Tải bản đầy đủ (.doc) (28 trang)

PHÁT HUY TÍNH TÍCH CỰC, TƯ DUY SÁNG TẠO CHO HỌC SINH THÔNG QUA DẠY HỌC VẬN DỤNG KIẾN THỨC LIÊN MÔN TRONG MỘT SỐ CHỦ ĐỀ CỦA MÔN TOÁN 7 Ở TRƯỜNG THCS

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.63 MB, 28 trang )

MỤC LỤC
Phần

1.Mở đầu

2.Nội dung

Nội dung

Trang

1.1. Lí do chọn đề tài

2

1.2. Mục đích nghiên cứu

3

1.3. Đối tượng nghiên cứu

3

1.4. Phương pháp nghiên cứu

3

2.1.Cơ sở lí luận

3


2.2.Thực trạng của vấn đề

4

2.3. Giải pháp và tổ chức thực hiện:

5

2.3.1. Tìm hiểu nguyên tắc và các bước xây dựng 5
một chủ đề tích hợp liên môn.
2.3.2. Xây dựng một số chủ đề tích hợp
liên môn trong môn Toán 7.
2.3.3. Dạy thử nghiệm

6
12

2.4.Hiệu quả của sáng kiến

19

3.Kết luận,

3.1.Kết luận

20

đề xuất

3.2.Đề xuất


20

Phụ lục

22


1.MỞ ĐẦU
1.1. Lí do chọn đề tài
Trong mọi thời đại, xã hội luôn cần đến những con người có tri thức, năng
động, sáng tạo. Để đáp ứng được yêu cầu này thì việc đổi mới phương pháp dạy
học là điều cốt yếu. Tại Nghị quyết Hội nghị Trung ương 8 khóa XI về đổi mới
căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo nêu rõ: “Tiếp tục đổi mới mạnh mẽ
phương pháp dạy và học theo hướng hiện đại; phát huy tính tích cực, chủ động,
sáng tạo và vận dụng kiến thức, kỹ năng của người học; tập trung dạy cách học,
cách nghĩ, khuyến khích tự học, tạo cơ sở để người học tự cập nhật và đổi mới
tri thức, kỹ năng, phát triển năng lực. Ưu tiên tổ chức hình thức học tập đa dạng,
chú ý các hoạt động xã hội, ngoại khóa, nghiên cứu khoa học...”
Là một giáo viên trực tiếp giảng dạy nhiều năm, bản thân luôn mong muốn
vận dụng những phương pháp đổi mới một cách phù hợp nhất với từng đối
tượng học sinh, từ đó gây hứng thú học tập cho học sinh, giúp các em tiếp thu
bài học một cách tốt nhất. Trăn trở về vấn đề này, tôi đã tích cực nghiên cứu nội
dung SGK, các môn học khác, tài liệu đổi mới PPDH, tham gia sinh hoạt cụm
chuyên môn, tổ chuyên môn, đặc biệt tích cực dự giờ các đồng nghiệp, kể cả
cùng ban và trái ban. Tôi nhận thấy, trong mỗi môn học, ngoài những kiến thức
của môn học đó, còn có kiến thức liên quan đến môn học khác.
Ví dụ : khi dự tiết 45 văn học 8- “ Ôn dịch thuốc lá” - của cô giáo Nguyễn
Thị Hồng, tôi thấy giáo viên có thể dùng kiến thức hóa học để làm rõ các chất có
trong thuốc lá; kiến thức môn sinh để thấy chất độc có trong thuốc lá có hại cho

sức khỏe con người như thế nào. Kiến thức môn GDCD giúp các em hiểu được
tác hại từ hút thuốc lá dẫn đến hủy hoại đạo đức, nhân cách ; môn Toán giúp các
em tính toán được thiệt hại về kinh tế khi sử dụng thuốc lá liên tục…
Hoặc khi dự giờ môn Sinh học 9, bài 54, 55, chủ đề “Ô nhiễm môi trường”
của cô giáo Trần Thị Xuyến, tôi thấy giáo viên vận dụng kiến thức liên môn:
Sinh học, Hóa học, Địa lí, đồng thời tích hợp giáo dục phòng chống thiên tai và
biến đổi khí hậu vào bài dạy. Cụ thể : qua môn địa lí 6 học sinh được ôn lại vị trí
và vai trò của tầng ôzôn, hậu quả của việc thủng tầng ôzôn, hiệu ứng nhà kính;
qua môn hóa học 8 học sinh hiểu được nguyên nhân của hiện tượng mưa a xít;
vai trò của nước đối với sự sống; qua kiến thức môn sinh học và hiểu biết thực tế
học sinh hiểu được nguyên nhân gây ô nhiễm môi trường, từ đó giáo dục ý thức bảo vệ
môi trường, phòng chống thiên tai và biến đổi khí hậu...
Khi giảng dạy chương III “Thống kê” (môn Đại Số 7), để hướng dẫn học
sinh tiếp thu nhanh kiến thức, liên hệ thực tiễn tốt, ngoài kiến thức môn toán tôi
đã tích hợp thêm kiến thức các môn Địa lí, Sinh học, Mĩ thuật,GDCD, (Sự phân
bố động, thực vật ở lớp vỏ trái đất, diên tích rừng bị tàn phá...trong bài dạy vẽ
biểu đồ, thu thập số liệu thống kê...) vào một số tiết dạy.
Qua đó có thể nói rằng dạy học theo chủ đề tích hợp liên môn là hình thức dạy
học tạo cơ hội cho học sinh tổng hợp kiến thức từ nhiều lĩnh vực học tập và vận
dụng một cách sáng tạo để giải quyết nhiều tình huống xảy ra trong thực tiễn. Đồng
2


thời giúp các em phát triển kĩ năng giao tiếp, hợp tác và học tập độc lập. Tuy nhiên
hiện nay việc dạy học theo chủ đề tích hợp liên môn còn rất mới mẻ và gặp nhiều
khó khăn. Do đó việc nghiên cứu và áp dụng hình thức dạy học này ở nhiều nhà
trường còn rất ít.
Xuất phát từ những lý do trên, trong năm học qua chúng tôi đã thử nghiệm và
thực hiện nhiều giải pháp để nâng cao chất lượng dạy học – Một trong các giải pháp
mà bản thân đã mạnh dạn áp dụng và đúc rút thành kinh nghiệm đó là: "Phát huy

tính tích cực, tư duy sáng tạo cho học sinh thông qua dạy học vận dụng kiến thức
liên môn trong một số chủ đề của môn Toán 7 ở trường THCS Nga Thạch”, xin
được trình bày với mong muốn nhận được sự ủng hộ của đồng nghiệp, các thầy cô
giáo và hội đồng khoa học giáo dục các cấp.
1.2. Mục đích nghiên cứu
Dạy học tích hợp kiến thức nhiều môn học vào để giải quyết các vấn đề
thực tiễn trong cuộc sống sẽ giúp học sinh phát triển các năng lực giải quyết
những vấn đề phức tạp, hiểu rộng hơn, sâu hơn về vấn đề đó.
Tích hợp trong dạy học sẽ giúp học sinh phát huy tính tích cực học tập, tư
duy sáng tạo, vận dụng linh hoạt kiến thức các môn học vào giải quyết vấn đề
liên quan đến thực tiễn, làm cho việc học tập trở nên có ý nghĩa hơn với học
sinh.
Dạy học theo chủ đề tích hợp liên môn góp phần tích cực trong việc đổi
mới phương pháp dạy – học, nhằm nâng cao năng lực người học, hướng tới việc
đào tạo ra những con người có đầy đủ phẩm chất và năng lực giải quyết các vấn
đề của cuộc sống hiện đại.
1.3. Đối tượng nghiên cứu
SKKN nghiên cứu về biện pháp hướng dẫn học sinh vận dụng kiến thức liên
môn vào giải một số bài toán có nội dung thực tế trong chương trình Toán 7.
SKKN được xây dựng, thử nghiệm, rút kinh nghiệm chuyên đề cấp trường
tại tổ chuyên môn Khoa học tự nhiên trường THCS Nga Thạch, đối tượng khảo
sát thử nghiệm là học sinh khối 7 trường THCS Nga Thạch.
1.4. Phương pháp nghiên cứu
- Phương pháp nghiên cứu xây dựng cơ sở lí thuyết (phân tích, tổng hợp tài liệu)
- Phương pháp dự giờ, rút kinh nghiệm.
- Phương pháp hợp tác trong chuyên môn.
- Kết hợp linh hoạt các phương pháp dạy học như: nêu vấn đề, vấn đáp, gợi mở,
hoạt động nhóm, sử dụng sơ đồ tư duy và một số kĩ thuật dạy học khác.
- Phương pháp điều tra thực tiễn.
- Phương pháp kiểm tra, đối chiếu, so sánh.

2. NỘI DUNG SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
2.1. Cơ sở lí luận
Dạy học theo chủ đề tích hợp liên môn là một trong những nguyên tắc quan
trọng trong dạy học. Đây được coi là một quan niệm dạy học hiện đại, nhằm
phát huy tính tích cực của học sinh, đồng thời nâng cao chất lượng giáo dục
trong các nhà trường. Dạy học theo chủ đề tích hợp liên môn là hình thức tìm tòi

3


những nội dung, khái niệm, tư tưởng chung, những chủ đề giao thoa giữa các
môn học với nhau, tức là con đường tích hợp những nội dung từ một số môn học
có liên hệ với nhau làm cho nội dung học trong chủ đề có ý nghĩa hơn, thực tế
hơn và học sinh có thể tự hoạt động nhiều hơn để tìm ra kiến thức và vận dụng
vào thực tiễn.
Tại diễn đàn giáo dục ngày 02/11/2013.Thứ trưởng Bộ GD-ĐT Nguyễn
Vinh Hiển cho biết: "Dạy học tích hợp liên môn sẽ mang lại nhiều lợi ích như
giúp học sinh áp dụng được nhiều kỹ năng, nền tảng kiến thức tích hợp giúp việc
tìm kiếm thông tin nhanh hơn, khuyến khích việc học sâu và rộng, thúc đẩy thái
độ học tập tích cực đối với học sinh”
Theo báo cáo kết quả của nhóm nghiên cứu thuộc Viện Khoa học Giáo dục
Việt Nam trong Hội thảo “Dạy học tích hợp - Dạy học phân hóa trong chương
trình giáo dục phổ thông” được Bộ GD-ĐT tổ chức vào tháng 12/2012. Phương
án tích hợp đã được đề xuất cho việc phát triển chương trình giáo dục phổ thông
Việt Nam sau 2015 ở cả ba cấp học. Đối với cấp trung học cơ sở, tương tự như
chương trình hiện hành tăng cường tích hợp trong nội bộ môn Toán, Ngữ văn,
Ngoại ngữ, Công nghệ, Giáo dục công dân, Sinh học … và lồng ghép các vấn đề
như môi trường, biến đổi khí hậu, kĩ năng sống,… vào các môn học và hoạt
động giáo dục.
Để khuyến khích giáo viên, học sinh sáng tạo, thực hiện dạy và học theo

chủ đề, chủ điểm có nội dung liên quan đến nhiều môn học, tăng cường khả
năng tự học, tự nghiên cứu và thúc đẩy việc gắn kiến thức lý thuyết, thực hành
trong nhà trường với thực tiễn đời sống. Từ năm học 2013-2014, Bộ GD& ĐT
đã tổ chức cuộc thi vận dụng kiến thức liên môn để giải quyết các tình huống
thực tiễn dành cho học sinh trung học và cuộc thi dạy học theo chủ đề tích hợp
dành cho giáo viên trung học.
Với những căn cứ nêu trên cho thấy dạy học theo chủ đề tích hợp liên môn
là một trong những hình thức dạy học tích cực, thiết thực, đem lại hiệu quả cao
cho người học và người dạy.
2.2. Thực trạng của vấn đề
2.2.1. Thực trạng về nội dung chương trình SGK hiện nay
- SGK biên soạn theo hướng nặng về cung cấp kiến thức để thi cử, ít chú
trọng vấn đề bồi dưỡng năng lực cho học sinh.
- Thể hiện dưới hình thức một môn khoa học, nhiều bài học khô khan, một
số kiến thức hàn lâm không gắn liền với thực tiễn đời sống.
2.2.2. Thực trạng về vấn đề dạy học theo chủ đề tích hợp liên môn ở trường
THCS Nga Thạch trong những năm học qua
*) Đối với nhà trường
- Trang thiết bị phục vụ cho công tác dạy học tích hợp liên môn còn thiếu
thốn: Tài liệu về tích hợp liên môn cho giáo viên chưa có; phòng học chức năng
không đủ, một số thiết bị đã bị hư hỏng.
- Các tổ chuyên môn chưa mạnh dạn xây dựng thành chuyên đề, hoặc đề
xuất phương pháp tổ chức hình thức dạy học này trong các buổi sinh hoạt

4


chuyên môn cấp trường, cấp liên trường, cụm trường.
*) Đối với GV:
- Tích hợp liên môn là nội dung cơ bản trong đề án thay đổi SGK hiện nay.

Sự thay đổi này đòi hỏi người dạy cần phải có sự đầu tư, nghiên cứu nhiều môn
học. Trong khi đó GV lại chưa được chuyên sâu, bao quát toàn chương trình nên
khi vận dụng hình thức dạy học đổi mới này còn nhiều lúng túng.
- Chưa có sách giáo khoa, tài liệu hướng dẫn cụ thể về tích hợp liên môn.
-Trình độ đào tạo GV không đồng đều, sự nhạy cảm và cách vận dụng tích
hợp liên môn của mỗi GV khác nhau, nên có sự tranh luận nhiều về kiến thức
trong các lần góp ý, rút kinh nghiệm từ các giờ thao giảng.
*) Đối với HS :
Nhiều học sinh cảm thấy hứng thú, say mê với hình thức dạy học đổi mới này.
Song bên cạnh đó một bộ phận HS có thái độ thờ ơ, tư tưởng ỉ lại, dựa vào các tài
liệu có sẵn, các sách tham khảo, điều này đã gây khó khăn cho giáo viên trong
quá trình giảng dạy. Học sinh lớp 7 chưa được học môn Hóa và một số kiến thức
các môn học khác ở các lớp 8, 9 nên việc tích hợp đa dạng kiến thức các môn còn
gặp khó khăn, một số kiến thức liên quan đến chủ đề tích hợp giáo viên còn phải
cung cấp thêm.
Trên cơ sở tìm hiểu tình hình của nhà trường, thực trạng của GV và HS.
Năm học 2014-2015, với PPDH chưa vận dụng tích hợp liên môn vào bài dạy,
khi dạy xong chủ đề tự chọn “ Một số bài toán áp dụng tính chất của dãy tỉ số
bằng nhau”, chúng tôi tiến hành khảo sát 64 HS khối 7 với nội dung câu hỏi
như sau:
Nội dung câu hỏi:
Biết số tiền điện tháng 2, tháng 3, tháng 4 năm 2014 của một hộ gia đình phải
trả tỉ lệ với 2, 3, 4 và tổng số tiền phải trả trong 3 tháng là 1485000 đồng. Em
hãy nhận xét về số tiền điện phải trả của hộ gia đình trên trong mỗi tháng 2, 3,
4; qua đó hãy dự đoán nguyên nhân dẫn đến số tiền điện phải trả trong các
tháng 2, 3, 4 tăng dần. Từ hiểu biết của bản thân hãy cho biết tiết kiệm điện có
lợi ích gì và em sẽ làm gì để góp phần tiết kiệm điện trong gia đình em và trong
nhà trường ( Có thể thể hiện bằng bài viết hoặc tranh vẽ ).
Kết quả thu được:
Tổng số

HS
64

Thông hiểu
SL
27

%
42,2

Biết sử dụng kiến
thức môn học
SL
%
34
53,1

Vận dụng tổng hợp kiến
thức nhiều môn học
SL
%
3
4,7

Từ kết quả điều tra này, chúng tôi nhận thấy rằng việc “Dạy học vận dụng
kiến thức liên môn trong một số chủ đề toán 7” là điều rất cần thiết, hoàn toàn
phù hợp với xu thế đổi mới nội dung SGK hiện nay.
2.3. Giải pháp và tổ chức thực hiện
2.3.1. Tìm hiểu nguyên tắc và các bước xây dựng một chủ đề tích hợp liên môn
2.3.1.1.Các nguyên tắc của dạy học tích hợp liên môn

5


- Liên môn đề cập đến việc tích hợp các khái niệm, các kiến thức và phương
pháp của từ hai môn học trở nên, bổ sung cho nhau, để cùng giải quyết một
vấn
đề phức hợp mà vấn đề đó không thể giải quyết bởi duy nhất một môn học.
- Để việc tích hợp các kiến thức của các môn học có thể diễn ra cần sự hợp
tác, tương tác của các đại diện các môn học để xác định rõ các kiến thức, kĩ
năng thuộc các môn khác nhau trong quá trình giải quyết vấn đề.
- Kết quả đạt được của sự tích hợp, hợp tác phải được thể hiện dưới dạng tổng
hợp. Đó là sự hội tụ của những kiến thức, phương pháp của các môn học và
những cố gắng của sự hợp tác.
2.3.1.2 Nguyên tắc xây dựng chủ đề tích hợp liên môn
- Đảm bảo mục tiêu giáo dục phổ thông, đảm bảo mục tiêu giáo dục môn
học, đặc biệt đảm bảo chuẩn kiến thức và kĩ năng cho từng môn học.
- Đảm bảo tính khoa học.
- Đảm bảo tính nội dung: nội dung trong chủ đề yêu cầu học sinh khai thác,
vận dụng kiến thức của môn Toán với các môn liên quan phải tương đồng.
- Đảm bảo tính khả thi: Chủ đề tích hợp liên môn phải gắn với thực tiễn,
tác động đến tình cảm, đem lại niềm vui, hứng thú học tập cho học sinh, phù hợp
với năng lực của học sinh, với điều kiện khách quan của từng trường.
2.3.1.3. Các bước xây dựng chủ đề tích hợp liên môn
Để xây dựng được một chủ đề tích hợp liên môn cần tìm hiểu kĩ các bước
sau:
Bước 1: Xác định chủ đề tích hợp: Rà soát và phân tích nội dung chương trình
của từng môn để tìm ra những nội dung chung có liên quan, hỗ trợ và bổ sung
cho nhau nhưng lại được trình bày riêng biệt ở mỗi bộ môn
Bước 2: Xác định mục đích tích hợp: Đảm bảo đúng mục tiêu trong chuẩn
kiến thức và kĩ năng của môn học và các môn liên quan khác.

Bước 3: Tìm các nội dung tích hợp: Lựa chọn nội dung gắn với thực tiễn đời
sống và phù hợp với năng lực của học sinh, đồng thời đảm bảo chuẩn kiến thức
và kĩ năng cho từng môn học.
Bước4: Xác định mức độ tích hợp: Nội dung đạt được? Thời lượng bao nhiêu?
Có phù hợp với hoàn cảnh nhà trường, địa phương, năng lực của học sinh...
Bước 5: Tổ chức dạy học theo nội dung tích hợp đã xác định. Dự giờ, rút kinh
nghiệm, có thể điều chỉnh chủ đề sau khi thực nghiệm.
Qua việc tìm hiểu và nắm vững các nguyên tắc và các bước xây dựng một
chủ đề tích hợp liên môn, giáo viên sẽ xây dựng được các chủ đề tích hợp một
cách hợp lí, chính xác, khoa học, phù hợp với mục tiêu giáo dục trong giai đoạn
hiện nay từ đó góp phần đổi mới phương pháp dạy học, nâng cao chất lượng
giáo dục trong nhà trường.
2.3.2. Xây dựng một số chủ đề tích hợp liên môn trong môn Toán 7
Để đảm bảo đúng nguyên tắc và các bước xây dựng chủ đề tích hợp liên
môn. Đảm bảo chuẩn kiến thức và kĩ năng trong chương trình và các môn học

6


khác khi liên môn. Chúng tôi mạnh dạn đề xuất dạy học tích hợp liên môn theo
một số chủ đề trong chương trình toán 7 như sau:

7


Tiết
PPCT

Nội dung chủ
đề


Địa chỉ tích
hợp

Liên môn

Nội dung tích hợp liên môn

Toán, Lịch sử

Học sinh vận dụng kiến thức toán về tỉ lệ thức hoàn thành
ô chữ . Kết quả là tác phẩm : “Binh thư yếu lược”
? Đây là tác phẩm nổi tiếng của ai? Viết về nội dung gì?
( Tác giả là Hưng Đạo Vương Trần Quốc Tuấn, Tác phẩm
viết về nghệ thuật quân sự)
? Hãy nêu những hiểu biết của em về vị anh hùng dân tộc
Trần Quốc Tuấn?
Học sinh vận dụng kiến thức toán về tính chất dãy tỉ số
bằng nhau để tính được số cây xanh mỗi lớp trồng được.
Giáo viên mở rộng:
? Vì sao chúng ta phải tích cực trồng thêm nhiều cây
xanh?
? Ngoài việc trồng cây xanh, chúng ta cần có thêm những
hành động gì để bảo vệ môi trường xanh, sạch, đẹp?
- Nâng cao nhận thức cho học sinh, để các em thấy được
tầm quan trọng của việc bảo vệ môi trường, tích cực tham
gia vào những công việc có ích cho cộng đồng và xã hội.
( Giáo án thử nghiệm cụ thể được trình bày đầy đủ ở phần
sau)
- Qua chủ đề này học sinh có khả năng vận dụng kiến thức

các môn Toán, Sinh học, GDCD, Địa lí, Mĩ thuật, Ngữ
văn, Tin học, Vật lí, hiểu biết xã hội để giải quyết những
vấn đề thực tế trong cuộc sống.
- Nâng cao nhận thức cho học sinh, để các em thấy được
tầm quan trọng của việc bảo vệ môi trường, tham gia giao
thông an toàn và tiết kiệm năng lượng.
-Có nhận thức đầy đủ để tích cực tham gia vào những
công việc có ích cho cộng đồng và xã hội.

Tiết 11
(Đại số 7)

Luyện tập về tỉ Bài tập 50
lệ thức
( Trang 27SGK)

Tiết 12
(Đại số 7)

Tính chất của
dãy tỉ số bằng
nhau.

Bài tập 58
( Trang 30SGK)

Toán,
GDCD 6 (Bài7: Yêu
thiên nhiên, sống hòa
với thiên nhiên);

Địa lí 6 (Tiết 33, bài
27: Lớp vỏ sinh vật…);
Sinh học 6 (Chương
IX: Vai trò của thực
vật)

Một số bài
toán áp dụng
tính chất của
dãy tỉ số bằng
nhau

Cả bài

Toán, Sinh 6 (Chương
IX: Vai trò của thực
vật)
Sinh 7 ( Tiết 10: Đặc
điểm chung và vai trò
của ngành ruột
khoang),
Địa lý 6 (Tiết 33, bài
27), GDCD 6 (Bài7,
bài 14), Vật Lý 6 (Tiết
11, bài 11), Tin, Mĩ
thuật, hiểu biết xã hội

Chủ đề tự
chọn
(Đại số 7)


Ghi
chú

Lồng
ghép
giáo dục
ý thức
bảo vệ
môi
trường

Lồng
ghép
giáo dục
phòng
chống
thiên tai
và biến
đổi khí
hậu, giáo
dục tiết
kiệm
năng
lượng,

8


giáo dục

luật an
toàn giao
thông.
Tiết 23
(Đại số 7)

Tiết 24
(Đại số 7)

Đại lượng tỉ lệ Mục 1:
thuận
Định nghĩa
?1
Một số bài
toán về đại
lượng tỉ lệ
thuận

Mục 1: Bài
toán 1

Bài tập 8 (Trang
56 – SGK)

Tiết 28,29
(Đại số 7)

Một số bài
toán về đại
lượng tỉ lệ

nghịch

Toán,
Vật lí 6 (Tiết 11, bài
11: Khối lượng riêng);
Công thức chuyển động
đều trong vật lí: S=v.t
Toán , Vật lí 6 (Tiết 11,
bài 11: Khối lượng
riêng

Toán,GDCD 6 (Bài7:
Yêu thiên nhiên, sống
hòa với thiên nhiên);
Địa lí 6 (Tiết 33, bài
27: Lớp vỏ sinh vật…);
Sinh học 6 (Chương
IX: Vai trò của thực
vật)

Mục 1: Bài toán
1

Toán,
Vật lí (Công thức
chuyển động đều trong
vật lí: S=v.t)

Mục 2: Bài toán2


Toán,

-Học sinh vận dụng công thức vật lí : S=v.t để giải bài tập
phần a) trong ?1
- Học sinh vận dụng công thức vật lí : m = D.V để giải bài
tập phần a) trong ?1
m
V
⇒ Thể tích và khối lượng là 2 đại lượng tỉ lệ thuận. HS
vận dụng tính chất của hai đại lượng tỉ lệ thuận tiếp trục
giải toán.
-Học sinh vận dụng kiến thức toán về đại lượng tỉ lệ thuận
để tính được số cây xanh mỗi lớp trồng và chăm sóc. Giáo
viên mở rộng:
? Vì sao chúng ta phải tích cực trồng thêm nhiều cây
xanh?
? Ngoài việc trồng và chăm sóc cây xanh, chúng ta cần có
thêm những hành động gì để bảo vệ môi trường xanh,
sạch, đẹp?
- Nâng cao nhận thức cho học sinh, để các em thấy được
tầm quan trọng của việc bảo vệ môi trường, tích cực tham
gia vào những công việc có ích cho cộng đồng và xã hội.
-Học sinh vận dụng công thức vật lí : m = D.V ⇒ D =

Lồng
ghép
giáo dục
ý thức
bảo vệ
môi

trường

-Học sinh vận dụng công thức vật lí : S=v.t; khi quãng
đường không đổi thì vận tóc và thời gian là 2 đại lượng tỉ
lệ nghịch; từ đố học sinh vận dụng tính chất về đại lượng
tỉ lệ nghịch để giải bài tập.
- Từ kiến thức vật lí học sinh suy luận được: Trên các cánh
đồng có cùng diện tích, các máy cày có cùng năng suất thì số

9


Vật lí , GDCD6 (Bài
10: Tích cực, tự
giác…)
Bài tập 18, 21
( Trang 61 –
SGK)

Bài tập 20
(Trang 61 –
SGK)
Tiết 30
(Đại số 7)

Hàm số

Mục 1: Một số
ví dụ về hàm số
Ví dụ 2: ?1

Ví dụ 3: ?2

Tiết 36
(Đại số 7)

Tiết 39
(Hình học
7)

Ôn tập chương Bài tập 49
2
(Trang 76,SGK)
Bài tập 50
(Trang 77,SGK)
Bài tập 53
( Trang 77,
SGK)
Bài tập bổ sung
Luyện tập về
định lí Pytago

Toán, , Vật lí 6,
GDCD6(Bài 10: Tích
cực, tự giác…)
Toán, Vật lí, GDCD 6

máy cày và số ngày hoàn thành công việc là 2 đại lượng tỉ lệ
nghịch, từ đó vận dụng kiến thức toán để hoàn thành bài tập.
- Học sinh vận dụng kiến thức giáo dục công dân để nêu các
cách thức tăng năng suất lao động, tinh thần tự giác trong lao

động.
( Bài tập 18, 21 tương tự bài toán 2)
-Học sinh vận dụng công thức vật lí : S=v.t và kiến thức
toán về đại lượng tỉ lệ nghịch để giải toán.
? Để có được thành tích tốt nhất thì mỗi thành viên trong
đội thi phải thế nào?
( Học sinh tự rút ra bài học về ý thức tự giác, tinh thần
trách nhiệm, tinh thần đồng đội…)

Toán,
Vật lí 6 (Tiết 11, bài
- Học sinh vận dụng công thức vật lí : m = D.V để giảỉ bài
11: Khối lượng riêng); tập ?1
Công thức chuyển động
S
⇒ t= để
đều trong vật lí: S=v.t. -Học sinh vận dụng công thức vật lí : S=v.t
v
giải bài tập trong ?2
Toán,
-Học sinh vận dụng công thức vật lí : m = D.V , với m
Vật lí 6 (Tiết 11, bài
không đổi thì D và V là 2 đại lượng tỉ lệ nghịch.
11: Khối lượng riêng); - Học sinh vận dụng công thức tính thể tích :
Vật lí 6 ( Bài 3, 4: Đo
V=(chiều dài).(chiều rộng).(chiều cao)
thể tích …)
S
⇒ t= để
Công thức chuyển động - Học sinh vận dụng công thức vật lí : S=v.t

v
đều trong vật lí: S=v.t.
tính thời gian.
Toán,
Đề bài: Ngày 13/7/2014, lúc tàu Việt Nam hoạt động( tại
Vật lí (Công thức
vị trí H) cách khu vực hạ đặt trái phép giàn khoan HD-981
chuyển động đều trong ( tại vị trí A) là 10 hải lí; Trung Quốc đã điều một máy bay
vật lí: S=v.t);
chiến đấu bay lên từ A đến khu vực tàu Việt Nam hoạt
Địa lí 8 (Giáo viên giới động, ở độ cao 1500m(vị trí B). Tính thời gian máy bay
thiệu thêm các thông
bay từ A đến B (theo phút) biết vận tốc máy bay là 370
tin về vị trí, giới hạn về km/h

(Tìm
hiểu về
biển đảo
Việt
Nam
thông
qua một

10


B

vùng biển Việt Nam);
Lịch sử;

Hiểu biết xã hội về tình
hình thời sự, về vấn đề
chủ quyền biển đảo .
.

bài toán
thực tế)

A

San

dùng
Bằng hiểu biết của mình em hãy cho biết giàn khoan
HD-

Tiết 41,42
(Đại số 7)

Thu thập số
liệu thống kê,
tần số

Mục 1: Ví dụ
bảng 2 trang 5
(SGK tập 2):
Bảng điều tra
dân số nước ta
năm 1999 phân
theo giới tính,

thành thị, nông
thôn.
Bài tập 1
(Trang 7, SGK)
a)

Toán,
Địa lí 7 (Tiết 2: Sự
phân bố dân cư…),
GDCD

Toán,
Thể dục,

981 đặt trái phép cách quần đảo Lí Sơn ( Quảng Ngãi) bao
nhiêu hải lí? Cách đảo Tri Tôn ( Hoàng Sa) bao nhiêu hải
lí?
Trung Quốc chiếm giữ trái phép đảo Tri Tôn năm nào?
( HD-981 cách đảo Lí Sơn 120 hải lí; cách đảo Tri Tôn 17
hải lí; Trung quốc chiếm giữ trái phép đảo Tri Tôn sau
cuộc hải chiến năm 1974)
Chúng ta cần có những hành động gì để góp phần bảo vệ
chủ quyền biển đảo?
Địa li (Sự phân bố dân cư giữa các vùng, miền), GDCD
( Điều tra dân số)
? Bảng 2 thống kê về vấn đề gì?
? Có nhận xét gì về dân số giữa đồng bằng và miền núi?
Thành thị và nông thôn? Tỉ lệ nam nữ giữa các vùng
miền?


Kết hợp
giáo dục
tinh thần
yêu
nước,
lòng tự
hào dân
tộc.

Lồng
ghép
Bài 1: a)GV chia lớp thành 4 nhóm(mỗi tổ 1 nhóm), yêu
cầu lập bảng số liệu thống kê về cân nặng và chiều cao của giáo dục
mỗi thành viên trong tổ mình ( Thông qua sổ theo dõi, rèn sức khỏe,
y tế học
luyện sức khỏe).
đường
? Hãy tính chỉ số BMI cho mỗi bạn trong tổ?
Lồng
? Nhận xét về mỗi nhóm?

11


b)

Tiết 45
(Đại số 7)

Biểu đồ


Mục 2: Chú ý

Tiết 55
(Đại số 7)

Đơn thức đồng Bài tập 18
dạng
(Trang 35 SGK)

Tiết 54
(Hình học
7)

Luyện tập về
bất đẳng thức
tam giác

Bài tập 21
( Trang 64SGK)

? Đối với các thành viên thiếu cân hay thừa cân béo phì
cần lưu ý điều gì trong chế độ dinh dưỡng và luyện tập thể
dục thể thao?
b) Lập bảng thống kê về tính trung thực khi làm bài kiểm
Toán, GDCD 7 (Tiết 2, tra ở hai lớp 7A; 7B.( Số học sinh sử dụng tài liệu hoặc
Bài 2: Trung thực)
quay cóp bài của bạn; Số học sinh không sử dụng tài lệu,
GDCD 6 (Bài 5: Tôn
không quay cóp bài bạn)

trọng kỉ luật)
Mở rộng: ? Trung thực là gì? Trong học tập em thể hiện sự
trung thực như thế nào?
Toán, GDCD 6 (Bài 7); Quan sát biểu đồ hình chữ nhật về diện tích rừng bị phá ở
Sinh 6( Chương IX);
nước ta từ năm 1995 đến năm 1998
Địa lí 6 (Phân tích biểu ? Chặt phá rừng bừa bãi gây ra hậu quả gì đối với tự nhiên
đồ; Tiết 33, bài 27: Lớp và đời sống con người?
vỏ sinh vật…)
? Rừng có vai trò gì ? Để bảo vệ rừng chúng ta cần làm
Tích hợp giáo dục bảo
gì?
vệ môi trường, phòng
chống thiên tai và biến
đổi khí hậu.
Toán, Lịch sử
Học sinh tính tổng, hiệu các đơn thức đồng dạng, hoàn
thành ô chữ “Lê Văn Hưu”.
? Em hãy nêu hiểu biết của mình về danh nhân này ? (Quê
quán Thiệu Hóa, Thanh Hóa; là nhà sử học lỗi lạc dưới
thời vua Trần Nhân Tông, là tác giả cuốn Đại Việt sử kíBộ quốc sử đầu tiên của Việt Nam)
Toán;
? Vị trí đặt cột điện(C) như thế nào để độ dài dây dẫn từ
Vật lí ( Giáo viên giới trạm biến áp(A) đến khu dân cư (B)ngắn nhất? (A, B, C
thiệu thêm về kiến thức thẳng hàng) Giải thích dựa vào kiến thức BĐT tam giác.
vật lí lớp 9 về mối liên ? Đường dây dẫn ngắn nhất có những lợi ích gì ( Giảm chi
hệ giữa cường độ dòng phí mua dây dẫn, điện trở dây dẫn giảm đi nên cường độ
điện và điện trở dây
dòng điện tăng(điện sáng hơn, hiệu quả sử dụng cao hơn);
dẫn,...)

giảm hao phí điện năng);...

ghép
giáo dục
học sinh
trung
thực
trong học
tập và
cuộc
sống

12


Trong các năm học trước, khi chưa hướng dẫn học sinh vận dụng
kiến thức liên môn trong giảng dạy các chủ đề trên, tôi nhận thấy học
sinh chỉ đơn thuần vận dụng kiến thức môn toán để giải các ví dụ và bài
tập, các tiết học khô khan, thiếu sinh động, học sinh học tập thiếu sự
hào hứng, tích cực. Trong năm học này, sau khi tôi mạnh dạn hướng dẫn
học sinh vận dụng kiến thức liên môn khi dạy học các chủ đề nêu trên,
học sinh đã rất hứng thú, tích cực trong học tập; các em đã rất hào hứng
khi được thể hiện suy nghĩ của mình trong việc giải quyết các tình
huống thực tiễn liên quan đến bài tập trong SGK. Qua đó góp phần hình
thành phẩm chất và năng lực giải quyết các vấn đề thực tiễn của cuộc sống hiện
đại và làm cho việc học tập trở nên có ý nghĩa hơn với học sinh.
2.3.3. Dạy thử nghiệm
Trong đề tài này tôi xin được trình bày một giáo án dạy thử nghiệm
cụ thể :
GIÁO ÁN DẠY HỌC TÍCH HỢP LIÊN MÔN TOÁN 7

CHỦ ĐỀ TỰ CHỌN
“ MỘT SỐ BÀI TOÁN ÁP DỤNG TÍNH CHẤT CỦA DÃY TỈ SỐ BẰNG
NHAU”
I. MỤC TIÊU
1. Kiến thức:
- Học sinh vận dụng được tính chất của dãy tỉ số bằng nhau để giải một số bài
toán liên quan đến thực tế.
- Biết vận dụng kiến thức các môn học khác: Sinh, Địa lý, GDCD, Tin, Vật lí,
Mỹ thuật, hiểu biết xã hội vào giải toán và giải quyết một số vấn đề thực tiễn đặt
ra trong bài toán.
2. Kỹ năng:
- Biết vận dụng kiến thức liên môn để giải các bài toán áp dụng tính chất của dãy
tỉ số bằng nhau và giải quyết một số vấn đề thực tiễn liên quan đến bài toán.
- Trình bày tốt các dạng bài tập áp dụng tính chất dãy tỉ số bằng nhau.
- Biết vận dụng linh hoạt và sáng tạo để giải các bài toán có tính thực tiễn và hiểu
biết về tự nhiên xã hội trong giai đoạn hiện nay.
3. Thái độ:
- GD ý thức tự giác học tập và lòng say mê môn học.
- Có ý thức bảo vệ môi trường, hiểu được tác hại của sự biến đổi khí hậu trên toàn
cầu.
- Có ý thức tốt khi tham gia giao thông.
- Có ý thức tiết kiệm nguồn năng lượng ( tiết kiệm điện).
II. CHUẨN BỊ
1. Giáo viên:
- Bài soạn.
- Máy chiếu, máy tính, bảng nhóm.
- Sưu tầm nội dung các bài toán sử dụng kiến thức liên môn và hiếu biết xã hội.

13



- Tìm hiểu về thực trạng xã hội hiện nay trên các lĩnh vực: Vật lý, sinh học,
GDCD, Địa lý, thiên nhiên môi trường, giao thông,…
- Các hình ảnh minh họa các nội dung trên, máy quay phim ghi lại tiết dạy.
2. Học sinh:
- Kiến thức liên quan đến các bài toán áp dụng tính chất dãy tỉ số bằng nhau.
- Tìm hiểu trên các phương tiện thông tin xã hội hiện nay, những vấn đề thời sự
nóng bỏng trong cả nước và trên toàn cầu.
- Bút dạ viết bảng, chia nhóm học tập.
III. PHƯƠNG PHÁP VÀ KĨ THUẬT DẠY HỌC
- Phương pháp: Dạy học nêu và giải quyết vấn đề; dạy học theo tình huống (tổ
chức các hoạt động học tập theo chủ đề phức hợp gắn với các tình huống thực
tiễn cuộc sống).
- Kĩ thuật dạy học: Chia nhóm thảo luận; kĩ thuật đặt câu hỏi; kĩ thuật “hỏi và trả
lời”; kĩ thuật “động não”(huy động các ý tưởng mới mẻ, độc đáo theo từng chủ đề
của các thành viên trong nhóm thảo luận); kĩ thuật “viết tích cực”( cá nhân và đại
diện nhóm);…
- Minh họa: hình ảnh về rạn san hô và các tác động ảnh hưởng; hình ảnh về hậu
quả nạn chặt phá rừng và các hành động bảo vệ rừng, bảo vệ môi trường; hình
ảnh về thực trạng tham gia giao thông.
IV. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
1. Ổn định
2. Dẫn dắt vào bài
Ở các bài học trước các em đã được học các kiến thức về tính chất của dãy
tỉ số bằng nhau. Hôm nay cô trò chúng ta sẽ vận dụng các kiến thức đó vào giải
quyết một số bài toán thực tế trong cuộc sống.
3. Bài mới
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh.
Hoạt động 1:

Bài tập 1: Tỉ số diện tích phân bố rạn HS Đọc và tìm hiểu đề bài.
san hô biển Việt Nam năm 2001 và
năm 2015 là

55
.
7

Biết diện tích rạn san hô biển Việt
Nam năm 2015 nhỏ hơn diện tích năm
2001 là 96000 ha. Tính diện tích phân
bố rạn san hô biển Việt Nam vào mỗi
năm đó và nêu một số nhận xét của em
về tình trạng suy giảm diện tích rạn
san hô biển ( nguyên nhân suy giảm
diện tích, vai trò của san hô, biện pháp
bảo vệ rạn san hô… )
HS :Bài toán cho biết tỉ số diện tích
GV: Bài toán cho biết điều gì và yêu phân bố rạn san hô năm 2001 và
cầu tìm gì?

14


2015 là

55
và hiệu diện tích năm
7


2001 và 2015 là 96000 ha. Yêu cầu
tính diện tích rạn san hô mỗi năm
2001 và 2015 qua đó rút ra nhận xét
GV: Để giải được bài toán này trước hết về tình trạng suy giảm diện tích đó.
ta phải làm gì?
HS: Gọi diện tích phân bố rạn san hô
GV: Theo đề bài ta có điều gì?
năm 2001 và 2015 lần lượt là x và y.
x

55

x

y

HS: y = 7 ⇒ 55 = 7 và x-y= 96000
GV: Để tính được x và y ta phải vận
dụng kiến thức nào đã học?
HS: Tính chất của dãy tỉ số bằng
GV cho học sinh tự làm bài vài phút sau nhau.
đó gọi một học sinh lên bảng trình bày. Giải
Gọi diện tích phân bố rạn san hô biển
Việt Nam năm 2001 và năm 2015 lần
lượt là x và y ( ha)
x

55

x


y

Theo đề bài ta có: y = 7 ⇒ 55 = 7 và
x-y= 96000.
Áp dụng tính chất của dãy tỉ số bằng
nhau ta có:
x
y x − y 96000
= =
=
= 2000
55 7 55 − 7
48
x

= 2000 ⇒ x = 110000(ha)
55
y
= 2000 ⇒ y = 14000(ha)
7

Vậy diện tích phân bố rạn san hô
biển Việt Nam năm 2001 và năm
2015 lần lượt là
GV: Em có nhận xét gì về kết quả vừa 110000 (ha) và 14000 (ha).
thu được?
HS: Diện tích rạn san hô biển Việt
GV: Qua kiến thức môn sinh học lớp 7 Nam bị suy giảm nhiều.
đã học, em hãy cho biết san hô là một

đại diện thuộc ngành nào?
HS: San hô là một đại diện thuộc
GV trình chiếu một số hình ảnh về ngành ruột khoang.
san hô.
GV: San hô có vai trò gì đối với đời
sống con người?
HS: Vai trò của san hô: Tạo phong
cảnh đẹp; cân bằng sinh thái; làm vật
trang trí, trang sức; là nguyên liệu
GV: Vì sao rạn san hô dần suy giảm?
đốt vôi, nghiên cứu địa chất...
HS: Do ô nhiễm môi trường và do

15


GV: Muốn bảo vệ rạn san hô ta cần làm con người khai thác ồ ạt, bừa bãi.
gì?
HS: - Giữ gìn môi trường biển trong
sạch.
GV: Qua bài tập trên chúng ta thấy
- Quản lí chặt chẽ việc khai thác
được thực trạng về sự suy giảm diện tích san hô.
rạn san hô biển ở nước ta và các em
- Nhân, nuôi thêm san hô nhân tạo.
cũng thấy được vai trò của san hô đối
với môi trường tự nhiên và đời sống con
người. Bằng những hành động cụ thể
mỗi chúng ta hãy chung tay bảo vệ và
nhân rộng thêm nguồn tài nguyên quí

đó.
Ở bài toán 1 chúng ta đã tìm hiểu về nguồn tài nguyên biển, còn nguồn tài
nguyên rừng thì sao? Tuy đã được bảo vệ , trồng mới và nhân rộng nhưng tại
một số địa phương, nạn đốt phá rừng, nhất là rừng đầu nguồn vẫn còn diễn ra
gây nhiều hậu quả nghiêm trọng. Chúng ta sẽ cùng tìm hiểu kĩ hơn vấn đề này
qua bài tập sau :
Hoạt động 2: ( Hoạt động nhóm )
Bài tập 2: Diện tích rừng đầu nguồn
ở huyện Mường Nhé tỉnh Điện Biên bị
tàn phá vào các năm 2013, 2014 và 9
tháng đầu năm 2015 lần lượt tỉ lệ với
7, 8, 16. Biết diện tích rừng bị tàn phá
9 tháng đầu năm 2015 lớn hơn tổng
diện tích rừng bị tàn phá năm 2013,
2014 là 30 ha. Hãy tính diện tích rừng
bị tàn phá trong mỗi năm đó. Bằng
hiểu biết của mình hãy cho biết vai trò Bảng nhóm
của rừng đầu nguồn, hậu quả khi chặt Gọi diện tích rừng đầu nguồn ở
phá rừng bừa bãi và cần có những
huyện Mường Nhé tỉnh Điện Biên bị
hành động gì để bảo vệ rừng ?
tàn phá vào các năm 2013, 2014 và 9
GV yêu cầu học sinh tìm hiểu đề bài.
tháng đầu năm 2015 lần lượt là x, y,
GV chia lớp thành 4 nhóm, cho các
z ( ha)
x ..... .....
nhóm thảo luận tìm cách giải, các nhóm
=
=

Theo đề bài ta có:
..... ..... .....
hoàn thành việc tính toán vào bảng
và z- (x+y) = 30
nhóm, trình bày nhận xét vào phiếu
Áp dụng tính chất dãy tỉ số bằng
riêng mỗi nhóm.
nhau ta có:
GV : Sau khi các nhóm hoàn thành, giáo
viên trình chiếu bài giải trên màn chiếu,
dán bảng nhóm của từng nhóm trên

x ..... ..... ................. .....
=
=
=
=
= .....
..... ..... ..... ................. .....
x

= ..... ⇒ x = .....;
.....

16


bảng lớp, cho học sinh nhận xét bảng
nhóm kết quả tính toán của từng nhóm (
phần nhận xét mở rộng yêu cầu học sinh

nêu), cho các nhóm khác bổ sung.
GV trình chiếu một số hình ảnh
GV : Từ phiếu nhận xét của mỗi nhóm
qua bài tập trên, giáo viên cho học sinh
cả lớp bổ sung đầy đủ các câu hỏi và
chốt lại nhận xét đầy đủ:
-Tình trạng chặt phá rừng bừa bãi gây ra
những hậu quả gì ?

y
= ..... ⇒ y = .....;
.....
z
= ..... ⇒ z = .....;
.....

Vậy diện tích rừng đầu nguồn ở
huyện Mường nhé, tỉnh Điện Biên bị
tàn phá vào các năm 2013, 2014 và 9
tháng đầu năm 2015 lần lượt là ......
(ha) ; ...... (ha) và ...... (ha).

Nhận xét :
*) Hậu quả của việc chặt phá rừng
bừa bãi: Làm biến đổi khí hậu ( gây
hạn hán, lũ lụt, sạt lở đất…); gây ô
nhiễm môi trường.; làm đất bị xói
mòn, bạc màu; làm mất nơi cư trú và
-Từ các kiến thức về sinh học và địa lí
cung cấp thức ăn của động vật, nhất

đã học và hiểu biết của bản thân, em
là động vật quí hiếm; làm giảm
hãy nêu vai trò của rừng đối với tự
nguồn nguyên liệu sản xuất…
nhiên và đời sống con người ?
*) Vai trò của rừng: Điều tiết nguồn
nước dòng chảy; điều hòa khí hậu,
chống ô nhiễm môi trường; bảo vệ
độ màu mỡ của đất; Là nơi sinh sống
- Để bảo vệ rừng ta cần làm gì ?
và cung cấp thức ăn cho động vật;
cung cấp nguyên liệu sản xuất; là nơi
du lịch sinh thái;…
*) Một số hành động cụ thể để bảo
vệ rừng: Trồng thêm nhiều cây xanh,
phủ xanh đất trống đồi núi trọc;
tuyên truyền cho nhân dân các biện
pháp bảo vệ và trồng rừng; tăng
cường kiểm tra, xử lí vi phạm các đối
tượng khai thác rừng trái phép; …
Qua hai bài tập trên chúng ta nhận thấy việc khai thác trái phép nguồn tài
nguyên biển và việc chặt phá rừng bừa bãi là nguyên nhân gián tiếp ảnh hưởng
đến sức khỏe và lợi ích của con người. Còn có một nguyên nhân trực tiếp ảnh
hưởng đến sức khỏe và có thể lấy đi mạng sống của con người, đó là nguyên
nhân gì? Chúng ta cùng tìm hiểu qua bài tập tiếp theo.
Hoạt động 3:
Bài tập 3: Số vụ tai nạn giao thông ở
nước ta vào năm 2013 và năm 2014 tỉ
lệ với 6và 5 ; của năm 2013 và 9 tháng
đầu năm 2015 tỉ lệ với 15 và 8. Tính số


17


vụ tai nạn giao thông đã xảy ra trong 9
tháng đầu năm 2015 biết rằng tổng số
vụ tai nạn giao thông của các năm
2013, 2014 và 9 tháng đầu năm 2015
là 71000 vụ.
GV cho học sinh tìm hiểu đề bài; tìm
HS: tìm hiểu đề bài, cùng tập trung
hướng giải (có sự hỗ trợ của giáo viên). tìm hướng giải.
HS: cả lớp tự giải trong 5 phút.
GV gọi một học sinh trình bày bài giải
Giải
trên bảng.
Gọi số vụ tai nạn giao thông ở nước
ta vào năm 2013, 2014và 9 tháng đầu
năm 2015 lần lượt là x, y, z ( vụ )
Theo đề bài ta có:
x y x z
= ,
= và x + y + z = 71000
6 5 15 8
x y
x
y
=
Từ = ⇒
(1)

6 5
30 25
x z
x
z
=
Từ = ⇒
(2)
15 8
30 16
x
y
z
=
=
Từ (1) và (2) suy ra
30 25 16

Theo tính chất của dãy tỉ số bằng
nhau ta có:

GV gọi học sinh nhận xét bài làm trên
bảng.
GV: Trong 9 tháng đầu năm 2015, trung
bình một ngày có khoảng bao nhiêu vụ
tai nạn giao thông ?
GV:Theo báo cáo tình hình toàn cầu của
WHO mỗi năm trên thế giới có 1,2 triệu
người chết vì tai nạn giao thông. Ở Việt
Nam số người chết do tai nạn giao thông

9 tháng đầu năm khoảng 6500 người,
trung bình khoảng 24 người chết trong
một ngày.
GV: Em hãy nêu một số nguyên nhân
gây tai nạn giao thông?

x
y
z
=
=
30 25 16
x+ y+z
71000
=
=
= 1000
30 + 25 + 16
71

Suy ra z = 1000.16 = 16000 (vụ).
Vậy số vụ tai nạn giao thông xảy ra
vào 9 tháng đầu năm 2015 là 16000
vụ.
HS: Trung bình một ngày có khoảng
58 vụ tai nạn giao thông.

HS: Một số nguyên nhân: Do ý thức
người tham gia giao thông chưa tốt
( không chấp hành luật giao thông,

uống nhiều bia rượu khi tham gia
giao thông…); Do cơ sở hạ tầng
chưa đảm bảo; do chất lượng phương

18


tiện giao thông chưa tốt…
GV trình chiếu hình ảnh.
GV: Các bạn học sinh trong các hình
ảnh trên đã chấp hành tốt luật an toàn
giao thông chưa?
Từ kiến thức môn GDCD lớp 6 và hiểu
biết của bản thân, em cần làm gì để góp
phần hạn chế tai nạn giao thông và đảm
bảo an toàn khi tham gia giao thông ?

HS: Các bạn chưa chấp hành tốt luật
an toàn giao thông.

HS: - Chấp hành nghiêm hệ thống
báo hiệu giao thông ( hiệu lệnh người
điều khiển giao thông, tín hiệu biển
báo, đèn giao thông, vạch kẻ đường,
…)
- Tuyên truyền cho mọi người về
luật giao thông, tuyên truyền
không uống rượu bia khi tham
gia giao thông.
- Không đi xe đạp dàn hàng ngang,

lạng lách, đánh võng, mang vác
cồng kềnh.
- Không lái xe máy khi chưa đủ 16
tuổi.
- Đội mũ bảo hiểm khi ngồi sau xe
GV: Với sự nỗ lực của mỗi người,chúng
máy, xe đạp điện.
ta cùng hướng đến mục tiêu: nâng cao ý
thức của người tham gia giao thông,
giảm tai nạn giao thông xuống mức thấp
nhất.
4. Củng cố
Hoạt động 4: ( Hoạt động củng cố bài học)
? Qua bài học hôm nay các em cần lưu ý những nội dung gì ?
GV chốt bài: Qua bài học hôm nay, chúng ta đã giải quyết được một số bài toán
thực tế thông qua việc vận dụng kiến thức nhiều môn học ( Toán, Sinh, GDCD,
Địa lí, hiểu biết xã hội, Tin học...) đồng thời chúng ta cũng đã nhận ra những
thông điệp quan trọng, đó là: “ Hãy chung tay bảo vệ môi trường, hướng tới một
hành tinh xanh, sạch,đẹp” và
“ An toàn giao thông là hạnh phúc của mọi người, mọi nhà”.
5. Hướng dẫn học bài ở nhà
Hoạt động 5: ( Hướng dẫn học ở nhà)
-Xem lại các bài tập đã làm trên lớp và thực hiện tốt các liên hệ thực tế đã học
trong bài.
-Làm thêm bài tập sau:
Bài tập 4: Hai thanh nhôm và sắt có thể tích bằng nhau. Hỏi thanh nào có nặng
hơn và nặng hơn bao nhiêu lần biết khối lượng riêng của nhôm và sắt lần lượt là
D1 =2,7g/cm3 và D2 =7,8g/cm3 ?

19



( Gợi ý: công thức tính khối lượng trong môn Vật lí m=D.V và điều kiện thể tích
của 2 thanh bằng nhau)
6. Hướng dẫn làm bài thu hoạch
Hoạt động 6: Bài thu hoạch
Đề bài:
Biết số tiền điện tháng 2, tháng 3, tháng 4 năm 2015 của một hộ gia đình phải
trả tỉ lệ với 2, 3, 4 và tổng số tiền phải trả trong 3 tháng là 1485000 đồng. Em
hãy nhận xét về số tiền điện phải trả của hộ gia đình trên trong mỗi tháng 2, 3,
4; qua đó hãy dự đoán nguyên nhân dẫn đến số tiền điện phải trả trong các
tháng 2, 3, 4 tăng dần. Từ hiểu biết của bản thân hãy cho biết tiết kiệm điện có
lợi ích gì và em sẽ làm gì để góp phần tiết kiệm điện trong gia đình em và trong
nhà trường ( Có thể thể hiện bằng bài viết hoặc tranh vẽ ).
Giáo viên cho học sinh làm bài thu hoạch và vẽ tranh(nếu có thể).
Chủ đề tự chọn này sau khi được xây dựng, góp ý về nội dung, phương
pháp tại tổ chuyên môn trường THCS Nga Thạch, tôi đã thực hiện dạy trên đối
tượng học sinh khối 7 trường THCS Nga Thạch. Qua bài dạy, học sinh đã phát
huy được tính tích cực, tự giác, tư duy sáng tạo khi giải quyết các tình huống thực
tiễn liên quan đến bài toán đồng thời các em cũng thể hiện lòng say mê học tập,
sự tự tin khi giao tiếp, vốn kiến thức về hiểu biết xã hội, ý thức bảo vệ môi
trường, ý thức tiết kiệm năng lượng cho hiện tại và tương lai.
2.4. Hiệu quả của sáng kiến kinh nghiệm
Sau khi thực hiện giảng dạy một số bài học trong chương trình Toán 7 trong
năm học 2015-2016 bằng phương pháp dạy học theo chủ đề tích hợp liên môn,
chúng tôi đã tiến hành kiểm tra lại mức độ hiểu biết, khả năng vận dụng kiến thức
tổng hợp các môn học của HS, và đã nhận thấy có sự chuyển biến tích cực từ học
sinh.
Để thấy rõ được kết quả này, sau khi học xong chủ đề tự chọn: “ Một số bài
toán áp dụng tính chất của dãy tỉ số bằng nhau”, chúng tôi cũng tiến hành kiểm

tra lại mức độ nhận thức và vận dụng của HS thông qua việc làm bài kiểm tra thu
hoạch.
Đề bài:
Biết số tiền điện tháng 2, tháng 3, tháng 4 năm 2015 của một hộ gia đình phải trả
tỉ lệ với 2, 3, 4 và tổng số tiền phải trả trong 3 tháng là 1485000 đồng. Em hãy
nhận xét về số tiền điện phải trả của hộ gia đình trên trong mỗi tháng 2, 3, 4; qua
đó hãy dự đoán nguyên nhân dẫn đến số tiền điện phải trả trong các tháng 2, 3, 4
tăng dần. Từ hiểu biết của bản thân hãy cho biết tiết kiệm điện có lợi ích gì và em
sẽ làm gì để góp phần tiết kiệm điện trong gia đình em và trong nhà trường ( Có
thể thể hiện bằng bài viết hoặc tranh vẽ ).
Tổng số
HS

Thông hiểu
SL

64

8

%
12,5

Biết sử dụng
kiến thức môn
học
SL
%
19
29,7


Vận dụng tổng hợp kiến thức
nhiều môn học
SL
37

%
57,8

20


Như vậy rõ ràng so với PPDH cũ thì “ Dạy học vận dụng kiến thức liên môn
trong một số chủ đề của môn Toán 7” đã góp phần phát triển tư duy liên hệ,
năng lực nhận thức, năng lực hành động và năng lực làm việc sáng tạo của học
sinh. Đặc biệt kỹ năng vận dụng kiến thức tổng hợp để giải quyết các tình huống
trong thực tiễn cuộc sống.
3. KẾT LUẬN, ĐỀ XUẤT
3.1. Kết luận
Từ kết quả của quá trình thực hiện, chúng tôi rút ra một số kết luận sau đây:
3.1.1. Vấn đề dạy học theo chủ đề tích hợp liên môn đang là chủ trương chính
trong đề án thay sách giáo khoa của Bộ GD&ĐT năm 2015
3.1.2. Trên cơ sở lý luận và thực trạng của vấn đề dạy học theo phương pháp
tích hợp liên môn ở trường THCS Nga Thạch nói riêng, chúng tôi đã thực hiện
nhóm giải pháp cơ bản, mang lại hiệu quả cao. Đó là:
- Tìm hiểu nguyên tắc và các bước xây dựng một chủ đề tích hợp liên
môn
- Xây dựng một số chủ đề tích hợp liên môn trong môn Toán 7
- Dạy bài thử nghiệm một chủ đề .
Các giải pháp trên đã góp một phần vào việc đổi mới phương pháp dạy học

và kiểm tra đánh giá kết quả giáo dục. Thực hiện tốt hơn việc kết hợp dạy học
trong nhà trường với thực tiễn cuộc sống tạo cho học sinh mối liên hệ giữa kiến
thức được học trong nhà trường với thế giới bên ngoài, giúp các em hiểu biết hơn
về tình hình biến động xã hội trên toàn cầu; biết cách nhìn nhận các vấn đề sống
còn của xã hội đang phải đối mặt từ đó hình thành các phẩm chất đạo đức, ý thức
trách nhiệm và năng lực giải quyết các vấn đề trong thực tế. Mặt khác, các giải
pháp trên còn mang lại một ý nghĩa thực tiễn trong đời sống xã hội góp phần giúp
học sinh thấy được vai trò và lợi ích của việc học tập đều các môn học để có sự
phát triển một cách toàn diện; tạo cơ hội cho các em thể hiện mình, giao tiếp được
nâng lên; có nhận thức đầy đủ để tích cực tham gia vào những công việc có ích
cho cộng đồng và xã hội.
Tuy nhiên, các giải pháp trên mới chỉ là một trong những giải pháp nhỏ góp phần
đổi mới phương pháp dạy học. Để nâng cao chất lượng dạy học về lâu dài, cần hướng
tới nhiều giải pháp khác: Dạy học theo chủ đề tích hợp liên môn trong các giờ ngoại
khóa, dạy học theo dự án.....
3.2. Đề xuất
3.2.1. Đối với Sở GD&ĐT, Bộ GD&ĐT:
- Trong đề án thay SGK, nên chọn và biên soạn SGK theo hướng giảm nội
dung lý thuyết ở bộ môn, tăng cường nội dung ứng dụng thực hành, bổ sung thêm
các câu hỏi mở rộng trong các bài tập thực tế để học sinh tự nhận ra cần phải vận
dụng kiến thức nhiều môn học để giải quyết được vấn đề bài tập đặt ra.
- Cần đưa nội dung chủ đề tích hợp liên môn là chủ đề tự chọn bắt buộc trong
chương trình các môn khoa học tự nhiên.
- Cần có nhiều văn bản hướng dẫn cụ thể hơn nữa trong dạy học tích hợp, liên
môn. Cung cấp các tài liệu tham khảo, các báo cáo hội thảo, các giáo án mẫu …;

21


đồng thời tạo điều kiện về thời gian, cơ sở vật chất, kinh phí… trong việc triển

khai và thực hiện các chủ đề tích hợp.
3.2.2. Đối với Phòng GD&ĐT huyện Nga Sơn:
Đào tạo và bồi dưỡng chuyên gia nhằm quán triệt quan điểm tích hợp và có
khả năng xây dựng được các chủ đề tích hợp liên môn.
3.2.3. Đối với nhà trường:
Cần tăng cường đào tạo GV cốt cán có khả năng xây dựng nội dung bài học
thành các chủ đề tích hợp liên môn, đồng thời mạnh dạn đề xuất lên cấp trên phân
phối chương trình riêng theo chủ đề đã xây dựng, phù hợp với thực trạng của nhà
trường và hoàn cảnh từng địa phương.
Trên đây là một số kinh nghiệm nhỏ của bản thân, tôi mạnh dạn trình bày với
mục tiêu nâng cao chất lượng học tập của học sinh, đồng thời cũng bồi dưỡng,
tích luỹ thêm cho mình về trình độ chuyên môn nghiệp vụ. Do điều kiện nghiên
cứu vấn đề ở phạm vi hẹp, vốn tài liệu còn ít nên trong đề tài này chắc hẳn vẫn
còn nhiều thiêu sót. Rất mong được sự đóng góp ý kiến nhiệt tình của các thầy cô
giáo, các bạn đồng nghiệp, hội đồng khoa học giáo dục các cấp và bạn đọc để bài
viết này được hoàn thiện hơn và đề tài này được sử dụng rộng rãi hơn.
Xin trân trọng cảm ơn!
XÁC NHẬN CỦA THỦ TRƯỞNG ĐƠN VỊ

Nga Sơn, ngày 02 tháng 4 năm 2016
Tôi xin cam đoan đây là SKKN của
mình viết, không sao chép nội dung của
người khác.
Người thực hiện:

Nguyễn Thị Nga

*)Tài liệu tham khảo
- Tài liệu về đổi mới phương pháp dạy học chung; tài liệu về phương pháp dạy
học theo quan điểm tích hợp.

- SGK, SGV các bộ môn: Toán, Sinh 6, 7; Địa lí 6, 7, 8; Vật lí 6, 9; GDCD 6, 7.
- Một số tư liệu về lịch sử, hiểu biết xã hội, thời sự tham khảo trên mạng Internet.

22


PHỤ LỤC
MỘT SỐ HÌNH ẢNH SỬ DỤNG TRÌNH CHIẾU TRONG TIẾT DẠY
THỬ NGHIỆM
Chủ đề: “ Một số bài toán áp dụng tính chất của dãy tỉ số bằng nhau”

San hô tạo phong cảnh đẹp, góp
phần cân bằng sinh thái biển

San hô dùng làm đồ trang trí

23


San hô đá dùng để đốt vôi

San hô dùng làm đồ trang sức

24


Ô nhiễm môi trường biển và việc khai thác san hô bừa bãi làm cho rạn san
hô dần suy giảm

Hãy chung tay giữ gìn môi trường biển trong sạch


Khoanh vùng và xử lí vết dầu loang

Nhân, nuôi san hô nhân tạo

25


×