áp suất khí
quyển po=1atm =1,013.105Pa.
Bài 11: Có 6,5g Hydro ở 270C được đun nóng đẳng áp để thể tích tăng gấp đôi. Cho nhiệt dung riêng
đẳng áp của Hydro là Cp = 14,3kJ/kgK. Tính:
a. Công do khối khí thực hiện.
b. Nhiệt lượng truyền cho khối khí.
c. Độ biến thiên nội năng của khí.
Bài 12: Đường kính trung bình của nguyên tử Hydro d = 10-8cm. Giả thiết electron quay quanh hạt nhân
Hydro theo quỹ đạo tròn. Biết khối lượng electron me = 9,1.10-31kg. Hãy xác định vận tốc chuyển
động của electron.
ĐS: v=2,3.106 m/s
Bài 13: Hai quả cầu nhỏ giống nhau có điện tích lần lượt bằng q1 = 10-7C và q2 = 4.10-7C đặt cố định
trong không khí tại hai điểm A và B cách nhau một khoảng AB = a = 9cm. Một quả cầu nhỏ thứ ba
phải có điện tích q3 bằng bao nhiêu, đặt ở đâu để nó nằm cân bằng.



Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×