Tải bản đầy đủ (.pdf) (252 trang)

Nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng thu hút dòng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài vào việt nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (6.32 MB, 252 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP. HỒ CHÍ MINH
----------

PHAN THỊ QUỐC HƢƠNG

NGHIÊN CỨU CÁC YẾU TỐ ẢNH HƢỞNG
THU HÚT DÒNG VỐN ĐẦU TƢ TRỰC TIẾP
NƢỚC NGOÀI VÀO VIỆT NAM

Chuyên ngành: Tài chính – Ngân hàng
Mã số: 62340201

LUẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ

Tp. Hồ Chí Minh – Năm 2015


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP. HỒ CHÍ MINH
----------

PHAN THỊ QUỐC HƢƠNG

NGHIÊN CỨU CÁC YẾU TỐ ẢNH HƢỞNG
THU HÚT DÒNG VỐN ĐẦU TƢ TRỰC TIẾP
NƢỚC NGOÀI VÀO VIỆT NAM

Chuyên ngành: Tài chính – Ngân hàng
Mã số: 62340201


LUẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ

Ngƣời hƣớng dẫn khoa học: PGS. TS. Nguyễn Thị Liên Hoa

Tp. Hồ Chí Minh – Năm 2015


LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu do chính tôi thực hiện.
Các số liệu khảo sát và thống kê là hoàn toàn xác thực. Kết quả nghiên cứu
trong luận án chưa được ai công bố trong bất cứ công trình nghiên cứu nào
khác.
Tác giả

Phan Thị Quốc Hƣơng


CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

TRANG THÔNG TIN VỀ NHỮNG ĐÓNG GÓP MỚI
VỀ MẶT HỌC THUẬT, LÝ LUẬN CỦA LUẬN ÁN
- Đề tài luận án: “Nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng thu hút dòng vốn đầu tư trực
tiếp nước ngoài vào Việt Nam”.
- Chuyên ngành: Tài chính – Ngân hàng

Mã số: 62340201

- Nghiên cứu sinh: Phan Thị Quốc Hương


Khóa: 2009

- Cơ sở đào tạo: Trường Đại học Kinh tế TP. Hồ Chí Minh
- Người hướng dẫn luận án: PGS.TS. Nguyễn Thị Liên Hoa

TÓM TẮT NHỮNG ĐÓNG GÓP MỚI CỦA LUẬN ÁN
Trong nghiên cứu này, tác giả đã có những đóng góp mới về phương pháp và thực
tiễn nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng thu hút dòng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài vào
Việt Nam.
1. Về mặt phương pháp
- Sử dụng phương pháp GMM để khắc phục các vi phạm liên quan đến hiện tượng
phương sai thay đổi, tự tương quan và biến nội sinh, Nghiên cứu tác động của biến trễ
bậc 1 FDI (FDI_1) lên biến phụ thuộc FDI.
- Sử dụng dữ liệu thứ cấp (từ nguồn Tổng cục Thống kê) để nghiên cứu các yếu tố
ảnh hưởng đến sự phân bố không gian vốn FDI giữa các địa phương.
- Thực hiện nghiên cứu tác động thông tin quá khứ của các yếu tố ảnh hưởng đến
dòng vốn FDI thu hút được.
- Sử dụng biến tương tác nhằm phát hiện những khác biệt về độ dốc của các yếu tố
ảnh hưởng đến thu hút FDI của Việt Nam với các quốc gia trong ASIA 24.
2. Về mặt thực tiễn:
- Cung cấp bằng chứng thực tế về đánh giá của các nhà đầu tư nước ngoài đối với
môi trường đầu tư Việt Nam hiện nay.
- Dựa trên kết quả kiểm định theo phương pháp ước lượng GMM sai phân, có 4
trong 6 giả thuyết đưa ra liên quan đến các yếu tố ảnh hưởng thu hút dòng vốn FDI vào
Việt Nam có ý nghĩa thống kê tại mức ý nghĩa 10%. Theo đó, các nhà đầu tư nước ngoài


đến Việt Nam là vì tác động khung chính sách, động cơ tìm kiếm thị trường, động cơ tìm
kiếm tài nguyên và động cơ tìm kiếm hiệu quả.
- Trong phân bố không gian dòng vốn FDI giữa các địa phương tại Việt Nam, kết

quả nghiên cứu của Luận án đã xác định có tồn tại tác động của thông tin quá khứ các
biến độc lập lên biến phụ thuộc FDI, các yếu tố như chất lượng điều hành kinh tế của
chính quyền đia phương, động cơ tìm kiếm thị trường, động cơ tìm kiếm hiệu quả và
hiệu ứng tích tụ FDI có ảnh hưởng đến việc phân bổ FDI giữa các địa phương của Việt
Nam.
- Từ kết quả đạt được trong quá trình phân tích một số gợi ý chính sách nhằm cải
thiện môi trường đầu tư cũng như tăng cường thu hút dòng vốn đầu tư trực tiếp nước
ngoài ở cấp độ quốc gia và địa phương đã được đề xuất.
- Cuối cùng, việc dựa trên dữ liệu bảng của các nước ASIA 24 để phân tích các yếu
tố ảnh hưởng thu hút dòng vốn FDI vào Việt Nam nên kết quả nghiên cứu không những
có thể cho thấy được động cơ của các doanh nghiệp FDI tại Việt Nam mà còn có thể so
sánh tương đồng với các quốc gia khác trong khu vực. Vì vậy kết quả nghiên cứu hy
vọng sẽ cung cấp một tầm nhìn “rộng hơn” cho các nhà hoạch định chính sách.
TP Hồ Chí Minh, ngày 20 tháng 04 năm 2015
Nghiên cứu sinh

Phan Thị Quốc Hương


MỤC LỤC
Tiêu đề

Trang

Trang phụ bìa
Lời cam đoan
Mục lục
Danh mục các từ viết tắt
Danh mục bảng biểu
Danh mục hình


PHẦN MỞ ĐẦU
1. Đặt vấn đề nghiên cứu ............................................................................................... 1
2. Tình hình nghiên cứu liên quan đến nội dung luận án .......................................... 3
3. Mục tiêu nghiên cứu .................................................................................................. 3
4. Đối tƣợng nghiên cứu và phạm vi nghiên cứu ........................................................ 4
4.1 Đối tượng nghiên cứu ................................................................................................ 4
4.2 Phạm vi nghiên cứu ................................................................................................... 4
5. Phƣơng pháp nghiên cứu .......................................................................................... 5
6. Tính mới và đóng góp của luận án ........................................................................... 7
7. Kết cấu của luận án ................................................................................................. 10
CHƢƠNG 1:

CÁC YẾU TỐ ẢNH HƢỞNG THU HÚT ĐẦU TƢ TRỰC TIẾP NƢỚC
NGOÀI: LÝ THUYẾT VÀ NGHIÊN CỨU THỰC NGHIỆM
1.1. Giới thiệu ............................................................................................................... 12
1.2. Tổng quan về đầu tƣ trực tiếp nƣớc ngoài (FDI) .............................................. 12
1.3. Tác động của FDI đến tăng trƣởng kinh tế ........................................................ 15
1.3.1. Tác động của FDI đối với hoạt động sản xuất..................................................... 15
1.3.2. Tác động của FDI đối với thương mại quốc tế .................................................... 16
1.3.3. Tác động của FDI đối với đầu tư địa phương ..................................................... 17
1.4. Lý thuyết về yếu tố quyết định vị trí của FDI .................................................... 18
1.4.1. Lý thuyết thương mại quốc tế (International Trade Theory) .............................. 18


1.4.2. Lý thuyết vòng đời của sản phẩm (Product Life Cycle Theories) ...................... 19
1.4.3. Lý thuyết về lợi thế độc quyền (The Theory of
Firm-Specific Ownership Advantages) ......................................................................... 20
1.4.4. Lý thuyết nội bộ hoá (Internalization Theory) .................................................... 20
1.4.5. Lý thuyết Eclectic Paradigm (OLI) ..................................................................... 21

1.4.6. Lý thuyết hiệu ứng tích tụ ................................................................................... 26
1.5. Nghiên cứu thực nghiệm về các yếu tố ảnh hƣởng thu hút dòng vốn FDI...... 30
1.5.1. Các nghiên cứu thực nghiệm về yếu tố ảnh hưởng thu hút dòng vốn FDI
tại nhóm nước hoặc khu vực ......................................................................................... 31
1.5.2. Các nghiên cứu thực nghiệm về yếu tố ảnh hưởng thu hút dòng vốn FDI
tại một quốc gia ............................................................................................................. 43
1.5.3. Các nghiên cứu thực nghiệm về yếu tố ảnh hưởng thu hút dòng vốn FDI
tại Việt Nam................................................................................................................... 47
1.6. Khoảng trống trong nghiên cứu tại Việt Nam ................................................... 53
1.7. Kết luận chƣơng 1................................................................................................. 54
CHƢƠNG 2:

THỰC TRẠNG THU HÚT VỐN ĐẦU TƢ TRỰC TIẾP NƢỚC NGOÀI
TẠI VIỆT NAM
2.1. Giới thiệu ............................................................................................................... 55
2.2. Thực trạng thu hút vốn FDI tại Việt Nam ......................................................... 55
2.2.1. Xu hướng vốn FDI tại Việt Nam ......................................................................... 55
2.2.2. Cơ cấu vốn FDI tại Việt Nam .............................................................................. 60
2.2.2.1. Cơ cấu theo ngành ............................................................................................ 60
2.2.2.2. Cơ cấu theo đối tác đầu tư ................................................................................ 61
2.2.2.3. Cơ cấu theo vùng .............................................................................................. 62
2.3. So sánh vốn FDI Việt Nam thu hút đƣợc với các nƣớc trong khu vực ........... 64
2.4. Kết quả đánh giá về môi trƣờng đầu tƣ tại Việt Nam
thông qua cuộc khảo sát .............................................................................................. 66
2.4.1. Phương pháp nghiên cứu .............................................................................. 67


2.4.2. Mẫu nghiên cứu ................................................................................................... 68
2.4.3. Kết quả nghiên cứu .............................................................................................. 69
2.4.3.1. Thống kê mô tả mẫu khảo sát ........................................................................... 69

2.4.3.2. Kết quả đánh giá ............................................................................................... 71

2.5. Kết luận chƣơng 2.............................................................................................. 74
CHƢƠNG 3:

PHÂN TÍCH CÁC YẾU TỐ ẢNH HƢỞNG THU HÚT DÒNG VỐN
ĐẦU TƢ TRỰC TIẾP NƢỚC NGOÀI VÀO VIỆT NAM
3.1. Giới thiệu ............................................................................................................... 75
3.2. Giả thuyết và mô hình nghiên cứu ...................................................................... 76
3.2.1. Giả thuyết nghiên cứu.......................................................................................... 76
3.2.2. Mô hình nghiên cứu ............................................................................................. 80
3.2.2.1. Mô hình nghiên cứu lý thuyết .......................................................................... 80
3.2.2.2. Mô hình nghiên cứu thực nghiệm..................................................................... 80
3.3. Dữ liệu và phƣơng pháp nghiên cứu ................................................................... 88
3.3.1. Biến đo lường ...................................................................................................... 89
3.3.2. Dữ liệu thu thập ................................................................................................... 90
3.3.3. Phương pháp nghiên cứu ..................................................................................... 90
3.4. Kết quả nghiên cứu............................................................................................... 93
3.4.1. Thống kê mô tả các biến ...................................................................................... 94
3.4.2. Xác định ma trận hệ số tương quan giữa các biến............................................... 97
3.4.3. Kiểm định tính dừng ............................................................................................ 98
3.4.4. Kết quả hồi quy ................................................................................................... 99
3.4.5. Kiểm định các giả thuyết ................................................................................... 109
3.5. Kết luận chƣơng 3............................................................................................... 115


CHƢƠNG 4:

PHÂN TÍCH CÁC YẾU TỐ ẢNH HƢỞNG PHÂN BỐ KHÔNG
GIAN DÒNG VỐN ĐẦU TƢ TRỰC TIẾP NƢỚC NGOÀI

TẠI VIỆT NAM
4.1. Giới thiệu ............................................................................................................. 117
4.2. Giả thuyết và mô hình nghiên cứu .................................................................... 119
4.3.1. Giả thuyết nghiên cứu........................................................................................ 119
4.3.2. Mô hình nghiên cứu ........................................................................................... 123
4.3.2.1. Mô hình nghiên cứu lý thuyết ........................................................................ 123
4.3.2.2. Mô hình nghiên cứu thực nghiệm................................................................... 123
4.3. Dữ liệu và phƣơng pháp nghiên cứu ................................................................. 128
4.3.1. Dữ liệu phân tích ............................................................................................... 128
4.3.2. Phương pháp nghiên cứu ................................................................................... 129
4.4. Kết quả nghiên cứu............................................................................................. 130
4.4.1. Thống kê mô tả các biến .................................................................................... 130
4.4.2. Xác định ma trận hệ số tương giữa các biến ..................................................... 131
4.4.3. Kiểm định tính dừng .......................................................................................... 132
4.4.4. Kết quả hồi quy ................................................................................................. 133
4.4.5. Kiểm định các giả thuyết ................................................................................... 141
4.5. Kết luận chƣơng 4............................................................................................... 144
CHƢƠNG 5:

HÀM Ý CHÍNH SÁCH
KẾT LUẬN


DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
Từ viết tắt

Diễn giải

1


ADB

Ngân hàng Phát triển Châu Á

2

AFTA

Khu vực Mậu dịch Tự do ASEAN

3

ASEAN

Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á

4

BTA

Hiệp định thương mại song phương

5

CEECs

Các nền kinh tế chuyển đổi thuộc khu vực Trung và Đông Âu

6


CIS

Các quốc gia thuộc Liên xô cũ

7

DI

Đầu tư trong nước

8

DTAA

Hiệp định tránh đánh thuế hai lần

9

EBA

The extreme bounds analysis

10

EU

Liên minh Châu Âu

11


FDI

Đầu tư trực tiếp nước ngoài

12

FEM

Fixed Effect Model

13

FGLS

The Feasible Generalized Least Squares

14

FIA

Bộ Kế hoạch và đầu tư Việt Nam

15

FTA

Hiệp hội Thương mại tự do

16


GDP

Tổng sản phẩm quốc nội

17

GLM

The generalized linear model

18

GLS

The generalized least squares

19

GMM:

The generalized method of moments

20

GSO

Tổng cục Thống kê Việt Nam

21


IMF

Quỹ tiền tệ thế giới

22

IV FE Logit

Two Limits Tobit with Instrumentation

23

MIT

Bộ Công Thương Việt Nam

24

MNEs

Các công ty đa quốc gia

25

ODA

Vốn hỗ trợ phát triển chính thức

26


OECD

Tổ chức Hợp tác & Phát triển Kinh tế

STT


27

OLS

The ordinary least squares

28

PNTR

Quy chế Quan hệ Thương mại Bình thường Vĩnh viễn

29

REM

Random Effect Model

30

R&D

Nghiên cứu và phát triển


31

SAFTA

Hiệp hội Thương mại Tự do Nam Á

32

SSA

Tiểu vùng Sahara Châu Phi

33

TNC

Tập đoàn xuyên quốc gia

34

Two SLS

Two-Stage Least Squares

35

UNCTAD

Hội nghị Liên Hiệp Quốc về Thương mại và Phát triển


36

UNSD

Phòng Thống kê Liên hợp quốc

37

WTO

Tổ chức Thương mại Thế giới


DANH MỤC BẢNG BIỂU
Tiêu đề

Trang

Bảng 1.1: Yếu tố điều kiện “Đẩy – Kéo” của FDI ........................................................ 13
Bảng 1.2: Mô hình OLI đối với đầu tư quốc tế ............................................................. 22
Bảng 1.3: Yếu tố ảnh hưởng thu hút dòng vốn FDI tại nhóm nước, khu vực ............... 39
Bảng 2.1: Dòng vốn đầu tư nước ngoài vào Việt Nam 1988-2013 ............................... 56
Bảng 2.2: Dòng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài vào các nước ASEAN ...................... 65
Bảng 2.3: Thống kê mô tả mẫu khảo sát ....................................................................... 70
Bảng 2.4: Kết quả đánh giá tổng quát về môi trường đầu tư tại Việt Nam ................... 72
Bảng 3.1: Dòng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài vào Châu Á ...................................... 75
Bảng 3.2: Mô tả các biến và dấu kỳ vọng ..................................................................... 87
Bảng 3.3: Thống kê mô tả các biến ............................................................................... 94
Bảng 3.4: Bảng ma trận hệ số tương quan giữa các biến .............................................. 97

Bảng 3.5: Kiểm định tính dừng của các biến ................................................................ 99
Bảng 3.6: Kết quả hồi quy theo OLS đối với dữ liệu hiện tại ..................................... 100
Bảng 3.7: Kết quả hồi quy theo OLS đối với dữ liệu quá khứ .................................... 101
Bảng 3.8: Kết quả hồi quy một bước theo GMM sai phân đối với dữ liệu hiện tại .... 105
Bảng 3.9: Kết quả hồi quy một bước theo GMM sai phân đối với dữ liệu quá khứ ... 106
Bảng 4.1: Mô tả các biến và dấu kỳ vọng ................................................................... 128
Bảng 4.2: Thống kê mô tả các biến ............................................................................. 130
Bảng 4.3: Bảng ma trận hệ số tương quan giữa các biến ............................................ 131
Bảng 4.4: Kiểm định tính dừng của các biến .............................................................. 132
Bảng 4.5: Kết quả hồi quy theo OLS đối với dữ liệu hiện tại ..................................... 134
Bảng 4.6: Kết quả hồi quy theo OLS đối với dữ liệu quá khứ .................................... 135
Bảng 4.7: Kết quả hồi quy hai bước theo GMM sai phân đối với dữ liệu hiện tại ........ 139
Bảng 4.8: Kết quả hồi quy hai bước theo GMM sai phân đối với dữ liệu quá khứ ....... 140


DANH MỤC HÌNH
Tiêu đề

Trang

Hình 1: Trình tự thực hiện phương pháp nghiên cứu đối với các yếu tố
ảnh hưởng thu hút FDI vào Việt Nam ............................................................................. 7
Hình 1.1: Mô hình mô phỏng lý thuyết vòng đời của sản phẩm ................................... 19
Hình 1.2: Mô hình các yếu tố ảnh hưởng quyết định đầu tư quốc tế ............................ 23
Hình 1.3: Yếu tố ảnh hưởng môi trường đầu tư theo quan điểm
của Tổ chức UNCTAD .................................................................................................. 25
Hình 1.4: Tóm tắt các lý thuyết đánh giá yếu tố quyết định vị trí FDI ......................... 29
Hình 2.1: Xu hướng vốn đăng ký và vốn thực hiện FDI tại Việt Nam (1988-2013) .... 57
Hình 2.2: Tỷ trọng vốn FDI thu hút so với GDP tại Việt Nam (1988-2013) ................ 59
Hình 2.3: Vốn FDI được cấp giấy phép tính đến năm 2013 phân theo

10 ngành kinh tế hàng đầu ............................................................................................. 60
Hình 2.4: Nhóm 10 đối tác có vốn đầu tư nước ngoài đứng đầu tại Việt Nam
(1988-2013) ................................................................................................................... 62
Hình 2.5: Số dự án FDI được cấp giấy phép tính đến năm 2013 phân theo vùng ........ 62
Hình 2.6: Vốn FDI được cấp giấy phép tính đến năm 2013 phân theo vùng ................ 63
Hình 2.7: Các địa phương có số dự án FDI thu hút nhiều nhất tính đến năm 2013 ...... 64
Hình 2.8: Các địa phương có số vốn FDI thu hút nhiều nhất tính đến năm 2013 ......... 64
Hình 2.9: Tỷ trọng vốn FDI thu hút so với GDP của Việt Nam và các nước
trong khu vực ASEAN .................................................................................................. 66
Hình 3.1: Mô hình lý thuyết nghiên cứu về các yếu tố ảnh hưởng thu hút
dòng vốn FDI vào Việt Nam ......................................................................................... 80
Hình 3.2: Biểu đồ phân tán giá trị vốn FDI thu hút được của các nước ASIA 24 ........ 93
Hình 3.3: Biểu đồ phân tán tỷ trọng giá trị vốn FDI thu hút được so với GDP
của các nước ASIA 24 ................................................................................................... 94
Hình 3.4: Biểu đồ phản ánh xu hướng biến động tỷ giá hối đoái (tính theo USD) của
Việt Nam trong thời kỳ phân tích ................................................................................ 110
Hình 3.5: Biểu đồ phản ánh cán cân thương mại của Việt Nam (2000-2012) ............ 111


Hình 3.6: So sánh các chỉ tiêu đánh giá chất lượng thể chế giữa Việt Nam
với mức trung bình khu vực ASIA 24 (2002-2012) .................................................... 114
Hình 4.1: Tổng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) thu hút được
phân theo khu vực........................................................................................................ 118
Hình 4.2: Mô hình lý thuyết nghiên cứu về các yếu tố ảnh hưởng phân bố
không gian dòng vốn FDI giữa các địa phương tại Việt Nam .................................... 123


--1--

PHẦN MỞ ĐẦU

1. Đặt vấn đề nghiên cứu
Trong hơn 4 thập kỷ qua cùng với xu hướng toàn cầu hóa, dòng vốn đầu tư trực
tiếp nước ngoài (FDI) đã gia tăng đáng kể. Theo số liệu thống kê của Tổ chức Liên
hiệp quốc về Thương mại và Phát triển (UNCTAD), dòng vốn này có xu hướng tăng
lên qua các năm, năm 2012 tổng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài của toàn cầu đạt
1.350,926 tỷ USD, trong khi đó vào năm 1970 số lượng vốn này chỉ đạt 13,346 tỷ
USD (tăng gấp 101 lần). Mặt khác, khi so sánh tương quan với giá trị tổng sản phẩm
quốc nội dòng vốn FDI toàn cầu trong 4 thập kỷ qua đã tăng nhanh hơn gấp 6 lần. Đối
với các nước đang phát triển dòng vốn FDI cũng có sự gia tăng rất đáng kể, nếu như ở
thập kỷ 90 dòng vốn FDI vào các nước này chỉ chiếm 29% tổng vốn toàn cầu thì trong
thập kỷ qua con số này đã thay đổi rất nhiều, chiếm đến 46% (UNCTAD, 2014). Điều
này đã cho thấy xu hướng dịch chuyển rõ rệt dòng vốn FDI trên thế giới hiện nay,
đang dần chuyển sang các nước đang phát triển. Cùng với sự gia tăng về lượng vốn
FDI còn được xem là công cụ quan trọng trong thúc đẩy phát triển kinh tế của rất
nhiều nước trên thế giới (Wang, 2009). Nhiều chính phủ các nước phát triển cũng như
các nước đang phát triển tin rằng FDI có thể giúp họ vượt qua sự trì trệ trong phát triển
kinh tế và giải quyết nạn đói nghèo (Brooks et al., 2010). Theo Bwalya (2006), FDI có
thể hỗ trợ cho tăng trưởng kinh tế thông qua 3 kênh: (i) hỗ trợ vốn (không liên quan
đến nợ nần) nhằm tài trợ đầu tư cho nước thu hút; (ii) nâng cao trình độ kỹ thuật của
nước thu hút và (iii) chuyển giao công nghệ mới cho các doanh nghiệp trong các nước
này. Tầm quan trọng đối với việc gia tăng lượng vốn đầu tư nước ngoài cho phát triển
kinh tế và xã hội đã dẫn đến sự cạnh tranh lớn giữa các nước, đòi hỏi chính phủ mỗi
quốc gia phải đẩy mạnh xúc tiến và cải thiện môi trường đầu tư. Xu hướng này xuất
hiện không chỉ ở các nước phát triển mà còn ở các nước đang phát triển trong quá trình
chuyển đổi kinh tế.
Trên thực tế, xu hướng toàn cầu hóa đã dẫn đến sự dịch chuyển rất lớn nguồn lực
từ nước này sang nước khác, từ khu vực này sang khu vực khác. Trong thế kỷ 21, theo
dự đoán của các nhà kinh tế nguồn lực sẽ chuyển từ các quốc gia phát triển đến các



--2--

quốc gia đang phát triển có tốc độ tăng trưởng cao, trong đó có Việt Nam.
Dòng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài bắt đầu vào Việt Nam từ năm 1988, bước
ngoặt này đã được coi là thành tựu của quá trình chuyển đổi từ nền kinh tế kế hoạch
tập trung sang nền kinh tế thị trường theo định hướng XHCN (Kokko et al., 2003). Sau
khi cải cách kinh tế được thực hiện năm 1986, dòng vốn FDI hàng năm vào Việt Nam
đã tăng lên đáng kể, từ 341,7 triệu USD năm 1988 đến năm 2013 ước tính tăng lên
22.352,2 triệu USD, mức tăng trưởng hàng năm trên 30% (Tổng cục Thống kê, 2014).
Cao điểm quá trình thu hút lượng vốn này là năm 2008 với tổng vốn huy động trên
71.000 triệu USD, tuy nhiên đã có sự sụt giảm nghiêm trọng từ năm 2009 cho đến nay
(từ số vốn đăng ký năm 2009 là 23.107,3 triệu USD đã giảm xuống còn 16.348 triệu
USD năm 2012, giảm 29,3%). Mặc dù sự sụt giảm này không nằm ngoài xu hướng
chung của toàn cầu dưới tác động của khủng hoảng kinh tế, nhưng nếu so sánh với khu
vực ASEAN và Trung Quốc thì xu hướng dòng chảy ngược lại có sự gia tăng trong 4
năm qua. Điều này đã đặt ra các câu hỏi lớn: Các yếu tố nào ảnh hưởng thu hút dòng
vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài vào Việt Nam? Các yếu tố ảnh hưởng phân bố không
gian dòng vốn FDI giữa các địa phương tại Việt Nam là gì?. Để trả lời các câu hỏi này
đòi hỏi phải: xác định các yếu tố và mức độ ảnh hưởng của các yếu tố đến dòng vốn
đầu tư trực tiếp nước ngoài vào Việt Nam; xác định các yếu tố ảnh hưởng phân bố
không gian dòng vốn FDI giữa các địa phương tại Việt Nam. Nếu như kết quả ước
lượng và kiểm định không có ý nghĩa đồng nghĩa đối với các nhà đầu tư nước ngoài
Việt Nam hoàn toàn không có lợi thế cạnh tranh nổi bật gì so với các nước, hoặc
không có sự khác biệt về lợi thế giữa các địa phương trong thu hút dòng chảy FDI tại
Việt Nam. Với tầm quan trọng của dòng vốn FDI đối với tăng trưởng kinh tế, việc trả
lời các câu hỏi này rất cần thiết nhằm đưa ra giải pháp phù hợp, từ đó tăng cường thu
hút hơn nữa dòng vốn FDI vào Việt Nam nói chung và tại các địa phương nói riêng
trong thời gian tới. Với lý do trên tác giả đã lựa chọn và thực hiện đề tài “Nghiên cứu
các yếu tố ảnh hưởng thu hút dòng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài vào Việt Nam”
làm luận án tiến sĩ của mình.



--3--

2. Tình hình nghiên cứu liên quan đến nội dung luận án
Liên quan đến nội dung nghiên cứu của luận án, trên cơ sở kết quả tổng quan của
tác giả cho thấy hiện nay trên thế giới đã có rất nhiều nghiên cứu cả về mặt lý thuyết
cũng như thực nghiệm được thực hiện. Các công trình nghiên cứu lý thuyết nhằm mục
đích củng cố và xây dựng khung lý thuyết đối với yếu tố quyết định vị trí của dòng
vốn FDI. Trong khi đó, các công trình nghiên cứu thực nghiệm nhằm xác định các yếu
tố cụ thể ảnh hưởng thu hút hay cản trở dòng vốn này đến nhóm nước, khu vực hay tại
một quốc gia và các yếu tố ảnh hưởng phân bố không gian dòng vốn FDI giữa các địa
phương trong một quốc gia. Tuy vậy, vẫn còn khá ít các nghiên cứu thực nghiệm về
yếu tố ảnh hưởng thu hút và phân bố không gian dòng vốn FDI tại Việt Nam. Về yếu
tố ảnh hưởng thu hút dòng vốn FDI vào Việt Nam, hầu hết trong các nghiên cứu được
tổng kết các tác giả đã sử dụng các biến đại diện và phương pháp nghiên cứu khác
nhau sao cho phù hợp với cơ sở dữ liệu thống kê. Theo đó, kết quả tổng quan phân
thành hai nhóm liên quan đến nguồn dữ liệu thống kê sơ cấp và thứ cấp. Đại diện cho
nhóm thứ nhất liên quan đến dữ liệu thống kê sơ cấp có các nghiên cứu của Hafiz and
Giroud (2004), Lei et al. (2011) và Nguyen et al. (2013). Ngược lại, các nghiên cứu
khác của Parker et al. (2005), Hoang (2006), Hồ Nhựt Quang (2010), Pham (2011),
Nguyen (2011), Hoàng Chí Cương và cộng sự (2013), Meyer and Nguyen (2005),
Nguyen and Nguyen (2007), Dinh (2009), Gueorguiev and Malesky (2012), Dang
(2013) sử dụng dữ liệu thống kê thứ cấp. Đối với các yếu tố ảnh hưởng phân bố không
gian dòng vốn FDI giữa các địa phương tại Việt Nam, theo tìm hiểu của tác giả vì sự
hạn chế về dữ liệu thống kê nên chỉ có 3 nghiên cứu điển hình có liên quan là nghiên
cứu của Meyer and Nguyen (2005), Nguyen et al. (2008) và Dinh (2009).

3. Mục tiêu nghiên cứu
Mục tiêu nghiên cứu chính của luận án là xác định các yếu tố ảnh hưởng thu hút

dòng vốn FDI vào Việt Nam và các yếu tố ảnh hưởng phân bố không gian dòng vốn
FDI giữa các địa phương tại Việt Nam. Cụ thể luận án tập trung trả lời 2 câu hỏi
nghiên cứu chính sau:


--4--

- Câu hỏi thứ nhất, các yếu tố nào ảnh hưởng thu hút dòng vốn FDI vào Việt
Nam?
- Câu hỏi thứ hai, các yếu tố nào ảnh hưởng đến phân bố không gian dòng vốn
FDI giữa các địa phương tại Việt Nam?

4. Đối tƣợng nghiên cứu và phạm vi nghiên cứu
4.1. Đối tƣợng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu chính của luận án là các yếu tố ảnh hưởng thu hút dòng
vốn FDI vào Việt Nam và các yếu tố ảnh hưởng đến phân bố không gian dòng vốn
FDI giữa các địa phương tại Việt Nam.
4.2. Phạm vi nghiên cứu
(1) Các số liệu về kết quả thu hút vốn FDI tại Việt Nam từ năm 1988 đến năm
20131.
(2) Để nghiên cứu đánh giá của các nhà đầu tư đối với môi trường đầu tư Việt
Nam hiện nay tác giả thực hiện điều tra khảo sát lấy ý kiến của 217 doanh nghiệp FDI
tại Việt Nam và đã nhận được sự phản hồi của 171 doanh nghiệp. Quá trình khảo sát
được thực hiện từ tháng 06 năm 2012 đến tháng 10 năm 2013.
(3) Nhằm xác định các yếu tố ảnh hưởng thu hút dòng vốn FDI vào Việt Nam số
liệu của 24 quốc gia đang phát triển thuộc khu vực Châu Á trong giai đoạn 2000-2012
đã sử dụng. Cụ thể bao gồm: Tổng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài thu hút được, Tỷ lệ
lạm phát, Tỷ giá hối đoái (LCU tính theo USD), Tỷ trọng tín dụng nội địa đối với khu
vực tư nhân so với GDP, Tỷ trọng vốn viện trợ phát triển chính thức so với GNI, Tổng
sản phẩm quốc nội (GDP), Tỷ trọng dân số thành thị tính theo % dân số, Tỷ trọng giá

trị thương mại trao đổi với bên ngoài so với GDP, Tỷ trọng giá trị quặng và kim loại
xuất khẩu trên tổng kim ngạch xuất khẩu hàng hóa, Số thuê bao di động tính trên 100
người, Số học sinh trung học, Chỉ số đánh giá về kiểm soát tham nhũng, Chỉ số đánh
giá về chất lượng quy định và Chỉ số đánh giá về luật pháp từ năm 2000 đến năm

1

Số liệu năm 2013 là số liệu sơ bộ


--5--

2012. Nguồn dữ liệu được trích dẫn từ cơ sở dữ liệu thống kê của Ngân hàng Thế giới
(WB) và Tổ chức Liên hiệp quốc về Thương mại và Phát triển (UNCTAD).
(4) Cuối cùng, để xác định các yếu tố ảnh hưởng đến phân bố không gian dòng
vốn FDI giữa các địa phương tại Việt Nam, dữ liệu của 63 tỉnh/thành phố tại Việt Nam
trong giai đoạn 2005-2013 đã được sử dụng. Cụ thể các dữ liệu có liên quan bao gồm:
Vốn đăng ký đầu tư trực tiếp nước ngoài, Tốc độ gia tăng Chỉ số giá tiêu dùng so với
kỳ trước, Chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh (PCI), Tổng sản phẩm trên địa bàn (theo
giá hiện hành), Chỉ số phát triển GDP, Dân cư thành thị, Kim ngạch xuất khẩu trực
tiếp của địa phương, Lao động làm việc trong các ngành kinh tế của địa phương, Số
học sinh trung cấp chuyên nghiệp, Số điện thoại cố định. Nguồn dữ liệu được trích dẫn
từ số liệu Niên giám thống kê của Tổng cục Thống kê và Niên giám thống kê của các
tỉnh/thành phố.

5. Phƣơng pháp nghiên cứu
- Phương pháp nghiên cứu định tính đã được sử dụng trong phân tích đánh giá của
các nhà đầu tư nước ngoài đối với môi trường đầu tư Việt Nam hiện nay. Theo đó, quá
trình nghiên cứu được thực hiện qua hai giai đoạn: Nghiên cứu sơ bộ và nghiên cứu
chính thức. Nghiên cứu sơ bộ được thực hiện thông qua việc sử dụng phương pháp

thống kê, từ đó diễn giải, đánh giá đối tượng nghiên cứu và đặc biệt sử dụng phương
pháp chuyên gia nhằm phỏng vấn lấy ý kiến từ các chuyên gia để hoàn chỉnh bảng câu
hỏi phục vụ cho giai đoạn nghiên cứu sau. Sau khi tiến hành nghiên cứu sơ bộ nhằm
thiết lập bảng câu hỏi, quá trình nghiên cứu chính thức được thực hiện theo hai công
đoạn. Một là, tiến hành điều tra khảo sát tại các doanh nghiệp FDI theo mẫu tính toán
thuận tiện. Hai là, với dữ liệu thu thập được trong quá trình điều tra, tác giả đã tính
toán các kết quả thống kê mô tả nhằm phản ánh đánh giá của các nhà đầu tư về môi
trường đầu tư Việt Nam hiện nay.
- Đối với nội dung phân tích các yếu tố ảnh hưởng thu hút dòng vốn FDI vào Việt
Nam: với mục đích lựa chọn phương pháp ước lượng đạt kết quả kiểm định không
chệch, vững và hiệu quả, phương pháp nghiên cứu được lựa chọn sử dụng là phương
pháp ước lượng GMM sai phân (Generalized Method of Moments) thay vì phương


--6--

pháp ước lượng bình phương nhỏ nhất OLS (Pooled Regress Model) hay phương pháp
ước lượng bình phương nhỏ nhất tổng quát GLS (Generalized Least Square).
Trong mô hình nghiên cứu thực nghiệm được xây dựng, bên cạnh các biến độc lập
khác độ trễ bậc 1 của biến phụ thuộc FDI được xem là biến độc lập, nên về mặt lý
thuyết đây là mô hình hồi quy dữ liệu bảng động (Dynamic panel data models) có tồn
tại vi phạm tự tương quan, biến nội sinh. Ngoài ra, kết quả kiểm định đối với phương
pháp ước lượng OLS cho thấy trong mô hình còn tồn tại vi phạm phương sai thay đổi,
hiệu ứng tác động cố định hàm chứa trong sai số của mô hình. Do đó, phương pháp
ước lượng GMM sai phân được sử dụng nhằm khắc phục các vi phạm trên từ đó đạt
được kết quả ước lượng hiệu quả và tin cậy nhất, đồng thời phương pháp ước lượng
GMM sai phân còn phù hợp với dữ liệu bảng sử dụng cho nghiên cứu có đặc điểm thời
gian ngắn (T nhỏ) và mảng không gian lớn (N lớn). Bên cạnh đó, nhằm kiểm định tính
phù hợp hồi quy theo phương pháp ước lượng GMM kiểm định Sargan (hay còn được
biết đến là kiểm định Hansen hoặc kiểm định J) và Arellano-Bond đã được sử dụng.

Quá trình phân tích áp dụng đối với hai loại dữ liệu hiện tại và quá khứ của các
biến độc lập trong mô hình. Từ kết quả kiểm định theo phương pháp ước lượng GMM
sai phân xác định mô hình đặc trưng cho Việt Nam và kiểm định các giả thuyết đặt ra
đối với các yếu tố ảnh hưởng thu hút dòng vốn FDI vào Việt Nam.
Hình 1 mô phỏng về trình tự thực hiện phương pháp nghiên cứu đối với mô hình
các yếu tố ảnh hưởng thu hút dòng vốn FDI vào Việt Nam.


--7--

Hình 1: Trình tự thực hiện phƣơng pháp nghiên cứu đối với mô hình các yếu tố
ảnh hƣởng thu hút dòng vốn FDI vào Việt Nam
(Nguồn: Tác giả tự mô phỏng)

- Cuối cùng, lập luận như đối với trường hợp Việt Nam nói chung mô hình nghiên
cứu thực nghiệm các yếu tố ảnh hưởng phân bố không gian dòng vốn FDI giữa các địa
phương tại Việt Nam cũng được xác định là mô hình hồi quy dữ liệu bảng động. Do
đó, phương pháp nghiên cứu để ước lượng và kiểm định các giả thuyết đưa ra liên
quan đến các yếu tố ảnh hưởng phân bố không gian dòng vốn FDI giữa các địa phương
tại Việt Nam sẽ được thực hiện tương tự.

6. Tính mới và đóng góp của luận án
Trên cơ sở tổng quan các kết quả nghiên cứu thực nghiệm về yếu tố ảnh hưởng thu
hút dòng vốn FDI vào Việt Nam và các yếu tố ảnh hưởng phân bố không gian dòng


--8--

vốn FDI giữa các địa phương tại Việt Nam, đây không phải là vấn đề mới và đã được
một số tác giả quan tâm nghiên cứu. Tuy vậy, hầu hết các nghiên cứu chưa tiến hành

kiểm định các vi phạm liên quan đến hiện tượng phương sai thay đổi, tự tương quan và
biến nội sinh, chủ yếu chỉ dừng lại ở phương pháp ước lượng bình phương nhỏ nhất
(OLS) nên kết quả ước lượng chưa đáng tin cậy. Đặc biệt, chưa có mô hình nghiên cứu
nào sử dụng biến trễ FDI để nghiên cứu tác động lên dòng vốn FDI. Trong khi đó kết
quả nghiên cứu của Campos and Kinoshita, 2003; Carstensen and Toubal, 2004; Nudé
and Krugell, 2007; Alguacil et al., 2008; Bellak et al., 2008; Leitão and Faustino,
2010; Asiedu and Lien, 2011; Anyanwu, 2012; Selaya and Sunesen, 2012; Karimi et
al., 2013 đã cho thấy đây là một biến quan trọng nên đưa vào mô hình nghiên cứu yếu
tố ảnh hưởng thu hút dòng vốn FDI. Đối với các yếu tố ảnh hưởng phân bố không gian
dòng vốn FDI giữa các địa phương tại Việt Nam, kết quả tổng quan cho thấy chỉ có 3
nghiên cứu có liên quan của Meyer and Nguyen (2005); Nguyen and Nguyen (2008)
và Dinh (2009). Khác với các tác giả này sử dụng dữ liệu từ nhiều nguồn khác nhau và
không đồng nhất về mặt thời gian, trong luận án chỉ sử dụng dữ liệu thứ cấp liên quan
đến các biến từ một nguồn duy nhất là Tổng cục Thống kê trong giai đoạn 2005 –
2013 nên đảm bảo tính đồng nhất và đáng tin cậy, đồng thời sự cập nhật về dữ liệu
giúp kết quả ước lượng hứa hẹn sẽ có độ tin cậy cao hơn. Ngoài ra, theo kết quả tổng
quan cho thấy chưa có nghiên cứu nào quan tâm đến thông tin quá khứ có thể ảnh
hưởng đến việc phân bố vốn FDI giữa các địa phương tại Việt Nam. Kết quả kiểm
định ở chương 4 chứng tỏ đây lại là đặc trưng trong quyết định của các nhà đầu tư
nước ngoài tại Việt Nam.
Trong nghiên cứu này, tác giả đã có những đóng góp mới về phương pháp và thực
tiễn nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng thu hút dòng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài vào
Việt Nam như sau:
 Về phƣơng pháp:
- Sử dụng phương pháp GMM để khắc phục các vi phạm liên quan đến hiện tượng
phương sai thay đổi, tự tương quan và biến nội sinh, nghiên cứu tác động của biến trễ
bậc 1 FDI (FDI_1) lên biến phụ thuộc FDI.


--9--


- Sử dụng dữ liệu thứ cấp (từ nguồn Tổng cục Thống kê) để nghiên cứu các yếu tố
ảnh hưởng đến sự phân bố không gian dòng vốn FDI giữa các địa phương.
- Nghiên cứu tác động thông tin quá khứ của các yếu tố ảnh hưởng đến dòng vốn
FDI thu hút được.
- Sử dụng biến tương tác nhằm nghiên cứu sự khác biệt về hệ số độ dốc các yếu tố
ảnh hưởng đối với FDI của Việt Nam trong so sánh tương đồng với các nước ASIA
24.
 Về thực tiễn:
- Cung cấp bằng chứng thực tế về đánh giá của các nhà đầu tư nước ngoài đối với
môi trường đầu tư Việt Nam hiện nay.
- Dựa trên kết quả kiểm định theo phương pháp ước lượng GMM sai phân, có 4
trong 6 giả thuyết đưa ra liên quan đến các yếu tố ảnh hưởng thu hút dòng vốn FDI
vào Việt Nam có ý nghĩa thống kê tại mức ý nghĩa 10%. Theo đó, các nhà đầu tư nước
ngoài đến Việt Nam là vì tác động khung chính sách, động cơ tìm kiếm thị trường,
động cơ tìm kiếm tài nguyên và động cơ tìm kiếm hiệu quả.
- Trong phân bố không gian dòng vốn FDI giữa các địa phương tại Việt Nam, kết
quả nghiên cứu của Luận án đã xác định có tồn tại tác động của thông tin quá khứ các
biến độc lập lên biến phụ thuộc FDI, các yếu tố như chất lượng điều hành kinh tế của
chính quyền đia phương, động cơ tìm kiếm thị trường, động cơ tìm kiếm hiệu quả và
hiệu ứng tích tụ FDI có ảnh hưởng đến việc phân bổ FDI giữa các địa phương của Việt
Nam.
- Từ kết quả đạt được trong quá trình phân tích một số gợi ý chính sách nhằm cải
thiện môi trường đầu tư cũng như tăng cường thu hút dòng vốn đầu tư trực tiếp nước
ngoài ở cấp độ quốc gia và địa phương đã được đề xuất.
- Cuối cùng, việc dựa trên dữ liệu bảng của các nước ASIA 24 để phân tích các
yếu tố ảnh hưởng thu hút dòng vốn FDI vào Việt Nam nên kết quả nghiên cứu không
những có thể cho thấy được động cơ của các doanh nghiệp FDI tại Việt Nam mà còn
có thể so sánh tương đồng với các quốc gia khác trong khu vực. Vì vậy kết quả nghiên
cứu hy vọng sẽ cung cấp một tầm nhìn “rộng hơn” cho các nhà hoạch định chính sách.



--10--

7. Kết cấu của luận án
Ngoài phần mở đầu và phần kết luận, hàm ý chính sách kết cấu luận án gồm các
chương sau:
Chƣơng 1: Các yếu tố ảnh hƣởng thu hút đầu tƣ trực tiếp nƣớc ngoài: Lý
thuyết và nghiên cứu thực nghiệm
Nội dung chính của chương là nghiên cứu tổng quan về đầu tư trực tiếp nước
ngoài, các khung lý thuyết được xây dựng nhằm giải thích hoạt động đầu tư ra nước
ngoài của các công ty đa quốc gia và lý thuyết liên quan đến các yếu tố quyết định vị
trí đầu tư của các công ty này. Trên cơ sở khung lý thuyết được tóm tắt, tác giả đã tiến
hành tổng kết các kết quả nghiên cứu thực nghiệm về yếu tố ảnh hưởng thu hút dòng
vốn FDI vào một nhóm nước, khu vực hay tại một quốc gia cụ thể. Đây chính là cơ sở
để xây dựng mô hình nghiên cứu, biến, dữ liệu và phương pháp nghiên cứu cho nội
dung phân tích các yếu tố ảnh hưởng thu hút dòng vốn FDI và các yếu tố ảnh hưởng
phân bố không gian dòng vốn FDI giữa các địa phương tại Việt Nam trong chương 3
và chương 4. Cuối cùng, từ kết quả nghiên cứu thực nghiệm liên quan đến Việt Nam
sẽ cho phép tác giả tìm ra khoảng trống trong nghiên cứu.
Chƣơng 2: Thực trạng thu hút vốn đầu tƣ trực tiếp nƣớc ngoài tại Việt Nam
Nội dung chính của chương phản ánh thực trạng xu hướng, kết cấu dòng chảy FDI
vào Việt Nam từ năm 1988 đến năm 2013 cũng như so sánh dòng vốn FDI vào Việt
Nam với các nước trong khu vực. Ngoài ra, trên cơ sở dữ liệu được thu thập từ cuộc
điều tra khảo sát trong 2 năm 2012 và 2013, kết quả phân tích đã phản ánh đánh giá
của các nhà đầu tư nước ngoài đối với môi trường đầu tư tại Việt Nam hiện nay.
Chƣơng 3: Phân tích các yếu tố ảnh hƣởng thu hút dòng vốn đầu tƣ trực tiếp
nƣớc ngoài vào Việt Nam
Trong chương này luận án đã đưa ra các giả thuyết cần kiểm định nhằm xác định
các yếu tố ảnh hưởng thu hút dòng vốn FDI vào Việt Nam. Trên cơ sở đó, xây dựng

mô hình lý thuyết cũng như mô hình nghiên cứu thực nghiệm kết hợp với các phương
pháp hồi quy khác nhau nhằm đưa ra kết quả kiểm định đáng tin cậy và hiệu quả nhất.
Vì hạn chế về dữ liệu của Việt Nam nên dữ liệu của các nước ASIA 24 (Việt Nam và


--11--

23 quốc gia đang phát triển khác thuộc khu vực Châu Á) đã được sử dụng cho mục
tiêu nghiên cứu này.
Chƣơng 4: Phân tích các yếu tố ảnh hƣởng phân bố không gian dòng vốn đầu
tƣ trực tiếp nƣớc ngoài tại Việt Nam
Kế thừa kết quả phân tích trong chương 3, để nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng
phân bố không gian dòng vốn FDI giữa các địa phương tại Việt Nam luận án đã đưa ra
5 giả thuyết cần kiểm định. Nhìn chung, kết quả kiểm định theo phương pháp ước
lượng sai phân GMM đã ủng hộ 4 trong 5 giả thuyết đưa ra liên quan đến chất lượng
điều hành kinh tế của chính quyền địa phương, động cơ tìm kiếm thị trường, động cơ
tìm kiếm hiệu quả và hiệu ứng tích tụ FDI. Liên quan giả thuyết 5, biến FDI_1 được
kiểm định không có ý nghĩa thống kê trong tác động lên biến phụ thuộc FDI ngay tại
mức ý nghĩa 10%.
Chƣơng 5: Hàm ý chính sách
Từ kết quả đạt được trong quá trình phân tích chương 2, 3 và 4, trong chương 5
một số gợi ý chính sách nhằm cải thiện môi trường đầu tư cũng như tăng cường thu
hút dòng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài ở cấp độ quốc gia và địa phương đã được đề
xuất.


×